Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.07 KB, 67 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì mục
tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, do vậy các doanh nghiệp phải tự tìm
kiếm nguồn hàng, tự tổ chức quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá để
làm sao đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình.
Thực tế những năm qua cho thấy, không ít các doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ, đi đến phá sản trong khi các doanh nghiệp khác không ngừng phát
triển. Lý do đơn giản là vì các doanh nghiệp này đã xác định được nhu cầu
của xã hội biết sản xuất kinh doanh cái gì? Sản xuất kinh doanh cái gì? Và
kinh doanh phục vụ ai?...Chính vì thế mà doanh nghiệp đó sẽ bán được
nhiều thành phẩm hàng hoá với doanh số bù đắp được các khoản chi phí bỏ
ra và có lãi, từ đó mới có thể tồn tại đứng vững trên thị trường và chiến
thắng trong cạnh tranh.
Việc hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ là một điều rất
cần thiết, nó không những góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức
kế toán mà còn giúp các nhà quản lý nắm bắt được chính xác thông tin và
phản ánh kịp thời tình hình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của doanh
nghiệp. Những thông tin ấy là cơ sở cho họ phân tích đánh giá lựa chọn
phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
Tóm lại, đối với mỗi doanh nghiệp tiêu thụ là vấn đề đầu tiên cần
giải quyết, là khâu then chốt trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó
quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên trong quá trình thực
tập tại Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản,
với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng kế toán trong Công ty,
cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Văn Công,
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại


Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản” cho
chuyên đề của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề của em
gồm có những nội dung sau:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Vật tư
Nông nghiệp và Nông sản.
Phần 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công
ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản
Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công
ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản
Do thời gian và hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi
những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các
bạn để em có thể mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 thàng 4 năm 2009
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Phần 1
Tổng quan về Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Vật tư
Nông nghiệp và Nông sản
1.1 Lịch sử hình thành và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh
doanh tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và
Nông sản có ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản là
đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn). Trụ sở chính của Công ty đặt tại xã Ngũ Hiệp
_huyện Thanh Trì_thành phố Hà Nội.
Tiền thân của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và
Nông sản là trạm Vật tư Nông nghiệp cấp I Hà Nội được thành lập năm

1982. Đây là thời kỳ đánh dấu những bước đột phá dầu tiên trong tư duy
đổi mới quản lý kinh tế của đảng ta bằng việc bắt đầu cho áp dụng khoán
sản phẩm cho nông nghiệp. Nông nghiệp được chú trọng đầu tư hơn, vì vậy
nhu cầu sử dụng phân bón và các vật tư nông nghiệp khác tăng lên.Trạm
Vật tư Nông nghiệp I Hà Nội đã được đổi tên thành Xí nghiệp Vật Tư
Nông nghiệp I Hà Nội.
Những năm cuối 1980, đặc biệt là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI. Đảng và nhà nước ta đã có những đổi mới trong cơ cấu nghành
kinh tế, chuyển từ chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp nặng sang coi
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lấy nông nghiệp là cái gốc để phát triển
nền kinh tế. Trong giai đoạn này, nhu cầu sử dụng phân bón, các loại vật tư
nông nghiệp khác tăng lên trong phạm vi cả nước. Công tác tổ chức, phân
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
phối lưu thông vật tư nông nghiệp cũng được tiến hành, Tổng công ty Vật
tư Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Xí nghiệp Vật tư Nông nghiệp I Hà
Nội là một đơn vị trong hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp, Xí nghiệp
đã thực hiện chức năng cung cấp vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
theo sự quản lý, chỉ đạo của Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp.
Vào đầu những năm 1990, cơ chế mở của được áp dụng, chính sách
thương mại ngày càng thông thoáng, các doanh nghiệp đã có những cơ hội
tự chủ hơn trong kinh doanh. Đứng trước tình hình đổi mới của kinh tế đất
nước và nhu cầu của nông nghiệp về phân bón và vật tư khác ngày càng
tăng, Xí nghiệp Vật tư Nông nghiệp I đã được đổi thành Công ty Vật tư
Nông nghiệp cấp I Hà Nội theo quyết định số 99/NN-TCCB/QĐ ngày
28/1/1993 của bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thự phẩm (nay là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Cuối những năm 1990, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế
thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản

lý của nhà nước, đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế, Nhà nước ta đã
tiến hành tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Công ty Vật tư
Nông nghiệp là một trong những đơn vị đầu tiên của Tổng Công ty Vật tư
Nông nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Công ty đã tiến hành cổ phần hóa theo
hình thức bán một phần giá trị vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
Công ty Vật tư Nông nghiệp cấp I Hà Nội được chuyển thành công ty
cổ phần theo quyết định số 156/1999/QĐ-BNN-TCCB ngày 11-11-1999
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, với tên gọi đầy đủ
bằng tiếng việt là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và
Nông sản, tên giao dịch quốc tế Agricultural Materials and Products
Impotr Export Joint Stock Company, viết tắt là AMPIE,JS.co. Công ty đặt
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
trụ sở chính đặt tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Đến
đầu năm 2002, Công ty chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ khi
thành lập là 518.5200.000 đồng, trong đó cơ cấu vốn là:
Vốn của nhà nước ( là cổ đông sáng lập 48%) :2.488.800.000 đồng
Vốn của cổ đông ( là CBCNV 42%) : 2.177.800.000 đồng
Vốn của cổ đông ngoài công ty (10%) : 518.600.000 đồng
Việc chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần là một điểm mốc
quan trọng trong quá trình hoạt động của Công ty, với nhiệm vụ chính là
xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản. Nếu như trước đây, Công
ty được tổng Công ty phân phối hàng, thì hiện nay Công ty phải chủ động
trong mọi hoạt dộng kinh doanh, từ khâu tìm kiếm bạn hàng tới tiêu thụ sản
phẩm, hạch toán kinh tế độc lập và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
của Công ty mình. Đứng trước tình hình mới, đặc biệt là thị trường phân
bón thế giới và nông sản đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm đối
tác kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng cũng như tiêu thụ hàng hóa.
Tuy nhiên với sự năng động của Ban giám đốc, sự nỗ lực của toàn thể

cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty xuất nhập khẩu Vật tư Nông
nghiệp và Nông sản đã dần dần có chỗ đứng và đứng vững trên thị trường,
tạo được chữ tín với khách hàng và đối tác, hoạt động kinh doanh có hiệu
quả, góp phần tạo thu nhập cho Công ty, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với
nhà nước, đồng thời góp phần cải thiện nâng cao đời sống người lao động.
Để thấy rõ nét hơn về sự thay đổi này chúng ta sẽ xem xét kết quả hoạt
động kinh doanh của Công ty trong hai năm vừa qua:
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nồng sản.
Đơn vị tính : VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2008/2007 %
Doanh thu thuần 522.021.403.973 602.499.924.361 80.478520.388 13.36
Lợi nhuân sau thuế 1.345.362.791 2.337.061.041 981.698.240 42
Thu nhập bình quân 1.662.234 1.774.060 111.826 6,3
Tài sản cố định ( dư nợ) 123.926.127.327 145.170.115.913 21.243.988.586 14,63
Phải trả người bán ( dư nợ ) 3.309.225.981 7.622.197.397 4.312.971.416 56,58
Vay và nợ ngắn hạn ( dư có) 110.642.334.669 128.313.130.604 17.670.795.935 13,77
Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2007 và năm 2008.
Bảng trên cho thấy sự biến động của một số chỉ tiêu tài chính quan
trọng của Công ty. Nhìn chung sự so sánh hai năm 2007 và 2008 đã thấy
được Công ty đang có sự phát triển tốt. Điều này tạo đà cho sự phát triển
sắp tới.
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản được tổ chức theo phương thức trực

tuyến, mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng. Thực chất của phương thức
này là chuyên môn hóa hoạt động quản trị, tạo điều kiện thực hiện chặt chẽ hoạt
động diều hành, quản lý, kiểm tra và phù hợp với cơ cấu tổ chức của Công ty.
Đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty là Giám đốc kiêm chủ tịch hội
đồng quản trị. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty
theo chế độ, chủ trương và chịu mọi trách nhiệm về các vấn đề của Công ty
trước hội đồng quản trị, trước nhà nước và pháp luật. Giám đốc là người
xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty,
có quyền quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với
khách hàng và nhà cung cấp, quyết định khen thưởng, kỷ luật, mức lương,
phụ cấp đối với các nhân viên. Giám đốc tiến hành tổ chức thực hiện kế
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hoạch kinh doanh, quyết định các giải pháp phát triển thị trường.
Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp và
tư vấn cho Giám đốc về các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Công ty,
điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy
quyền.
Phó Giám đốc kinh doanh trực tiếp giao nhiệm vụ và quản lý hoạt
động của các phòng ban cùng các đơn vị trực thuộc trong khối kinh doanh,
duyệt các phương án kinh doanh do phòng kinh doanh trình lên.
Phó Giám đốc quản lý phụ trách các phòng ban trong khối quản lý,
giám sát quá trình thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Giúp việc cho Giám đốc và Phó Giám đốc là các phòng ban trực thuộc
được chia thành hai khối là khối kinh doanh và khối quản lý.
Khối kinh doanh bao gồm phòng kế hoạch kinh doanh, Trạm
kinh doanh Vật tư Nông nghiệp Hải Phòng, Trạm kinh doanh Vật tư Nông
nghiệp Thanh Hóa, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.

