Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đánh giá nhận thức, thái độ của sinh viên y khoa Đại học Y Hà Nội về ghép tạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 62 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép tạng đã thực hiện thành công tại Việt Nam vào năm 1992. Đó là trường
hợp ghép thận ở bệnh nhân suy thận mãn tính. Trải qua hơn 20 năm hình thành và
phát triển, ngành ghép tạng đã thực hiện được hầu hết các phẫu thuật ghép cơ quan
như ghép gan trẻ em, ghép gan người lớn, ghép tim, ghép tụy-thận… Chúng ta đã
xây dựng được 14 trung tâm ghép trên toàn quốc, nhưng tổng số bệnh nhân ghép
trong 20 năm đầu tiên chưa đạt 1000 ca ghép! Mặc dù chúng ta đã ghép tạng lấy từ
người cho sống, ghép tạng lấy từ người cho chết não và bắt đầu ghép tạng lấy từ
người cho chết tim (ngừng tim), nhưng số lượng bệnh nhân được ghép mỗi năm
không tăng đáng kể. Lý do quan trọng nhất của sự phát triển chậm trong chuyên
ngành nghép tạng là sự thiếu nguồn tạng. Cải thiện sự thiếu hụt nguồn tạng là một
mục tiêu cơ bản của ngành ghép tạng. Vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sự
thiếu hiểu biết của nhân viên y tế và sinh viên y khoa là một yếu tổ quan trọng ảnh
hưởng tới sự phát triển của ngành ghép (Bardell).
Ghép tạng đã thực hiện thành công và những bệnh nhân sau ghép thận, ghép
tim, ghép gan có cuộc sống hồn tồn khỏe mạnh và làm việc bình thường. Chất
lượng cuộc sống được cải thiện. Nếu không được ghép tạng, nhiều bệnh nhân
không thể sống được vài tuần lễ hoặc vài ngày. Riêng bệnh nhân suy thận mãn tính
có thể sống kéo dài nhiều năm với phương pháp lọc máu nhân tạo. Tuy nhiên, chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân mạn tính điều trị bằng chạy thận nhân tạo rất kém.
Họ phụ thuộc vào thuốc và phụ thuộc vào bệnh viện. Bệnh nhân suy thận giai đoạn
4 phải chạy thận nhân tạo 3 lần mỗi tuần và mỗi lần chạy thận nhân tạo mất 4 giờ.
Ghép tạng trong những trường hợp suy cơ quan giai đoạn cuối là cách thức điều trị
duy nhất ở một số trường hợp (như suy tim, cơ tim nhão, suy phổi, suy gan…)
hoặc là cách điều trị tốt nhất (suy thận, suy tụy…). Ghép cơ quan giúp cho bệnh
1


nhân sống tốt hơn và giúp cho chúng ta giảm chi phí cho bảo hiểm y tế, giảm gánh
nặng chăm sóc bệnh nhân mạn tính cho ngành y.
Mặc dù ghép tạng là phương pháp điều trị quan trọng nhưng nhiều người


bệnh chưa hiểu được giá trị của ghép tạng. Một trong những lý do là nhân viên y tế
chưa tư vấn tốt cho người bệnh và gia đình họ. Nhận thức đúng về ghép tạng, hiến
tạng của nhân viên y tế sẽ giúp họ có thái độ hợp lý, giúp tư vấn tốt cho người
bệnh, tư vấn tốt cho người hiến. Một số nghiên cứu tại nước ngoài cho thấy, nhân
viên y tế chưa hiển đúng, chưa hiểu đầy đủ về ghép tạng và hiến tạng. Sinh viên y
khoa chưa được trang bị đầy đủ về ghép tạng và hiến tạng. Nhiều tác giả cho rằng,
sự thiếu hụt kiến thức về ghép tạng, hiến tạng là một trong những lý do quan trọng
cản trở sự phát triển chuyên ngành ghép tạng.
Tại Việt Nam, chúng ta cịn ít quan tâm tới nhận thức và thái độ của sinh
viên y khoa (bác sỹ tương lai) về ghép tạng, hiến tạng. Trong chương trình đào tạo
của sinh viên y khoa tại các trường đại học y, chúng tôi cũng không ghi nhận bài
học về hiến ghép tạng. Sinh viên y khoa có nhận thức như thế nào về hiến và ghép
tạng? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
1-Đánh giá nhận thức của sinh viên y khoa Đại học Y Hà Nội về ghép
tạng.
2-Đánh giá nhận thức và thái độ của sinh viên về hiến tạng.
3-Phân tích một số yếu tố liên quan tới nhận thức và thái độ của sinh viên
y khoa Đại học Y Hà Nội về ghép tạng và hiến tạng.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1-Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam:
1.1.1-Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã quan tâm tới nhận thức và thái độ của sinh
viên y khoa tới ghép tạng, hiến tạng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng: sinh
viên y khoa còn thiếu hiểu biết về ghép tạng, hiến tạng.
-Năm 1992, Novello A C và cộng sự cho rằng, đào tạo sinh viên y khoa về ghép

hiến tạng làm tăng nguồn hiến tạng.
-Năm 1993 Wamser P và cộng sự nghiên cứu cho thấy: đào tạo không liên tục nhân
viên y tế về ghép tạng và hiến tạng làm giảm 50% nguồn hiến tạng. Tác giả khuyên
phải tổ chức đào tạo liên tục về hiến ghép tạng sẽ làm tăng số lượng tạng hiến
trong cộng đồng.
-Năm 1998, Evanisko M J và cộng sự nghiên cứu và kết luận: đào tạo bác sỹ hồi
sức, điều dưỡng hồi sức sẽ làm tăng nguồn hiến tạng từ người cho chết não và
người cho chết tim
-Năm 2005, Bardell và cộng sự nghiên cứu nhận thức và thái độ của sinh viên y
khoa tại Canada đưa ra kết luận: sinh viên y khoa thiếu nhiều kiến thức về ghép
tạng và hiến tạng.
-Năm 2005, Feeley T H và cộng sự đưa ra phương pháp đào tạo giúp sinh viên y
khoa tham gia tích cực tuyên truyền hiến tạng.

