Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

quan ly CM bang du gio, tham lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.28 KB, 2 trang )

QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN QUA VIỆC DỰ GIỜ CỦA GV
Việc dự giờ thăm lớp là một việc làm thường xuyên nhưng rất qua
trọng đối với mỗi giáo viên và với mỗi cán bộ quản lý. Thông qua dự giờ,
giúp mỗi CBGV phát triển, hoàn thiện chuyên môn của mình, giúp cán bộ
quản lý đánh giá đúng năng lực chuyên môn của mỗi CBGV (đặc biệt là
trong đổi mới dạy học như hiện nay).
Về phía GV, việc dự giờ giúp cho GV phải chủ động, tích cực hơn
trong việc thiết kế bài giảng của mình, phải chuẩn bị bài giảng một cách
chu đáo hơn, đôi khi có thể họ phải trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây
là việc làm rất có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên.
Hơn nữa, việc có các thày cô dự giờ giúp tinh thần, thái độ học tập của lớp
diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của các em cũng tốt hơn, việc phát huy
tính sáng tạo của học sinh được bộc lộ rõ hơn, các em được bộc lộ, thể hiện
khả năng trước đám đông của mình nhiều hơn.
Không những có lợi cho giáo viên được dự, cho HS trong lớp, mà
việc dự giờ thăm lớp còn giúp cho giáo viên đi dự giờ cũng được học tập
kinh nghiệm xử lý các tình huống sư phạm ( Kể cả về kiến thức cũng như
phương pháp, nghiệp vụ), từ đó cả hai phía cùng tự nhận ra (Hoặc qua đóng
góp ý kiến) những tình huống phải khắc phục trong quá trình giảng dạy của
mình, giúp họ khắc phục những thiếu sót trong quá trình giảng dạy.
Tuy nhiên, trong thực tế, nếu không phải là vào các đợt hội giảng
chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học như 20/10, 20/11, 22/12, 3/2,
8/3, 26/3...các GV đi dự giờ không nhiều, họ luôn mạng tâm lý e ngại vì
rằng nghĩ đi dự giờ là kiểm tra giờ của đồng nghiệp. Vì vậy, thường ngày
hầu như việc dự giờ chủ yếu là chỉ của bộ phận quản lý chuyên môn.
Chính vì vậy, thời gian qua, trong công tác chỉ đạo chuyên môn của
nhà trường, chúng tôi đã đổi mới công tác chỉ đạo việc dự giờ thăm lớp và
thấy có hiệu qua rõ rệt trong kỳ thi GVG cơ sở vừa qua, cụ thể là:
1. Tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn trong việc dự giờ
thăm lớp.
Trường chúng tôi chia thành các tổ nhóm chuyên môn: Nhóm Toán -


Lý - Công nghệ CN. Nhóm Sinh - Hóa - Thể dục - Công nghệ NN. Nhóm.
Nhóm Văn - Sử - Âm nhạc, Nhóm Địa - Mĩ thuật - GDCD. Nhóm ngoại
ngữ, để chủ động, tích cực trong việc dự giờ thăm lớp theo tổ, nhóm chuyên
môn.
Hàng tháng, chúng tôi đều có lịch sinh hoạt chuyên môn cho các tổ
thực hiện. Trên cơ sở đó, mỗi tổ lập kế hoạch cụ thể cho tổ mình: Thành lập
một chuyên đề, một kiểu dạng bài, để đưa ra bàn bạc, thống nhất, các thành
viên trong tổ đều soạn bài, tổ cử GV dạy, rồi rút kinh nghiệm những vướng
mắc chung ở chuyên đề, kiểu dạng bài đó, từ đó các GV có thể phát huy một
cách sáng tạo, chủ động trong các bài giảng lần sau.
2. Hoạt động dự giờ thường xuyên của GV.
Vài năm trước đây, chỉ khi nào trống giờ hoặc có GV đăng ký hội
giảng thì GV mới đi dự giờ, nhưng từ 2 năm trở lại đây, BGH qui định: -
- Về hội giảng: Muốn đăng ký hội giảng, GV phải quan sát trên thời
khóa biểu xem có người trong tổ, nhóm cùng chuyên môn với mình đi dự
hay không mới được đăng ký. Các GV trong tổ, nhóm chuyên môn của
mình xem lịch hội giảng, nếu trong tổ, nhóm mình có người hội giảng thì
phải có mặt để dự giờ (Trừ ngày chủ nhật xanh mà môn dạy không cùng
nhóm môn thì mới được nghỉ). Giờ hội giảng phải được đăng ký trước ít
nhất 3 ngày.
- Thường ngày: BGH chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào
thời khóa biểu của mỗi GV chỉ định giờ dạy cho GV mỗi tuần phải được
dạy có người dự 01 giờ, cũng căn cứ vào TKB cử GV đi dự giờ đó cho hợp
lý.
Bằng cách như vậy, hoạt động dự giờ rút kinh nghiệm của chúng tôi
có hiệu quả rõ rệt, năng lực chuyên môn của GV được nâng lên nhiều so với
trước đây.
3. Hoạt động rút kinh nghiệm của GV:
Đây là hoạt động quan trọng nhất, nó quyết định chất lượng việc
nâng cao năng lực sư phạm của mỗi GV, mỗi nhóm, mỗi tổ chuyên môn

trong nhà trường. Do vậy, chúng tôi quy định: Các GV đi dự giờ phải xem
bài, soạn bài đó trước khi đi dự. Đi dự giờ phải chú ý nghe nội dung bài
giảng, phương pháp giảng dạy, ghi ngay những ý kiến bổ sung cho đồng
nghiệp vào trong sổ dự giờ tránh quên. Mỗi người phải có ý kiến đóng góp
cho đồng nghiệp của mình, không e dè, nể nang, ngại ngần. Nếu có ý kiến
trái ngược nhau thì phải đưa ra cùng thống nhất. Nếu có điều kiện thì phân
công hai GV dạy cùng một bài để thuận lợi trong việc rút kinh nghiệm, học
hỏi trong việc thiết kế, thể hiện, chủ động, sáng tạo của mỗi người.
4. Kết quả:
- Trong 2 năm gần đây, việc dự giờ rút kinh nghiệm ở trường tôi có
hiệu quả rõ rệt, các đ/c GV đã không ngần ngại chia sẻ cho nhau kinh
nghiệm giảng dạy của mình. Trong sổ dự giờ của mỗi người đều ghi đầy đủ
các ý kiến nhận xét cho đồng nghiệp của mình rõ ràng, chi tiết. Các buổi
sinh hoạt chuyên môn cũng sôi nổi hơn, ý nghĩa hơn, hiệu quả hơn.
- Đến năm nay, chất lượng chuyên môn GV của trường tôi được nâng
lên rõ rệt, số GVG nhiều hơn, chất lượng đại trà cũng được nâng lên, đặc
biệt tỉ lệ HS đỗ vào THPT vài năm gần đây cao hơn so với mặt bằng của
cụm và của huyện.
Quả thực, việc làm trên của chúng tôi đã góp phần đẩy mạnh công tác
quản lý chuyên môn trong nhà trường, chúng tôi chia sẻ với các bạn vấn đề
này và mong nhận được sự góp ý, phản hồi của các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Chu Thị Hoan

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×