Phòng kế hoạch kinh doanh được tách thành hai bộ phận bộ
phận kế hoạch và bộ phận cửa hàng giúp cho công tác tổ chức hoạt đông
được hiệu quả. Bộ phận kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám
đốc xây dựng các chương trình, kế hoạch nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động
xuất nhập khẩu ngắn hạn và dài hạn. Tham mưu cho Giám đốc về thị
trường hàng hóa giá cả, địa bàn kinh doanh. Triển khai ký kết các hợp đồng
mua bán, vận chuyển giao nhận, tiêu thụ hàng hóa. Bộ phận cửa hàng có
nhiệm vụ giao nhận, bảo quản hàng hóa, bán hàng theo lệnh của Công ty và
thanh quyết toán với Công ty.
Các Trạm kinh doanh Vật tư Nông nghiệp Hải Phòng, Trạm kinh
doanh Vật tư Nông nghiệp Thanh Hóa, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
có nhiệm vụ tiếp nhận hàng hóa từ đầu mối của Công ty, phân phối cho thị
trường trong khu vực. Các trạm bán hàng theo lệnh của Công ty thực hiện
thanh quyết toán tiền hàng với Công ty.
Khối quản lý bao gồm hai phòng đó là phòng tổ chức hành chính và
phòng kế toán tài vụ
Phòng Tổ chức hành chính có chức năng tổ chức quản lý, đội
ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm thực hiện có hiệu quả công việc kinh
doanh của Công ty. Theo dõi công tác thi đua, khen thưởng, thực hiện các
chế độ, chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Phòng Kế toán tài vụ có nhiệm vụ khai thác mọi nguồn vốn
nhằm đảm bảo quá trình hoạt động của Công ty. Tham mưu cho giám đốc
trong công tác tài chính, tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế
toán, thông tin kinh tế tài chính của công ty. Phòng Kế toán có trách nhiệm
thu thập số liệu, chứng từ, thanh toán với các trạm, cửa hàng của công ty.
Tổng hợp số liệu, lên báo cáo tài chính nhằm cung cấp thêm thông tin kịp
thời phục vụ cho nhu cầu quản trị của Công ty, đáp ứng yêu cầu của các đối

tượng sử dụng thông tin trong và ngoài Công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản có thể khái quát qua sơ đồ
sau:
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư
Nông Nghiệp và Nông sản.
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
9
Giám Đốc
Phó Giám Đốc Kinh Doanh
Trạm
kinh
doanh
VTNN
Hải
Phòng
Phó Giám Đốc Quản Lý
Khối Kinh Doanh Khối Quản Lý
Trạm
kinh
doanh
VTNN
Thanh
Hóa
Chi
nhánh
tại TP

HCM
Phòng
Tổ chức
hành
chính
Phòng
Kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng
Kế toán
tài vụ
Cửa
hàng
KD
Văn
Điển
Cửa
hàng
KD

Đông
Cửa
hàng
KD
Do Lộ
Cửa
hàng
KD

Đồng
Văn
Hội Đồng Quản Trị
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.1.3 Đặc điểm hàng hóa và thị trường tiêu thụ
Hiện nay, số lượng hàng hóa của Công ty khá đa dạng với nhiều chủng
loại, trong đó chủ yếu là phân bón, còn lại là nguyên liệu để sản xuất thức
ăn chăn nuôi. Hiện Công ty thực hiện bán hàng hóa chịu thuế GTGT (Chủ
yếu là thuế suất 5%), đối với hàng hóa nhập khẩu thì chỉ phải chịu thuế suất
5% đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu, không phải chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt. Nhìn chung, sản phẩm phân bón hóa học với đặc tính phục vụ sản xuất
nông nghiệp nên được coi là mặt hàng thiết yếu đối với người nông dân.
Phân bón dạng hạt dễ sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản gặp
nhều khó khăn do đặc tính của sản phẩm là dễ bay hơi, dễ chảy nước. Đồng
thời, nhu cầu về phân bón lại mang tính thời vụ cao nên khối lượng phân
bón không đồng đều giữa các thời điểm trong năm, có tháng cao điểm còn
có tháng thì số lượng tiêu thụ ít. Vì vậy, Công ty phải có kế hoạch nhập
hàng và dự trữ hàng hợp lý, tránh tình trạng khan hiếm hoặc ứ đọng hàng.
Đồng thời phải thực hiện tốt khâu bảo quản và vệ sinh kho bãi.
Thị trường đầu vào của doanh nghiệp khá rộng lớn vì sản phẩm kinh
doanh là khá đa dạng. Tuy nhiên những sản phẩm nông nghiệp chỉ tập
trung ở phía Bắc, Phía nam và vùng Tây Nguyên. Công ty chỉ đặt trụ sở
giao dịch tại Hà Nội còn hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu diễn ra tại
các chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam của công ty.
Thị trường đầu ra cho sản phẩm của công ty gồm thị trường nước
ngoài khi công ty xuất nông sản và thị trường trong nước khi Công ty nhập
thiết bị nông nghiệp về. Thị trường nước ngoài chủ yếu là các nước phát
triển như Trung Quốc, Anh, Nhật Bản…Thị trường trong nước của Công ty
chủ yếu là các tỉnh phía Bắc.

