Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá kết quả hoạt động dự án hỗ trợ hệ thống y tế về cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại 04 trạm y tế xã huyện ninh hải tỉnh ninh thuận giai đoạn 2012 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 107 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG


LÊ TRỌNG LƯU

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
DỰ ÁN HỖ TRỢ HỆ THỐNG Y TẾ VỀ CUNG CẤP
DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI 04 TRẠM Y TẾ
XÃ, HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN
GIAI ĐOẠN 2012-2017

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số: 62.72.76.05

Hà Nội – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG


ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
DỰ ÁN HỖ TRỢ HỆ THỐNG Y TẾ VỀ CUNG CẤP
DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI 04 TRẠM Y TẾ XÃ,
HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN
GIAI ĐOẠN 2012-2017
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số: 62.72.76.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ MAI HOA



Hà Nội – 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng, biết ơn sâu sắc và tri ân đến:
- PGS. TS. Đỗ Mai Hoa, người giáo viên tận tình, đầy nhiệt huyết đã hướng
dẫn cho tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thông tin và
giúp tơi hồn thành luận văn này.
- Q thầy cô trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập và hỗ trợ tơi trong việc thực hiện
đề tài nghiên cứu.
- Quý lãnh đạo Sở Y tế Ninh Thuận, Trung tâm Y tế huyện Ninh Hải, Ủy ban
nhân dân 04 xã và Trạm Y tế 04 xã Hộ Hải, Vĩnh Hải, Xuân Hải, Phương Hải trực
thuộc Trung tâm Y tế huyện Ninh Hải, nơi tôi đang công tác và tiến hành nghiên
cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, góp ý, hướng dẫn và tham gia vào
nghiên cứu này.
- Tôi cảm ơn sâu sắc tới các đồng nghiệp của tôi là nguồn động lực và chỗ
dựa về mọi mặt cho tôi trong cuộc sống, giúp tơi vượt qua mọi khó khăn trong q
trình học tập và nghiên cứu.
- Các anh em, bạn bè thân hữu đã giúp đỡ, khuyến khích tơi trên con đường
học tập và tất cả bạn đồng môn trong lớp Chuyên khoa II Tổ chức Quản lý y tế, đã
cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong 2 năm qua.
- Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất
cả các bạn đồng nghiệp.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Lê Trọng Lưu



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ/HÌNH ............................................................ v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 4
1.1. Thực trạng y tế xã tại Việt Nam ...................................................................... 4
1.2. Khái niệm về cung cấp dịch vụ y tế ................................................................ 5
1.3. Hệ thống y tế Việt Nam và sự tiếp cận với dịch vụ y tế.................................. 9
1.4. Một số nghiên cứu trước đây về đánh giá hệ thống y tế và cung ứng dịch vụ y
tế xã ................................................................................................................ 10
1.5. Giới thiệu về Dự án hỗ trợ hệ thống y tế tại Việt Nam và Ninh Thuận ........ 12
1.6. Khung lý thuyết đánh giá .............................................................................. 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ............................. 18
2.1. Đối tượng đánh giá ........................................................................................ 18
2.2. Thời gian và địa điểm đánh giá ..................................................................... 18
2.3. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 18
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................................. 18
2.5. Phương pháp, quy trình thu thập số liệu ........................................................ 19
2.6. Các biến số nghiên cứu.................................................................................. 25
2.7. Công cụ thu thập thông tin ............................................................................ 26
2.8. Quản lý, xử lý, phân tích số liệu .................................................................... 26
2.9. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu ................................................................ 27
2.10. Hạn chế của nghiên cứu đánh giá ................................................................ 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .......................................................................................... 28

3.1. Mô tả thông tin chung về 04 trạm y tế xã ...................................................... 28
3.2. Tình hình đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã ...... 29
3.3. Kết quả cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của Trạm Y tế xã ...................... 34


iii
3.4. Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm thu được trong quá trình
thực hiện dự án .............................................................................................. 43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 51
4.1. Thông tin chung về 04 trạm y tế xã ............................................................... 51
4.2. Tình hình đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã ...... 51
4.3. Kết quả cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của cácTrạm Y tế xã ................. 55
4.4. Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm thu được trong quá trình
thực hiện dự án .............................................................................................. 57
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 63
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CUNG
CẤP DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI TYT XÃ
PHỤ LỤC 3. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TẠI TTYT HUYỆN (Dành cho
Lãnh đạo TTYT huyện)
PHỤ LỤC 4. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TẠI UBND XÃ (Dành cho Lãnh
đạo UBND xã)
PHỤ LỤC 5. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TẠI TRẠM Y TẾ XÃ (Dành cho
Trưởng hoặc phó TYT xã)
PHỤ LỤC 6. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM TẠI TRẠM Y TẾ XÃ (Dành
cho NVYT xã)
PHỤ LỤC 7. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VÀ THẢO LUẬN NHÓM
NGƯỜI DÂN (Dành cho người dân sinh sống trên địa bàn)

PHỤ LỤC 8. MỘT SỐ BẢNG SỐ LIỆU CỤ THỂ MINH HỌA KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm Y tế

BQLDA

Ban Quản lý Dự án

CBYT

Cán bộ Y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSVC

Cơ sở vật chất

HTHTYT

Hỗ trợ hệ thống y tế


KCB

Khám chữa bệnh

JAHR

Joint annual health review
(báo cáo chung tổng quan y tế)

