Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

sinh kế của người mnông dưới tác động của thủy điện buôn tua srah ở huyện lắk tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.95 MB, 210 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐẠI HỌC HUẾ </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC </b>



<b>PHẠM TRỌNG LƯỢNG</b>



<b>SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG DƯỚI TÁC ĐỘNG </b>


<b>CỦA THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH </b>



<b>Ở HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK </b>





<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC </b>





<b> </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐẠI HỌC HUẾ </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC </b>



<b>PHẠM TRỌNG LƯỢNG</b>



<b>SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG DƯỚI TÁC ĐỘNG </b>


<b>CỦA THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH </b>



<b>Ở HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK</b>





<b>Chuyên ngành : Dân tộc học </b>


<b>Mã số : </b>

<b> 931 03 10 </b>


<b> </b>



<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC </b>



<b>Người hướng dẫn khoa học: </b>


<b>PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh </b>



<b> </b>



<b> </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

i


<b>LỜI CAM ĐOAN </b>


Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.


Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này được chỉ rõ nguồn gốc.


<i>Huế, ngày tháng năm 2019 </i>
<b> Tác giả </b>


<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ii



<b>LỜI CẢM ƠN </b>


Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của q thầy cơ giáo khoa Lịch sử, Phịng Đào tạo Sau
đại học - Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.


Tôi xin cảm ơn Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, Nhà máy thủy điện Buôn Tua
Srah; Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện Lắk; các phòng: Thống kê, Dân tộc - Tôn
giáo, Kinh tế - Hạ tầng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên - Môi trường,
Giáo dục và Đào tạo; Ban quản lý Dự án giảm nghèo; cán bộ và nhân dân các xã Krông
Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết, Đắk N, Đắk Phơi, Bn Tría, Bơng Krang (nơi
thực hiện điều tra số liệu, thu thập thông tin) đã tận tình cung cấp thơng tin, tài liệu, số
liệu để tơi nghiên cứu, hồn thành luận án này.


Đặc biệt, cho phép tơi được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Văn Mạnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian, cho tôi nhiều
lời khuyên và kinh nghiệm q báu để tơi hồn thành luận án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

iii


<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>


<b>VIẾT TẮT </b> <b>VIẾT ĐẦY ĐỦ </b>


CNH Cơng nghiệp hóa


CRES VNU-Central Institute For Natural Resource Inviromental Studies
Viện Tài nguyên Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội



CSHT Cơ sở hạ tầng


CTTĐ Cơng trình thủy điện


DFID Department for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh


HĐH Hiện đại hóa


HĐND Hội đồng Nhân dân


IFAD International Fund for Agricultural Development
Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế


IISD International Institute for Sustainable Development
Viện Quốc tế Phát triển bền vững


IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên


KHCN Khoa học Công nghệ


KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn


MW Mê ga oát/megawatt


NLSK Nguồn lực sinh kế


NMTĐ Nhà máy thủy điện



NGOs Non-governmental organization


Tổ chức Phi chính phủ


Nxb Nhà xuất bản


OXFAM Oxford Committee for Famine Relief
Ủy ban Oxford cho cứu trợ nạn đói


THCS Trung học cơ sở


THPT Trung học phổ thông


TĐ Thủy điện


TĐC Tái định cư


tp. Thành phố


tr. Trang


SK Sinh kế


SKBV Sinh kế bền vững


UB MTTQ Ủy ban Mặt trận tổ quốc


UBND Ủy ban Nhân dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

iv



<b>MỤC LỤC </b>


LỜI CAM ĐOAN ... i


LỜI CẢM ƠN ... ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ... iii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ... vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ... vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ... viii


LỜI MỞ ĐẦU ... 1


1. Lý do chọn đề tài ... 1


2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ... 3


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ... 3


4. Nguồn tư liệu của luận án ... 4


5. Đóng góp của luận án ... 5


6. Bố cục của luận án ... 6


<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁC </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ... 7</b>


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ... 7


1.2. Cơ sở lý luận ... 19


1.3. Các phương pháp nghiên cứu ... 29


1.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ... 33


Tiểu kết chương 1 ... 38


<b>Chương 2. SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG TRƯỚC KHI XÂY DỰNG CƠNG </b>
<b>TRÌNH THỦY ĐIỆN BN TUA SRAH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK ... 40</b>


2.1. Các nguồn lực sinh kế của người Mnông trước khi xây dựng thủy điện ... 40


2.2. Các hoạt động sinh kế của người Mnông trước khi xây dựng thủy điện ... 52


Tiểu kết chương 2 ... 74


<b>CHƯƠNG 3. SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG TỪ KHI XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH </b>
<b>THỦY ĐIỆN BN TUA SRAH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK ... 75</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

v


và vùng chịu tác động thủy điện ... 94


3.3. Sinh kế thích ứng hiện nay của người Mnơng tái định cư và vùng chịu tác động thủy điện. 104
Tiểu kết chương 3 ... 112



<b>CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI </b>
<b>MNÔNG TÁI ĐỊNH CƯ VÀ VÙNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN BUÔN </b>
<b>TUA SRAH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK ... 113</b>


4.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức các nguồn lực sinh kế của người Mnông ... 113


4.2. Phân tích các hoạt động sinh kế hiện nay của người Mnông ... 119


4.3. Một số giải pháp cụ thể phát triển sinh kế bền vững cho người Mnông ... 122


Tiểu kết chương 4 ... 136


KẾT LUẬN ... 138


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ... 140


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

vi


<b>DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU </b>


Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất ở xã Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin ... 41


Bảng 2.2. Số trường, phòng học, giáo viên và trẻ bậc mầm non huyện Lắk ... 43


Bảng 2.3. Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh các bậc học phổ thông huyện Lắk . 43
Bảng 2.4. Tình hình y tế và chăm sóc sức khỏe tại các xã nghiên cứu ... 45


Bảng 2.5. Tài sản cộng đồng xã Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin ... 49



Bảng 2.6. Lịch làm nương rẫy của người Mnông ... 61


Bảng 2.7. Hoạt động nông nghiệp và lễ hội của người Mnơng ... 62


Bảng 3.1. Diện tích đất sản xuất và tình hình sử dụng ... 76


Bảng 3.2. Hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể địa phương ... 84


Bảng 3.3. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của người Mnông ... 87


Bảng 3.4. Nhu cầu và nguyện vọng vay vốn của nông hộ ... 90


Bảng 3.5. Sở hữu tài sản vật chất của người Mnông ... 95


Bảng 3.6. Đặc trưng hình thái lưu vực sơng ... 104


Bảng 3.7. Diện tích gieo trồng trung bình các loại cây trước và sau khi xây dựng thủy điện .. 105


Bảng 4.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức các nguồn lực sinh kế của người Mnông ... 114


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

vii


<b>DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

viii


<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ </b>


Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ lao động theo lứa tuổi ... 78



Biểu đồ 3.2. Truyền dạy tri thức bản địa ... 79


Biểu đồ 3.3. Cơ cấu nghề nghiệp ... 80


<i>Biểu đồ 3.4. Trình độ học vấn ... 80</i>


Biểu đồ 3.5. Kiến thức và kỹ năng làm việc ... 81


<i>Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ học sinh bỏ học trong độ tuổi đến trường ... 81</i>


Biểu đồ 3.7. Trình độ học vấn của lao động phổ thông ... 82


Biểu đồ 3.8. Quan hệ gia đình, dịng họ, bn làng, tơn giáo của người Mnông ... 82


Biểu đồ 3.9. Các tổ chức địa phương mà người Mnông tham gia ... 83


Biểu đồ 3.10. Nguồn thông tin được người Mnông chia sẻ ... 84


Biểu đồ 3.11. Mức độ hiểu biết và tổ chức lễ nghi truyền thống của người Mnông ... 85


Biểu đồ 3.12. Mức độ hỗ trợ của các tổ chức địa phương ... 86


Biểu đồ 3.13. Đánh giá hiệu quả các khóa bồi dưỡng, tập huấn ... 86


<i>Biểu đồ 3.14. Đánh giá những biến động của các hoạt động kinh tế ... 89</i>


<i>Biểu đồ 3.15. Nguyên nhân không vay được vốn ngân hàng ... 90</i>


Biểu đồ 3.16. Chất lượng nguồn tư liệu sản xuất ... 92



Biểu đồ 3.17. Chất lượng hệ thống thủy lợi ... 93


<i>Biểu đồ 3.18. Tình hình khai thác lâm sản, thủy sản năm 2004 và năm 2018 ... 100</i>


Biểu đồ 3.19. Mức sống của người Mnông hiện nay so với trước khi xây dựng Thủy điên
Bn Tua Srah ... 103


Biểu đồ 3.20. Những khó khăn trong trồng trọt ... 106


Biểu đồ 3.21. Những thuận lợi trong trồng trọt ... 107


Biểu đồ 3.22. Những khó khăn trong chăn nuôi ... 109


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

1


<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>
<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


Xây dựng các cơng trình thủy điện (CTTĐ) là những dự án cơ sở hạ tầng (CSHT)
có tác động to lớn đến sự phát triển quốc gia. Hơn nữa, các dự án này cũng là nguồn gốc
của những tranh luận giữa các nhà môi trường, đầu tư, kinh tế, nhà khoa học và cộng
đồng bị ảnh hưởng. Việt Nam là đất nước đang trong thời kì phát triển nên rất cần năng
lượng, tuy nhiên lại hạn chế về năng lượng điện mặt trời, điện hạt nhân, điện gió. Vì
vậy, việc lựa chọn xây dựng các nhà máy thủy điện (NMTĐ) là một giải pháp hợp lý để
cung cấp năng lượng. Mặt khác, TĐ thường được coi là "sạch" và "tái tạo". Ngoài cung
cấp nguồn năng lượng, các đập TĐ còn được sử dụng để trữ nước, ngăn lũ, điều tiết sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy TĐ đã gây ra một số hệ quả khá nghiêm
trọng đến môi trường và dân sinh trong khu vực dự án. Hậu quả mà các NMTĐ gây ra
là những mâu thuẫn từ cộng đồng địa phương, bao gồm khơng có đất, tình trạng thất


nghiệp, gạt ra ngoài lề, an ninh lương thực, gia tăng bệnh tật, mất quyền truy cập vào
các nguồn tài sản chung, chia cắt cộng đồng.


Các NMTĐ ở Việt Nam được chú ý đầu tư, xây dựng từ những năm 1970 (1)<sub> và </sub>
nhất là từ sau thời kì đổi mới. Thực hiện kế hoạch chiến lược đảm bảo năng lượng phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, hàng trăm NMTĐ
lớn nhỏ được xây dựng. Các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách đã/đang nghiên
cứu và đánh giá những tác động từ các CTTĐ đến đời sống những cư dân bị ảnh hưởng.
Vấn đề này hiện đang được xem xét, cân nhắc có tiếp tục lập các dự án xây dựng nữa
hay khơng hoặc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế khác. Tuy nhiên, để giải quyết
hậu quả từ các NMTĐ đã được xây dựng, tìm ra các giải pháp khả quan hơn đang là
thách thức đối với nhiều ngành và nhà khoa học, trong lúc cộng đồng người dân vẫn
đang gánh chịu hằng ngày. Việc người dân thích ứng hoặc cố gắng để thích nghi với
cuộc sống và mơi trường mới, những yếu tố nào giúp họ phục hồi và phát triển sinh kế
(SK) thì cần có hướng tiếp cận thực tế, hiệu quả trên cơ sở lý thuyết phù hợp.


Sông Sêrêpôk (hay Srêpôk) được hợp thành bởi 2 phụ lưu chính là sơng Krơng
Ana và Krông Nô. Đây là con sông lớn nhất ở tỉnh Đắk Lắk với chiều dài 126 km. Trên
hệ thống sông Sêrêpôk đã xây dựng, vận hành 9 NMTĐ gồm: Đức Xuyên, Buôn Tua


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

2


Srah, Buôn Kuốp, Đray H’Linh 1, Đray H’Linh 2, Hịa Phú, Sêrêpơk 3, Sêrêpôk 4,
Sêrêpôk 4A. Thủy điện Buôn Tua Srah là NMTĐ thuộc bậc thứ hai có tác động trực tiếp
đến người Mnông. Để xây dựng nhà máy, một bộ phận người Mnông buộc phải tổ chức
tái định cư (TĐC), một bộ phận khác chịu tác động hiện đang có những biến đổi lớn về
khơng gian sống, văn hóa, SK, … Những biến đổi có tính tích cực như: bn làng được
quy hoạch và có CSHT tương đối khang trang, giao thông, giáo dục, y tế, thông tin liên
lạc được cải thiện; biến đổi tiêu cực như: điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ


có nhiều biến đổi, chất lượng các loại hình đất canh tác ngày càng suy giảm, nguồn nước
sinh hoạt và phục vụ sản xuất không đảm bảo, quan hệ dòng tộc, cộng đồng thay đổi, …
Trong những biến đổi đó, biến đổi về SK là hết sức phức tạp và đa dạng.


Mnông là tộc người tại chỗ cư trú lâu đời tại đây, có hoạt động kinh tế khá đa
dạng trong đó khai thác nguồn lợi tự nhiên là tương đối điển hình. Từ khi TĐ Bn Tua
Srah được xây dựng, nguồn lực tự nhiên bị thu hẹp và suy giảm, các nguồn lực khác gia
tăng chậm, người Mnông buộc phải thay đổi SK để đảm bảo đời sống. Môi trường sống
thay đổi đã có những tác động to lớn đến SK, gây ra những khó khăn, bất cập cho người
dân TĐC. Ngoài ra, một bộ phận cư dân Mnông sống tại khu vực ảnh hưởng của NMTĐ
Buôn Tua Srah cũng chịu nhiều tác động từ công trình này. NMTĐ Bn Tua Srah đã
và đang có những tác động to lớn, làm thay đổi các nguồn lực tự nhiên, con người, xã
hội, tài chính, vật chất của người Mnông TĐC và vùng chịu tác động. Chính những yếu
tố trên dẫn đến SK và sự thích ứng SK của người Mnơng gặp nhiều khó khăn.


Trong thực tế, sinh kế của người dân TĐC và vùng chịu tác động không chỉ là
vấn đề đặt ra đối với người Mnơng ở huyện Lắk mà cịn là vấn đề đặt ra đối với các tộc
người khác cư trú tại khu vực này. Ngoài ra, đây cũng là một vấn đề lớn ở hầu hết các
CTTĐ trên cả nước. Mức độ tác động đến SK sẽ khác nhau, đời sống của người dân bị
ảnh hưởng trong lúc SK truyền thống khơng cịn được duy trì, các nguồn hỗ trợ sinh
hoạt, sản xuất khơng thể kéo dài mãi. Do vậy, rất cần thực hiện những nghiên cứu cơ
bản, cụ thể về bảo đảm sinh kế bền vững (SKBV) đối với người Mnông TĐC và vùng
chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

3


<b>2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu </b>
<b>2.1. Mục tiêu nghiên cứu </b>


Qua nghiên cứu SK của người Mnông trước và sau khi xây dựng TĐ Buôn Tua


Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, luận án tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy và cản trở nguồn
lực sinh kế (NLSK) do TĐ gây nên, đồng thời gợi ý các giải pháp phù hợp để phát triển
SK cho người Mnông khu TĐC và vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah trong bối
cảnh mới.


<b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>


Để làm rõ mục tiêu trên, luận án sẽ có những nhiệm vụ sau:


- Hệ thống hóa lý thuyết về SK; nghiên cứu về SK của người Mnông trước và
sau khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah;


- Tìm hiểu các vấn đề về mơi trường tự nhiên, xã hội, giáo dục, y tế và tình hình
chăm sóc sức khỏe đối với người Mnơng TĐC, vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah
ở huyện Lắk;


- Đánh giá những NLSK; nhận diện những biến đổi về SK của người Mnông dưới
tác động của TĐ Buôn Tua Srah;


- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phù hợp để phát triển SKBV cho người
<b>Mnông trong điều kiện chịu tác động của TĐ Buôn Tua Srah. </b>


<b>3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>
<b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b>


Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là hoạt động SK của người Mnông
trước và sau khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah, các NLSK, những tác động của NMTĐ
Buôn Tua Srah đến SK của họ.


<b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b>



<i><b>- Phạm vi không gian: Khu TĐC và vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah, huyện </b></i>


Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong đó chủ yếu là 4 xã gồm: Krơng Nơ, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết.


<i><b>- Phạm vi thời gian: Từ trước khi xây dựng TĐ đến hiện nay, chia làm 2 giai đoạn: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

4


<b>4. Nguồn tư liệu của luận án </b>
<b>4.1. Tư liệu thành văn </b>


<i>Để hoàn thành luận án, trước tiên chúng tơi sử dụng tư liệu từ các cơng trình </i>
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Về lý thuyết nghiên cứu SK, SKBV trong nhân
học thì có Ashley, Caroline, Diana Carney, Bebbington, Anthony, Chambers, Conway,
DFID, IFAD, … và các cơng trình biên khảo, bài viết khoa học được chúng tơi tham
<i>khảo, trích dẫn để lý giải vấn đề luận án đặt ra. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu “Sinh kế </i>


<i>của người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk </i>
<i>Lắk” là sự tổng hợp và so sánh của các nguồn tư liệu đa ngành, đa lĩnh vực của các tác </i>


giả nước ngoài.


<i>Thứ hai, nguồn tài liệu trong nước của các cơ quan nghiên cứu được sử dụng </i>


như: Viện Dân tộc học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các đại học, đrường đại
học, ...; của các cá nhân như Ngô Văn Lệ, Bế Viết Đẳng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn
Văn Sửu, Trần Văn Hà, Võ Văn Sen, Nguyễn Xuân Hồng, Ngô Phương Lan, Nguyễn
Văn Tồn, Trần Thọ Đạt, Ngơ Đức Thịnh, Đồn Văn Phúc, … và các nhà nghiên cứu
của Chế độ Việt Nam Cộng hịa trước đây như Bình Ngun Lộc, Lân Đình, …



<i>Thứ ba, các bài viết ở các tạp chí khoa học, hội thảo, website chuyên ngành như: </i>


Tạp chí Dân tộc học, tạp chí Kinh tế phát triển, tạp chí Xã hội học, tạp chí Khoa học của
Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, tạp chí Khoa học cơng nghệ (KHCN) của Sở
KHCN Đắk Lắk, Đắk Nông, các nghiên cứu của Viện Viễn đông Bác cổ, ... hay các hội
thảo khoa học liên quan đến sinh kế các tộc người Tây Nguyên, người Mnông; các
website thuộc các ngành Dân tộc học, Nhân học, Kinh tế, Luật, ... đều được chúng tôi
<b>chắt lọc, khảo cứu khi thực hiện luận án. </b>


<b>4.2. Tư liệu điền dã </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

5


vấn đề cụ thể. Tất cả nguồn tư liệu sơ cấp được xử lý, phân tích và được chúng tôi so
<b>sánh, đối chiếu và sử dụng trong q trình thực hiện luận án. </b>


<b>5. Đóng góp của luận án </b>


Với việc kế thừa kết quả của các tác giả đi trước, trên cơ sở lí thuyết Dân tộc
<i>học/Nhân học và nguồn tư liệu nghiên cứu, luận án “Sinh kế của người Mnông dưới tác </i>


<i>động của thủy điện Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk ” có những đóng góp về </i>


khoa học và thực tiễn, như sau:


<i><b>- Đóng góp khoa học: </b></i>


+ Bằng việc áp dụng khung SKBV, luận án đã góp phần nâng cao phương pháp
nghiên cứu về SK của tộc người, khác với cách nghiên cứu dân tộc học kinh tế truyền


thống ở Việt Nam.


+ Qua nghiên cứu biến đổi SK của dân tộc Mnông do tác động của TĐ Buôn Tua
Srah ở huyện Lắk, luận án góp phần tìm hiểu q trình tộc người của dân tộc này trong
thời kỳ đổi mới.


<b>+ Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung, sáng tỏ thêm lí thuyết và khung phân </b>


tích về SK; mặt khác với việc tìm kiếm nguyên nhân biến đổi SK, phân tích các xu
hướng biến đổi SK tộc người Mnông dưới tác động của TĐ Buôn Tua Srah.


+ Luận án sẽ cung cấp cho khoa học Dân tộc học/Nhân học nguồn tư liệu thực
địa để vận dụng so sánh, đánh giá sự thay đổi SK của các cộng đồng cư dân dưới tác
động của các CTTĐ khác ở Tây Nguyên và cả nước.


<i>- Đóng góp thực tiễn: </i>


+ Cùng với những nghiên cứu khác về TĐC và tác động do xây dựng TĐ ở một
số khu vực trên cả nước, luận án góp phần chỉ ra sự bất cập có tính hệ thống của những
cơng trình này đến sự bền vững sinh kế của các tộc người có liên quan.


+ Luận án cung cấp luận chứng khoa học để các cấp quản lý có thẩm quyền điều
chỉnh, xây dựng các chính sách phát triển SKBV cho người Mnông TĐC, cộng đồng
người Mnông chịu tác động, các dân tộc bị ảnh hưởng do xây dựng TĐ Bn Tua Srah
nói riêng và TĐ trên cả nước nói chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

6


<b>6. Bố cục của luận án </b>



Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung của luận
án được chia thành 4 chương:


<i>Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, các phương pháp và </i>
<i>khái quát địa bàn nghiên cứu </i>


<i>Chương 2. Sinh kế của người Mnông trước khi xây dựng Công trình thủy điện </i>
<i>Bn Tua Srah huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk </i>


<i>Chương 3. Sinh kế của người Mnông từ khi xây dựng Cơng trình thủy điện Bn </i>
<i>Tua Srah huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

7


<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, </b>
<b>CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU </b>


<b>1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>


<b>1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về sinh kế của các tác giả ngồi và trong nước </b>


<i><b>1.1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về sinh kế của các tác giả nước ngoài </b></i>
Các cơng trình nghiên cứu SK của các tác giả nước ngoài được khởi đầu từ những
những năm 60 của thế kỉ XX. Theo Chambers (1969), Robert and Morris J. (1973) khi
dân di cư tị nạn ồ ạt từ Kenya và một số nước ở châu Phi do chiến tranh đã khiến cuộc
sống của họ khó khăn và chết chóc [98, 100]. Những nghiên cứu này đặt ra yêu cầu cấp
bách là phải đảm bảo ngay tức thời về đời sống từ ăn uống, chỗ ở đến điều kiện sống tối
thiểu cho những người tị nạn. Đây khơng chỉ là vấn nạn của một nhóm hay một cộng
đồng người mà còn là vấn nạn của các quốc gia châu Phi. Vấn đề này tương tự những
gì xảy ra trong thời gian vừa qua khi những người tị nạn chiến tranh Lybia, Syria và một


số quốc gia Bắc Phi bằng mọi cách vượt Địa Trung Hải đến với châu Âu, dân di cư các
quốc gia Nam Mỹ bằng mọi cách để được vào Mỹ. Thời kì này SK được ẩn trong các
khái niệm như: Hoạt động kinh tế, hoạt động mưu sinh, hoạt động sản xuất, ...


<i>Đến năm 1983, trong tác phẩm “Phát triển nông thôn: Đặt lên hàng đầu” (Rural </i>


<i>development: Putting the last first), Robert Chambers đã đưa ra khái niệm SK [99]. Về </i>


sau, khái niệm này xuất hiện thường xuyên hơn trong các nghiên cứu của Barrett,
Morrison, Dorward, … và có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau. Từ đó một
số nhà khoa học, cơ quan phát triển đã tiếp nhận và cố gắng hiện thực hóa khái niệm.


<i>Năm 1999, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID – Department for </i>


<i>international development) đã đưa ra khung SKBV trong khuôn khổ cam kết hỗ trợ nhằm </i>


cố gắng đạt được mục đích đặt ra là xố đói, giảm nghèo [106].


<i>Trên cơ sở khung SK của DFID, IFAD (International Fund for Agricultural </i>


<i>Development - Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế) đã phát triển khung SK mới. IFAD </i>


lấy người nghèo làm trung tâm của khung SK do người nghèo dễ bị mất năm nguồn lực
SK. Khung SK của IFAD có nhiều yếu tố và cách thể hiện mối quan hệ mới [112].


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

8


<i>Tiếp cận phát triển: Nổi bật trong cách tiếp cận này là các phân tích của Amartya </i>


<i>Sen, nhà kinh tế học người Ấn Độ về quyền lợi (entitlements) được thực thi trong mối </i>


quan hệ với nạn đói nghèo. Với việc quan tâm đến tính hiệu quả, sự nhân văn của các
hoạt động và quá trình phát triển, Amartya Sen (2009) cho rằng các quyền lợi của những
bên liên quan và cả cộng đồng người, thậm chí mở rộng hơn trong vùng, khu vực phải
được đặt trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Khơng vì sự thịnh vượng của một nhóm
nào, một vùng, một khu vực hay một quốc gia mà một đối tượng nào đó bị bỏ quên, bị
gạt ra khỏi lề [124]. Theo đó, Parasuraman (2001) đánh giá, việc xây dựng những con
đập lớn ở Ấn Độ từ năm 1947 đến năm 2001 đã để lại hậu quả là làm cho gần 33 triệu
người bản địa buộc phải di cư khỏi vùng đất tộc người của họ và có cuộc sống đầy khó
khăn [119]. Robinson Courtland (2003) đã đánh giá về những rủi ro - thách thức và
quyền được biết - được tham gia của những người dân vào các dự án xây đập; nguyên
nhân, hậu quả và thách thức của sự phát triển - thay đổi - nơi mà họ buộc phải chuyển
<i>đến. R.Courtland nhận định “Việc xây dựng đập đã lấy đi ngôi nhà, kế sinh nhai, sức </i>


<i>khoẻ và thậm chí là cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới” [104, tr. 32]. </i>


<i>Tiếp cận đồng đại: Theo Diana, Carney (1998), Ellis, Frank (2000), Kelly, F. </i>


Philip (2003) thì SK của người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi việc thực thi của các thể chế,
chính sách, cách thức tiếp cận và các tài sản của họ được sử dụng như thế nào. Cách tiếp
cận này cho rằng con người sống không cơ lập mà bản thân họ có rất nhiều mối quan hệ
ràng buộc ở nhiều cấp độ. Họ nhấn mạnh trong nghiên cứu chúng ta phải nhận dạng và
chỉ ra những cơ hội, hạn chế và thách thức liên quan đến SK, cụ thể: (1) Áp dụng khung
phân tích SK xun các nhóm xã hội; (2) Thừa nhận cơng việc có liên quan đến nhau;
(3) Cơng nhận nhiều tác nhân; (4) Có nhiều chiến lược sử dụng để bảo đảm SK và cho
ra những kết quả SK khác nhau mà họ theo đuổi [97, 109, 115].


<i>Tiếp cận sở hữu: Dưới góc độ này, sinh kế (livelihood) được hiểu như là các tài </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

9



những bối cảnh khác nhau [122]. Còn Bebbington, Anthony (1999), khi phân tích SKBV
lại thay đổi bằng cách thay đổi tên khác cho năm loại vốn là “vốn sản xuất” (produced
capital), “vốn con người” (human capital), “vốn tự nhiên” (natural capital), “vốn xã hội”
(social capital), “vốn văn hóa” (cultural capital) [91].


<i>Tiếp cận tổng hợp: Nghiên cứu của IUCN và IISD (2003), USAID (2009) về SK </i>


trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã đưa ra cách tiếp cận tổng hợp trong việc giải quyết
vấn đề SKBV. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý rủi ro và thiên tai, quản lý tài
nguyên thiên nhiên và tăng cường thực thi các biện pháp và năng lực thích ứng với biến
đổi khí hậu nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra, giảm
nghèo đói và cải thiện phúc lợi cho người dân [114, 126].


Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước đều hướng đến
phương pháp tiếp cận SK lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển. Kết quả SK
là: 1. Đời sống được cải thiện, 2. Giảm khả năng tổn thương, 3. An ninh lương thực được
tăng cường, 4. Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, 5. Môi trường sống được đảm bảo,
là một mối quan tâm lớn nhất và có tính chất hỗ trợ cho kết quả khác.


<i><b>1.1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về sinh kế của các tác giả trong nước </b></i>
Hiện nay, khái niệm SK được sử dụng rộng rãi trong khoa học và các phương
tiện thông tin ở Việt Nam. Thực chất nội hàm khái niệm SK giống với khái niệm hoạt
động mưu sinh, tìm kiếm thu nhập, hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế. Con người
thông qua hoạt động kiếm sống để đảm bảo được cuộc sống chính mình. SK chính là
các hoạt động kinh tế trong đời sống tộc người, có mối quan hệ mật thiết và có sự tác
động to lớn đến các thành tố khác như văn hóa, chính trị, xã hội.


Từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Sinh kế” bắt đầu được sử dụng
trong các dự án liên kết giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế nhằm nghiên cứu, phát
triển bền vững về lâm nghiệp, kinh tế, giảm nghèo và SK nông thôn. Cụ thể:



<i>Trần Đức Viên (2001), trong cơng trình “Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng </i>


<i><b>và sinh kế của người dân” đã nghiên cứu và đưa ra đánh giá tổng quát về ba cộng đồng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

10


<i>Nguyễn Xuân Hồng (2001), Nguyễn Thị Mỹ Vân (2003) trong “Nghiên cứu về </i>


<i>tri thức bản địa, sinh kế người dân tộc vùng đồi núi” đã đưa ra chiến lược SKBV cho </i>


một số cộng đồng người dân tộc ở vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế [48, 49, 50].
<i>Bùi Đình Tối (2004) đã đưa ra quan niệm“Sinh kế của hộ hay một cộng đồng là </i>


<i>một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định </i>
<i>và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục </i>
<i>tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, SK của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn </i>
<i>được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó” [69, tr. 21]. Theo ơng, mỗi </i>


hộ gia đình đều có các SK khác nhau. Chiến lược SK của hộ hay kế sách sinh nhai của
hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ. Đó là những vấn đề quy mô, thành
phần, mối quan hệ, tính gắn bó giữa các thành viên trong hộ, việc phân bổ các nguồn
lực vật chất, các chi phí để đầu tư cấp hộ.


Đánh giá hoạt động sinh kế của các dân tộc Tây Bắc và Đông Bắc, Trần Bình
<i>trong các nghiên cứu “Tập quán mưu sinh và hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở </i>


<i>Tây Bắc Việt Nam”(2001) [16], “Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng </i>
<i>Đông Bắc Việt Nam”(2005) [17], “Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng </i>
<i>Đông Bắc Việt Nam” (2013) đã nêu ra những điểm bao quát các khía cạnh trồng trọt, </i>



chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, buôn bán [18, 19, 20].


<i>Trong nghiên cứu “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven </i>


<i>đơ Hà Nội dưới tác động của đơ thị hóa”, Nguyễn Duy Thắng (2007) khi phân tích vốn </i>


xã hội được sử dụng trong chiến lược SK của người nông dân ở một số phường và xã khu
<i>vực ngoại thành Hà Nội đã nhận định rằng: “Bên cạnh những yếu tố quan trọng trong </i>


<i>chiến lược SK của nông dân như đất, lao động, tài chính, vốn xã hội được coi là một </i>
<i>nguồn lực quan trọng giúp nông dân chuyển đổi chiến lược SK để ứng phó với các thách </i>
<i>thức của đơ thị hóa” [70, tr. 42]. </i>


Cũng trong khung cảnh đơ thị, Nguyễn Vũ Hồng (2008) nêu rõ việc cố kết cá
nhân thông qua những hành động tập thể sẽ giúp hình thành mạng lưới xã hội, để hành
động vì lợi ích chung đối với những người dân bị ảnh hưởng các dự án phát triển đơ thị
<i>ở Hà Nội. Điều đó được thể hiện qua bài viết về“Vốn xã hội trong đô thị: Một nghiên </i>


<i>cứu nhân học về hành động tập thể ở một dự án phát triển đô thị tại Hà Nội” [47]. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

11


<i><b>cho phát triển”, Ngô Đức Thịnh (2008) đã nhấn mạnh các mạng lưới xã hội như gia đình, </b></i>


dịng họ, làng xã là một trong những nhân tố thúc đẩy phát triển xã hội nơng thơn và giúp
người nơng dân có những thuận lợi nhất định trong các hoạt động SK của họ [74].


<i>Năm 2008, Oxfam có báo cáo về “Việt Nam: Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và </i>



<i>người nghèo”. Báo cáo này đã tập trung phân tích cuộc sống của các hộ gia đình nghèo </i>


ở hai tỉnh Bến Tre và Quảng Trị trong bối cảnh khí hậu đang thay đổi và tìm hiểu xem
người dân đối phó như thế nào trước sự thay đổi của khí hậu trong tương lai [63].


<i>Khi nghiên cứu về “Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh </i>


<i>kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc”, Đặng Văn </i>


Thành (2009) đã nhận thấy có những thay đổi lớn trong thu nhập của người dân vùng
đệm vườn quốc gia Tam Đảo. Tuy nhiên, khoảng cách và chênh lệch thu nhập giữa các
tầng lớp, thành phần là khá lớn và có xu hướng ngày càng nới rộng. Đời sống của một
bộ phận người dân tộc tại chỗ cịn gặp nhiều khó khăn và ngày càng bấp bênh hơn [68].
<i>Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012) trong nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và </i>


<i>sinh kế ven biển, diễn đàn phát triển Việt Nam" đã tập hợp một số lý thuyết và nghiên </i>


cứu về biến đổi khí hậu và SK ven biển, bao gồm biến đổi khí hậu, khả năng bị tổn
thương của cư dân ven biển trước biến đổi khí hậu, năng lực thích ứng của cư dân ven
biển trước tác động của biến đổi khí hậu, hỗ trợ SK để thích ứng với biến đổi khí hậu
ven biển ở Việt Nam [36].


Trong các nghiên cứu về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở các đô thị,
Nguyễn Dũng Anh (2014), Nguyễn Văn Sửu (2014), Phạm Thị Thủy (2014), nhấn mạnh
<i>quá trình thu hồi đất để phát triển CNH, đơ thị hóa “đã có những chuyển dịch về cơ cấu </i>


<i>kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, kết cấu hạ tầng được cải thiện, tạo ra </i>
<i>nhiều cơ hội việc làm, đa dạng hoá nghề nghiệp cho người dân”. Tuy nhiên, SK của </i>


nông dân sau khi bị thu hồi đất và TĐC không những khơng tốt hơn mà cịn khó khăn


hơn do có những thay đổi đáng kể do các nguồn lực tự nhiên, vật chất, tài chính, con
người và xã hội mà bản thân người nông dân chưa thể thay đổi kịp [3, 67, 77].


Võ Văn Sen và các cộng sự (2014) trên cơ sở khảo sát dữ liệu thực tế đã phân
tích 5 nguồn lực SK và đưa ra một số giải pháp phát triển các nguồn lực nhằm ổn định
SKBV cho người dân huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang [65].


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

12


<i>số tại Tây Nguyên và Miền núi Tây Bắc” (2017), Hoàng Cầm, Ngơ Phương Lan, Hồng </i>


Anh Dũng, Vũ Thành Long, Nguyễn Văn Giáp đã đánh giá, nêu vấn đề tín dụng và sử
dụng hiệu quả các nguồn tín dụng trong chuyển đổi SK cho những người dân tộc vùng
Tây Nguyên và Tây Bắc [57].


Tóm lại, qua khoảng hai thập kỷ nghiên cứu về sinh kế, các tác giả ở trong nước
<i>đã đạt được một số thành tựu. Một là, đã đề xuất khái niệm về sinh kế của nhóm cư dân </i>
<i>bị tác động. Hai là, phạm vi nghiên cứu sinh kế mở rộng, được tiến hành ở cả vùng đồng </i>
bằng, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, và đặc biệt gắn với vấn đề biến đổi khí hậu - đang
<i>được thế giới quan tâm. Ba là, bên cạnh chú trọng nguồn lực tự nhiên, kinh tế, tài chính, </i>
nhiều nghiên cứu, nhất là nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội đã quan tâm sâu sắc
đến nguồn lực con người và xã hội.


<b>1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về sinh kế của cư dân thủy điện ở Việt Nam </b>


<i><b>1.1.2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về tái định cư thủy điện ở Việt Nam </b></i>
Cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, rất nhiều các NMTĐ được xây
dựng ở Việt Nam để giải quyết vấn đề nhu cầu năng lượng. Xây dựng các NMTĐ được
xem là giải pháp tối ưu trong bối cảnh năng lượng thiếu hụt. Hiện nay, TĐ giữ vai trò
lớn trong phát triển kinh tế và năng lượng ở Việt Nam. Cụ thể: NMTĐ Yaly hằng năm


sản xuất hơn 3,6 tỉ Kwh, NMTĐ Lai Châu hơn 4,6 tỉ Kwh, NMTĐ Hoà Bình hơn 8,4 tỉ
Kwh, NMTĐ Sơn La hằng năm sản xuất khoảng 10,5 tỉ Kwh, … Các NMTĐ hàng năm
cung cấp khoảng hơn 30% tổng sản lượng điện cho toàn hệ thống của Việt Nam (2)<sub>. </sub>
Ngoài việc cung cấp năng lượng, các NMTĐ cịn giúp kiểm sốt lũ lụt, nguồn nước và
góp phần cho việc tưới tiêu hàng triệu héc ta đất nông nghiệp trên cả nước.


Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng NMTĐ có tác động lớn đến đời
<i>sống cư dân nơi thực hiện dự án. Nhà nước luôn nhận thức rằng “dân sinh và SK người </i>


<i>dân là một vấn đề phức tạp, việc đảm bảo cho người dân bị ảnh hưởng có cuộc sống tốt </i>
<i>hơn hoặc ít nhất bằng là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cơng trình khi thực hiện”. </i>


Tuy nhiên, thực tế cho thấy một khoảng cách rất lớn giữa chính sách và thực thi chính
sách. Một số kết quả nghiên cứu về tác động của việc xây dựng TĐ chỉ ra rằng, việc xây
dựng các NMTĐ lớn hay nhỏ này thực tế đã làm cho điều kiện sống của cư dân khu vực


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

13


lòng hồ, khu vực ảnh hưởng, khu TĐC kém hơn so với trước khi di chuyển là không thể
phủ nhận. Đối tượng bị ảnh hưởng dễ nhận thấy là dân tộc thiểu số bởi các NMTĐ
thường được xây dựng ở các vùng miền núi, nơi không gian sinh tồn của họ.


<i>Trong tác phẩm “Tái định cư thủy điện ở Việt Nam thời đổi mới” (2011), Trần </i>
Văn Hà đã khảo sát để xây dựng CTTĐ Hồ Bình, khoảng 58.000 người thuộc nhiều
dân tộc khác nhau như Thái, Mường, Dao, ... sống ở hai tỉnh Hồ Bình và Sơn La phải
di chuyển. Khoảng 11.000 ha đất trồng trọt, hàng trăm nghìn m2 đất ở, đất của các cơ
quan, trường học, trung tâm y tế và khu làm việc ngập chìm trong nước. Trong những
năm đầu tiên từ khi di chuyển, 40% những hộ di dời bị thiếu lương thực từ 5 đến 6 tháng
mỗi năm. Đời sống văn hoá và xã hội của họ vì thế cũng bị ảnh hưởng do thu nhập quá


thấp. Giáo dục và y tế có chất lượng kém ở hầu hết các vùng này. Do khơng có đủ trường
học cũng như điều kiện đến trường khó khăn, trẻ em ở độ tuổi đi học phải nghỉ học tăng
lên 47%. Tương tự như vậy, các vấn đề về bệnh tật, sức khoẻ cũng tăng lên do thiếu
nước sạch, nhà vệ sinh và bệnh tật do lũ lụt. Xung đột cũng xảy ra do những tranh chấp
đất đai và tài nguyên thiên nhiên giữa những người mới đến và dân sở tại. Hàng trăm
héc ta rừng đã bị khai thác lấy gỗ bán và để làm nương rẫy trồng cây lương thực và hàng
trăm hộ dân tộc Mường ở TĐ Hịa Bình khơng ổn định được dân cư và SK [42].


Theo CRES (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Đại
<i>học quốc gia Hà Nội) (2001) trong “Báo cáo nghiên cứu tác động của đập Yaly đối với </i>


<i>cộng đồng di dời và cộng đồng khu vực hạ lưu sông” việc tổ chức di dân TĐC CTTĐ </i>


Yaly cũng gây những tác động không nhỏ tới đời sống vật chất, xã hội, đời sống văn
hoá tinh thần của bà con dân tộc thiểu số như Gia-rai, Rơ Ngao (một nhóm của dân tộc
Xơ-đăng) và Ba-na. Kết luận của CRES cho thấy rất nhiều gia đình bị thiếu lương thực,
gia đình đồng bào Gia-rai, Rơ Ngao khơng cịn khả năng tạo ra thu nhập từ việc bán các
sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đồng bào
thường chịu thiệt thòi do đền bù không thoả đáng, không công bằng. Mặc dù vấn đề SK
và TĐC của cơng trình Yaly được chú ý và chuẩn bị chu đáo hơn CTTĐ Hoà Bình, từ
việc xây khu TĐC cho đến việc chăm lo đời sống tinh thần, vật chất, y tế, giáo dục
nhưng thực tế vẫn bộc lộ nhiều yếu kém [26].


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

14


phát triển của đất nước nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh ý
nghĩa to lớn về mặt kinh tế, cơng trình này đã tác động sâu sắc đến sự ổn định dân cư và
không gian sinh sống của các dân tộc trong vùng bị ảnh hưởng ở 3 tỉnh Lai Châu, Sơn
La và Điện Biên về lâu dài. Bởi vì, hơn 91.000 người thuộc 12 dân tộc của 3 tỉnh Lai
Châu, Sơn La và Điện Biên phải di dời. Nhận thức được quy mơ lớn của cơng trình,


Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo các Bộ liên quan cùng Ủy ban Nhân dân 3 tỉnh hợp sức
tổ chức di dân, thực hiện các chính sách đền bù để khi chuyển đến phải được ổn định
ngay. Đồng thời, phải xây dựng các điểm TĐC theo tiêu chuẩn nơng thơn mới. Ngồi ra
còn một số nghiên cứu về tác động của các TĐ Thác Bà, TĐ Tuyên Quang, Trung Sơn,
Buôn Kuốp, … đã nhận diện các vấn đề tương tự như các nghiên cứu ở trên.


Từ kinh nghiệm thực tiễn của việc thực hiện tổ chức di dân TĐC và đảm bảo SK
cho người dân bị tác động do các CTTĐ lớn chúng ta thấy rằng, đây là một cơng việc
khó khăn và nhạy cảm, địi hỏi sự cố gắng hết sức, trách nhiệm, tâm huyết của các ban
ngành, các nhà nghiên cứu để giải quyết thấu đáo, hiệu quả và hợp lí. Bởi lẽ, cơng việc
này liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách, đất đai, cuộc sống bền vững của
đồng bào các dân tộc khi họ đã hi sinh quyền lợi cho sự phát triển của đất nước.


<i><b>1.1.2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về sinh kế của cư dân khu tái định cư và </b></i>
<i><b>vùng tác động các công trình thủy điện </b></i>


Đánh giá về chính sách và tổ chức TĐC các CTTĐ, Đặng Nguyên Anh (2007)
<i>với “Tái định cư cho các cơng trình thủy điện ở Việt Nam”, “Chính sách di dân tái định </i>


<i>cư các cơng trình thuỷ điện ở Việt Nam từ góc độ nghiên cứu xã hội” đã nhận xét mỗi </i>


một dự án TĐ có đối tượng bị tác động là khơng giống nhau, vì thế những kết quả nghiên
cứu khơng giống nhau.


Khi tiến hành khảo sát, đánh giá các NLSK của người dân tại vùng bán ngập
<i>huyện Thuận Châu trong “Sinh kế của các hộ dân tái định cư vùng bán ngập huyện </i>


<i>Thuận Châu tỉnh Sơn La”, Phạm Minh Hạnh (2009) cho rằng khi NLSK biến đổi thì SK </i>


của người dân vùng bán ngập cũng biến đổi theo. Nghiên cứu này đã đề xuất một số giải


pháp cụ thể để cải thiện tình hình SK giúp người dân ổn định SK lâu dài [44].


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

15


các nguồn lực còn lại. Những sự thay đổi của các nguồn lực đều được đánh giá theo chiều
<i>hướng tích cực và tiêu cực trong cơng trình“Đánh giá sự thay đổi nguồn sinh kế của các </i>


<i>hộ di dân tái định cư thuộc dự án thủy điện Hủa Na: trường hợp nghiên cứu tại xã Tiền </i>
<i>Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” [64]. </i>


Nghiên cứu biến đổi SK của người Mường trong q trình TĐC xây dựng TĐ
<i>Hịa Bình, trong cơng trình “Biến đổi sinh kế của người Mường vùng lịng hồ thủy điện </i>


<i>Hịa Bình ở nơi tái định cư” của Trịnh Thị Hạnh (2016) đã tập trung nghiên cứu hai mơ </i>


hình TĐC là “di vén” và “lập làng mới”. Nghiên cứu cũng chỉ ra q trình thích ứng về
kinh tế, xã hi và văn hóa của người dân ở hai mơ hình trên [45].


<i>Nghiên cứu của Phạm Quang Linh trong “Sinh kế của người Thái tái định cư </i>


<i>thủy điện Sơn La” (2017) đã tìm hiểu về năm nguồn vốn của người Thái trước và sau </i>


<i>TĐC, đánh giá ảnh hưởng của năm nguồn vốn đến hoạt động sinh kế và đề xuất các giải </i>
pháp nhằm ổn định sinh kế của người Thái TĐC theo hướng phát triền bền vững [59].


Những nghiên cứu của nước ngoài về tác động của TĐ Việt Nam đối với người
dân tộc thiểu số không nhiều. Trong lĩnh vực này chủ yếu là các chuyên gia, tổ chức ngoài
Việt Nam kết hợp với các viện, NGOs Việt Nam để khảo sát, nghiên cứu đánh giá các tác
động xã hội, y tế, ... hoặc cung cấp tài chính cho các dự án nghiên cứu đánh giá (những
nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức như VRN từ 2006 - 2014, Warecod 2006, Trần Văn


Hà 2008, 2011, 2012; Nguyễn Công Thảo, Vương Ngọc Thi 2013, ...).


Ngoài ra, Philip Hirsch và cộng sự thuộc Đại học Sydney, Australia trong nghiên
<i>cứu “Social and environmental implications of resource development in Viet Nam: The </i>


<i>case of Hoa Binh reservoir - Mối quan hệ xã hội và môi trường trong sự phát triển tài </i>
<i>nguyên ở Việt Nam: Trường hợp của hồ Hịa Bình” đã xem xét tác động của hồ TĐ Hịa </i>


Bình đến mơi trường và SK của người Mường bản Lương Phong, xã Hiền Lương, Đà
Bắc, Hịa Bình; đặc biệt là những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tìm kiếm những
nguồn lực này với người dân các xóm liền kề (xóm Mái và xóm Ngù) được làm rõ. Đây
là một cơng trình tham khảo hữu ích về phương pháp tiếp cận cũng như cách giải thích
vấn đề SK người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng [110].


<b>1.1.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về người Mnơng và sinh kế của người Mnơng </b>


<i><b>1.1.3.1. Nhóm cơng trình nước ngồi </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

16


<i>Indochinois” - Khu vực của người Mọi ở Nam Đông Dương - Cao nguyên Đắk Lắk (1909) </i>


<i>và “Les jung les Moi” - Rừng người thượng (1912) đã mơ tả khá kĩ về địa lí, đời sống văn </i>
hóa, kinh tế, phong tục, tơn giáo các dân tộc Tây Ngun. Cơng trình này cho chúng ta
biết khá đầy đủ, sâu sắc về các tộc người Tây Ngun trong đó có dân tộc Mnơng ở thời
<i>điểm này [61]. Les M’nong des Háut – Plateaux - Người Mnông ở Cao Nguyên (1993) là </i>
một chuyên khảo của Albert - Marie Maurice về tộc người Mnông. Tập 1 - về đời sống
vật chất, Albert - Marie Maurice đã mô tả các hoạt động kinh tế của người Mnơng với
cảm quan sâu sắc và chi tiết. Ơng đã mô tả các hoạt động như làm nương rẫy, săn bắt,
đánh cá, hái lượm, các nghề thủ công đặc biệt là nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.


Tập 2 - về đời sống xã hội và luật tục. Thơng qua sách này, chúng ta có một bức tranh
khái quát khá đầy đủ về người Mnông giữa không gian tự nhiên và xã hội của họ từ 1935
đến 1937 [127]. Ngồi ra năm 1954, ơng cùng với Proux xuất bản cuốn sách tiếp theo có
<i>tên là “Hồn lúa”. Albert - Marie Maurice đã dành nhiều công sức, tâm huyết để nghiên </i>
<i>cứu về người Mnông. G. Condominas cho rằng, “tất cả những ai quan tâm đến dân tộc </i>


<i>học ở Đông Dương đều coi A. Maurice là một trong những chuyên gia xuất sắc về các </i>
<i>tộc người ở Tây Nguyên”. </i>


<i>Tác phẩm “Chúng tôi ăn rừng” của G. Condominas là chuyên khảo về người </i>
Mnơng Gar - một nhóm của cộng đồng dân tộc Mnông sống khá tách biệt ở làng Sar Luk
<i>bên bờ sông Krông Nô huyện Lắk. Ơng quan niệm phải đặt mình và phải “nhìn từ bên </i>


<i>trong” như chính người Mnơng Gar tự nhìn nhận, tự hiểu mình. Cách ơng đặt tên cuốn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

17


đang sống trong gian làng Sar Luk tại thời điểm Condominas viết.


Người Mnông Gar là một trong hai nhóm cộng đồng TĐC và chịu ảnh hưởng trực
<i>tiếp của TĐ Buôn Tua Srah. Trong “Không gian xã hội vùng Đông Nam Á” Condominas </i>
bày tỏ không chỉ quan điểm khoa học mà cả quan điểm về nghề nghiệp của mình. Ơng là
một nhà dân tộc học luôn ủng hộ người dân tộc thiểu số, các dân tộc bị áp bức [23].


<i><b>1.1.3.2. Nhóm cơng trình trong nước </b></i>


Nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng & Vũ Đình Lợi (1982)
<i>trong cơng trình nghiên cứu “Đại cương về các dân tộc Ê-đê, Mnông ở Đắk Lắk” đã xây </i>
dựng bộ dữ liệu đầy đủ về 2 dân tộc Ê-đê, Mnông ở Đắk Lắk. Cơng trình đã khái qt đầy
đủ các mặt sản xuất, kinh tế, quan hệ xã hội, văn hố, … về tộc người Ê-đê và Mnơng.


Cơng trình đặt nền móng cho những nghiên cứu sâu hơn về sau này đối với 2 dân tộc có
lịch sử rất lâu đời và có truyền thống văn hóa đặc sắc này. Trong phần 2, các tác giả đã
mô tả kĩ các hoạt động kinh tế như trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề thủ công, trao đổi
buôn bán [40].


Trong dịng chảy nghiên cứu về luật tục, Ngơ Đức Thịnh và các cộng sự đã công
<i>bố các kết quả nghiên cứu của mình như: Luật tục Mnơng (Tập quán pháp) (1998), “Tìm </i>


<i><b>hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam” (2003), và cho rằng người Mnông cư trú chủ yếu </b></i>


tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, có nhiều nhóm địa phương. Dưới góc độ tiếp cận luật
tục, tác giả đi nghiên cứu luật tục ở các góc độ: nguồn gốc, bản chất, q trình phát triển,
đồng thời giới thiệu một số luật tục người Ê-đê, Mnơng coi đó như là những đại diện các
hình thức và trình độ phát triển khác nhau của luật tục các tộc người ở Việt Nam [72, 73].


Ở góc độ văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng có nhiều cơng trình như: Trương Bi (2007)
<i>với “Văn hố mẫu hệ Mnơng” đã khẳng định văn hóa mẫu hệ chi phối hệ văn hóa của </i>
người Mnơng. Tác giả cịn cho rằng mặc dù người Mnơng theo chế độ mẫu hệ, nhưng
người đàn ông được đối xử bình đẳng, khơng bị phân biệt, được tơn trọng [16]. Y Tuyn
<i>Bing (2008) trong “Tang lễ của người Mnông Rlăm” đã giới thiệu về tang lễ của người </i>
Mnông Rlăm ở buôn Dlei, huyện Lắk gồm nghi lễ, nghi thức tang ma đến các thủ tục
<i>chôn cất và sau chôn cất [83]. Linh Nga Niê Kdăm (2010) trong “Nghề thủ công truyền </i>


<i>thống của các dân tộc Tây Nguyên” đã khái quát, mô tả, đánh giá khá chi tiết về nghề </i>


<i>thủ công của người Mnông [60]. Võ Thị Thùy Dung (2017), “Tín ngưỡng và lễ hội của </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

18


lễ hội của người Mnông từ đặc điểm, cấu trúc, chức năng, giá trị đến mối quan hệ giữa


tín ngưỡng và lễ hội xuyên suốt truyền thống đến hiện đại [34].


<i>Ở góc độ ngơn ngữ, văn học có Triệu Văn Thịnh (2015) với tác phẩm “Hệ thống </i>


<i>nhân vật trong sử thi Mnông và vấn đề thể loại” đã hệ thống hóa các nhân vật trong sử </i>


thi Mnông và đã nêu lên một số vấn đề về thể loại nhân vật [75]. Đặng Văn Bình (2017)
<i>với nghiên cứu về “Tên chính danh của người Mnông”. Trong nghiên cứu của Đặng </i>
Văn Bình, tác giả đã tìm hiểu đặc điểm tên chính danh của người Mnông từ các phương
diện: cấu tạo; cơ sở đặt tên và ý nghĩa; sự biến đổi tên chính danh và cách sử dụng tên
chính danh người Mnơng trong giao tiếp để góp phần chuẩn hóa tên chính danh của họ
trong các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời góp phần giúp cơ quan quản lý Nhà
nước làm tốt công tác dân tộc [17].


Tiếp cận về tri thức bản địa có Ngơ Văn Lệ, Huỳnh Ngọc Thu (2017), với cơng
<i>trình“Tri thức bản địa các dân tộc thiểu số tại chỗ Đắk Nơng”. Cơng trình này đã nghiên </i>
cứu tri thức bản địa của các tộc người ở tỉnh Đắk Nông trong đó có người Mnơng [58].
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về người Mnông không giống nhau về
cách tiếp cận, chính kiến, mục đích, nhưng đây là những cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu
các vấn đề về văn hóa, kinh tế, xã hội, ... và có đóng góp lớn về khoa học. Các cơng
trình đã để lại nhiều tư liệu q giá, giúp chúng tơi có cái nhìn đầy đủ về vùng đất, văn
hóa, con người Mnơng trong bối cảnh có nhiều vấn đề mang tính thời sự ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị ở Tây Nguyên, đồng thời dự báo xu hướng
và đề xuất các giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm xây dựng đời sống cho người
Mnơng nói riêng và các tộc người tại chỗ Tây Nguyên nói chung. Mặc dù đã được quan
tâm nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, tuy nhiên lĩnh vực SK của người Mnông tại những
vùng tác động và các khu TĐC các TĐ thì chưa có một cơng trình nào quan tâm.


<b>1.1.4. Những kết quả luận án kế thừa và các vấn đề đặt ra cần được giải quyết </b>



<i><b>1.1.4.1. Những kết quả luận án kế thừa </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

19


của vấn đề. Các cơng trình đã đưa ra những quan điểm, nhận định về SK và SKBV, cũng
như tìm hiểu về SK của người dân tại các khu TĐC, vùng tác động của các CTTĐ, trên
cơ sở đó các nghiên cứu bước đầu đã có những gợi ý về giải pháp phát triển SKBV. Mặt
khác, những nghiên cứu trên cũng đã đề cập nhiều vấn đề khác nhau về người Mnông,
như nguồn gốc tộc người, kinh tế, văn hóa xã hội truyền thống của dân tộc này.


Như vậy, những nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài khá phong phú,
bao gồm các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn khác nhau ở trong nước và trên thế giới.
Những kết quả nghiên cứu đó có ý nghĩa rất quan trọng, đã cung cấp nguồn tư liệu đa
dạng, phong phú cho luận án, mặt khác còn gợi mở những vấn đề lý luận - thực tiễn và
cách thức tiếp cận nghiên cứu để tham khảo, đối chứng trong quá trình nghiên cứu.


<i><b>1.1.4.2. Những vấn đề đặt ra Luận án cần được giải quyết </b></i>


Qua khảo cứu các cơng trình liên quan đến đề tài luận án, chúng tơi nhận thấy
cịn khá nhiều những nội dung và khoảng trống đặt ra còn chưa được giải quyết. Các
nghiên cứu về SK của cư dân TĐC và vùng chịu tác động TĐ chủ yếu ở các tỉnh phía
Bắc và đối tượng tác động là các dân tộc có trình độ phát triển tương đối cao như Tày,
Thái, Mường, ... Nghiên cứu về SK dân tộc Mnơng dưới tác động của TĐ trên dịng
sơng thuộc hệ thống sơng Sêrêpơk vẫn chưa có cơng trình nào. Bởi vậy, luận án sẽ tập
trung giải quyết các vấn đề liên quan đến SK, biến đổi SK dân tộc Mnông dưới sự tác
<b>động của TĐ Buôn Tua Srah; cụ thể sẽ giải quyết các vấn đề như sau: </b>


- Tiếp tục nghiên cứu, hệ thống hóa lý thuyết nghiên cứu SK, biến đối SK;


- Nghiên cứu SK người Mnông ở huyện Lắk trước và sau khi xây dựng TĐ Buôn


Tua Srah;


- Đánh giá những NLSK và biến đổi SK của người Mnông ở huyện Lắk dưới sự
tác động của TĐ Buôn Tua Srah;


- Đề xuất một số giải pháp phát triển SKBV cho đồng bào Mnông dưới sự tác
động của TĐ Buôn Tua Srah.


<b>1.2. Cơ sở lý luận </b>
<b>1.2.1. Một số khái niệm </b>


<i>- Sinh kế (livelihood): SK hay còn gọi là kế sinh nhai, một khái niệm thường được </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

20


thảo luận giữa các nhà khoa học dựa trên theo trường phái lý thuyết và thực tế (Chambers
and Conway, 1992; Ellis, 1998; Carney, 1998; Barrett, 2006; ...).


<i>Trong luận án này, khái niệm SK của DFID (1999) được chúng tôi sử dụng: “Sinh </i>


<i>kế là những hoạt động cần thiết mà cá nhân hay hộ gia đình phải thực hiện dựa trên các </i>
<i>khả năng và nguồn lực sinh kế để kiếm sống và đạt được mục đích của mình” [106, tr.5]. </i>


<i>- Sinh kế bền vững: Có nhiều định nghĩa khác nhau: </i>


<i>Chambers và Conway định nghĩa về SKBV như sau: “SKBV bao gồm con người, </i>


<i>năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh </i>
<i>tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vơ hình như dư nợ và cơ hội. SKBV khi nó bao </i>
<i>gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích </i>


<i>rịng tác động đến SK khác. SKBV về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh </i>
<i>từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai” [101, tr. 51]. </i>


<i>K. Neefies định nghĩa: “Sinh kế bền vững là SK bao gồm các khả năng, tài sản </i>


<i>và các hoạt động cần thiết để kiếm sống. Một SK được gọi là bền vững khi con người có </i>
<i>thể đối phó, phục hồi những áp lực và các cú sốc, đồng thời có thể duy trì, nâng cao khả </i>
<i>năng về tài sản ở hiện tại lẫn tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài </i>
<i>nguyên thiên nhiên” [118, tr. 12]. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng định nghĩa của </i>


K. Neefies làm công cụ lý luận để tiến hành những nghiên cứu cụ thể.


<i>- Nguồn lực sinh kế: </i>


<i>Theo khung SK của DFID (1999), nguồn lực sinh kế “là những nguồn lực cụ thể </i>


<i>cũng như khả năng của con người trong khai thác, sử dụng, tái tạo, bồi dưỡng và bảo </i>
<i>vệ các nguồn lực đó” [106, tr. 1]. Các nguồn lực này tác động trực tiếp và gián tiếp đến </i>


SK của người dân tộc Mnơng nói chung, của hộ đồng bào Mnông tại khu TĐC và vùng
tác động thủy điện Bn Tua Srah nói riêng. Trong luận án này, chúng tôi đồng nhất
<i>khái niệm nguồn lực và vốn sinh kế. Năm nguồn lực sinh kế được hiểu với nội hàm sau: </i>


<i>Nguồn lực tự nhiên (vốn tự nhiên), bao gồm các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu tự </i>


nhiên mà con người tận dụng để tạo dựng sinh kế như tài nguyên rừng, đất đai, khí hậu,
sông suối,…[106].


<i><b>Nguồn lực con người (vốn con người), bao gồm kinh nghiệm, kĩ năng, tri thức, </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

21


<i>Nguồn lực xã hội (vốn xã hội), được hiểu bao gồm các mạng lưới, các mối quan </i>


hệ xã hội, các tổ chức xã hội, niềm tin, thành viên nhóm mà con người tham gia để từ
đó, con người được những cơ hội và lợi ích khác nhau trong việc theo đuổi các mục tiêu
sinh kế [106].


<i>Nguồn lực tài chính (vốn tài chính), bao gồm được thể hiện bằng nguồn tiền vốn </i>


có được để thực hiện việc đầu tư, chi trả cho các hoạt động sản xuất và đời sống, nó bao
gồm cả các khoản tiết kiệm và tín dụng, đơi khi nó tồn tại dưới dạng hiện vật như vật tư
dự trữ, hàng hóa chưa tiêu thụ [106].


<i>Nguồn lực vật chất (vốn vật chất), nguồn lực vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và </i>


các loại hàng hóa mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế. Nguồn lực vật chất được
phân chia làm 2 loại: Tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ [106].


<i>- Hoạt động mưu sinh: Là một thành tố quan trọng trong đời sống tộc người, có </i>


tác động mật thiết và ảnh hưởng quan trọng đối với các thành tố khác như chính trị, văn
<i>hố, xã hội, … Mưu là cách thức, phương cách, còn sinh là sinh sống, tồn tại. Hiểu theo </i>
<i>nghĩa chung nhất, “hoạt động mưu sinh” là những cách thức, những phương cách kiếm </i>


<i>sống nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, của cộng đồng </i>
<i>và của các tộc người. </i>


<i>- Biến đổi (change) được hiểu là quá trình vận động, phát triển của tất cả các xã </i>
hội. Nhìn ở khía cạnh lịch sử, mọi xã hội, mọi lĩnh vực đều đang diễn ra quá trình biến


đổi, đan xen những sự tiếp nối và biến đổi.


<i>- Tái định cư: Tái định cư (resettlement) được hiểu là hai q trình di chuyển và </i>
<i>hồ nhập. TĐC là quá trình thay đổi chỗ ở, nơi sinh sống, còn phục hồi là việc hòa nhập </i>


vào cộng đồng tại nơi ở mới. Đây là hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra
một quá trình liên tục, kết nối, và khơng nhất thiết được coi là hai “giai đoạn”. Bởi vì,
đơi lúc để thành cơng, q trình ổn định đời sống có thể diễn ra trước khi quá trình di
chuyển nơi ở xảy ra.


<i>- Khu vực tác động: Là một vùng không gian địa lý, nơi mà NMTĐ Buôn Tua </i>


Srah được xây dựng đã có những tác động đến người Mnơng trên các phương diện xã
hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, con người trong các quan hệ liên quan đến hoạt động của
nhà máy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

22


<i>xuất hiện đầu tiên với nội dung đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú </i>


<i>trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và </i>
<i>sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Khái niệm này đã phản ánh sự quan ngại khi </i>


một số quốc gia chỉ xem trọng tăng trưởng kinh tế, lấy tăng trưởng kinh tế là thước đo
cho phát triển mà không quan tâm sự nguy hại dài lâu đến môi trường sinh thái, … Năm
1987, trong Báo cáo “Our Common Future” của Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát
<i>triển đã đưa ra một định nghĩa về Phát triển bền vững và nhận được sự ủng hộ rộng rãi </i>
<i>của các nhà nghiên cứu, đó là “sự phát triển mà thỏa mãn được các nhu cầu của hiện </i>


<i>tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng của thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các </i>


<i>nhu cầu của họ, …”. </i>


<b>1.2.2. Một số lý thuyết nghiên cứu </b>
<i>- Lý thuyết về sinh thái nhân văn </i>


Vào thập niên 50 của thế kỷ XX, lĩnh vực dân tộc học/nhân học được nhiều người
quan tâm nghiên cứu và gặt hái nhiều thành công, đặc biệt là các vấn đề về xã hội nguyên
thủy. Người ta thấy rằng các tộc người/dân tộc trên thế giới có sự khác biệt lớn về văn
hóa, đời sống, hoạt động kinh tế, tơn giáo, tín ngưỡng, … và dường như trong một “bối
cảnh sinh thái tự nhiên” khơng giống nhau thì các tộc người/dân tộc lại có cách ứng xử
“khơng giống nhau đến kì lạ”. Để lý giải hiện tượng “khơng giống nhau đến kì lạ” thì
<i>ngành Nhân học sinh thái ra đời tại Mỹ. Lý thuyết này giải thích sự ảnh hưởng qua lại </i>
giữa môi trường tự nhiên và ứng xử văn hoá của con người. Cách tiếp cận nghiên cứu
<i>của Nhân học sinh thái là đi vào tìm hiểu sự tương tác giữa tự nhiên và ứng xử văn hoá </i>
của con người, đó là một mối quan hệ năng động và sáng tạo. Có thể kể đến một số nhà
nghiên cứu nổi bật cho lý thuyết này như M.Beits, Andrew Vayda, Royppaport, … Theo
<i>quan niệm của các học giả này, nghiên cứu sinh thái văn hoá là sự phân tích mối quan hệ </i>


<i>giữa một nền văn hố và mơi trường và con người của nó. Trong luận án này, môi trường </i>


được hiểu bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển
các đặc điểm văn hoá, trong đó mỗi thành viên (con người) ứng xử theo cách khác nhau
sẽ tạo ra phương thức sinh tồn và tái sản xuất. Cách thức ứng xử của tộc người sẽ có những
biến đổi thích ứng trong những bối cảnh và môi trường khác nhau [27].


<i>Sau này, lý thuyết Nhân học sinh thái được phát triển thành lý thuyết “hệ sinh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

23


<i>văn” trở thành thuật ngữ cơ bản được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và loại hình </i>



tiếp cận. Rambo và Sajise cho rằng, có mối quan hệ và ảnh hưởng biện chứng lẫn nhau
<i>trong xã hội loài người (hệ thống xã hội) và môi trường tự nhiên (hệ sinh thái). Khi con </i>
người có những tác động đến hệ sinh thái thì bản thân hệ sinh thái sẽ có những “đáp trả”
trở lại con người với mức độ thích ứng và ngược lại. Dường như có sự cân bằng trong
mối quan hệ giữa “hệ thống xã hội” và “hệ sinh thái tự nhiên”. Lý thuyết này dường như
rất đúng trong bối cảnh hiện nay khi con người đang khai thác kiệt quệ các nguồn lực tự
nhiên, cố gắng chinh phục và làm chủ tự nhiên, … thì tự nhiên cũng đang có những “đáp
trả” rất cân bằng với hành vi của con người [27].


<i>Gerald G. Marten và Daniel M. Saltman cho rằng, phương pháp luận “sinh thái </i>


<i>học nhân văn” sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết để nhận thức thấu đáo về sự tương </i>


tác giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ thống xã hội của con người. Sự phụ thuộc lẫn nhau
trong q trình tương tác có thể tạo ra động lực cùng phát triển hay ngăn cản sự phát
triển lẫn nhau của các hệ sinh thái. Lý thuyết sinh thái nhân văn hướng đến mục tiêu tìm
hiểu, nhận thức quy luật, đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa hai hệ thống này và
cách chúng tạo nên những hình thái đặc trưng trong hệ thống xã hội và hệ sinh thái [28].
<i>Trong luận án, chúng tơi áp dụng cách phân tích của Sinh thái nhân văn để tìm </i>
hệ tương tác giữa hệ thống xã hội (tư duy, cấu trúc xã hội, …) của người Mnông với hệ
sinh thái nông nghiệp (rừng, đất, nước, …) xung quanh họ. Mối quan hệ này mang tính
biện chứng, trong đó sự thay đổi của hệ thống này sẽ ảnh hưởng qua lại đến hệ thống
khác trên các bình diện cơ cấu, chức năng, mối quan hệ. Cụ thể:


<i>Về nhận thức: Hệ thống xã hội bao gồm các quan niệm, trình độ nhận thức, tơn </i>


giáo, tín ngưỡng, ... và vai trị của nó trong điều khiển các hoạt động của con người qua
hoạt động SK. Trong phần này, nhận thức của người Mnơng có vai trị quan trọng trong
quá trình để triển khai các hoạt động SK của họ. Việc thay đổi môi trường sống và các


yếu tố khác sẽ thể hiện sự thích nghi trong hoạt động và ý thức của họ trong việc tác
động với các yếu tố sinh thái xung quanh để đạt được mục tiêu sống.


<i>Cấu trúc xã hội: Bao gồm thể chế và cơ cấu xã hội, là một nhân tố rất quan trọng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

24


<i>quan đến đất đai và rừng, Chính sách trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp (132, </i>
<i>135, 168, …), Chương trình xây dựng nơng thơn mới, Dự án xóa đói giảm nghèo, … đã </i>


thể hiện vai trò của Nhà nước, các cơ quan quản lý trong việc điều tiết sự tác động của
con người tới môi trường tự nhiên nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.


<i>Dân số của người Mnông ở khu TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah từ khi </i>


khởi công xây dựng nhà máy trở lại đây là một yếu tố tương đối quan trọng. Sự dịch
chuyển dân số trong khi diện tích đất đai canh tác bị thu hẹp cả về diện tích lẫn chất lượng,
sự thu hẹp các nguồn lực khác (rừng, sông suối, thủy sản, …) đã khiến cho con người tại
các khu vực này chịu tác động tiêu cực từ môi trường tự nhiên và ngược lại.


<i>Tương tự, yếu tố khoa học và kỹ thuật là một nhân tố của hệ thống xã hội tác </i>
động đến mối quan hệ con người với tự nhiên và những thay đổi của nó do cấu trúc lại
không gian sinh sống. Đã từ lâu, người Mnơng đã tích luỹ được những kinh nghiệm để
duy trì độ màu của đất, chống xói mịn, ... Nhưng hiện nay, môi trường tự nhiên thay
đổi, việc canh tác theo truyền thống đã không đủ các điều kiện về đất đai, môi trường sinh
thái, các nguồn lực. Do vậy, để thích ứng với điều kiện tự nhiên mới, việc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật (phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc, …), các loại giống cây trồng
mới (đậu, ngô lai, sắn cao sản, ...) mặc dù cho năng suất cao nhưng cũng phải tăng cường
sử dụng phân bón hóa học. Việc này sẽ làm suy giảm chất lượng đất, chất lượng mơi
trường. Vì vậy, việc tìm ra các giống cây con phù hợp, đảm bảo SK và không làm tổn hại


đến mối quan hệ giữa con người với mơi trường tự nhiên đang là một địi hỏi của thực tế
ở địa phương.


Ở chiều ngược lại, khi các yếu tố của hệ sinh thái (rừng, đất, nước, cây trồng vật
ni, ...) có sự biến đổi thì các yếu tố của hệ thống xã hội (cấu trúc xã hội, nhận thức, tri
thức bản địa, khoa học kỹ thuật, ...) buộc phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Trong luận án,
mối quan hệ này được thể hiện rõ ở sự thực thi các chủ trương, chính sách của Nhà nước
<i>và ý thức của người dân, ... trong việc ứng xử với hệ sinh thái đang có nhiều biến động. </i>


<i>- Lý thuyết về sinh kế và sinh kế bền vững </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

25


tiên đó để đạt được mục đích; 3. Các quyết định của tổ chức, thể chế, chính sách sẽ tác
động đến sự tiếp cận các loại tài sản và cơ hội, các kết quả mà họ có thể đạt được; 4.
Khả năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả năm loại vốn; 5. Thể chế kinh tế, xu hướng công
nghệ, những cú sốc, ... Lý thuyết này cho rằng cịn người có thể thơng qua năm loại
nguồn lực, với mục tiêu rõ ràng có thể đạt được sự bền vững về SK [106].


<i>Koos Neefies định nghĩa vốn SK “bao gồm các tài sản trừu tượng, có thể gọi là </i>


<i>vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính, vốn vật thể và vốn thiên nhiên”. Theo tác giả, </i>


<i>khái niệm vốn bao hàm sự định giá một dự trữ của cải vơ hình và hữu hình. Dự trữ là </i>
<i>một đại lượng và vốn là một đại lượng có một giá trị nhất định. Khơng những thế, vốn </i>
<i>còn là một đơn vị biến chuyển từ loại hình vốn này sang loại hình vốn khác [118]. </i>


<i> Bebbington đưa ra quan điểm khác so với cách phân chia trên. Năm loại vốn mà </i>
<i>ông đưa ra, gồm: vốn tự nhiên (natural capital), vốn sản xuất (produced capital), vốn con </i>



<i>người (human capital), vốn xã hội (social capital) và vốn văn hoá (cultural capital) [91]. </i>


<i>Một cách phân loại khác của Ian Scoones, nguồn lực SK chỉ gồm 4 loại: vốn tự nhiên, </i>


<i>vốn kinh tế/tài chính, vốn con người và vốn xã hội [122]. Như vậy, so với định nghĩa K. </i>


<i>Neefies, thì Bebbington khơng xem xét đến vốn tài chính, vốn vật chất mà thay vào đó </i>
<i>là vốn sản xuất, vốn văn hố, cịn Ian Scoones loại bỏ loại hình vốn vật chất trong cách </i>
tiếp cận của mình. Trên thực tế, những loại hình vốn đã được các nhà nghiên cứu khái
niệm hố với mục đích phát triển những mơ hình và lý thuyết nhằm nâng cao hiệu quả
về sự tương tác giữa các quá trình xã hội và sự thay đổi môi trường.