Ngành Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, nhiều người vẫn còn tập
quán sản xuất manh mún, chính vì thế mà sẽ còn rất nhiều chỗ đứng cho
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
thiết bị vật tư nông nghiệp nhập khẩu. Nhưng với thói quen được trợ cấp
của nhà nước Công ty sẽ cần phải nỗ lực rất lớn để có thể đứng vững trên
thị trường và đối mặt với những khó khăn thách thức
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ
Phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản.
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Để tổ chức được bộ máy kế toán điều quan trọng đầu tiên là phải lựa
chọn được một hình thức kế toán phù hợp với tính chất, quy mô, đặc điểm
sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Vật tư Nông nghiệp và Nông sản là một Công ty hoạt động với quy mô vừa
chính bởi vậy bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập chung cho
toàn Công ty, các đơn vị trực thuộc chỉ có các nhân viên làm nhiệm vụ
hạch toán ban đầu, không có bộ phận kế toán riêng, cuối kỳ lập bảng cân
đối kế toán gửi số liệu lên trụ sở chính để tính lãi lỗ. Phòng kế toán của
Doanh nghiệp thực hiện mọi công tác kế toán, từ việc thu nhận xử lý, ghi
chép luân chuyển chứng từ, tổng hợp toàn bộ số liệu trên các báo cáo để lập
ra báo cáo chung về tình hình kinh doanh của Công ty, hướng dẫn kiểm tra
kế toán toàn doanh nghiệp, thông báo số liệu kế toán thống kê cần thiết cho
các đơn vị phụ thuộc. Các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ kinh tế phát sinh tại
đơn vị, định kỳ gửi chứng từ đã thu thập, kiểm tra xử lý về phòng kế toán
của Doanh nghiệp và lập ra các báo cáo kế toán về tình hình kinh doanh
của mình để nộp lên cấp trên tổng hợp.
Dựa trên đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô sản xuất, mức độ chuyên
môn hóa và trình độ cán bộ, phòng Kế toán tài vụ được biên chế sáu người
và được tổ chức theo các phần hành kế toán cụ thể.

Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm giám sát, tổ chức và điều
hành toàn bộ mạng lưới kế toán tài chính của. Công ty đồng thời phải báo
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
cáo một cách kịp thời chính xác đúng đắn với giám đốc tình hình và kết
quả hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, tham gia đóng góp ý kiến với
giám đốc để có biện pháp quản lý đầu tư có hiệu quả. Kế toán trưởng là
người trực tiếp chỉ đạo các vấn đề về công tác tài chính kế toán trong Công
ty, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhân viên thực hiện tốt công việc của
mình. Hướng dẫn nhân viên trong việc hạch toán ghi sổ sách về tình hình
hoạt động, chi phí của phòng mình giúp cho công tác kế toán cuối kỳ được
thuận lợi, chặt chẽ. Kế toán trưởng cũng là người luôn theo sát tình hình
vận động nguồn vốn của Công ty, đưa ra những báo cáo kịp thời cho Ban
Giám đốc giúp Ban Giám đốc có được điều kiện thuận lợi trong việc ra
quyết định.
Giúp việc cho Kế toán trưởng gồm có các nhân viên Kế toán phần hành.
Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kèm
theo các bảng kê, các chứng từ gốc để vào Sổ cái, hàng quý tiến hành tập
hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh, lập bảng cân đối
kế toán và các báo cáo tài chính khác. Giám sát và hạch toán tình hình biến
động tài sản cố định cả về số lượng và giá trị, hàng năm tiến hành kiểm kê
tài sản, tính và trích khấu hao tài sản, phân bổ vào giá thành sản phẩm,
phản ánh tình hình kết quả kinh doanh của Công ty.
Kế toán hàng tồn kho kiêm Kế toán tiêu thụ có trách nhiệm hạch
toán theo dõi tình hình biến động của hàng tồn kho cả về số lượng và giá
trị. Hàng tháng lập bảng kê chi tiết hàng hóa bán ra và bảng tổng hợp hàng
hóa bán ra, theo dõi sự biến động của doanh thu và giá vốn.
Kế toán thanh toán có nhiệm vụ căn cứ vào các chứng từ hợp lệ như
hóa đơn bán hàng, các chứng từ nhập-xuất kho để lập các phiếu thu, phiếu