3


-Năm 2012, Issac Tawil và cộng sự khảo sát nhận thức về chết não của sinh viên y
khoa tại Bang New Mexico, Mỹ và nhận thấy, sinh viên những năm cuối có kiến
thức tốt hơn về chết não, chẩn đốn chết não, hiến tạng từ người cho chết não.
-Năm 2013, Ries và cộng sự nghiên cứu hiểu biết của sinh viên y khoa Brazil về
ghép tạng, chết não và hiến tạng đưa ra kết luận: chỉ 9,7% sinh viên y khoa cho
rằng, có thể chẩn đốn chết não. Hiểu biết của sinh viên về chết não, hiến tạng,
ghép tạng còn rất thấp.
-Năm 2013, Farahani B và Abbasi Z nghiên cứu hiệu quả của giáo dục, đào tạo tới
nhận thức và thái độ của sinh viên điều dưỡng tại Irac. Ông cho rằng: đào tạo làm
tăng cường nhận thức và ảnh hưởng tích cực tới thái độ của điều dưỡng về ghép
tạng, chết não và hiến tạng.
1.1.2-Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
Chúng tôi chưa thấy nghiên cứu nào tại Việt Nam về kiến thức của sinh viên

y khoa về ghép tạng. Năm 2012, Phan Hồng Vân thực hiện đề tài tiến sỹ về nhận
thức, thái độ và sự chấp nhận của cộng đồng đối với việc hiến mô, bộ phận cơ thể
người tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứa này đề cập tới
nhận thức của cộng đồng về ghép. Kết quả cho thấy: phần lớn người dân đã nghe
nói tới ghép tạng, ghép cơ quan nhưng mọi thông tin đều rất mơ hồ. Nghiên cứu
cũng đưa ra nhận xét: trình độ học vấn càng cao, nhận thức về ghép tạng và hiến
càng cao. Trong nghiên cứu này, tác giả khơng khảo sát nhóm sinh viên y khoa
hoặc nhóm các nhân viên y tế.
1.2-Ghép tạng:
1.2.1- Tình hình ghép tạng trên thế giới:
4


1.2.1.1-Những cột mốc đáng chú ý:
Kỷ nguyên ghép tạng được bắt đầu từ hơn nửa thế kỷ với nhiều cột mốc đáng chú ý
sau đây:
- Năm 1954 ghép thận trên người đầu tiên trên thế giới từ người cho cùng huyết
thống (Drs.Joseph Murray và John Harrison, Bệnh viện Peter Bent Brigham, Hoa
Kỳ). Người nhận duy trì chức năng thận bình thường trong 8 năm.
- Năm 1955, ghép van tim sinh học tại động mạch chủ xuống.
- Năm 1962, bắc cầu động mạch đùi bằng mảnh ghép tĩnh mạch đông lạnh.
- Năm 1962, ghép van tim đúng vị trí. Mặc dù ghép van tim là ghép mô nhưng đây
là sự chuẩn bị, cột mốc quan trọng để chuẩn bị cho việc ghép tim sau này.
- Năm 1962, ghép thận từ người cho chết não tại bệnh viện Brigham, Boston, Hoa
Kỳ. Người nhận duy trì chức năng thận bình thường trong 21 tháng.
- Năm 1962, ghép phổi đầu tiên bởi bác sĩ James Hardy, Đại học Mississippi.
- Năm 1963, ghép gan đầu tiên bởi bác sĩ Thomas Starzl, Đại học Colorado.
- Năm 1967, ghép tim đầu tiên bởi bác sĩ Christian Bernaard, Bệnh viện Groate
Shure, Nam Phi. Người nhận sống bình thường trong 19 tháng.
-Tới Năm 1968, ca ghép tim đầu tiên tại Mỹ (Dr. Norman Shumway, Đại học

Stanford)
- Năm 1968, ghép tụy đầu tiên bởi bác sĩ Richard Lillche and William Kelly, Đại
học Minnesota.
- Năm 1971 van tim đông lạnh được sử dụng trong ghép tạng
5


