Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SANG KIEN DAY HOC CHU DE LIEN KET HOA HOC THEO PP DONG VAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 33 trang )

MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.....................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.....................................................................2
2. NỘI DUNG............................................................................................................... 3
2.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.........3
2.1.1. Phương pháp dạy học đóng vai...................................................................3
2.1.2. Những nội dung kiến thức trong chuyên đề.................................................6
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.........................................................................6
2.2.1. Thuận lợi.....................................................................................................6
2.2.2. Khó khăn.....................................................................................................6
2.3. Mơ tả, phân tích các giải pháp.........................................................................6
2.4. Kết quả thực hiện...........................................................................................10
2.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm..............................................................................10
2.4.2 . Phương pháp thực nghiệm........................................................................10
2.4.3. Kết quả thực nghiệm..................................................................................10
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................12
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản về sáng kiến..............................................12
3.1.1. Kết luận đánh giá cơ bản về nội dung......................................................12
3.1.2. Ý nghĩa giáo dục của đề tài.......................................................................12
3.1.3. Hiệu quả đạt được.....................................................................................13
3.2. Các đề xuất, khuyến nghị...............................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................14
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 15


1. ĐẶT VẤN ĐỀ


1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và
đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học cách nghĩ.” Để thực hiện tốt nghị quyết hội nghị cũng như yêu cầu đổi mới
giáo dục, một số giáo viên trong quá trình giảng dạy đã thay đổi phương pháp dạy học
theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức và rèn
luyện kĩ năng cho học sinh. Tuy nhiên việc thường xuyên phối hợp sử dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực còn chưa nhiều, dẫn đến việc dạy
và học của học sinh và giáo viên chưa có hiệu quả.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông, hoạt
động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã được sở GD và ĐT tỉnh Bình
Định đặc biệt coi trọng: Sở GD đã tổ chức các đợt tập huấn sinh hoạt chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học và chỉ đạo các trường THPT thực hiện dạy học theo chủ đề
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, đối với khá nhiều giáo viên còn e
ngại trong vấn đề thay đổi phương pháp dạy học tích cực.
Một trong những khó khăn lớn đối với nhiều giáo viên đó là:
+ Chưa nắm vững các phương pháp mới và kỹ thuật dạy tích cực.
+ Chưa linh hoạt khi lựa chọn nội dung kiến thức với phương pháp và kĩ thuật dạy
học mới.
+ Học sinh ngày càng ít quan tâm bộ mơn Hóa học.
.....
Để tiếp thu kiến thức trên lớp một cách có hiệu quả, người học khơng chỉ đọc, nghe,
quan sát mà cịn phải tự mình tham gia vào bài giảng. Đặc biệt, đối với chủ đề “Liên
kết hóa học” là một chuyên đề mới, kiến thức của chủ đề khá trừu tượng mà học sinh
lại chưa được tiếp cận ở các lớp học dưới thì việc tổ chức, thiết kế bài giảng làm sao
để rèn luyện các kỹ năng thực hành, kỹ năng giải quyết tình huống tạo được hứng thú
học tập cho người học là sự kỳ vọng lớn nhất của cả người dạy và người học. Vì vậy
"đóng vai" là một phương pháp có nhiều ưu điểm. Nếu vận dụng được phương pháp

này thì bầu khơng khí trong lớp học ln sôi nổi, hấp dẫn và thu hút người học, hiệu
quả mang lại rất rõ rệt.
Xuất phát từ những lý do đó, tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp
đóng vai dạy học chủ đề liên kết hóa học”

Trang 1


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế, xây dựng và sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề “Liên
kết hóa học” – Hóa học 10, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, tạo khơng khí
sơi nổi và hứng khởi và nâng cao chất lượng trong dạy học bộ mơn hóa học10.
- Giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật thơng qua
các hoạt động học theo phương pháp đóng vai. Học sinh được trải nghiệm vai diễn,
kèm theo là sự củng cố ngơn ngữ viết và nói khi tham gia thuyết trình các sản phẩm
sau khi nhóm đã thảo luận.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Sách giáo khoa Hóa Học 10 ban cơ bản
- Phương pháp dạy học theo đóng vai; cách tổ chức cho học sinh tự học nhằm nâng
cao năng lực của người học.
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Điều tra khảo sát từ quá trình dạy và học tập của giáo viên và học sinh lớp 10 ban
cơ bản ở trường THPT Số 2 Phù Mỹ.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu có
liên quan đến phương pháp đóng vai và kĩ thuật dạy học mới nhằm nâng cao năng lực
cho người học.
- Nghiên cứu các bước dạy học áp dụng phương pháp đóng vai và kĩ thuật dạy học
mới theo hướng tiếp cận nội dung của người học.
- Nghiên cứu quá trình nhận thức của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ.

- Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến làm cơ
sở cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Chủ đề “Liên kết hóa học” thuộc chương trình hóa học 10 ban cơ bản thực hiện
trong 7 tiết, được chia thàn 3 nội dung:
+ Nội dung 1: Liên kết ion
+ Nội dung 2: Liên kết cộng hóa trị
+ Nội dung 3: Hóa trị và số oxi hóa
Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu nội dung 1:
“Liên kết ion” và nội dung 2 “Liên kết cộng hóa trị”
- Chủ yếu sử dụng “phương pháp đóng vai” và kĩ thuật dạy học mới như: Kĩ thuật
khăn trải bàn; thảo luận nhóm, ...
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 10 năm 2019
Trang 2


2. NỘI DUNG
2.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp dạy học đóng vai
2.1.1.1. Khái niệm
Dạy học bằng phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học dựa trên việc giao cho
người học giải quyết một tình huống cụ thể thơng qua đóng vai.
Dạy học bằng phương pháp đóng vai là một trong các phương pháp dạy học chủ
động, ngày càng được ứng dụng rộng rãi, là phương pháp dạy học cơ bản và tốt nhất
để dạy về kỹ năng giao tiếp - một kỹ năng cần thiết và quan trọng để người học hoạt
động được trong một tập thể, cộng đồng.
2.1.1.2. Điều kiện áp dụng
Để thực hiện phương pháp đóng vai trong dạy học cần bảo đảm bột số điều kiện
sau:

- Người học đã học hoặc tự học về nội dung chủ đề của buổi đóng vai, trên cơ sở đó
các vai mới thực hiện được nhiệm vụ; các người học khác mới có thể nhận xét, trao
đổi, rút kinh nghiệm, học tập được qua buổi đóng vai. Vì vậy khi thực hiện buổi đóng
vai cần báo trước cho người học để chuẩn bị, ôn tập lại các kiến thức đã học.
- Nhóm (tổ) học tập khơng q đơng (nên dưới 12 người) để có thể quan sát, theo
dõi được các vai đóng đầy đủ; tham gia thảo luận, rút kinh nghiệm qua buổi đóng vai.
2.1.1.3. Cách tiến hành buổi dạy học bằng phương pháp đóng vai
Bước 1: Xác định chủ đề (Đây là bước quan trọng nhất).
Chủ đề phải nằm trong nội dung mà người học đã được học tập. Khơng thể thực
hiện đóng vai với chủ đề mà người học chưa được học hoặc chưa có tài liệu, thời gian
để tự học;
Chủ đề phải có thể thực hiện được bằng phương pháp đóng vai;
Chủ đề phát huy được ưu thế của phương pháp đóng vai là những chủ đề thể hiện
được kỹ năng giao tiếp, thái độ, cách ứng xử giải quyết vấn đề.
Bước 2: Xác định mục tiêu học tập, lập kế hoạch về tình huống và vai.
Dựa theo chủ đề để xây dựng mục tiêu học tập; mục tiêu phải phù hợp với mục
tiêu bài giảng nhưng phải cụ thể, bổ sung thêm cho mục tiêu bài giảng.
Xây dựng tình huống và vai đóng: tình huống phải rất cụ thể; vai đóng càng cụ thể
bao nhiêu càng tốt. Các dữ liệu không phải tùy tiện đặt ra mà cần suy nghĩ, cân nhắc
để thể hiện tố mục tiêu học tập; nêu lên được nhiều vấn đề, khía cạnh để học tập.
Nêu trọng tâm về kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề; nêu trọng tâm về kỹ năng
giao tiếp, thái độ.
Bước 3: Giao nhiệm vụ cho các vai, cho người quan sát
Trang 3


Vai đóng phải cụ thể theo đúng mục tiêu học tập (người đóng vai "chính", người
đóng vai "phụ" phải thực hiện nhiệm vụ, cơng việc, động tác gì... trong các tình huống
trên).
Người quan sát (các người học khác) được phân thành nhóm nhỏ. Mỗi nhóm được

giao các nhiệm vụ cụ thể như: nhóm theo dõi nhận xét vai "chính"; nhóm theo dõi
nhận xét vai "phụ"; các nhóm theo dõi về kỹ năng giao tiếp, thái độ, kiến thức, năng
lực giải quyết vấn đề...
Bước 4: Xác định thời gian đóng vai, thực hiện đóng vai
Khơng nên q ngắn vì sẽ hạn chế trong việc thể hiện được mục tiêu học tập; chưa
đủ để bộc lộ các ưu, nhược điểm. Cũng không nên q dài vì sẽ lỗng, thiếu tập trung.
Trước khi thực hiện đóng vai, giáo viên cần nêu rõ: chủ đề, mục tiêu học tập, giao
nhiệm vụ cho các vai và người quan sát, xác định thời gian đóng vai.
Khi thực hiện đóng vai, các vai đóng hồn tồn chủ động về nội dung và thời gian.
Giáo viên không nên can thiệp, nhắc nhở làm mất tính chủ động, linh hoạt của vai
diễn. Chỉ được ngừng thực hiện đóng vai khi kéo dài q thời gian quy định nhiều,
khơng cịn thời gian để thảo luận sau đóng vai.
Để thực hiện đóng vai:
- Vai đóng khơng cần thực hiện các kỹ xảo biểu diễn như trong đóng kịch, dễ gây
mất tập trung vào nội dung;
- Cần lưu ý thể hiện thái độ, phong cách trong giao tiếp nhất là với vai "chính";
- Cần bám sát mục tiêu học tập, nhiệm vụ được giao trong đóng vai, có ý thức
cộng tác, hỗ trợ cho đóng vai.
Bước 5: Thảo luận sau đóng vai
Thảo luận sau đóng vai là rất quan trọng, đó là nội dung cơ bản của giảng dạy
bằng phương pháp đóng vai.
Thực hiện thảo luận ngay sau khi đóng vai để người học còn lưu giữ được các
nhận xét, quan sát qua thực tế buổi đóng vai.
Giáo viên điều khiển thảo luận sau đóng vai. Qua các vai đóng, người học nhận
xét, thảo luận:
- Về kỹ năng giao tiếp:
+ Có trình bày, giải thích rõ ràng, dễ hiểu khơng?
+ Các ngơn từ sử dụng có phù hợp cho vai "chính", "phụ"... không?
+ Trong sử dụng ngôn từ cần lưu ý tránh việc trình bày như sách vở; dùng các
ngơn từ khoa học khó hiểu, khó tiếp thu...

