Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.62 KB, 13 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT
THÁI BÌNH
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại
CTCP gạch ốp lát Thái Bình
3.1.1. Ưu điểm
Về tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tâp trung, tiến hành
quản lý theo phương thức trực tuyến tham mưu do đó việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện
hạch toán kế toán được tiến hành rất chặt chẽ, nhất quán. Các quyết định được thực hiện
một cách nhanh gọn, chính xác. Đồng thời, hình thức tổ chức này phù hợp với đặc điểm
sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động cũng như quy mô của công ty. Bộ máy kế toán gọn
nhẹ, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách
nhiệm cao, tư cách đao đức tốt không những đảm bảo việc thực hiện công tác kế toán
chính xác, khách quan mà còn tiết kiệm chi phí quản lý cho công ty. Trong phòng Kế toán
Tài vụ có sự phân công, phân tách trách nhiệm giữa các phần hành kế toán, mang tính
chuyên môn hoá cao và có sự kiểm tra chéo lẫn nhau đồng thời có sự phối hợp giữa các
phần hành kế toán giúp giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả.
Công ty sử dụng kế toán máy với phần mềm kế toán BRAVO phiên bản 6.0 kết hợp
với phần mềm Ms office vào việc thực hiện công tác kế toán điều này giúp giảm bớt khối
lượng công tác kế toán và là phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất
kinh doanh. Phần mềm kế toán giúp việc hạch toán và quản lý dễ dàng và khoa học. Công
việc tính toán, chuyển số liệu do máy tính thực hiện đảm bảo tính chính xác, tự động hoá
cao, có thể tiến hành đối chiếu số liệu một cách nhanh chóng kịp thời.
Về tổ chức vận dụng các chế độ kế toán
Việc tổ chức hạch toán của công ty thực hiện đúng theo chế độ, chính sách, chuẩn
mực kế toán hiện hành đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của thông tin kế toán tại đơn
vị.
Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ - ghi sổ là hợp lý với quy mô và đặc
điểm sản xuất vì hình thức này dễ đối chiếu, dễ ghi chép, đáp ứng kịp thời các thông tin kế
toán cần thiết cho việc ra các quyết định quản lý. Quy trình lập, luân chuyển chứng từ được


thực hiện một cách thống nhất, nhanh gọn, khoa học, có sự kiểm tra chặt chẽ đảm bảo
thông tin kế toán khách quan, trung thực.
Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kèm
theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính, đồng thời do yêu cầu
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công ty chi tiết các tài khoản thành các tiểu khoản
để thuận tiện cho việc ghi chép, quản lý.
Các báo cáo tài chính gồm được lập kịp thời đầy đủ và được kiểm toán khi kết thúc
năm tài chính đảm bảo cung cấp thông tin tài chính-kế toán chính xác, trung thực, khách
quan, minh bạch.
Về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:
- Tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quá trình sản xuất,
trong đó chi phí NVLTT được tập hợp trực tiếp cho từng loại gạch, chi phí NCTT và chi
phí SXC được tập hợp chung cho cả 2 loại sản phẩm, việc tập hợp chi phí như vậy là phù
hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ tại công ty.
- Về kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành: Công ty tính gía thành theo quý với
phương pháp tính là phương pháp trực tiếp phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của
công ty nhất là phù hợp với yêu cầu về quản lý chi phí.
- Về hạch toán chi phí NVL trực tiếp, chi phí NVL trực tiếp của công ty bao gồm: NVL
xương và các loại men màu hoá chất đây cũng là thành phần cơ bản tạo nên sản phẩm
gạch. Do đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của 2 loại gạch là khác nhau nên chi phí NVL trực
tiếp được hạch toán chi tiết cho từng sản phẩm đảm bảo việc tính giá thành sản phẩm chính
xác, đồng thời giúp cho nhà quản trị theo dõi tình hình sử dụng từng loại NVL để có kế
hoạch dự trữ NVL hợp lý. NVL xuất kho được tính giá theo phương pháp bình quân gia
quyền sau mỗi lần nhập là phù hợp với điều kiện giá mua NVL thường xuyên thay đổi như
hiện nay, nó giúp cung cấp thông tin kế toán về tính toán chi phí NVLTT một cách chính
xác kịp thời. Hơn nữa, việc tính toán này hoàn toàn được thực hiện tự động bởi phần mềm
máy tính do đó rất đơn giản tránh việc tồn đọng công việc kế toán vào cuối kỳ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Công ty thực hiện trả lương cho công nhân theo cách (Lương
theo sản phẩm và lương theo thời gian) một cách linh hoạt. Đối với công nhân trực tiếp sản
xuất công ty áp dụng cách tính lương theo sản phẩm, cách tính này cùng với các quy định