<i>Quan điểm của DFID công bố vào năm 1999 chia thành 5 loại vốn đó là: vốn tự </i>


<i>nhiên (natural capital), vốn con người (human capital), vốn xã hội (social capital) vốn </i>
<i>tài chính (financial capital), và vốn vật chất (physical capital) nhận được nhiều sự quan </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

26


<b>1.2.3. Khung sinh kế được vận dụng giải quyết các vấn đề của luận án </b>


Bên cạnh việc sử dụng lý thuyết về sinh thái học nhân văn để giải quyết các vấn
đề về biến đổi thích nghi/ biến đổi thích ứng SK của người Mnông do môi trường sinh
thái bị thay đổi dưới tác động của CTTĐ Buôn Tua Srah, nghiên cứu sinh vận dụng các
<i><b>khung SKBV để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án. Khung SK là cơ sở để phân </b></i>
tích tồn diện về những biến đổi trong nội bộ cộng đồng người Mnông TĐC và vùng tác
động TĐ Buôn Tua Srah. Dựa vào khung SK, chúng ta lý giải việc người Mnông thông
qua việc sử dụng năm nguồn lực, với nhiều cách thức khác nhau để thích ứng với việc
thay đổi mơi trường sống để khơng rơi vào đói nghèo. Khung phân tích SK chỉ ra các
chiến lược nâng cao thu nhập; phân tích, lý giải việc người Mnơng lựa chọn, sử dụng và


phân phối các NLSK để sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt mục tiêu trong
việc theo đuổi tương lai bền vững. Khung phân tích SK sẽ được điều chỉnh và ứng dụng
<i>linh hoạt, phù hợp với từng bối cảnh văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của người Mnông. </i>
Hiện nay, có rất nhiều các tổ chức quốc tế đã đưa ra các khung phân tích SK.
Trong phạm vi luận án, khung phân tích SK của DFID và IFAD được kết hợp sử dụng
làm căn cứ về lý thuyết để phân tích các nguồn lực sinh kế của người Mnông tại khu
TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah.


<i><b>1.2.3.1. Khung sinh kế bền vững của DFID </b></i>


Các yếu tố tạo thành khung phân tích SK của DFID gồm: 1. Con người có thể
nhận biết và dành những ưu tiên để theo đuổi; 2. Con người có những chiến lược theo
đuổi các ưu tiên đó để đạt được mục đích; 3. Các quyết định của tổ chức, thể chế, chính
sách sẽ tác động đến sự tiếp cận các loại tài sản và cơ hội, các kết quả mà họ có thể đạt
được; 4. Khả năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả năm loại vốn; 5. Thể chế kinh tế, xu
hướng cơng nghệ, những cú sốc, ... [106].


Trong phân tích của DFID, con người và SK là trung tâm, người nghèo được
quan tâm và đặt ở vị trí số một trong các nghiên cứu phát triển nông thôn ở các quốc gia
để đạt được mục tiêu giảm nghèo thực tế. Mọi chính sách, thể chế, quy trình đều ảnh
hưởng đến quá trình tiếp cận và sử dụng năm NLSK của người dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

27


dạng những cơ hội và thách thức liên quan đến SK ở các góc độ, cấp độ lĩnh vực, khu
vực. Cụ thể: (1) Khung SK phải được áp dụng nghiên cứu xuyên khu vực, lĩnh vực,
nhóm xã hội; (2) Chúng ta có thể hiểu và thừa nhận nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến SK
con người; (3) Có nhiều nhiều tác nhân tác động đến SK; (4) Con người sử dụng nhiều
chiến lược để bảo đảm SK [106].



<b>Sơ đồ 1.1. Khung sinh kế bền vững của DFID </b>


<i>Nguồn: DFID (1999) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

28


Như vậy khung phân tích SK của DFID rõ ràng trong mối quan hệ tuần tự, tác
động của các yếu tố chính sách, luật pháp và các yếu tố dễ gây tổn thương vào năng lực
sinh kế, các chiến lược SK, phù hợp với q trình phân tích SK của đồng bào người
Mnông TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah mà luận án cần.


<i><b>1.2.3.2. Khung sinh kế của IFAD </b></i>


Trên cơ sở khung phân tích SK của DFID, IFAD đã phát triển sơ đồ mới về phân
tích SK. IFAD bắt đầu từ người nghèo và các NLSK của họ, lấy “người nghèo làm trung
tâm” cho mọi sự phân tích và chuyển hóa.


<b>Sơ đồ 1.2. Khung sinh kế bền vững của IFAD </b>


<i>Nguồn: IFAD (2004) </i>


Người nghèo dễ bị mất năm NLSK. Khi nhìn vào khung phân tích DFID, chúng
ta thấy, người tham gia ít được chú ý vì họ bị tập trung quá nhiều vào các nguồn lực và
yếu tố khác. Các mối liên kết, các chiến lược SK, các yếu tố dễ tổn thương không được
xem trọng trong khi những điều này rất cần thiết để có một SKBV. Ngoài ra, các yếu tố
quan trọng khác trong SK của người nghèo như nguyện vọng, những cơ hội để thay đổi
nhận thức là những yếu tố tiềm ẩn quan trọng khi xác định nội dung các lĩnh vực để can
thiệp. Đây chính là hạn chế lớn nhất của DFID.


Khung SKBV IFAD có một số đặc điểm nổi bật sau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

29


<i>- Đặt người nghèo làm trung tâm: Với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, khung của </i>


IFAD có ưu điểm là rất cố gắng đặt người nghèo làm trung tâm của sơ đồ và sắp xếp
các yếu tố khác trong khuôn khổ mối quan hệ với họ.


<i>- Coi trọng đời sống tinh thần: Các yếu tố như giới tính, lứa tuổi, tầng lớp, trình </i>


độ, dân tộc, tơn giáo được đặt gần trung tâm được coi như là yếu tố có tác đến người
nghèo và các thành tố khác trong khung SK.


<i>- Kết hợp nhiều nguồn vốn của cá nhân: Yếu tố “cá nhân” được bổ sung vào </i>


trong các NLSK của khung SKBV. Điều này cho thấy rằng “cá nhân” rất quan trọng và
có những ảnh hưởng tới sự lựa chọn SK của gia đình. Nội lực của từ cá nhân sẽ thúc đẩy
những hành động hiệu quả và sẽ dẫn đến sự thay đổi SK.


<i>- Các yếu tố thể chế, văn hóa, thị trường: Chính sách thể chế, văn hóa, thị trường </i>


có tác động qua lại với yếu tố trung tâm là người nghèo. Phải làm rõ giữa "những người
có thẩm quyền", "các nhà cung cấp dịch vụ" và "những người sử dụng", xem xét tác
động của các mối quan hệ trên đến người nghèo để đánh giá, cải thiện chính sách, thể
chế, các tổ chức nhận ra những cách mà họ có thể xem xét để hồn thiện chính sách.


Tóm lại, khung SKBV của IFAD tập trung vào hỗ trợ người nghèo ở vai trò người
tổ chức và tạo lập các mối quan hệ. Tầm quan trọng và vai trò của thị trường cũng được
chỉ rõ ràng để người nghèo có thể chuyển đổi các nguồn lực. Yếu tố tinh thần và văn
hóa cũng được nhấn mạnh trong mơ hình. Chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức có tác


động mạnh mẽ đến cách mà người nghèo ứng xử trong đời sống của họ. Quyền lợi được
xem xét và được thực thi trong chính sách của thể chế phải được được cơng nhận mức
độ khác nhau tùy thuộc vào hệ thống chính trị và xã hội của một quốc gia. Tất cả các
yếu tố này có thể gây khó khăn cho người nghèo trong quá trình tổ chức các hoạt động
và “dễ bị tổn thương” bởi bối cảnh, đó là khó khăn khó có thể "đối phó" đối với người
nghèo. Khung phân tích SK IFAD thích hợp hơn đối với các dự án giảm nghèo.


Từ việc nghiên cứu 2 khung SK DFID và IFAD ở trên, luận án vận dụng kết hợp
2 khung phân tích, trong đó khung phân tích DFID là trọng tâm để làm cơ sở lý luận cho
<b>luận án về phân tích các nguồn lực SK. </b>


<b>1.3. Các phương pháp nghiên cứu </b>
<b>1.3.1. Phương pháp Điền dã dân tộc học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

30


nghiên cứu với nhiều phương pháp cụ thể. Có thể khẳng định phương pháp điền dã dân
tộc học đóng vai trị quyết định trong q trình thực hiện luận án. Đối tượng nghiên cứu
<i>của đề tài là “Sinh kế của người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn Tua Srah ở </i>


<i>huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk” nên việc điền dã để quan sát, khảo sát, nghiên cứu, thu thập </i>


tài liệu, … là yếu tố tiên quyết và bắt buộc. Với yêu cầu và mục đích của luận án, chúng
tơi chọn triển khai điền dã tại cộng đồng người Mnông ở 4 xã là Krơng Nơ, Nam Ka, Ea
Rbin, Bn Triết, trong đó cơng trình TĐ Bn Tua Srah đặt tại xã Nam Ka, xã Krơng
Nơ nơi người Mnơng có số lượng lớn và là nơi chọn làm khu vực TĐC của cơng trình
TĐ ở huyện Lắk. Ở các điểm nghiên cứu trên, bên cạnh việc thu thập tư liệu bằng phương
pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học như: quan sát, mô tả, thu thập tư liệu bằng hệ thống
câu hỏi/vấn đề bán cấu trúc, chúng tơi cịn triển khai phương pháp thảo luận nhóm như
là một hình thức nghiên cứu có sự tham dự của người dân. Với cách thức này chúng tơi


đã hình thành 3 nhóm nghiên cứu có sự tham dự của cộng đồng người dân và người
Mnơng như sau:


- Nhóm người Mnơng thuộc các thành phần hộ gia đình (trồng trọt, chăn nuôi,
buôn bán, nhận trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng, hoạt động thủy sản).


- Nhóm những người có uy tín trong cộng đồng bn làng gồm: Già làng, trưởng
bn, bí thư chi bộ, chi hội trưởng hội nông dân, chi hội trưởng hội phụ nữ, bí thư đồn
thanh niên.


- Nhóm cán bộ viên chức: Cán bộ, viên chức đang công tác tại chính quyền địa
phương, nhà giáo, ...


Thơng qua các buổi thảo luận nhóm trong q trình điền dã dân tộc học, chúng
tôi đã thu được những tham biến định tính về những nhân tố tác động tích cực và tiêu
cực của cơng trình TĐ Bn Tua Srah đến các hoạt động SK của người dân nói chung
và người Mnơng nói riêng. Kết hợp với những tư liệu định tính, chúng tơi xây dựng bộ
câu hỏi điều tra xã hội học.


Như vậy, phương pháp điền dã dân tộc học được triển khai trong suốt quá trình
nghiên cứu thực hiện luận án với các hoạt động chính sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

31


tượng, các vấn đề liên quan đến đề tài đã/đang tồn tại trong cộng đồng người Mnông
như vấn đề SK truyền thống, mức độ ảnh hưởng của cơng trình TĐ đối với người dân,
SK hiện nay và khả năng thích ứng của người Mnông trong việc đối mặt với những vấn
đề đang diễn ra, …


- Triển khai tổ chức thảo luận nhóm, tạo điều kiện cho người dân nói chung và


người Mnơng trong địa bàn nghiên cứu trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu. Nhờ
vậy, nhiều nhân tố tác động tích cực và tiêu cực của cơng trình TĐ Bn Tua Srah đối
với cộng đồng đã được người dân trực tiếp nhận xét, bàn luận, kiến nghị. Trên cơ sở đó,
chúng tơi thu thập được những tư liệu, những ý kiến có tính khách quan của người dân
về vấn đề nghiên cứu.


Những công việc cụ thể chúng tôi đã làm:


(i) Tiến hành quan sát tổng thể về các điểm nghiên cứu một cách có chủ ý nhằm
thu thập thông tin và nhận định, thực hiện quan sát để miêu tả, ghi chép dân tộc học.


(ii) Tiến hành ghi chép, chụp, vẽ, ghi âm, ... trong các hoạt động sống của đồng
bào Mnông.


(iii) Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, nhà nghiên cứu, già làng, trưởng bn,
cán bộ (như đã trình bày ở trên), … theo các nội dung đã được thiết kế để thu thập thông
tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.


(iv) Tiến hành phương pháp quan sát tham dự các hoạt động kinh tế, hoạt động văn
hóa, sinh hoạt chi bộ, hoạt động thơn buôn, đám ma, đám cưới, đánh bắt cá, đi rừng, đi
rẫy, mổ heo làm lễ, … để hiểu sâu hơn về các hoạt động kinh tế, những tác động của TĐ
Bn Tua Srah, những khó khăn, thách thức mà đồng bào phải đối mặt.


<b>1.3.2. Phương pháp thu thập tư liệu thành văn </b>


Song song với phương pháp điền dã dân tộc học, luận án tiến hành thu thập tư
liệu thành văn. Đây là phương pháp quan trọng giúp cho nghiên cứu sinh có những tri
thức tổng quát, cụ thể, chuyên sâu về những nghiên cứu SK, SKBV của người Mnông
ở huyện Lắk dưới tác động của TĐ Buôn Tua Srah.



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

32


thành văn thành các nhóm tư liệu, bao gồm nhóm tư liệu liên quan đến lý thuyết SK,
SKBV, nhóm tư liệu về SK và biến đổi SK dưới nhiều tác động, nhóm tư liệu về tác động
của các cơng trình TĐ đến biến động xã hội, nhóm tư liệu nghiên cứu về người Mnông,
… Sau khi phân loại, chúng tôi từng bước nghiên cứu nguồn tư liệu này theo các luận
điểm cơ bản liên quan đến đề tài luận án. Các tư liệu được lưu giữ, ghi chép thành file,
các folder để làm luận cứ thứ cấp trong quá trình triển khai nghiên cứu vấn đề.


<b>1.3.3. Phương pháp so sánh và đối chiếu </b>


So sánh đối chiếu là phương pháp cần thiết vì qua quá trình này những giả thuyết
liên quan đến đề tài được xác định đúng sai và mục tiêu của đề tài được làm sáng tỏ. So
sánh đối chiếu không chỉ từ nguồn tư liệu điền dã với tư liệu thành văn mà còn trong nội
bộ các tư liệu điền dã và nội bộ các tư liệu thành văn, bởi vì có nhiều quan điểm khác
nhau khi cùng lý giải một nội dung. Ngồi ra, chúng tơi cịn so sánh đối chiếu một sự
vật hiện tượng theo lịch đại và đồng đại nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt
của sự vật hiện tượng đó trong những khoảng khơng gian và thời gian khác nhau. Để
thực hiện đề tài của luận án này, chúng tôi đã tiến hành so sánh SK của người Mnông
trước đây và SK của người Mnông hiện nay dưới sự tác động của TĐ; đồng thời so sánh
ảnh hưởng tác động của cơng trình TĐ Bn Tua Srah đến người Mnông và các cộng
đồng người khác; tác động của cơng trình TĐ này với các cơng trình TĐ trên hệ thống
sơng Krơng Nơ, Sêrêpơk và cả nước. Thông qua phương pháp này mà chúng tôi thu thập
được những tư liệu và có những hiểu biết sâu sắc về tác động của các cơng trình TĐ
Bn Tua Srah đến người dân nói chung và người Mnơng nói riêng.


<b>1.3.4. Phương pháp định tính và định lượng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

33



50 cán bộ viên chức, nhà giáo, người có vị trí và uy tín trong xã hội. Trên cơ sở thông
tin thu thập được từ phiếu điều tra, chúng tôi sử dụng phần mền Excel, SPSS tính các
tham biến định lượng nhằm phân loại kết quả phục vụ cho luận án.


<b>1.3.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp </b>


Từ q trình điền dã và thu thập tư liệu thành văn, trên nền tảng của tư duy logic
biện chứng, tư duy lịch sử và hướng tiếp cận lý thuyết của nhân học, dân tộc học, luận
án lý giải và phân tích tổng hợp các nguồn tư liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được
nhằm tìm ra những vấn đề cơ bản, sự đồng nhất cùng những khác biệt mâu thuẫn trong
các nguồn tư liệu đó. Trên cơ sở đó triển khai, luận giải các vấn đề nghiên cứu theo từng
luận điểm của đề tài đặt ra nhằm giải quyết các nội dung yêu cầu của luận án. Phương
pháp này địi hỏi q trình triển khai, phân tích, tổng hợp phải có quan điểm lịch sử, duy
vật biện chứng và logic. Vì vậy, trong quá trình luận giải các vấn đề nghiên cứu, chúng
tôi đã đưa các hiện tượng, các yếu tố tồn tại trong hiện thực cuộc sống được đặt trong
mối quan hệ đa chiều, tổng thể, đồng đại, lịch đại và trong sự tác động qua lại, quan hệ
chặt chẽ không tách rời để đánh giá khách quan các yếu tố, các nguồn lực tác động.


<b>1.3.6. Phương pháp liên ngành </b>


Với đối tượng là “SK của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk dưới tác động
của TĐ Buôn Tua Srah” nên những thao tác liên ngành là công cụ giúp cho luận án thành
công. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học,
phương pháp lịch sử và logic; phương pháp xây dựng mơ hình/cấu trúc để diễn giải các
hoạt động SK và những nguồn lực SK trong hoạt động đảm bảo cuộc sống của người
Mnơng. Vì vậy, dựa trên quan điểm lịch sử, luận án đặt các hoạt động SK và tác động
của NMTĐ vào không gian và thời gian cụ thể, xem xét mối quan hệ đa chiều để lý giải
vấn đề luận án đặt ra. Ngoài các phương pháp liên ngành được sử dụng, chúng tơi cịn
sử dụng phân tích SWOT, phầm mềm Excel để phân tích. Với khung nghiên cứu ấy,
phương pháp liên ngành sẽ giúp chúng tơi hồn thành cơng việc khi thực hiện luận án.



<b>1.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu </b>
<b>1.4.1. Khái quát về huyện Lắk </b>


<i>- Về tự nhiên: Lắk là một huyện miền núi, nằm phía Nam dãy Trường Sơn, phía </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

34


Krơng Bơng - tỉnh Đắk Lắk, Tây giáp huyện Krông Nô - tỉnh Đắk Nông và Nam giáp
<i>huyện Đam Rông và Lạc Dương - tỉnh Lâm Đồng. Về địa hình, Lắk là một huyện có địa </i>
hình núi cao được hình thành do dãy Chư Yang Sin, độ cao trung bình từ 800 - 1.000m,
<i>thấp dần từ Đơng sang Tây. Về khí hậu, do nằm giữa Cao nguyên Buôn Ma Thuột và </i>
dãy núi Chư Yang Sin nên huyện Lắk có chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam, mang tính
chất cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù thung lũng. Mỗi năm có hai mùa rõ nét: Mùa
mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10, lượng mưa tập trung trên 94%; mùa khô từ tháng 11
đến tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp
<i>từ 1.800 - 1.900 mm. Về tài ngun, có các nhóm đất chính như đất đỏ, đất xám, đất dốc </i>
tụ, đất phù sa. Rừng còn nhiều và có tác dụng phịng hộ cao. Tài ngun động thực vật
phong phú, đa dạng, có nhiều loại cây đặc hữu vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa
học. Tài nguyên nước tương đối dồi dào, được tiếp nhận và dự trữ ở các sông suối, ao hồ
như hồ Lắk, hồ Buôn Triết, Hồ Bn Tua Srah.


<i>Về dân cư: Huyện Lắk có 22 dân tộc cùng sinh sống tại 124 thôn, buôn, tổ dân </i>


phố, trong đó có 89 thơn, bn đồng bào dân tộc. Dân số toàn huyện là 69.398 người;
trong đó dân tộc có 10.368 hộ, với 44.525 khẩu, chiếm tỷ lệ 64,58 %. Trong các dân tộc
thiểu số, người Mnơng có 8.217 hộ với 35.909 nhân khẩu chiếm hơn 50% dân số toàn
huyện và là dân tộc có dân số đơng nhất huyện. Ngồi ra cịn có số lượng ít các tộc người
thiểu số mới nhập cư gần đây, như như Sán Chay, Khơ-mú, Co, … (3)<sub>. </sub>



<i>Về lịch sử: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, hàng loạt các nhà truyền giáo đã đi </i>


tiên phong lên khảo sát vùng đất Tây Nguyên còn hoang sơ. Sau khi thực dân Pháp thiết
lập nền thống trị, về danh nghĩa vùng đất này vẫn thuộc quyền cai trị của triều Nguyễn
nhưng trên thực tế, kể từ năm 1889 được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Pháp. Ngày
22 tháng 11 năm 1904, theo đề nghị của Hội đồng tối cao Đông Dương trong phiên họp
ngày 26 tháng 8 năm 1904, Toàn quyền Paul Beau ký quyết định thành lập tỉnh Đắk
Lắk đồng thời chuyển tỉnh lỵ từ Bản Đôn về Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, ngày 09 tháng
12 năm 1913, Tồn quyền Đơng Dương lại ra Nghị định chuyển Đắk Lắk trực thuộc tịa
cơng sứ Kon Tum, tỉnh Đắk Lắk bị giải thể và hạ xuống làm đại lý hành chính. Ngày 22
tháng 7 năm 1923, tỉnh Đắk Lắk được tái lập theo đề nghị của L. Sabatier. Lúc mới




(3)<i><sub> Ủy ban nhân dân huyện Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2014 - 2017, Báo cáo </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

35


thành lập, khơng có tổ chức hành chính trung gian như quận, huyện, xã mà chỉ có các
<i><b>đơn vị làng (bn), tịa đại lý hành chính quản lý theo vùng. </b></i>


Ngày 2 tháng 7 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hịa ban hành Nghị định
số 356-BNV/HC/NĐ ấn định tỉnh Đắk Lắk có 5 quận, 21 tổng và 77 xã. Quận Ban Mê
Thuột có 4 tổng, quận Lắk được đổi tên thành quận Lạc Thiện có 7 tổng, quận M’Đrắk
có 4 tổng, quận Đắk Song có 2 tổng và quận Bn Hồ có 4 tổng.


Ngày 23 tháng 1 năm 1959, chính quyền Sài Gịn cắt quận Lắk cùng với Phước
Long, Đắk Song và một phần của tỉnh Lâm Đồng để thành lập tỉnh Quảng Đức.


Sau năm 1975, quận Lạc Thiện đổi tên thành huyện Lắk, gồm thị trấn Liên Sơn và


7 xã: Yang Bung, Yang Tao, Bông Krang, Đắk Nuê, Đắk Phơi, Đắk Liêng, Krông Nô.
Ngày 17 tháng 1 năm 1984, xã Yang Bung được chia thành 2 xã là xã Buôn Triết và xã
Bn Tría. Ngày 2 tháng 1 năm 2004, chuyển xã Ea Rbin và Nam Ka của huyện Krông
Nô, tỉnh Đắk Nơng về huyện Lắk. Như vậy, huyện Lắk có 1 thị trấn và 10 xã ổn định đến
nay: Thị trấn Liên Sơn, các xã: Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng, Đắk Phơi, Bn
Triết, Bn Tría, Krơng Nơ, Nam Ka và Ea Rbin.


<b>1.4.2. Khái quát về Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah </b>


<i>- Về chủ trương xây dựng: Đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ CNH, HĐH giai </i>


đoạn 2001 - 2020, trên cơ sở khảo sát địa hình Tập đồn Điện lực Việt Nam trình Chính
phủ Quy hoạch phát triển hệ thống điện giai đoạn 2001 - 2010 có xét đến triển vọng năm
2020. Ngày 22/6/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại quyết định số:
95/2001/QĐ-TTG và hiệu chỉnh tại quyết định số 40/2003/QĐ-TTG ngày 21/3/2003.
Theo Quy hoạch này, NMTĐ Buôn Tua Srah được xây dựng ở bậc thang thứ 2 trong hệ
thống TĐ bảy bậc trên sơng Sêrêpơk. TĐ Bn Tua Srah được Chính phủ cho phép đầu
tư tại văn bản số 1229/CP-CN ngày 30/8/2004; Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt
BCNCKT tại Quyết định số 321/QĐ-EVN-HĐQT ngày 07/9/2004.


<i>- Vị trí cơng trình: TĐ Bn Tua Srah được xây dựng tại địa phận các xã Nam Ka </i>


(huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nơng), trên sơng
Krơng Nơ - nhánh chính của sơng Sêrêpơk.


<i>- Các mốc xây dựng chính: Khởi cơng xây dựng ngày 25/11/2004; Ngăn sông </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

36


NMTĐ Buôn Tua Srah thuộc Công ty TĐ Buôn Kuốp. Công ty TĐ Buôn Kuốp


<i>(EVN HPC BUON KUOP) được thành lập theo Quyết định số 304/QĐ-EVN ngày 09 </i>
tháng 6 năm 2009 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nhiệm vụ tổ chức quản
lý vận hành các NMTĐ trên sông Sêrêpôk thuộc địa bàn các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nơng
với tổng lượng điện trung bình hằng năm vào khoảng 2,66 tỷ KWh.


<i>- Nhiệm vụ của cơng trình: Tạo nguồn phát điện cung cấp cho lưới điện quốc gia với </i>


công suất lắp đặt là 84MW, sản lượng điện trung bình năm 358,4 triệu KWh. Ngồi nhiệm
vụ phát điện cơng trình cịn tham gia hạn chế lũ lụt cho hạ du, tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển kinh tế của khu vực. Việc xây dựng cơng trình TĐ Bn Tua Srah sẽ có các
cụm dân cư với cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ. Hệ thống giao thông tốt, cơng trình vận
hành sẽ tạo ra khả năng giao lưu kinh tế - xã hội của địa phương.


<i>- Vai trị của thủy điện Bn Tua Srah: </i>


+ Hồ chứa TĐ Bn Tua Srah khi được xây dựng sẽ có những tác dụng điều tiết
khí hậu khu vực làm giảm đi mức độ khắc nghiệt đặc biệt vào mùa khô;


+ Cơ sở hạ tầng được thay đổi, các tuyến đường giao thông được làm mới, đường
dây điện, điện thoại, làng TĐC, trường học, cơ sở y tế, … sẽ góp phần làm cho các hoạt
động kinh tế xã hội phát triển nhanh hơn, cuộc sống các đồng bào dân tộc dần được cải
thiện, thúc đẩy sản xuất hàng hoá dịch vụ;


+ Tác dụng của hồ TĐ Buôn Tua Srah là làm giảm mức độ ngập lụt cho khu vực
hạ du, giảm thiệt hại cho khu vực hạ du và tạo điều kiện cho dân cư trong khu vực khai
thác tốt hơn tiềm năng lâm nghiệp của khu vực này;


+ Với khu vực hạ du việc làm tăng mực nước trong mùa khô sẽ làm giảm nhu
cầu năng lượng bơm tưới và làm cho công tác bơm tưới thuận lợi hơn, điều đó đồng
nghĩa với việc nâng cao hiệu quả của hệ thống các trạm bơm.



<b>1.4.3. Khái quát về tự nhiên và cư dân khu tái định cư, vùng chịu tác động </b>
<b>Thủy điện Buôn Tua Srah </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

37


mặt mỏng; khí hậu nóng và khắc nghiệt, mùa khô kéo dài. Xã Krông Nô giáp với huyện
Đăm Rông tỉnh Lâm Đồng nên cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 100 km, cách trung
tâm huyện Lắk 45 km. Các buôn TĐC được xây dựng cách nơi ở cũ khoảng 35 km.


Theo Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk, huyện sẽ tổ chức tái định canh định cư cho 317 hộ với 1.459
khẩu người Mnông. Phương thức tái định canh định cư là thực hiện đồng bộ, hình thức
tái định cư là xen ghép tại các buôn; cụ thể như sau:


- Bn Dơng Blang: Có 228 hộ trong đó có 46 hộ TĐC, hộ người Mnơng chiếm
hơn 84%, cịn lại là người Kinh và các dân tộc ít người từ phía Bắc đến sinh sống.


- Bn Lách Dơng: Có 264 hộ trong đó có 83 hộ TĐC, hộ người Mnơng chiếm
hơn 87%, cịn lại là người Kinh và các dân tộc ít người từ phía Bắc đến sinh sống.


- Bn Đắk Tro: Có 168 hộ trong đó có 41 hộ TĐC, hộ người Mnơng chiếm hơn
81%, cịn lại là người Kinh và các dân tộc ít người từ phía Bắc đến sinh sống.


- Bn Phi Dih Ja A: Có 123 hộ trong đó có 68 hộ TĐC, hộ người Mnơng chiếm
hơn 90%, cịn lại là người Kinh và các dân tộc ít người từ phía Bắc đến sinh sống.


- Bn Phi Dih Ja B: Có 142 hộ trong đó có 79 hộ TĐC, hộ người Mnơng chiếm
hơn 88%, cịn lại là người Kinh và các dân tộc ít người từ phía Bắc đến sinh sống.



</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

38


Nguyên. Tỷ lệ hộ nghèo tại các bn TĐC cịn lớn, bn Phi Dih Ja B có 142 hộ thì có
71 hộ nghèo, 35 hộ cận nghèo, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 74%. Các bn
cịn lại: Phi Dih Ja A, Dơng Blang, Lách Dơng tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo đều trên
60%. Riêng Buôn Đắk Tro có tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo là 47,3%.


Có 796 hộ, 3.474 khẩu ở 4 xã là Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết, Krông Nô nằm ở
phía Đơng Nam hồ thủy điện chịu tác động của CTTĐ Buôn Tua Srah. Những tác động
cụ thể là bị xáo động đất đai, cơ sở hạ tầng do q trình thi cơng NMTĐ và hình thành
hồ thủy điện Bn Tua Srah. Nhìn chung, vùng chịu ảnh hưởng vẫn giữ được đặc điểm
địa lý tự nhiên như trước đây, nhưng việc xây dựng các cơng trình thủy điện đã tác động
không nhỏ đến việc thay đổi chất lượng nguồn nước (mạch nước ngầm dưới lòng đất),
đất đai bị thu hẹp và dễ bị bào mòn, tài nguyên động thực vật bị suy kiệt, ...


Xã Nam Ka có 341 hộ Mnông chịu tác động của TĐ Buôn Tua Srah. Đây là
những hộ trồng cà phê, lúa, chăn nuôi và đi rừng do họ sống gần rừng đặc dụng Nam
Ka. Địa hình cư trú là núi non hiểm trở, đường giao thơng đi lại khó khăn, thời tiết diễn
biến thất thường, mưa trái mùa, lượng mưa ít, hạn sớm nên làm ảnh hưởng đến khung
thời vụ, năng suất, sản lượng các loại cây trồng và gây thiệt hại đến tài sản của đồng
bào. Theo kết quả khảo sát, năm 2018 thu nhập bình quân của đồng bào đạt 24,800.000
đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo là 64.61%, tỷ lệ sinh con thứ là 27.08%.
Tỷ lệ đưa trẻ đến trường còn thấp (73%) và tỷ lệ học sinh bỏ học chiếm 7,2%. Đồng bào
đại đa số theo Đạo Tin Lành. Trong 3 năm qua (2015 - 2018) có 5 vụ mất an ninh trật
tự. Nguyên nhân do đồng bào có ý kiến về chi trả, đền bù thủy điện chưa thỏa đáng,
không cho phép đồng bào khai thác thủy sản trong lịng hồ thủy điện Bn Tua Srah.
Tình hình diễn ra tương tự ở 247 hộ tại xã Ea Rbin, 121 hộ tại xã Buôn Triết và 87 hộ ở
bn Ba Gang, xã Krơng Nơ.


Nhìn chung, 1.113 hộ với 4.933 khẩu người Mnông TĐC và chịu tác động CTTĐ


Bn Tua Srah đều là những hộ có đời sống kinh tế cịn khó khăn. Nằm ở vùng núi cao,
đường giao thơng đi lại khó khăn, địa hình địa mạo phức tạp. Giáo dục và y tế, thương
mại, dịch vụ còn kém phát triển. Phần lớn đồng bào là những hộ nghèo và cận nghèo,


<b>Tiểu kết chương 1 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

39


NMTĐ trên sông Sêrêpôk. Đây là CTTĐ được xây dựng tại khu vực có nhiều người
Mnơng sinh sống, do vậy q trình thi cơng buộc phải tổ chức TĐC và tái cấu trúc lại
không gian sống cho người Mnông ở khu vực này.


Khi xây dựng, thủy điện Buôn Tua Srah làm ngập khoảng 4.253 ha, tổ chức TĐC
cho 2.012 hộ với gần 8.500 khẩu. Tác động đến hơn 25.000 người ở ba tỉnh Đắk Lắk,
Đắk Nông và Lâm Đồng, trong đó trên 90% là đồng bào người Mnông. Trong khuôn
khổ luận án, tác giả đã lựa chọn 5 điểm TĐC tại xã Krông Nô với 317 hộ, 1.459 khẩu
người Mnông; và 796 hộ và 3.474 khẩu tại khu vực chịu tác động gồm: xã Nam Ka, Ea
Rbin, Buôn Triết - huyện Lắk làm điểm nghiên cứu.


Người Mnơng có một lịch sử văn hóa lâu đời, họ cùng với tộc người Ê-đê khai
phá và tạo lập vùng đất này. Việc xây dựng NMTĐ Buôn Tua Srah trên vùng đất “tộc
người” của họ đã làm thay đổi căn bản sinh kế và đời sống tộc người, gây ra những trở
ngại lớn cho sự phát triển của đồng bào trong điều kiện khoảng cách nông thôn - đô thị,
miền ngược - miền xuôi ngày càng cách xa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

40


<b>Chương 2. SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG TRƯỚC KHI XÂY DỰNG </b>
<b>CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN BN TUA SRAH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK </b>



<b>2.1. Các nguồn lực sinh kế của người Mnông trước khi xây dựng thủy điện </b>


Theo khung sinh kế của DFID thì SK của người Mnơng trước khi xây dựng TĐ
Buôn Tua Srah bao gồm 5 nguồn lực: Tự nhiên, con người, xã hội, tài chính, vật chất.
Việc dựa trên khung SK của DFID để tiếp cận nghiên cứu SK của người Mnông trước
khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah là một vấn đề hết sức khó khăn đối với chúng tơi, đặc
biệt là những khó khăn trong q trình thu thập tài liệu. Các nguồn lực tự nhiên, con
người, xã hội, tài chính, vật chất đã thay đổi nhiều so với thời điểm trước khi xây dựng.
Do vậy, với những phương pháp và số liệu thu thập được đã có những hạn chế đến kết
quả nghiên cứu. Ở đây với nguồn tư liệu có thể, chúng tơi đề cập đến các NLSK của
người Mnông trước khi xây dựng CTTĐ gồm các nguồn lực sau:


<b>2.1.1. Nguồn lực tự nhiên </b>


Nguồn lực tự nhiên là nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên như vị trí địa lý,
địa hình, địa mạo, khí hậu, đất đai, nước, rừng, khống sản, đa dạng sinh học,… được
sử dụng cho sinh kế của đồng bào Mnông tại 4 xã gồm: Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka,
<b>Ea Rbin thuộc huyện Lắk. </b>


<i><b>- Vị trí địa lý: Xã Bn Triết, Nam Ka, Ea Rbin nằm phía Đơng Nam, xã Krơng </b></i>


Nơ nằm phía Tây Nam huyện Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột từ 70 đến hơn 90 km
theo quốc lộ 27. Đây là những xã miền núi, vùng sâu, khó khăn của tỉnh Đắk Lắk với
diện tích tự nhiên là 529,18 km2<sub>; dân số 16,621 người (trong đó có 7,896 người Mnơng, </sub>
chiếm 47,4% dân số) [25].


<i><b>- Địa hình, khí hậu: Địa hình: Địa hình núi cao có Xã Krông Nô với độ cao trung </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

41



mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa khơng đáng kể,
trong đó tháng 2 hầu như khơng có mưa. Lượng mưa trung bình thấp hơn so với các
vùng xung quanh do bị che khuất bởi khối núi Chư Yang Sin ở phía Đơng Nam.


<i>- Tài ngun đất: Theo kết quả phân loại đất năm 2005 (FAO-UNESCO), xã Buôn </i>


<i>Triết, Nam Ka, Ea Rbin, Krơng Nơ có các nhóm đất chính sau: Nhóm đất đỏ (Ferrasols) </i>
<i>được hình thành trên đá mẹ basalt và phiến sét. Nhóm đất này có các loại đất sau: Đất đỏ </i>


<i>vàng trên đá phiến sét (Fs) (đất thịt nặng đến cát pha, khả năng thấm, giữ nước kém; về </i>


<i>mùa khô bị chai rắn, nghèo chất dinh dưỡng). Đất đỏ vàng trên đá granite (Fa) (đất thịt </i>
<i>nặng đến pha cát, tỷ lệ sét tương đối, nghèo chất dinh dưỡng và tầng mỏng). Nhóm đất </i>


<i>Gley (Gleysols) (nhóm đất dốc tụ) bị gley hóa do ngập nước, bị kết von. </i>


<i>- Về đất sản xuất: Theo thống kê năm 2006, diện tích và tình hình sử dụng đất </i>


của 4 xã gồm: Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin trong điểm nghiên cứu của luận
án cụ thể như sau:


<b>Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất ở xã Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin </b>
<i>Đơn vị tính: ha </i>


<b>Tên xã </b> <b>Tổng số </b> <b>Trong đó </b>


<b>Đất nơng nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chưa sử dụng </b>


Buôn Triết 6,870 2,100 3,380 1,390



Krông Nô 27,242 1,943 13,605 11,649


Nam Ka 8,765 408 8,354 3


Ea Rbin 7,089 1,366 5,640 83


<i>Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lắk năm 2006 </i>


Quang bảng 2.1 chúng ta thấy diện tích đất lâm nghiệp ở 4 xã này cịn rất nhiều
chiếm từ hơn 50% diện tích trở lên. Cá biệt, xã Nam Ka có đến 95% diện tích là đất lâm
nghiệp. Số liệu này cho thấy, TĐ Buôn Tua Srah sau khi được xây dựng có tác động rất
lớn đến cư dân của 4 xã trên.


