Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Sang kien ve chu nhiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.69 MB, 34 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi
quyết định của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN là người
vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch của nhà
trường và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của học sinh. GVCN lớp phải biết phối
kết hợp với giáo viên bộ môn (GVBM), chỉ huy quản lí học sinh lớp tham gia học
tập, lao động và các hoạt động khác đồng thời GVCN phải phối kết hợp với các đoàn
thể trong nhà trường: đoàn trường, chi đoàn giáo viên, ban đại diện cha mẹ học sinh,
để nâng cao chất lượng giáo dục, đạo đức toàn diện cho học sinh.
Hiện nay, đất nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ lên con đường cơng nghiệp
hố, hiện đại hố có tác động đến hành vi của học sinh nên các em thường hiếu động
trước các vấn đề mới của xã hội, song khơng phải học sinh nào cũng có một nhận
thức đầy đủ về các vấn đề ngoài xã hội. Vì thế, để đáp ứng yêu cầu của các vấn đề
này, mỗi giáo viên chúng ta, đặc biệt là GVCN phải góp phần tích cực vào việc rèn
luyện đạo đức cho học sinh.
Trong thực tế, đã có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ
GVCN lớp chưa xứng đáng với tầm quan trọng của chức vụ này, chưa đúng với các
văn bản luật quy định về vai trị, nhiệm vụ của người GVCN lớp. Có những giáo viên
chủ nhiệm lớp nóng nảy, thơ bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như: đuổi
hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, đánh học sinh trong lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm
điểm vv... Ngược lại, có những GVCN lớp q dễ dãi, bng lỏng quản lí, thiếu trách
nhiệm với lớp, với chức năng được giao.
Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Giáo viên chủ nhiệm và những giải
pháp xây dựng Trường học thân thiện, Học sinh tích cực”. Trong khn khổ bài
viết này, có thể chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu rất phong phú của thực tiễn và những
đòi hỏi của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, nên tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của đồng nghiệp để cho cơng tác chủ nhiệm lớp ngày một hồn thiện
hơn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu


Nghiên cứu lí luận, thực trạng công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng
học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh để đề ra những giải pháp hợp lí nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu lí luận về các GVCN lớp đã thể hiện vai trò của mình như thế nào
trong cơng tác nâng cao chất lượng tồn diện của học sinh và hạn chế tình trạng học
sinh bỏ học.
1


- Đề ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập và
chống HS bỏ học
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng.
Học sinh khối 10, khối 11, khối 12- Học sinh ở một vùng nông thôn nhưng rất
nhạy bén với các vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống.
3.2. Phạm vi nghiên cứu. Vận dụng ở các lớp đã chủ nhiệm của trường THPT Bình
Dương, Phù Mỹ, Bình Định.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS, quan sát quá trình thi đua
nề nếp của lớp chủ nhiệm và các lớp khác trong nhà trường.
- Phương pháp điều tra
+ Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, ban đại diện cha mẹ học
sinh(CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS để nắm bắt tình hình tâm lý của từnghọc
sinh trong lớp chủ nhiệm, đặc biệt là những học sinh cá biệt để có phương pháp uốn
nắn kịp thời, tránh để xảy ra những trường họp đáng tiếc ngoài ý muốn của gia đình,
nhà trường và của xã hội.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.

+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường
- Phương pháp phân tích: nhiệm vụ của đề tài là đi vào nghiên cứu, phân tích các
nguyên dẫn đến việc các học sinh trong tập thể lớp luôn phạm phải các khuyết điểm,
vi phạm các nội qui, qui định của lớp của trường dẫn đến một tập thể không tốt, từ đó
tìm ra biện pháp tốt nhất để từ từ giáo dục các em trở thành những học sinh chăm
ngoan và giúp cho tập thể lớp trở thành một tập thể vững mạnh.
Thời gian: trong cả một năm học đối với một lớp chủ nhiệm và tích lũy nhiều
trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm.
- Phương pháp tổng hợp: thông qua việc tìm hiểu phân tích các ngun nhân dẫn
đến tình trang học sinh thường xuyên vi phạm nội qui từ đó tổng hợp lại các ngun
nhân để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để giáo dục các em trở thành những học sinh
chăm ngoan.
- Phương pháp xã hội học: Tìm hiểu về đời sống xã hội, về những sự việc trong
cuộc sống, trong xã hội tác động đến tâm, sinh lí của học sinh để có giải pháp đúng
đắn trong việc giáo dục học sinh
2


- Phương pháp lịch sử: so sánh các thế hệ học sinh trước đây và học sinh ở thời
điểm hiện tại để nắm được các quan điểm sống và sở thích của học sinh bây giờ và có
cách khắc phục phù hợp.

