Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.42 KB, 47 trang )


Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT
QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT
10/10
2.1. Các phương thức tiêu thụ và tài khoản sử dụng
2.1.1. Các phương thức tiêu thụ
Công tác tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp có thể được tiến hành theo
nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn tiêu thụ trực tiếp, chuyển hàng theo hợp
đồng, giao hàng cho đại lý, bán hàng trả góp ... Tuy đa dạng về hình thức nhưng toàn
bộ quá trình tiêu thụ nhất thiết phải được gắn với nghiệp vụ thanh toán. Do đó, việc
lựa chọn áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ không chỉ góp phần thúc đẩy
khả năng bán hàng mà còn đảm bảo thu hồi vốn đáp ứng yêu cầu tồn quỹ tiền mặt
của doanh nghiệp.
Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và hai thị trường tiêu thụ chính, thành
phẩm (TP) của Công ty sản xuất ra được tiêu thụ theo 2 phương thức chủ yếu, đó là:
phương thức tiêu thụ qua hợp đồng xuất khẩu và phương thức tiêu thụ trực tiếp.
• Với phương thức tiêu thụ qua hợp đồng xuất khẩu
Đây có thể nói là phương thức tiêu thụ chủ yếu đem lại trên 90% doanh thu cho
Công ty. Hiện tại, thị trường xuất khẩu là thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu, vì
thế, phương thức tiêu thụ qua hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài là hình thức tiêu
thụ sản phẩm chính của Công ty.
Căn cứ vào các Hợp đồng kinh tế ký kết với Công ty Vestergaard - Frandsen tại
Đan Mạch và sự đồng thuận giữa hai bên về mẫu mã giá thành, thành phẩm xuất từ
kho xuất khẩu sẽ được chuyển đến kho hàng tại cảng Hải Phòng chờ vận chuyển lên
phương tiện chuyên chở (container). Trong suốt quá trình vận chuyển từ kho đến
cảng, số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty; vì vậy kế toán Công ty Cổ
phần Dệt 10/10 không định khoản gì trong suốt quá trình này. Chỉ khi nào hàng đã
lên phương tiện chuyên chở và nhận được Tờ khai hàng hoá xuất khẩu từ Hải quan,
thành phẩm được coi là đã tiêu thụ; lúc này doanh thu được ghi nhận.
Đ



Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
1
1

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Do Vestergaard - Frandsen là khách hàng thường xuyên nên Công ty áp dụng
hình thức thanh toán trả chậm với đơn vị này (cho phép thanh toán sau 45 ngày tính
từ thời điểm giao hàng).
• Với phương thức tiêu thụ trực tiếp
Phương thức này được áp dụng cho thị trường trong nước. Mặc dù doanh thu
đem lại từ hình thức tiêu thụ này còn nhỏ (chỉ khoảng 10% doanh thu tiêu thụ)
nhưng với một thị trường tiềm năng như thị trường trong nước việc sử dụng hình
thức tiêu thụ trực tiếp cùng với việc phát triển thêm các hình thức tiêu thụ khác (giao
hàng cho đại lý, bán hàng trả góp ...) sẽ giúp Công ty có thể mở rộng thị trường tiêu
thụ đem lại nguồn doanh thu cao hơn từ thị trường này.
Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, Công ty sẽ tiến hành bán thành phẩm trực
tiếp tại kho nội địa. Sản phẩm sau khi bàn giao với khách hàng được chính thức coi
là đã tiêu thụ, Công ty mất quyền sở hữu với số hàng đã bán và doanh thu sẽ được
ghi nhận ngay cùng với thời điểm xuất kho thành phẩm.
Hình thức thanh toán của Công ty đối với khách hàng trong nước tuỳ thuộc vào
từng trường hợp cụ thể. Với những khách hàng mới đến làm thủ tục mua trực tiếp
thì phải thanh toán ngay, chỉ có những khách hàng trong nước là khách hàng thường
xuyên, Công ty mới cho phép thanh toán sau; thời hạn thanh toán tuỳ thuộc vào thoả