- Về thái độ, phong cách:
+ Việc chào hỏi, cách xưng hô trong giao tiếp..?
+ Có thực sự tơn trọng, chú ý lắng nghe, giải đáp đúng yêu cầu của các vai đóng?
Trang 4


- Về kiến thức:
+ Cách giải thích, hướng dẫn có đúng khơng?
+ Các biện pháp giải quyết nêu ra có phù hợp với lý thuyết, với nguyên tắc chung
không?
- Những điều có thể học tập rút kinh nghiệm qua đóng vai:
Cần bố trí, động viên để mọi người đều có thể phát biểu thoải mái. Khi có những
nhận xét chưa đúng, chưa rõ, nên tiến hành trao đổi để có thể đi đến kết luận. Nếu nảy
sinh những vấn đề cơ bản chưa thống nhất có thể để lại, tổ chức một buổi thảo luận
nhóm riêng.
Bước 6: Giáo viên nhận xét chung của buổi đóng vai
- Cần dựa trên kết quả thảo luận để có nhận xét chung;
-Tránh tình trạng áp đặt không phân biệt đúng, sai, cái nên, không nên làm;
- Nêu lên được những điều học tập và những điều cần rút kinh nghiệm.
- Sau khi thực hiện buổi dạy học bằng phương pháp đóng vai, giáo viên cần kiểm
định theo các nội dung chủ yếu sau:
+ Chủ đề của đóng vai có thích hợp với phương pháp đóng vai? Có phải đóng vai
là phương pháp tốt nhất để thực hiện nội dung dạy học này không? Chủ đề của đóng
vai có phù hợp với kiến thức và khả năng của người học?
+ Mục tiêu của đóng vai có phù hợp, bổ sung tốt cho mục tiêu bài giảng? Các mục
tiêu được đề ra có đầy đủ, rõ ràng?
+ Tình huống và các vai đóng có thích hợp với chủ đề, mục tiêu học tập? Có tạo
điều kiện để các vai đóng thể hiện được mục tiêu học tập? Có trình bày được nhiều
thơng tin cần thiết? có đề xuát đến những vấn đề thiết thực, quan trọng của nội dung
học tập?

+ Công tác chuẩn bị cho buổi đóng vai (nêu rõ chủ đề, mục tiêu học tập, giao
nhiệm vụ cho các vai, người quan sát...).
+ Thực hiện buổi đóng vai, hướng dẫn thảo luận sau khi đóng vai...
2.1.2. Những nội dung kiến thức trong chuyên đề
Nội dung 1: Liên kết ion
- Khái niệm ion, cation, anion.
- Quá trình hình thành ion từ các nguyên tử.
- Gọi tên ion
- Xác định được từng ion hình thành trong phân tử.
- Định nghĩa liên kết ion,
Nội dung 2: Liên kết cộng hóa trị
- Liên kết cộng hố trị, liên kết cộng hố trị khơng cực (H2, O2), liên kết cộng hố
trị có cực hay phân cực (HCl, CO2).
Trang 5


- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học
giữa 2 ngun tố đó trong hợp chất.
- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hố trị.
- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
- Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể
- Dự đoán được kiểu liên kết hố học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử
khi biết hiệu độ âm điện của chúng
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm và chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường.
- Đa số giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp
thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Tổ chuyên môn thường xuyên SHCM theo nghiên cứu bài học.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu

cầu giảng dạy cho giáo viên.
- Đa số các em học sinh ngoan hiền, chịu khó trong học tập.
2.2.2. Khó khăn
+ Khả năng tự học của học sinh còn hạn chế.
+ Học sinh còn nhút nhát trong giao tiếp.
2.3. Mơ tả, phân tích các giải pháp
Trong dạy học, khâu quan trọng nhất là phải xác định được nội dung kiến thức cơ
bản cần truyền đạt cho học sinh, nội dung đó phải chính xác khoa học, đảm bảo tính hệ
thống. Từ nội dung kiến thức đó, giáo viên bắt đầu nghiên cứu, lựa chọn phương pháp
và kĩ thuật dạy học phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bài học, gần gũi với cuộc
sống vừa phù hợp với đối tượng học sinh sẽ có ý nghĩa và tác động lớn đến việc dạy và
học. Như vậy bài học sẽ không lan man, giáo viên và học sinh mới xác định được
mình cần dạy và học điều gì, tập trung vào nội dung nào, từ đó việc truyền thụ kiến
thức mới có hiệu quả.
Đối với chủ đề “Liên kết hóa học” giáo viên cần tập trung vào mục tiêu làm cho học
sinh hiểu và trình bày được một số nội dung cơ bản:
- Khái niệm ion, cation, anion.
- Quá trình hình thành ion từ các nguyên tử.
- Gọi tên ion
- Xác định được từng ion hình thành trong phân tử.
- Định nghĩa liên kết ion,
- Liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị khơng cực (H 2, O2), liên kết cộng hố trị
có cực hay phân cực (HCl, CO2).
Trang 6


Ta nhận thấy những nội dung kiến ở trên mang tính chất trừu tượng, kiến thức hàn
lâm gây cho học sinh những khó khăn nhất định khi học, nếu giáo viên chỉ dừng lại ở
việc dạy học theo phương pháp dạy học mới như: thảo luận nhóm, báo cáo kết quả …
thì khơng gây được hứng thú học tập cho học sinh, hiệu quả không cao.

Thực trạng trên đặt ra câu hỏi làm thế nào để nội dung bài học trở nên gần gũi, đơn
giản, giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Vậy giải pháp đưa ra là nếu mỗi học sinh đóng vai là một ngun tử của ngun tố
hóa học thì các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo của nguyên tử nguyên tố đó, cách
thức để nguyên tử nguyên tố đó tham gia liên kết với nguyên tử nguyên tố khác như
thế nào thông qua các vai diễn sẽ làm cho tiết học sẽ trở nên sinh động hơn, gần gũi
hơn hình, thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác,…
Chính vì lẽ đó, tơi đề xuất giải pháp sử dụng phương pháp “đóng vai” trong dạy
học chủ đề “Liên kết hóa học” với các nội dung:
Nội dung 1: Liên kết ion
+ Sự hình thành ion, cation, anion
+ Sự tạo thành liên kết ion
Nội dung 2: Liên kết cộng hóa trị
+ Liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử giống nhau
+ Liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử khác nhau
Tổ chức thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm khoảng 10 học sinh)
+ Nhóm 1: Sự hình thành ion, cation, anion
+ Nhóm 2: Sự tạo thành liên kết ion
+ Nhóm 3: Liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử giống nhau
+ Nhóm 4: Liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử khác nhau
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân cơng đóng vai.
Bước 3: Thứ tự các nhóm lên đóng vai
Bước 4: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá
NỘI DUNG 1: LIÊN KẾT ION
Hoạt động 1: Sự hình thành ion, cation, anion
a. Mục tiêu của hoạt động
- HS nêu được các khái niệm ion, cation, anion.
- Học sinh viết được quá trình hình thành ion từ các nguyên tử.