QTC

Quỹ Toàn cầu

SYT

Sở Y tế

TYT

Trạm Y tế

TTYT

Trung tâm Y tế

TTB

Trang thiết bị


UBND

Ủy ban nhân dân


v

DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ/HÌNH
Bảng 1.1 Thơng tin chung về các xã nghiên cứu đến năm 2018 .............................. 16
Bảng 2.1 Câu hỏi và chỉ số đánh giá đối với TYT xã về cung cấp dịch vụ khám
chữa bệnh .................................................................................................................. 20
Bảng 2.2 Kế hoạch thu thập các thơng tin định tính Lãnh đạo TTYT huyện .......... 21
Bảng 2.3 Kế hoạch thu thập các thơng tin định tính đối với Lãnh đạo UBND xã ... 22
Bảng 2.4 Kế hoạch thu thập các thơng tin định tính đối với Trưởng/ phó TYT xã . 23
Bảng 2.5 Kế hoạch thu thập các thông tin định tính đối với nhân viên y tế xã........ 24
Bảng 2.6 Kế hoạch thu thập các thơng tin định tính đối với người dân ................... 25
Bảng 3.1 Thông tin chung về 04 TYT xã tại thời điểm khảo sát ............................. 28
Bảng 3.2 Nhân lực tại TYT xã ................................................................................. 29
Bảng 3.3 Cơ sở vật chất, thuốc danh mục thuốc, danh mục trang thiết bị hiện có tại
TYT xã ...................................................................................................................... 30
Bảng 3.4 Trang thiết bị, dụng cụ khám bệnh, thiết bị văn phòng phục vụ KCB của
các TYT xã ............................................................................................................... 32
Biểu đồ 3.1 Số lượt KCB chung tại xã Vĩnh Hải các năm ....................................... 34
Biểu đồ 3.2 Số lượt truyền thông tại xã Vĩnh Hải các năm...................................... 35
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ % khám BHYT tại xã Vĩnh Hải qua các năm ............................. 35
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ % DMKT đạt được tại xã Vĩnh Hải qua các năm ....................... 36
Biểu đồ 3.5 Số lượt KCB chung tại xã Hộ Hải các năm .......................................... 37
Biểu đồ 3.6 Số lượt truyền thông tại xã Hộ Hải các năm ......................................... 37
Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ % khám BHYT tại xã Hộ Hải qua các năm................................. 38
Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ % DMKT đạt được tại xã Hộ Hải qua các năm........................... 38

Biểu đồ 3.9 Số lượt KCB chung tại xã Xuân Hải các năm ...................................... 39
Biểu đồ 3.10 Số lượt truyền thông tại xã Xuân Hải các năm ................................... 39
Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ % khám BHYT xã Xuân Hải qua các năm ................................ 40
Biểu đồ 3.12 Tỷ lệ % DMKT đạt được tại xã Xuân Hải qua các năm ..................... 40
Biểu đồ 3.13 Số lượt KCB chung xã Phương Hải các năm ..................................... 41
Biểu đồ 3.14 Số lượt truyền thông tại xã Phương Hải các năm ............................... 41
Biểu đồ 3.15 Tỷ lệ % khám BHYT xã Phương Hải qua các năm ............................ 42
Biểu đồ 3.16 Tỷ lệ % DMKT đạt được tại xã Phương Hải qua các năm ................. 42


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này đánh giá kết quả hoạt động Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế do
Quỹ Toàn cầu tài trợ về cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại 04 Trạm Y tế xã,
huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012 – 2017 (Dự án Trung ương chưa
đánh giá hoạt động của dự án). Phương pháp nghiên cứu định lượng tổng hợp các số
liệu thứ cấp, quan sát dịch vụ tại 04 Trạm Y tế xã, kết hợp với nghiên cứu định tính
nhằm trả lời các câu hỏi về tính phù hợp, khả năng duy trì các hoạt động của dự án,
những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm thu được trong q trình thực
hiện dự án.
Kết quả chính của nghiên cứu: Số lượt khám chữa bệnh trung bình các năm
gần đây tại Trạm Y tế xã Hộ Hải là 846 lượt/tháng, Vĩnh Hải là 545 lượt/tháng,
Xuân Hải là 634 lượt/tháng, Phương Hải là 565 lượt/tháng. Cả 04 Trạm Y tế xã đều
khám Bảo hiểm Y tế và tỷ lệ lượt khám Bảo hiểm Y tế so tổng số lượt khám chữa
bệnh đạt rất cao (trên 80%, có nơi đạt trên 90%). Việc triển khai danh mục kỹ thuật
theo phê duyệt của Sở Y tế đạt chưa cao: Trạm Y tế xã Hộ Hải đạt 60,8%, Vĩnh Hải
đạt 61,3%, Xuân Hải đạt 57,0%, Phương Hải đạt 51,8%.
Dự án đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã.
Tất cả các trang thiết bị, dụng cụ, thiết bị văn phòng của Trạm Y tế xã đều đã đưa