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết Trung ương 2 ngày 14 tháng 9 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định một số vấn đề chủ yếu:

"Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người,
là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững…" Bởi “
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ( Thân Nhân Trung). Nhưng công tác giáo dục
học sinh không phải là vấn đề đơn giản. Vì học sinh THPT đặc biệt là học sinh khối
12, là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước
vào thời kỳ phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Ở tuổi này, thanh niên học sinh
THPT vẫn cịn tính dễ bị kích thích và sự biểu hiện giống như lứa tuổi thiếu niên. Tuy
nhiên tính dễ bị kích thích ở tuổi thanh niên khơng phải chỉ do nguyên nhân sinh lý
như lứa tuổi thiếu niên mà còn do cách sống của cá nhân như (hút thuốc lá, không giữ
điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…). Ở giai đoạn này, các em thường muốn
khẳng định mình bằng cách đưa ra quan điểm chính kiến của bản thân, thích nhận
xết, đánh giá phê bình người khác nhưng lại chưa suy nghĩ chín chắn, cịn bồng bột
và nhạy cảm với các vấn đề trong xã hội, thích bắt chước, thích làm theo, thích lí
tưởng hóa như: nhuộm tóc xanh, tóc đỏ, để tóc giống ca sĩ, ăn mặc kiểu các ca sĩ, nữ
thích ngắm vuốt, thích trang điểm. … Nói tóm lại, đây là lứa tuổi tâm sinh lí có
những diễn biến khá phức tạp. Do đó cơng tác quản lý lớp chủ nhiệm phải được kiểm
tra thường xuyên, kịp thời nhằm nắm bắt được tình hình của lớp về học tập, tâm sinh
lý của học sinh và từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu, giúp các em lĩnh hội được
tri thức, tiến bộ trong học tập, chuẩn mực ngôn phong, tác phong cho các em, để các
em có đủ bản lĩnh vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, đáp ứng được nhu
cầu của xã hội đặt ra “vừa hồng, vừa chuyên”, nhằm phát triển đất nước tiến lên theo
con đường xã hội chủ nghĩa.
2.2. Thực trạng lớp chủ nhiệm
2.2.1. Thuận lợi
Được sự hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên mơn, các đồng nghiệp có
kinh nghiệm và vững về chun môn, đạo đức tác phong chuẩn mực, luôn năng nổ
nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ khi tơi gặp khó khăn.
Bản thân có sức khỏe tốt, có nhiều năm kinh nghiệm trong cơng tác, nắm được
tình hình lớp ngay từ đầu năm học.

Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo tốt cho việc thực hiện
công tác giáo dục.
Các bậc phụ huynh học sinh của lớp ngày càng có trách nhiệm hơn trong cơng
tác giáo dục, quản lý chặt chẽ trong học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của các
em, hỗ trợ giúp đỡ nhà trường về mọi mặt để bộ mặt giáo dục của nhà trường ngày
càng đi lên.
4


Đa số học sinh ngoan hiền, chú ý đến việc học tập, biết sửa đổi khi phạm sai lầm,
chấp hành tốt nội quy trường, lớp.
2.2.2. Khó khăn
- Một số em có hồn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ phải đi làm thuê, làm mướn
suốt ngày nên chưa quan tâm đến việc học của các em.
- Môi trường xung quanh có rất nhiều tụ điểm vui chơi giải trí, nên một số học
sinh đã bị cuốn hút vào nơi đó và lãng quên việc học của mình.
- Nhiều sinh viên trên địa bàn hiện tại ra trường khơng có việc làm tác động tới
các em khiến nhiều học sinh chán nản, lười học, thậm chí lớp có hai em học sinh bỏ
học.
- Phụ huynh học sinh thiếu thông tin về kiến thức xã hội, kiến thức nuôi dạy
con, chưa tự giác, chủ động phối hợp với nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm trong
việc quản lý con em mình, chỉ khi nào giáo viên chủ nhiêm hoặc nhà trường gửi giấy
mời thì các bậc phụ huynh mới đến, đơi khi không đến.
- Một số học sinh ngại lao động, thường xuyên đi học trễ, thực hiện mặc đồng
phục có lúc chưa đúng theo nội qui nhà trường, chưa chú ý lắng nghe thầy cô giảng
bài, nghỉ học không lý do, thỉnh thoảng chửi thề, nói tục, đánh nhau…
- Kết quả học tập ở cuối năm học trước của lớp còn thấp.
Một số giáo viên trong Hội đồng sự phạm quản lý học sinh trong tiết dạy còn
lỏng lẻo, chưa nghiêm túc nên dẫn đến các em chán học hay bỏ tiết.
- Học sinh chưa theo kịp phương pháp dạy nêu vấn đề của giáo viên.