- HS biết cách gọi tên ion
- HS xác định được từng ion hình thành trong phân tử.
Trang 7


b. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
- HS làm việc theo nhóm (Đã chuẩn bị trước)
+ Nhóm 1 lên “đóng vai” tiểu phẩm “sự hình thành ion, cation, anion”
+ Sau khi đóng vai, đại diện nhóm 1 trình bày tóm tắt nội dung kiến thức đã
chuẩn bị sẵn trên giấy A0
- HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- GV tổng kết
c. Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Dự kiến sản phẩm:
+ Kịch bản “sự hình thành ion, cation, anion” của nhóm 1:
Tại qn, Al gọi cho Mg
Al: Alo, lâu lắm rồi mới nói chuyện, mày đang làm gì đấy?
Mg: À, tao đang nói chuyện với mày chứ làm gì?
Al: À, thế ra quán cũ nói chuyện tí.
Mg: Oke, chờ tao.
Mg với Al ngồi tại quán
Mg: Mày ở nhà làm gì bấy lâu nay?
Al:Tao khơng có làm gì hết á!
Mg: Buồn q!
Al:Tao cũng buồn!
Na đi ngang qua, Mg gọi Na vào nói chuyện.
Na than thở : Tao buồn quá, tao bị thừa e, tao muốn bền vững
Mg và Al cũng than thở theo
Neon bước tới, giới thiệu mình là khí hiếm
Mg, Al, Na đều tỏ vẻ không vui mấy. Nhưng Ne đã chỉ cho họ cách để bền vững đó

là bỏ đi những electron lớp ngoài cùng và đặt tên là cation
Thế là Mg, Al, Na đều bền vững
Sau đó O, F và Cl lại đến than vãn. Bụt xuất hiện cho vui rồi lại đi vào (chủ yếu tại
tình huống hài hước)
Sau đó O, F, Cl đến than vãn với đám Mg, Na, Al rằng họ thiếu electron nên không
bền được.
Mg nhờ Ne giúp đỡ, nhưng do ai cũng bền vững nên ko giúp được..
Sau đó bụt lại xuất hiện và tặng cho O 2 electron, F và Cl mỗi người 1 e (và đặt tên
là anion) thế là tất cả đều bền vững rồi.

Trang 8


Hình ảnh đóng vai của nhóm 1
+ Đại diện nhóm trình bày tóm tắt kiến thức

Hình ảnh học sinh nhóm 1 trình bày tóm tắt nội dung kiến thức
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: GV phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có
giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.
Hoạt động 2: Sự tạo thành liên kết ion
a. Mục tiêu của hoạt động
- HS nêu được quá trình hình thành liên kết ion.
- Học sinh viết được quá trình hình thành liên kết ion từ các nguyên tử.
b. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
- HS làm việc theo nhóm (Đã chuẩn bị trước)
+ Nhóm 2 lên “đóng vai” tiểu phẩm “Sự tạo thành liên kết ion”
+ Sau khi đóng vai, đại diện nhóm 2 trình bày tóm tắt nội dung kiến thức đã
chuẩn bị sẵn trên giấy A0

- HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- GV tổng kết
Trang 9


c. Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm đạt được:
+ Kịch bản “Sự tạo thành liên kết ion” của nhóm 2:
Trong một khu rừng nọ, có một con sư tử
Sư tử : Ta là chúa tể rừng xanh,ta mạnh nhất ở đây. Đói quá,ta phải kiếm gì ăn thơi
Cùng lúc đó Mg và S xuất hiện
Sử tử: À, thì ra các người chọn cái chết, đúng lúc ta đói bụng lại ra đây.
Mg: Tụi mình hãy liên kết lại để đánh nó.
Nhưng rồi Mg và S ko đánh lại liền bỏ chạy
Sư tử: Hừm! Sao mình lại để cho chúng nó thốt nhỉ
Sau đó, sư tử gặp Cl và Na
Sư tử: A, lại gặp 2 con mồi ngon, ngươi đi đâu? Biết ta là ai không?
Cl: Sao tôi biết
Sư tử: Ta là chúa tể rừng xanh, 2 ngươi sẽ chết dưới tay ta
Na: Chạy thôi, chạy thơi!
Sư tử: Lại để 2 tụi nó thốt, tức thật!
Một lúc sau, sư tử bỗng thấy He, Ne
Sư tử: Lần này ta sẽ ko để các ngươi chạy thoát
He: Ngươi là ai?
Sư tử: Ta là chúa tể rừng xanh, ta sẽ ko để các ngươi chạy thoát nữa đâu, 2 ngươi sẽ
chết dưới tay ta.
Nhưng sư tử ko thể đánh bại họ, vì họ là khí hiếm.
Sư tử: Hai ngươi mạnh thế sao ta đánh lại.
Và rồi, sư tử bỏ đi với cơn đói của mình
2 khí hiếm tiếp tục đi thì gặp Mg, S, Cl, Na.

Ne: Sao các cậu lại ở đây?
Mg: Bọn mình bị tên sư tử tấn công nhưng may mà chạy kịp, nên giờ cả đám mới
nấp ở đây này.
Na: Các bạn có cách nào giúp tụi mình ko?
Ne: Sao các bạn khơng thử liên kết với nhau?
S: Liên kết bằng cách nào? Chỉ tụi mình với!!
Ne: Bạn là nguyên tử Na nên dư 1 e lớp ngồi cùng, sao bạn khơng thử cho một e
để được bền vững?
He: A! Có Cl nữa nè, thiếu 1 electron lớp ngoài cùng, nếu được nhận 1 electron thì
bạn cũng bền vững đó.Vậy 2 bạn Na và Cl hãy liên kết với nhau đi!