thuận của hai bên. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể ứng trước tiền khi mua hàng
cho Công ty, trường hợp này thường xảy ra khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng tại
Công ty.
Bên cạnh hai hình thức tiêu thụ chủ yếu như đã nói ở trên, Công ty còn sử dụng
phương thức tiêu thụ nội bộ khi cần xuất hàng để viên trợ, khen thưởng cho công
nhân viên, quảng cáo cho mẫu hàng mới ... Trong trường hợp này, kế toán cũng ghi
nhận doanh thu tiêu thụ song song với nghiệp vụ xuất kho thành phẩm.
2.1.2. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm, Công ty đang thực hiện theo đúng
chế độ kế toán. Trong đó, các tài khoản được sử dụng bao gồm:
• TK 155 – Thành phẩm. Đây là tài khoản dùng để hạch toán tình hình tăng, giảm và
tồn kho thành phẩm. Nội dung phản ánh của TK này như sau:
Bên Nợ:
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
2
2

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
- Trị giá của thành phẩm nhập kho;
- Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;

- Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
Tài khoản này không được chi tiết trong quá trình hạch toán tại Công ty Cổ
phần Dệt 10/10.
• TK 511 – Doanh thu bán hàng, TK này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu
bán hàng thực tế của Công ty trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó, tính
ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
Bên Nợ:
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm của Công ty thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và Công ty có chi tiết TK này thành tài
khoản cấp 2 phục vụ cho mục đích xác định kết quả tiêu thụ:
 TK 511.1 – Doanh thu xuất khẩu.
 TK 511.2 – Doanh thu nội địa.
• TK 632 – Giá vốn hàng bán, được sử dụng để theo dõi giá vốn của thành phẩm xuất
bán trong kỳ, đây là giá thành thực tế của sản phẩm xuất bán từ kho.
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm đã bán trong kỳ;
- Chi phí NVL, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất
chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách
nhiệm cá nhân gây ra;
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 –Xác định kết
quả kinh doanh;
Đ

Th


Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
3
3

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. Công ty không mở tiểu khoản chi tiết
cho TK này.
Ngoài các tài khoản nói trên, trong quá trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm, kế
toán Công ty Cổ phần Dệt 10/10 còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như:
TK 131, TK 111, TK 112, TK 333, ...
2.2. Thực trạng kế toán tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10
2.2.1. Kế toán tiêu thụ theo phương thức hợp đồng xuất khẩu
Khi tiêu thụ theo phương thức xuất khẩu, hàng hoá của Công ty Cổ phần Dệt
10/10 là mặt hàng không phải chịu thuế xuất khẩu (do mặt hàng dệt, may thuộc hàng
khuyến khích xuất khẩu theo quy định của Nhà nước) và hầu hết đều có thuế suất
thuế GTGT bằng 0% (các nghiệp vụ xuất khẩu giá trị lớn có làm Tờ khai hàng hoá
xuất khẩu). Tuy nhiên, trong một số trường hợp xuất hàng số lượng nhỏ không khai
báo với Hải quan, lượng hàng đó phải chịu thuế GTGT, khi đó, Công ty tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ áp dụng cho từng mức thuế suất phù hợp.
Quy trình tiêu thụ theo phương thức hợp đồng xuất khẩu được bắt đầu từ việc
khách hàng thường là Công ty Vestergaard - Frandsen thông qua Phòng Kinh doanh
đặt hàng với Công ty bằng việc ký kết các Hợp đồng kinh tế. Trong Hợp đồng quy

định rõ mẫu mã, giá cả và cách thức thanh toán.
Sau khi hợp đồng đã được ký kết, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 tiến hành sản
xuất theo mẫu đã thoả thuận. Đến khi hoàn thành, Công ty chuyển mẫu hàng cho
khách hàng kiểm tra; khi đã có sự đồng thuận của hai bên, Công ty bắt đầu quy trình
xuất hàng. Công ty xuất khẩu thành phẩm theo giá FOB tại cảng Hải Phòng.
Khi chuẩn bị xuất hàng Công ty gửi chỉ thị xuất hàng (do khách hàng gửi sang)
và danh mục hàng xuất khẩu cho Hải quan để làm Tờ khai hàng xuất khẩu (Biểu số
2 – 1). Khi hàng được chuyển đến cảng Hải Phòng, cơ quan Hải quan kiểm tra lại
hàng và ký nhận vào tờ khai. Tờ khai được lập thành hai bản, một bản do cơ quan
Hải quan giữ, một bản Công ty dùng làm căn cứ lập biên bản xác nhận việc chuyển
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
4
4

