Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HƯNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113 KB, 6 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HƯNG VIỆT
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ
phần Kỹ thuật Công nghiệp Hưng Việt
3.1.1. Về hệ thống chứng từ và sổ sách kết kế toán tiêu thụ và xác kết quả tiêu
thụ
Công ty sử dụng hệ thông chứng từ kế toán đầy đủ và phù hợp với các nghiệp
vụ phát sinh và với chế độ của nhà nước. Hệ thống sổ sách cũng được sử dụng đầy
đủ các loại sổ cần thiết. Quá trình luân chuyển và bảo quản chứng từ gốc từ kế toán
tại cửa hàng đến kế toán tại phòng kế toán của Công ty được thực hiện hợp lý và
đầy đủ.
3.1.2. Về hệ thống tài khoản dùng trong kế toán bán hàng và kết quả bán hàng
Công ty đã áp dụng một hệ thống tài khoản kế toán dùng trong kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả tiêu thụ đúng chế độ do bộ tài chính ban hành, thống nhất tại
cửa hàng và phòng kế toán của Công ty. Để theo dõi chi tiết từng mặt hàng giúp
cho kế toán thuận tiện hơn cho việc ghi chép một các đơn giản, rõ ràng và mang
tính thuyết phục, giảm nhẹ được phận nào khối lượng công việc kế toán, tránh
được sợ chồng chéo trong công việc ghi chép kế,Công ty đã mở tài khản chi tiết
cho một số loại sản phẩm.
3.1.3. Về việc tính giá hàng xuất kho
Hiện nay, tại Công ty đang áp dụng tính giá vốn hàng xuất kho theo giá đích
danh. Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp quản lý
hàng tồn kho theo từng lô hàng hóa. Như vậy, nếu kho hàng nhập vào tháng 1,
tháng 2,3,4 chưa tiêu thụ được, tháng 5 mới tiêu thụ thì hàng vẫn trong kho từ
tháng 1 đến tháng 4 chịu chi phí kho bãi. Chi phí này sẽ ko được tính vào giá hàng
hóa.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ
phần Kỹ thuật Công nghiệp Hưng Việt
3.2.1. Kiến nghị về việc xây dựng danh mục hàng hóa vật tư
Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Hưng Việt
chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh phẩm và dịch vụ hậu mãi được bảo


đảm. Hoặc là những khách hàng ưa chuộng công nghệ mới vì những sản phẩm mới
thường được đưa ra giới thiệu ở những cửa hàng nầy trước khi tung ra bán rộng rãi
trên thị trường.thương mại như: cung cấp và dịch vụ dầu khí, xây lắp cơ điện, cung
cấp thiết bị công nghiệp nặng, cung cấp thiết bị điện, tự động hóa, công nghệ thông
tin… Thiết bị, linh kiện của công ty rất nhiều và phong phú, lại được liệt kê riêng
lẻ. Vì vậy việc quản lý và theo dõi là hết sức khó khăn: thiết bị vô tuyến MTS
2000, cáp giao diện với máy tính, hộp giao diện với máy tính, bộ nguồn 6ES7-307-
1EA-0AA0, màn hiển thị quạt của biến tấn, pin lutinum, biến tần 3P,5.5 KW, bộ
hiển thị nhiệt độ nguồn cấp, cáp nhớ 64 Kby… Vì vậy Công ty nên xây dựng các
nhóm hàng hóa theo chức năng sử dụng: hàng hóa dùng cho máy tính, hàng hóa
dùng cho điều hòa nhiệt độ, hàng hóa dùng cho ổn áp…
3.2.2. Kiến nghị về chứng từ và tài khoản sử dụng trong kế toán tiêu thụ và kết
quả tiêu thụ
Vì hàng hóa của Công ty rất phong phú, Công ty nên chú ý tới việc xây dựng hệ
thống tài khoản cũng như hệ thống chứng từ kế toán chi tiết cho từng loại hàng hóa
cụ thể:
TK 156-Hàng hóa tin học
TK 156-Hàng hóa điện tử viễn thông
Đồng thời, để tiện cho việc theo dõi, quản lý và có những chính sách thích hợp
với từng khách hàng, Công ty cần phải xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết cho
từng khách hàng:
TK 131- Phải thu của khách hàng- Công ty Chế Biến và Kinh Doanh Các Sản
Phẩm Khí
TK 131- Phải thu của khách hàng - Công ty Cao Su Sao Vàng
TK 131- Phải thu của khách hàng- Tổng công ty Điện Lực Việt nam (EVN)
TK 131- Phải thu của khách hàng- Công ty Hệ thống kỹ thuật Ứng dụng ATS/ EVN