Tóm lại, trước những thực trạng trên là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn trăn
trở, suy nghĩ với phương pháp quản lý của mình như thế nào để lớp chủ nhiệm ngày
càng tiến bộ hơn, lớp ln đạt là Chi đồn mạnh, học sinh của lớp đoàn kết, giúp đỡ
nhau trong học tập, hạn chế những hành vi sai lệch, vi phạm nội qui trường, lớp, bản
thân các em ln thấy an tồn và an tâm trong học tập, kết quả học tập ngày càng
tiến bộ. Với những trăn trở đó, tơi đã đưa ra các giải pháp để hoàn thành được nhiệm
vụ và trách nhiệm của mình, xác định đó là lương tâm của một nhà giáo, một sứ
mệnh mà xã hội đã giao cho.
2.3. Một số giải pháp, đề xuất để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong
thời kỳ mới mà tôi đã áp dụng trong hai năm qua với 2 lớp:
2.3.1. Giáo dục HS bằng tấm gương của người thầy
Vì GVCN là người quản lí trực tiếp học sinh lớp của mình chủ nhiệm cho nên
khơng đánh đồng người giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi là một. Tố chất quan
trọng để làm nên một GVCN lớp tốt là tố chất của một con người hành động. Cũng
như hiệu trưởng, GVCN lớp phải nghiêm túc và cần có một bộ óc kế hoạch hố; xây
dựng kế hoạch- thực hiện kế hoạch- kiểm tra kế hoạch- tổng kết kế hoạch và vạch kế
hoạch mới.
5


GVCN lớp rất cần sự nhiệt tình, cần cù, sâu sát học sinh, có trí nhớ tốt, quan sát
tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán sự lớp tốt. GVCN vừa là thầy vừa
là bạn của học trò.
Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ,
cư xử của GV sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh về
GV. Vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp cũng như trong cuộc sống, GVCN phải luôn
rèn luyện đạo đức lối sống trong sáng lành mạnh, tác phong chững chạc, chuyên môn
vững vàng để làm gương cho học sinh.
Bên cạnh đó, GVCN biết thơng cảm và chia sẻ những khó khăn của các em. Trả
lời những câu hỏi của các em một cách thấu đáo (nếu chưa có câu trả lời, hứa sẽ tìm

câu trả lời chính xác). Cho các em biết là các em có thể điện thoại cho thầy cơ để nói
chuyện hay hỏi bài vở (cách làm bài, giải thích chữ khó, cách trả lời ...). Hỏi các em
về những khó khăn trong đời sống, những khó khăn ở trường, những vướng mắc
trong tình bạn, tình yêu... giúp các em giải quyết tháo gỡ những khó khăn này. Trong
lớp học hay ngồi lớp học, thầy cơ cịn phải đóng vai người anh, người chị mà các em
có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu
lịng nhân ái.
2.3.2. Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm
Đối tượng giáo dục của người giáo viên không phải là một sản phẩm do bàn tay
con người lao động sáng tạo nên mà đối tượng của người giáo viên là con người, là
học sinh, vì thế, với một tập thể học sinh của một lớp, để giáo dục thấu đáo tận tình
đến từng em thì người giáo viên chủ nhiệm phải phân học sinh ra nhiều nhóm để tác
động và giáo dục. Nếu khơng sẽ khơng có kết quả như mong muốn.
2.3.2.1. Hồn cảnh sống của từng học sinh
Mỗi học sinh sinh ra và lớn lên trong một hồn cảnh gia đình khác nhau: Tuổi
tác, nghề nghiệp, kinh tế, anh chị em, đạo đức, phương pháp giáo dục của từng gia
đình đối với con em mình, mơi trường sống, hệ làng xóm. Sự quan tâm chăm sóc lẫn
nhau giữa các thành viên trong gia đình. Thậm chí là cần quan tâm đến an ninh trật tự
lối xóm, địa phương, quan hệ bạn bè của từng học sinh đó.
Giáo viên chủ nhiệm phải dành thời gian trực tiếp đi đến từng nhà học sinh để
tìm hiểu gia phong, gia cảnh của từng học sinh thì sẽ thuận lợi hơn trong phương
pháp giáo dục đạo đức ở trường. Bên cạnh đó, giáo viên phải biết phối kết hợp với
phụ huynh lớp, với gia đình học sinh để chọn phương pháp giáo dục tốt nhất, phù hợp
nhất.
2.3.2.2. Những đặc điểm tâm sinh lí và thể chất của học sinh
Tất cả các em học sinh trong lớp khơng phải hồn toàn giống nhau về mọi mặt
nên giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lí và thể chất của
từng em học sinh.
6