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
giao hàng hoá. Sau khi nhận được biên bản hàng coi như đã được tiêu thụ, kế toán
có thể ghi nhận doanh thu.
Đồng thời với quá trình làm thủ tục xuất hàng, Công ty lập Hoá đơn thương
mại (Original Invoice) gửi kèm cùng các chứng từ khác để hoàn thiện bộ hồ sơ xuất
khẩu gửi sang cho khách hàng.
Sau khi đã hoàn thiện mọi thủ tục xuất hàng, một bản của Hoá đơn thương mại,
Tờ khai xuất khẩu sẽ được chuyển cho Phòng Tài vụ để làm các thủ tục thanh toán

với khách hàng và cơ quan Hải quan, đồng thời, ghi sổ doanh thu, khoản phải thu
khách hàng và GVHB. Việc theo dõi doanh thu và phải thu khách hàng do kế toán
tiêu thụ thực hiện; còn việc theo dõi GVHB do Kế toán trưởng thực hiện.
Sau khi lô hàng xác định xuất khẩu hoàn thành, căn cứ vào các chứng từ để đối
chiếu xác nhận số lượng, đơn giá, giá trị thực tế trên các chứng từ xuất khẩu đã phù
hợp, kế toán tiến hành lập Hoá đơn GTGT (Biểu số 2 – 2), hoá đơn này chỉ mang
tính thủ tục dùng để sử dụng nội bộ và đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế.
Các chứng từ phản ánh nghiệp vụ xuất khẩu TP tại Công ty bao gồm:
- Đơn hàng chính thức
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu
- Giấy báo xuất hàng lên Container
- Hoá đơn thương mại (Original Invoice)
Hàng ngày, dựa trên các chứng từ này, kế toán tiêu thụ căn cứ vào số lượng và
đơn giá của từng mặt hàng trong từng lần xuất khẩu, tính ra doanh thu theo nguyên
tệ và đổi ra Việt Nam đồng (VND) theo giá hạch toán, đến cuối quý mới điều chỉnh
theo giá thực tế ngày cuối quý và tiến hành ghi Sổ chi tiết tiêu thụ thành phẩm xuất
khẩu. Sổ này dùng để theo dõi tình hình tiêu thụ của Công ty theo từng loại về mặt
số lượng và giá bán thành phẩm xuất khẩu. Đơn giá bán được lấy căn cứ vào đơn giá
ghi trong Hợp đồng kinh tế hoặc Hoá đơn GTGT.
Chẳng hạn như, một nghiệp vụ xuất khẩu phát sinh vào ngày 28/10/2008.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 01/2008XK; SPO7960, Công ty tiến hành xuất
khẩu 1.049.150 chiếc màn chống muỗi với kiểu màn 130 x 180 x 150, 100
D
,
trắng; đơn giá bán 2,411USD/1 chiếc; kế toán lập chứng từ và ghi sổ như sau:
Đ

Th


Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
5
5

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Căn cứ vào hợp đồng đã ký với khách hàng, Công ty tiến hành SX và làm các
thủ tục xuất khẩu, lập Tờ khai hàng xuất khẩu và chuyển hàng lên Container.
Biểu số 2 – 1:
Tờ khai xuất khẩu hàng hoá
FROM: MEKONG CARD FREIGHT Oct. 28 2008 04:58PM
TỜ KHAI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU
Bản lưu người khai Hải quan
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Cục Hải quan : HN
Chi cục Hải quan: Bắc HN
Tờ khai số: 2007/ XK/ XSXN/DHN
Ngày đăng ký : 28/10/2008
Số lượng phụ lục tờ khai : 01
Cán bộ đăng ký
A - PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN KÊ KHAI
1. Người xuất khẩu: 0100100590
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10
253, MINH KHAI, HÀ NỘI
5. Loại hình: SXXK 6. Giấy phép (nếu có)
2. Người nhập khẩu:
UNDP-DRC KINSHASA DEMOCRATIC