<i><b>- Tài nguyên thực vật: Với đặc điểm địa hình và chế độ khí hậu thuỷ văn, vùng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

42


<i>- Tài nguyên động vật: Theo thống kê sơ bộ của Sở Tài nguyên Môi trường Đắk </i>


Lắk, huyện có hơn 600 lồi thú với nhiều họ, bộ, chi, loài khác nhau. Tiêu biểu cho hệ
sinh thái núi cao Lắk là rừng Quốc gia Chư Yang Sin. Rừng Quốc gia Chư Yang Sin
trải dài từ huyện Lắk, huyện Krông bông sang đến tỉnh Lâm Đồng, rộng 58.947 ha. Đây
là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, có tính đa dạng sinh học cao bao gồm 876 lồi thực
vật bậc cao có mao mạch (trong đó 54 lồi ghi trong sách đỏ, 143 lồi đặc hữu), 203 lồi
chim (có 9 loại trong sách đỏ thế giới và Việt Nam), 46 loài thú lớn (có 12 lồi sách đỏ),
29 lồi bị sát lưỡng cư (trong đó 11 lồi ghi trong sách đỏ) ...(4)<sub>. </sub>


<i><b>- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước khá dồi dào, lượng mưa trung bình hàng </b></i>


năm từ 1.800-1.900mm, được tiếp nhận và dự trữ nhiều sông suối và nhiều hồ chứa.


Nguồn nước mặt được dự trữ ở các hồ chứa như hồ Bn Triết, hồ Bn Tría, và hồ
Bn Tua Srah. Hệ thống sơng ngịi dày đặc, kết hợp với địa hình địa mạo thuận lợi, có
rất nhiều tiềm năng phát triển thủy điện.


<i><b>- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú về chủng </b></i>


loại nhưng khối lượng ít. Để khai thác và sử dụng hiệu quả đòi hỏi cần đầu tư quản lý,
giám sát khai thác chặt chẽ. Trên địa bàn có một số tài ngun khống sản như: Thiếc ở
dãy núi Youk Mao, Yang Ho; mỏ đá granit ở Chư Yang Trang, Chư Yang Reh.


Theo Ama Trưng (Y Trưng Buôn Dăp), giáo viên, sinh năm 1965, tại xã Nam Ka
<i>cho biết “…Trước năm 2005 rất thuận lợi cho cuộc sống. Mọi người có thể vào rừng </i>


<i>hái lượm rất nhiều thứ: măng, rau rừng, mật ong, ... đến bắt kỳ đà, tê tê, rắn, ếch, nhái, </i>
<i>... hoặc ra sông bắt cá nhiều lắm. Chỉ cần đi một buổi là có ăn mấy ngày, ... Đất trồng </i>
<i>tốt lắm, chỉ cần trỉa hạt, trồng cây là có ăn, khơng phải chăm sóc gì cả,… Đồng bào </i>
<i>sống thoải mái lắm”. </i>


Có thể đánh giá, nguồn lực tự nhiên của người Mnông trước khi xây dựng TĐ
Buôn Tua Srah thực sự dồi dào. Điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên thực vật, đồng
vật phong phú. Nguồn lực tự nhiên là chỗ dựa quan trọng cho cuộc sống của đồng bào.


<b>2.1.2. Nguồn lực con người </b>


<i>- Học vấn và đào tạo nghề: Trước đây, trình độ học vấn của người Mnơng thấp </i>


do nhiều nguyên nhân như CSHT yếu kém, người dân chưa nhận thức được sự cần thiết


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

43



của việc học. Tỷ lệ học sinh theo học ở các bậc học đặc biệt từ bậc trung học phổ thông
trở lên khá thấp. Hiện tượng bỏ học ở bậc tiểu học diễn ra phổ biến. Rất nhiều phụ huynh
cho rằng đi học cũng chẳng để làm gì. Chất lượng học sinh thấp, nhiều học sinh đã học
xong bậc tiểu học nhưng đọc, viết và làm phép tính cơ bản chưa thơng thạo.


<b>Bảng 2.2. Số trường, phòng học, giáo viên và trẻ bậc mầm non huyện Lắk </b>
<b>Chỉ báo </b> <b>Năm học 2002 - 2003 Năm học 2003 - 2004 Năm học 2004 - 2005 </b>


Số trường 1 1 1


Số lớp học 69 72 70


Số giáo viên 71 73 72


Số học sinh 2,020 2,153 2,183


<i>Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lắk năm 2006 </i>
<b>Bảng 2.3. Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh </b>


<b>các bậc học phổ thông huyện Lắk </b>


<b>Diễn giải </b> <b>Đơn vị tính </b> <b>Năm học </b>
<b>2002 -2003 </b>


<b>Năm học </b>
<b>2003 -2004 </b>


<b>Năm học </b>
<b>2004 -2005 </b>



Số trường Trường 18 19 23


Tiểu học Trường 4 - 10


Tiểu học - Trung học cơ sở Trường 9 14 -


Trung học cơ sở Trường 4 4 12


Trung học phổ thông Trường 1 1 1


Số phòng học Phòng 305 325 469


Kiên cố Phòng 215 240 367


Bán kiên cố Phòng 90 85 101


Số lớp học Lớp 419 418 430


Tiểu học Lớp 278 273 269


Trung học cơ sở Lớp 109 118 118


Số giáo viên Người 494 537 720


Tiểu học Người 303 299 465


Trung học cơ sở Người 49 186 195


Trung học phổ thông Người 42 52 60



Số học sinh Người 14,296 14,483 14,989


Tiểu học Người 8,362 8,056 8,554


Trung học cơ sở Người 4,437 4,677 4,707


Trung học phổ thông Người 1,497 1,750 1,728


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

44


Qua bảng 2.3 có thể thấy rằng, trước đây trình độ học vấn của người dân khá
thấp. Đa số người dân chỉ học đến bậc tiểu học. Số người mù chữ và chỉ học tiểu học
chiếm tỷ lệ cao. Số học sinh lên học bậc THCS giảm khoảng 50% so với số học sinh
tiểu học, học sinh THPT chỉ đạt hơn 36,7 % so với học sinh THCS. Như vậy, từ bậc tiểu
học lên THCS giảm 50%, lên THPT giảm xuống còn 20%. Đối với bậc mầm non chỉ có
1 trường duy nhất với 69 lớp được đặt ở thị trấn Liên Sơn. Các xã cịn lại khơng có
trường mầm non, cơng tác đưa trẻ đến trường là hồn tồn khơng có.


Tại 4 xã là Bn Triết, Krơng Nơ, Nam Ka, Ea Rbin số người có trình độ cao
đẳng là 30 người. Khơng có ai có trình độ đại học trở lên, khơng có người Mnơng có
trình độ cao đẳng trở lên. Số người được học nghề rất ít, năm 2003 có 52 người, 2004
có 76 người, năm 2005 có 82 người.


Ơng Ma Liêm (Y Jiêng N’Tơ), sinh năm 1944, nguyên Chủ tịch xã Krông Nô từ
<i>năm 1992 đến năm 2004 cho biết: “Hồi ấy người Mnơng đi học ít lắm. Có giỏi lắm là </i>


<i>học hết cấp 1, thường học lớp 2 lớp 3 rồi nghỉ học đi làm rẫy. Học lên cấp 2, cấp 3 chỉ </i>
<i>có người Kinh hoặc một số người dân tộc phía Bắc. Mù chữ nhiều lắm. Do hồi đó khơng </i>
<i>đi học nên hiện nay số khơng biết đọc, biết viết vẫn cịn nhiều. Hồi đó tơi học hết cấp 2 </i>


<i>là được làm lãnh đạo xã”. </i>


Có thể nhận thấy, người Mnơng trước thời điểm xây dựng thủy điện có trình độ
thấp, không được đào tạo nghề. Hệ thống cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị phục
vụ cho giáo dục rất kém. Trình độ giáo viên rất thấp, giáo dục gặp nhiều khó khăn.


<i>Y tế, chăm sóc sức khỏe: Những hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe ở hầu hết </i>


các xã trước thời điểm xây dựng thủy điện là rất khó khăn. Cơ sở vật chất cho việc khám
chữa bệnh nghèo nàn. Hầu hết các trạm y tế là nhà cấp 4, lợp tôn hoặc lợp ngói. Giường
bệnh, các trang thiết bị, dụng cụ y tế thiết yếu cịn thiếu, khơng đồng bộ và quá cũ. Tủ
thuốc của trạm y tế còn nghèo về chủng loại. Những loại thuốc cần thiết như sốt rét,
thương hàn, đau bụng, cảm sốt… không đầy đủ. Các dịch vụ y tế chỉ tập trung ở thị trấn
Liên Sơn, còn vùng sâu, vùng xa hầu như khơng có. Đội ngũ cán bộ, nhân viên trạm y
tế mỗi xã có từ 4 - 7 người khơng đủ năng lực chữa bệnh cho người dân.


<i>Ơng Y Du Trei, sinh năm 1973, Chủ tịch xã Ea Rbin cho biết: “Hồi ấy (trước </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

45


<i>dân gian và mời thầy đến cúng. Trường hợp nặng quá thì đưa lên bệnh viện tỉnh. Bệnh </i>
<i>viên huyện cũng khơng làm gì được. Nói chung y tế kém lắm. Bệnh dịch hay xảy ra như </i>
<i>cúm, sốt rét, đau mắt”. </i>


<b>Bảng 2.4. Tình hình y tế và chăm sóc sức khỏe tại các xã nghiên cứu </b>
<b>Tên xã </b> <b>Nội dung </b> <b>Chỉ báo </b> <b>Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 </b>


Buôn Triết


1. Trạm y tế Cơ sở 1 1 1



2. Giường bệnh Cái 4 4 6


3. Cán bộ y tế người 7 7 6


4. Tỷ lệ sinh % 2,73 2,66 2,60


5. Tỉ lệ tử vong % 0.56 0,53 0,55


Krông Nô


1. Trạm y tế Cơ sở 1 1 1


2. Giường bệnh Cái 6 6 6


3. Cán bộ y tế người 8 8 8


4. Tỷ lệ sinh % 2,70 2,67 2,60


5. Tỉ lệ tử vong % 0.60 0,57 0,58


Nam Ka


1. Trạm y tế Cơ sở 1 1 1


2. Giường bệnh Cái 4 4 4


3. Cán bộ y tế người 6 6 6


4. Tỷ lệ sinh % 2,58 2,62 2,63



5. Tỉ lệ tử vong % 0.51 0,60 0,57


Ea Rbin


1. Trạm y tế Cơ sở 1 1 1


2. Giường bệnh Cái 4 4 4


3. Cán bộ y tế người 6 6 6


4. Tỷ lệ sinh % 2,55 2,57 2,64


5. Tỉ lệ tử vong % 0.60 0,59 0,58


<i>Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lắk năm 2006 </i>


Nhìn chung, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân còn nhiều hạn chế từ tuyến
huyện đến tuyến xã. Đội ngũ thầy thuốc, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn rất kém, nhiều
bệnh dịch còn xảy ra, người dân còn nhiều tập quán chữa bệnh lạc hậu.


<i><b>- Đời sống tinh thần, cơ hội tiếp cận thông tin: Trước đây, trừ thị trấn Liên Sơn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

46


có ít hoặc có nhưng chỉ đến với cán bộ xã, lại đến chậm và không thường xuyên. Cả
huyện Lắk chỉ có 12 thư viện, 12 phòng đọc và thường đặt ở trường học. Đầu sách chủ
yếu là truyện, sách học sinh. Việc xem phim ảnh thì thỉnh thoảng có do đồn chiếu phim
thuộc Sở văn hóa cử xuống phục vụ. Đồng bào thường xuyên nghe radio qua sóng phát
thanh để nắm bắt thơng tin.



<i>Ơng Ma Liêm cho biết: “Hồi đó khơng có ti vi, hoặc nếu có thì chỉ vài cái. Nghe đài </i>


<i>phát thanh hoặc radio là chủ yếu. Nhiều bn cịn chưa có điện thì làm gì biết thơng tin. </i>
<i>Hồi đó các em thanh niên hay đá bóng ở các khu đất trống. Thỉnh thoảng có đồn chiếu </i>
<i>phim, đoàn văn nghệ về biểu diễn. Mùa hè tháng 7 thường có các em sinh viên tình nguyện </i>
<i>về tổ các hoạt động vui chơi, dạy xóa mù, làm vệ sinh,… các em sinh viên giỏi lắm”. </i>


<b>2.1.3. Nguồn lực xã hội </b>


<i>- Quan hệ cộng đồng: Người Mnông cư trú xen cư với các dân tộc khác, nhưng </i>


đặc trưng cư trú theo nhóm Mnơng vẫn khá đậm nét. Ở 4 xã gồm Buôn Triết, Krông Nô,
Nam Ka, Ea Rbin trước khi xây dựng thủy điện, người Mnơng sống tập trung thành từng
bn, trong đó tính cộng đồng khá nổi bật. Người Mnông coi buôn là nơi chôn rau cắt
rốn. Buôn là đơn vị quần cư bền vững, có ranh giới đất đai rõ rệt và vùng đất thuộc bn
đó được gọi là đất bn. Bn là đơn vị dân cư có tổ chức, là đơn vị xã hội đảm nhiệm
chức năng văn hóa, kinh tế mang đậm màu sắc tộc người. Với người Mnông, buôn không
chỉ đơn thuần là tập hợp các gia đình mà cịn là cộng đồng làm chỗ dựa về kinh tế, xã
hội, văn hóa cho mỗi gia đình, thậm chí là dịng họ.


Về lịch sử, người Mnơng khu vực này thuộc 2 nhóm là Mnơng Gar và Mnơng
Rlâm. Đây là nhóm người tại chỗ của khu vực này, có mối quan hệ cộng đồng rất chặt
chẽ, đặc biệt với những người cùng dòng họ. Người dân trong cùng một bn rất đồn
kết và nhiều nơi có mối quan hệ huyết thống, tính cố kết khá bền vững. Sự đồn kết,
<i>tính cố kết cộng đồng đó được bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, được hình thành và </i>
<i>cộng cư lâu dài trong lịch sử. Thứ hai, được thiết lập qua mối quan hệ hơn nhân và quan </i>
<i>hệ dịng họ lâu dài. Thứ ba, có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ do sống tương đối biệt lập, </i>
tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cuộc sống.



<i>Theo Ma Liêm “Người Mnơng ở đây tồn là anh em bà con với nhau cả, họ có </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

47


<i>công việc lớn nhỏ chúng tôi đều mang rượu, gà, heo,… và cả người đến giúp” </i>


Tóm lại, có thể nhận thấy mối quan hệ cộng đồng của người Mnông giai đoạn
trước khi xây dựng thủy điện là ổn định và tốt đẹp. Quan hệ cộng đồng luôn được gìn
giữ và củng cố khi người dân giúp đỡ nhau làm nhà, giúp đỡ nhau trong đám cưới, đám
ma, khi gặp rủi ro, khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm gieo trồng, sản xuất, chăn nuôi.


<i>- Quan hệ gia đình, dịng họ: Dân cư trong buôn của người Mnơng có thể có </i>


nhiều hay ít, sống tập trung hay xen cư, song các gia đình đa phần có mối quan hệ huyết
thống với nhau. Quan hệ thân tộc, huyết thống là những yếu tố giúp người Mnông từ lâu
đã trở thành khối cộng đồng chặt chẽ, cùng chia sẻ buồn vui, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
Gia đình người Mnơng trước khi xây dựng thủy điện Bn Tua Srah thường có
nhiều thế hệ chung sống và nhiều cặp vợ chồng. Đó là những gia đình mẫu hệ, có quy
mơ lớn nhỏ khác nhau, sống chung trong một mái nhà. Quy mơ mỗi hộ gia đình trước
khi xây dựng thủy điện thường có từ 6 - 10 người đã chứng tỏ điều đó.


Một đặc điểm là các gia đình có mối quan hệ huyết tộc bên mẹ thường cư trú tập
trung và ở gần nhau. Vì sống gần nhau nên mọi người có thể giúp đỡ, tương trợ nhau
khi cần thiết, đặc biệt là những thời điểm khó khăn. Đây là một trong những phương
thức củng cố mối quan hệ cộng đồng thông qua huyết thống


Cũng trong mối quan hệ dòng họ, vai trò của người em ruột và người anh ruột
(cậu) của người mẹ rất lớn. Người cậu và người bác cùng các con trai ruột của mẹ hợp
thành nhóm giúp cho người phụ nữ “trưởng họ” điều hành các cơng việc trong gia đình
(thực tế là trong dịng họ) phía mẹ. Đứng đầu gia đình là người phụ nữ chủ hộ (tiếng


<i>Mnông là "người đàn bà là chủ trong nhít"). Người phụ nữ này có nhiệm vụ quản lý tài </i>
sản của cả gia đình gồm thóc, chiêng, chum rượu, trâu bị, ... Chỉ khi người phụ nữ chủ
<i>hộ qua đời, người chồng mới được đảm nhiệm cương vị chủ hộ. Khi hai ông bà chết đi, </i>
người con gái lớn tuổi nhất trong gia đình được quyền gánh vác mọi cơng việc gọi là


<i>k bơk dak (có nghĩa là "chị đứng đầu nguồn nước"). Việc quy định rõ những vị trí </i>


trong ngôi nhà đã chứng tỏ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, dịng họ đã
được xác lập từ lâu đời.


<i>- Quan hệ tộc người: Có 2 nhóm người Mnơng cư trú tại khu vực này là Mnơng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

48


dị, hịa đồng, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn.


Ông Y Wăn Rơ Tung, già làng Buôn Rchai A cho biết “Trước đây bà con sống
vui vẻ đoàn kết lắm, mọi chuyện đều giúp nhau, các dịp lễ gia đình hay cơng việc của
bn làng mọi người đều tự giác mang rượu, gạo, heo, … thậm chí cả trâu để giúp đỡ
lẫn nhau. Khơng chỉ trong nội bộ đồng bào Mnơng mà cịn với tất cả các dân tộc khác
trong làng buôn hoặc gần làng bn”.


<i>- Tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục tập quán: </i>


<i><b>Về tín ngưỡng: Cũng như nhiều cư dân tại chỗ khác, người Mnơng có tín ngưỡng </b></i>


đa thần. Trước đây, do sống trong núi rừng, thiên nhiên khắc nghiệt, con người luôn cảm
thấy nhỏ bé, yếu ớt trước tự nhiên. Do trình độ nhận thức thấp, trình độ lao động kém
phát triển, con người gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và cuộc sống. Mọi sự vật, hiện
tượng xung quanh họ đều trở nên bí hiểm. Từ những viên đá, ngọn núi, dịng sơng, thác


nước đến ngọn cỏ, cây cối… đều là những thực thể có linh hồn như con người. Tất cả
được điều hành bởi lực lượng siêu nhiên (Yang). Lực lượng này ln huyền bí bao gồm
cả phúc thần lẫn ác thần. Những vị phúc thần luôn sẵn sàng giúp đỡ con người chống lại
những đe dọa của thiên nhiên; những ác thần, ác quỷ ln rình rập ám hại con người.
Người Mnơng ln tìm kiếm và giải thích các hiện tượng tự nhiên thơng qua mối quan
hệ với các vị thần. Các vị thần cũng có tình cảm như con người, cũng u thương, hờn
giận, buồn vui. Nếu được cúng nhiều lễ vật, thần linh sẽ vui vẻ, bênh vực giúp đỡ họ.
Ngược lại, nếu làm trái ý hoặc không tôn trọng sẽ bị các thần bắt phạt. Người Mnông
đều tin trong vũ trụ có ba tầng: Tầng ở trên trời là những đấng tối cao, uy quyền tuyệt
đối mà họ gọi chung là Yang. Tầng trên mặt đất, nơi con người đang sinh sống với nhiều
vị thần cai quản. Tầng dưới mặt đất, cũng có vơ số các thần linh và ma quỷ. Hệ thống
tín ngưỡng ấy chi phối đời sống người Mnông từ quá khứ cho đến hiện tại.


<i><b>Về tôn giáo: Hiện nay, đa số người Mnơng theo đạo Tin Lành. Người Mnơng </b></i>


theo đạo vì các ngun nhân khác nhau. Có thể là tìm chỗ dựa về tinh thần nhưng cũng
có thể vì lí do vật chất. Thời điểm trước khi xây dựng thủy điện Bn Tua Srah có nhiều
người đến truyền bá đạo Tin Lành trong đồng bào Mnông.


<i>Theo ông Ma Liêm“Trước năm 1990, người Mnơng ít theo đạo Tin Lành vì họ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

49


Ơng Y Wăn Rơ Tung, già làng Buôn Rchai A (trước đây là làng Sar Luk), 84
<i>tuổi (lúc Congdominas đến làng Sar Luk ông mới 14 tuổi) cho biết “Đạo Tin lành được </i>


<i>truyền vào đồng bào Mnông ở đây lâu lắm rồi, trước cả khi Congdominas đến. Nhiều </i>
<i>lúc họ còn cho tiền, phát gạo để lôi kéo bà con, tuy nhiên thời đó khơng ai theo cả. Vì </i>
<i>họ thấy chẳng giống với truyền thống của đồng bào tí nào cả. Tuy nhiên từ năm 1995 </i>
<i>đến nay đồng bào theo nhiều lắm”. </i>



Nhìn chung, đồng bào đều có tình cảm, niềm tin tơn giáo, có nhu cầu sinh hoạt.
Tuy nhiên, cá biệt có một số tín đồ bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động chống đối. Sau
sự kiện bạo loạn chính trị năm 2001 và 2004 đã tạo ra tâm lí sợ cấm đốn, sợ phân biệt
đối xử đối với đồng bào.


<b>2.1.4. Nguồn lực vật chất </b>


Nguồn lực vật chất được phân chia làm 2 loại: Tài sản của cộng đồng và tài sản
của hộ. Tài sản của cộng đồng trong phạm vi luận án được xem xét là các cơ sở vật chất
cơ bản phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cộng đồng như: điện, đường giao thơng,
trường học, trạm y tế, cơng trình thủy lợi, điện, thông tin liên lạc. Tài sản của hộ bao
gồm các tài sản phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của hộ và do hộ gia đình trực tiếp
quản lý, sử dụng.


<i><b>Tài sản của cộng đồng: </b></i>


Tài sản cộng đồng chính là nền tảng, là bệ đỡ cho việc tiếp cận và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực khác như đất đai, con người và nguồn lực xã hội.


<b>Bảng 2.5. Tài sản cộng đồng xã Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Đơn vị tính Năm 2005 </b>


1. Tổng số km đường giao thông nông thôn Km 188


1.1. Đường nội đồng Km 47


1.2. Đường xã, liên xã Km 61



- Trong đó số km được bê tơng hóa Km 53


1.3. Đường liên thôn, buôn Km 80


- Trong đó đường đất chiếm % 72


2. Xã có đường ơ tô đến trung tâm Xã 4


3. Đường thủy Km 21


4. Số thơn, bn có điện % 37


5. Đường điện hạ thế Km 35


6 Số xã điện thoại Xã 4


7. Hệ thống thủy lợi (kênh, mương, đường dẫn nước) Km 18


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

50
10. Số trường học


- Mầm non
- Tiểu học
- THCS
- THPT


Trường
Trường
Trường
Trường



0
4
1
0


11. Số lớp học Lớp 57


12. Số trạm y tế Trạm 4


13. Số giường bệnh Giường 20


14. Hệ thống loa truyền thanh Cái 21


15. Nhà cộng đồng Nhà 4


<i>Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lắk năm 2006 </i>
<i>- Hệ thống đường giao thông: Các xã Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin </i>


có 188 km đường giao thơng, trong đó đường giao thơng nội đồng 47 km, đường liên xã
61 km, đường được bê tơng hóa 53 km, đường liên thôn, buôn 80 km. Đường được bê
tông hoặc nhựa hóa chiếm hơn 28%, 72 % cịn lại là đường đất. Phần đa các hộ dân cho
rằng đường nối từ xã đến trung tâm huyện là tốt, và đặc biệt có quốc lộ 27 đi qua. Đường
liên xã, liên thôn buôn, đường giao thông nông thôn, đường giao thông nội đồng chất
lượng rất kém, phần lớn là đường đất, hẹp, trơn trượt vào mùa mưa và bụi vào mùa khô.


<i>- Mạng lưới điện: Theo kết quả thống kê tính đến năm 2005, các xã Bn Triết, </i>


Krơng Nơ, Nam Ka, Ea Rbin có 35 km đường dây điện hạ thế, có 37% số thơn bn
được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia, có 63% số thơn bn chưa có điện. Đồng bào


cho rằng nguồn điện cung cấp còn chưa đáp ứng đủ yêu cầu về thời gian và công suất,
chưa đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.


<i>- Hệ thống thủy lợi: Năm 2005, có 1 hồ và đập thủy lợi tại xã Bn Triết, có 18 km </i>


đường kênh mương phục vụ sản xuất. Nhìn chung, hồ, đập nhỏ, hệ thống kênh mương
hầu như chưa đáp ứng cho nhu cầu tưới. Do khơng có các cơng trình tiêu úng, chống lũ,
thêm vào đó là yếu tố lệch pha mùa lũ của sông Krông Nô nên diện tích bị ngập úng trên
lưu vực lớn và thời gian ngập thường kéo dài điển hình như năm 2000, 2005 và 2007.


<i>- Hệ thống trường học: Các xã đều có 1 trường tiểu học, riêng xã Krơng Nơ có </i>


thêm 1 trường THCS, có 57 lớp học các cấp. Đối với bậc học THPT thì các em phải ra
ngoài thị trấn Liên Sơn để học.


<i>- Hệ thống trạm y tế: Các xã đều có trạm y tế với tổng 20 giường bệnh. Chất </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

51


<i>- Về hệ thống chợ: Trước khi xây dựng thủy điện, người dân chủ yếu là tự cung </i>


tự cấp. Chợ xã là nơi buôn bán, giao lưu, trao đổi vật phẩm duy nhất của họ. Bà H Wer
<i>Ê Nuôl (xã Nam Ka) cho biết: “Trước đây đường sá đi lại khó khăn, người dân cũng </i>


<i>chủ yếu tự cung tự cấp. Chỉ thỉnh thoảng mang con gà, con vịt hoặc các sản vật như tê </i>
<i>tê, kỳ đà, mật ong, chim cu xanh ra chợ bán lấy tiền mua muối, mắm,…. Thời kì đó </i>
<i>chẳng biết mua bán với ai”. Khơng chỉ có vậy, đồng bào thường trao đổi với nhau để </i>


lấy những thứ mình cịn thiếu trong gia đình.



Tóm lại, các cơng trình cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, thủy lợi,
giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, nhà cộng đồng, … được đồng bào đánh giá
<i>là rất kém. Theo ông Ma Liêm “Hồi đó (năm 2005 về trước) nhiều nơi chưa có điện </i>


<i>lưới quốc gia, điện chỉ có ở một số xã gần thị trấn Liên Sơn, hoặc gần quốc lộ 27 đi Đà </i>
<i>Lạt. Về đường chỉ có tuyến quốc lộ 27 là có trải nhựa, các tuyến đường liên xã chỉ có </i>
<i>đường cấp phối (đường được rải đá rồi lu cho bằng, mặt trên cùng rải nhựa đường và </i>
<i>đá dăm nhỏ); Đường giao thông liên bn, giao thơng nội đồng khơng có; Trường học </i>
<i>chỉ có trường tiểu học hoặc trường tiểu học - THSC, khơng có trường THCS, THPT, </i>
<i>trường Mầm non, các cơng trình thủy lợi khơng có, sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên. </i>
<i>Nhà cộng đồng mới được xây dựng từ năm 2005 về sau”. </i>


<i><b>Tài sản vật chất của đồng bào: </b></i>


<i>- Về vật ni: Nhìn chung, vật ni được đồng bào sở hữu tương đối nhiều so với </i>


vùng khác, đặc biệt là heo, gà, vịt và bò.


<i>- Nhà ở, kho tàng, chuồng trại: Nhà ở của người Mnông tại 4 xã gồm: Buôn Triết, </i>


Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin trước khi xây dựng thủy điện đều là nhà sàn, khung gỗ,
lợp bằng tôn hoặc tấm lợp pro-xi-măng. Hệ thống kho là những khuông, ô trong nhà để
cất giữ lúa, bắp,… ngồi ra cịn một cái chịi để canh rẫy, nương. Có vài hộ gia đình làm
chuồng trại để ni nhốt gia súc, gia cầm.


<i>- Trang thiết bị và tiện nghi sinh hoạt: Trước thời điểm nhận kinh phí hỗ trợ, đền </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

52


nhiều. Tóm lại, về các phương tiện máy móc hiện đại thì rất hạn chế, những đồ dùng và


công cụ sản xuất truyền thống lại tương đối nhiều.


<i>Về nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, nhà tắm: Nguồn nước người dân sử dụng trong </i>


sinh hoạt được lấy từ bến, sơng, suối; khơng có nhà vệ sinh; nơi tắm, giặt cũng hết sức
đơn giản, ra suối tắm, tắm ở bến nước hoặc về nhà tắm dùng phên nứa quây lại. Điều
kiện vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo.


<b>2.1.5. Nguồn lực tài chính </b>


Là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh Đắk Lắk, thu nhập của người Mnông
chủ yếu từ các sản phẩm nông lâm nghiệp. Nền kinh tế phát triển chậm, tăng trưởng chủ
yếu dựa vào các ngành sản xuất nông lâm nghiệp, sản lượng quy thóc đạt
1.028kg/người/năm [25]. Có thể khẳng định, nguồn lực tài chính của đồng bào giai đoạn
trước khi xây dựng thủy điện rất yếu, cụ thể:


<i>- Nguồn tài chính tích lũy có sẵn: Đây là nguồn lực tài chính đã được tích lũy qua </i>


thời gian, có thể sẵn sàng để sử dụng bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và/hoặc các
tài sản có tính thanh khoản cao như vàng, nữ trang, … qua điều tra, đồng bào khơng có
nguồn tích lũy tài chính.


<i>- Nguồn tài chính từ các dịng tiền thu nhập ổn định gồm: tiền lương, lương hưu, </i>


trợ cấp thường xuyên, tiền gửi từ người thân…ở đồng bào rất hạn chế.


<i>- Nguồn tài chính từ tín dụng: Chính sách xố đói giảm nghèo đã được quan tâm </i>
chỉ đạo bằng các biện pháp như cho vay vốn ưu đãi. Tuy nhiên, thời điểm này đồng bào
rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn do những yêu cầu, thủ tục, điều kiện. Việc
tiếp cận tín dụng thường đòi hỏi các đảm bảo về khả năng trả nợ, bao gồm tài sản thế


chấp và khả năng sinh lợi từ tiền vay. Đồng bào thường không có tài sản có giá trị để
thế chấp, do đó, rất khó tiếp cận tín dụng ngân hàng. Trong khi đó, đồng bào thường
theo đuổi các hoạt động sinh kế có rủi ro cao, nên rủi ro không trả được nợ cũng cao,
khiến cho họ càng khó tiếp cận tín dụng. Thiếu vốn đầu tư, thiếu cơng cụ sản xuất, trình
độ canh tác, chăn ni cịn thấp dẫn đến đời sống gặp nhiều khó khăn.


<b>2.2. Các hoạt động sinh kế của người Mnông trước khi xây dựng thủy điện </b>
<b>2.2.1. Khai thác nguồn lợi tự nhiên </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

53


Bên cạnh hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, việc khai thác nguồn lợi tự
nhiên cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào.


Lắk là một huyện miền núi vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Lắk, rừng chiếm
diện tích tương đối lớn và mang lại nhiều nguồn lợi tự nhiên. Đối với người Mnông
huyện Lắk, thu nhập từ rừng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của gia đình. Rừng
cung cấp thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của người Mnông, là nơi cung cấp nguyên
vật liệu, chất đốt (gỗ làm nhà, củi đun, tre, nứa, …), ngồi ra rừng cịn là kho dược liệu
vô cùng quý giá và phong phú cung cấp nhiều vị thuốc chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh,
cung cấp nguyên liệu cho một số nghề thủ cơng.


Hái lượm ln đóng vai trị quan trọng trong SK của người Mnông huyện Lắk.
Các loại củ, quả trên rừng được đồng bào khai thác như củ mài, củ từ, mận, ổi, chuối
rừng, … Công cụ hái lượm đơn giản, họ sử dụng dao, xà gạc, … khi lấy măng, đọt mây,
lá bép, củ mài, … dùng cuốc đào rễ cây làm thức ăn. Hái lượm góp phần khơng nhỏ
trong việc cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và bù đắp sự
thiếu hụt vào những lúc giáp hạt. Hái lượm còn là một nguồn thu nhập thêm cho đồng
bào. Người Mnông thu, lượm, hái các loại như rau rừng, rau sung, lá bép, măng, củ mài,
và nhiều loại củ khác, …; thu nhặt các loại lâm sản ngoài gỗ, như nấm, mộc nhĩ, mật


nhân, các loại hạt để lấy dầu. Họ còn khai thác các loại gỗ, tre, mây, mật ong và các
dược liệu quý để dùng trong gia đình và trao đổi. Lực lượng lao động chủ yếu để hái
lượm là phụ nữ và trẻ em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

54


thường xun. Từ rừng, đồng bào cịn tìm loại cơn trùng nhuyễn thể như nhộng ong,
trứng kiến, sâu cây muồng, ve sầu, … để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho gia đình.


Đánh cá là một nghề mang lại nguồn lợi tự nhiên cho người Mnông. Nghề đánh
cá vẫn được duy trì trong các gia đình ở những nơi gần sông suối. Công cụ đánh bắt cá
là chài, lao, câu, nơm và thậm chí cịn thuốc cá. Cùng với đánh cá, họ cũng bắt tôm, cua,
ốc ở sông suối để cải thiện bữa ăn. Tôm, cá đánh được chủ yếu để làm thức ăn, ít khi
mang đi bán.


Vào mùa khô, những nơi gần sông suối, nước cạn đồng bào thường “thuốc cá”.
Tức là người ta dùng vỏ cây, rễ cây và một số loài thực vật khác chế thành một hỗn hợp
thuốc để đầu độc cá. Cách này thường làm cá chết nhiều nên mỗi năm thường chỉ thuốc
một lần trên một khúc sông suối nhất định, những đoạn sông to, sâu không thuốc được.
<i>Cách đánh cá phổ biến của đồng bào là dùng chài, ngồi ra cịn dùng Chu\m (dạng </i>
<i>giống cái nơm của người Việt), câu và dùng Sour (một dạng đinh năm) có đầu bằng sắt </i>
có cán với độ dài khoảng 5 m để bắt cá. Nhìn chung nghề đánh bắt cá tương đối phát
triển và cá biệt còn bắt được cá sấu khi đi đánh cá.


<b>2.2.2. Nương rẫy </b>


<i>- Phương thức canh tác: </i>


Trong truyền thống, các hoạt động kinh tế của người Mnơng ở huyện Lắk có
những phương thức canh tác hết sức đặc trưng. Người Mnơng ở huyện Lắk có hai nhóm


chính là Mnơng Gar, Mnơng Rlăm. Hai nhóm này giống nhau về văn hóa, xã hội nhưng
lại rất khác nhau về ngôn ngữ và các hoạt động kinh tế. Người Mnơng Gar là nhóm làm
nương rẫy và hoạt động luân canh. Người Mnông Rlăm làm lúa nước và là nhóm người
định canh.


Nương rẫy là hoạt động kinh tế truyền thống của người Mnông Gar ở huyện Lắk.
Mặc dù hiện nay phương thức canh tác truyền thống đã bị thay thế bằng phương thức
canh tác nông nghiệp hiện đại. Các loại giống và cơ cấu cây trồng đã thay đổi nhiều so
<i>với trước đây. Tuy nhiên, tập quán phương pháp “đao canh hoả chủng" trong canh tác </i>
nương rẫy vẫn còn dễ nhận thấy khi đồng bào tổ chức sản xuất trong bối cảnh hiện nay.