chặt chẽ về áp dụng định mức tiền lương có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích công
nhân tích cực tăng năng suất lao động, đồng thời với các quy định về tiêu chuẩn chất lượng
thúc đẩy người công nhân chú trọng tới chất lượng sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp
bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của cả công nhân trực tiếp sản
xuất, công nhân phục vụ sản xuất, quản lý phân xưởng và được tập hợp chung cho cả 2 loại
sản phẩm giúp cho việc tính toán đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Chi phí sản xuất chung được hạch toán cụ thể, phân loại rõ ràng bao gồm các chi phí phát
sinh trong 2 phân xưởng phục vụ quá trình sản xuất (Không gồm lương của quản lý phân
xưởng và công nhân phục vụ sản xuất). Do 2 loại sản phẩm được sản xuất trong cùng một
phân xưởng, những chi phí này không tách riêng được cho từng loại nên công ty tập hợp
chung cho cả 2 sản phẩm, cuối quý tiến hành phân bổ giúp cho việc tính toán đơn giản,
nhanh gọn.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì công tác hạch toán kế toán của công ty vẫn còn tồn tại
một số vướng mắc sau:
- Về tổ chức bộ máy kế toán: Các phần hành kế toán cần có sự liên hệ chặt chẽ với nhau
hơn nữa, cần thường xuyên kiểm tra chéo lẫn nhau để phát hiện và sửa chữa kịp thời những
sai sót. Bộ phận kế toán tổng hợp do phó phòng kế toán tài vụ đảm nhiệm hiện nay phải
thực hiện khối lượng công việc quá lớn bao gồm cả tập hợp chi phí, tính giá thành sản
phẩm, lên báo cáo, kiêm cả hạch toán TSCĐ và kế toán lương và các khoản trích theo
lương. Việc phải phụ trách quá nhiều công việc như vậy có thể gây chồng chéo, nhầm lẫn
và áp lực công việc quá lớn nhất là vào cuối kỳ kế toán, không có sự kiểm tra đối chiếu
chéo dễ xảy ra gian lận, sai sót.
- Về kỳ tập hợp chi phí và tính giá thành: CTCP gạch ốp lát Thái Bình tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành theo quý. Công ty đã ứng dụng kế toán máy vào hạch toán kế
toán nhưng kỳ hạch toán kết quả kinh doanh và kỳ tính giá thành lại theo quý điều này là
chưa hợp lý. Quy trình sản xuất của công ty ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục
hàng ngày, giá cả các yếu tố đầu vào liên tục biến đổi, giá cả của các sản phẩm gạch ốp lát
trên thị trường cũng thay đổi từng ngày vì vậy việc áp dụng kỳ tính chi phí, gía thành là
không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu cho quản lý.

- Về phân loại chi phí: CTCP gạch ốp lát Thái Bình chỉ tiến hành phân loại chi phí theo
khoản mục chi phí mà chưa phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí nên việc kiểm
soát chi phí của công ty còn chưa tốt.
- Về phương pháp xác định chi phí: Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp xác
định chi phí toàn bộ, giá thành sản phẩm sản xuất bao gồm đầy đủ các chi phí tham gia vào
quá trình sản xuất: Chi phi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT và chi phí SXC. Nhưng các
chi phi sản xuất chung cố định (Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,
chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng…) không thực sự là chi phí của sản phẩm cụ
thể nào, và vẫn phát sinh ngay cả khi không sản xuất do đó phương pháp xác định chi phí
toàn bộ có thể dẫn đến các quyết định sai lầm.
- Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Công ty hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp
thẻ song song, nhưng tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình tới cuối tháng thủ kho mới đối chiếu
số lượng NVL nhập – xuất - tồn trên thẻ kho với số liệu trên sổ kế toán của kê toán vật tư
như vậy chưa có sự kiểm tra, đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận kho và kế toán.
- Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp của công ty hiện
nay bao gồm cả chi phí của công nhân phục vụ sản xuất và quản lý phân xưởng điều này là
không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và làm sai lệch tỷ trọng đóng góp của chi phí
nhân công trực tiếp trong tổng giá thành sản phẩm.
- Về hạch toán chi phí sản xuất chung:
+ Chi phí sản xuất chung không bao gồm chi phí lương của quản lý phân xưởng và
công nhân phục vụ sản xuất, phản ánh không đầy đủ đóng góp của chi phí SXC trong tổng
giá thành sản phẩm.
+ CTCP gạch ốp lát Thái Bình chỉ tiến hành phân bổ công cụ dụng cụ phục vụ sản
xuất tối đa 2 lần vào chi phí sản xuất chung mặc dù có nhiều loại công cụ dụng cụ có thời
gian sử dụng lâu dài, dùng qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh như: Khuôn máy ép, vòng bi,
gối đỡ, van điện, giá đỡ, van khí…dẫn đến phản ánh không chính xác chi phí công cụ dụng
cụ trong giá thành sản phẩm.
+ Sản xuất của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc, thiết bị, dây chuyền công
nghệ nhưng công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí mà
khi nào phát sinh thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí sản xuất chung của kỳ đó làm chi phí sản

xuất tăng đột biến trong kỳ đó.
+ Chỉ phân loại chi phí theo yếu tố, nội dung chi phí (Chi phí khấu hao TSCĐ, chi
phí vật liệu, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài…) mà chưa phân loại chi phí SXC theo
cách ứng xử của chi phí (Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp), để tính toán biến động chi
phí giữa các kỳ, và tìm ra nguyên nhân gây tăng giảm chi phí SXC.
- Kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Bên cạnh kế toán tài chính thì kế toán quản trị có
vai trò rất quan trọng đặc biệt là kế toán quản trị chi phí trong việc đáp ứng nhu cầu thông
tin chi phí cho nhà quản lý để hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm ra và ra quyết định quản
trị. Ngày 12 tháng 6 năm 2006 Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 53/2006/TT-BTC về
“Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp”, nhưng việc khiển khai áp dụng
vào công tác kế toán trong công ty vẫn Ngày 12 tháng 6 năm 2006 Bộ Tài chính đã ban

×