REBLIC OF CONGO
7. Hợp đồng
Số : 01/2008XK;SPO7960
Ngày : 26/9/2008
Ngày hết hạn:
8. Nước nhập khẩu:
CONGO
3. Người uỷ thác 9. Cửa khẩu xuất hàng:
HAIPHONG
10. Điều kiện giao hàng:
FOB HAIPHONG
4. Đại lý làm thủ tục: 11. Đồng tiền thanh toán:
USD
Tỷ giá tính thuế:
12. Phương thức t. toán:
TTR
TT
Tên hàng quy cách
phẩm chất
Mã số hàng
hoá
Số
lượng
Đơn vị
tính
Đơn giá
nguyên tệ
Thành tiền
1 Màn tuyn tẩm thuốc muỗi
mới 100% sản xuất tại VN

cỡ 130x180x150cm, 100D,
trắng
630312000
0
1,049,15
0
Cái 2.144 2,249,377.60$

Cộng : 2.249.377,60$
Chứng từ đi kèm Bản chính Bản sao
Hợp đồng thương mại : 01
Bản kê chi tiết : 02
Ngày tháng năm 2008
(Người khai báo ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức danh)
(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)
Sau khi nhận được hồ sơ xuất khẩu, kế toán tiến hành lập Hoá đơn giá trị gia
tăng (biểu số 2 – 2), hoá đơn được lập làm 3 liên nhưng được lưu trữ cả 3 liên tại
Công ty với mục đích sử dụng nội bộ.
Biểu số 2 – 2:
Hoá đơn giá trị gia tăng
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
6

6

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Đơn vị bán hàng: .............................................
Địa chỉ:
Số Tài khoản:
Điện thoại: Mã số:
Họ tên người mua hàng: Vestergaard - Frandsen SA
Tên đơn vị :.......................................................................................
Địa chỉ : Democratic Republic of Congo
Hình thức thanh toán: NTTC

Mã số:
TT Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
Permanet 2.0 Insecticede treated
100% polyester mosquito bednets
130x180x150, 100
D

, white Pcs 1.049.150 2,144 2.249.377,60$
1USD = 16.000VNĐ. Cộng tiền hàng: 2.249.377,60$ = 35.990.041.600VNĐ
Thuế suất GTGT: 0%. Tiền thuế GTGT:
Tổng tiền thanh toán: 2.249.377,60$ = 35.990.041.600VNĐ
Số tiền bằng chữ: Ba mươi lăm tỷ, chín trăm chín mươi triệu, không trăm bốn mươi mốt ngàn, sáu trăm
đồng ./.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu, họ tên)

(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
7
Mẫu số 01/GTKT – 3LL
LH/2008B
0081690
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10
SỐ 9/253 MINH KHAI – VĨNH TUY
– HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI
MST : 0100100590
7