<i>- Chọn đất: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

55


Condominas, sinh sống với nhóm người Mnơng Gar tại làng Sar Luk (hiện nay là Buôn
<i>Rcai B, xã Krông Nô) từ năm 1949 đến 1951 khi viết tác phẩm Chúng tôi ăn rừng đá – </i>


<i>thần Gôo đã phản ánh đầy đủ về phương thức hoạt động kinh tế truyền thống của đồng </i>


bào Mnông Gar. Sinh sống bằng rừng và nương rẫy đã trở thành hình thức SK lâu đời
đối với người Mnông Gar ở huyện Lắk. Quy trình làm nương rẫy của đồng bào thường
trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn. Tùy theo rẫy cũ, mới mà cách thức tiến hành các
bước như chọn đất, phát, đốt, dọn, gieo trồng, làm cỏ, ... khác nhau. Tuy vất vả trong
việc khai phá, nhưng mỗi mảnh nương rẫy chỉ gieo trồng được từ 3 - 7 năm lại bỏ do
đất bạc màu. Trong quá trình canh tác, khi nhận thấy dấu hiệu đất bạc màu thì đồng bào
sẽ tổ chức đi tìm khu rừng mới để khai phá. Sau một thời gian bỏ hoang hóa, đất được
khơi phục màu, đồng bào trở lại tổ chức khai phá và canh tác trên các mảnh rẫy của
mình đã bỏ từ trước. Phương thức canh tác như vậy người ta gọi là luận khoảnh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

56


- 2 sải tay, dài gần bằng 1/4 hoặc một nửa chiều dài nương rẫy định khai phá. Nếu vị trí
của nương rẫy định khai phá ở gần đường thì chỉ cần cắm que hoặc chặt vào thân một
số cây đánh dấu để dân làng nhìn thấy khi đi lại. Gia đình khác muốn khai phá nương
rẫy gần khu đất đã có chủ thì nhất thiết phải có sự đồng ý của chủ, nếu tuỳ tiện sẽ bị lên
án. Thông thường nương rẫy của người Mnông Gar thường tập trung vài trăm héc ta trên
một khu vực nhất định. Điều này giúp cho đồng bào canh tác tập trung, quản lý hiệu quả
và bảo vệ mùa màng khỏi sự phá hoại của muông thú.


<i>- Phát và dọn: Sau khi tiến hành các thủ tục lễ nghi với khu rừng đã chọn, vào </i>


tháng 1, 2, 3 đồng bào bắt đầu phát rẫy, đốt rẫy. Rẫy mới khai phá đều được phát theo
trình tự: phát cây cỏ, cây non, chặt dây leo, sau đó chặt ngả các cây to. Cuối cùng chặt
nhỏ các cành của những cây to đã ngả rải phơi khắp mặt đất để khi đốt lửa cháy đều, tiết
kiệm được công sức dọn dẹp. Phải phát từ dưới lên trên. Việc chính đầu tiên là đàn bà
đảm nhiệm chặt những cây nhỏ, cây leo, … trước, đàn ông sẽ chặt những cây to và sắp
xếp thu dọn sau.


Diện tích khai phá nương rẫy phụ thuộc vào nhu cầu gieo trồng và khả năng lao
động trong gia đình. Dụng cụ phát và chặt là những con dao hình thù đa dạng. Dao được
tra cán và tuỳ sở thích của từng người mà có hình thù, dài ngắn khác nhau. Dao quắm
cán thường dài khoảng 25cm - 40cm, cịn dao chặt thì ngắn hơn. Dụng cụ để ngả cây có
búa, rìu tra cán. Để chặt nhỏ các cành cây to đã ngả, đồng bào dùng rìu và dao chặt. Rìu
là một cơng cụ khơng thể thiếu của đồng bào Mnơng Gar trong q trình khai phá rừng
làm nương rẫy. Trước khi phát rẫy, đặc biệt là chặt ngả các cây to, người ta phải mang
cơm nước đến cúng thần rừng, núi và các loại thần khác ở đó. Theo quan niệm của người
Mnơng, khi phát cỏ chặt cây có thể gây ảnh hưởng đến các thần, nếu khơng cúng thì
thần sẽ gây tai họa cho bn làng, cho gia đình và người đi khai phá như: chặt cây trượt
búa va đập vào chân tay, bị cây đổ vào người, ...



Rẫy phát xong được phơi khô từ một đến hai tháng mới đốt. Vào tháng ba khi cây
cối đã khô, rẫy sẽ được dọn và đốt. Đồng bào thường đốt rẫy vào giữa trưa lúc nắng gay
gắt để cây có thể cháy hết. Nhưng trước đó rẫy đã được chuẩn bị kĩ để lửa không lan ra
những cánh rừng xung quanh. Vì vậy, khi đốt nương rẫy đồng bào thường rất cẩn trọng.


Người Mnông Gar thường khi đốt rẫy không mang theo lửa từ nhà đi mà phải


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

57


<i>lan sang khu vực khác. Họ đến “Rmút” (chủ làng) là người chịu trách nhiệm lấy lửa </i>
dùng cho cả bn, khi có lửa người ta lấy lửa về đốt nương rẫy nhà mình.


Rẫy được đốt ngồi việc làm sạch trên bề mặt, mặt khác lửa sẽ làm cháy các loại
hạt cây cỏ, các cây có rễ và củ ở sâu trong đất, do đó đã hạn chế được phần nào sự sinh
trưởng và phát triển của cây cỏ về sau này. Một tuần sau khi đốt rẫy, người Mnông
thường đẩy, kéo và nhặt các cành cây chưa cháy hết chất thành đống ở gần các cây to
để đốt, những chỗ này sẽ có lớp tro dày và để trồng dưa, bí, bầu, ... Khác với hướng phát
là từ chân lên đầu rẫy, đồng bào thường dọn từ đầu rẫy xuống chân rẫy theo chiều dốc
của sườn núi. Đối với những rẫy đã gieo trồng từ một năm trở lên thì cơng việc phát dọn
nhẹ nhàng hơn.


Đồng bào thường đem những cây cháy dở xếp dọc theo rìa của rẫy để tiện cho
việc trồng trỉa và đó cũng là giới hạn phân biệt rẫy người này với rẫy người khác. Đồng
<i>bào thường trồng cây “Gưn ích” hay “Gưn ba” trên rẫy của mình để cúng tế và coi hai </i>
loại cây trên như là cây che chở cho các cây được trồng trên rẫy của mình. Khi đốt rẫy
xong chủ nhà kiêng ăn thịt nai, hươu, lươn, ếch và không tắm rửa trong một tuần.


<i>- Các loại cây trồng: Người Mnông Gar ở huyện Lắk thường trồng các giống lúa, </i>



ngơ, khoai, ... trên nương rẫy của gia đình mình. Đầu năm 1980, đồng bào trồng ngơ lai
đại trà và cho năng suất rất cao. Ngồi lúa, ngơ, đồng bào trồng xen các loại hoa màu
làm nguồn cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày như bí, cây họ đậu, ớt, bầu, ...
trong đó, việc trồng cây họ đậu, khoai, ngô là phổ biến nhất. Người Mnơng có các giống
<i>lúa như: Ba bak, Ba bak ót, Ba bak ting vít, … Tuỳ từng loại rẫy, khi làm cỏ và vun xới </i>
cho ngô, khoai vào tháng 4, đồng bào bắt đầu tra đậu, đỗ ngay các hốc ngô. Thu hoạch
ngô xong, khoảng giữa tháng 6, tháng 7 khi đậu, đỗ mọc cao 20 - 30cm đồng bào mới
phát chặt cây ngô và làm cỏ để đậu, đỗ phát triển.


<i>- Chọn giống: đối với ngô giống, đồng bào chọn loại bắp to, đều hạt, khi thu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

58


hoặc trong nhà. Đến vụ mới, đồng bào đem lúa ra tuốt và sàng sẩy cẩn thận khi dọn rẫy
xong thì đem tra. Trong thời gian chuẩn bị thóc giống, người ta kiêng và thực hiện một
số lễ nghi, người trong gia đình khơng được chửi bới nhau. Họ cho rằng, người hoà
thuận sẽ làm cho lúa mọc nhanh, phát triển tốt và đạt năng suất cao.


<i>- Gieo trồng: Sau khi nương rẫy đã chuẩn bị, tuỳ vào điều kiện thời tiết của từng </i>


năm mà từ tháng 4, tháng 5 đồng bào tiến hành tra hạt. Kĩ thuật gieo trồng trên rẫy là
chọc lỗ tra hạt. Để gieo trỉa đồng bào dùng chiếc gậy chọc lỗ và chiếc ống được làm từ
cây lồ ô để đựng hạt giống. Gậy chọc lỗ là công cụ xuất hiện từ thời tiền sử nay vẫn
được đồng bào Mnông sử dụng để tra hạt. Tuỳ theo mỗi địa phương và sở thích của từng
người mà độ ngắn, dài của gậy khác nhau có thể từ 2 - 3m, hay từ 4 - 5m. Gậy thường
được làm bằng gỗ hoặc bằng tre đặc, nhỏ. Đường kính của gậy từ 3 - 4 cm, đầu gậy được
vót nhọn bằng cách cắt vát một bên, hai bên mép của chỗ vát ấy được vót cẩn thận.


Khi gieo, người ta trỉa xung quanh rẫy một hai hàng và sau đó trỉa từ dưới lên
trên. Từng cặp nam - nữ đi với nhau, đàn ông đi trước hai tay hai gậy chọc lỗ, chọc đều


và nhanh chóng, đàn bà đi theo sau một tay cầm ống thóc giống bằng đoạn lồ ô dài
khoảng 1m, một tay khác lấy thóc tra vào hốc. Tay tra hạt lúa tay dùng đầu dưới của ống
đựng thóc giống đẩy đất lấp lại. Khoảng cách các lỗ phụ thuộc vào sự màu mỡ của đất
đai. Thông thường khoảng cách là 20 x 20cm, 30 x 30cm với độ sâu khoảng 2 - 5cm.
Rẫy ngô được gieo sớm hơn so với lúa, khoảng vào tháng 2, tháng 3 âm lịch hàng năm.
Người Mnông Gar thường trỉa giống ngô cây thấp để tránh bị đổ. Ngô phải được trồng
ngay sau khi rẫy mới dọn xong để hạn chế sự phát triển của cỏ. Đồng bào trồng ngô theo
hốc, mỗi hốc khoảng 3 - 4 hạt giống. Còn khoảng cách giữa các hốc và các hàng phụ
thuộc vào độ màu mỡ của đất cũng như độ cao của giống ngô. Nếu đất tốt, trồng giống
ngơ cao thì khoảng cách giữa các hốc và các hàng cần kéo dài ra và ngược lại. Hôm gieo
ngô, lúa, … đồng bào kiêng khơng ht sáo vì họ cho rằng ht sáo là tiếng gọi bão về
làm đổ ngô, lúa; gậy chọc lỗ chỉ được vát gốc, nếu vát ngọn thì lúa sẽ không mọc và
phát triển không tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

59


cao, độ dốc lớn nhưng với cách tra hạt này, cây trồng vẫn giữ được một lượng nước nhất
định, đảm bảo độ ẩm để sinh trưởng và phát triển.


Khi gieo trồng, người Mnông Gar thường tiến hành các nghi lễ quan trọng như
cúng hồn lúa, cúng rẫy. Các lễ cúng phản ánh niềm tin và trình độ năng lực tổ chức sản
xuất tương ứng với nhận thức của đồng bào.


<i>- Chăm sóc: Đặc trưng làm nông nghiệp của đồng bào Mnông Gar là luân canh. </i>


Việc trồng trọt là hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, khơng sử dụng phân bón. Vì vậy,
chăm sóc là khâu quan trọng khơng thể coi nhẹ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất
cây trồng. Với lúa rẫy, đồng bào làm cỏ hai đợt vào thời gian lúa cao khoảng 20 - 30cm
và khi lúa sắp ra địng. Rẫy ngơ, họ tiến hành làm cỏ từ hai đến ba đợt tuỳ theo mức độ
cỏ của từng rẫy. Để giữ nước, giữ nguồn dinh dưỡng ni cây, chống xói mịn, đồng bào


thường xẻ các rãnh ngang và dọc theo rẫy từ trên xuống. Rẫy được đồng bào dọn và nhổ
cỏ rất sạch, chặt các cây dây leo, chồi cây, ... không nhất thiết phải làm cỏ theo trình tự
từ chân lên đến đầu rẫy mà ở góc nào cỏ phát triển mạnh thì làm ở nơi đó trước. Nơng
<i>cụ để làm cỏ của người Mnông là dao quắm, cuốc, Wang, Wit, ... kỹ thuật làm cỏ không </i>
<i>phức tạp. Đồng bào thường dùng Wang, Wit nạo cỏ cào khắp mặt rẫy, cỏ được rũ sạch </i>
bỏ vào các gốc cây.


Việc bảo vệ nương rẫy, xua đuổi chim muông, thú rừng và các loại gia súc phá
hoại được đồng bào coi trọng. Với những rẫy gần nhà, họ làm hàng rào, đồng thời các
gia đình hàng xóm láng giềng cũng tự nhắc nhở nhau nuôi nhốt gia súc, gia cầm. Đối
với nương rẫy ở xa, họ làm lều cử người trông coi. Đồng thời đồng bào cịn làm các loại
bù nhìn cắm trên rẫy, treo các vật dụng phát ra âm thanh (chng gió) để xua đuổi thú
rừng, chim chóc. Người Mnơng Gar có nhiều lễ cúng trong chu kì sản xuất nơng nghiệp.


<i>Thu hoạch: khâu cuối cùng của một chu kì sản xuất là việc thu hái mùa màng. </i>


Tuỳ vào từng năm, đồng bào tiến hành thu hoạch vào tháng 10 và tháng 11. Lúc này,
mỗi gia đình phải chuẩn bị đầy đủ nông cụ. Ngày đầu tiên bước vào thu hái cần được
chọn kĩ bởi liên quan đến quan niệm của đồng bào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

60


định canh, định cư làm ruộng nước của đồng bào vùng cao. Bên cạnh liềm, ngày nay
máy tuốt lúa và máy xay xát đã thay thế phương thức tuốt lúa bằng tay và giã gạo truyền
thống của đồng bào. Đối với giống lúa cho phép gặt đập thì người ta dùng liềm gặt, cho
máy tuốt, chở về phơi khô và cất giữ. Riêng giống lúa rẫy một số nơi đồng bào vẫn dùng
tay tuốt và mang về nhà cất giữ. Khơng cịn kho thóc ngồi rẫy do không canh giữ được.
Đối với cây ngô, trước đây đến mùa thu hoạch, đồng bào dùng tay bẻ từng bắp
rồi đưa cất vào kho ngoài rẫy. Hiện nay đồng bào đưa về cất giữ tại nhà. Với các loại củ
khác, trước đây khi nào cần họ mới lên rẫy đào lấy củ về ăn.



<i>Lễ cúng cơm mới đối với đồng bào người Mnông Gar là một trong những nghi </i>
lễ có ý nghĩa quan trọng. Theo tập quán, vào cuối tháng 9 và tháng 10 âm lịch hàng năm
họ tổ chức cúng và ăn cơm mới. Đây là thời điểm họ bắt đầu thu hoạch lúa mùa. Ăn cơm
mới là nghi lễ được tổ chức trong gia đình. Thơng qua lễ ăn cơm mới họ muốn tỏ ý tạ
ơn tổ tiên, các thần thánh và hưởng cơm mới trước khi con cháu ăn, thụ hưởng.


<i>- Rẫy thâm canh </i>


Trong quá trình tìm kiếm những cánh rừng, vùng đất mới để làm rẫy, đất đai ngày
càng trở nên bạc màu, diện tích đất rừng bị thu hẹp. Vì vậy, bên cạnh rẫy luân canh,
đồng bào còn làm rẫy thâm canh. Loại rẫy này thường được đồng bào làm ở ven sơng
suối nơi có nguồn nước thuận lợi, ở những bãi bằng trên các sườn núi, sườn đồi. Vì vậy,
các khâu của quá trình làm rẫy thâm canh cũng tương tự như làm rẫy luân canh, chỉ có
khác trong khâu cải tạo đất, gieo trồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

61


Như vậy, canh tác rẫy truyền thống của đồng bào người Mnơng Gar huyện Lắk
có đặc điểm là hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, tất cả các khâu từ chọn đất, gieo trồng
cho đến thu hái được tổ chức đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Dựa vào kinh nghiệm về quy luật tự nhiên, các hoạt động sản xuất, thời gian, lịch thời
vụ mà tiến hành các công việc phù hợp, ít sử dụng các thao tác kĩ thuật phức tạp. Canh
tác nương rẫy của đồng bào gồm hai loại là rẫy luân canh và rẫy thâm canh. So với rẫy
luân canh, rẫy thâm canh có ưu điểm là canh tác lâu dài, hạn chế phá rừng, bước đầu
biết chống xói mịn.


<i>- Lịch làm nương rẫy: Trước đây, do điều kiện kinh tế - xã hội và khu vực sinh </i>


sống xa trung tâm và tương đối biệt lập, ít có điều kiện tiếp xúc với những tộc người


khác, do vậy nhận thức về thời gian của người Mnông khá chung chung. Họ thường tính
thời gian theo “mùa rẫy”. Họ tính tuổi hoặc tính các vấn đề khác như “ba mùa rẫy”,
“năm mùa rẫy” hay “bảy mùa rẫy”, ... Việc tính tháng, năm như ngày nay được đồng
bào học từ những cộng đồng người khác đặc biệt là người Kinh. Do địa hình, địa mạo,
khí hậu khu vực Tây Nguyên quy định nên sản xuất nương rẫy là kế sinh nhai và đã trở
thành tập quán lâu đời của người Mnơng. Trải qua q trình canh tác lâu dài, những kinh
nghiệm và thói quen dần trở thành truyền thống. Theo đó, chu kỳ sản xuất cũng ổn định
tạo thành lịch làm nương rẫy của đồng bào.


Lịch làm nương rẫy của đồng bào không rõ ràng, chúng tôi lấy lịch của chúng ta
hiện nay làm cơ sở phân loại những cơng việc chính của đồng bào người Mnông trong
<b>12 tháng như sau: </b>


<b>Bảng 2.6. Lịch làm nương rẫy của người Mnông </b>


<b>Tháng </b> <b>Hoạt động chính </b>


<i>Tháng giêng (Khe mi) </i> Chặt cây, phát rừng làm rẫy mới
<i>Tháng hai (Khe N’hơng) </i> Phát các nương rẫy canh tác hàng năm


<i>Tháng ba, (Khe muôi lôi) </i> Dọn, đốt nương rẫy mới khai phá
<i>Tháng tư (Khe bar) </i> <i>Trỉa lúa và trồng màu xen canh </i>
<i>Tháng năm (Khe ba suôi) </i> Trỉa lúa rẫy mới


<i>Tháng sáu (Khe bay dich) </i> Làm cỏ đợt một


<i>Tháng bảy, (Khe Puôn) </i> Thu bắp và hoa màu, làm cỏ đợt hai


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

62



<i>Tháng chín (Khe pro) </i> Thu hoạch lúa sớm
<i>Tháng mười, (Khe pham) </i> Thu hoạch đại trà


<i>Tháng mười một,(Khe sup) </i> Chuẩn bị vụ sau


<i>Tháng mười hai (Khe mắt) </i> Kết thúc và ăn mừng mùa vụ


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


Qua lịch làm nương rẫy của người Mnông huyện Lắk cho thấy, việc sản xuất của
đồng bào phụ thuộc vào chu trình thời tiết trong năm. Đối với việc canh tác nương rẫy,
nguồn nước mưa hàng năm là quan trọng nhất. Do vậy, rẫy chỉ làm một vụ, trùng vào
mùa mưa để bảo đảm nguồn nước cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Mùa khô, cơ
bản nương rẫy sẽ bỏ hoang hóa do khơng làm chủ được nguồn nước.


Cùng với hoạt động canh tác nương rẫy, các hoạt động sống, hoạt động văn hóa
của đồng bào cũng xoay quanh lịch này. Nhiều lễ hội, lễ nghi được đồng bào tổ chức
theo chu trình sản xuất từ tìm đất, phát dọn, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch
diễn ra đồng thời với lễ nghi gia đình và cộng đồng. Cụ thể:


<b>Bảng 2.7. Hoạt động nông nghiệp và lễ hội của người Mnơng </b>


<b>Tháng </b> <b>Cơng việc, hoạt động chính </b>


<i>Tháng giêng, hai, ba </i>


- Chọn rừng, chọn rẫy, phát làm rẫy mới, …
- Lễ khấn đất, lễ phát rẫy, lễ cảm ơn rìu rựa
- Làm lễ bỏ mả, thăm anh chị em



<i>Tháng tư, năm, sáu </i>


- Dọn, đốt nương rẫy, trỉa lúa, trồng màu, làm cỏ đợt một
- Lễ cúng đốt rẫy, lễ cúng cấm rẫy, lễ trỉa lúa, trồng màu,
lễ kết vòng cúng lúa


<i>Tháng bảy, tám, chín </i>


- Thu bắp và hoa màu, làm cỏ đợt hai, làm cỏ lúa, đuổi
chim bảo vệ thành quả lao động


- Lễ cắm nêu cúng lúa


<i>Tháng mười, mười một, </i>
<i>mười hai </i>


- Thu hoạch lúa sớm, thu hoạch đại trà, đi tìm rẫy mới,
chuẩn bị vụ sau, ăn mừng mùa vụ


- Lễ ăn mừng cơm mới, lễ cúng bắt đầu tuốt lúa, lễ tuốt
<i>lúa và nhổ rạ, lễ đưa lúa vào kho </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

63


<b>2.2.3. Ruộng nước </b>


Khác với người Mnông Gar sinh sống ở vùng rừng núi, làm nương rẫy, người
Mnông Rlăm là cộng đồng sinh sống ven hồ Lắk, làm ruộng nước, định canh, định cư.
Ruộng nước là hoạt động trồng trọt chủ yếu của đồng bào.



<i>- Công cụ lao động thu hoạch: Người Mnông Rlăm gọi ruộng canh tác của mình </i>


<i>là Teh dâng. Cơng cụ lao động bao gồm xà gạc để phát cỏ, cuốc để cuốc đất, cào để cào </i>
<i>cỏ, te# - một dụng cụ bằng gỗ dùng để làm bằng mặt ruộng, nhac\ - một dụng cụ được đan </i>
<i>bằng tre có cán để tát nước, gùi đan bằng tre nứa đựng thóc giống để ngâm gọi là sah trăm </i>


<i>ba, cái xà gánh mạ dùng để cấy gọi là mư\ng tung ba, cái gùi lớn (sah ram) đan bằng tre </i>


nứa dùng để đựng lúa chuyển lúa về kho khi thu hoạch, ... Người Mnông Rlăm thu hoạch
<i>lúa bằng cách dùng tay tuốt từng bông lúa (hueč ba), ngắt từng bông lúa (keč ba) bỏ vào </i>
<i>gùi nhỏ (kah kăm), rồi đổ vào gùi lớn (sah ram) cho đến khi đầy miệng mới chuyển về </i>
<i>kho ở gần nhà. Họ dùng liềm để gặt lúa và lấy chân giẫm lên bông lúa (juăt ba). </i>


<i>- Quy trình canh tác ruộng của người Mnơng Rlăm bao gồm các công đoạn: chọn </i>


đất, phát cỏ, đắp bờ, ngâm nước, dùng trâu để dậm ruộng làm đất, ngâm thóc giống, gieo
mạ, nhổ mạ, cấy lúa và giữ nước cho lúa phát triển. Nguồn nước dùng cho lúa thường
là nước mưa, nước mạch, nước suối.


<i>- Chọn đất: vào đầu mùa vụ, người dân ra đồng chọn đất để gieo mạ. Đất chọn </i>
thường là đất tốt, có nhiều bùn, nguồn nước đảm bảo. Nước khơng q lớn cũng khơng
được q nhỏ vì sẽ làm mạ chết úng hoặc vàng, chậm phát triển. Thông thường, mạ sẽ
được đồng bào chăm sóc kĩ trong vòng một tháng kể từ khi gieo, đảm bảo trong giai
đoạn đầu sinh trưởng mạ phát triển đều, khỏe trước khi đem đi cấy.


<i>- Làm đất: trước khi gieo mạ xong, người Mnông Rlăm mới bắt đầu phát sạch cỏ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

64


<i>- Cấy lúa: theo truyền thống, với giống lúa địa phương họ thường cấy dày, từng </i>


cây một. Vì vậy, mảnh ruộng khoảng 1000m2 <sub>phải cần đến 12kg thóc giống mới đủ. Từ </sub>
ngày cấy xong cho đến khi lúa gần trổ bông, người chủ ruộng chỉ đến để phát cỏ quanh
bờ ruộng, kiểm tra bờ ruộng, giữ lượng nước trong ruộng phù hợp và ổn định cho lúa
phát triển. Mùa khô, đồng bào chọn vùng sình lầy, gần nguồn nước như suối, hồ hoặc
nơi có nước mạch để tiện nguồn nước tưới.


Hoạt động canh tác của người Mnông Rlăm phụ thuộc vào tự nhiên. Năng suất lúa
thấp và phụ thuộc vào thời tiết. Nếu mưa thuận gió hồ thì được mùa, nếu khơng thì có
thể mất mùa. Ngồi việc trồng lúa, để đảm bảo cuộc sống người Mnông Rlăm cịn trồng
nhiều loại cây màu như ngơ, khoai, đậu, … để đảm bảo lương thực trong năm. Cùng với
việc gieo trồng, đồng bào luôn cầu mong một năm mưa thuận, gió hịa, cây trồng sinh
<i>sơi phát triển, vụ mùa bội thu bằng việc tổ chức những nghi lễ cúng Brah Yang (thần </i>
Brah) cầu xin thần linh phù hộ.


<i>Ngồi việc làm lúa nước là chính, người Mnông Rlăm cũng làm rẫy (kâr). Họ </i>
thường chọn nơi đất bằng, sườn đồi thấp để canh tác. Trên rẫy, họ trồng lúa, đồng thời
trồng xen canh nhiều loại cây khác như ngơ, đậu, bí, khoai, các loại dưa, ... Xung quanh
rẫy, họ còn trồng sắn (khoai mì), sả, cà, ớt, rau thơm, ... Đồng bào người Mnông Rlăm
làm rẫy định canh như làm ruộng lúa nước, do vậy, phải bỏ nhiều công sức hơn trong
khi làm đất; họ dùng sức người để cuốc đất, làm tơi đất, … không dùng trâu giẫm như
lúa nước nên rất vất vả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

65
<i>Tháng giêng: ăn Tết Nguyên đán </i>


<i>Tháng hai, tháng ba: đắp mương, phát cỏ, be bờ </i>
<i>Tháng tư, tháng năm: gánh phân, nhổ mạ, cấy </i>
<i>Tháng sáu: làm cỏ, bón phân </i>


<i>Tháng bảy, tháng tám: chăm sóc lúa </i>


<i>Tháng chín, tháng mười: thu hoạch </i>


<i>Tháng mười một, tháng chạp: chuẩn bị cưới xin, ăn Tết. </i>
<b>2.2.4. Chăn nuôi </b>


Đối với người Mnơng huyện Lắk, ngồi trồng trọt chăn ni là một hoạt động
mưu sinh đóng vai trị quan trọng. Ở các dân tộc khác, chăn nuôi chủ yếu là để lấy sức
cày, bừa phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với người Mnông, chăn nuôi nhằm mục đích
phục vụ cho việc cúng bái và các lễ nghi. Các loại gia cầm, gia súc thường được đồng
bào ni như trâu, bị, heo, gà, … người giàu có thường ni voi.


Về gia súc, đồng bào chăn ni heo, bị, trâu trong đó heo là chủ yếu. Mặc dù là
một dân tộc có lễ đâm trâu, tuy nhiên người Mnơng ni ít trâu. Mỗi gia đình thường
ni vài con, ban ngày trâu bị được thả ra đồng cỏ, cánh rừng, gần tối mới đưa về nhà
nhốt. Trong mùa nơng nhàn, trâu bị được thả rông, tự kiếm ăn. Họ thường đeo vào cổ
trâu, bị chiếc mõ để tiện theo dõi và tìm khi cần đến chúng. Riêng trâu, bò ốm hoặc mới
đẻ thì ni nhốt ở nhà. Việc chăn ni trâu, bị theo phương thức thả rơng, ít chăm sóc
dẫn đến đàn gia súc bị bệnh chết, thiếu thức ăn, gầy, ốm yếu, …


So với các tộc người khác ở Lắk, nuôi heo là nét nổi bật trong tập quán chăn ni
của người Mnơng. Có hộ gia đình ni vài chục con. Heo nuôi theo kiểu thả rông, nhất
là sau khi đã thu hái mùa màng và trước khi gieo trồng vụ mới. Heo tự tìm thức ăn, thỉnh
thoảng gia đình mới cho ăn. Thức ăn thường là chuối, khoai, bắp, các loại rau rừng nhặt
hái mà con người sử dụng còn dư. Đồng bào thường nuôi một đến hai con heo nái. Heo
nái đẻ bao nhiêu để ni bấy nhiêu. Nhìn chung heo ni chậm lớn.


Do điều kiện thuận lợi nên việc nuôi gia cầm được đồng bào chú ý, số lượng rất
nhiều có khi đến cả trăm con. Gia cầm chủ yếu là gà, vịt, ngan. Nuôi thả tự nhiên, tự tìm
kiếm thức ăn ở quanh nhà, ngồi vườn, trên đồi. Với tập quán chăn nuôi này, dịch bệnh
thường hay phát sinh và gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

66


phổ biến của người Mnơng nói chung và người Mnơng ở huyện Lắk nói riêng. Khơng
đâu nổi tiếng bằng nghề ni voi huyện Lắk. Xưa kia nuôi voi và săn voi ở Lắk là nổi
tiếng nhất trong toàn thể tộc người Mnơng. Cùng với York Đơn, thì Lắk là một địa danh
<i>săn voi với những Gru nổi tiếng. Theo Condominas, H. Besnard, Maitre, … Cuối thế kỉ </i>
XIX, đầu thế kỷ XX đồng bào săn được hàng chục con voi trên 1 năm và bán được rất
nhiều tiền. Hiện nay, Lắk là huyện có số lượng voi nhiều nhất tỉnh Đắk Lắk.


Bắt voi hay săn voi là một nghề và cần có các phương tiện cần thiết như voi mồi,
<i>một bộ dây săn gồm: prát bung (dây buộc vào chân voi khi đi săn), so lóc (dùng buộc </i>
<i>vào cổ voi khi bắt được), plai mắt (dùng buộc voi vào những cành cây), nhi ha (dây </i>
<i>buộc), nhan thư (dây buộc voi khi đã thuần), … Bộ dây nặng khoảng 70 - 80 kg và rất </i>
giá trị. Giá trị bằng ba con trâu và lấy da của ba con trâu mới làm đủ.


Đi săn voi theo đoàn, mỗi đoàn thường 3 đến 5 voi nhà. Mỗi voi có hai người
điều khiển (một chính và một phụ). Cuộc đi săn có khi hàng tháng và ăn ở trong rừng.
Thợ săn voi vừa là người điều khiển voi vừa là người tìm dấu vết của voi. Dùng voi nhà
vây, tách và bắt voi rừng.


Bắt voi là công việc tốn nhiều sức và nguy hiểm. Trước khi đi săn voi người ta
<i>tổ chức nhiều nghi lễ. Những người bắt được nhiều voi được gọi là Gru. Có hai loại </i>


<i>Gru: Chộp Đơm là loại khơng cịn kiêng kị (loại rất giỏi) và những người được gọi là </i>
<i>Chộp Đơm phải là những người săn được khoảng 30 con voi trở lên, loại thứ hai là Kin </i>
<i>Nga (loại giỏi). Kin Nga còn phải chịu nhiều kiêng kị hơn Chộp Đơm. Những người này </i>


<i>phải săn được 15 con voi trở lên. Dưới Gru là các thợ chính (bắt được 5 con voi) và thợ </i>
phụ. Nhìn chung đây là cơng việc vất vả, nguy hiểm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

67


<b>2.2.5. Nghề thủ công </b>


Cùng với trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp sản xuất các loại công cụ, đồ
dùng thiết yếu hàng ngày là một ngành nghề quan trọng trong hoạt động sống của người
Mnông ở huyện Lắk.


Nghề thủ cơng của người Mnơng được hình thành từ lâu, song vẫn chưa tách khỏi
nông nghiệp để trở thành ngành kinh tế độc lập mà cịn bó hẹp trong khn khổ nghề
phụ gia đình. Hoạt động nghề thủ cơng mang tính thời vụ và thường được làm vào lúc
rảnh rỗi. Nhìn chung ngành nghề thủ cơng của đồng bào khá phát triển, chất lượng tốt,
nhưng trình độ, kỹ thuật và tính thẩm mỹ khơng cao.


<i><b>2.2.5.1. Nghề đan lát </b></i>


Là nghề truyền thống của người Mnông cũng như các dân tộc thiểu số khác ở
khu vực Tây Nguyên. Người Mnông khá thành thạo trong việc đan lát. Nguyên liệu
chính dùng để đan lát là những thứ sẵn có ở địa phương như tre, lồ ô, mây, song, mai,
vầu, trúc, … mỗi loại cây thường được sử dụng cho các loại sản phẩm đặc trưng.


Sản phẩm đan lát có nhiều loại: sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp:
cuốc, xà gạc, gậy chọc lỗ, …; sản phẩm phục vụ cho việc vận chuyển: gùi, sọt, …; sản
phẩm phục vụ việc tìm kiếm thức ăn, lồng bẫy chim, lồng nhử thú rừng, giỏ đan nhỏ để
đi nương rẫy hoặc đi nhặt các loại rau rừng, …; sản phẩm đánh bắt cá: giỏ đựng cá, nơm,
…; sản phẩm sơ chế lương thực: rá, rổ, nong, nia, …; đồ để đựng: rổ, rá, gùi, sọt, ...; vật
dụng gia đình: rổ, rá, nong, … Đối với người Mnông ở Lắk, “gùi” là sản phẩm tiêu biểu
nhất của nghề đan lát.



Sản phẩm tiêu biểu cho nghề đan lát là gùi. Để có được những chiếc gùi đẹp, bền,
khoảng tháng 7 dương lịch hằng năm, đàn ông vào rừng chọn những cây lồ ơ loại khơng
già, khơng non, có đốt dài về làm nan đan. Ngồi chọn lồ ơ, đồng bào có thể đan gùi
bằng cây mây. Cây mây được chọn thường là không phải cây quá già, hoặc quá non lóng
dài. Đây là một trong những khâu quan trọng quyết định về độ bền của một chiếc gùi.
Bởi, nếu chọn quá già, khi đan dễ bị gãy, đặc biệt trong thời tiết mùa khô. Ngược lại,
với những cây cịn non, khi sản phẩm hồn thiện chất liệu đan thường bị co, tạo thành
những kẽ hở ở sản phẩm. Không đi chặt cây vào những ngày cuối tháng, khơng có trăng,
vì thân tre giữa tháng chứa nhiều nước, rất dễ bị mọt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

68


thành nan và dây. Công đoạn chẻ nan cũng phải khéo léo, nan không được quá mỏng
cũng không quá dày, nan chẻ xong phải bảo đảm khơng được khơ q sẽ rất khó luồn
khi đan và dễ gãy nan. Tương tự như nan, chẻ mây phải đều, bỏ phần ruột, lấy phần
ngoài cây mây và phơi. Không được phơi quá khô khi đan sẽ bị gẫy.


Có 2 loại gùi mà người dân địa phương sử dụng nhiều nhất gồm gùi để vận
chuyển lúa, cà phê, … (gùi đựng hạt) thì đan kín dày từ trên xuống dưới tránh rơi hạt
khi vận chuyển, còn đối với gùi mang rau, bỏ vật dụng sinh hoạt thì đan thưa hơn, có
khoảng hở ở đoạn giữa gùi.


Gùi là dụng cụ truyền thống được dùng phổ biến trong việc vận chuyển thóc, ngơ,
khoai, … từ nương rẫy về nhà. Cấu tạo của gùi gồm ba bộ phận chính là miệng, thân và
đáy. Đáy đan bằng nan tre to bản hơn cả, theo kĩ thuật nong một, nong hai, nong ba tạo
hình vng, cạnh từ 28 - 30 cm. Để đáy chắc chắn, đồng bào cài bốn thanh tre bản rộng
khoảng 2 cm theo hình chéo vào phía dưới đáy. Các nan đan đáy được uốn vuông lên
để đan thân. Thân đan bằng cật tre vót nhỏ hơn nan miệng theo kĩ thuật nong mốt, nong
hai tùy loại gùi. Càng lên cao, thân càng được đan uốn loe dần ra. Đan cao khoảng 30 -
40 cm người ta tiếp tục dùng nan to hơn đan vào thân và đan kiểu vặn thừng, vừa đan


vừa kéo thắt nhỏ dần về phía miệng. Đan khoảng 6 cm, nan dọc được bẻ ngang đan vặn
thừng cuốn miệng, tạo cho đầu vừa chắc chắn vừa mang giá trị thẩm mĩ cao. Ngoài ra,
đồng bào sử dụng luôn nan dọc trên miệng bện vặn thừng để tạo thành quai gùi.


Tuỳ theo công dụng của từng loại mà đồng bào đan kiểu khác nhau như đan nong
mốt, chéo đơn, chéo kép, ... Nhìn chung, các sản phẩm đan lát của họ khá đẹp và bền
nhưng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu gia đình. Đối với người Mnơng, nghề đan lát có
từ lâu đời, dựa trên nguồn nguyên liệu địa phương và nguồn nhân lực của gia đình. Sản
phẩm đan lát tương đối đa dạng, phong phú xuất phát từ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo
của mỗi cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

69
<i><b>2.2.5.2. Nghề dệt thổ cẩm </b></i>


Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Mnơng. Đã thành
truyền thống, bất cứ cô gái Mnông nào khi lớn lên đều được mẹ dạy cho cách dệt vải để
khơng chỉ dệt cho mình những bộ váy đẹp mà cho cả gia đình sau này. Những bộ váy
đẹp nhất được dành cho những ngày lễ hội, cưới xin, hoặc khi dân làng tụ họp vui vẻ
trong tiếng cồng tiếng chiêng. Hơn nữa, sản phẩm của dệt thủ công không những phục
vụ nhu cầu tiêu dùng mà còn biểu trưng cho nét hoa văn đặc sắc của tộc người.