3.2.4. Kiến nghị về phương pháp tính giá hàng xuất kho
Về phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho.Hiện nay, chin nhánh tính trị giá
hàng xuất kho theo phương pháp giá đích danh, phương pháp này đơn giản nhưng

khó bù đắp chi phí. Do đó Cụng ty nên áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước
để tính trị giá hàng xuất kho. áp dụng phương pháp này thì giá trị hàng tồn kho sẽ
được phản ánh gần với giá trị hiện tại vì được tính theo giá của những lần nhập kho
mới nhất. Cuối kỳ, số lượng hàng hóa không bị tồn kho.
Đối với việc tính giá vốn của hàng xuất kho: Kế toán chỉ tính giá vốn trên trị giá
của hàng hoá mua thực tế mà không tính đến các chi phí phát sinh trong khâu mua,
các chi phí này được đưa vào chi phí bán hàng . Việc hạch toán như vậy vẫn chưa
đảm bảo phản ánh đúng nội dung kinh tế của các chi phí, làm ảnh hưởng đến việc
theo dõi tập hợp và phân bổ chi phí cho hàng hoá bán ra trong kỳ, gây khó khăn
cho công tác xác định giá bán hàng hoá.
Trong hoạt động kinh doanh, giá bán hàng hoá là một trong những yếu tố rất
quan trọng, nó quyết định đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường,
việc đưa ra một số chính sách giá cũng có thể dẫn đến thành công hay thất bại của
một doanh nghiệp. Xác định giá bán là một công việc mang tính khoa học, nghệ
thuật đồng thời cũng là một việc hết sức khó khăn phức tạp. Để có thể đưa ra một
chính sách giá linh hoạt, hợp lý đòi hỏi kế toán phải phản ánh một cách chính xác
trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để cung cấp đầy đủ chính xác các thông
tin số liệu có liên quan cho các nhà quản lý. Chính vì vậy việc xác định đúng đắn
trị giá vốn của hàng xuất kho là vấn đề thật sự cần thiết.
Khi mua hàng hoá, trị giá thực tế của hàng hoá sẽ được tập hợp vào TK 1561,
các chi phí phát sinh trong khâu mua kế toán phản ánh vào TK 1562. Việc hạch
toán như vậy giúp cho công tác kế toán bán hàng bóc tách được rõ ràng giữa chi
phí mua hàng và chi phí bán hàng, tập hợp được chi phí mua hàng phát sinh trong
khâu mua để cuối kỳ phân bổ cho lượng hàng đã xuất bán, gửi bán và còn tồn kho
nhằm xác định đúng trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ.
Hoàn thiện phương pháp kế toán chiết khấu bán hàng:
Khi phát sinh chiết khấu thương mại, kế toán ghi:
Nợ TK 521: Chiết khấu thanh toán chưa có thuế
Nợ TK 3331: Thuế giá trị gia tăng tương ứng
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chiết khấu thương mại sang TK 511 để giảm trừ
doanh thu kế toán ghi:
Nợ TK 511
Có TK 521
Việc hạch toán như trên giúp kế toán xác định rõ ràng giữa chi phí hoạt động
tài chính và chiết khấu thương mại nhằm có số liệu chính xác về kết quả sản xuất
kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính.
Đối với nghiệp vụ bán lẻ, khi cửa hàng bán được với giá cao hơn giá bán do
công ty quy định, phần chênh lệch kế toán nên phản ánh vào TK 521 nhằm thúc
đẩy, khuyến khích công tác bán lẻ hàng hoá tại cửa hàng.
Khi cửa hàng bán được hàng với giá cao hơn so với giá bán quy định và tiến
hành thanh toán với công ty, kế toán phản ánh khoản chiết khấu cho cửa hàng:
Nợ TK 521:
Có TK 111, 112
Cuối kỳ kết chuyển các khoản chiết khấu sang TK 511 để xác định
Doanh thu thực tế thực hiện trong kỳ:
Nợ TK 521
Có TK 511
KẾT LUẬN
Kế toán bán hàng có vai trò rất quan trọng đối với công tác kế toán của công ty
nói riêng và sự tồn tại của công ty nói chung. Do vậy việc hạch toán kế toán nghiệp
vụ bán hàng là thực sự cần thiết.

×