1
Đẩy mạnh hoạt động dạy học thông qua
việc dự giờ thăm lớp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nghị quyết TW2 ngày14 tháng 09 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn quốc của
Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định một số vấn đề chủ yếu:" Phát
triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người yếu
tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững…".Để đáp
ứng nhu cầu đổi mới của xã hội, để thực hiện nghị quyết TW2, ngành giáo dục đặt
ra cho hệ thống giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng, việc nâng cao chất
lượng dạy học và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lý
cũng như mỗi người giáo viên. Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường,
phụ thuộc vào giờ lên lớp của giáo viên, do vậy các nhà quản lý phải kiểm tra
thường xuyên, kịp thời và đánh giá chính xác giờ lên lớp của giáo viên.
Thực tế hiện nay, CBQL tuy đã để tâm đến việc kiểm tra-đánh giá giờ lên
lớp của giáo viên,nhiều năm qua việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của GV đã góp
phần thúc đẩy hoạt động sư phạm trong nhà trường. Bước đầu việc kiểm tra đánh
giá giờ lên lớp của CBQL đã tác động tới từng GV trong việc giảng dạy góp phần
nâng cao chất lượng dạy học. Nhưng việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của GV
còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Có những CBQL chỉ kiểm tra cho điểm mà
không đánh giá, nhận xét hoặc đánh giá chung chung.. Điều đó chẳng những
không kích thích động viên được giáo viên mà còn làm cho các giáo viên trong hội
đồng sư phạm không có hứng thú trong giảng dạy, họ tự ti, ỷ lại và làm việc không
hết trách nhiệm.
2
Vấn đề kiểm tra- đánh giá ở trường tiểu học là khâu quan trọng trong chu
trình quản lý nó được coi như một thứ vũ khí sắc bén của các nhà quản lý để đẩy
mạnh hoạt động dạy học trong nhà trường.
Xuất phát từ thực trạng trên khiến tôi quyết định chọn chuyên đề:" Đẩy
mạnh hoạt động dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp". Với mục đích tìm
ra biện pháp khắc phục những hiện trạng nêu trên và nâng cao chất lượng dạy học
trong nhà trường tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên,
đề xuất một số biện pháp của người CBQL về việc đánh giá giờ dạy trên lớp của
giáo viên ở nhà trường tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục ở
nhà trường và hiệu quả công tác quản lý.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu cơ sở lý luận về công tác đánh giá của CBQL đối với giờ dạy trên
lớp của giáo viên ở trường tiểuhọc.
Đề xuất một số biện pháp của CBQL để thực hiện kiểm tra-đánh giá giờ dạy
trên lớp của giáo viên trường tiểu học có hiệu quả.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp kiểm tra - đánh giá của CBQL đối với giờ
dạy trên lớp của giáo viên tiểu học.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Các giờ dạy trên lớp của các giáo viên trong nhà trường và thực tế dự giờ ở
một số tiết dạy trường bạn.
6. Phương pháp nghiên cứu:
3
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu văn bản
để hiểu được cơ sở lý luận của việc đánh giá giờ lên lớp của giáo viên.
- Phương pháp quan sát: Thông qua việc đánh giá giờ dạy của CBQL để có
những số liệu về thực trạng giúp cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi phỏng vấn các cán bộ quản lý và giáo
viên tiểu học để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tập hợp lại những kinh nghiệm
nghiên cứu và thực tiễn về đánh giá đề xuất các biện pháp.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ pGIỜ DẠY TRÊN LỚP
CỦA GIÁO VIÊN
I. Quan niệm về kiểm tra đánh giá
1/ Kiểm tra: Là quá trình xem xét thực tế nhằm đo nhiệm giữa mục tiêu đề
ra với trình độ đạt chuẩn trên thực tế của đối tượng nhằm thu thập thông tin
(ngược). Tạo nên quá trình điều chỉnh của hệ quản lý và tự điều chỉnh của hệ bị
quản lý.
2/ Đánh giá:
- Đánh giá là đưa ra nhận định tổng hợp về các dự kiện đo lường được
thông qua các kỳ kiểm tra lượng giá trong quá trình và khi kết thúc bằng cách đối
chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong các
mục tiêu.
4
- Đánh giá là quá trình thu thập thông tin,xử lý thông tin để lượng định tình
hình và kết quả công việc giảng dạy của giáo viên người đánh giá có kế hoạch
quyết định và hành động có hiệu quả.
3/ Đánh giá giờ dạy trên lớp đối với giáo viên:
Là một quá trình tiến hành có hệ thống nhằm xác định mục đích thành công
của giáo viên trong giờ dạy về nội dung giờ dạy,về phương pháp mà giáo viên đã
áp dụng về phong thái của giáo viên trong giờ dạy học, nó bao gồm sự miêu tả
định tính và định lượng kết quả đạt được thông qua những nhận xét, so sánh với
mục tiêu giờ lên lớp dựa vào các chuẩn đánh giá.