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Khi kế toán nhận được toàn bộ chứng từ phản ánh nghiệp vụ xuất khẩu sẽ ghi
Sổ chi tiết tiêu thụ TP xuất khẩu (Biểu số 2 – 3), định khoản theo tỷ giá hạch toán :
 Nợ TK 131.1 : 2,411 x 1.049.150 x 16.000 = 35.990.041.600
Có TK 511.1: 35.990.041.600
Đến cuối quý, căn cứ vào tỷ giá ngày cuối quý, kế toán điều chỉnh doanh thu
xuất khẩu trong quý. Do tỷ giá ngày cuối quý IV/2008 là 16.800VNĐ/USD lớn hơn
tỷ giá hạch toán đã ghi sổ nên kế toán phản ánh bút toán điều chỉnh tăng doanh thu
trên Sổ tiêu thụ. Tổng doanh thu xuất khẩu theo tỷ giá hạch toán trong quý đạt
320.848.223.040 VNĐ, tương ứng với 20.053.014 USD, khi đó, bút toán điều chỉnh
doanh thu trong quý như sau:
 Nợ TK 413 : 20.053.014 x (16.800 – 16000) = 16.042.411.152
Có TK 511 : 16.042.411.152
Do Công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá TP xuất
kho nên cuối kỳ, Kế toán trưởng mới tiến hành tính giá vốn lô hàng xuất khẩu. Vì
vậy, kế toán định khoản nghiệp vụ trên như sau:
 Phản ánh giá vốn hàng bán theo chỉ tiêu số lượng vào Bảng kê số 8:
Nợ TK 632: 1.049.150 chiếc
Có TK 155 : 1.049.150 chiếc.
Cuối quý, Kế toán trưởng tính ra đơn giá từng mặt hàng bán trong kỳ và bổ
sung cột đơn giá, giá trị cho hàng xuất kho trên Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn
kho thành phẩm, Bảng kê số 8, Sổ chi tiết giá vốn hàng bán.
Tiếp đó, sau thời hạn thanh toán 45 ngày, Công ty Vestergaard - Frandsen thanh
toán số tiền hàng là 2.249.377,60$ qua tài khoản của Công tại ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Công ty đã nhân được Giấy báo Có của ngân
hàng. Kế toán thanh toán tiến hành định khoản:
Nợ TK 112.2 : 2.249.377,60 x 16.000 = 35.990.041.600
Có TK 131.1 : 35.990.041.600
Dựa vào chứng từ Ngân hàng và một số chứng từ khác, kế toán vào Bảng kê số
2, Sổ chi tiết thanh toán quý IV/2008 ...
Đến đây, kế toán nghiệp vụ bán hàng qua hợp đồng xuất khẩu số 01/2008XK;

SPO7960, hoá đơn giá trị gia tăng số 0081690 đã hoàn thành.
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
8
8

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Biểu số 2 – 3:
Sổ chi tiết tiêu thụ TP xuất khẩu
Đơn vị : Công ty Cổ phần Dệt 10/10
Địa chỉ :

SỔ TIÊU THỤ - CHI TIẾT TP XUẤT KHẨU
Quý IV/2008
Số HĐ NT
Tên
người
mua
DT
chưa
thuế
GTGT
Thuế

GTGT
đầu ra
Số CT
thanh
toán
TK
111.1
TK
112.2
TK
131.1
...
... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
81651 12/10
Denmark
Iv số 301
(1.234,15
USD)
17.951.2
00
1.795.12
0
17.951.2
00
1.795.12
0
... ... ...
...
... ... ... ... ... ...
81690 31/10

Denmark
Iv số 533
(2.249.37
7,6USD)
35.990.0
41.600
35.990.0
41.600
... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Cộng tiêu
thụ
XK
tháng
10
138.405.
128.160
2.223.93
6
13.943.5
08.816
74.885.8
23.920
... ... ... ... ... ... ... ... ...
...
Cộng tiêu
thụ XK
tháng
12
... ... ... ... ... ... ... ... ...
...

Cộng tiêu
thụ XK
quý
IV/2008
336.890.
634.192
49.138.6
35
113.195.
128.944
102.551.
822.507
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2008
Người
lập