Trang 10


Ne: Tương tự, Mg và S cũng vậy. Mg dư 2 electron lớp ngồi cùng cịn S thiếu
electron lớp ngồi cùng, nếu 2 bạn liên kết với nhau thì sẽ trở nên bền vững đó,để tụi
mình giúp các bạn
Sau khi liên kết thì họ lại gặp sư tử
Sư tử: A! Thì ra 4 đứa yếu đuối ở đây, bây giờ lại có thêm 2 đứa khí hiếm. Nào, tới
đây.
Rồi, cuộc chiến giữa họ đã xảy ra,nhưng bây gờ tình thế đã khác, Na và Cl liên
kết với nhau, Mg và S liên kết với nhau cộng với 2 khí hiếm nên họ đã đánh bại tên sư
tử gian manh. Cuối cùng sư tử chấp nhận thua.

Hình ảnh đóng vai của nhóm 2
+ Đại diện nhóm trình bày tóm tắt kiến thức

Hình ảnh học sinh nhóm 2 trình bày tóm tắt nội dung kiến thức
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thơng qua quan sát: GV phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có

giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.
NỘI DUNG 2: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Trang 11


Hoạt động 3: Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống
nhau
a. Mục tiêu của hoạt động
- HS nêu được q trình hình thành liên cộng hóa trị trong phân tử H2, O2, N2.
- Học sinh viết được q trình hình thành liên kết cộng hóa trị từ các nguyên tử.
b. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
- HS làm việc theo nhóm (Đã chuẩn bị trước)
+ Nhóm 3 lên “đóng vai” tiểu phẩm “Sự hình thành liên kết trong phân tử H 2,
O2, N2”
+ Sau khi đóng vai, đại diện nhóm 3 trình bày tóm tắt nội dung kiến thức đã
chuẩn bị sẵn trên giấy A0
- HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- GV tổng kết
c. Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm đạt được:
+ Kịch bản “ Sự hình thành liên kết trong phân tử H2, N2, O2” của nhóm 3:
Sự hình thành liên kết trong phân tử H2
Một hơm, Hidro 1 (H1) ngồi khóc , Hidro 2 (H2) thấy thế lại hỏi :
H2: Cậu bị sao thế?
H1: Khơng ai chịu liên kết với mình cả
H2: Thơi, cuộc sống mà, sống chết có số. Mà cậu bị sao thế?
H1: Mình bị thiếu mất 1 electron nên khơng thể hồn chỉnh được.
H2: Cậu đừng buồn nữa, mình cũng giống cậu mà.
H1: Tại sao khí hiếm lại hồn chỉnh thế nhỉ?

Vừa nói xong,khí hiếm là He tới
He: Các cậu làm sao thế?
H2: Nếu như chúng tơi có một điều ước thì chúng tơi sẽ ước mình có thêm 1
electron. Cậu có thể chỉ tơi nhưng kinh nghiệm được khơng?
He im lặng một lúc.
H1: Năn nỉ cậu đó, tụi mình hết cách rồi.
He: Thơi được rồi, 2 cậu đều có 1 e lớp ngồi cùng phải khơng? Vậy thì các cậu
hãy bỏ ra mỗi người 1 electron. Giống như là một cái táo có 2 nghìn, mà mỗi người có
1 nghìn thì 2 cậu góp lại sẽ mua được cái táo đó. Các cậu hiểu khơng?
H2: À, hiểu rồi. Cảm ơn cậu rất nhiều.
Sau đó H1 và H2 liên kết với nhau bằng cách dùng chung 1 cặp electron nên cả 2
đều hồn chỉnh.
Sự hình thành liên kết trong phân tử O2.
Trang 12


O1 và O2 xuất hiện….
O2: Haizz, người ta nói ngày mà lòng buồn nhất là ngày trời đổ mưa thật đúng
mà, tớ buồn quá cậu ơi..
O1: Ủa mà sao cậu buồn vậy?
O2: Tớ bị thiếu 2 electron nên không thể bền vững được. Tớ mong muốn tìm
được một người để có thể liên kết và bền vững với mình.
Ne bước vào…
Ne: Sao các cậu ngồi đây?
O1: Tụi mình trú mưa.
Ne: Mà sao các cậu buồn thế?
O1: Tụi mình bị thiếu mất 2 electron. Tụi mình khơng được bền vững như cậu,
không thể tung tăng chạy nhảy như cậu.
Ne: Cậu không thiếu 2 e cũng tung tăng chạy nhảy được mà?
O2: Nhưng tớ muốn bền như cậu cơ, muốn được cười tươi như cậu cơ.

Ne:Các cậu có bao nhiêu e lớp ngồi cùng?
O1: 6 electron
Neon: Ừm, vậy thì các cậu mỗi người bỏ ra 2e thì các cậu dùng chung 4
electron vậy là đạt cấu hình bền vững rồi.
O1 và O2 trầm trồ, sau đó họ đã liên kết với nhau một cách vui vẻ.
Sự hình thành liên kết trong phân tử N2
N1 : Này hai cậu, hai cậu có muốn liên kết với mình khơng?
O1: Hai tụi mình liên kết với nhau rồi.
O2: 2 tụi mình đi chơi thơi..
O1 và O2 bỏ đi.
N2 đi tới…
N1: Mình thiếu 3 electron lớp ngồi cùng..
N2: Kệ cậu, liên quan gì mình..
N2 bỏ đi, và chợt nhận ra mình cũng thiếu 3 electron nên quay lại.
N1 và N2 ngồi than thở với nhau.
Ne lại xuất hiện.
Ne: Mỗi cậu đều thiếu 3 electron đúng không, vậy thì các cậu mỗi người bỏ ra 3
electron thì được 6 electron …
Ne tiếp tục giảng giải…Thế là N1 và N2 đã liên kết được với nhau, họ cùng
nhau đi chơi.