- Năm 1979, ghép tụy từ người cho cùng huyết thống tại Minneapollis
- Năm 1981 ghép tim phổi cả khối đầu tiên bởi bác sĩ Drs. Norman Shumway and
Bruce Reitz, Đại học Y khoa Stanford.
- Năm 1982, ghép tim nhân tạo (Đại học Utah)
- Năm 1984, ghép gan thận đồng thời đầu tiên bởi bác sĩ Starzl, Bệnh viện Nhi
Pittsburgh.
- Năm 1984, ghép tim từ khỉ đầu chó (Bệnh viện trường Đại học Loma Linda).
Bệnh nhân sống được 21 ngày.
- Năm 1986, Ghép thành công 2 phổi đầu tiên bởi bác sĩ Joel Cooper, Bệnh viện
Đa khoa Toronto.
- Năm 1989, ghép gan từ người cho cùng huyết thống
- Năm 1991, ghép ruột non thành công
- Năm 1998, ghép gan từ người cho sống
- Năm 2003, ghép lưỡi (người nhận chưa có vị giác nhưng đã có thể nuốt được
thức ăn lỏng)
- Năm 2005, ghép mặt lần đầu tiên do các phẫu thuật viện Pháp tiến hành.
1.2.1.2-Lịch sử ghép gan, thận và ghép tim:
Kỷ nguyên ghép tạng đã được chuẩn bị rất kỹ bằng việc ghép tạng trên động
vật. Trường hợp ghép thận đầu tiên trên thế giới thành công năm 1954 tại Hoa Kỳ
đã mở đầu một giai đoạn mới trong y học với một chuyên ngành mới: chuyên
ngành ghép tạng. Ghép tạng đã đạt được những thành tựu tiên phong trong y học.
6



Các bệnh nhân bị bệnh hoặc suy tạng gia đoạn cuối có cơ hội sống một cuộc sống
mới. Những ca ghép tạng lần đầu tiên được thực hiện thành công trên thế giới đã
tạo ra cột mốc quan trọng trong y học. Ghép thận thành công năm 1954 (Murray ở
Boston, Hoa Kỳ), ghép phổi năm 1962 (Hardy ở Đại học Mississippi, Hoa Kỳ),
ghép gan năm 1963 (Starzl ở Denver, Hoa Kỳ), ghép tim năm 1967 (Barnard ở
Capetown, Nam Phi).
Tình hình ghép tạng ở Châu Á - Thái Bình Dương:
-Trường hợp ghép thận lần đầu tiên được thực hiện ở Châu Á là tại Nhật Bản vào
năm 1964. Thận được lấy từ người sống. Sau đó, một loạt các nước đã thành công
trong việc ghép cơ quan như ghép thận tại Đài loan (1968), Hàn Quốc (1969),
HongKong (1970), Singapore (1970), Thái lan (1972), Malaysia (1975), Indonesia
(1977) và Việt Nam (1992).
-Riêng ghép gan tại Châu Á thành công lần đầu tiên tại Trung Quốc năm 1977. Sau
đó nhiều nơi cũng ghép gan thành công như Đài Loan (1984), Úc (1985), Thái lan
(1987), Hàn Quốc (1988), Philippines (1988), Nhật (1989), Singapore (1990),
Malaysia (1995), Việt nam ( 2004).
-Ghép tim đã được thực hiện thành công tại Nhật Bản năm 1968. Úc cũng thực
hiện thành cơng ghép tim năm 1984. Sau đó ghép tim được thực hiện tại Đài Loan
(1987), Thái Lan (1987), Singapore (1990), Philippines (1990) và Malaysia (1997).
-Ghép phổi và ghép tim-phổi cũng được thực hiện thành công tai Đài Loan, Thái
Lan, Hàn Quốc, HongKong, Trung Quốc... và ghép tụy được thực hiện thành công
tại nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc.
Khó khăn của chuyên ngành ghép tạng:

7


Sự phát triển của chuyên ngành ghép tạng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn.
Thời kỳ đầu tiên là chưa hồn thiện kỹ thuật ghép, chưa có kinh nghiệm về ghép cơ

quan, sau đó là khó khăn về loại thải ghép, chưa có thuốc chống loại thải ghép, giá
thuốc cao, nhiễm trùng... Nhưng vấn đề nan giải nhất là thiếu tạng để ghép. Lấy
tạng từ người sống không thể phát triển do người hiến tạng gặp rất nhiều rủi ro.
Hơn nữa, một số cơ quan không thể lấy từ người cho sống như tim, phổi... Hầu hết
các quốc gia đều gặp phải trở ngại này. Phương pháp duy nhất là lấy tạng từ người
cho chết não, người cho ngừng tim, người chết. Nhưng ngay cả phương pháp lấy
tạng từ người chết não, người chết cũng không được sự ủng hộ của ngay các các
thày thuốc, nhất là từ gia đình bệnh nhân, cộng đồng dân cư. Tại Ấn Độ, năm 1969
một số chuyên gia y tế không đồng ý lấy tạng từ người cho chết não, từ người chết
vì nhiều lý do. Đây là một rào cản lớn cho sự phát triển ngành ghép tang.
Nhu cầu cần ghép cao nhưng thiếu nguồn tạng. Sư thiếu tạng không phải xảy
ra lẻ tẻ mà xảy ra trên diện rộng. Hầu khắp các nơi trên thế giới đều rơi vào tình
trang khan hiếm tạng. Tuy nhiên, tỷ lệ hiến tạng cao thấp tùy từng quốc gia, từng
vùng và phục thuộc vào nhiều yếu tố.
Tỷ lệ người cho tạng/1.000.000 dân/năm cao nhất ở khu vực Châu Âu, trung bình
15 người hiến tạng/1 triệu dân (14/1 triệu dân ở Anh Quốc, 31,5/1 triệu dân ở Tây
Ban Nha). Tại khu vực Châu Mỹ, số lượng người hiến tạng cũng không khá hơn
với 14 người hiến tạng/1 triệu dân/năm tại Canada và 21 người hiến tạng/1 triệu
dân/năm tại Hoa Kỳ. Tại Châu Úc, chỉ 11 người hiến tạng/1 triệu dân/năm và trong
5 năm (tính từ 2003 tới 2008) số lượng người hiến tạng tại Australia không tăng mà
còn giảm đi 35%! Một dấu hiệu báo động về nguồn tạng. Châu Á có tỷ lệ hiến tạng
thấp nhất. Tỷ lệ hiến tạng tại Singapore là 8 người/1 triệu dân/năm; tại HongKong
là 4,6 người/1 triệu dân/năm; tại các nước Ả-Rập 2-4 người hiến tạng/1 triệu
8