Kế
toán
trưởng
(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
9

9

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
2.2.2. Kế toán tiêu thụ theo phương thức bán buôn trực tiếp
Thành phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước là các loại màn Công ty
sản xuất theo một kích thước nhất định. Đối với thành phẩm nội đia, kế toán mã hoá
bằng cách viết tắt tên thành phẩm để tiện ghi sổ. Ví dụ như: màn đôi trắng có cửa là
Cửa T, màn đôi trắng không cửa là MĐ01, màn đôi trắng không cửa có hoa là 01 TH
... Công ty thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Sản phẩm của
Công ty khi tiêu thụ trong nước chủ yếu là các mặt hàng chịu thuế GTGT 10%, tuy
nhiên, một số loại phế liệu như dầu thải, dầu đốt hỏng ... khi bán chỉ phải chịu thuế
suất thuế GTGT là 5% hay một số nghiệp vụ xuất hàng cho Ban quản lý dự án quỹ
phòng chống sốt rét Việt Nam sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất bán.
Thành phẩm nội địa của Công ty được tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp.
Khách hàng trực tiếp mua sản phẩm tại kho, Công ty không thực hiện bán hàng trực
tiếp tại các phân xưởng sản xuất.
Khi có nhu cầu, khách hàng đến Phòng Kinh doanh làm thủ tục mua hàng,
Phòng Kinh doanh căn cứ vào nhu cầu khách hàng viết Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá
đơn được lập thành 3 liên : Liên 1 (màu tím), Liên 2 (màu đỏ) và Liên 3 (màu xanh).
Trong đó, liên 1 sẽ được lưu tại Phòng Kinh doanh, 2 liên còn lại đem sang Phòng
tài vụ để hoàn chỉnh chứng từ. Kế toán tiêu thụ có nhiệm vụ kiểm tra hoá đơn, nếu
đúng sẽ ký tên xác nhận. Thông thường khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt.
Vì vậy, căn cứ vào số tiền trên hoá đơn, Thủ quỹ tiến hành thu tiền và Kế toán thanh
toán viết Phiếu thu. Sau khi hoàn tất thủ tục mua hàng, khách hàng mang 2 liên
xuống kho, thủ kho kiểm tra, ký tên và giao hàng cho khách. Đồng thời liên màu đỏ
giao cho khách hàng, liên màu xanh thủ kho giữ để ghi thẻ kho và cùng thời điểm đó
Kế toán tiêu thụ ghi nhận doanh thu. Cuối quý, Kế toán tiêu thụ tiến hành vào Sổ chi
tiết tiêu thụ thành phẩm nội địa. Trường hợp khách hàng thanh toán qua ngân hàng
hoặc thanh toán sau, kế toán ghi nhận doanh thu đối ứng với TK 131 - Phải thu
khách hàng.

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, khi xuất hàng dùng cho biếu tặng, viện trợ
khen thưởng, sau khi đã có sự phê duyệt của Tổng Giám đốc, Phòng Kinh doanh
chuyển yêu cầu xuất hàng xuống cho thủ kho. Phòng Kinh doanh cũng lập hoá đơn
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
10
(Nguồn

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
GTGT giống như trường hợp bán hàng trực tiếp, trên hoá đơn này giá trị hàng hoá
được ghi nhận theo giá vốn và dòng thuế suất thuế GTGT được gạch bỏ.
Chẳng hạn như, vào ngày 18/12/2008, Công ty bán hàng cho Cửa hàng Hương
Sen theo Hoá đơn GTGT số 0082705, số lượng là 100 chiếc màn đôi trắng không
cửa có đơn giá bán 42.760 đồng/1 chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%. Khách hàng
thanh toán ngay bằng tiền mặt.
Để hạch toán nghiệp vụ trên, kế toán tiến hành ghi sổ như sau:
Căn cứ vào Hoá đơn GTGT Phòng Kinh doanh lập (tương tự biểu số 2 – 2):
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 3: Nội bộ
Ngày 28 tháng 12 năm 2008
Đơn vị bán hàng:
Địa chỉ:

Số Tài khoản:
Điện thoại: Mã số:
Họ tên người mua hàng: ....................................................................
Tên đơn vị : Cửa hàng Hương Sen.
Địa chỉ : Hà Nội
Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt

Mã số:
TT Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
Màn đôi trắng không cửa chiếc 100 42.760 4.276.000
Cộng tiền hàng: 4.276.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 427.600
Tổng cộng tiền thanh toán: 4.703.600
Số tiền bằng chữ: Bốn triệu, bảy trăm linh ba nghìn, sáu trăm đồng ./.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu, họ tên)
(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)
Kế toán tiêu thụ tiến hành phản ánh doanh thu vào Sổ tiêu thụ chi tiết cho thành
phẩm nội địa (Biểu số 2 – 5) và định khoản:
Nợ TK 111.1 : 4.703.600
Có TK 511 : 4.276.000
Có TK 3331 : 427.600
Đ


Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
11
Mẫu số 01/GTKT – 3LL
LH/2008B
0082705
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10
SỐ 9/253 MINH KHAI – VĨNH TUY
– HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI
MST : 0100100590