Trang 13


Hình ảnh đóng vai của nhóm 3
+ Đại diện nhóm trình bày tóm tắt kiến thức

Hình ảnh học sinh nhóm 3 trình bày tóm tắt nội dung kiến thức
Trang 14



- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: GV phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có
giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.
Hoạt động 4: Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các ngun tử khác nhau
a. Mục tiêu của hoạt động
- HS nêu được quá trình hình thành liên cộng hóa trị trong phân tử HCl, CO 2
- Học sinh viết được quá trình hình thành liên kết cộng hóa trị từ các nguyên tử.
b. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
- HS làm việc theo nhóm (Đã chuẩn bị trước)
+ Nhóm 4 lên “đóng vai” tiểu phẩm “Sự tạo thành liên kết trong phân tử HCl,
CO2”
+ Sau khi đóng vai, đại diện nhóm 4 trình bày tóm tắt nội dung kiến thức đã
chuẩn bị sẵn trên giấy A0
- HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- GV tổng kết
c. Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm đạt được:
+ Kịch bản “Sự tạo thành liên kết trong phân tử HCl, CO2” của học sinh nhóm 4
Sự tạo thành liên kết trong phân tử HCl
HCl là con của H và Cl.
Một hôm HCl bị đau, H và Cl tới thăm.
Cl : Ăn cháo đi con.
HCl: Thôi, con không ăn đâu.
H: Thế con muốn gì nè?
HCl: Hay là bố mẹ kể chuyện hồi xưa bố mẹ quen nhau thế nào đi.
H: Con cịn nhỏ, chưa biết gì đâu.
Cl: Con nó lớn rồi mà bà, để bố kể cho con nghe
Loadinggg….về thời H và Cl lúc còn trẻ….

Cl đang đi dạo phố, bỗng có tên cướp chạy tới giật giây chuyền vàng của Cl, Cl
té xuống đất.
Từ xa H đuổi theo tên cưới và đánh hắn một trận, lấy lại sợi dây chuyền cho Cl.
H đến đỡ Cl dậy và nói:
Cậu có sao khơng?
Cl: Mình khơng sao.
H: Cậu khơng sao là tốt rồi.
H thở dài.
Trang 15


Cl: Sao cậu lại thở dài như vậy??
H: Thực ra là…Mình thích bạn lâu rồi mà mình chưa dám thổ lộ. Do mình thiếu
1 e nên mình thấy mình khơng hồn hảo nên khơng dám thổ lộ với bạn.
Cl: Mình cũng thiếu 1 e mà.
H: Thật hả?
Cl: Ừm, hay mình cũng góp mỗi người 1 electron để tạo thành 1 cặp electron
chung để bền vững hơn không?
H: Đương nhiên là được rồi.
Hai người cầm 2 mảnh trái tim (mỗi mảnh ghi 1electron) và ghép lại với nhau.
Loading…về thực tại.
HCl: Qua câu chuyện của bố mẹ thật thú vị. Câu chuyện này làm con nhớ đến 1
chuyện trên lớp con, để con kể bố mẹ nghe nha.
Sự tạo thành liên kết trong phân tử CO2
Loadingg….
C vừa mới chuyển đến đang đi thì đụng phải Ne (một cậu học sinh cao ngạo).
Sau đó Ne tức giận và đẩy C ra, hăm họa C sau đó Ne bỏ đi
C kêu Ne lại. Tơi nhờ cậu 1 chuyện được không?
Ne (tỏ thái độ kiêu ngạo): Tính ra ta cũng tốt bụng, thơi ngươi cần gì nói đi ta
giúp cho?

C: Tơi cần 4 electron để được cấu hình bền vững như khí hiếm. Cậu có thể giúp
tơi khơng?
Ne khơng nói gì, cởi áo khốc ra để lộ mình là Ne.
Ne: Ta là Ne, ta có cấu hình bền vững rồi, loại như ngươi ta khơng cần, bỏ đi mà
làm người (nói giọng xấc xược)
C buồn quá ngồi khóc.
Từ xa 2 bạn Oxi chạy tới.
Oxi 1: Cậu làm sao đấy?
C im lặng thút thít
Oxi 1: Thơi tôi với bạn tôi đã chứng kiến hết rồi. Thôi tơi thiếu 2 electron, bạn tơi
cũng thiếu 2 electron, cịn cậu lại thiếu tới 4 electron hay chúng ta liên kết lại để được
bền vững đi.
C: Được hả?
Oxi 1: Được chứ.
Sau đó, hai bạn oxi giảng giải cho C hiểu và họ liên kết với nhau tạo thành cấu
hình bền vững.
Loading về thực tại…gia đình H và Cl lại có thêm một giây phút đầm ấm…vở
kịch kết thúc.
Trang 16


Hình ảnh đóng vai của nhóm 4
+ Đại diện nhóm trình bày tóm tắt kiến thức

Hình ảnh học sinh nhóm 4 trình bày tóm tắt nội dung kiến thức
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: GV phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có
giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.
Hoạt động 5: Luyện tập

a. Mục tiêu của hoạt động

- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học
- Tiếp tục phát triển các năng lực: sử dụng ngơn ngữ hóa học, phát hiện và
giải quyết vấn đề thông qua môn học.
b. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động

Ở hoạt động này giáo viên cho 1 học sinh đóng vai MC dẫn chương trình
và mời người chơi lên tham gia trả lời câu hỏi. Học sinh khác theo dõi và dành
quyền trả lời (nếu người chơi trả lời sai), trả lời đúng sẽ được tham gia trò chơi
c. Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Sản phẩm đạt được: HS tham gia sôi nổi, nhiệt tình, t rả lời nhanh các câu hỏi

trắc nghiệm thơng qua trị chơi được thiết kế giống chương trình “Ai là triệu
phú”
Trang 17


Hình ảnh học sinh chơi ai là triệu phú
2.4. Kết quả thực hiện
2.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm
Lựa chọn các lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN). Trong quá trình
giảng dạy, tơi chọn 2 lớp 10A1 (lớp ĐC), 10A2 (lớp TN) dựa vào điểm đầu vào trung
bình cho thấy 2 lớp có lực học tương đương nhau.
2.4.2 . Phương pháp thực nghiệm
Sau khi dạy xong các tiết học về chủ đề Liên kết hóa học của lớp 10A1 và dạy
theo phương pháp đóng vai đối với lớp10A2, tơi tổ chức kiểm tra 1 tiết. Bài kiểm tra
gồm 20 câu trắc nghiệm rút ra từ hệ thống bài tập đã xây dựng trước đó.
Phương pháp đánh giá gồm các bước:
- Chấm bài kiểm tra.