chi, viết séc, ủy nhiệm chi, lập bảng kê chứng từ thu, chi tiền mặt, chứng từ
ngân hàng, làm các thủ tục vay trả ngân hàng, chứng từ thanh toán với
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
người mua vào sổ kế toán tài khoản tiền gửi, tiền vay, đôn đốc tình hình
thanh quyết toán các công trình, theo dõi chi tiết các tài khoản công nợ…
Kế toán tiền lương và BHXH có trách nhiệm hạch toán và kiểm tra
tình hình thực hiện quỹ tiền lương, phân tích việc sử dụng lao động và định
mức lao động, lập bảng thanh toán tiền lương, BHXH, tiền thưởng, lập
bảng phân bổ tiền lương dựa trên bảng chấm công.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty, hàng ngày
căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để thu và phát tiền mặt, quản lý
quỹ tiền mặt của Công ty. Nếu có chênh lệch phải kiểm tra lại để xác minh
nguyên nhân và kiến nghị lên kế toán trưởng để tìm biện pháp xử lý chênh
lệch đó.
Bộ phận kế toán ở các cửa hàng chịu trách nhiệm thu thập, kiểm tra và
báo cáo về phòng kế toán của Công ty.
Tại Công ty công tác kế toán vẫn thực hiện ghi chép thủ công tuy
nhiên Công ty có trang bị máy vi tính để trợ giúp nhằm giảm bớt khối
lượng công việc cho nhân viên kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện ở mô hình sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
Kế
toán
Tổng
Hợp
Kế toán trưởng
Kế toán

tiền
lương

BHXH
Kế
toán
vật
tư và
tiêu
thụ
Thủ
Quỹ
Kế
toán
Thanh
toán
Kế
toán
tại
các
cửa
hàng
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Sổ kế toán là phương tiện vật chất để thực hiện các công việc kế toán,
việc thực hiện hình thức sổ kế toán phù hợp với quy mô của doanh nghiệp,
phù hợp với trình độ kế toán ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kế toán.
Hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ sách có kết
cấu khác nhau theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hệ thống hóa và

tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý kinh doanh. Căn cứ vào tổ chức
bộ máy kế toán, đặc điểm quy mô kinh doanh Công ty, Công ty đã áp dụng
hình thức sổ kế toán là “ Chứng từ ghi sổ”
Đối với Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, hàng ngày
căn cứ vào chứng từ gốc về tiêu thụ hàng hóa và bảng kê chứng từ tiêu thụ
hàng hóa, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ hàng
ngày căn cứ vào chứng từ gốc về tiêu thụ hàng hóa và bảng kê chứng từ
tiêu thụ hàng hóa, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ
kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó chứng từ ghi sổ được ghi
vào sổ cái theo các tài khoản 632, 641, 642, 511, 911…
Căn cứ vào chứng từ gốc về tiêu thụ, kế toán ghi vào sổ chi tiết liên
quan đến tiêu thụ và xác định kết quả.
Cuối tháng khóa sổ cái tính số phát sinh và số dư cuối kỳ các tài khoản
632, 511, 911… trên sổ cái, cộng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng cộng
trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được đối chiếu với bảng cân đối phát sinh
(được lập trên cơ sở số phát sinh và số dư cuối kỳ của các tài khoản 632,
511, 911,…)
Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết các tài khoản 632, 511, 911,…, lập
bảng tổng hợp chi tiết, đối chiếu với kế toán tổng hợp với số liệu trên sổ cái
các tài khoản 632, 511, 911…để đảm bảo tính chính xác giữa kế toán tổng
hợp và kế toán chi tiết. Sau khi đảm bảo tính khớp đúng của số tiệu kế toán
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
lập các báo cáo tài chính.
Cách thức tổ chức hệ thống sổ sách Kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả tiêu thụ của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 3 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại Công ty.
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
15

Bảng TH chi
tiết
B¸o c¸o tµi chÝnh
Chứng từ mua,
bán hàng hóa
Sổ chi tiết TK
511, 632, 911...
Bảng tổng hợp
chứng từ
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
chứng từ
Chứng từ - ghi sổ
Sổ cái TK 156, 632, 511,
641, 642, 911…
Bảng cân đối phát sinh
Ghi chó:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Phần 2
Thực trạng kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tai Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản
2.1 Các phương thức tiêu thụ và tài khoản sử dụng
2.1.1 Phương thức tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đối với một doanh nghiệp đặc
biệt là đối với một doanh nghiệp thương mại thì công tác tiêu thụ hàng hóa
được coi là một công tác rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của một

doanh nghiệp, do vậy để đẩy mạnh số lượng hàng hóa bán ra tăng lợi
nhuận, Công ty đã có nhiều phương thức bán hàng khác nhau để đáp ứng
tối đa nhu cầu của các khách hàng khác nhau. Các phương thức bán hàng
được áp dụng tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp và Nông sản gồm