Nếu trong lớp có những học sinh bất hạnh như (mồ côi cha mẹ, cha mẹ li dị
nhau, hay ở với bố dượng, dì ghẻ...) thì GVCN cần quan tâm, động viên, dành thời
gian tâm sự với các em nhiều hơn. Những học sinh thiệt thòi về thể chất (lùn, què,
thọt, kém tai, kém mắt...) hoặc những học sinh tiếp thu kiến thức chậm thì giáo viên
phải có từng biện pháp cụ thể đối với từng học sinh đó. Chẳng hạn, sẽ chia ra từng
nhóm để dễ quan tâm, động viên các em, lựa chọn những chỗ ngồi thích hợp, dễ
nghe, dễ quan sát để các em tiếp thu bài tốt hơn, phải phân công các em nhanh nhẹn,
hoạt bát giúp đỡ các em đó.
Bên cạnh đó, giáo viên cần phải biết phát huy những mặt mạnh của học sinh
như: những học sinh có khiếu về văn nghệ, thể thao, văn học nghệ thuật, những em
học giỏi ở các bộ mơn, nên tơn trọng những sở thích, những u cầu của các em động
viên các em phát huy những mặt mạnh của mình.
Ngồi ra, giáo viên cần phải gần gũi học sinh để nắm được tâm tư nguyện vọng
của các em, hiểu được tính cách của các em để có phương pháp cụ thể trong quá
trình giáo dục học sinh cá biệt.
2.3.3 Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm đồn kết
Do đặc thù của mơn học, có mơn nhiều tiết như: văn, tốn, ngoại ngữ, có mơn ít
tiết như: sử, địa, cơng dân, hố, sinh, thể dục nên giáo viên không thể ngày nào cũng
lên lớp để kiểm tra sĩ số, tình hình học tập của các em được, vì vậy, giáo viên chủ
nhiệm phải phối hợp với các lực lượng giáo dục, xây dựng học sinh lớp chủ nhiệm
thành một tập thể tiên tiến, biết tổ chức, điều khiển, quản lí, đánh giá kết quả hoạt
đơng của tập thể và của mỗi thành viên.
- Xây dựng tổ chức “ bộ máy tự quản” của lớp.
Cơ cấu tổ chức đội ngũ quản lý lớp theo sơ đồ sau:
Lớp trưởng

Lớp phó học
tập


TT
tổ 1

Lớp phó lao
động

TT
tổ 2

Lớp phó văn
thể

TT
tổ 3

7

TT
tổ 4


Như vậy đội ngũ cán bộ tự quản gồm có: Một lớp trưởng phụ trách chung
Các lớp phó, tuỳ theo tình hình chung của lớp mà bầu các lớp phó. Có thể có từ
1 đến 3 lớp phó, mỗi em phụ trách đến 2 nội dung như: lớp phó học tập, lớp phó văn
nghệ, lao động thể thao. Lớp trưởng, lớp phó phải là những học sinh gương mẫu, có
tinh thần trách nhiệm cao.
Bên cạnh đó cịn có các cán sự bộ mơn: trong trường THPT có nhiều bộ mơn
khác nhau, mỗi môn nên bầu một cán sự bộ môn, cán sự của mỗi mơn đó phải học
giỏi, phải say sưa, có nhiều sáng tạo, có trách nhiệm khi được phân cơng. Trách
nhiệm của cán sự là: buổi nào có mơn học của mình, đặc biệt là có nhiều bài tập khó