Thực tế trước đây, dệt thổ cẩm đã đem lại nhiều lợi ích cho đồng bào như tận
dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo việc làm trong thời gian nhàn rỗi và đưa lại
thu nhập cho nhiều gia đình.


Vải thổ cẩm của người Mnông được dệt thủ công một cách tỉ mỉ, tinh xảo. Màu
sắc chủ đạo trên vải là màu xanh, màu đen, pha chút đỏ và vàng. Nổi bật trên các tấm
vải thổ cẩm là các hình thêu tam giác nối kết, lồng ghép vào nhau và được tô điểm bằng
hình ảnh cách điệu chim, thú, cỏ cây hoặc những hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của bà
con. Các hoa văn thổ cẩm thể hiện quan niệm tín ngưỡng tâm linh của người Mnơng về


đất trời, sông núi, sức mạnh thiên nhiên và sự dũng cảm của con người.


Khung cửi dệt của đồng bào người Mnông hết sức độc đáo. Khung cửi dệt thổ
cẩm được làm bằng tre nứa, gỗ có sẵn trong tự nhiên và được giữ bằng chân khi dệt và
dệt bằng tay.


Cấu tạo của khung dệt đơn giản, có thể tháo gỡ, gồm những thanh tre nứa được
bào nhẵn, khoan lỗ và móc nối với các sợi chỉ tạo nên một dụng cụ rất đặc trưng. Khi
dệt, người dệt phải ngồi trên nền đất, chân duỗi thẳng đạp thanh gỗ nằm ngang để căng
mặt sợi trên khung dệt.


Do cấu tạo đơn giản nên bất cứ đàn ơng hay phụ nữ đều có thể làm một khung
dệt riêng cho chính mình mà khơng địi hỏi sự cầu kỳ. Trong khung dệt, duy nhất cây
dập sợi được làm bằng gỗ mới địi hỏi có kĩ thuật cao, các bộ phận khác đều không quá
phức tạp. Khung dệt có nhiều loại như khung chuyên cho dệt váy, dệt chăn, lại có loại
chuyên dệt những tấm vải có kích thước nhỏ hơn như là túi thổ cẩm, khăn địu, khố, …


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

70


biết trồng bông để quay sợi. Sau khi thu hoạch bông từ nương về, để tạo thành sợi phải
trải qua nhiều các công đoạn như lấy bông, cán bông, cào sợi, xe sợi. Công đoạn chế
biến từ bông thành các sợi vải phức tạp, nhiều cơng đoạn, địi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ.


Cùng với nguyên liệu, việc nhuộm màu là khâu đặc biệt quan trọng trong toàn bộ
kỹ thuật dệt truyền thống của đồng bào. Màu sắc của bộ trang phục truyền thống của
đồng bào gồm các màu đen, đỏ, vàng, tím, trắng, xanh, ... Để các họa tiết, hoa văn trên
nền vải thêm sinh động và có ý nghĩa, đồng bào đã dùng những nguyên liệu tự nhiên
của các loại vỏ cây, quả rừng, ... để chế tạo ra thuốc nhuộm vải vơ cùng đặc biệt.


Theo đó, tùy theo từng loại trang phục mà đồng bào sử dụng thuốc nhuộm tương


ứng. Trong tất cả các loại cây sử dụng làm thuốc nhuộm thì đồng bào vẫn ưa chuộng
nhất là cây K’riêng (một loại cây mọc trong rừng). Lá và vỏ cây K’riêng được ngâm
trong nước khoảng 1 tuần và chắt lấy nước cốt để nhuộm. Mặt khác, đá vôi trắng và đá
vôi đen được đem nung rồi hòa tan trong nước, trộn lẫn vào nhau sẽ tạo ra màu sắc đậm,
nhạt khác nhau. Cịn màu vàng thì dùng bột nghệ; màu đỏ thì dùng vỏ của cây chút; màu
xanh đậm thì dùng vỏ cây chàm. Đồng bào quan niệm, việc nhuộm vải bằng các hợp
chất tự nhiên sẽ cho màu sắc đẹp, bền và lâu phai. Do đó, việc nhuộm sợi được thực
hiện trước khi dệt chứ không phải dệt xong mới nhuộm. Kỹ thuật nhuộm của đồng bào
Mnông cơng phu, địi hỏi người thợ phải mất nhiều thời gian và nhiều công đoạn.


Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật nhuộm cổ truyền của người
xưa ít được sử dụng vì mất nhiều thời gian. Nhưng trong tiềm thức của đồng bào thì kỹ
thuật nhuộm cổ truyền, với màu sắc tự nhiên sẽ bền, đẹp hơn nhiều, bởi đó là dấu ấn văn
hóa của một cộng đồng người trong xã hội.


<i><b>2.2.5.3. Nghề rèn </b></i>


Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt gia đình, nghề rèn có vị trí
quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên nghề rèn của người Mnơng ít phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

71


địa phương đậm nét. Trước đây, việc sở hữu nhiều công cụ như xà gạc, dao, rìu, … là
biểu hiện của những người giàu có. Thậm chí một chiếc xà gạc có thể đổi được một con
heo hoặc một con nghé.


Ngồi việc chế tạo nơng cụ họ cịn chế tạo các vật dụng gia đình như bát đồng,
vịng đồng, trang sức, vòng cổ, khuyên tai, … Vòng tay đồng được dùng trong các lễ
nghi vòng đời của đồng bào như cưới xin, cúng sức khỏe, … Tuy nhiên, hiện nay số
lượng các gia đình Mnơng người làm nghề này rất ít và có nguy cơ biến mất.



<i><b>2.2.5.4. Nghề làm rượu cần </b></i>


Rượu cần là một thức uống truyền thống của đồng bào Mnông. Bà con thường
uống rượu cần trong các dịp lễ, tết. Để làm được ché rượu cần thơm ngon, không bị
chua, uống không đau đầu, … người Mnông chuẩn bị kỹ lưỡng nguyên liệu, vật liệu như
gạo, trấu, men, ché, …


Ché phải được rửa thật sạch bằng nước nóng, phơi thật khơ ngồi ánh nắng mặt
trời ít nhất 1 tuần. Sau khi phơi ché thì phải xơng ché bằng lá cây rừng. Ché càng tốt,
càng quý thì rượu cần càng ngon.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

72


Nguyên liệu để làm rượu cần là gạo (nếp hoặc tẻ) và vỏ trấu. Gạo nếp hoặc gạo
tẻ phải thơm ngon và nấu thành cơm để nguội, trộn vỏ trấu sạch. Khi cho vào ché đồng
bào trộn cơm đã để nguội với men đã được giã thành bột và trấu rồi ủ hỗn hợp trong
ché. Rượu ủ vài tháng là có thể dùng được. Uống rượu cần phải uống tập thể, tạo sự kết
nối, thể hiện sự đồn kết, bình đẳng trong gia đình, cộng đồng. Rượu cần là nét đẹp văn
hóa ẩm thực và là thứ không thể thiếu của người Mnông mỗi dịp xuân về hoặc lễ hội.
Nét đặc biệt của đồng bào là không bao giờ làm rượu cần để bán. Họ cho lấy rượu về
uống nhưng không bán rượu, không cho ché rượu.


<i><b>2.2.5.5. Nghề làm gốm </b></i>


Buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk là làng gốm duy nhất của dân tộc
Mnông và cả tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông. Làng gốm Mnông này tồn tại lâu đời ở vùng đất
Tây Nguyên và mang trong mình một số đặc trưng riêng phù hợp với điều kiện sống của
người dân. Đây là làng gốm cổ duy nhất của người Mnông Rlăm với quy trình sản xuất
thủ cơng và cách nung gốm lộ thiên. Sản phẩm gốm được tạo nên trong quá trình lao


động, sáng tạo. Gốm được làm ở đây trước đây được bán cho hầu hết các dân tộc Tây
Nguyên từ Lâm Đồng đến Gia Lai, Kon Tum. Ché Mnông là ché quý nhất trong các loại
ché của các dân tộc Tây Nguyên được làm từ làng gốm này.


Quy trình sản xuất gốm cổ gồm nhiều cơng đoạn, tổng kết lại gồm 5 khâu chính:
Làm đất, tạo hình sản phẩm, trang trí hoa văn, nung đốt và tạo màu. Đó là quy trình
chung của mỗi làng nghề, tuy nhiên ở từng công đoạn đồng bào thực hiện khác nhau tuỳ
theo trình độ của người làm.


Nguyên liệu để chế tác gốm là loại đất sét được lấy từ chân núi Chư Yang Sin và
phải Đak Sang (tức là phải lấy nơi có nước sạch). Đất sét sau khi lấy về được đánh
nhuyễn, ngâm nước, sau đó là cơng đoạn nhồi đất. Đất được nhồi kỹ rồi để vài ngày và
có thể dùng, khi làm gốm chỉ cần tưới nước vào là được, không pha trộn để khi nung đất
mới không bị nổ.


Kỹ thuật làm gốm của đồng bào khá độc đáo, nhất là kỹ thuật chế tác. Đồng bào
không dùng bàn xoay mà nặn bằng tay và di chuyển xung quanh vật chế tác để tạo hình
dáng cho đến khi hồn thành sản phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

73


chỗ thống mát, khơng để ngồi nắng dễ bị hư hỏng, méo mó, …


Sản phẩm gốm được nung lộ thiên khoảng 30 phút. Khi lớp củi trên cùng gần
cháy hết người ta bắt đầu lấy ra và tạo màu cho sản phẩm bằng vỏ trấu và mùn cưa.


Hiện nay nghề làm gốm đang bị mai một, bởi đầu ra khó tiêu thụ, khơng cạnh
tranh được với đồ nhựa và các loại đồ khác. Mặt khác nghệ nhân cũng vơi dần theo năm
tháng, lớp trẻ lại khơng có lịng đam mê, khó có thể gìn giữ nghề gốm truyền thống của
người Mnông.



<i><b>2.2.5.6. Hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa </b></i>


Trong truyền thống, đồng bào Mnông giống các tộc người ở Tây Ngun là
khơng có hoạt động mua bán hàng hóa mà chỉ có hoạt động trao đổi sản vật. Trao đổi
sản vật là một dạng của trao đổi hàng hóa. Các sản phẩm săn bắt, hái lượm được sẽ trao
đổi với những người có nhu cầu theo nguyên tắc “hàng đổi hàng”, khơng có tỷ giá. Phần
đa họ thường trao đổi với người đồng tộc, các dân tộc khác ít trao đổi.


Nguyên tắc trao đổi sản phẩm là thỏa thuận giữa hai bên. Khơng có “chuẩn” cho
việc xác định vật ngang giá. Họ chỉ dựa trên nhu cầu của hiện tại, cũng như mối quan
hệ của các cá nhân và gia đình để tiến hành trao đổi. Đơi khi vật trao đổi khơng có sự
cân bằng về giá trị nhưng vì nhu cầu, vì mối quan hệ, … vẫn tiến hành trao đổi.


Sản phẩm được trao đổi thường là vật ni như trâu, bị, heo, gà, … và các đồ
dùng như chiêng, ché, vải, công cụ lao động, … Họ thường trao đổi với những người
trong bn và ngồi bn. Ngồi ra họ có trao đổi với một số dân tộc khác như người
Ê-đê, người Kinh. Trong lịch sử một số người Kinh đem muối, đường, nông cụ, … đến
đổi mật ong, gà, heo, cồng, chiêng, … với đồng bào. Tuy nhiên, việc trao đổi như trên
thường mang lợi cho người đi đổi nhiều hơn người đổi. Nhưng vì nhu cầu, nên cư dân
Mnông ở huyện Lắk vẫn chấp nhận và ln giữ chữ tín với người đổi hàng.


Hình thức trao đổi này đã kết thúc khi có sự giao lưu rộng rãi giữa các tộc người
mà đặc biệt là có sự di cư của người miền xi lên định cư cùng đồng bào và sự quản lý
của bộ máy nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

74


Tuyệt đối khơng trao đổi những thứ có giá trị lớn như trước đây là trâu, bò, heo, …
Như vậy việc trao đổi sản phẩm ở đây về bản chất không phải là hoạt động sinh


lợi, buôn bán được thực hiện trên cơ sở nhu cầu cuộc sống bản thân đồng bào. Ở đây,
cơ sở của mối quan hệ buôn - bán là dựa trên niềm tin và nhu cầu bản thân họ.


<b>Tiểu kết chương 2 </b>


Việc có nhiều rừng, sơng suối, đất đai màu mỡ, đa dạng về động thực vật là một
lợi thế về nguồn lực tự nhiên đối với đồng bào Mnông trước khi xây dựng TĐ Buôn Tua
Srah. Bên cạnh đó đồng bào có mối quan hệ xã hội trong nội bộ tộc người tốt được coi
là điểm mạnh. Tuy nhiên những nguồn lực khác như tài chính, vật chất, con người về cơ
bản là yếu, khó là động lực cho sự phát triển, ổn định về mặt SK cho đồng bào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

75


<b>CHƯƠNG 3. SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG TỪ KHI XÂY DỰNG </b>
<b>CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN BN TUA SRAH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK </b>


<b> </b>


<b>3.1. Biến đổi các nguồn lực sinh kế của người Mnông tái định cư và vùng </b>
<b>chịu tác động thủy điện </b>


<b>3.1.1. Nguồn lực tự nhiên </b>


Nguồn lực tự nhiên của người Mnông khu TĐC và vùng tác động TĐ Bn Tua
Srah gồm: diện tích đất sản xuất, đất rừng, tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất và tiêu
dùng. Người Mnông khu TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah huyện Lắk có diện
tích rừng, đất, mặt nước có khả năng khai thác còn tương đối dồi dào, đa dạng. Nguồn
lực tự nhiên là tài nguyên sẵn có của đồng bào, nếu nó được khai thác và sử dụng tốt sẽ
<i>phát huy tính tích cực, bền vững lâu dài cho SK của đồng bào. </i>



Huyện Lắk có hệ tài nguyên rừng và động thực vật phong phú. Tổng diện tích đất
rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 98.661,61 ha (5)<sub>, tỷ lệ che phủ rừng 65%. </sub>
Rừng huyện Lắk phong phú và đa dạng, có tác dụng phịng hộ cao; có nhiều loại cây đặc
hữu vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện thuận lợi, nên
rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Ngồi vai trị chống xói mịn, điều tiết nguồn nước, hạn
chế thiên tai, ... rừng cịn có vai trị trong nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.


Ngoài hệ sinh thái rừng, huyện Lắk có nguồn nước mặt khá dồi dào với các hồ
chứa như: Hồ Lắk, hồ Bn Triết, Bn Tría, Bn Tua Srah, … cùng với mạng lưới
sông mật độ khoảng 0,65 – 0,85 km/km2<sub>. Theo thống kê của Phòng NN – PTNT huyện </sub>
Lắk, hiện tại diện tích ni trồng thủy sản trên tồn huyện có 740 ha (6)<sub>. Tổng sản lượng </sub>
thuỷ sản khai thác, đánh bắt ước đạt khoảng 2.000 tấn, trong đó sản lượng ni trồng
ước đạt 500 tấn, sản lượng đánh bắt ngoài tự nhiên ước đạt 1.500 tấn. Bổ sung nhằm tái
tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Lắk và hồ Buôn Triết với số lượng 18.000 con bao gồm
chủng loại cá trắm, chép, trôi, mè. Như vậy đây cũng được xem là những yếu tố thuận
lợi cho phát triển SK của đồng bào.


Lắk có diện tích tự nhiên 125.607 ha, trong đó đất nông nghiệp 107.035 ha (chiếm


(5)<sub> Trong đó: Diện tích có rừng trong quy hoạch là 80.796,92 ha (rừng tự nhiên 77.682,19 ha, rừng trồng </sub>


3.114,73 ha), diện tích rừng ngồi quy hoạch là 602,70 ha, diện tích chưa có rừng là 17.261,95 ha. Trong đó: Rừng
đặc dụng 52.952,64 ha, rừng phịng hộ 16.666,90 ha, rừng sản xuất 11.177,42 ha. Báo cáo tình thình thực hiện
nhiệm vụ năm 2017 và triển khai phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2018, số 8/BC-UBND, ngày 15/3/2018.


(6)<sub> Trong đó: Diện tích ao hồ lớn 380 ha, diện tích ao hồ nhỏ 310 ha, diện tích ao ruộng trũng 15 ha, diện </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

76



85,21%), đất phi nông nghiệp 6.106 ha (chiếm 4,86%) và đất chưa sử dụng là 12.464 ha
(chiếm 9,92%) diện tích tự nhiên. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 21.748 ha
(17,31,2%), lâm nghiệp 85.128 ha (65,25%). Qua nhiều năm khai thác sử dụng, diện
tích đất nơng nghiệp liên tục tăng. Tính từ năm 2010 đến nay đất nông nghiệp tăng từ
843.701 ha lên 866.365 ha năm 2018 (tăng 22.664 ha). Đất rừng giảm nhanh chóng
xuống cịn 85.128 ha [25].


Năm 2018, tổng diện tích các loại cây trồng tồn huyện thực hiện được 26.472
ha. Tổng sản lượng cây lương thực đạt 97.775 tấn. Diện tích cây lương thực có hạt (lúa,
ngô) là 18.127 ha. Đất trồng cây lâu năm là 3.648 ha trong đó diện tích trồng cà phê là
2.915 ha, phần cịn lại là diện tích hồ tiêu và điều [89].


Kết quả khảo sát tại 154
hộ tại Krông Nô, Nam Ka, Ea
Rbin, Buôn Triết cho thấy đất
sản xuất tương đối dồi dào.
Tổng diện tích ruộng nước,
ruộng cạn, rẫy, vườn, … là
442,2 ha. Trung bình mỗi hộ có
hơn 2,8 ha, mỗi khẩu có gần 0,6
ha, nếu tính trong độ tuổi lao
động thì trung bình có hơn 1,13
<i><b>ha/lao động (bảng 3.1). </b></i>


Năng suất trung bình hoa màu hàng năm như lúa đạt 37,3 tạ/ha, ngô - 50,13 tạ/ha,
khoai lang - 190 tạ/ha, sắn - 330 tạ/ha. Cây công nghiệp như tiêu - 6 tạ/ha, điều - 17
tạ/ha, cà phê - 20 tạ/ha. Bình quân lương thực đầu người đạt 1.379 kg/người/năm. Mặc
dù năng suất thấp so với toàn huyện và một số khu vực khác trong tỉnh Đắk Lắk, nhưng
do có diện tích đất tương đối lớn nên an ninh lương thực vẫn được đảm bảo. Mặt khác,
việc có quỹ đất khá nhiều cũng là một động lực giúp phát triển ngành chăn nuôi. Chăn


nuôi hữu cơ (organic) đang được các gia đình người Mnơng chú ý phát triển. Phương
pháp này phù hợp với thói quen, tập quán của đồng bào. Rõ ràng, nguồn vốn đất đai
tương đối dồi dào là một lợi thế quan trọng thúc đẩy phát triển SK của người Mnơng.


Như vậy, việc có diện tích đất nơng nghiệp, đất rừng, đất ni trồng thủy sản
tương đối lớn như là một lợi thế trong nguồn lực tự nhiên. Nếu biết khai thác và sử dụng


<b>Bảng 3.1. Diện tích đất sản xuất và tình hình sử dụng </b>
<b>STT </b> <b>Chủng loại </b> <b>Diện tích </b>


<i><b>(ha) </b></i>


<i><b>Tình hình sử dụng (ha) </b></i>
<b>Hàng năm Lâu năm </b>


1 Ruộng nước 67,6 67,8 -


2 Ruộng cạn 20,1 20,1 -


3 Rẫy 290,7 136 164,3


4 Vườn 54,7 9 45


5 Rừng 8,1 - -


6 Thủy sản 1 - -


<b>Tổng </b> <b>442,2 </b> <b>232,9 </b> <b>209,3 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

77



một cách hợp lý thì tính bền vững về SK của đồng bào Mnông sẽ được đảm bảo.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thuận lợi thì yếu tố vị trí địa lý, địa hình, khí hậu,
giao thơng khơng thuận lợi có ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển sinh kế của đồng
bào. Chúng ta biết, các xã Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết là nơi tổ chức TĐC
và là vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah. Đây là khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa,
nằm phía Nam dãy Trường Sơn, phía Đơng Nam của tỉnh Đắk Lắk. Xã Krơng Nơ cách
thành phố Buôn Ma Thuột 90 km, các xã cịn lại cách hơn 70 km. Về địa hình địa mạo
có nhiều núi, cao ngun thung lũng, sơng suối và các đầm hồ, địa hình hiểm trở, khó
khăn trong đi lại. Về khí hậu, nằm ở phía Đơng Trường Sơn, giữa Cao nguyên Buôn Ma
Thuột và vùng núi Chư Yang Sin, chịu ảnh hưởng chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam và
mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù của thung lũng. Đây thực sự
là những xã nghèo tài nguyên thiên nhiên. Trước đây những xã này có rừng để khai thác,
ngày nay khi xây dựng nhà máy TĐ Bn Tua Srah thì rừng bị mất do hồ TĐ nhấn chìm.
Như vậy vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, nghèo tài ngun, giao thơng khơng thuận
lợi, … không chỉ cản trở sự kết nối của người dân với những điều kiện cơ sở vật chất,
phương tiện, kỹ thuật, kiến thức sản xuất mà từ đó cịn cản trở sự tiếp cận của người dân
với các nguồn vốn tự nhiên, gây khó khăn hơn cho việc tìm kiếm và phát triển SK của
đồng bào Mnơng đã chịu nhiều thiệt thịi do TĐ tác động.


<b>3.1.2. Nguồn lực con người </b>


Nguồn nhân lực được coi là yếu tố then chốt, có tính đột phá để xóa đói, giảm
nghèo đối với cộng đồng người Mnông. Tuy nhiên, dưới tác động của TĐ Buôn Tua
Srah, nguồn lực con người ở đây đã có những biến đổi, trong đó bao hàm yếu tố thúc
đẩy và cản trở cho sự phát triển SK tại cộng đồng người Mnông này. Cụ thể:


<i>Thứ nhất: Quy mô hộ gia đình và lao động </i>


Kết quả điều tra hộ gia đình người Mnơng ở các xã Bn Triết, Krông Nô, Nam


Ka, Ea Rbin cho thấy, mỗi hộ gia đình trung bình có 5,29 khẩu/hộ; 3,97 lao động/hộ;
thời gian làm việc trung bình 1 lao động đạt 9,91 tháng/1 năm; thời gian làm việc trong
1 ngày từ 3-4 giờ/ngày/lao động; độ tuổi lao động (15 - 60 tuổi) ở từng hộ có từ 3-5
người. Như vậy, có thể khẳng định ngồi thời điểm mùa vụ các hộ vẫn còn dư thừa lao
động. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề, phát triển chăn nuôi hoặc
phát triển các loại cây trồng có yêu cầu sử dụng nhiều thời gian lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

78
Kết quả khảo sát


lao động trong hộ gia đình
cho thấy đa số là lao động
trẻ, tập trung ở độ tuổi
dưới 45 chiếm 77%. Lao
động có độ tuổi từ 45 trở
lên chiếm 23% tổng số lao
động của các hộ điều tra.
Độ tuổi từ 15 đến 45 là
giai đoạn hoàng kim của
lao động. Lực lượng lao


động ở độ tuổi này vừa có sức khỏe tốt, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, dễ tổ chức
đào tạo, dễ tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng động trong tư duy, quyết đốn trong
hành vi. Do đó, có nhiều cơ hội trong cải thiện chất lượng bằng cách đào tạo, tập huấn,
bồi dưỡng những kiến thức cho đối tượng này (biểu đồ 3.1).


Như vậy, lực lượng lao động trẻ có những lợi thế sau:


- Thuận lợi cho việc đào tạo nghề và tập huấn chuyên môn, nâng cao thu nhập;
- Thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm;


- Có kinh nghiệm, năng động, dễ tiếp thu cái mới, thuận lợi cho phát triển.
Lực lượng lao động trẻ là một trong những nhân tố thúc đẩy nguồn lực con người
đối với người Mnông tại khu TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah.


<i>Thứ ba: Tri thức bản địa phong phú </i>


Tri thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và
bản thân được hình thành và tích lũy thơng qua việc trải nghiệm của một nhóm người
cụ thể trong một vùng nhất định, nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau được truyền
từ đời này sang đời khác bằng việc thực hành xã hội. Tri thức bản địa là cơ sở để ra
quyết định ở mức địa phương về nông nghiệp, quản lý xã hội, giáo dục, quản lý tài
nguyên thiên nhiên ,chăm sóc sức khỏe, chế biến thức ăn và các hoạt động chủ yếu của
cộng đồng. Hiểu và sử dụng tri thức bản địa có thể giúp người Mnơng đạt được các
<i>chiến lược phát triển SK (biểu đồ 3.2). </i>


77%
23%


Lao động dưới 45 tuổi
Lao động trên 45 tuổi


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

79


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>
<i>Đối với tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp: Theo khảo sát, hiện nay có </i>


83,5% người Mnơng vẫn thường chỉ dạy cho con cháu những kiến thức có liên quan đến
sản xuất nông nghiệp như chọn đất, tìm nước, kỹ thuật canh tác, … lịch sản xuất hoặc
nhận diện những biểu hiện thiên tai dịch bệnh, thông qua các hiện tượng tự nhiên.



<i>Đối với tri thức bản địa về các nghề thủ công truyền thống: Có 72% người Mnơng </i>


vẫn tiến hành truyền dạy các kỹ thuật, cách thức làm nhà, nghề rèn, đan lát, nghề gốm,
nghề dệt, nghề làm rượu cần, ... cho các thế hệ con cháu.


<i>Đối với tri thức bản địa về y học dân gian và chăm sóc sức khỏe: Người Mnơng </i>


có nhiều kiến thức về chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Khảo sát cho thấy, hiện nay
cộng đồng người Mnông sử dụng nhiều loại dược liệu khác nhau từ thiên nhiên để tạo
ra bài thuốc dân gian chữa các bệnh thông thường, tăng cường sức khỏe. Ngoài kiến
thức về dược liệu, họ cịn có một mảng kiến thức về ẩm thực dinh dưỡng và chữa bệnh.


<i>Đối với tri thức bản địa về điều hành và quản lý cộng đồng, xã hội: Người Mnông </i>


gọi đơn vị cư trú là buôn (bon), để điều hành buôn và các hoạt động xã hội khác, người
<i>ta dùng luật tục và những quy ước khác. Người đầu làng gọi là chủ bon (Kruanh Bon) </i>
<i>có thể kiêm ln vai trị người phân xử theo luật tục (Po plat Kdih). Người này có vai </i>
trị rất quan trọng, toàn quyền quyết định và giải quyết tranh chấp hoặc phạt vạ, được
phép triệu tập họp cả bon để bàn bạc những vấn đề lớn. Nhìn chung, tri thức bản địa về
quản lý cộng đồng xã hội sẽ giúp tạo sự đoàn kết, đồng thuận cao trong xã hội, tạo sức
mạnh để cộng đồng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên việc truyền thụ kiến thức quản lý
cộng đồng, xã hội hay còn gọi là luật tục khơng cịn được chú ý (56,5%).


83,5


72,5


60,5


43,5



16,5


27,5


39,5


56,5


0
10
20
30
40
50
60
70
80
90


Tri thức bản địa trong sản
xuất nông nghiệp


Tri thức bản địa về các nghề
thủ công truyền thống


Tri thức bản địa về y học
dân gian và chăm sóc sức


khỏe



Tri thức bản địa về điều
hành và quản lý cộng đồng,


xã hội (luật tục)


Có Khơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

80


<i>Bên cạnh những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển SK, nguồn lực con </i>
<i>người của đồng bào Mnơng cịn tồn tại một số yếu tố cản trở sự phát triển, cụ thể: </i>


<i>Thứ nhất: Nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ đạo </i>


Khảo sát hoạt động kinh tế
hộ gia đình người Mnơng ở các xã
Bn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea
Rbin cho thấy sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và các ngành
dịch vụ không phát triển. Hoạt động
kinh tế thuần nông là nguyên nhân
cản trở việc chuyển đổi lao động từ
nông nghiệp sang phi nông nghiệp.


Hoạt động buôn bán, dịch vụ của người Mnơng phụ thuộc vào những nhóm người
khác. Việc mua bán, trao đổi thường được tiến hành ở chợ hoặc thơng qua các tiệm tạp
hóa, đại lý. Do ít tham gia vào hệ thống này nên các hoạt động sản xuất nơng nghiệp của
người Mnơng cịn chưa được chủ động. Mặt khác, phần lớn lao động là làm nông nghiệp
(chiếm 80 %), tỉ lệ lao động phi nông nghiệp rất thấp (biểu đồ 3.3).



Lực lượng lao động được đào tạo ngành nghề như sửa chữa xe máy, ô tô, điện,
điện lạnh, … không lành nghề nên khơng có các cơng ty, nhà máy tiếp nhận. Sau khi
được đào tạo phần lớn trở về sản xuất nông nghiệp. Như vậy, đây là cản trở đáng kể đối
với việc chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.


<i>Thứ hai: Trình độ học vấn và chun mơn hạn chế của người lao động</i>


Kết quả khảo sát cho thấy, trình
độ người lao động đa số từ bậc trung học
cơ sở trở xuống, đáng chú ý tỉ lệ không
biết chữ còn khá cao (21,32 %). Số
người không biết đọc và viết tiếng phổ
thông rơi vào đối tượng phụ nữ và người
lớn tuổi. Việc không biết đọc và viết
tiếng phổ thông không đồng nghĩa với
việc là họ không biết giao tiếp bằng
tiếng phổ thông. Phần lớn đồng bào biết


Nông dân
80%
Công nhân
4%
Cán bộ/Cơng
chức
4%
Hưu
trí
0%
Học sinh


sinh viên
12%
Bn
bán/dịch vụ
0%


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018</i>


<b>Biểu đồ 3.3. Cơ cấu nghề nghiệp </b>


Không biết chữ
21%
Tiểu học
35%
THCS
25%
THPT
14%
Trung cấp/ Cao


đẳng
4% Đại học


1%


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

81


giao tiếp bằng tiếng phổ thơng ở hình thức ngơn ngữ nói. Trình độ văn hố và chun


mơn thấp đang là nhân tố cản trở việc đào tạo, tiếp nhận khoa học - kỹ thuật, mở rộng
quy mơ sản xuất, … góp phần cải thiện đời sống đồng bào (biểu đồ 3.4).


<i>Thứ ba: Kiến thức và kĩ năng làm việc còn hạn chế </i>


Về mặt kiến thức và kĩ năng
công việc, đa số người Mnông
khẳng định họ có được là do tự học
(36%), qua phương tiện thông tin
(21%), từ người khác (27%), bố mẹ
truyền lại (9%) và từ các cơ sở đào
tạo (7%). Việc tiếp nhận kiến thức
khoa học, kĩ thuật, kĩ năng nghề
nghiệp theo một hệ thống, chính


quy, bài bản rất hạn chế. Thiếu kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp dẫn đến việc sử dụng
bất hợp lý nguồn tài nguyên, cây trồng vật ni, thuốc trừ sâu, phân bón, canh tác, …
làm cho chi phí đầu tư lớn, sản xuất kém hiệu quả (biểu đồ 3.5). Giá trị tập trung vào
một sản phẩm, thiếu sản xuất theo chuỗi, giá thành sản phẩm cao gánh chi phí cho tồn
bộ q trình sản xuất.


<i>Thứ tư: Cơng tác giáo dục và đưa trẻ đến trường gặp nhiều khó khăn </i>


Biểu đồ 3.6 cho thấy, có
15% các em trong độ tuổi đến
trường (từ 6 đến 18 tuổi) bỏ học. Do
nhu cầu lao động, nhiều gia đình
khơng quan tâm đến việc học của
con dẫn đến học sinh trong độ tuổi
đến trường nghỉ học nhiều. Bên


cạnh đó, việc lấy chồng, lấy vợ
sớm, sinh đẻ nhiều càng làm cho


cuộc sống khó khăn hơn. Thiếu tiền; thời tiết thất thường, mưa lũ, giao thông đi lại khó;
chất lượng giáo viên khơng đảm bảo, trang thiết bị phục vụ dạy học hạn chế, chất lượng
giáo dục thấp, vì thế mà nhiều em đã khơng thể học lên các cấp học cao hơn, từ đó tạo
tâm lý chán đến trường và bỏ học.


15%


85%


Bỏ học làm nông
Học sinh
<i><b>Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ học sinh bỏ học trong độ </b></i>


<b>tuổi đến trường </b>


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


21%


27%


7%
36%


9%


0% Kinh nghiệm từ bố mẹ



Học người khác


Học ở cơ sở dạy nghề


Tự rút kinh nghiệm


Sách báo và phương
tiện truyền thông
Khác


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

82
Nghiên cứu cho thấy, hộ


có điều kiện kinh tế càng thấp thì
tỷ lệ trẻ em nghỉ học càng cao.
Đây là nhân tố cản trở lớn trong
việc tạo dựng nguồn lực con
người nhằm thúc đẩy phát triển
SK bền vững cho người Mnông
tại khu TĐC và vùng tác động
<b>TĐ Buôn Tua Srah (biểu đồ 3.7). </b>


<b>3.1.3. Nguồn lực xã hội </b>


Nếu nguồn lực con người được coi là yếu tố then chốt thì nguồn lực xã hội lại có
tính đột phá để xóa đói, giảm nghèo bền vững. Đối với người Mnông TĐC và vùng tác
động của TĐ Buôn Tua Srah - huyện Lắk, việc thiết lập mạng lưới xã hội rất quan trọng
để từ đó họ có được những cơ hội, lợi ích gắn bó với nhau trong việc theo đuổi những
mục tiêu phát triển SK bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nguồn lực xã hội của


đồng bào ở đây có những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển SK, gồm:


<i>Thứ nhất: Mối quan hệ gia đình, dịng họ, buôn làng, tôn giáo của người dân địa </i>
<i>phương khá mạnh </i>


Mối quan hệ gia đình,
dịng họ, buôn làng, tôn giáo
giúp gia tăng sự tin tưởng và
hợp tác, mở rộng khả năng
tiếp cận đến các thể chế chính
trị, kinh tế và dân sự. Sự gắn
kết này sẽ tạo nên sức mạnh
đoàn kết trong phòng chống
thiên tai, bệnh tật, bảo vệ mùa


màng, …; nó tạo ra sự yên tâm, tin cậy của từng hộ, từng con người trong cộng đồng
người Mnông. Sự liên kết trong mạng xã hội ở tầm vi mơ hay vĩ mơ đều giúp người
Mnơng có nhiều cơ hội được trợ giúp, giảm thiểu những cú sốc trong đời sống và SK.


Khảo sát cho thấy mối quan hệ gia đình, dịng họ, bn làng, tơn giáo trong cộng
đồng người Mnông khá tốt. Biểu đồ 3.8 chỉ rõ, có 70,34% số hộ gia đình đánh giá rằng


12,1%


61,5%
24,1%


2,3% Khơng <sub>biết chữ</sub>


Tiểu học



THCS


THPT
<b>Biểu đồ 3.7. Trình độ học vấn của lao động phổ thông </b>


0
10
20
30
40
50
60


Không ý kiến Thờ ơ Bình thường Tốt Rất tốt


Gia đình (%)


Dịng họ (%)


Buôn làng (%)


Tôn giáo (%)


<b>Biểu đồ 3.8. Quan hệ gia đình, dịng họ, bn làng, </b>
<b>tơn giáo của người Mnông </b>


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

83



quan hệ gia đình từ tốt đến rất tốt, 27,33% đánh giá là bình thường. Tương tự, có 60%
số hộ tham gia khảo sát cho rằng, họ có quan hệ tốt trong dịng họ, 35,5% có quan hệ
bình thường; có 52,34% cho rằng họ có quan hệ tốt trong bn làng, 46,67% có quan hệ
bình thường. Số hộ có quan hệ thờ ơ với dịng họ, bn làng rất ít. Quan hệ giữa các hộ
trong cùng tôn giáo dường như khơng được tốt như vậy. Chỉ có 18,3% số hộ có quan hệ
tốt đến rất tốt trong cùng tơn giáo, 42,3% có quan hệ bình thường. Nhìn chung, quan hệ
gia đình, dịng họ, bn làng, tơn giáo của người Mnông khá mật thiết và tốt hơn so với
nhiều vùng nông thôn tại huyện Lắk. Như vậy, về góc độ mạng lưới xã hội, đây chính
là nhân tố thúc đẩy người Mnông yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài, nâng cao đời sống,
<b>phát triển bền vững SK. </b>


<i>Thứ hai: Đa số người Mnông tham gia các tổ chức địa phương và có mối quan hệ tốt </i>


Nhà nước có chủ trương phát triển các tổ chức quần chúng, thu hút các hội viên
tham gia, thơng qua các tổ chức đồn thể để phát triển sản xuất, tăng cường mối liên kết
cộng đồng, giúp nhau lúc hoạn nạn, đảm bảo an ninh trật tự. Mặt khác, trong thời gian
gần đây các tổ chức đồn thể cịn được sự uỷ thác của nhiều tổ chức như ngân hàng, tổ
chức tín dụng, quỹ đầu tư, các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm giúp người dân phát
triển sản xuất, xố đói giảm nghèo. Tham gia vào hoạt động đồn thể, các tổ chức sẽ
mang lại nhiều lợi ích từ việc mở rộng quan hệ trong cộng đồng, nắm bắt các thông tin
kịp thời, chia sẻ giúp đỡ nhau lúc khó khăn cho đến các hoạt động cho vay vốn tạo thu
nhập cho hộ gia đình, ... Các tổ chức đồn thể chủ yếu mà người Mnơng tham gia là Hội
nơng dân, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, …


Biều đồ 3.9 cho thấy,
tỷ lệ người Mnông là thành
viên Hội nơng dân là 53,19%,
Đồn thanh niên là 21,36%
chiếm tỷ lệ lớn so với các tổ


chức khác. Các tổ chức Hội
nông dân, Hội phụ nữ, Hội
cựu chiến binh, Đồn thanh
niên được người Mnơng đánh
giá là có sự hỗ trợ hữu ích cho


các hoạt động SK. Như vậy, việc tham gia các tổ chức đoàn thể địa phương được xem
4,26


53,19


7,80
2,13


8,87
2,13


21,63


Chi bộ


Hội nông dân


Hội phụ nữ


Khác
Hội người cao
tuổi
Hội cựu chiến
binh


Đoàn thanh
niên


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

84


là một trong những nhân tố thúc đẩy, tạo điều kiện cho hộ gia đình Mnơng có những
điều kiện thuận lợi trong hoạt động SK của mình.