- Sắp xếp kết quả, phân loại theo 3 nhóm:
+ Nhóm khá giỏi có các điểm 7, 8, 9, 10.
+ Nhóm trung bình có các điểm 5, 6.
+ Nhóm yếu kém có các điểm dưới 5.
- Xử lí số liệu. So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .
2.4.3. Kết quả thực nghiệm
Trên cơ sở điểm kiểm tra, tôi lập các bảng phân phối sau:

Bảng 1: Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra.
Lớp HS

Số học sinh đạt điểm xi
0

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

ĐC

38

0

0

2

1

3

8

8

7

6

2

1


TN

38

0

0

0

1

2

5

8

9

7

4

2

Bảng 2: Bảng thống kê tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình, khá giỏi.
Trang 18



Lớp

Tổng số

Đối chứng
Thực nghiệm

Số % học sinh đạt điểm

38

Yếu kém
15,80

Trung bình
42,10

Khá giỏi
42,10

38

7,89

34,21

57,90

3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản về sáng kiến

3.1.1. Kết luận đánh giá cơ bản về nội dung
Từ những kết quả nghiên cứu chúng tơi rút ra những kết luận chính sau:
- Bước đầu hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng
phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề. “Liên kết hóa học” – Hóa học 10. Nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng phương pháp đóng vai dạy học
chủ đề “Liên kết hóa học” thực hiện theo 5 bước
- Gây hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn và
hiệu quả cao hơn, HS tập trung để quan sát và phân tích, phát biểu xây dựng bài tốt
hơn.
- Tăng cường thêm một số kỹ năng hoạt động học tập cho HS như quan sát, phân
tích, tổng hợp, so sánh, kỹ năng làm việc độc lập, “đóng vai” và trình bày một vấn đề
trước tập thể.
- Thơng qua phương pháp đóng vai, HS trong nhóm và giữa các nhóm phát biểu
ý kiến, tranh luận, bổ sung cho những người “đóng vai” tạo khơng khí học tập rất tích
cực, nâng cao hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội tri thức của HS.
- Kiến thức được cung cấp thêm, bổ sung và làm rõ SGK, đồng thời gắn với thực
tiễn nhiều hơn.
Do giới hạn về thời gian cũng như các điều kiện khác nên chúng tôi chưa thực
hiện thực nghiệm được trên quy mô lớn hơn. Chính vì thế mà kết quả thực nghiệm
chắc chắn chưa phải là tốt nhất. Mặc dù vậy, qua thời gian giảng dạy, chúng tôi nhận
thấy rằng, việc sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học chủ đề liên kết hóa học đã
góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đáp
ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học hiện nay.
Trang 19


3.1.2. Ý nghĩa giáo dục của đề tài
- Dạy học theo phương pháp đóng vai giúp hình thành cho HS
+ Năng lực hợp tác, kĩ năng giao tiếp.

+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
- Chuyển từ quan điểm phương pháp dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm” sang
quan điểm phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”.
- Đề tài thực hiện không tốn kém về mặt kinh tế.
- Sử dụng đề tài này sẽ giúp giáo viên vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học
- Đề tài đã được áp dụng thử nghiệm, vận dụng vào thực tế giảng dạy ở Trường
THPT số 2 Phù Mỹ ngày 6/11/2019 và đã được BGH cùng tổ chuyên môn đánh giá
cao.
3.1.3. Hiệu quả đạt được
Từ bảng phân phối ta có nhận xét:
- Tỉ lệ % điểm khá giỏi của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng
- Tỉ lệ % yếu kém của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng.
- Tỉ lệ % điểm trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng
Điều đó chứng tỏ rằng:
- Ở lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng kiến thức tốt hơn lớp đối chứng
- Chất lượng lớp thực nghiệm đều hơn lớp đối chứng.
- Ở lớp thực nghiệm các em được tiếp thu kiến thức theo hướng phát triển năng
lực của người học, hứng thú học tập hơn nên chất lượng bài kiểm tra tốt hơn.
3.2. Các đề xuất, khuyến nghị
- Cần phát huy tối đa vai trò của phương pháp đóng vai trong dạy học
- Giáo viên cần có biện pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng “đóng vai” cho HS lĩnh
hội tri thức trong dạy học chủ đề “Liên kết hóa học”
- Cần nghiên cứu sử dụng phương pháp đóng vai cụ thể phù hợp đối với từng đối
tượng học sinh (trình độ trung bình hay khá, giỏi).
- Khi sử dụng phương pháp đóng vai cần dành thời gian phù hợp cho việc xây dựng
“kịch bản” và “đóng vai”. Đồng thời có biện pháp kích thích những học sinh khác
tham gia “chất vấn”, đặc biệt là những học sinh nhút nhát.
- Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học hóa

học, địi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thiết kế để tạo cho học sinh hứng thú và học
tập tốt hơn.
Do khả năng và thời gian có hạn nên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những
kết luận ban đầu và nhiều vấn đề chưa đi sâu. Vì vậy khơng thể tránh khỏi những thiếu
Trang 20


sót, do đó chúng tơi kính mong nhận được sự góp ý của q vị để đề tài dần hồn thiện
hơn.
Phù Mỹ, tháng 11 năm 2019
Tác giả

Mai Văn Đạt

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2

3

4

5

6
7
8

Tên tài liệu


Tác giả

Nhà xuất bản
NXB Khoa học và
kỹ thuật Hà Nội

Tóm tắt hóa học phổ thơng

Nguyễn Đình Chi

Các luận văn Thạc sỹ PPGD
Hóa học
Tài liệu tập huấn: dạy học và
kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh mơn Hóa
Học
Tài liệu tập huấn: Xây dựng
các chuyên đề dạy học và kiểm
tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực học sinh.
Tài liệu tập huấn Dạy học và
kiểm tra đánh giá kết quả học
tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh.