dân/năm. Ít nhất là tại Malayxia với 0,53 người hiến tạng/1 triệu dân/năm. Theo
nghiên cứu của Wong (năm 2010), trong vịng 12 năm chỉ có 162 bệnh nhân ghép
tạng được thực hiện tại Malayxia! Lý do chính cũng là do thiếu nguồn tạng, khơng
đủ tạng để ghép trong khi có hang chục nghìn người đang chờ đợi. Hiến tạng từ

người sống chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu ghép tạng. Do vậy, hiến tạng từ
người chết não, từ người ngừng tim, từ người chết được coi là nguồn cơ bản. Muốn
như vậy, trước hết phải có phương pháp chẩn đốn chết não chính xác, hồi sức
bệnh nhân chết não, xây dựng phương án lấy tạng và bảo quản tạng sau khi lấy từ
người cho chết não, từ người chết. Nhu cầu ghép tạng ở khu vực này cũng rất cao.
Năm 1997 có 220.000 ca lọc máu ngồi thận ở châu Á (không kể Trung Quốc và
Ấn độ) với 35.000 người trong danh sách đợi ghép thận vì suy thận mạn.
Tồn thế giới có 400 triệu người mang virus viêm gan B, lưu hành rộng ở Trung
Quốc, Đông Nam Á (Hong Kong 10% tức 600.000 người, Hoa Nam 15%), Việt
nam 15-20% …..). Bệnh gan mạn, xơ gan và ung thư gan chiểm 5,5 % tử vong ở
Hong Kong năm 1995. Tồn thế giới có khoảng 170 triệu người mắc viêm gan
virus C và số người cần ghép gan sẽ tăng gấp 5 lần trong vòng 10 năm.
Bảng 1.1- Danh sách bệnh nhân chờ ghép thận ở nước ngoài
Nhật

15.237 *

Đài loan

4.000 *

Hàn Quốc

11.325 #

Hong kong

1.000 +

Thái lan


1.735 *

Philippines

180 #

Singapore

575 +

Malaysia

1550 #
9


Indonesia

?

# 1996, * 1997 , + 1998

Bảng 1.2-Số lượng bệnh nhân được ghép tạng ở nước ngoài
Thận

Gan

Tim


Tim-Phổi, Phổi

Nhật

2.921

493

1

-

Đài loan

773

72

199

24

Hàn Quốc

4.213

184

95


5

CHND Trung Hoa

11.196

48

13

4

Hong kong

461

123

18

4

Thái lan

724

61

51


36

Philippines

629

1

-

-

Singapore

309

43

14

-

Malaysia

505

25

7


-

Indonesia

482

-

-

-

Bảng 1.3-Luật về chết não và ghép tạng ở nước ngoài
Chết não

Ghép tạng

Nhật

1997

1997

Đài loan

1987

1987

Hàn Quốc


-

-

Hong kong

1980

1998
10


Thái lan

1993

1994

Philippines

1983

1992

Singapore

1980

1987


Malaysia

-

1974

Indonesia

1995

1981

Việt nam

2007

?

1.2.2-Tình hình ghép tạng tại Việt Nam:
GhÐp thËn vµ ghÐp gan:
Lần đầu tiên chúng ta ghép thận thành công là vào ngày 4/6/1992 tại Học
viện Quân Y, Bộ Quốc phịng. Và ghép gan thành cơng lần đầu tiên vào năm
31/1/2004, cũng tại Học viện Quân Y, Bộ Quốc phịng. Đã gần 20 năm tính từ ngày
chúng ta ghép thận thành công, và luật hiến, ghép tạng từ người cho chết não có
hiệu lực từ 1/7/2007, nhưng số lượng bệnh nhân ghép của chúng ta vẫn còn rất
khiêm tốn, gần 400 ca (trong đó chủ yếu là ghép thận và chỉ có 10 ca ghép gan).
Tất cả những trường hợp ghép gan, thận đều lấy từ người cho sống và chưa có
thơng báo chính thức nào về ghép tạng từ người cho chết não được ghi nhận.
Đã có nghiên cứu cho thấy nhu cầu cần ghép tạng ở Việt nam rất cao nhưng

y học khơng đáp ứng được vì thiếu nguồn cho tạng. Tại Việt nam, ghép tạng từ
người sống hiến tạng (chủ yếu là thận và một số trường hợp ghép gan) mới bắt
đầu những năm gần đây với số lượng rất ít. Theo nguồn của Bộ Y tế (2007), Việt
nam có 6000 suy thận mạn cần ghép thận và 1500 có chỉ định ghép gan.