vào sử dụng, cơ bản sử dụng tốt, bước đầu có hiệu quả và được ủng hộ từ nhiều
phía. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn muốn lên khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh, Trạm Y tế xã chỉ giải quyết được một số bệnh đơn giản, khám bảo hiểm
y tế hoặc khám chữa bệnh cho những người ít có điều kiện về kinh tế.
Nghiên cứu đề ra các khuyến nghị chính: Cần tiếp tục đầu tư trang thiết bị
đồng bộ cho Trạm Y tế xã để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chú ý các xã xa,
xã khó khăn, xã miền núi để tạo điều kiện cho người dân đến khám chữa bệnh,
quảng bá các dịch vụ thông qua thông tin giáo dục truyền thông, thường xuyên cập
nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ y tế, hỗ trợ cán bộ thơng qua chương trình
1816 để nâng cao trình độ của y tế xã, luân phiên bác sĩ của Trung tâm y tế xuống
Trạm Y tế xã, từ đó triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản theo quy định tại Thông tư số
39/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế ban hành Quy định gói dịch vụ y tế cơ
bản của Y tế cơ sở, quản lý bệnh khơng lây nhiễm, quản lý sức khỏe tồn dân.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mạng lưới y tế cơ sở có vai trị quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân. Hầu hết hoạt động của các dự án, chương trình thuộc lĩnh vực y
tế - dân số đều được triển khai tại y tế cơ sở. Trạm Y tế (TYT) là cơ sở y tế gần dân
nhất, đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ y tế cho người dân, bao
gồm cả dịch vụ khám chữa bệnh và phịng bệnh như truyền thơng giáo dục sức
khỏe, phịng chống dịch, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, quản lý
sức khỏe người mắc bệnh mạn tính, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, theo
dõi biến động dân số, vận động sinh đẻ có kế hoạch. Mạng lưới y tế cơ sở giúp cho
mọi người dân được dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản với
chi phí thấp, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội, xố đói giảm nghèo [15].
Tuy nhiên, hiện nay, nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của hệ thống y tế
cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân; hơn nữa, cùng với sự phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao,
mơ hình bệnh tật của tỉnh đang chuyển dần từ các bệnh truyền nhiễm là chủ yếu
sang các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo
đường, đây là các bệnh có thể phịng, phát hiện và quản lý sớm trong cộng đồng
giúp giảm tỷ lệ mắc, tử vong hoặc di chứng, do vậy cần phải nâng cao chất lượng
phòng bệnh, khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở, tiến tới quản lý sức khỏe toàn dân, tạo
điều kiện cho mọi người dân có thể tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng ở gần nơi cư
trú, tạo công bằng trong thụ hưởng các dịch vụ y tế, qua đó góp phần xóa đói giảm
nghèo bền vững [11].
Trong những thời gian vừa qua, Quỹ Toàn cầu (QTC) đã hỗ trợ Việt Nam
triển khai dự án phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tên gọi là
Dự án hỗ trợ hệ thống y tế giai đoạn 2012-2016 với trọng tâm thúc đẩy phát triển
năng lực mạng lưới y tế cơ sở, góp phần vào cải thiện và duy trì các kết quả trong
phịng chống một số loại dịch bệnh thông qua việc đầu tư tăng cường khả năng cung
ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở thông qua việc cung cấp các trang thiết bị thiết yếu cho
TYT xã; tăng cường năng lực cho cán bộ y tế; Nâng cao năng lực quản lý hệ thống
y tế [18].
Dự án triển khai tại 15 tỉnh gồm Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn,


2
Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Phước, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng.
Dự án được chia thành 3 hợp phần:
Hợp phần 1 - Tăng cường năng lực mạng lưới y tế cơ sở, được thực hiện tại
Bộ Y tế, 15 tỉnh/thành phố: Hà Nam, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc
Giang, Thái Ngun, Lai Châu, Điện Biên, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Phước,
Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang và Sóc Trăng.
Hợp phần 2.1 – Tăng cường các hoạt động cảnh giác dược, được thực hiện
tại Trường Đại học Dược Hà Nội và các Đơn vị cảnh giác dược ở 63 tỉnh thành phố.

Hợp phần 2.2 – Tăng cường năng lực kiểm nghiệm thuốc, được thực hiện tại
Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh
và 61 Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh/thành phố.
Mục tiêu chung của Dự án giai đoạn 2012-2016 nhằm hỗ trợ tăng cường
năng lực hệ thống y tế góp phần cải thiện và duy trì các thành quả trong phòng
chống một số bệnh truyền nhiễm. Mục tiêu cụ thể của dự án là tăng cường năng lực
cho cán bộ y tế thông qua các hoạt động hỗ trợ đào tạo, tập huấn; Tăng cường khả
năng cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở; Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý hệ thống
y tế, đặc biệt là công tác lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá các hoạt động y tế.
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ. Dân số khoảng 600.000
dân, có 65 xã, phường, thị trấn. Ninh Hải là một trong 04 huyện của tỉnh Ninh
Thuận được Bộ Y tế chọn triển khai dự án Hỗ trợ hệ thống y tế (HTHTYT) do Quỹ
Tồn cầu (QTC) tài trợ. Có 04/09 TYT xã được đầu tư của dự án là TYT xã Hộ Hải,
Vĩnh Hải, Xuân Hải, Phương Hải [22].
Dự án Trung ương chưa đánh giá hoạt động của dự án. Sau 05 năm triển khai
hoạt động, chúng tôi đánh giá một số kết quả hoạt động Dự án HTHTYT về cung
cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại 04 TYT xã, huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận giai
đoạn 2012 – 2017. Kết quả đánh giá là cơ sở để kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh,
Bộ Y tế tiếp tục duy trì hoạt động của dự án hoặc triển khai các dự án liên quan
khác nhằm tăng cường năng lực hệ thống y tế, nhất là hệ thống y tế cơ sở phục vụ
cơng tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá một số kết quả hoạt động Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế về cung cấp
dịch vụ khám chữa bệnh tại 04 Trạm Y tế xã, huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận giai
đoạn 2012 – 2017.
2. Phân tích thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm thu được trong quá

trình thực hiện dự án.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. THỰC TRẠNG Y TẾ XÃ TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Về quản lý điều hành
Tổ chức mạng lưới y tế cơ sở thiếu ổn định và thống nhất, tổ chức cung ứng
dịch vụ bị phân mảnh, chưa thực hiện tốt chăm sóc lồng ghép, tồn diện và liên tục.
1.1.2. Về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị
Thiếu nhân lực và nhân lực chưa được đào tạo đầy đủ. Đầu tư cho các TYT
xã chưa được quan tâm đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
1.1.3. Về chất lượng cung ứng dịch vụ
Hiện nay, các Trạm Y tế cùng với mạng lưới y tế thơn làm tốt cơng tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng như phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở
rộng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phịng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, vận động
sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính như Lao,
phong, nhiễm HIV…Tuy nhiên, do hạn chế về nhân lực nên chất lượng hoạt động
chưa đi vào chiều sâu. Chất lượng khám chữa bệnh tại Trạm còn hạn chế do thiếu
bác sĩ, danh mục thuốc dành cho tuyến xã chưa đầy đủ, về cơ bản cũng đáp ứng
được nhu cầu khám, quản lý các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường...
Tỷ lệ các Trạm Y tế thực hiện danh mục kỹ thuật được phân cho tuyến xã còn thấp.
1.1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở
Sự tiếp cận dịch vụ y tế và quyền của mọi người được chăm sóc y tế là một
mục tiêu cần đạt được của một chính sách y tế quốc gia. Khám chữa bệnh là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của y tế cơ sở và là một trong những tiêu chí để
đánh giá chuẩn quốc gia về y tế xã. Từ khi đổi mới cho đến nay, cùng với sự phát
triển kinh tế, xã hội, hệ thống y tế Việt Nam có nhiều thay đổi.
Đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành để làm

cơ sở phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Gồm Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Quyết định số
2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây
dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới; Chương trình hành
động số 1379/Ctr-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện


5
Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo Quyết định số 2348/QĐTTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2018-2020; Kế hoạch số
93-KH/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc thực hiện Nghị quyết
số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng
cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới; Quyết định số 1998/QĐ-UBND ngày 18/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận Phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình
hình mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017-2025 (Đề án số 3537/ĐASYT ngày 12/10/2017 của Sở Y tế về việc Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ
sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017-2025);
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân
dân ngày càng cao, mơ hình bệnh tật ngày càng đa dạng, do vậy cần phải nâng cao
chất lượng phòng bệnh, khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở, tạo điều kiện cho mọi
người dân có thể tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng ở gần nơi cư trú, tạo công bằng
trong thụ hưởng các dịch vụ y tế.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ
Khả năng cung cấp DVYT của TYT cơ sở gồm: nhân lực, cơ sở vật chất
(CSVC), trang thiết bị (TTB), thuốc thiết yếu cũng như nguồn tài chính của cơ sở.
1.2.1. Nhân lực y tế
Nhân lực y tế là một trong những nhân tố quyết định chất lượng các hoạt động
trong tất cả các cơ sở của ngành y tế. Việc thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
(CSSK) cơ bản phụ thuộc vào nguồn nhân lực y tế. Trong tình hình phát triển kinh
tế xã hội ở nước ta hiện nay, do thay đổi cơ chế kinh tế nên tác động rất nhiều đến

nhu cầu CBYT về chất lượng và số lượng, để có thể đáp ứng được nhu cầu CSSK
cho nhân dân hiện tại cũng như trong tương lai [1].
Bố trí nhân lực y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLTBYT-BNV ngày 05/6/2007 của Liên Bộ Y tế, Nội vụ về việc hướng dẫn định mức
biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước [6]. Căn cứ vào nhiệm vụ và nhu
cầu về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, định mức biên chế của TYT xã, phường, thị
trấn được xác định theo đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội, quy mô dân số như sau:


6
- Biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho 1 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Đối với xã miền núi, hải đảo trên 5.000 dân: Tăng 1.000 dân thì tăng thêm
01 biên chế cho trạm; tối đa khơng quá 10 biên chế/1 trạm.
- Đối với xã đồng bằng, trung du trên 6.000 dân: Tăng 1.500 đến 2.000 dân
thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.
- Đối với trạm y tế phường, thị trấn trên 8.000 dân: Tăng 2.000 đến 3.000
dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm: tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.
- Các phường, thị trấn và những xã có các cơ sở khám chữa bệnh đóng trên
địa bàn: Bố trí tối đa 5 biên chế/ trạm.
1.2.2. Tài sản, vật tư thiết bị y tế
Tài sản (nhà làm việc, vật tư, trang thiết bị) đóng vai trị rất quan trọng trong
cơng tác khám chữa bệnh (KCB) cho nhân dân. TTB y tế là những phương tiện kỹ
thuật giúp cho người thầy thuốc nâng cao chất lượng trong cơng tác chẩn đốn,
chữa bệnh, phịng bệnh, đào tạo cán bộ.
Cơ sở hạ tầng của TYT xã, phường, thị trấn đánh giá theo quyết định số
4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia
về y tế xã giai đoạn đến 2020 [12]. Các xã, phường, thị trấn được phân vùng theo
các tiêu chí:
Vùng 1:
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y
tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất <3 km.

- Phường, thị trấn khu vực đơ thị.
- Các xã có điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi, người dân dễ dàng tiếp cận
đến TYT xã và bệnh viện, TTYT, Phòng khám đa khoa khu vực.
Vùng 2:
- Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có khoảng cách từ
TYT đến bệnh viện, TTYT hoặc Phòng khám đa khoa khu vực gần nhất <5 km (nếu
có địa hình đặc biệt khó khăn, <3 km).


7
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, TTYT hoặc
Phòng khám đa khoa khu vực gần nhất từ 3 đến <15 km.
- Các xã có điều kiện địa lý, giao thơng bình thường, người dân có thể tiếp
cận đến TYT xã và bệnh viện, TTYT, Phòng khám đa khoa khu vực.
Vùng 3:
- Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có khoảng cách từ TYT
đến BV, TTYT hoặc Phòng khám đa khoa khu vực gần nhất từ 5 km trở lên (nếu có
địa hình đặc biệt khó khăn, từ 3 km trở lên).
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, TTYT hoặc
Phòng khám đa khoa khu vực gần nhất từ 15 km trở lên.
- Các xã có điều kiện địa lý, giao thơng khó khăn, người dân khó tiếp cận
đến TYT xã và khó đến bệnh viện, TTYT hoặc Phòng khám đa khoa khu vực.
Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên, tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa
phương như khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân,
Sở Y tế chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách và phân loại các xã của tỉnh theo
từng vùng cho phù hợp, đảm bảo đủ số phòng và diện tích của mỗi phịng đủ để
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ mơ hình bệnh tật và nhu cầu
cụ thể của địa phương, Sở Y tế quy định số lượng phòng, sắp xếp, phối hợp các
phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Số lượng phịng tối thiểu như sau:
Vùng 1: Có từ 5 phịng trở lên, trong đó tối thiểu cần có: Phịng hành chính;

Phịng khám bệnh; Phịng sơ cứu, cấp cứu; Phịng tiêm.
Vùng 2: Có từ 7 phịng trở lên, trong đó tối thiểu cần có: Phịng hành chính;
Phịng khám bệnh; Phịng sơ cứu, cấp cứu; Phòng tiêm; Phòng y dược cổ truyền.
Vùng 3: Có từ 9 phịng trở lên; trong đó tối thiểu cần có: Phịng hành chính;
Phịng khám bệnh; Phịng sơ cứu, cấp cứu; Phòng tiêm; Phòng y dược cổ truyền;
Phòng đẻ (phịng sanh)/KHHGĐ.
Diện tích mặt bằng và diện tích xây dựng của TYT xã đảm bảo đáp ứng nhu
cầu CSSK nhân dân:
- Vùng 3 và Vùng 2: Diện tích mặt bằng đất từ 500m2 trở lên. Diện tích xây
dựng và sử dụng khối nhà chính từ 250m2 trở lên.