Cao học Hóa học khóa
Thư viện ĐH Vinh
12

Bộ GD và ĐT năm
2014

Bộ GD và ĐT năm
2014

Vụ Giáo Dục

Nguyễn Thị Sửu-Vũ
Dạy học theo chuẩn kiến thức,
Anh Tuấn-Phạm Hồng
kĩ năng mơn hóa học 10
Bắc-Ngơ Uyên Minh
Cẩm Nang Phương Pháp Sư
Nhiều Tác Giả
Phạm (Tái Bản 2016)
Luyện tập tư duy giải tốn hóa Huỳnh Bé - Nguyễn
học. Phần 2: Hóa vơ cơ
Vịnh
Trang 21

NXB ĐHSP
NXB Tổng
TP.HCM
NXB Đà Nẵng

hợp


PHỤ LỤC

Câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Mức độ nhận biết
Câu 1: Liên kết ion có bản chất là:
A. Sự dùng chung các electron.
B. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
C. Lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.
D. Lực hút giữa các phân tử.
Câu 2: Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tử:
A. Kim loại điển hình.
B. Phi kim điển hình.
C. Kim loại và phi kim.
D. Kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Câu 3: Liên kết tạo thành do sự góp chung electron là loại:
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết kim loại.
D. Liên kết hidro.
Câu 4: Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết giữa:
A. Hai phi kim khác nhau.
B. Kim loại điển hình với phi kim yếu.
C. Hai phi kim giống nhau.
D. Hai kim loại với nhau
Câu 5: Liên kết cộng hóa trị khơng phân cực thường là liên kết giữa:
A. Hai kim loại giống nhau.
B. Hai phi kim giống nhau.
C. Một kim loại mạnh và một phi kim mạnh.
D. Một kim loại yếu và một phi kim yếu.
Câu 6: Tính chất nào sau đây khơng phải tính chất của hợp chất ion:
A. Có tính bền, nhiệt độ nóng chảy cao.
Trang 22



B. Có tính dẫn điện và tan nhiều trong nước.
C. Có tính dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy thấp.
D. Chứa các liên kết ion.

Câu 7: Nhận định sai về hợp chất cộng hóa trị là:
A. Các hợp chất cộng hóa trị thường là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí, có nhiệt
độ nóng chảy, nhiệt độ sơi thấp.
B. Các hợp chất cộng hóa trị khơng cực tan tốt trong các dung mơi hữu cơ.
C. Các hợp chất cộng hóa trị tan tốt trong nước.
D. Các hợp chất cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.
Câu 8: Giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là:
A. Đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện.
B. Đều có sự cho và nhận các e hóa trị.
C. Đều có sự góp chung các e hóa trị.
D. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 9: Giống nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại là:
A. Đều có những cặp e dùng chung.
B. Đều tạo thành từ những e chung giữa các nguyên tử.
C. Đều là những liên kết tương đối kém bền.
D. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 10: Hầu hết các hợp chất ion :
A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sơi cao.
B. Dễ hịa tan trong các dung mơi hữu cơ.
C. Ở trạng thái nóng chảy khơng dẫn điện.
D. Tan trong nước thành dung dịch không điện li.
Câu 11: Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là:
A. Có thể hịa tan trong dung mơi hữu cơ.
B. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sơi cao.

C. Có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy.
D. Khi hịa tan trong nước thành dung dịch điện li.
Câu 12: Chọn câu sai: Khi nói về ion
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
Câu 13: Chọn câu sai:
A. Điện hóa trị có trong hợp chất ion.
B. Điện hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.
Trang 23


C. Cộng hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.
D. Cộng hóa trị có trong hợp chất cộng hóa trị.

Câu 14: Nếu liên kết cộng hóa trị được hình thành do 2 electron của một nguyên tử và
1 obitan trống của ngun tử khác thì liên kết đó được gọi là:
A. Liên kết cộng hóa trị có cực.
B. Liên kết “cho – nhận”.
C. Liên kết tự do – phụ thuộc.
D. Liên kết pi.
Câu 15: Tùy thuộc vào số cặp electron dùng chung tham gia tạo thành liên kết cộng
hóa trị giữa hai nguyên tử mà liên kết được gọi là:
A. Liên kết phân cực, liên kết lưỡng cực, liên kết ba cực.
B. Liên kết đơn giản, liên kết phức tạp.
C. Liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba.
D. Liên kết xích ma, liên kết pi, liên kết đelta.
Mức độ thơng hiểu:
Câu 16: Nếu xét ngun tử X có 3 electron hóa trị và nguyên tử Y có 6 electron hóa trị

thì cơng thức của hợp chất ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là:
A. XY2.
B. X2Y3.
C. X2Y2.
D. X3Y2.
Câu 17: Ngun tử ngun tố X có cấu hình electron 1s 22s22p63s2, ngun tử ngun
tố Y có cấu hình electron 1s 22s22p5. Liên kết hóa học giữa 2 nguyên tử X và Y thuộc
loại liên kết:
A. Cho – nhận. B. Kim loại.
C. Cộng hóa trị. D. Ion.
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố oxi có 6 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia
liên kết với các nguyên tố khác, oxi có xu hướng:
A. nhận thêm 1 electron.
B. nhường đi 2 electron.
C. nhận thêm 2 electron.
D. nhường đi 6 electron.
Câu 19: Cho Na (Z =11), Mg (Z=12), Al (Z =13), khi tham gia liên kết thì các nguyên
tử Na, Mg, Al có xu hướng tạo thành ion:
A. Na+, Mg+, Al+.
B. Na+, Mg2+, Al4+.
C. Na2+, Mg2+, Al3+.
D. Na+, Mg2+, Al3+.
Câu 20: Phân tử KCl được hình thành do:
A. Sự kết hợp giữa nguyên tử K và nguyên tử Cl.
B. Sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl2-.
C. Sự kết hợp giữa ion K- và ion Cl+.
D. Sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl-.
Câu 21: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H 2S là loại liên kết nào sau
đây (biết độ âm điện của nguyên tử H là 2,2 và S là 2,58):
Trang 24



×