11


Hình 1.1-Hình ảnh ghép thận

Hình 1.2-Hình ảnh bệnh nhân sau ghép thận

Hình 1.3-Hình ảnh nối tĩnh mạch trên gan, tĩnh mạch chủ-tĩnh mạch cửa

12


Hình 1.4-Hình ảnh nối động mạch gan

Hình ảnh 1.5-Hình ảnh gan ngay sau ghép đã tiết mật qua ống dẫn lưu

Hình 1.6-Hình ảnh bệnh nhân sau ghép gan 2 năm (bệnh nhân phải ghép gan
vì ung thư gan)
13


Ghép tim:
Chúng ta đã thực hiện ghép tim thành công lần đầu tiên vào năm 2010 tại
Bệnh viện Quân Y 103. Ngày nay, nhiều trung tâm đã thực hiện ghép tim thành
công như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện

Chợ Rẫy. Ghép tim là phải lấy tim từ người cho chết não. Vì số người chết não
hiến tạng rất hạn chế nên số bệnh nhân ghép tim còn rất khiếm tốn. Cả nước mới
ghi nhận 11 trường hợp ghép tim thành cơng.

Hình 1.7-Hình ảnh bệnh nhân sau ghép tim 1 năm. Bệnh nhân suy tim độ IV, phải
nằm tại chỗ trước khi ghép tim
Ghép tụy thận:
Bệnh nhân được ghép đa tạng đầu tiên cũng được thực hiện tại Bệnh viện
Quân Y 103. Đó là bệnh nhân được ghép tụy-thận vào tháng 3/2014. Tại Việt Nam,
các bác sỹ đã ghép thành công nhiều tạng và kết quả rất đáng khích lệ.

14


1.3-Tình hình ghép tạng từ người cho chết não và từ người chết tim:
1.3.1-Tình hình ghép tạng từ người cho chết não và chết tim trên thế giới:
-Ngay sau khi kỷ nguyên ghép tạng được bắt đầu với thành công của J
Murray vào năm 1954, ngành nghép tạng phải đối mặt với khó khăn là sự đào thải
tạng ghép và thiếu tạng. Nếu như sự đào thải tạng ghép được nhanh chóng giải
quyết thì vấn đề thiếu tạng ghép lại không hề đơn giản. Rất nhiều phương án được
đưa ra từ việc thuyết phục các nhà chuyên môn đến thuyết phục các tổ chức xã hội
và gia đình hiến tạng. Nguồn hiến tạng từ hơn 30 năm qua chủ yếu lấy từ người
cho chết não (heart beating organ donors) vì hiến tạng từ người sống chỉ đáp ứng
5% nhu cầu ghép tạng. Thực tế, khái niệm chết não, hiến tạng từ người cho chết
não xuất hiện đã rất lâu nhưng có nhiều khó khăn và khơng dễ dàng được chấp
nhận ở giai đoạn đầu.
-Ngay từ năm 1960, khái niệm lấy tạng từ người cho chết não đã được đặt
ra. Bất cứ bệnh nhân nào chết não đều được cho là nguồn lấy tạng tiềm năng
(potential organ donor). Tạng có thế được lấy ngay khi được chẩn đoán chết não và
tim còn đập (heart beating organ donors) hoặc ngay sau khi tim đã ngừng đập (nonheart beating organ donors). Muốn lấy tạng từ người cho chết não, phải đưa ra

được tiêu chuẩn chẩn đốn chết não khoa học và chính xác. Tránh những sai lầm
hay phức tạp về sau như tại Nhật Bản.
-Năm 1966, khái niệm chết não được chấp nhận tại Pháp. Người đầu tiên
thực hiện là Guy Alexandre. Ông mơ tả bệnh nhân chết não với tim cịn đập, và lấy
thận để ghép ngay sau đó và cho rằng, thận lấy được từ bệnh nhân chết não còn
hoạt động rất tốt.

15


-Năm 2005, cơ quan y sinh (agence biomedicale) ở Pháp thơng báo có
500.000 chết /năm, trong đó 2803 người chết não hiến tạng tiềm năng và có 1371
người hiến tạng, chiếm 23/1 triệu dân. Tổng số 4422 tạng được ghép (339 tim, 184
phổi, 1024 gan, 2572 thận, 92 tuỵ, 21 tim-phổi, 6 ruột). Tuổi người hiến tạng trung
bình 48,8 (19%  65 tuổi). Tiến triển của người hiến tạng tiềm năng sau chết não
cho thấy 48,9% được lấy tạng và 51,1% khơng
lấy được tạng vì các lý do sau: 8,6% do trở ngại y học, 10,1% do tiền sử, 31,1% gia
đình phản đối và 1,1% do vấn đề hậu cần của bệnh viện. Nghiên cứu 83 bệnh viện
ở Quebec (Canada) [4] thấy trong 24.702 ca chết tại viện, tỷ lệ người hiến tạng
tiềm năng là 1,4% với tỷ lệ hiến tạng thực sự 0,99% ở bệnh viện khơng có trung
tâm chấn thương và gấp 4,5 lần ở bệnh viện có trung tâm chấn thương. Nhìn
chung, tỷ lệ đồng ý hiến tạng 70% nhưng chỉ 85% đủ yêu cầu, chiếm tỷ lệ 27,9
người hiến tạng/1 triệu dân. Ở Mỹ, số người hiến tạng tiềm năng sau chết não là
10.500 - 13.800, tỷ lệ gia đình đồng ý hiến tạng 54%, tỷ lệ lấy tạng thực sự từ
người chết não là 42% [9].