8
- Vùng 1: Diện tích mặt bằng đất từ 60m2 trở lên. Diện tích xây dựng và sử
dụng của khối nhà chính từ 150m2 trở lên.
TTB tại TYT xã do Bộ Y tế quy định tại Quyết định số 1020/QĐ-BYT ngày
22/3/2004 về việc ban hành sửa đổi danh mục trang thiết bị y tế Trạm Y tế xã có
bác sỹ vào danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng
khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản ban hành kèm theo quyết
định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế, gồm 176 loại [3].
1.2.3. Tài chính
Tài chính là một yếu tố rất quan trọng trong các nguồn lực y tế. Tài chính
đảm bảo cho các cơ sở y tế thực hiện nhiệm vụ CSSK cho nhân dân.
1.2.4. Thuốc
Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Danh mục thuốc thiết yếu dựa trên tiêu
chuẩn phù hợp với mơ hình bệnh tật, tình hình kinh tế xã hội cũng như các tiến bộ
về công nghệ trong điều trị của Việt Nam. Các loại thuốc trong danh mục thuốc
thiết yếu phải có hiệu quả cao, đảm bảo tính an tồn, dễ sử dụng và phù hợp với yêu
cầu điều trị ở từng tuyến.
Trên cơ sở đó, Sở Y tế Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 1258/QĐSYT ngày 15/5/2017 về việc phê duyệt danh mục thuốc tân dược, thuốc dược liệu,

thuốc cổ truyền sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện, thành phố và tại Trạm Y tế xã,
phường, thị trấn [23]. Trong đó quy định 374 loại thuốc tân dược, 229 chế phẩm
thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
1.2.5. Danh mục kỹ thuật
Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy
định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh và Thông tư số 21/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ Y tế sửa đổi,
bổ sung danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo thông
tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết
phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [10,
24], Sở Y tế Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 4192/QĐ-SYT ngày


9
04/12/2017 về việc ban hành danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh thực
hiện tại tuyến xã (gồm 598 kỹ thuật).
1.3. HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM VÀ SỰ TIẾP CẬN VỚI DỊCH VỤ Y TẾ
Cơ cấu tổ chức của hệ thống y tế cơng là cơ cấu hình kim tự tháp, được chia
làm 4 cấp, cấp cao nhất- đỉnh kim tự tháp là Bộ Y tế, các bệnh viện trung ương và
các bệnh viện chuyên khoa. Chức năng chính của các bệnh viện trung ương là thực
hiện chuyên môn sâu và kỹ thuật cao [2].
Tầng thứ 2 của kim tự tháp là bệnh viện tuyến tỉnh, mỗi bệnh viện tuyến tỉnh
có thể biên chế từ 500 đến 1000 giường. Đây là các cơ sở KCB được trang bị kỹ
thuật tốt tập trung hầu hết các bác sỹ có chuyên môn cao, đặc biệt là tuyến tỉnh,
thành phố và nhất là tuyến trung ương, có khả năng chẩn đốn và đièu trị những
trường hợp bệnh phức tạp [2].
Tầng thứ 3 của kim tự tháp là y tế tuyến huyện, gọi là TTYT huyện, mỗi một
huyện có một bệnh viện đa khoa và 1-2 phòng khám đa khoa khu vực. Y tế tuyến
huyện là nơi cứu chữa cơ bản phục vụ nhân dân, đồng thời là tuyến hỗ trợ trực tiếp
cho tuyến xã. Củng cố y tế tuyến huyện không những nâng cao chất lượng cứu chữa

cơ bản tại chỗ mà cịn hỗ trợ cho cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của tuyến xã,
đồng thời có tác dụng giảm bớt gánh nặng cho y tế tuyến tỉnh và trung ương, để các
tuyến này tập trung vào nghiên cứu khoa học và cứu chữa có chất lượng những
trường hợp nặng và phức tạp [2].
Mức thấp nhất trong hệ thống y tế Việt Nam đó là TYT xã, là đơn vị đầu tiên
tiếp xúc với nhân dân nằm trong hệ thống y tế nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các
nội dung CSSK như là thực hiện các chương trình y tế quốc gia, cung cấp thuốc
điều trị thiết yếu.
Hệ thống y tế công ở Việt Nam phải đối mặt với việc sử dụng TYT xã rất thấp.
Mặc dù người nghèo thường sử dụng TYT xã hơn, tỷ lệ sử dụng TYT xã cũng chỉ là
5,6 trong tổng số các tiếp xúc liên quan đến y tế. Theo Bộ Y tế, khoảng cách đến
TYT xã, chất lượng chăm sóc kém và sự thiếu cán bộ y tế cũng như sự kém sẵn có
thuốc là những lý do chính [2].