Phương thức bán buôn hàng hóa, theo phương thức này hàng hóa
chủ yếu được bán buôn qua kho. Sau khi mua hàng hóa về, hàng hóa sẽ
được nhập kho sau đó sẽ được chuyển đến cho khách hàng, hợp đồng mua
bán được ký trực tiếp giữa Công ty và khách hàng. Hoạt động này chủ yếu
do bộ phận kinh doanh và bộ phận kế toán của Công ty thực hiện, thị
trường tiêu thụ của Công ty trải khắp đất nước. Bán buôn tại các của hàng,
các trạm, các chi nhánh đại diện của Công ty. Tại các trạm gồm có Trạm
kinh doanh vật tư nông nghiệp Hải Phòng, trạm kinh doanh vật tư nông
nghiệp Thanh Hóa, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Tại cửa hàng gồm có cửa
hàng Kinh Doanh Đồng Văn, Cửa hàng Kinh Doanh Văn Điển, Cửa hàng
Kinh Doanh Hà Đông, Của hàng kinh Doanh Do Lộc.
Theo phương thức bán lẻ, nhân viên bán hàng tại các cửa hàng sẽ
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
giao hàng cho khách và trực tiếp thu tiền của khách sau đó nhân viên bán
hàng sẽ nộp tiền lại cho thủ quỹ và kế toán tiền mặt viết phiếu thu. Tuy
nhiên hình thức bán lẻ tại Công ty rất ít gắp mà chủ yếu là bán buôn với
số lượng lớn.
Chính sách giá cả tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông
nghiệp và Nông sản đó là Công ty luôn đề ra những chính sách giá cả
phù hợp trên cơ sở giá cả thị trường hoặc giá cả đã thỏa thuận với khách
hàng trong các hợp đồng mua bán trên cơ sở cả hai bên cùng có lợi để
tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng và duy trì mối quan hệ đó.
2.1.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng

Về tài khoản, Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên
để hạch toán. Tài khoản sử dụng trong các phương thức bán hàng gồm có:
Tài khoản 156 “Hàng hóa”: Tài khoản này sử dụng trong phương thức bán
hàng hóa qua kho. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh giá trị thực của
hàng hóa tồn kho, tồn quầy và xuất nhập trong kỳ báo cáo theo trị giá nhập
kho thực tế.
Tài khoản 156 có kết cấu và nội dung như sau:
Bên nợ:
Trị giá mua, nhập kho của hàng hóa nhập kho trong kỳ.
Chi phí thu mua hàng hóa.
Bên có:
Trị giá vốn của hàng hóa.
Trị giá vốn xuất trả lại người bán.
Dư nợ: Trị giá vốn của hàng tồn cuối kỳ.
Tài khoản 157 “hàng gửi bán”: Tài khoản này được dùng để phản ánh sự
vạn động của hàng xuất bán tại một thời điểm.
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Tài khoản 157 có kết cấu và nội dung như sau:
Bên nợ:
Trị giá hàng hóa đã gửi cho khách hàng, nhưng chưa được xác
định là bán
Bên có:
Trị giá hàng hóa đã cung cấp được xác định là đã bán.
Trị giá hàng hóa đã gửi đi bị khách hàng trả lại.
Dư nợ:
Trị giá hàng hóa đã gửi đi chưa được xác định là đã bán.
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: Tài khoản này sử dụng để hạch toán
giá vốn của hàng đã xuất bán trong kỳ.

Tài khoản 632 có kết cấu và nội dung như sau:
Bên nợ:
Trị giá vốn của hàng hóa xuất bán trong kỳ.
Bên có:
Kết chuyển trị giá vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong kỳ vào tài
khoản xác định kết quả.
Tài khoản 632 không có số dư.
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Có tiểu khoản là tài khoản 5111 Doanh thu bán hàng. Tài khoản này
phản ánh tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản
giảm trừ doanh thu.
Tài khoản 5111 có kết cấu và nội dung như sau:
Bên nợ:
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán
bị trả lại.
Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
doanh.
Bên có:
Doanh thu bán hàng hóa của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ
hạch toán.
Tài khoản 5111 cuối kỳ không có số dư.
Về chứng từ sử dụng Các chứng từ sử dụng trong hạch toán tiêu thụ gồm
những loại chứng từ theo mẫu in sẵn của Bộ tài chính hoặc do Công ty tự
lập như sau:
Hợp đồng mua bán thường được lập trong trường hợp bán buôn
hàng hóa, bán với số lượng lớn hoặc bán theo yêu cầu của khách hàng. Hợp
đồng thường được lập và ký kết khi Công ty nhận được đơn đặt hàng của