thì em cán sự bộ mơn đó phải lên bảng giải bài tập cho các bạn theo dõi, giúp đỡ các
em yếu kém.
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn nội dung ghi chép, cách vào sổ ghi chép, vào
sổ theo dõi và quy định rõ chức năng của từng loại “ cán bộ tự quản”.
+ Cách ghi sổ.
Lớp trưởng: Lên kế hoạch
Tổ trưởng hoạt động, theo dõi thi đua hàng tuần, hàng tháng. Tổng hợp kết quả
theo dõi của lớp theo từng tuần, từng tháng do lớp phó và tổ trưởng cung cấp.
Lớp phó: theo dõi sổ đầu bài, ghi tên học sinh vắng mặt từng tiết, từng buổi
trong tuần học.
Theo dõi ghi chép những học sinh không học bài cũ, không soạn bài và làm bài
tập ở lớp, ở nhà.: Ghi danh sách và địa chỉ tổ viên, kết quả học tập, kỉ luật trật tự,
chấp hành nội quy và kết quả xếp loại thi đua hàng tuần, hàng tháng.
Cờ đỏ: Ghi cụ thể về tình hình trật tự đạo đức của lớp hàng ngày( trong và ngoài
giờ học) những học sinh không chấp hành nội quy như: Đi học trễ, không đồng phục,
đi dép không đúng quy định của trường, đầu tóc khơng đúng tác phong, nói năng
thiếu văn hóa, vơ lễ với giáo viên.
+ Chức năng, nhiệm vụ của từng loại “ cán bộ tự quản”.
Lớp trưởng; theo dõi chung các hoạt động học tập, tổ chức, điều khiển lớp sinh
hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp cuối tuần khi vắng GVCN, nhận xét, đánh giá kết
quả thi đua hàng tuần đối với từng học sinh vi phạm.
Lớp phó học tập tổ chức điều khiển lớp sinh hoạt các câu lạc bộ theo chủ đề,
theo nhóm, tổ chức hội thảo, phát biểu theo từng đề tài, tổ chức thi tìm hiểu do nhà
trường phát động, giải đáp các thắc mắc trong học tập. Phải đề xuất với giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn về kế hoạch học tập.
Nhiệm vụ của Bí thư chi Đồn : Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chỉ thị
của Đoàn trường để kịp thời triển khai cho Đoàn viên trong chi đoàn thực hiện đầy
8



đủ. Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp… do huyện Đồn và Đồn trường
phát động.
Lớp phó văn thể: Điều khiển và theo dõi các hoạt động văn nghệ của lớp thông
qua các phong trào do trường phát động và tổ chức. Các ngày học quy định sinh hoạt
văn nghệ là lớp phó phải có trách nhiệm điều khiển. Phát hiện những bạn có năng
khiếu văn nghệ tập hợp thành nhóm và tập luyện thường xuyên( nếu có) .
Lớp phó lao động: Nhận nhiệm vụ tổ chức điều khiển, phân công nhiệm vụ cho
các tổ trong các buổi lao động vệ sinh lớp, trường. Có ý kiến đánh giá nhận xét về
buổi lao động đó.
Các tổ trưởng: theo dõi chặt chẽ tình hình chung của tổ như: học tập, nề nếp,
hoạt động phong trào... tổng hợp kết quả hàng tuần báo cáo cho lớp trưởng, cần nhắc
nhở, động viên các thành viên trong tổ thực hiện nội quy của lớp để phấn đấu trở
thành tổ tiên tiến.
2.3.4. Nội dung sinh hoạt lớp và Phương pháp “Bánh mì kẹp thịt” trong giáo dục
đạo đức HS thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm
2.3.4.1. Nội dung sinh hoạt lớp
Theo qui định, tiết chủ nhiệm chỉ dành khoảng 15 phút để GV tổng kết tình hình
học tập, vệ sinh, chuyên cần... của lớp; 30 phút còn lại tổ chức cho HS sinh hoạt, chơi
trò chơi, hướng nghiệp...Mỗi tiết sinh hoạt chủ nhiệm đều phải có kế hoạch
Giờ sinh hoạt bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện của cả
lớp trong tuần của ban cán sự lớp. Thông qua sổ đầu bài, sổ cờ đỏ của Đoàn trường,
các GVBM, tôi nhận xét, đánh giá từng HS. Tôi luôn luôn nhắc nhở và động viên tinh
thần các em, tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn.
Đối với HS lớp cuối cấp THPT nên việc học như thế nào, học khối gì là rất quan
trọng quyết định cho ngành nghề tương lai của từng HS. GVCN phải thật sự gắn bó,
quan tâm tới lớp mới nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và tình hình học tập của từng em.
Từ kết quả học tập, năng khiếu, tính cách của mỗi HS mà GVCN góp ý kiến với từng
HS về việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình thật phù hợp.
Qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, các em HS sẽ tự tin không bỡ ngỡ trong việc
lựa chọn nghề theo lực học của mình, theo sở thích… rồi chọn đúng ngành để đi. Ví