10
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG Y
TẾ VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ XÃ
Nghiên cứu và báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015 – Tăng cường
y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe tồn dân của Bộ Y tế và Nhóm đối
tác y tế (Báo cáo Joint annual health review - JAHR 2015), Nhà xuất bản Y học
năm 2016. Báo cáo JAHR 2015 đánh giá thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2015 về các nội dung thuộc hệ thống y tế Việt
Nam: Nhân lực y tế, tài chính y tế, dược và trang thiết bị y tế, cung ứng dịch vụ y tế,
quản trị hệ thống y tế; Phân tích thực trạng y tế, những vấn đề ưu tiên của mạng
lưới y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam; Đưa ra các khuyến nghị
về mục tiêu và giải pháp tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở phục
vụ việc hoạch định chính sách trong tương lai.
Báo cáo JAHR 2015 khuyến nghị giải pháp về quản lý, trong đó có việc ban
hành kế hoạch tổng thể của quốc gia tăng cường mạng lưới y tế cơ sở và các biện

pháp thúc đẩy triển khai có hiệu quả kế hoạch; Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động
của mạng lưới y tế cơ sở, quy hoạch mạng lưới, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của
y tế cơ sở, đổi mới cung ứng dịch vụ, phát triển nhân lực, tăng cường đầu tư, đổi
mới cơ chế tài chính và tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe [19].
Nghiên cứu thực trạng cung ứng dịch vụ của TYT xã ở một số vùng/ miền và
yếu tố ảnh hưởng năm 2014 của Nguyễn Hoàng Long, Dự án tăng cường năng lực
hệ thống y tế cơ sở một số tỉnh trọng điểm - Bộ Y tế cho thấy khả năng cung ứng
dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở một số vùng/miền: Có 40,4% TYT chưa có bác sĩ,
37,8% TYT có y sĩ sản nhi; Tỷ lệ TYT có phịng xét nghiệm và tiệt trùng thấp và
thấp nhất ở khu vực miền núi; Trên 70% TYT đã có các nhóm thuốc theo danh mục
quy định của Bộ Y tế, số lượng thuốc trong từng nhóm khơng đủ; TYT chưa có đầy
đủ tài liệu/ phác đồ chun mơn về các lĩnh vực: Sốt rét, Lao, Đái tháo đường, Tim
mạch; 95% TYT thực hiện <70% so với phân tuyến kỹ thuật, còn lại các TYT khác
thực hiện được <80%, khơng có TYT nào thực hiện được 100%; 50% TYT có thuốc
điều trị Lao; 90% TYT đạt mức sẵn có của các TYT < 70%. Các TYT khơng có
dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán (54%), hạn chế về thuốc 70,4% TYT có paracetamol,
47,3% TYT có Artemisinin [13].


11
Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại
3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hồ Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai năm 2008, luận văn tốt
nghiệp chuyên khoa cấp I, Đại học Y dược Huế của Trần Thị Kim Lý: Tỷ lệ sử
dụng dịch vụ khám chữa bệnh TYT của người dân xã là 37,7% [25].
Nghiên cứu Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng hoạt động
của trạm y tế xã tại tỉnh Hịa Bình năm 2015, luận án tốt nghiệp tiến sĩ, Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương của Lê Đình Phan: Trong năm 2015, số lượt KCB trung
bình/tháng của 1 TYTX (230 ± 147 lượt) [16].
Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và một số yếu tố liên
quan đến sử dụng dịch vụ tại Trạm Y tế xã huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2006 cho

thấy hầu hết các TYT trên địa bàn huyện chưa cung cấp đầy đủ các dịch vụ theo
phân tuyến, đặc biệt các kỹ thuật cận lâm sàng. TTB thiết yếu đáp ứng được dưới
70% so với quy định, thuốc chủ yếu chưa được cung cấp đầy đủ theo phân tuyến.
Về chất lượng dịch vụ KCB, người sử dụng dịch vụ cho rằng thái độ phục vụ của
CBYT tốt 88,6%, TYT cần được đầu tư thêm TTB và cơ sở vật chất [5].
Nghiên cứu đánh giá công tác khám chữa bệnh tại TYT xã Trung Nghĩa,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 6 tháng đầu năm 2008 cho thấy về nhân lực có 7
CBYT (Bác sĩ, Y sỹ sản nhi, Nữ hộ sinh, Y học cổ truyền, Điều dưỡng trung cấp)
đảm bảo so với quy định. Người dân sử dụng dịch vụ nhận xét thái độ phục vụ của
CBYT tốt 70,5%, TTB đầy đủ chỉ 30%, nhiều ý kiến đề xuất cần tăng cường siêu
âm, xét nghiệm cho TYT xã [7].
Nghiên cứu thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở trạm y
tế xã tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2005 cho thấy có 50% xã (8/16) đã đạt
Chuẩn Quốc gia về Y tế xã, có 11/16 xã triển khai khám BHYT tại TYT. Khả năng
cung ứng dịch vụ KCB của TYT trong toàn huyện nhìn chung là đảm bảo tốt; Chỉ
có 8 TYT (50%) đạt chuẩn Quốc gia về số lượt KCB (>=60 lượt/100 dân/năm). Có
20,74% số lượt người ốm ở các hộ gia đình có sử dụng dịch vụ KCB ở TYT xã,
thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tự điều trị (37,79%) và KCB y tế tư (25,75%) [4].
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động KCB của một số trạm y tế xã ở 4 tỉnh
thuộc dự án nâng cao nâng cao năng lực ở một số tỉnh thành tháng 9 năm 2012 của