16


Biểu đồ 1.1 - Tỷ lệ số chết não, hiến tạng và khơng hiến tạng ở nước ngồi


-Tại Hoa Kỳ, khái niệm chết não được chấp nhận ngay sau Pháp. Năm
1968, Đại học Harvard đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán chết não. Tuy những tiêu
chuẩn chẩn đoán chết não khác nhau giữa các quốc gia, giữa các bang và giữa các
châu lục, nhưng hầu hết đều chính xác và chưa có thơng báo về sự nhầm lẫn khi
chẩn đốn chết não dựa trên các tiêu chuẩn đưa ra. Và ngay lập tức số người chờ
ghép tăng lên đáng kể. Ngày nay lấy tạng từ người chết não đã thuận lợi rất nhiều
nhờ có dịch rửa và bảo quản thận. Nhờ có những tiến bộ trong bảo quản tạng, tạng
ghép có thể vận chuyển đến bất cứ nơi nào để ghép. Quy trình lấy đa tạng từ người
cho chết não được Stazl và cộng sự mô tả lần đầu tiên 1984 [27] cho đến nay đó
được phổ biến tồn thế giới.
-Năm 1992 trường đại học Pittsburgh đã đưa ra vấn đề lấy tạng từ người cho
tim ngừng đập. Và đến năm 1995 đánh giá kết quả ghép tạng từ người cho tim
ngừng đập: thời gian sống tạng ghép sau 1 năm là 79-86%. Thấp hơn ghép tạng từ
người cho chết não, tuy nhiên tỷ lệ tồn tại tạng ghép sau 5 năm thì khơng khác
nhau giữa hai nhóm này. Ngày nay, ghép tạng lấy từ người cho ngừng tim là một
trong hai nguồn hiến tạng rất quan trọng.
1.3.2-Tình hình ghép tạng từ người cho chết não và người cho chết tim tại Việt
Nam:
Ghép tạng ở Việt Nam đi sau thế giới (ghép thận thực hiện năm 1954,
ghép gan năm 1963 và ghép tim năm 1967) và khu vực khá lâu do điều kiện khó
khăn vì chiến tranh và kinh tế. Theo nguồn tin Bộ Y Tế, năm 2007 có khoảng 6000
người suy thận mạn cần ghép thận. Từ trường hợp ghép thận đầu tiên thành công
17


ngày 4/6/1992 ở Bệnh viện 103, đến nay cả nước đã thực hiện được hơn 700 ca
ghép thận tại 12 bệnh viện có đơn vị ghép ( Bệnh viện 103, Bệnh viện Chợ Rẫy,
Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định,
Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng II,

Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Kiên Giang và Bệnh viện
198) trong đó có trên 300 trường hợp trong 3 năm gần đây, có bệnh viện ghép
thường qui 2 ca/ ngày, nhiều trường hợp ghép khác nhóm máu, ghép khơng cùng
huyết thống.
Quốc hội nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua ‘ Luật
hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” tức luật số 75/2006/
QH11 và cho phép thực hiện luật này từ 01/07/2007.
Bộ Y Tế ra qui định ‘ Tiêu chuẩn lâm sàng, cận lâm sàng và các trường hợp
không áp dụng tiêu chuẩn lâm sàng để xác định chết não’( Ban hành kèm theo
Quyết định số 32/2007/ QĐ- BYT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y
Tế)
Năm 2012 Bộ Y Tế ra qui định ‘ Danh mục bệnh mà người mắc bệnh không
được lấy mô, bộ phận cơ thể để ghép cho người bệnh ’(Thơng tư số 28/2012/TTBYT, có hiệu lực từ 1/1/2013).
Ghép tạng lấy từ người cho chết não lần đầu tiên được thực hiện tại Việt
Nam vào ngày 7/5/2010. Bệnh viện Việt Đức lần đầu tiên thực hiện cùng lúc 2
trường hợp ghép thận. Sau đó, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành
công ghép gan, ghép tim lấy từ người cho chết não. Hiện nay, bệnh viện đã ghép 20
gan, 9 tim và 44 thận lấy từ người cho chết não. Một số bệnh viện trong toàn quốc
cũng thực hiện ghép tạng lấy từ người cho chết não như bệnh viện Chợ Rẫy, Học
viện quân Y và bệnh viện Trung Ương Huế.
18


Tính tới thời điểm hiện tại, chúng ta chưa thực hiện ghép tạng lấy từ người
cho ngừng tim (người cho chết tim). Lấy tạng từ người cho ngừng tim là thực hiện
lấy các tạng như gan, thận, tim, phổi, tụy... của bệnh nhân đã ngừng tim để ghép
cho người bệnh. Người ta thực hiện lấy tạng từ người cho ngừng tim để mở rộng số
người hiến tạng tiềm năng. Không phải trường hợp nào cũng chẩn đoán được chết
não, hoặc khơng kịp chẩn đốn hoặc khơng đủ điều kiện chẩn đốn, hoặc khơng đủ
thời gian chẩn đốn chết não. Mặc dù tạng lấy từ người cho ngừng tim không tốt