<i>Thứ ba: Chia sẻ thông tin trong cộng đồng người Mnông khá mạnh </i>


Chia sẻ thông tin trong
cộng đồng có vai trị quan trọng
trong việc nâng cao vốn xã hội của
người Mnông. Nếu thông tin được
truyền tải kịp thời, đúng đối tượng,
trọng tâm sẽ giúp cho họ tăng khả
năng hiểu biết về sản xuất, xu thế
thị trường, hiểu biết xã hội, nâng
cao hiệu quả sản xuất, ...


Có nhiều kênh để người Mnông biết và lấy thông tin chia sẻ. Kết quả khảo sát
(biểu đồ 3.10) cho thấy, phần lớn người Mnông đã chủ động lấy và chia sẻ thông tin qua
các phương tiện như tivi (26,73%), láng giềng (22,62%), radio (12,86%), người thân
(12,08%), … Đối tượng mà họ trao đổi thơng tin sau khi có khá đa dạng. Những thơng
tin thu nhận được có tác động lớn trong việc ra quyết định và lựa chọn phương án sản
xuất, tích trữ hàng hóa, lựa chọn các mặt hàng, cây, con, giống, … để đầu tư. Như vậy,
việc chia sẻ và chủ động nắm bắt thơng tin về tình hình kinh tế, xã hội, … được coi là
một nhân tố thúc đẩy phát triển SK của người Mnông.



<i>Thứ tư: Sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể địa phương </i>


Khảo sát việc tiếp cận hỗ
trợ của tổ chức đoàn thể địa
phương đối với hộ người
Mnông về kĩ thuật sản xuất, hỗ
trợ vốn/vay vốn, hỗ trợ dạy
nghề, hỗ trợ tiếp cận thị trường,
kết quả cho thấy, phần lớn các
tổ chức đoàn thể tập trung hỗ trợ


kỹ thuật sản xuất và vốn đầu tư. Có hơn ¾ số hộ khảo sát tiếp cận được 2 loại hỗ trợ này
(bảng 3.2). Tuy nhiên, những nhu cầu khác như dạy nghề, tiếp cận thị trường tiêu thụ,
... cịn ít được quan tâm và chỉ có một bộ phận nhỏ nhận được hỗ trợ loại này.


<b>Bảng 3.2. Hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể địa phương</b>


Loại hỗ trợ Tỷ lệ hộ được hỗ trợ (%)


Kỹ thuật sản xuất 75,6


Vốn/vay vốn 71,1


Dạy nghề 6,1


Tiếp cận thị trường 19,7


Hỗ trợ khác 5,0



<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


12,86
3,77
26,72
22,62
12,08
6,21
4,55
0,55
10,53
0,11
0,00
5,00
10,00
15,00
20,00
25,00
30,00 Radio
Báo
Ti vi
Láng giềng
Người thân
Kiến thức
truyền thống
Khuyến nông
viên
Trạm trại
Internet
Khác


<b>Biểu đồ 3.10. Nguồn thông tin được </b>


<b>người Mnông chia sẻ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

85


<i>Thứ năm: Phong tục tập quán lạc hậu ngày càng được hạn chế </i>


Phong tục tập quán truyền thống của người Mnông ngày càng mờ nhạt, một số
hủ tục đã bị loại bỏ khỏi đời sống, số còn lại vẫn được tổ chức những phần lễ nghi và
hình thức hết sức đơn giản (biểu đồ 3.11).


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


Các phong tục như đám ma, đám cưới, … được tổ chức đơn giản, khơng kéo dài
thời gian và ít tốn kém hơn trước. Các lễ nghi trong nông nghiệp thỉnh thoảng được tổ
chức nhưng mức độ, quy mô thường nhỏ. Số gia đình người Mnơng theo đạo Tin Lành
thì các phong tục tập quán truyền thống gần như thay đổi hồn tồn.


Nhìn chung, phong tục tập quán lạc hậu được hạn chế, nhận thức được nâng cao
tạo điều kiện cho người Mnơng có nhiều cơ hội tiếp nhận những tri thức khoa học, giảm
nguồn lực tài chính chi cho các hoạt động khơng cần thiết, tập trung đầu tư cho sản xuất
ổn định, nâng cao cuộc sống.


Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cho phát triển SK thì nguồn lực xã hội của người
Mnông khu TĐC và vùng tác động TĐ Bn Tua Srah có những yếu tố gây cản trở cho
phát triển SK của đồng bào, cụ thể:


<i>Thứ nhất: Hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội không rõ ràng, kém hiệu quả </i>



Người Mnông tham gia rất nhiều tổ chức, tuy nhiên mức độ hỗ trợ, kết nối của
các tổ chức giúp đồng bào trong các hoạt động là không hiệu quả (biểu đồ 3.12).


Sự hạn chế này xuất phát từ cơ chế, chức năng, nhiệm vụ cịn chồng chéo, khơng
rõ ràng. Khi cần hoặc có nhu cầu cơng việc như cung cấp thông tin, tham khảo ý kiến,


0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00
80,00
90,00
Lễ


sinh đẻLễ đặt tên
Lễ thổi


tai
Lễ
cưới cúng Lễ


sức
khỏe
Lễ
tang
Lễ


chọn
rẫy
Lễ đốt
rẫy Lễ trỉa lúa


Lễ ăn
mừng
cơm
lúa
mới
Lễ
cúng
rừng
Tục cà
răng căng Tục


tai


Xét xử
bằng


luật
tục


Khơng biết gì Có nhưng khơng tổ chức


Có và thỉnh thoảng tổ chức Biết rõ và sẽ tổ chức khi có điều kiện


Gia đình vẫn tổ chức



</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

86


hỗ trợ pháp lí, … thì người Mnông rất lúng túng không biết “trông cậy” vào ai.


<b>Biểu đồ 3.12. Mức độ hỗ trợ của các tổ chức địa phương </b>


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


Như vậy, sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ đã hạn chế vai trò của các tổ chức
chính trị - xã hội trong việc hỗ trợ người Mnơng. Tình trạng này dường như khơng chỉ
tồn tại trong khu TĐC, vùng tác động của TĐ Buôn Tua Srah mà đang là vấn đề hiện
nay trong tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.


<i>Thứ ba: Các khóa tập huấn ít mang lại hiệu quả </i>


Theo đánh giá của người Mnông,
bản thân họ rất tích cực tham gia các
khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, năng
lực quản lý, kĩ năng nghề nghiệp. Nhưng
hiệu quả các khóa tập huấn thấp, thường
là lý thuyết. Chỉ tập trung trong một hai
ngày ở hội trường, với những tập tài liệu,
lời giảng lý thuyết mà thiếu sự chỉ dẫn


<i>trong thực tế. Đối với bà con là “phải cầm tay chỉ việc” và “phải theo suốt mùa vụ từ </i>


<i>bắt đầu cho đến khi thu hoạch xong”, “theo kiểu tròn vòng mùa vụ” (biều đồ 3.13). </i>


Như vậy, cần nghiêm túc xem xét lại hiệu quả các lớp tập huấn cho đồng bào
Mnơng. Các khóa tập huấn được tổ chức chưa thực sự mang lại hiệu quả và nhiều bất


hợp lí. Nên tổ chức các khóa tập huấn theo kiểu “cầm tay chỉ việc và lâu dài” để thay
đổi tập quán canh tác đã ăn sâu vào thói quen, suy nghĩ của đồng bào. Đây cũng là một
trong những nhân tố cản trợ sự phát triển của nguồn lực xã hội đối với đồng bào Mnông
khu TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah hiện nay và sau này.


17%


41%
21%


21%


Khơng hữu ích
Tổ chức xa khó đi lại
Tốn kém


Hữu ích


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018</i>


<b>Biểu đồ 3.13. Đánh giá hiệu quả các </b>
<b>khóa bồi dưỡng, tập huấn </b>


1


,4


8 <sub>6</sub>,8


1


8
,4
2
9
,9
3
9
,0
9
1
1
,4
0
2
0
,7
4
1
0
,0
4 2
3
,0
8
1
8
,0
1
1
6

,3
6
2
0
,9
6
6
8
,5
2
7
2
,4
0
5
6
,4
1
6
2
,5
0
5
4
,5
5
5
6
,6
2

8
,8
9
1
0
,7
5
1
2
,0
9
9
,5
6 1
9
,2
7
1
1
,0
3
0
,3
7
0
,0
0
0
,0
0

0
,0
0
0
,7
3
0
,0
0


Chi bộ Hội nông dân Hội phụ nữ Hội người cao tuổi Đoàn Cựu chiến binh


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

87


<i>Thứ tư: Ít được tiếp cận thơng tin và các dịch vụ xã hội </i>


Thực trạng
tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản
của người Mnông
ở 5 nội dung được
khảo sát là dịch vụ
thông tin, văn hóa,
trường học, trạm y
tế và chợ (bảng
3.3). Số liệu khảo


sát cho thấy có 22,3% người Mnơng cho rằng khó tiếp cận thơng tin, 3,1% hồn tồn
khơng tiếp cận được thông tin và 67,4% cho rằng dịch vụ văn hóa thiếu thốn.



Về trường học, phần lớn người Mnơng đều có thể đưa con đến trường. Chỉ có
12% số hộ cho rằng con cái họ còn thiếu sách vở, bút, cặp, ... khi đến trường.


Tiếp cận dịch vụ y tế của người Mnông rất khiêm tốn, 77,1% cho rằng khi đau
ốm về cơ bản họ tự chữa bệnh bằng các phương thức y học dân gian hoặc tự mua thuốc
uống. Chỉ 10,5% đến trạm y tế xã hoặc đi khám bệnh viện tuyến trên.


Về chợ, có 45,6% số người Mnơng cho rằng, họ có thể tiếp cận chợ nhỏ dễ dàng.
Một tỷ lệ khá lớn người Mnơng nói rằng, họ khó tiếp cận chợ do chỗ ở xa trung tâm xã,
huyện. Việc thiếu hoặc khơng có chợ, tiếp cận các dịch vụ thơng tin, văn hóa, y tế khó
khăn là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển SK của đồng bào Mnông
huyện Lắk khu vực TĐC và vùng tác động của TĐ Buôn Tua Srah.


<i><b>3.1.4. Nguồn lực tài chính </b></i>


Nguồn lực tài chính là một thành phần quan trọng của nguồn sức mạnh kinh tế
hộ gia đình, có tác dụng như là mạch máu dẫn dắt tất cả các hoạt động và sức mạnh của
SK hộ. Nguồn lực tài chính thường được thể hiện dưới hình thức giá trị, số lượng của
tiền tệ, các tài sản có tính thanh khoản cao, sự luân chuyển của bản thân nguồn lực này.


Như vậy, về lý thuyết nguồn lực tài chính của các hộ có thể tồn tại dưới các dạng:
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản thanh khoản cao như vàng, nữ trang, …
nguồn từ các dòng tiền ổn định như tiền lương, trợ cấp thường xuyên, tiền gửi từ người
thân, nguồn tiền tín dụng, vay mượn từ ngân hàng, bạn bè, … Tuy nhiên, đối với các hộ


<i><b>Bảng 3.3. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của người Mnơng </b></i>


<b>Loại hình dịch vụ </b> <b>Đầy đủ </b> <b>Thiếu thốn Khơng có Không ý kiến </b>


Thông tin 65,8 22,3 3,1 8,8



Văn hóa 2,8 67,4 19,6 10,2


Trường học 81 11,9 0,2 6,9


Trạm y tế 10,5 77,1 3,4 9,0


Chợ 45,6 13,0 34,2 7,2


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

88


người Mnông TĐC và vùng tác động của TĐ Buôn Tua Srah, thì nguồn lực tài chính ở
một số nội dung rất khó thống kê và phân tích. Vì vậy, trong phần này, về cơ bản đề tài
tập trung phân tích các nhân tố thúc đẩy và hạn chế nguồn lực tài chính của hộ gia đình
người Mnơng ở góc độ tài chính vi mơ.


Đối với người có thu nhập thấp, tài chính vi mơ rất quan trọng. Việc được cung
cấp các dịch vụ tài chính có lãi suất thấp và thời gian dài sẽ giúp người nghèo có đủ thời
gian và nguồn lực để tổ chức sản xuất, cải thiện điều kiện sống. Việt Nam hiện nay có
nhiều tổ chức cấp dịch vụ tài chính và vai trị của các tổ chức này ngày càng được khẳng
định. Các tổ chức tài chính được ví như là mạch máu trong cơ thể là nền kinh tế. Theo
Ngân hàng Thế giới, trong vòng 20 năm (1990 – 2010) tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm
một cách ấn tượng từ 60% xuống cịn 20,7% một phần là nhờ có các tổ chức tài chính.
Theo thống kê gần đây của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam vẫn còn khoảng 79% người
dân khơng được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức.


Trong bối cảnh chung của Việt Nam, hiện nay người Mnông ở khu TĐC và vùng
tác động TĐ Bn Tua Srah khơng có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều dịch vụ tài
chính cho những người có thu nhập thấp. Có thể khẳng định “Ngân hàng chính sách xã
hội” là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ này. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển


Nông thôn mặc dù 100% vốn nhà nước nhưng khi vay vốn thì lãi suất nhiều khi cịn cao
hơn cả các “ngân hàng thương mại” và ít có ưu đãi hơn. Trong thời điểm cần vốn, nhiều
hộ gia đình đã phải tìm đến “tín dụng đen” với lãi suất rất cao để giải quyết nhu cầu tài
chính của họ. Các hình thức tín dụng này như là các đại lý phân bón, giống, thuốc trừ
sâu, … cho bà con ứng giống, phân bón, … và mượn tiền về tổ chức sản xuất. Sau khi
thu hoạch bà con chở nông sản đến các đại lý để “cấn nợ - trả nợ” cho các đại lý. Vì vậy,
rất cần thiết có nhiều tổ chức tài chính cung cấp cho người nghèo như ngân hàng chính
sách, hợp tác xã, quỹ tín dụng, … chính là những cánh cửa thoát nghèo cho cộng đồng
người Mnông TĐC và vùng tác động của TĐ Buôn Tua Srah. Trong điều kiện sự hỗ trợ
của nhà nước hạn chế thì việc vay vốn để đầu tư được coi là hành vi quan trọng, là nhân
tố thúc đẩy SK của đồng bào phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

89


tố hỗ trợ có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của nhóm hộ được vay vốn.
Bên cạnh những yếu thúc đẩy, một số yếu tố khác trong nguồn lực tài chính tạo
ra sự cản trở phát triển SK của đồng bào, cụ thể:


<i>Thứ nhất: Hiệu quả các hoạt động sản xuất giảm sút </i>


Có thể khẳng định trong khoảng gần 15 năm qua kể từ khi xây dựng NMTĐ, hoạt
động kinh tế của người Mnông khu TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah giảm sút.
Nguyên nhân là do những biến đổi về thời tiết khí hậu, đất đai, rừng, … suy kiệt nhanh,
sự thay đổi về SK và thích ứng của đồng bào cịn chậm, hiệu quả tổ chức sản xuất thấp.


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


Kết quả khảo sát cho thấy (biểu đồ 3.14), trong các hoạt động kinh tế thì trồng
trọt và chăn ni được đồng bào đánh giá khơng có biến động nhiều. Một số các hoạt
động kinh tế khác được đánh giá suy kém hơn so với trước khi xây dựng nhà máy TĐ


Bn Tua Srah. Cụ thể, có 77,96% ý kiến người Mnông cho rằng hoạt động đánh bắt
thủy sản kém hơn trước, 82,84% cho rằng hoạt động nuôi trồng thủy sản kém hơn,
73,53% cho rằng hoạt động kinh tế rừng suy giảm. Nguyên nhân của sự suy giảm là do:


<i>Một là, dòng chảy, hệ thủy sinh, hệ thống thực vật, động vật,… từ khi TĐ Buôn Tua </i>


Srah được xây dựng đã làm mất đi mơi trường sống, và từ đó làm suy giảm các hoạt
<i>động SK của đồng bào; Hai là, việc xây dựng TĐ Bn Tua Srah đã nhấn chìm rất nhiều </i>
rừng và môi trường sống của con người và các loại động vật, thực vật. Việc mất rừng
chính là trở ngại lớn nhất trong hoạt động SK của họ.


<i>Thứ hai: Hộ nông dân thiếu vốn sản xuất và tiêu dùng </i>


Vốn là yếu tố có vai trị quan trọng trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của
Trồng trọt Chăn nuôi Đánh bắt


thủy sản


Nuôi


thủy sản Thủ công Rừng Làm thuê Buôn bán Du lịch


Rất kém 0,71 2,79 58,93 59,76 61,18 32,35 20,40 56,00 63,16


Kém 9,25 13,55 19,05 23,08 27,65 41,18 15,92 24,00 21,64


Không thay đổi 57,65 54,18 20,24 14,79 8,82 23,53 56,22 14,29 8,77


Tốt hơn 27,76 26,29 1,79 2,37 2,35 2,35 5,97 5,14 5,85



Tốt hơn nhiều 4,63 3,19 0,00 0,00 0,00 0,59 1,49 0,57 0,58


0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

90


người Mnông. Mặc dù tỷ lệ hộ được vay vốn khá cao song người Mnông vẫn thiếu vốn,
vậy nguyên nhân thực sự của vấn đề này là gì? Theo chúng tơi có 3 ngun nhân chính
<i>dẫn đến tình trạng thiếu vốn: Một là, người Mnơng khơng có tích luỹ từ q trình sản </i>
<i>xuất; Hai là, người Mnơng khơng vay được vốn lớn vì nhiều lý do khác nhau, cụ thể là: </i>
không dám vay ngân hàng vì lo sợ khơng trả được nợ và do khơng có tài sản thế chấp
<i>để vay. Một lý do nữa có thể vay được nhưng nguồn này thường có định mức thấp, lại </i>
khơng đáp ứng đúng thời điểm vì cho vay theo đợt.


Thiếu vốn là rào cản lớn
đối với việc mở rộng quy mô sản
xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế
ở các hộ người Mnông hiện nay.
Nghiên cứu nguồn vay và khả
năng vay vốn tối đa cho thấy,


khơng có nguồn vốn nào mà người Mnơng có thể vay được bình quân/1 hộ đến 70 triệu
đồng như mong muốn của họ (bảng 3.4).



Như đã trình bày ở phần
trước, có nhiều hộ người Mnơng
vay được vốn, tuy nhiên vẫn cịn
có khoảng 30% số hộ khơng vay
được. Lý do mà các hộ này không
vay được vốn có nhiều song chủ
yếu vẫn là: thủ tục cịn rườm rà,
thiếu tài sản thế chấp, thời gian
vay vốn ngắn, lãi suất lại cao
(biểu đồ 3.15).


Như vậy, thiếu vốn đã tác động lớn đến tái đầu tư sản xuất, tạo dựng công việc,
gia tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Nhiều cơ hội để cải thiện SK bị bỏ qua, bà con lại
phải lo bữa ăn từng ngày, y tế, giáo dục, sức khỏe không đảm bảo, đặc biệt phụ nữ và
trẻ em gái ln thiệt thịi.


<b>3.1.5. Nguồn lực vật chất </b>


Nguồn lực vật chất trong phát triển kinh tế - xã hội bao gồm CSHT, nhà ở, đất
đai và các phương tiện vật chất khác. Đó là những yếu tố tiền đề đảm bảo tính ổn định


<b>Bảng 3.4. Nhu cầu và nguyện vọng vay vốn của nông hộ </b>
<b>Mong </b>


<b>muốn vay </b> <b>Ngân hàng cho vay </b>


<b>Kỳ hạn </b>


<b>mong muốn </b> <b>cho vay Kỳ hạn </b>



70.0 triệu 30.0 triệu 36 tháng 24 tháng
<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


18%


25%
30%


27% Có đủ vốn


Khơng có phương án
kinh doanh
Khơng có tài sản thế
chấp


Lý do khác
<i><b>Biểu đồ 3.15. Nguyên nhân không vay được vốn ngân hàng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

91


cho sự phát triển xã hội. Đối với người Mnông ở khu TĐC và vùng tác động TĐ Buôn
Tua Srah - huyện Lắk, việc được Nhà nước quan tâm đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, đất
sản xuất tương đối dồi dào, sự tham gia của người Mnông trong xây dựng hạ tầng, ý
thức đầu tư trang thiết bị sản xuất là những nhân tố thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội, cụ thể:


Kết quả khảo sát ý kiến về mong muốn cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng với
<i>phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cho thấy, hầu hết người Mnông đều </i>
đồng thuận. Tuy điều kiện cuộc sống cịn nhiều khó khăn nhưng người Mnơng vẫn sẵn


sàng đóng góp sức người, sức của để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Đây thực sự là
nhân tố thuận lợi trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển hạ
tầng vùng TĐC và khu vực chịu tác động của TĐ Bn Tua Srah. Đồng hành với các
chương trình, dự án trong 5 năm qua, người Mnông ở xã Krông Nô, xã Nam Ka, Ea
Rbin, Buôn Triết đã hiến 79.742m2<sub> đất, tham gia 9.925 ngày công lao động, đóng góp </sub>
tiền kéo điện đường chiếu sáng hàng chục km, … Ngồi ra, họ cịn đồng hành với các
tổ chức chính trị xã hội như Trung ương Đồn, Tỉnh Đồn Đắk Lắk xây dựng 4 cầu nơng
thơn gồm: cầu Đồng Tâm, cầu Ơng Hồng, cầu Bn Yuk và cầu Bn Bàng với tổng
kinh phí trên 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng
thơn mới có những tác động mạnh mẽ đến xây dựng cơ sở hạ tầng, đã phát huy tính cộng
đồng, chung sức, chung vai giữa Nhà nước và người dân trong việc xây dựng cơ sở vật
chất cho vùng nông thôn.


Như vậy, ý thức và trách nhiệm của người Mnông trong việc chung vai với Nhà
nước và các tổ chức xây dựng hạ tầng cơ sở là một trong những nhân tố thúc đẩy, tạo đà
về nguồn vốn vật chất cho cộng đồng người Mnông khu TĐC và vùng tác động TĐ
Bn Tua Srah có điều kiện phát triển SK thuận lợi hơn.


<i>Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cho phát triển SK như đã phân tích ở trên, còn tồn </i>
<i>tại một số yếu tố khác trong nguồn lực vật chất gây cản trở phát triển SK của đồng bào </i>
<i>Mnông khu TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah, cụ thể: </i>


<i>Thứ nhất: Giao thông nông thôn, giao thông nội đồng kém </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

92


xây dựng nông thôn mới đang xây dựng các cơng trình đã gây thêm khó khăn trong đi lại
và tổ chức sản xuất của người dân. Tỷ lệ cứng hóa đường nội đồng đạt 27,25%, đường
liên thơng buôn đạt 69,9%; đường dẫn đến các vùng sản xuất chủ yếu là đường nhỏ, dốc,
địa hình hiểm trở, đường mịn, … gây khó khăn cho việc vận chuyển vật tư và máy móc


đến vùng sản xuất. Kiên cố hóa kênh mương chính đạt 76% và 62% kênh mương nội
đồng, chỉ đảm bảo đủ nước tưới cho 72% diện tích gieo trồng. Nhìn chung, CSHT chưa
đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người Mnông. Đa phần ý kiến của người dân
cho rằng, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thủy lợi vẫn còn thiếu đồng bộ, chất
lượng kém; chưa kết nối từ vùng sản xuất, vùng nguyên liệu đến khu vực chế biến; chưa
phục vụ tốt nhiệm vụ dân sinh nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng của địa phương. Tất
cả những vấn đề này đang là những lực cản đối với người Mnông, đặc biệt là hộ nghèo.


<i>Thứ hai: Chất lượng các loại tư liệu sản xuất kém </i>


Đánh giá về chất
lượng các loại đất sản xuất
thì đồng bào cho rằng chất
lượng kém và ngày ngày
<i>càng đi xuống. Về rừng và </i>


<i>khai thác thủy sản: Trước </i>


khi chuyển đến các buôn
TĐC, người Mnông sống
gần sông Krông Nô và rừng
đặc dụng Nam Ka. Hàng
ngày, đồng bào vẫn vào


rừng khai thác và đánh bắt thủy sản ở sông. Rừng đặc dụng Nam Ka và sơng Krơng Nơ
có vai trị quan trọng trong SK của đồng bào. Khi chuyển về định cư tại các buôn Lạch
Dơng, Dơng Blang, Đắk Tro xã Krông Nô, hoạt động SK từ rừng và thủy sản chấm dứt
do khơng có rừng và sơng suối. Số cịn lại sống ở buôn thuộc xã Nam Ka, Ea Rbin, Buôn
<i>Triết cũng gặp khó khăn do rừng bị ngập và sơng thay đổi dịng chảy. Về đất rẫy, ruộng, </i>



<i>vườn cũng rất kém do địa hình dốc, lớp đất mặt mỏng, thiếu nước sản xuất,… (biểu đồ </i>


3.16). Nhìn chung, nguồn tư liệu sản xuất của đồng bào hiện nay suy giảm nhanh chóng
và là một trong những cản trở cho phát triển xã hội và SK của đồng bào.


<i>Thứ ba: Hệ thống thuỷ lợi kém, việc tích và xả nước thủy điện bất hợp lý </i>


Ruộng
nước


Ruộng
cạn Rẩy


Vườn


nhà Rừng Thủy sản
Rất kém 20,73 26,60 1,57 3,80 31,85 66,40
Kém 11,40 29,79 10,98 18,99 34,81 22,40
Không được cải thiện 53,89 41,49 69,80 69,20 31,85 8,00
Tốt 13,99 2,13 14,12 7,17 1,48 3,20
Rất tốt 0,00 0,00 3,53 0,84 0,00 0,00


0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00


80,00


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

93
Trong những năm qua,


<i>các chương trình 132, 135, </i>
168 và một số dự án đã đầu tư
xây dựng một số hệ thống
kênh mương, xây đập giữ
nước,… phục vụ sản xuất
nông nghiệp nhưng phần
nhiều không phát huy hiệu
quả. Một số cơng trình được
xây dựng không đúng vị trí,


kém chất lượng nên khơng phát huy được vai trò như thiết kế, … Hiện nay, hệ thống
các cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất chưa phát huy tốt vai trị, diện tích đất sản xuất
một vụ còn chiếm tỉ lệ lớn (biểu đồ 3.17). Việc tích nước và xả nước từ TĐ Bn Tua
Srah là bất hợp lý. Cụ thể, mùa khô cần nước cho sản xuất thì xả nước rất hạn chế, mùa
mưa thì thường gây nên cảnh lũ lụt phía dưới đập. Ngồi ra, lịch xả nước khơng phù hợp
với thời gian, thời điểm, không xem xét đến dịng chảy, địa hình địa mạo và các yếu tố
khác trên hệ thống sông đã gây ra nhiều tác động như: (1) Thiếu nước sản xuất do lưu
lượng nước khơng đủ cho các cơng trình thủy lợi, đặc biệt là các trạm bơm hoạt động;
(2) Nguy cơ khơ cằn hóa đất sản xuất do khơng đủ nước tưới; (3) Xói mịn và sạt lở bờ
sơng, đất sản xuất; (4) Dòng chảy thay đổi làm cho hệ sinh thái thay đổi, hình thành các
đoạn sơng chết phía dưới đập; (5) Hệ thống thực vật, hệ thủy sản suy giảm và nhiều loại
đã biến mất. Những yếu tố trên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng, ngăn cản, thậm chí làm
phương hại đến sự phát triển xã hội và SK của người Mnông.


<i>Thứ tư: Thiếu các cơ sở chế biến nông lâm sản, dịch vụ </i>



Hiện có 1.113 hộ với 4.933 khẩu Mnơng sống ở khu TĐC và vùng tác động của
đập TĐ Buôn Tua Srah (796 hộ, 3.474 khẩu sống phía dưới đập và trong vùng lòng hồ
TĐ; 317 hộ, 1.459 khẩu TĐC). Trong 796 hộ người Mnơng, chỉ có 2 hộ sản xuất tiểu
thủ công nghiệp (1 hộ làm gạch và 1 hộ làm thổ cẩm), 1 hộ làm trang trại ni bị với 2
lao động, 15 hộ bán tạp hóa. Ngồi ra, khơng có bất kỳ cơ sở chế biến, các loại hình
kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ hợp tác nào mà người Mnông làm chủ.


Thêm vào đó, huyện Lắk khơng có khu cơng nghiệp, khơng có nhà máy chế biến
nơng lâm sản, có 10 hợp tác xã đang hoạt động kinh doanh, có 19 trang trại với 91 lao


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


7,


75


23,


62


58,


67


9,


59


0,



37


T H Ủ Y L Ợ I


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

94


động, có 4 tổ hợp tác đang hoạt động. Nhìn chung, cơ sở chế biến nông lâm sản, các loại
hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ hợp tác, ... kinh tế trang trại yếu kém, hoạt động chưa
hiệu quả, cơ sở dịch vụ kém, nhỏ, yếu, manh mún, … Do vậy, sản phẩm nông nghiệp
sản xuất chỉ bán cho thương lái hoặc các đại lí, khơng có giá trị gia tăng trên sản phẩm
đang là nhân tố cản trở sự phát triển SK của người Mnông.


<b>3.2. Tác động của các nguồn lực sinh kế đến biến đổi sinh kế người Mnông </b>
<b>tái định cư và vùng chịu tác động thủy điện </b>


<b>3.2.1. Biến đổi trong hoạt động sinh kế </b>


Từ góc độ kinh tế - xã hội, tổ chức TĐC, sắp xếp lại cư dân bị ảnh hưởng bởi TĐ
Buôn Tua Srah thực chất là sự cấu trúc lại không gian sinh tồn của cộng đồng người
Mnông bị ảnh hưởng. Các hộ gia đình TĐC và cộng đồng người Mnơng bị ảnh hưởng
TĐ Buôn Tua Srah tại các xã Krông Nô, Buôn Triết, Nam Ka, Ea Rbin là những cư dân
thuần nông, ổn định về đời sống vật chất và tinh thần. Vì thế, việc cấu trúc lại khơng
gian sinh tồn là một sự thay đổi, phá vỡ tính ổn định về khơng gian sống và tập qn
canh tác cũng như tri thức địa phương của người Mnơng được tích lũy qua nhiều thế hệ.
Sự chuyển dịch không gian xã hội – kinh tế - văn hóa sẽ dẫn đến sự thay đổi các NLSK.
Sau đây là các yếu tố tác động đến biến đổi cơ cấu kinh tế của người Mnông TĐC và
vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah, cụ thể:


<i>Thứ nhất: Sự hỗ trợ của chính quyền, sự nỗ lực của người Mnơng trong việc tích </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

95


<i>Thứ hai: Sự cải thiện chất lượng CSHT đã giúp đồng bào có nhiều cơ hội hơn trong </i>


việc chuyển dịch, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tiêu thụ hàng hàng hóa nâng cao mức sống.
Được sự đầu tư của Nhà nước và các tổ chức trong nước, quốc tế thơng qua các chương
trình, dự án: Chương trình 132, 134, 135, 167, 168; Dự án giảm nghèo khu vực Tây
Nguyên, FLITCH, ... hệ thống đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, mua
sắm thiết bị giáo dục y tế tại điểm nghiên cứu đã được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, việc
đi lại và sản xuất của bà con người Mnông bớt khó khăn. Nhiều diện tích đất nơng nghiệp
trước đây chỉ có thể canh tác một vụ do phụ thuộc nước mưa thì đến nay đã sản xuất
được hai vụ. Hệ thống trường học, trạm y tế gia tăng số lượng, cải thiện về chất lượng,
cục diện nơng thơn có những thay đổi rõ nét.


<i>Thứ ba: Đồng bào Mnơng đang dần có ý thức cao hơn trong việc đầu tư trang </i>
<i>thiết bị phục vụ sản xuất. </i>


Khảo sát của
chúng tôi thấy người
Mnơng có ý thức
trong việc đầu tư máy
móc phục vụ sản xuất
và nâng cao chất
lượng cuộc sống. Có
52% số hộ người
Mnơng có máy nông
nghiệp phục vụ sản
xuất với giá trị trung
bình khoảng 23 triệu



đồng. Tỷ lệ này khá cao so với hộ nông thôn ở các vùng khác. Có 4% hộ sở hữu máy xay
xát để làm dịch vụ, 96% hộ có xe máy với trị giá khoảng 15 triệu đồng/xe, 68% hộ đồng
bào có ti vi, 5,6% hộ có máy tính và 96,6% hộ có điện thoại thơng minh (bảng 3.5).


Việc người Mnơng có ý thức cao trong đầu tư máy móc, cơng cụ lao động là nhân
tố tích cực, thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống trong bối cảnh các nguồn
lực khác bị hạn chế là tín hiệu đáng mừng cho việc cải thiện nguồn lực vật chất, phát
triển xã hội; chuyển dần từ nền sản xuất với cơng cụ thơ sơ sang máy móc công nghiệp
nâng cao hiệu quả kinh tế, chuyển đổi ngành nghề và SK cho người Mnông.


<b>Bảng 3.5. Sở hữu tài sản vật chất của người Mnông </b>


<b>Loại máy </b> <b>Hộ sở hữu </b>


<b>(%) </b>


<b>Tổng giá trị </b>
<b>(triệu đồng) </b>


<b>Giá trị </b>
<b>trung bình </b>
<b>(triệu đồng) </b>


Máy nơng nghiệp (máy


cày, máy bơm, …) 52 3.520 23


Máy xay xát 4 38 3,1



Xe máy 96 4.336 15


Ti vi 68,6 620 3,0


Máy vi tính 5,6 166 9,7


Điện thoại 96,6 514 1,7


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

96


<i>Thứ tư: Cơng trình TĐ Buôn Tua Srah được xây dựng không chỉ làm diện tích </i>


rừng tự nhiên mất đi mà cịn làm cho diện tích đất sản xuất suy giảm, ảnh hưởng lớn đến
môi trường sinh thái và dân sinh. Phần lớn đất thu hồi phục vụ dự án là đất nông nghiệp
và lâm nghiệp. Việc mất đất, mất rừng, đất đai chất lượng kém đã làm nảy sinh nhiều
vấn đề xã hội như chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm, vấn đề môi trường sinh thái, …
Tuy nhiên, đối mặt với thách thức là cơ hội để người Mnông tổ chức sắp xếp lại lao
động, sản xuất trong bối cảnh mới. Sự tái cấu trúc này được biểu hiện là sự xuất hiện
các loại hình kinh tế mới như trang trại, làm thuê, làm công nhân, … mặc dù chưa nhiều
nhưng đây cũng được coi là một hướng phát triển hợp lý cho đồng bào hiện nay.


<i>Thứ năm: Thực hiện chủ trương của Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội </i>


huyện Lắk và các tổ chức tín dụng khác đã cho người Mnơng vay vốn sản xuất. Việc
được vay vốn sẽ giúp cải thiện nguồn lực tài chính, giúp đồng bào có nhiều cơ hội trong
mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, mở rộng và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế kịp thời.


Trước khi TĐ Buôn Tua Srah được xây dựng, cơ cấu kinh tế của người Mnông là:
- Khai thác các nguồn lợi tự nhiên (đánh bắt cá, săn bắt - hái lượm các sản phẩm


từ rừng, …);


- Trồng trọt;
- Chăn nuôi;
- Nghề thủ công;
- Trao đổi buôn bán.