12
Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam cho thấy: Số lượt KCB trung bình/tháng là
773,6 lượt [9].
1.5. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN HỖ TRỢ HỆ THỐNG Y TẾ TẠI VIỆT NAM
VÀ NINH THUẬN
1.5.1. Tại Việt Nam
Dự án HTHTYT do Bộ Y tế đề xuất trên cơ sở quan điểm các dự án phịng
chống HIV/AIDS, Lao, Sốt rét khơng thể triển khai độc lập, mà phải lồng ghép vào

hệ thống y tế nói chung. HTHTYT là để góp phần duy trì và phát huy thành quả
phịng chống 3 bệnh trên, tập trung hỗ trợ mạng lưới y tế cơ sở. Dự án triển khai tại
15 tỉnh gồm Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,
Hà Nam, Quảng Ninh, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng
Tháp, An Giang, Sóc Trăng [18].
Dự án được chia thành 3 hợp phần:
Hợp phần 1 - Tăng cường năng lực mạng lưới y tế cơ sở, được thực hiện tại
Bộ Y tế, 15 tỉnh/thành phố: Hà Nam, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc
Giang, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Phước,
Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang và Sóc Trăng.
Hợp phần 2.1 – Tăng cường các hoạt động cảnh giác dược, được thực hiện
tại Trường Đại học Dược Hà Nội và các Đơn vị cảnh giác dược ở 63 tỉnh thành phố.
Hợp phần 2.2 – Tăng cường năng lực kiểm nghiệm thuốc, được thực hiện tại
Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh
và 61 Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh/thành phố.
Mục tiêu chung của Dự án giai đoạn 2012-2016 nhằm hỗ trợ tăng cường
năng lực hệ thống y tế góp phần cải thiện và duy trì các thành quả trong phòng
chống một số bệnh truyền nhiễm. Mục tiêu cụ thể của dự án là tăng cường năng lực
cho cán bộ y tế thông qua các hoạt động hỗ trợ đào tạo, tập huấn; Tăng cường khả
năng cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở; Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý hệ thống
y tế, đặc biệt là công tác lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá các hoạt động y tế [22].
1.5.2. Tại Ninh Thuận
Các Trạm Y tế (TYT) được lựa chọn đưa vào dự án căn cứ vào những tiêu
chí: Địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; Có khó khăn, vướng mắc


13
trong các dự án phòng chống HIV/AIDS, Lao, Sốt rét; Có tỷ lệ cao về nhiễm
HIV/AIDS, Lao phổi, Sốt rét; Chưa có nhiều dự án đầu tư tăng cường năng lực hệ
thống y tế. Có 30 TYT thuộc 06 Trung tâm Y tế (TTYT) huyện được lựa chọn để

thực hiện dự án. Có 30 TYT được lựa chọn để thực hiện dự án thuộc 06 TTYT
huyện của tỉnh Ninh Thuận [18].
Các hoạt động của dự án triển khai trong giai đoạn 2012-2016 tại huyện
Ninh Hải:
- Tăng cường năng lực cho cán bộ y tế: 15 cán bộ y tế huyện, 42 cán bộ y tế
xã được tập huấn chuyên môn; 32 cán bộ y tế huyện, 75 cán bộ y tế xã được tập
huấn ngắn hạn về quản lý; 05 cán bộ y tế huyện, xã được tập huấn siêu âm, 03 cán
bộ y tế huyện, xã được tập huấn điện tim.
- Cung cấp trang thiết bị thiết yếu cho TYT xã nhằm tăng cường khả năng
cung ứng dịch vụ y tế cơ bản: TYT xã được đầu tư trang thiết bị. Danh mục trang
thiết bị cơ bản, dụng cụ, thiết bị văn phòng để thực hiện các kỹ thuật ở TYT xã,
gồm:
- Nhóm trang thiết bị: Máy xét nghiệm nước tiểu, Máy siêu âm, Máy điện
tim, Ghế răng đơn giản, Máy khí dung, Máy châm cứu, Máy đo đường huyết.
- Nhóm dụng cụ khám bệnh: Kìm nhổ răng trẻ em, Kìm nhổ răng người lớn,
Bẩy răng cong, Bộ lấy cao răng bằng tay, Bẩy răng thẳng, Đèn bàn khám bệnh,
Huyết áp kế, ống nghe, Bàn tiểu phẩu, Máy hút dịch chạy điện, Bộ dụng cụ tiểu
phẩu, Bộ khám ngũ quan + đèn treo trán, Kẹp lấy dị vật tai + loa soi tai, Bộ khám
tai, Kẹp lấy dị vật mũi, Kìm khám mũi.
- Nhóm thiết bị văn phịng: Tủ lạnh 150 lít, Loa phóng thanh cầm tay, Máy
tính để bàn + Bộ lưu điện + Máy in laser A4.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý y tế: Xây dựng và triển khai công cụ theo
dõi, giám sát lồng ghép các hoạt động y tế ở tuyến y tế cơ sở (từ năm 2012 đến
2016, 100% số TYT xã được TTYT huyện giám sát 3 tháng/lần; Đào tạo về công cụ
giám sát lồng ghép các hoạt động y tế cho cán bộ tuyến huyện (08 CBYT huyện
được tập huấn) [18].
Ninh Thuận đang triển khai đề án phát triển y tế cơ sở giai đoạn 2015-2020
và đến 2025 với mục tiêu bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe



14
ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn theo hướng toàn diện,
liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị, giữa các cơ sở y
tế trên địa bàn huyện với tuyến trên; đảm bảo người dân được tiếp cận các dịch vụ y
tế có chất lượng cao tại cơ sở góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên,
bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân với mục tiêu đối với tuyến xã đến năm 2020: 90% xã đạt tiêu chí quốc gia
về y tế; 100% xã có Trạm Y tế đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng; 50% dân số được lập
hồ sơ quản lý sức khỏe; 80% Trạm Y tế thực hiện được 80% danh mục kỹ thuật
khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến chuyên môn và thực hiện đầy đủ các nội
dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu; 100% các Trạm Y tế được đầu tư đầy đủ hạ
tầng công nghệ thông tin để phục vụ quản lý khám bệnh, chữa bệnh, cơng tác y tế
dự phịng và dân số.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng đã ban hành Kế hoạch đầu tư, xây dựng các TYT
xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn năm 2018 –
2020 với mục tiêu: Xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế tuyến xã,
phường, thị trấn; Nâng cao nhận thức của cộng đồng về cơng tác chăm sóc sức
khỏe, phịng chống bệnh, dịch, bảo vệ mơi trường; Triển khai thực hiện cơng tác
phịng chống dịch bệnh có hiệu quả, nâng cao chất lượng trong chăm sóc sức khỏe
ban đầu và chất lượng dân số; Đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị, nhân lực tại
TYT; Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại tất cả các TYT xã theo lộ trình bảo hiểm
y tế toàn dân, cung cấp dịch vụ y tế cơ bản đảm bảo chấ t lươ ̣ng đến tận người dân.
Các cơ quan, tổ chức liên quan có mối quan tâm đối với công tác đánh giá dự
án trên địa bàn tỉnh gồm:
- Tổ chức tài trợ: QTC là đơn vị tài trợ dự án. QTC yêu cầu các báo cáo hoạt
động của dự án đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ; Việc triển khai thực hiện dự án phù
hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh; Kết quả của dự án bền vững.
- Bộ Y tế và BQLDA Trung ương: Quan tâm về hiệu quả triển khai dự án;
Đề xuất các chính sách để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế; Hoạt
động của dự án đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ; Hiệu quả của hoạt động dự án đối