bằng tạng lấy từ người cho chết não, nhưng phương pháp này làm tăng thêm khả
năng điều trị cho bệnh nhân cũng như giúp cứu sống cho nhiều bệnh nhân đang
chờ ghép.
1.3-Luật hiến ghép mô tạng:
1.3.1-Luật hiến ghép mô tạng trên thế giới:
-Tại Mỹ
Năm 1984, Quốc Hội Mỹ đã thông qua bộ Luật ghép tạng quốc gia (Pub. L.
No. 98-507, sửa đổi 2 lần (Pub. L. No. 100-607 and Pub. L. No. 101-616). Bộ Luật
này cho tạo điều kiện pháp lý để tổ chức mạng lưới lấy và ghép tạng (OPTN) nhằm
nâng cao hiệu quả lấy, phân phối và các hoạt động ghép tạng. Mạng lưới liên kết
chia sẻ tài nguyên tạng ghép đã được hội đồng liên bang cho phép điều hành
OPTN.
Mỹ là một trong những nước tiến nhanh nhất trên cả thế giới trong hoạt động
hiến ghép tạng. Một trong những lý do nằm ở nhận thức của đội ngũ các nhà lãnh
đạo cấp cao và dẫn đến sự hồn thiện khung pháp lý tương ứng. Năm 1987 có
13000 bệnh nhân chờ ghép thì đến năm 2000, con số này đã là khoảng 75000 trên
tồn nước Mỹ .Trong đó, khoảng 50000 trường hợp chờ ghép thận, 17000 chờ
ghép gan và khoảng 4000 chờ ghép tim, phổi và các tạng khác.
19


-Tại châu Âu:
Khi bệnh nhân có chỉ định ghép tạng sẽ được đưa vào danh sách chờ ghép.
Họ sẽ được đăng ký vào danh sách đợi ghép được quản lý duy nhất bởi trung tâm
điều hành quốc gia về ghép tạng - EFG. Tồn bộ thơng số trước ghép sẽ được vi
tính hóa, kết nối với hệ thống quản lý ghép tạng của các quốc gia khác, dễ dàng
cập nhật, kiểm tra, đối chiếu với các đối tượng cho tạng trên lãnh thổ Pháp và châu
Âu. Hệ thống này cho phép tận dụng tối đa các tạng có thể lấy được ở các vùng địa
lý-lãnh thổ khác nhau.
Lấy đa tạng: 90% các trường hợp hiện nay là lấy đa tạng, do vậy cần phải có

sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm lấy tạng, thường đến từ nhiều trung tâm khác
nhau. Vai trị điều hành, thơng tin liên lạc của trung tâm điều độ là hết sức quan
trọng.
Các nhóm lấy tạng đến nơi bằng nhiều phương tiện (taxi, ôtô cấp cứu, máy
bay, trực thăng). Thông tin liên tục kịp thời từ nhóm lấy tạng về nhóm ghép tạng để
có sự phối hợp đồng bộ nhất, nhằm mục đích rút ngắn tối đa thời gian thiếu máu
tạng.
-Tại Châu Á:
* Singapore
Năm 1987, Singapore đưa ra Luật HOTA (Human of Transplant Act) cho
phép hiến ghép tạng từ người chết mất não nhưng chỉ áp dụng với những trường
hợp chấn thương, tuổi từ 21 – 60, không phải đạo Hồi và chỉ cho phép lấy thận để
ghép. Đến năm 2008, luật sửa đổi lần thứ hai và cho phép người đạo Hồi hiến tạng.
Luật quy định người phản đối hiến tạng phải làm đăng ký không đồng ý hiến tạng
sau khi chết. Tuy nhiên, số người không đồng ý cho tạng cũng khá thấp chỉ khoảng
20


28775 người trong năm 2007. Do đó, luật HOTA đã làm tăng số người cho tiềm
tàng lên gấp 50 lần, từ 45.000 lên hơn 3 triệu người không phản đối hiến tạng với
Luật HOTA
* Nhật Bản
Tại Nhật, khái niệm chết não không được công nhận trong một thời gian dài
nên chỉ có thể tiến hành hiến ghép tạng với người cho sống. Luật ghép tạng (Organ
Transplant Law) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/10/1997, hợp pháp hóa hoạt động
ghép tạng từ người cho chết não ở Nhật. Cùng thời gian đó, hệ thống ghép tạng Nhật
Bản cũng được tổ chức lại để phù hợp với bộ Luật mới với sự ra đời của Mạng lưới
chia sẻ tạng ghép Nhật Bản (JNOS - Japan Network for Organ Sharing). Tuy vậy,
trên thực tế, khái niệm chết não vẫn còn khá trái ngược với nhiều quan niệm truyền
thống và sự không hài lịng từ phía gia đình người chết não vẫn là cản trở lớn đối với

quyết định hiến tạng. Ở Nhật chỉ cho phép lấy tạng ở BN chết não sau khi tim ngừng
đập.
1.3.2-Luật hiến ghép mô tạng tại Việt Nam:
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua ‘ Luật
hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” tức luật số 75/2006/
QH11 và cho phép thực hiện luật này từ 01/07/2007.
Bộ Y Tế ra qui định ‘ Tiêu chuẩn lâm sàng, cận lâm sàng và các trường hợp
không áp dụng tiêu chuẩn lâm sàng để xác định chết não’( Ban hành kèm theo
Quyết định số 32/2007/ QĐ- BYT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y
Tế).
Năm 2012 Bộ Y Tế ra qui định ‘ Danh mục bệnh mà người mắc bệnh không
được lấy mô, bộ phận cơ thể để ghép cho người bệnh ’(Thông tư số 28/2012/TT21


BYT, có hiệu lực từ 1/1/2013).

CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1-Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu, phỏng vấn và trả lời câu hỏi là sinh viên
đại học y Hà Nội. Tất cả những sinh viên đang học tại trường trong năm học 20142015.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn:
-Sinh viên trường đại học y Hà Nội
-Sinh viên nam và nữ
-Sinh viên các chuyên ngành: đa khoa, y tế công cộng, đông y, răng hàm mặt
-Sinh viên cử nhân điều dưỡng
Tiêu chuẩn loại trừ:
-Sinh viên Đại học Y Hà Nội năm thứ nhất, khóa học 2014-2015.
-Sinh viên người nước ngồi theo học tại trường đại học y Hà Nội
-Sinh viên theo học thêm, học định hướng

-Học viên, sinh viên sau đại học
22


2.2-Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
-Thời gian: Nghiên cứu thực hiện trong 3 tháng từ tháng 9/2014 tới tháng 11/2014.
-Đại điểm phỏng vấn:
+Ký túc xá Đại học Y Hà Nội
+Thư viện Đại học Y Hà Nội
+Giảng đường Đại học Y Hà Nội
2.3-Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang (định lượng, phỏng vấn)
-Cỡ mẫu: 300 đối tượng phỏng vấn
-Chọn đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi khơng chọn sinh viên y khoa năm thứ nhất vì thời gian phỏng vấn là
tháng 9, 10, 11 nên sinh viên năm thứ nhất mới nhập học, chưa được học về chết
não, ghép tạng từ người cho chết não. Chúng tơi cũng khơng chọn học viên các
loại hình đào tạo khác như bác sỹ nội trú, cao học, chuyên khoa I, chuyên khoa II,
nghiên cứu sinh vì những bác sỹ đã đi cơng tác tác nhiều nơi nên trình độ thay đổi,
không đồng nhất. Chúng tôi chỉ chọn sinh viên các năm thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5
và thứ 6.
2.4-Các bước thực hiện nghiên cứu:
2.4.1-Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn:
Dựa trên thông tin từ tài liệu trong và ngoài nước đề cập tới ghép tạng và hiến tạng
và hiểu biết của sinh viên y khoa về ghép tạng, hiến tạng.
23


2.4.2-Phỏng vấn thử nghiệm và hoàn thiện mẫu câu hỏi phỏng vấn:
Sau khi đã hoàn thành câu hỏi phỏng vấn, chúng tôi chọn 4 sinh viên năm thứ 4

của Đại học Y Hà Nội tham gia nghiên cứu. Nhóm sinh viên được tập huấn về
ghép tạng và cách thực hiện phỏng vấn. Nhóm sinh viên này sử dụng mẫu câu hỏi
để phỏng vấn thí điểm 20 sinh viên (số lượng phỏng vấn này khơng tính trong
nghiên cứu vì chỉ là phỏng vấn thử nghiệm). Sau đó nhóm nghiên cứu cùng thảo
luận và đánh giá mẫu câu hỏi nhằm sửa đổi, điều chỉnh để có được mẫu phỏng vấn
hợp lý nhất.
2.4.3-Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu sẽ chọn lựa một cách ngẫu nghiên sinh viên của trường đại học y
để phỏng vấn: chọn gặp sinh viên trong ký túc xá, thời gian học tại thư viện, thời
gian tự học tại giảng đường vào buổi tối. Nghiên cứu viên sẽ giải thích cho sinh
viên về mục đích nghiên cứu, hướng dẫn trả lời, khơng giải thích hay gợi ý về câu
trả lời, ghi nhận từng phiếu trả lời. Những trường hợp không trả lời đủ tất cả các
câu hỏi trong mẫu bị loại ra khỏi nghiên cứu hoặc những trường hợp từ chối trả lời
cũng bị loại ra khỏi nghiên cứu và khơng phân tích. Tuy nhiên, chúng tơi cũng
phân tích và bàn luận về giải thiết sinh viên khơng trả lời phỏng vấn. Sinh viên
tham gia nghiên cứu gồm sinh viên từ năm thứ 2 tới năm thứ 6, năm học 20142015.
2.5-Kỹ thuật thu thập thông tin:
2.5.1-Công cụ định lượng:
Công cụ đinh lượng là bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho sinh viên (xem thêm
phần phụ lục). Chúng tôi xây dựng mẫu câu hỏi về ghép tạng, ghép tạng tại Việt
Nam, hiến tạng, luật hiến ghép mô tạng tại Việt Nam. Khi xây dựng mẫu phỏng
24


vấn, chúng tôi dựa trên thông tin liên quan tới lĩnh vực này của nước ngoài, trong
nước, luật pháp của Việt Nam. Các thông tin được ghi lại và sửa đổi cho dễ hiểu và
phù hợp với văn hóa trong nước.
2.5.2-Nội dung các câu hỏi bao gồm các phần sau:
-Nghiên cứu viên giới thiệu về mình
-Giới thiệu về cuộc điều tra, phỏng vấn.

-Giải thích về một số danh từ liên quan tới phỏng vấn, định nghĩa, cách phỏng vấn,
cách trả lời.
-Phần A-phần hành chính: tuổi, giới, sinh viên năm thứ mấy, chuyên ngành học,
thời gian phỏng vấn, nơi phỏng vấn, người phỏng vấn.
-Phần B-kiến thức về khái niệm ghép tạng: Khảo sát những phần kiến thức quan
trọng bao gồm:
+Ghép tạng có cứu sống được bệnh nhân khơng?
+Ghép tạng là phương pháp điều trị bổ xung, phối hợp với các phương pháp
Khác?
+Ghép tạng là phương pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhân trong một số
trường hợp?
-Phần C-kiến thức về ghép tạng tại Việt Nam:
+Chúng ta đã thực hiện ghép tạng thành công tại Việt Nam hay chưa?
+Việt Nam đã ghép tạng từ bao giờ?
+Việt Nam đã ghép được các tạng gì: thận, tim, gan, phổi, tụy
25


×