dụ: Quốc Bảo (ngành điện lạnh ) Kim Ngân (ngành y)…
Hàng tháng, tôi cho học sinh chơi trờ chơi “ rung chuông vàng”: mỗi em sẽ ra
một câu hỏi trong chương trình học và có đáp án, ban cán sự lớp chịu trách nhiệm
biên tập dưới sự hướng dẫn của GVCN. Các em chuẩn bị bảng, giấy để thi, em nào
trả lời sai bị loại khỏi cuộc thi và chờ tổ trưởng cứu trợ để thi tiếp. Người thắng cuộc
được thưởng một chiếc áo trắng học sinh được mua từ quỹ lớp. Thông qua cuộc thi
tạo được sự hứng thú và ham học hỏi của các em.
Tôi luôn dạy các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi
người. Có những hơm tơi khơng nói gì cả mà chỉ kể cho các em nghe một mẩu
9


chuyện trong sách, báo, internet mà tôi sưu tầm được để các em tự rút ra bài học cho
mình.
2.3.4.2. Phương pháp “Bánh mì kẹp thịt” trong giáo dục đạo đức HS
Trong quá trình đánh giá nhận xét học sinh, nhiều giáo viên chủ nhiệm dành
phần lớn thời gian để chê, phê phán những học sinh vi phạm, tuy nhiên theo tơi đó là
cách làm cho học sinh chán, thậm chí là sợ tiết sinh hoạt chủ nhiệm và điều đó khơng
có lợi cho cơng tác giáo dục học sinh. Theo các nhà tâm lí học, tính cách con người
ảnh hưởng từ những lời nhận xét bên ngoài, với học sinh cũng vậy. Nếu ta quá khen
một học sinh thì học sinh đó có thể tự cao và lúc nào, làm gì cũng cho là mình đúng
mà khơng nhận thấy sai lầm của mình để sửa chữa. Ngược lại, nếu ta cứ chê, phê
phán mãi một học sinh sẽ làm cho học sinh đó buồn chán, thậm chí bất cần, bng
xi. Riêng tơi áp dụng phương pháp “ Bánh mì kẹp thịt” để giáo dục các em: nghĩa
là kết hợp “khen- góp ý – khen”. Trước hết, tơi tìm những ưu điểm, tiến bộ của các
em để khen, sau đó sẽ góp ý những hạn chế và cuối cùng khen động viên. Để học
sinh thấy được mình đã được khen nhưng cần sửa chữa những thiếu sót để hồn thiện
mình hơn. Phương pháp này rất hiệu quả.
2.3.5. Kết hợp với lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học
sinh

2.3.5.1 Kết hợp với các lực lượng trong nhà trường
- Kết hợp và phối hợp với các tổ chức như: Đoàn, Hội LHTN, BGH để giáo dục
các em học sinh cá biệt.
- Phối hợp các giáo viên bộ môn để phát hiện, tìm hiểu cụ thể từng em học sinh
kể cả những mặt mạnh, điểm yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh.
- Cần phải thường xuyên theo dõi ý thức và kết quả học tập của học sinh trong
lớp chủ nhiệm.
- Tham mưu với BGH nhà trường để có biện pháp giáo dục học sinh cá biệt,
giúp đỡ miễn, giảm các khoản tiền cho các em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.
2.3.5.2. Liên kết với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
- Liên kết với từng gia đình của các em học sinh.
+ Triệu tập cuộc họp phụ huynh đầu năm thật đầy đủ và lưu số điện thoại của
từng phụ huynh đồng thời cung cấp cho phụ huynh số điện thoại của mình.
+ Thơng báo cho phụ huynh biết, học sinh nghỉ học vì bất kì lí do gì thì phụ
huynh phải gọi diện cho GVCN.
+ Nếu học sinh nghỉ học mà khơng thấy phụ huynh gọi điện thì GVCN phải gọi
ngay cho phụ huynh biết.