khách hàng.
Hóa đơn thuế giá trị gia tăng được lập khi Công ty đã chuyển giao
hình thức sở hữu cho khách hàng, đây đồng thời cũng là cơ sở để Công ty
kê khai số thuế phải nộp trong kỳ cho cơ quan thuế.
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu do hải quan cửa khẩu mà Công ty nhập
hàng lập để xác nhận số lượng, dơn giá và giá trị của hàng hóa nhập khẩu.
Hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản
giao nhận hàng hóa, bản thanh lý hợp đồng, báo cáo doanh thu bán hàng,
bảng kê tài khoản...
Trình tự luân chuyển chứng từ thường dược bắt đầu từ việc ký kết các
hợp đồng kinh tế do phòng kinh doanh lập và gửi lên phòng kế toán, khi
kết thúc hợp đồng kinh tế do phòng kinh doanh lập và gửi lên phòng kế
toán, khi kết thúc hợp đồng kế toán tiến hành lập và gửi lên phòng kế toán,
khi kết thúc hợp đồng kế toán tiến hành lập Hóa đơn GTGT.
Bước 1: Người có nhu cầu mua hàng đề nghị mua hàng có thể là đề nghị
trực tiếp hoặc thông qua đơn đề nghị mua hàng. Với trường hợp mua hàng
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
theo hợp đồng thì căn cứ ở đây là hợp đồng kinh tế được ký kết giữa cá
nhân hoặc tổ chức có nhu cầu mua hàng và phòng kinh doanh
Bước 2: Căn cứ vào đề nghị mua hàng của khách hàng hoặc hợp đồng
kinh tế do phòng Kinh doanh chuyển lên kế toán thanh toán tiến hành lập
Hóa dơn GTGT.
Bước 3: Kế toán thanh toán chuyển hóa đơn GTGT lên Thủ trưởng, kế
toán trưởng để ký.
Bước 4,5: Thực hiện thủ tục thu tiền, trường hợp khách hàng chưa thanh
toán tiền không thực hiện hai bước này.
Bước 6: Thủ kho tiến hành xuất hàng trên cơ sở Hóa đơn GTGT và
phiếu xuất kho đã hoàn thành thủ tục thu tiền, hoặc khách hàng chưa thanh

toán.
Bước 7: Kế toán ghi sổ với các chỉ tiêu giá vốn hàng bán, doanh thu và
thuế.
Trình tự luân chuyển chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 4 : Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ về tiêu thụ hàng hóa
2.2 Thực trạng kế toán tiêu thụ tại Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu
Vật tư Nông nghiệp và Nông sản.
Quá trình bán hàng là quá trình Doanh nghiệp thực hiện chuyển
giao hàng hóa cho khách hàng và khách hàng sẽ phải trả cho Doanh nghiệp
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
20
(1)
(2)
(3)
(4)
(5) (6)
(7)
Nghiệp
vụ bán
hàng
hóa
Người
mua
Đè nghị
mua
hàng
Kế toán
thanh
toán
Lập hóa

đơn
Giám đốc,
Kế toán
Ký hóa
đơn
Kế toán
thanh
toán
Lập
phiếu thu
Thủ
quỹ
Thu
tiền
Thủ
kho
Xuất
hàng
Kế
toán
Ghi
sổ
Bảo
quản
lưu
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tiền, hàng với giá cả và phương thức thanh toán như 2 bên đã thỏa thuận.
Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu cho
khách hàng và hoàn tất thủ tục bán hàng. Kế toán bán hàng của Công ty sử
dụng TK 511 Doanh thu bán hàng để theo dõi doanh thu trên cở sở giá bán