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Đồng thời với việc ghi nhận doanh thu tiêu thụ, số lượng thành phẩm xuất
được phản ánh trên Thẻ kho và số tiền khách hàng đã thanh toán trên Phiếu thu (khi
khách hàng thanh toán bằng tiền mặt cho thủ quỹ, Kế toán thanh toán viết Phiếu thu
tiền – Biểu số 2 – 4).
Biểu số 2 – 4:
Số: PT 486
Nợ: 111
Có: 511
Phiếu thu tiền
Đơn vị : Công ty Cổ phần Dệt 10/10
Địa chỉ :
PHIẾU THU
Ngày 18 tháng 12 năm 2008

Họ tên
người
nộp
tiền:
Nguyễ
n
Ngọc
Bảo
Trâm
Địa
chỉ:
Cửa
hàng
Hươn
g Sen
Lý do
nộp:

Than
h toán
tiền
hàng
Số
tiền:
4.703.
600đ
Bằng
chữ:
Bốn triệu bảy trăm linh ba ngàn sáu trăm đồng chẵn ./.
Kèm theo: 01 chứng từ gốc (Hoá đơn GTGT số 0082705).

Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
12

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Ngày
18
tháng
12
năm
2008
Lập
Phiếu
Người
Nộp
Tiền
Thủ
Quỹ
Kế
Toán
Trưởn
g
Giám Đốc

Biểu số 2 – 5:
Sổ chi tiết
tiêu thụ TP nội địa
SỔ TIÊU THỤ - CHI
TIẾT TP NỘI ĐỊA
Quý IV/2008
S NT
D
t
T S T
.
MM
...
T T S T S T
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
8
2
7
0
5
1 C 4 4
P 4 1 4
8
2
7
1
1
2
C
7 7

7 2 1
.
...
8
2
2 B 1 -
G 8 8
6
0
1
8
2
7
5
0
3 B
5
-
P 5 1 5
.
.
. . . .
. . . . . . . . .
. . . . .
Ct
. . . . . . . . .
- 8 3 . . . . .
- 8 2
Ct
5

.
9
.
1
1
4
0
1
.
6
0
1
7
- 1
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
13

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
- 2 1
- 6 6
Đơn vị : Công ty Cổ phần Dệt 10/10
Đ

Người lập
Kế toán trưởng
(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
14

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Cuối quý, Kế toán tiêu thụ căn cứ vào các bảng kê và Sổ chi tiết tiêu thụ thành
phẩm (sổ này dùng để theo dõi tình hình tiêu thụ của Công ty theo từng loại thành
phẩm về mặt số lượng và giá bán, bao gồm cả thành phẩm xuất khẩu và thành phẩm
tiêu thụ trong nước) để lập:
- Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết theo từng loại thành phẩm (Biểu số 2 – 6).
Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết theo từng loại thành phẩm phản ánh số lượng,
giá trị từng mặt hàng tiêu thụ trong các quý và tổng tiêu thụ cả năm tài chính.
Việc chi tiết tình hình tiêu thụ theo từng loại sản phẩm như trên không chỉ giúp
Công ty thuận tiện trong việc ghi chép sổ sách, kiểm tra, đối chiếu giữa các nhân
viên kế toán mà còn giúp Ban giám đốc có thể dễ dàng nhận thấy tình hình tiêu thụ
từng mặt hàng, từ đó có những biện pháp đẩy mạnh công tác bán hàng, tăng doanh
thu tiêu thụ hơn nữa.
- Và Bảng tổng hợp tiêu thụ (Biểu số 2 – 7).
Bảng tổng hợp tiêu thụ phản ánh tổng phát sinh Có của tài khoản 511 – Doanh
thu tiêu thụ đối ứng với số phát sinh bên Nợ các tài khoản liên quan đến quá trình

thanh toán như: TK 111, TK 112, TK 131, TK 331 ...
Sử dụng Bảng tổng hợp tiêu thụ sẽ cho nhân viên kế toán, Ban giám đốc cái
nhìn tổng quan về tình hình tiêu thụ trong từng tháng, từng quý và trong cả năm tài
chính theo chỉ tiêu tổng doanh thu tiêu thụ.
Không những vậy, việc lập Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết doanh thu theo các
tài khoản đối ứng còn giúp kế toán viên theo dõi tình hình thanh toán, tình hình tồn
quỹ, để từ đó có những biện pháp hợp lý vừa đảm bảo đẩy mạnh công tác bán hàng
vừa thu hồi vốn, tránh rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán.
Mặt khác, Bảng tổng hợp tiêu thụ còn là cơ sở để Kế toán tiêu thụ đối chiếu số
phát sinh với Kế toán thanh toán và nhân viên kế toán các phần hành khác; từ đó,
chuyển dữ liệu liên quan cho Kế toán trưởng lập báo cáo kế toán được nhanh chóng,
chính xác.
Ngoài ra, số liệu tổng cộng các quý trên Bảng này được sử dụng để vào sổ Cái
TK 511, sổ Cái TK 911 và ghi Nhật ký chứng từ số 8.
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
15

