Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.3 KB, 12 trang )

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ Phần
xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản
3.1 Đánh giá khái quát thực trạng kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại
Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản.
Có thể nói đối với mọi doanh nghiệp hoạt động kế toán là rất cần thiết, nó góp
phần tạo nên sự thành công của một Công ty. Hoạt động thương mại là hoạt động
diễn ra trong lĩnh vực lưu thông và nó có những đặc trưng cơ bản là mua, bán, dự
trữ hàng hóa. Do vậy, nó đã chi phối trực tiếp đến nội dung kế toán. Đặc biệt với
một nền kinh tế hội nhập như hiện nay, cần phải chú trọng đến việc tổ chức công
tác kế toán một cách khoa học phù hợp đặc điểm, quy mô sản xuất hiện tại của
doanh nghiệp để bộ máy kế toán thực sự là một công cụ quản lý tài chính đắc lực.
Đối với một Công ty vấn đề tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ có ý nghĩa quyết
định sống còn của doanh nghiệp. Vì chính bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt
được mục tiêu “lợi nhuận”. Nhận thức được tầm quan trọng này, Công ty xuất
nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản luôn dành sự chú trọng đến công tác
kế toán trong đơn vị và đã đạt được những thành tựu nhất định.
3.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty đã tổ chức một bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh
doanh của Công ty, phát huy tốt vai trò của kế toán, trở thành một công cụ trợ giúp
đắc lực cho kế toán trưởng và giám đốc. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công
ty gọn nhẹ, hợp lý trong đó có quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho
từng nhân viên kế toán. Để công tác Kế toán đạt hiệu quả cao Công ty đã tổ chức
công tác kế toán theo hình thức tập trung đảm bảo sự đối chiếu kiểm tra lẫn nhau
giữa các phần hành kế toán giữa kế toán trưởng và kế toán viên.
Vì hoạt động chủ yếu của Công ty là mua bán hàng hóa, nghiệp vụ mua bán
phát sinh rất nhiều. Do đặc trưng này nên trong bộ phận kế toán có hai người
chuyên trách các nghiệp vụ mua và bán hàng hóa. Một người chuyên trách nghiệp
vụ mua hàng và thanh toán với người bán. Một người chuyên trách nghiệp vụ bán
hàng và thanh toán với người mua. Việc tổ chức như thế này là hoàn toàn hợp lý
vừa đảm bảo giảm được sai sót do nghiệp vụ phát sinh rất nhiều, vừa đảm bảo tính
kiểm soát trong Công ty. Ngoài ra, do trong Công ty có rất nhiều nghiệp vụ liên


quan đến ngân hàng nên bộ phận kế toán cũng bố trí một kế toán ngân hàng. Còn
tại các cửa hàng, Công ty đã bố trí một kế toán ghi chép các nghiệp vụ mua bán
chủ yếu về mặt số lượng và chuyển chứng từ về phòng kế toán để thực hiện hạch
toán.
3.1.2 Về sử dụng chứng từ kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
Công ty đã sử dụng đầy đủ chứng từ trong quá trình hạch toán, xây dựng quá
trình luân chuyển chứng từ khá hợp lý. Theo dõi về mặt số lượng và giá trị, thường
xuyên có đối chiếu, so sánh giữa phòng kế toán với kho và Phòng kinh doanh.
Điều này đảm bảo cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép đầy đủ kịp
thời chính xác. Các chứng từ sử dụng theo mẫu của Bộ tài chính ban hành, sau đó
dược đem vào lưu trữ và bảo quản cẩn thận theo quy định. Chứng từ của từng phần
hành được lưu trữ đầy đủ theo từng phần hành, việc phân công phân nhiệm rõ ràng
tránh sự chồng chéo trong bảo quản chứng từ. Các hóa đơn, chứng từ dược chuyển
dến phòng Kế toán một cách nhanh chóng, đầy đủ phục vụ cho việc theo dõi của
kế toán một cách thích hợp nhất. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản
ánh đầy đủ trung thực trên các chứng từ và sổ sách theo hình thức ghi sổ phù hợp.
Nhờ vậy, việc phân loại và tổng hợp các thông tin kinh tế việc ghi sổ tổng hợp gặp
nhiều thuận lợi. Chứng từ của Công ty được xây dựng trên cơ sở biểu mẫu ban
hành. Đối với các chứng từ đặc thù của Công ty có sự đồng ý bằng văn bản của cơ
quan có thẩm quyền. Mỗi chứng từ của Công ty đều được lập, kiểm tra chặt chẽ
bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đảm bảo giá trị lưu trữ, đảm bảo tính hợp
lệ, hợp pháp, hợp lý của chứng từ. Chứng từ vừa là cơ sở hạch toán vừa là cơ sở
pháp lý cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3.1.3 Về tài khoản phản ánh tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
Tổ chức tài khoản kế toán là việc thiết lập chế độ kế toán cho các đối tượng
hạch toán nhằm cung cấp các thông tin tổng quát về từng loại tài sản, nguồn vốn,
quá trình kinh doanh. Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty là một hệ thống đầy
đủ và chặt chẽ, phù hợp với quản lý, đảm bảo ghi chép được toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
Công ty không sử dụng một số tài khoản là do hạch toán không cần đến. Ví