II. Tác dụng của việc kiểm tra đánh giá đối với hoạt động chuyên môn
trong nhà trường.
1.Việc kiểm tra đánh giá giúp cho CBQL:
- Qua việc kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp giúp cho CBQL nắm bắt được
năng lực sư phạm của từng GV trong trường, xác định được thực trạng của việc
giảng dạy để phát huy những ưu điểm và hạn chế những vướng mắc trong giờ dạy
trên lớp, từ đó CBQL điều chỉnh ngăn ngừa những sai lệch. Thông qua kết quả
kiểm tra đánh giá cho phép CBQL đi đến những quyết định tối ưu nhất để xếp loại
chuyên môn nghiệp vụ và công nhận GV giỏi cấp trường đồng thời giúp cho
CBQL sử dụng đúng người đúng việc phát huy được năng lực sở trường của mỗi
GV.
2. Kiểm tra đánh giá giúp cho GV:
- GV tự đánh giá khả năng năng lực chuyên môn của mình đồng thời học
hỏi được từ CBQL về kiến thức kĩ năng, phương pháp, cách thức tổ chức….để từ
đó nâng cao nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện nhân cách nhà giáo, tinh thần trách
nhiệm, nỗ lực ý chí, tính kiên trì lòng tự tin, ý thức tập thể và quan hệ ứng xử.
III/. Nội dung kiểm tra đánh giá:
5
1. Đánh giá công tác chuẩn bị của giáo viên
1.1. Việc soạn bài:
Khi kiểm tra-đánh giá việc soạn bài cần chú ý những vấn đề sau:
Soạn đúng, đủ yêu cầu các mục đề như: Ngày soạn, ngày giảng, tên môn,
tên bài.
Soạn đúng theo phân phối chương trình của bộ quy định, về nội dung đã
được nâng cao và chắt lọc lại những bài học có bổ sung phần giảm tải. Trong việc
soạn phải hình thành các hoạt trong một tiết dạy, các bước trong từng hoạt động
đó, thời gian, định hình các hoạt động của thầy, hoạt động của trò, GV cần khắc
sâu điều gì HS dễ mắc phải, mở rộng ra sao? Hệ thống câu hỏi phải logic, phải
đưa HS vào tình huống có vấn đề để khai thác vốn sống và vốn kiến thức HS đã có
vào nội dung bài dạy.
1.2. Đánh giá việc chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học
Đánh giá việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng có thể đánh giá được tinh
thần nhiệt tình sáng tạo của giáo viên trong công tác ta cần xem xét để thấy được
bài dạy có thể sử dụng được những đồ dùng nào giáo viên có thể tự làm, góp ý
cho giáo viên giúp họ có thể sáng tạo, tìm tòi để có nhiều đồ dùng phù hợp,
tiện lợi phục vụ cho bài dạy đạt hiệu quả
1.3. Đánh giá việc giảng bài trên lớp của giáo viên :
CBQL cần chỉ ra những ưu điểm để GV phát huy và những hạn chế mà GV
cần khắc phục.
CBQL cần tạo tâm lí cho GV để cùng GV trao đổi những kinh nghiệm trong
giảng dạy, tháo gỡ những khó khăn tạo điều kiện tốt nhất để GV phát huy hết năng
lực chuyên môn
CHƯƠNG II
6
BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THÔNG QUA VIỆC DỰ GIỜ THĂM LỚP.
I/ Xây dựng kế hoạch tổ chức dự giờ kiểm tra đánh giá:
Kế hoạch dự giờ được xây dựng dưới nhiều hình thức: Báo trước, không
báo trước, dự giờ song song, dự giờ cả buổi, dự giờ có mời đồng nghiệp cùng dự,
dự giờ có sử dụng công nghệ thông tin…
Để xây dựng kế hoạch dự giờ hiệu quả thiết thực người CBQL cần bám sát
phân phối chương trình chẳng hạn dự khối 1 vào thời gian nào? nhằm tháo gỡ vấn
đề gì? VD: dự vào tiết ? chuyển từ dạng bài dạy âm sang dạy vần. Hay khối 2 dự
môn toán bài? chuyển từ dạng bài cộng trừ không nhớ sang dạng bài cộng trừ có
nhớ….
Để xây dựng kế hoạch dự giờ cần dựa trên việc phân loại tay nghề nghiệp
vụ sư phạm GV: đối với GV đầu đàn của trường thì dự tiết nào mà CBQL cho là
khó dạy để xem GV tháo gỡ chỗ vướng đó như thế nào? Đối với GV đầu yếu
trong trường cần dự những tiết chuyển từ dạng bài này sang dạng bài khác xem
GV đó có nắm chắc tiến trình lên lớp hay không? Hay dự tiết dạy lí thuyết, tiết dạy
thực hành xem GV đó truyền tải nội dung bài ra sao? Đối với GV đầu yếu cần
thường xuyên dự giờ để GV luôn luôn chuẩn bị tâm thế cũng như ý thức đối với
nghề nghiệp hơn.