10


+ Hàng tháng, GVCN gọi điện cho phụ huynh một lần (hoặc nhắn tin qua mạng)
thơng báo về tình hình rèn luyện đạo đức và học tập của học sinh (lưu ý điểm cập
nhật từ sổ điểm lớn tất cả các mơn).
- Liên kết với chính quyền địa phương và các tổ chức đồn thể nơi học sinh đó sống
và sinh hoạt.
- Liên kết với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường.
+ Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đi thăm hỏi những phụ
huynh, học sinh ốm đau, hoặc có chuyện buồn hoặc ngày lễ, ngày tết.

+ Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đi vận động những học
sinh, những gia đình có ý định cho con em nghỉ học (bỏ học)
+ Vận động quyên góp tiền, xin ban đại diện cha mẹ học sinh trường hỗ trợ,
trình BGH miễn giảm các khoản nộp cho học sinh có hồn cảnh khó khăn. (lưu ý
phải khéo léo để những học sinh trên không mắc cỡ, không mặc cảm…)
2.3.6. Phương pháp giáo dục học sinh đặc biệt (những học sinh lười học, ngang
ngược, thường xuyên vi phạm nội quy…)
- Phân loại học sinh đặc biệt ( nêu trên)
Học sinh đặc biệt (nêu trên) cũng có sự khác nhau vì thế cách giáo dục cũng có
sự khác nhau.
+ Những học sinh lười học, quậy phá nhưng sợ kỉ luật.
+ Những học sinh lười học, quậy phá, ngang ngược, bất cần.
- Công tác giáo dục học sinh đặc biệt (những học sinh lười học, ngang ngược,
thường xuyên vi phạm nội quy…)
Thực hiện phương châm “ mềm nắn, rắn buông”, với những học sinh này điều
đầu tiên là chúng ta đến thăm gia đình, tìm hiểu điều kiện kinh tế, mối quan hệ bạn
bè, tìm ra điểm yếu ở mỗi em, tìm ra ngun nhân dẫn đến đức tính đó. Điều đặc biệt
là những học sinh này ít hồ đồng với lớp, thường bị bạn bè xa lánh nên GVCN phải
an ủi, tạo tình cảm thân thiện với lớp thơng qua trò chơi ở các buổi sinh hoạt để các
em dần dần hoà đồng với lớp, tránh xa bạn xấu, tạo cơ hội thay đổi bản tính.
+ Đối với những học sinh lười học, quậy phá, sợ kỉ luật.
Bên cạnh sự an ủi động viên, tạo tình cảm thân mật, đưa các em về với lớp thì
GVCN cũng cần đưa ra hình thức kỉ luật nghiêm khắc như: phạt lao động, cảnh cáo
trước toàn trường để các em sợ mà sửa chữa.
+ Đối với những học sinh lười học, quậy phá, ngang ngược, bất cần.
Thật sự đây là những học sinh khó giáo dục, nên GVCN phải có phương pháp
cứng rắn đối với những em học sinh này.
Trước hết, đối với những học sinh này cần phải dùng biện pháp “đánh địn tâm
lí”, nghĩa là thường xun an ủi, động viên các em thơng qua các lần trị chuyện tâm
11



tình, thể hiện sự thơng cảm và q mến các em, đôi lúc tỏ ra “nhờ” hay giao cho các
em cơng việc cụ thể gì đó của lớp để em đó hiểu rằng GVCN cũng quan tâm đến
mình. Đối với những học sinh này, GVCN không nên quát nạt hay răn đe q nặng
trước tập thể vì em này ln ln muốn tỏ ra mình là anh hùng, dễ cảm thấy mất mặt
mà thêm chai lì, lì lợm hơn. Cần kích thích các em học tập trong giờ học, thường
xuyên gọi các em phát biểu rồi mở câu hỏi gợi ý, dù đúng hay không cũng khen các
em tiến bộ để kích thích tinh thần học tập, phấn khởi ở các em. Có như vậy mới dần
dần cảm hố được các em, đưa các em trở về với lớp, hoà đồng cùng lớp và chăm học
hơn, ngoan hơn. Một khi đã giáo dục được các em học sinh này thì các em học sinh
khác cũng nghe theo.

2.3.7. Tư vấn tâm lí dựa trên tâm, sinh lí của học sinh THPT
12


13


14


15


16


17



18


19


20


21


22


23


24


25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×