thực tế.
Đối với phương thức bán buôn qua kho, khi khách hàng có nhu cầu
mua hàng thì khách hàng sẽ lập đơn đặt hàng và gửi đến cho Công ty, trên
cơ sở đơn đặt hàng và sự thỏa thuận với khách hàng. Từ đây giao dịch sẽ
được thực hiện.
Đối với phương thức bán lẻ thì quá trình giao dịch đơn giản hơn rất
nhiều, khách hàng sẽ trực tiếp đến cửa hàng và mua hàng, sau đó thanh
toán tiền ngay cho nhân viên bán hàng của Công ty tại quầy.
Khi khách hàng đồng ý mua hàng của Công ty, kế toán sẽ lập hóa đơn
GTGT (Biểu số 2.2). Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên, trong đó liên 1
lưu tại quyển, liên 2 được giao cho khách hàng, liên 3 được dùng để luân
chuyển. Sau đó, kế toán lập phiếu xuất kho ghi số lượng, đơn giá của hàng
hóa bán ra. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên (Biểu số 2.3). Liên 1 được
lưu tại quyển, liên 2 được giao cho thủ kho giữ để đề xuất hàng và ghi vào
thẻ kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho xuất hàng và ghi số lượng xuất
vào thẻ kho của hàng hóa đó, cuối ngày thủ kho tính ra khối lượng hàng
hóa tồn kho và ghi vào cột tồn của loại hàng hóa đó.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán ghi vào bảng kê chi tiết hàng hóa
bán ra trong tháng, và cuối tháng lập “ Bảng tổng hợp hàng hóa bán ra”
Ví dụ:
Ngày 8 tháng 2 năm 2008 Công ty có bán cho chị Lê Hải An, Công
ty TNHH Đinh Lê, Hưng Yên 10 tấn Kali sau khi 2 bên đã kỹ kết HDMB
số 85679/MB ngày 1/2/2008, thống nhất về các điều khoản cần thiết như
giá bán, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán...
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sau khi nhận được phiếu xuất kho thủ kho sẽ theo dõi tình hình hàng hóa
tồn kho về mặt số lượng trên thẻ kho (Biểu số 2.1). Cột nhập, Thủ kho sẽ
căn cứ vào phiếu nhập kho. Cột xuất, Thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất

kho. Cột tồn, Cuối mỗi ngày, thủ kho tính ra số lượng hàng hóa tồn kho của
loại hàng hóa đó và ghi vào cột tồn kho. Số lượng hàng hóa tồn kho được
tính theo công thức :
Tồn cuối ngày= Tồn đầu ngày + Nhập trong ngày – Xuất trong ngày
Thẻ kho được mở cho cả năm và được lập riêng cho từng loại hàng hóa để
tiện cho việc theo dõi.
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu 2.1
Đơn vị : Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản

Phiếu Xuất Kho
Ngày 8 tháng 2 năm 2008
Nợ: TK 632
Có: TK 156
Bộ phận:
Người nhận hàng: Chị An
Lý do xuất kho: bán cho khách hàng
Xuất tại kho: Ngọc Hồi
Số
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm
chất vật tư sản phẩm
Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Theo chứng từ Thực xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Kali Tấn 10 10
Cộng 10 10
Xuất ngày 8 tháng 2 năm 2008

Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sản xuất Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho
( Ký tên đóng dấu ) ( Ký tên ) ( Ký tên ) ( Ký tên ) ( Ký tên )
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu số 2.2 Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Mẫu số 01 GTKT -3LL
Liên 1: Lưu LT/2008B
Ngày 8/2/20008 45627
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản
Địa chỉ : Xã Ngũ Hiệp, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Số TK: 0100101548
Họ tên người mua hàng: Lê Hải An
Tên đơn vị: Công ty TNHH Đinh Lê
Địa chỉ: 132 Lê Hoàn, Hưng Yên
Hình thức thanh toán : Chuyển khoản
MS: 020058708
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá ( VND/tấn) Thành tiền
1 Kali Tấn 10 3 960 000 30 960 000
Cộng tiền hàng 30 960 000
Tiền thuế (Thuế GTGT 5%) 1 548 000
Tổng cộng tiền thanh toán 32 508 000
Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi hai triệu năm trăm linh tám nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
( Ký tên ) ( Ký tên ) ( Ký tên )
Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu số 2.3
Đơn vị: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản
Thẻ kho

Tên kho: Kho Ngọc Hồi
Ngày lập thẻ: 1/1/2008
Tờ số: 1
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: Kali
STT
Chứng từ
SH NT
Trích yếu Ngày
nhập xuất
Số lượng
Nhập Xuất Tồn
Xác nhận
của kế
toán
Tồn 87.342
1 8567
1
2/2/2008 Công ty TNHH Vật tư Nông nghiệp Hải Phòng 2/2/2008 20.000 61.342
2 8567
3
6/2/2008 Công ty TNHH Vật tư Nông nghiệp Bắc Ninh 6/2/2008 80.000 30.000 31.342
3 8568
6
12/2/2008 Công ty TNHH Vật tư Nông nghiệp Nam Định 12/2/2008 120.000 111.342
4 8568
8
14/2/2008 Công ty TNHH Vật tư Nông nghiệp Hưng Yên 14/2/2008 231.342
5 8570
0
26/2/2008 HTX Giải Phóng 26/2/2008 500

Lê Mỹ Trang Lớp: Kế toán 47C
25

×