dụ như tài khoản tiền đang chuyển, sử dụng tài khoản này là không cần thiết vì đối
với công ty vốn ít, vốn đi vay của ngân hàng là khá nhiều do vậy Công ty phải
giảm tối da số vốn bị chiếm dụng, làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Bên cạnh đó, Công ty cũng không sử dụng tín phiếu bằng tiền mặt chỉ sử
dụng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng do việc sử dụng này là không cần thiết. Do
Công ty có cả tài khoản tiền gửi Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển nên công ty đã chi tiết Tk 112 và Tk 635 ra theo từng ngan hàng khác
nhau. Điều này là hoàn toàn hợp lý, giảm thiểu sai xót, dễ dàng hơn trong quá trình
hạch toán.
Tuy nhiên, hiện tại công ty không sử dụng tài khoản 1562 để hạch toán chi
phí thu mua hàng hóa trong kỳ, mà các chi phí thu mua trong kỳ được phản ánh
vào tài khoản 641. Công ty sử dụng giá đích danh để tính giá vốn hàng xuất kho
nhưng giá vốn chủ yếu lại dược tính dựa trên hóa đơn GTGT của hàng hóa mua
vào, giá này thường không bao gồm chi phí bốc xếp, bao gói. Việc hạch toán như
thế này là không đúng với nguyên tắc tính giá vì giá vốn hàng hóa xuất kho phải
bao gồm tất cả các chi phí liên quan như chi phí bốc xếp, chi phí bao bì, chi phí
vận chuyển...
Việc tính toán sai giá vốn hàng bán sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu
giá vốn hàng bán của Công ty trên báo cáo kết quả kinh doanh và sẽ làm ảnh
hưởng đến cả chỉ tiêu hàng hóa tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Bởi vì chi phí
thu mua không được phân bổ cho hàng hóa mà lại dược tính tất cả vào chi phí
trong kỳ.
Tài khoản 641 chi phí bán hàng của Công ty bao gồm cả chi phí thu mua
hàng hóa trong kỳ. Việc hạch toán như thế này là không chinh xác, nó sẽ làm sai
lệch một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Ngoài ra, trong tài khoản 641 bao gồm
một số yếu tố của tài khoản 642 ví dụ như tài khoản chi phí dịch vụ mua ngoài (chi
phí điện nước, chi phí văn phòng phẩm). Việc hạch toán như vậy măc dù không
ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty nhưng vô tình làm cho chi phí bán hàng
bị cao lên một cách không cần thiết. Đối với những chi phí như dã nêu trên công ty

nên hạch toán vào tài khoản 642 những chi phí liên quan đến công tác quản lý
trong doanh nghiệp.
Đối với tài khoản 632 phản ánh giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu rất quan
trọng trên báo cáo tài chính và là cơ sở xác định giá của hàng bán ra. Tức là nó sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của hàng bán ra. Do đó đòi hỏi giá
vốn phải dược tính toán một cách đúng đắn, tuy nhiên Công ty không sử dụng tài
khoản chi phí thu mua mà tất cả chi phí thu mua lại được hạch toán trực tiếp vào
tài khoản chi phí bán hàng. Điều này đã làm cho giá vốn hàng bán của Công ty bị
thấp đi đồng thời lại thổi phồng chi phí bán hàng ảnh hưởng đến việc phân tích kết
quả bán hàng.
Về việc tính và trích khấu hao tài sản cố định Công ty thực hiện xác định kết
quả kinh doanh theo tháng, tuy nhiên đối với chi phí khấu hao tài sản cố định Công
ty không trích lập theo từng tháng mà chỉ tiến hành trích lập 6 tháng 1 lần. Điều
này làm sai lệch kết quả kinh doanh của Công ty trong tháng vì kết quả kinh doanh
được tính toán ra không bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định trong tháng đó.
Về thanh toán Công nợ do khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng
quen có quan hệ làm ăn lâu dài nên việc mua chịu hàng hóa xảy ra rất thường
xuyên. Điều này đã làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công
ty do Công ty phải thường xuyên đi vay vốn từ ngân hàng nên việc bị chiếm dụng
vốn sẽ làm ảnh hưởng đến việc tăng lượng vốn đi vay, làm tăng đáng kể chi phí lãi
vay từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
3.1.4 Về sổ sách phản ánh tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
Nói chung, Công ty đã thực hiện đúng các quy định của nhà nước về hệ thống
sổ kế toán tạo điều kiện cho việc cung cấp đầy đủ thông tin cho việc điều hành và
quản lý của Công ty.
Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ, tuy nhiên
sổ cái của Công ty lại không được lập theo mẫu sổ như đã quy định mà lại được lập
một cách rất đơn giản thêm vào. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình hạch
toán cũng như khó khăn trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và nếu có sai sót xảy ra
thì rất khó phát hiện. Việc sử dụng sổ sách kế toán trong Công ty hiện nay còn

chưa được thống nhất, đặc biệt là việc mở Sổ Cái cho các tài khoản chi tiết vào
cuối qúy mà không mở cho các tài khoản tổng hợp. Ngoài ra sổ sách của Công ty
vẫn còn mở một cách chung chung, chưa cụ thể rõ rệt về mặt nội dung và không
thể hiện được mối quan hệ so sánh, đối chiếu một cách logic.
Các chứng từ sổ sách của hình thức chứng từ ghi sổ được ghi phát sinh
hàng ngày trong khi đó tại doanh nghiệp việc ghi chép tại doanh nghiệp việc ghi
chép được thực hiện vào cuối tháng. Do vậy công việc của kế toán bị dồn vào
cuối tháng không những thế việc ghi sổ theo hình thức này nhiều giấy tờ sổ sách
ghi chép lại trùng lặp điều này đã ảnh hưởng đến phần nào hiệu quả chuyên môn
của mỗi nhân viên và ảnh hưởng đến công việc lập báo cáo tài chính.
Công ty không sử dụng nhật ký đặc biệt như nhật ký bán hàng, nhật ký thu
tiền… nên tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán vào sổ nhật

×