Để xây dựng kế hoạch dự giờ song song CBQL cũn nắm bắt xem cùng một
GV đó thỡ tiết dạy này của năm trước ra sao? Cùng một tiết dạy này sau khi được
dự giờ đánh giá có sự tiếp thu chỉnh lí như thế nào?
II/ Thực hiện kế hoạch dự giờ kiểm tra đáng giá:
1. Việc chuẩn bị của CBQL trước khi dự giờ kiểm tra đánh giá:
7
Bước 1:Bám sát kế hoạch đề ra, xem dự ai? dự môn gỡ? dạng bài nào?
nhằm đạt mục đích gỡ? thỏo gỡ về kiến thức kĩ năng hay phương pháp...?
Bước2: CBQL cần xem trước bài dự về SGK về Gợi ý hướng dẫn trong
SGV...Định hỡnh được vấn đề mà GV dễ mắc phải về kiến thức về phương pháp
hay cỏch thức tổ chức., hay về tiến trỡnh tiết dạy .. để xem GV đó tháo gỡ ra sao?
sáng tạo như thế nào? có gỡ đổi mới về phương pháp cách thức tổ chức...?
2. Dự giờ thăm lớp kiểm tra đánh giá:
Bước 1:Tiến hành dự giờ thăm lớp:
CBQL phải tập trung ghi chộp lại tiến trỡnh tiết dạy , rút ra những ưu điểm,
tồn tại của tiết dạy và định hướng việc tư vấn thúc đẩy.
CBQL dự kiến điều cần tham gia, cần tư vấn về phương pháp, về kiến thức
về cỏch thức tổ chức về phõn bố thời gian, về sử lớ tỡnh huống sư phạm về hoạt
động của thầy và trũ...
Bước 2: Phân tích sư phạm giờ lên lớp đã dự : Dựa vào lý thuyết các kiểu
bài học phân tích những hoạt động của thầy, trò trong việc thực hiện mục đích,
yêu cầu, nội dung, phương pháp, kết quả và mối liên hệ giữa chúng, cần chú trọng
các yếu tố sau :
+ Kiến thức trọng tâm: Đạt (chưa đạt) ở mức độ nào, có gì mới ? Cách khắc
phục giải quyết những tồn tại.
+ Phương pháp lên lớp: Phù hợp hay chưa phù hợp ? các tồn tại và cách
sửa đổi? vấn đề sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học
sinh?
+Phong thỏi sư phạm: ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi cần chuẩn mực trong
sáng gần gũi với học sinh sao cho dễ hiểu, trên phương diện tôn trọng người
học, phát huy khả năng vốn sống và vốn kiến thức của HS vào bài dạy...
8
+ Chất lượng học sinh:Thông qua việc tiếp thu bài giảng, việc thực hành
kiến thức trên lớp, việc đóng góp xây dựng bàicủa HS để CBQL nắm bắt chất
lượng HS. Hoặc có thể sau dự giờ CBQL có thể kiểm tra kết quả học tập của
HS bằng một bài kiểm tra chất lượng....
+ Ngoài các mặt trên cần chú trọng các yếu tố như: khoa học thực tiễn gắn
liền với cuộc sống, đào tạo toàn diện, bám sát mục đích yêu cầu của bài học, điều
kiện phương tiện thiết bị dạy học và các tình huống xảy ra trong tiết học có tính
tích cực hoặc ngược lại.
Bước3: Nhận xét đánh giá tiết dạy:
+ Cho GV nêu lại tiến trình tiết dạy, ý tưởng tự đánh giá việc làm được và
những vấn đề chưa làm được cuỉa mình
+CBQL tham gia từng khâu đoạn trong tiến trình tiết dạy, chỉ ra cho GV
thấy được mặt mạnh, yếu..để GV có cái nhin tổng quát về tiết dạy
Bước 4 Nêu kết quả cuối cùng, ghi biên bản.
CBQL cho GV kí nhận những việc đạt được trong tiết dạy và những hạn chế
của tiết dạy, làm cơ sở cho việc kiếm tra đánh giá sự tiến bộ khả năng cập nhật đổi
mới phương pháp trong những lần dự sau.
Bước 5:Rút kinh nghiệm cho bản thân người CBQL sau dự giờ học được ở
GV sự sáng tạo nào? Từ đó bổ sung kiến thức phương pháp cho mình làm hành
trang trong việc kiểm tra đánh giá đồng nghiệp trong những lần kiểm tra.
*Lưu ý:Để bước 3 nhận xét tư vấn GV tiếp thu hiệu quả nhất CBQL cần
tôn trọng tư duy nhà giáo để Gv được nói ra ý tưởng của mình, CBQL chỉ nhẹ
nhàng uốn nắn những suy nghĩ chưa đảm bảo tính khoa học để GV nhận được bài
học từ sự tư vấn của CBQL về PP,cách thức tổ chức…sao cho phù hợp với năng
lực sư phạm của mỗi Gv và đối tượng Hs của GV đó.