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Biểu số 2 – 6:
Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết theo từng loại sản phẩm
Đơn vị: Công ty Cổ phần Dệt 10/10
Địa chỉ: ……………………………..

Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
16

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
BẢN
G
TỔN
G
HỢP
TIÊU
THỤ
CHI
TIẾT
THE
O
TỪN
G
LOẠI
SẢN
PHẨ
M
Năm 2008

Tên sản
phẩm
Quý I Quý II Quý III Quý IV
Tổng
cộng cả
năm
SL TT(đồng) SL TT(đồng) SL TT(đồng) SL TT(đồng) SL TT(đồng)
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
17

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Sau khi hoàn tất Bảng tổng hợp tiêu thụ, dựa trên Sổ tiêu thụ, Bảng tổng hợp
vừa lập, Sổ chi tiết TK 111, 112, Bảng kê số 1, Bảng kê số 2, NKCT số 1, NKCT số
2 và kết quả đối chiếu với Kế toán thanh toán, Kế toán chi phí ... Kế toán tiêu thụ
tổng hợp lại các khoản phải thu khách hàng để lập Sổ theo dõi phải thu của khách
hàng (Biểu số 2 – 8) và Bảng kê số 11 (Biểu số 2 – 9).
Sổ theo dõi phải thu khách hàng được lập tổng hợp cho cả quý, trong đó phản
ánh số dư nợ đầu kỳ, từng trường hợp thanh toán và số dư nợ cuối kỳ của từng
khách hàng.
Số liệu để ghi Sổ theo dõi phải thu khách hàng được lấy từ sổ theo dõi thu tiền
(tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) đối chiếu với số liệu ở Sổ tiêu thụ.
Việc sử dụng Sổ theo dõi thanh toán giúp Công ty có thể theo dõi tình hình các

khoản nợ của khách hàng, từ đó có các biện pháp xử lý nếu số dư Nợ trên tài khoản
131 của một khách hàng quá lâu. Bên cạnh đó, việc theo dõi riêng khoản phải thu cả
về doanh thu chưa thuế và thuế giá trị gia tăng phải nộp sẽ giúp cho công việc tính
số thuế GTGT phải nộp cuối kỳ, lập Tờ khai hàng hoá, sản phẩm bán ra được nhanh
chóng, dễ dàng, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho Kế toán trưởng, Ban giám
đốc và cơ quan Thuế.
Bảng kê số 11 dùng để phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng với người mua,
là tổng số phát sinh trên tài khoản 131 - Phải thu khách hàng (cả số phát sinh bên Nợ
và số phát sinh bên Có).
Bảng kê số 11 gồm có các cột số thứ tự, tên người mua, số dư, các cột phản
ánh số phát sinh bên Nợ, bên Có TK 131 đối ứng Có hoặc Nợ với các tài khoản liên
quan.
Bảng kê số 11 được lập dựa trên số liệu tổng cộng cuối tháng của Sổ theo dõi
thanh toán mở cho từng khách hàng và ghi một lần vào một dòng của Bảng kê (mỗi
khách hàng được ghi vào một dòng trên Bảng kê).
Sau đó, cuối quý, khoá sổ Bảng kê số 11, xác định số phát sinh bên Có tài
khoản 131 và lấy số tổng cộng trên Bảng kê để ghi NKCT số 8 (ghi Có TK 131, Nợ
các TK liên quan) (Biểu số 2 – 19) và sổ Cái TK 131.
Đơn vị : Công ty Cổ phần Dệt 10/10
Đ

Th

Ph
ươ
ng Nga - K
ế
toán 47C
18

×