với địa phương, y tế cơ sở, người dân; Hiệu quả sử dụng nguồn lực của dự án; Các


15
khó khăn, thuận lợi khi triển khai dự án; Các điều chỉnh, các nội dung cần duy trì
sau giai đoạn triển khai dự án.
- Sở Y tế (SYT), TTYT huyện: Quan tâm kết quả hoạt động của dự án; Sự
ủng hộ của cộng đồng và các ban, ngành, đoàn thể địa phương; Những vấn đề cần
rút kinh nghiệm khi thực hiện dự án.
- Chính quyền địa phương: Quan tâm đến lợi ích của dự án đối với cộng
đồng; Sự cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế.
Do đó các nội dung lựa chọn khi đánh giá dự án ở 04 TYT xã tại huyện Ninh
Hải tỉnh Ninh Thuận cần đáp ứng với yêu cầu cũng như mối quan tâm của các cơ
quan, đơn vị liên quan.
Vấn đề cần quan tâm trong việc xây dựng kế hoạch đánh giá là tính phù hợp;
Các nội dung của dự án có được thực hiện theo kế hoạch hay khơng; có đạt mục
tiêu hay khơng; Tính hiệu quả; Tính duy trì; Các khó khăn, thuận lợi khi triển khai
cần được xác định để đề xuất các chính sách, rút kinh nghiệm cho các hoạt động
trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó, phạm vi đánh giá dự án bao gồm:
- Năng lực, tính sẵn có và chất lượng cung ứng dịch vụ của TYT xã.
- Tính phù hợp, khả năng duy trì các hoạt động của dự án.
1.6. GIỚI THIỆU THÔNG TIN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Ninh Hải là huyện ven biển, dân số trung bình khoảng 92.790 người.
Có 8 xã và 01 thị trấn với 50 thơn.
Có 7/9 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Huyện Ninh Hải có 4/9 TYT xã được đầu tư từ dự án HTHTYT do QTC tài
trợ, gồm Hộ Hải, Vĩnh Hải, Xuân Hải, Phương Hải. Các Trạm Y tế (TYT) được lựa
chọn đưa vào dự án căn cứ vào những tiêu chí: Địa phương có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn; Có khó khăn, vướng mắc trong các dự án phòng chống HIV/AIDS,

Lao, Sốt rét; Có tỷ lệ cao về nhiễm HIV/AIDS, Lao phổi, Sốt rét; Chưa có nhiều dự
án đầu tư tăng cường năng lực hệ thống y tế.


16
Bảng 1.1 Thông tin chung về các xã nghiên cứu đến năm 2018
STT

Thơng tin

Vĩnh

Xn

Phương

Hộ

Hải (*)

Hải

Hải

Hải

6.978

17.621


7.387

13.564

05

09

03

04

1.363

1.483

1.093

1.211

1

Dân số trung bình

2

Số thơn

3


Diện tích (ha)

4

Tổng số NVYT

09

07

06

05

Trong đó: số bác sĩ tại chỗ

01

01

01

01

Số bác sĩ tăng cường

00

00


00

01

5

(*): Xã miền núi.
Đánh giá tập trung một số kết quả của dự án:
• Dịch vụ KCB tại TYT.
• Số lượt khám chữa bệnh.
• Số lượt bệnh nhân sử dụng các nhóm dịch vụ KCB.
• Số lượt tun truyền giáo dục sức khỏe cho người dân.


17
1.6. KHUNG LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ
Khung đánh giá dựa vào Kế hoạch đánh giá hiệu quả triển khai dự án
HTHTYT 2017 của Dự án Hỗ trợ hệ thống Y tế, Bộ Y tế [8, 14, 17].
Đầu vào

Hoạt động

Đầu ra

Kết quả

• Các chính sách

• Cung cấp một số


• Số thiết bị TYT

• Tăng số dịch

hiện có

thiết bị thiết yếu

nhận được

vụ

• Tài trợ của Quỹ



• Số nhân viên của

TYT.

Tồn cầu

chun mơn

TYT được đào tạo

• Tăng số lượt

• Đóng góp của


• Đào tạo về quản

chuyên môn

khám chữa bệnh.

Ủy ban nhân dân

lý, giám sát và

• Số loại dịch vụ

• Tăng số lượt

tỉnh, huyện

đánh giá

KCB

bệnh

Các bên liên

• Triển khai các

• Số bệnh nhân

dụng các nhóm


quan:

dịch vụ KCB

tiếp cận các dịch

dịch vụ KCB.

• Bộ Y tế

• Tổ chức giám sát

vụ KCB

• Tăng số lượt

• SYT, BQLDA

sử dụng bộ cơng cụ

• Số nhân viên của

tun

tỉnh, huyện

giám sát tích hợp

TYT được đào tạo


giáo

• TTYT, TYT

về quản lý, giám

khỏe cho người

• Chính quyền địa

sát và đánh giá

dân.

phương

• Số lượt giám sát

Đào

tạo

về

định kỳ

KCB

nhân


tại

sử

truyền
dục

sức


×