Hiện nay, cơ cấu kinh tế của người Mnông TĐC và vùng chịu tác động TĐ là:
- Sản xuất nông nghiệp;


- Chăn nuôi;
- Làm thuê;


- Trao đổi buôn bán;


- Khai thác các nguồn lợi tự nhiên;
- Nghề thủ công.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

97


Chăn nuôi có những bước phát triển mới. Tập qn chăn ni truyền thống của
đồng bào là chăn thả theo tự nhiên, gần với kiểu chăn nuôi organic hiện nay nên các sản
phẩm từ chăn ni như thịt bị, dê, heo, gà, trứng, … được thị trường ưa chuộng và là
cứu cánh cho bà con trong điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiện nay.


Nghề thủ công truyền thống của đồng bào trước đây mang lại thu nhập cho gia
đình, tuy nhiên hiện nay, nghề này đang bị thu hẹp do thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường
và gặp sự cạnh tranh khốc liệt của hàng nhựa cơng nghiệp.


Thực tế, hướng đến tìm kiếm giải pháp cho ổn định sản xuất, đưa nền kinh tế vùng


TĐC và vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah hướng theo các mục tiêu chiến lược bền
vững đang là nhiệm vụ khó khăn. Sự chuyển đổi bao giờ cũng khó khăn, nhưng chính từ
đó tạo cho người Mnông TĐC và vùng chịu tác động của TĐ Buôn Tua Srah đứng trước
sự thay đổi để phát triển cho trước mắt và lâu dài. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo kế sinh
nhai theo hướng kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc tạo cơ hội chuyển đổi tập quán
canh tác bao đời gắn với cảnh quan môi trường của họ, đây là thách thức lớn. Từ góc độ
dân tộc học, chúng tơi xin lưu ý rằng: rất nhiều bài học về kết quả không thành công ở các
dự án TĐ chỉ ra rằng phần quan trọng trước khi thực hiện các dự án là phải khảo sát kĩ;
lập kế hoạch thực hiện trước, trong và sau quá trình xây dựng cho cộng đồng TĐC, vùng
tác động đóng vai trị quan trọng giúp họ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành cơng.


<b>3.2.2. Biến đổi về loại hình kinh tế </b>


<i>- Biến đổi trong trồng trọt: Dưới sự tác động của TĐ Buôn Tua Srah, các hoạt động </i>


trồng trọt chuyển từ canh tác truyền thống dựa vào rừng, khai thác các nguồn lợi tự nhiên
sang trồng lúa, ngô, cây công nghiệp, … Người Mnông hiện nay biết áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, bước đầu tham gia vào nông nghiệp thị trường và những dạng hoạt động
phi nơng nghiệp.


Do diện tích đất tự nhiên, diện tích rừng bị thu hẹp bởi việc xây dựng TĐ, một
mặt ngoài sự cố gắng tự thân của người Mnông trong nỗ lực chuyển đổi SK, mặt khác
được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông về giống, khoa học kỹ thuật đã góp phần
làm thay đổi diện mạo trồng trọt của đồng bào. Phương thức canh tác được đổi mới,
giống mới, kỹ thuật và phương tiện máy móc được áp dụng góp phần làm thay đổi diện
mạo đời sống sản xuất của người Mnông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

98


xuất đảm bảo cuộc sống tại những khu vực trên. Các dự án của Nhà nước hay các tổ


chức trong nước và quốc tế cũng góp phần tích cực vào việc thay đổi phương thức sản
xuất trong hoạt động trồng trọt. Cụ thể: Chương trình 134, 135, Chương trình xây dựng
nơng thôn mới, … của Nhà nước đã tạo những điều kiện về cơ sở vật chất như điện,
đường, trường, trạm, thủy lợi, … tạo sự thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Các dự án như FLITCH, Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, … tạo những điều
kiện về con giống, vật nuôi, tập huấn tổ chức sản xuất, kỹ thuật, tập huấn sử dụng vốn,
tăng cường năng lực thị trường và hạch tốn kinh tế hộ gia đình đã tạo nên những thay
đổi trong nhận thức của người và nông hộ Mnông.


Tuy nhiên, trong đời sống sản xuất của người Mnông vẫn phải đối mặt với nhiều
nguy cơ mới nảy sinh từ khi xây dựng NMTĐ. Các nguy cơ từ những nguyên nhân
khách quan như: biến đổi thời tiết khí hậu, hạn hán, giá cả thị trường, … cịn có những
ngun nhân chủ quan như: lối tư duy sản xuất lạc hậu, thiếu kiến thức, kỹ năng tổ chức
sản xuất, … đã tác động không nhỏ đến hoạt động SK trồng trọt.


<i>- Biến đổi trong chăn ni: Diện tích đất và rừng tự nhiên bị thu hẹp, hệ thống </i>


sơng suối bị thay đổi dịng chảy khiến hệ thủy sinh và thảm thực vật cũng biến đổi theo.
Nguồn lợi thủy sản đã đảm bảo cuộc sống vốn có từ truyền thống đã mất đi khiến chăn
nuôi trở thành cứu cánh giúp nâng cao thu nhập trong bối cảnh biến đổi mơi trường, khí
hậu, đất đai, … đối với người Mnông hiện nay.


Trước khi xây dựng TĐ, tập quán chăn nuôi của người Mnông khá lạc hậu, không
quan tâm đến vấn đề dịch bệnh nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe.
Tuy nhiên, hiện nay người Mnơng đã có những thay đổi tích cực xuất phát từ yêu cầu
tìm kiếm các SK phù hợp với sự biến đổi. Chăn nuôi chuồng trại đã xuất hiện bên cạnh
hình thức thả rơng. Trong cộng đồng người Mnơng đã xuất hiện một số hộ gia đình chăn
ni có quy mơ khá lớn. Mục đích chăn ni có sự chuyển đổi từ chỗ chăn ni để lấy
sức kéo, hoặc hiến sinh sang chăn ni hàng hóa.



</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

99


của đồng bào. Rõ ràng so với tập quán cổ truyền, tư duy và cách thức chăn ni hiện nay
của người Mnơng đã có sự thay đổi đáng kể.


Tuy nhiên, tại các khu tái định cư cho đồng bào Mnơng thì chăn ni đang gặp
<i>một số khó khăn. Việc tổ chức ở tập trung “kiểu khu phố”, địa điểm tổ chức tái định cư </i>
trên đồi hoặc các vùng đất thiếu đồng cỏ, xa rừng, xa nguồn ngước, … làm hạn chế sự
phát triển của chăn nuôi. Đối với các khu vực tác động, hiện nay chăn nuôi là hoạt động
kinh tế mang lại thu nhập khá cho đồng bào. So với trước khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah,
hoạt động chăn ni đã có bước phát triển vượt bậc, dần thay thế tập quán chăn nuôi cổ
truyền. Người Mnông tại khu TĐC và vùng tác động TĐ đang dần biến ngành chăn nuôi
<b>thành ngành kinh tế chủ lực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. </b>


<i>- Biến đổi trong nghề thủ công: Thực tế trước đây nghề thủ cơng đem lại nhiều </i>


lợi ích cho đồng bào. Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, tranh thủ thời gian nhàn rỗi
để gia tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nghề thủ công
của đồng bào bị mai một nhiều. Nguyên nhân là do quá trình xây dựng TĐ rừng bị mất,
vùng nguyên liệu bị thu hẹp; di dân tái định cư làm cấu trúc buôn làng bị thay đổi, ...;
các sản phẩm công nghiệp tràn ngập thị trường, sự giao lưu tiếp xúc giữa các cộng đồng
đã giúp người Mnơng có điều kiện tiếp cận cái mới, có cơ hội chọn lựa cái phù hợp cho
mình, … chính vì vậy trang phục, các vật dụng đan lát, … là sản phẩm của các ngành
nghề truyền thống khơng cịn được ưa chuộng như trước đây. Nghề thủ cơng của đồng
bào đang trong tình trạng mai một nhanh. Theo khảo sát của chúng tôi, gần như tất cả
các nghề đều có nguy cơ biến mất. Một số nghề như đan gùi, nghề dệt thổ cẩm và đặc
biệt là nghề làm rượu cần đang được đồng bào duy trì. Nghề đan gùi được đồng bào
thực hiện trong những lúc nông nhàn và để phục vụ cho gia đình. Dệt thổ cẩm cũng
tương tự và người lớn tuổi mới làm. Nghề làm rượu cần tương đối phát triển. Đây là
thức uống hàng ngày cũng như được sử dụng trong các lễ nghi của đồng bào.



Trong những năm qua chính quyền và một số tổ chức đã nỗ lực mở nhiều lớp dạy
nghề truyền thống, nhưng cơ hội “hồi sinh” là khơng nhiều. Hiện nay, một số ít gia đình
người Mnông làm nghề dệt thổ cẩm và nghề đan gùi do phục vụ du lịch, bán sản phẩm
lưu niệm cho du khách. Các nghề thủ cơng cịn lại đang đứng trước nguy cơ biến mất.


<i>- Biến đổi trong săn bắt, hái lượm: Trước đây, người Mnông ở huyện Lắk được </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

100


người Mnơng thì rừng lại càng đóng vai trị quan trọng hơn bao giờ hết trong hoạt động
săn bắt và hái lượm. Theo Condominas, cuộc sống của người Mnông Gar là tất cả những
gì được lấy ra từ rừng, khơng dư thừa và cũng không thiếu thốn [24]. Việc xây dựng TĐ
Buôn Tua Srah đã lấy đi một phần không nhỏ diện tích rừng và mơi trường sinh thái
rừng huyện Lắk. Hồ TĐ Bn Tua Srah đã nhấn chìm nhiều cánh rừng tự nhiên với sự
đa dạng sinh học cao. Ngồi diện tích rừng bị thu hẹp, việc ngăn sông Krông Nô đã làm
thay đổi hệ sinh thái thủy sinh và có tác động lớn đến loại hình SK săn bắt, hái lượm.


<i><b>Biểu đồ 3.18. Tình hình khai thác lâm sản, thủy sản năm 2004 và năm 2018 </b></i>


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


Theo kết quả khảo sát (biểu đồ 3.18), so với trước khi xây dựng thủy điện năm
2004, khai thác các sản phẩm từ rừng, sông, suối, … đóng vai trị rất lớn trong đời sống
của người Mnông. Từ khi xây dựng TĐ đến nay, việc săn bắt hái lượm ngày càng suy
giảm. Trong 4 xã khảo sát thì xã Nam Ka, xã Ea Rbin có một số gia đình cịn khai thác
sản phẩm từ rừng, sông suối do gần lõi rừng đặc dụng Nam Ka, các xã cịn lại như Krơng
Nơ, Bn Triết thì hoạt động săn bắt hái lượm gần như khơng còn tồn tại.


Từ kết quả trên cho chúng ta thấy, so với trước xây dựng TĐ, hoạt động săn bắt,


hái lượm của đồng bào Mnông bị suy giảm nghiêm trọng. Việc loại hình SK này suy
giảm làm mất một phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập của gia đình, và quan trọng
<i>hơn là mất đi “không gian rừng”, “Sinh kế rừng”, một phần gốc rễ tạo nên truyền thống </i>
<i>của đồng bào, tạo nên “Người ăn rừng” hay “Chúng tôi ăn rừng”. Phải trải qua một </i>
thời gian nhất định, người Mnơng mới có thể thích ứng với các hoạt động kinh tế mới.


0
20
40
60
80
100
120


Măng Nấm Củi Song


mây


Mật ong Cá Rùa Rắn Kỳ đà Heo


Buôn Triết 2004


Buôn Triết 2018


Krông Nô 2004


Krông Nô 2018


Nam Ka 2004



Nam Ka 2018


Ea Rbin 2004


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

101


<i>- Biến đổi trong trao đổi và buôn bán: Trước đây, do kinh tế tự cung tự cấp, ở </i>


cộng đồng Mnông chỉ diễn ra hình thức trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên việc trao đổi hàng
hóa khơng chỉ đơn giản là hình thức vật đổi vật mà cịn phụ thuộc vào giá trị để trao đổi.
Ngày nay kinh tế thị trường phát triển, hoạt động buôn bán của đồng bào đã có sự biến
đổi. Việc đi chợ với người Mnông hiện nay không chỉ để buôn bán, trao đổi hàng hóa
mà cịn để tìm hiểu tin tức, nắm bắt thông tin thị trường, kinh nghiệm sản xuất, học tập
kiến thức, tìm hiểu các giống cây trồng vật ni mới, …


Ngồi việc trao đổi bn bán ở chợ hoặc ở các quầy hàng tạp hóa, người Mnơng
cịn đến các đại lý để giao dịch. Hình thức giao dịch tại những địa chỉ này thường là
thương thảo mua phân bón, máy nơng nghiệp, phương tiện phục vụ gia đình và bán các
mặt hàng nơng sản như cà phê, tiêu, điều, bắp, ca cao. Thông thường họ sẽ thống nhất
giá các loại nông sản, máy móc, phương tiện, … với chủ đại lý và ứng trước để sản xuất,
tiêu dùng. Khi thu hoạch họ sẽ mang nơng sản ra “thanh tốn” với đại lý những thứ đã
“ứng” trước. Với hình thức “mua bán” này, người Mnơng thường chịu nhiều thiệt thịi
khi quy trình “mua - ứng” thường diễn ra với giá rất cao kèm lãi suất, và khi “bán - thanh
toán” thường bị đại lý ép giá rẻ. Đó là cịn chưa tính đến những rủi ro khơng thể dự báo
như “được mùa mất giá, thiên tai dịch bệnh”. Kinh tế trao đổi bn bán đã có bước phát
triển trong cộng đồng Mnông TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah.


<b>3.2.3. Biến đổi về mức sống </b>


<i>- Biến đổi trong thu nhập: Giai đoạn đầu khi Dự án TĐ Buôn Tua Srah thực hiện </i>



đền bù, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những hỗ trợ về tài chính và vật chất đã đáp
ứng ngay những nhu cầu của người dân TĐC và vùng tác động TĐ. Hiệu quả là chuyển
biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Song, nếu ngay từ đầu chúng ta có các biện pháp
tín dụng để giúp đồng bào có kế hoạch sử dụng nguồn tài chính để đầu tư hợp lý, trang
bị cho người dân kiến thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập ổn định lâu dài
thì đời sống sẽ có được sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, chúng ta đã khơng có các
biện pháp, kế hoạch căn cơ nên việc sử dụng nguồn tài chính của đồng bào khơng hợp
lý, tiêu dùng, mua sắm hoang phí và nguồn lực tài chính nhanh chóng cạn kiệt. Hệ quả
tất yếu sau đó là đời sống của đồng bào bấp bênh, thu nhập ngày càng thiếu ổn định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

102


nguồn tài nguyên. Thu nhập từ các hoạt động khác như: khai thác thuỷ sản ở sông suối,
hồ TĐ Buôn Tua Srah, khai thác lâm sản ngồi gỗ, kinh doanh tạp hóa - dịch vụ, làm
thuê (làm ăn xa, làm thuê theo mùa vụ, làm khốn) là khơng đáng kể. Chúng ta nhận
thấy có sự chênh lệch khá lớn trong cơ cấu thu nhập từ hoạt động nơng nghiệp. Nhóm
thu nhập từ cây công nghiệp chiếm đến 55%, kế tiếp là trồng hoa màu như: lúa, khoai
lang, ngô, đậu, rau xanh, ... chiếm 20%. Như vậy, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp
lên đến 75% trong tổng thu nhập của hộ gia đình người Mnơng TĐC và vùng tác động
TĐ Buôn Tua Srah đã phản ánh một thực trạng là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mức
sống của đồng bào chưa cao (bảng 4.2, chương 4).


Thu nhập từ chăn nuôi chiếm 20% tổng thu nhập của hộ gia đình đồng bào. Người
Mnơng TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah chú trọng chăn ni lợn, trâu, bị, gia
cầm. Tỷ trọng thu nhập khá cao trong cơ cấu thu nhập phản ánh ý thức đầu tư con giống,
kỹ thuật chăm sóc, xây dựng chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh thú y ở đồng bào.
Chăn ni đang có đầu ra ổn định và có thể gia tăng thêm thu nhập, thay đổi sinh kế
theo hướng tích cực (bảng 4.2, chương 4). Đối với thu nhập khác như từ rừng, khai thác
các nguồn lợi tự nhiên, nghề thủ công, buôn bán – dịch vụ, thu nhập từ nghề tự do chiếm


khoảng 5% tổng thu nhập hộ gia đình là không đáng kể (bảng 4.2, chương 4).


Cùng với thay đổi về cơ cấu thu nhập, những biến đổi trong việc tiếp cận thuận
lợi và chất lượng hơn về y tế và giáo dục cũng làm gia tăng sự thay đổi mức sống của
đồng bào Mnông TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah.


<i>- Trong y tế: Từ năm 2013 – 2017, số trẻ em trong độ tuổi được uống và tiêm </i>


phòng đầy đủ các loại Vắc - xin tăng từ 83,32 % lên 91,58%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng giảm từ 25,7% xuống còn 22,3%. Năm 2018, 100% trẻ em dưới 6 tuổi
được cấp thẻ BHYT; phấn đấu năm 2019 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y
tế; thực hiện cấp thẻ bảo hiểm Y tế theo Luật BHYT đạt 100%. Mức giảm tỷ suất sinh
0,54‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,4% [88, 89].


<i>- Trong giáo dục: Có 1 trường tiểu học (Trường Lê Văn Tám – Xã Krông Nô) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

103
Chúng ta thấy có sự


khác biệt lớn trong cách
đánh giá của đồng bào về
mức sống ở các lĩnh vực
thu nhập, y tế và giáo dục.
Lĩnh vực được đồng bào
đánh giá có sự thay đổi tích
cực nhất là giáo dục, kế tiếp
là y tế. Về thu nhập thì có


61,95% cho rằng khơng có thay đổi nhiều so với trước (biểu đồ 3.19). Về cơ cấu trong
thu nhập thì có sự chuyển đổi từ lĩnh vực làm nương rẫy, sắn bắt hái lượm sang trồng


trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác. Tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập tốt hơn chiếm
38,8% thuộc các đối tượng có kế hoạch chuyển đổi kinh tế tốt. Họ biết sử dụng nguồn
tài chính đền bù Dự án TĐ Buôn Tua Srah, lập kế hoạch sản xuất, mua thêm đất đai,
chuyển đổi trồng cây cà phê sang trồng cây ngô lai, lập chuồng trại, nhận đất trồng rừng,
… nên đã vượt qua giai đoạn khó khăn, ổn định và nâng cao cuộc sống.


<b>3.2.4. Biến đổi về cảnh quan môi trường sống </b>


Như chúng ta đã biết, người Mnơng cịn được gọi là “người ăn rừng”, điều này
có nghĩa rằng rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của đồng bào. Việc xây dựng
TĐ Buôn Tua Srah đã làm mất đáng kể diện tích rừng và Hồ TĐ Bn Tua Srah đã làm
ngập khoảng 4.253 ha đất gồm các xã thuộc huyện Lắk, huyện Krông Bông tỉnh Đắk
Lắk, huyện Krông Nô, Quảng Sơn tỉnh Đăk Nông; huyện Lâm Hà, Đăm Rông tỉnh Lâm
Đồng. Hồ chứa TĐ Buôn Tua Srah có tổng dung tích là 785,9 triệu m3<sub>, trong đó dung </sub>
tích chết là 264.2m triệu m3<sub>, dung tích hữu ích là 522.6 triệu m</sub>3<sub>. </sub>


Diện tích lưu vực sơng Krơng Nơ tính đến điểm CTTĐ Bn Kuốp nơi hợp lưu
với sông Krông Ana là 7890 km2<sub>. Độ dài sơng tính đến bờ đập là 119 km. Sườn phía </sub>
Bắc của lưu vực sơng Krơng Ana, nhánh phải của sơng Sêrêpơk tính đến Trạm thuỷ văn
Giang Sơn có diện tích tồn lưu vực là 3180 km2<sub>, độ dài sơng là 215 km. Sườn phía </sub>
Nam của lưu vực là các sông phần thượng nguồn hệ thống sông Đồng Nai.


Về mặt thủy văn, CTTĐ Buôn Tua Srah có diện tích khống chế là 2930 km2<sub>. </sub>
Tuyến đập Bn Tua Srah nằm trên dịng chính sơng Krơng Nơ, diện tích lưu vực tính
đến tuyến đập Bn Tua Srah là 2930 km2<sub>, diện tích lưu vực tính đến trạm thuỷ văn Đức </sub>


38,08
61,95
79,65
20,35


82,05
17,7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90


Tốt hơn Khơng thay đổi Tốt hơn Không thay đổi Tốt hơn Không thay đổi
Thu nhập Y tế Giáo dục


<b>Biểu đồ 3.19. Mức sống của người Mnông hiện nay so với </b>
<b>trước khi xây dựng Thủy điên Buôn Tua Srah </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

104


Xuyên là 3080 km2<sub>. Đập chính dài 990 m, vai trái nối tiếp với sườn núi cao, vai phải </sub>
thoải hơn nối tiếp với mõm đồi của cơng trình khoảng 475 m.


Các đặc trưng hình thái lưu vực sơng tính đến tuyến đập cụ thể:


<b>Bảng 3.6. Đặc trưng hình thái lưu vực sơng </b>


<b>Tuyến </b> <b>Diện tích lưu vực </b>
<b>(km2)</b>



<b>Độ dài </b>
<b>sông </b>
<b>(km) </b>


<b>Độ rộng </b>
<b>lưu vực </b>
<b>(km) </b>


<b>Mật độ </b>
<b>lưới sông </b>
<b>(km/km2<sub>) </sub></b>


<b>Cao độ trung </b>
<b>bình lưu vực </b>


<b>(m) </b>


Bn Tua Srah 2930 119 24,6 0,29 900


<i>Nguồn: Báo cáo của Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah </i>
<i>Về mặt tiêu cực: Hiện tượng thấm nước khi hồ chứa hình thành làm thay đổi kết </i>


cấu địa tầng đất, hiện tượng tái tạo bờ xảy ra với quy mô khác nhau, khu vực xây dựng
cơng trình có thể xuất hiện động đất cục bộ. Khi hồ chứa được hình thành, một phần
diện tích đất lớn bị ngập trong nước, làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên vùng đất rộng
lớn. Phần đất bị ngập chủ yếu là đất rừng, đất trồng cây công nghiệp, cây lương thực, và
nơi định cư của bà con dân tộc Mnông. Trong thời gian thi công đã tạo ra những xáo
trộn lớn đối với môi trường sống của động vật hoang dã trong khu vực. Làm cho động
vật sợ hãi, từ bỏ nơi chốn đang sống di cư vào rừng sâu hoặc sang địa phận khác để sinh


sống. Đa số các lồi động vật thích sống trong địa phận riêng quen thuộc của mình nơi
có những cảnh tĩnh mịch, rừng núi, đồi cây âm u. Nay phải di cư đến nơi ở mới, điều
kiện sống thay đổi sẽ làm chết một số lồi khơng thích nghi và làm giảm đi số lượng các
lồi động vật hoang dã. Sự thay đổi cảnh quan môi trường đã có những tác động đến
nhận thức và các hoạt động sinh kế của người Mnông, và họ cho rằng môi trường tại địa
phương đang bị xấu đi do chính các tác động của NMTĐ Bn Tua Srah.


Tóm lại, có sự thay đổi lớn ở cảnh quan mơi trường có liên quan đến rừng, địa
hình, địa mạo, thời tiết, khí hậu trong khu vực. Qua các hoạt động thực tiễn, người Mnông
cũng đã hiểu và dần thay đổi các hoạt động SK với mục tiêu ít phụ thuộc vào tự nhiên.


<b>3.3. Sinh kế thích ứng hiện nay của người Mnơng tái định cư và vùng chịu </b>
<b>tác động thủy điện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

105


4.404,5 ha; cây rau, cỏ, …: 64,5 ha. Tổng đàn gia súc, gia cầm cuối năm 2017 là: 119.537
con trong đó: Đàn trâu: 455 con; đàn bị: 5.093 con; đàn heo: 12.955 con; đàn gia cầm:
100.534 con; đàn dê, cừu: 500 con.


So với mặt bằng của huyện, tình hình sản xuất của người Mnơng tại các xã Krông
Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết gặp nhiều khó khăn, năng suất thấp, vụ mùa bấp bênh.
Sản lượng, năng suất thấp hơn các xã khác của huyện khoảng 0,6 lần và hay xảy ra dịch
bệnh. Thống kê hàng năm cho thấy tần suất xuất hiện thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí
hậu cao hơn so với những vùng khác. Nhìn chung, SK của người dân tại các xã này gặp
khơng ít khó khăn trong sản xuất do chưa kịp thích ứng với điều kiện môi trường mới.


<b>3.3.1. Trồng trọt </b>


Sau khi TĐ Buôn Tua Srah được xây dựng, nguồn lực đất đai của người Mnông


bị thu hẹp. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất cho hoạt động SK trồng trọt. Do
đất canh tác ngày càng suy giảm nên SK trồng trọt của người Mnông gặp nhiều khó
khăn, thu nhập từ hoạt động SK này có những biến đổi lớn so với trước khi xây dựng
TĐ Buôn Tua Srah.


Kết quả khảo sát cho thấy
diện tích các loại đất trồng sau khi
xây dựng TĐ có biến động nhiều so
với trước. Diện tích trồng lúa trước
khi xây dựng TĐ là 3,5 sào, sau khi
xây dựng TĐ cịn 1,5 sào. Diện tích
trồng bắp lai, đậu các loại tăng từ 1,2
sàolên 3,5 sào. Mặc dù diện tích cây
hoa màu tăng nhưng giá trị thấp nên
thu nhập giảm so với trước. Diện
tích trồng cà phê, tiêu giảm khoảng
gần ½ so với trước khi xây dựng TĐ.


Trước đây đồng bào sống ở khu vực gần rừng đặc dụng Nam Ka và lòng hồ đất đai phì
nhiêu, chủ động nguồn nước. Nay đất canh tác chất lượng kém, xa nguồn nước và diện
tích ít hơn. Việc này đồng nghĩa với thu nhập của hộ dân giảm so với trước khi xây dựng
TĐ làm cho cuộc sống khó khăn hơn (bảng 3.7).


<b>Bảng 3.7. Diện tích gieo trồng trung bình các loại cây </b>
<b>trước và sau khi xây dựng thủy điện </b>


<i> Đơn vị: Sào </i>


<b>Diện tích </b> <b>Trước xây dựng </b>



<b>thủy điện </b> <b>Sau xây dựng thủy điện </b>


Trồng bắp 1,6 2,7


Trồng đậu các loại 0,6 0,8


Trồng lúa 3,5 1,5


Trồng cà phê 19 11


Trồng điều 0,4 0,6


Trồng tiêu 5 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

106
Khó khăn lớn


nhất đối với các hộ
người Mnông là chất
lượng đất xấu, nghèo
dinh dưỡng và thiếu.
Một số hộ cịn chưa có
sổ đỏ nên gặp khó khăn
trong việc thế chấp vay
vốn sản xuất. Ngồi ra
các khó khăn khác như
thiếu giống, phân bón,


thuốc trừ sâu, nước. Rất ít hộ cho rằng khơng gặp khó khăn gì trong sản xuất do đã được
nhận đất và làm sổ đỏ đầy đủ (biểu đồ 3.20).



Trong ba năm gần đây, tình hình khơ hạn hay lũ lụt diễn ra đặc biệt nghiêm trọng.


<i>Về hạn hán: năm 2016 do thời tiết khô hạn kéo dài, nguồn nước cạn kiệt đã làm ảnh </i>


hưởng 2.888,3 ha cây trồng các loại, trong đó mất trắng 390,5 ha. Năm 2018 tình hình
hạn hán diễn ra khốc liệt làm cho một số xã, trong đó xã Krơng Nơ thiệt hại nặng nề
<i>nhất. Về lũ lụt: Vào đầu tháng 11/2016, do có mưa lớn kéo dài, đồng thời do lượng nước </i>
từ thượng nguồn sông Krông Nô đổ về nhiều, hồ TĐ Tua Srah xả điều tiết và chạy máy
với lưu lượng lớn đã dẫn đến ngập úng 166,7 ha cây trồng các loại và gây thiệt hại 12,22
ha diện tích ni trồng thủy sản. Năm 2017, nhiều đợt lũ lụt diễn ra gây thiệt hại nghiêm
<i>trọng cho các xã Nam Ka, Buôn Triết, Ea Rbin, Buôn Tría, …. Cụ thể: đợt 1: cuối tháng </i>
<i>01 đến đầu tháng 02/2017; đợt 2: các ngày từ 16/5 đến 21/5/2017; đợt 3: từ 03/11 đến </i>
05/11/2017. Những đợt mưa lớn này làm cho nước hồ TĐ Buôn Tua Srah dâng lên cao,
NMTĐ phát điện, xả nước làm ngập lụt gây thiệt hại cho bà con người Mnông. Những
diễn biến thời tiết, khí hậu ngày càng phức tạp đã tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp,
<b>thiệt hại cho đồng bào người Mnông khu TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah. </b>


Trước, trong và sau khi xây dựng TĐ, người Mnông luôn nhận được sự quan tâm của
chính quyền địa phương. Nhiều hộ Mnông được tham gia tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật trồng
trọt, chăn nuôi. 55,80% các hộ cho rằng việc được tập huấn tốt sẽ thuận lợi hơn trong việc tổ
chức sản xuất. Ngoài ra, Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đã mời chuyên gia về tập
huấn kĩ thuật và tổ chức cho bà con đi tham quan học tập mơ hình ở một số nơi (biểu đồ 3.21).


0
10
20
30
40
50


60
70
80
90
Đất xấu,
nghèo
dinh
dưỡng
Thiếu
giống kiến thức, Thiếu


kỹ thuật
Thiếu
phân bón
Thiếu
vốn sản
xuất
Thiếu hệ
thống
thủy lợi


Thiên taiGiá vật tư
cao
Thiếu
thuốc trừ
sâu
Nhiều
dịch bệnh
Khó khăn
khác



<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018</i>


<b>Biểu đồ 3.20. Những khó khăn trong trồng trọt </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

107
Tóm lại, chất


lượng đất xấu, thiếu đất
sản xuất tốt là vấn đề lớn
nhất mà người Mnông
phải đối mặt; sự hỗ trợ
tập huấn kỹ thuật, các
trang thiết bị sản xuất
góp phần cho sản xuất
hiệu quả hơn. Thực trạng
trồng trọt đã bộc lộ rất rõ
khó khăn về sản xuất và


cuộc sống không ổn định, thu nhập thấp của người Mnông.


<b>3.3.2. Chăn nuôi </b>


Chăn nuôi là ngành có vai trị quan trọng đối với các hộ TĐC và vùng tác động
TĐ Buôn Tua Srah. Sau khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah, đàn gia súc, gia cầm tăng rất
chậm so với của các xã khác trong huyện. Thu nhập từ chăn nuôi của người dân vì vậy
ngày càng giảm sút. Số lượng đàn trâu bị được ni giảm đi hàng năm. Ngun nhân
của việc giảm nhanh do sau khi TĐC các hộ thiếu diện tích đất để chăn thả. Ni trâu
bị cho bà con lợi nhuận cao tuy không thường xuyên nhưng khi bán trâu hoặc bị bà con
có khoản tiền lớn tới vài chục triệu đồng.



Gà, vịt, … được đồng bào chọn ni nhiều. Mỗi hộ gia đình có thể ni từ vài
con đến vài chục con. Ni gia cầm thuận tiện, khơng cần nhiều diện tích chăn thả như
trâu bị. Mặt khác, tiêu thụ ít thức ăn, thị trường dễ tiêu thụ, và hơn nữa gia cầm được
đồng bào nuôi thường hay phục vụ cho các lễ nghi gia đình và làm thức ăn hàng ngày.
Ngoài gia cầm, heo cũng được các hộ nuôi tương đối nhiều. Tuy nhiên nếu so với trước,
số lượng đàn heo suy giảm nhiều. Trước khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah, heo được
mỗi hộ gia đình ni từ vài con đến vài chục con là phổ biến. Heo được ni theo hình
thức thả rơng. Theo đánh giá của người Mnông, số lượng heo nuôi ít hơn so với trước
là do đất đai và không gian sống bị thu hẹp. Tại các buôn TĐC như: Dơng Blang, Lách
Dơng, Đắk Tro, Phi Dih Ja A, Phi Dih Ja B của xã Krông Nô, hiện nay có 317 hộ với
1.459 khẩu người Mnơng nhưng chỉ ni 296 con.


Hiện nay, cơng tác tiêm phịng dịch bệnh đã được chính quyền các cấp và ngành
55,8
43,5
17,9
1,6
3,7
4,1
5,4
19,3
11,6


0 20 40 60


Được tập huấn kĩ thuật
Đầu ra thuận lợi
Được hỗ trợ vốn
Đất tốt, giàu dinh dưỡng



Hệ thống tưới tiêu, thủy …
Lợi nhuận cao
Được hỗ trợ công cụ lao …
Có kinh nghiệm sản xuất


Thuận lợi khác


<b>Biểu đồ 3.21. Những thuận lợi trong trồng trọt </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

108


thú y chú ý. Trong những năm qua, ngành thú y đã triển khai đồng bộ, kịp thời các biện
pháp phịng, chống và kiểm dịch, do đó xử lý kịp thời và kiểm soát được dịch bệnh của
gia súc, gia cầm tại khu vực TĐC và ảnh hưởng TĐ Buôn Tua Srah. Cụ thể, năm 2015
đã tổ chức tiêm phịng vắc xin lở mồm long móng trên trâu, bò là: 2.900 liều; 4.500 liều
vắc xin tụ huyết trùng; 3.000 liều vắc xin thương hàn và dịch tả ở heo; 800 liều vắc xin
phòng bệnh dại cho chó; 42.700 liều vắc xin cúm gia cầm; cấp phát và phun xịt trên địa
bàn 4 xã khu vực trên 500 lít hóa chất.


Đầu năm 2016, trên địa bàn xuất hiện 3 đợt dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu,
bị, với 153 con gia súc bị mắc bệnh (7)<sub>; theo cơ quan thú y huyện, nguyên nhân xảy ra </sub>
dịch do mầm bệnh tồn tại trong môi trường, trong các ổ dịch cũ mặt khác do Type virus
gây bệnh là chủng mới lở mồm long móng (Virus Type A), nhưng các năm trước lại
được tiêm phịng chủng Virus Type O. Trước tình hình dịch bệnh trên, được sự quan
tâm chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở đã ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh khi mới bùng phát,
tình hình chăn ni đi vào ổn định. Nhờ làm tốt cơng tác phịng dịch năm 2016 nên năm
2017 các bệnh như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, … khơng cịn bùng phát trong
chăn nuôi tại cộng đồng TĐC và vùng tác động TĐ. Tuy nhiên, trong tháng 7/2017 trên
địa bàn xảy ra 01 ổ dịch cúm gia cầm A (H5N6) tại Buôn Dhăm 2, xã Buôn Triết.


Nguyên nhân là do hộ chăn ni khơng chấp hành biện pháp tiêm phịng bắt buộc theo
khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Năm 2018, trên địa bàn 4 xã không diễn ra dịch
bệnh gia súc, gia cầm.


Về nuôi trồng thủy sản, với lợi thế diện tích mặt nước lớn, nhiều chính sách
khuyến khích ni trồng thủy sản được ban hành. Các xã Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin,
Buôn Triết là trung tâm của ni trồng thủy sản. Năm 2018, diện tích ni cá lồng bè là
<i>05 ha (có 191 lồng bè, trong đó Bn Triết 01 lồng, Nam Ka 120 lồng (cá tầm), Krơng </i>


<i>Nơ 80 lồng (cầu Đăk Hil); Diện tích ni cá nước lạnh: 2 ha (cá tầm); Diện tích nuôi </i>


thâm canh: cá rô phi 10 ha. Tổng sản lượng ni trồng và khai thác thủy sản ngồi tự
nhiên ước đạt 700 tấn. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, người Mnông không nuôi
cá lồng, bè hoặc cải tạo ruộng đồng để nuôi trồng thủy sản. SK của họ vẫn là đánh bắt
<b>cá trong tự nhiên, năng suất thấp do nguồn cá tự nhiên cũng đang dần cạn kiệt. </b>




(7)<sub> Từ ngày 07/01/2016 đến ngày 01/02/2016 trên địa bàn xã Krông Nô xuất hiện dịch bệnh lở mồm long </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

109
Về những khó khăn, nhìn


chung trong lĩnh vực chăn nuôi,
người Mnông TĐC và vùng
chịu tác động TĐ Bn Tua
Srah cịn gặp nhiều khó khăn do
nhiều nguyên nhân khác nhau
(biểu đồ 3.22). Có 59% hộ gia
đình cho rằng khơng có nơi


chăn và thiếu thức ăn chăn nuôi
là khó khăn nhất. Thiếu giống


và giá thức ăn cao là cản trở lớn thứ hai trong chăn nuôi của đồng bào. 26% số hộ cho
<b>rằng dịch bệnh và thiên tai cũng có tác động lớn đến hoạt động chăn nuôi </b>


Về những yếu tố thuận
lợi, có 55,40% người Mnông
TĐC và vùng tác động TĐ
Buôn Tua Srah đánh giá rất cao
công tác hỗ trợ kĩ thuật chăn
nuôi. Các lớp tập huấn hỗ trợ
hỗ kĩ thuật chăn nuôi cho từng
loại vật ni, cơng tác tiêm
phịng được thú y xã, huyện
quan tâm (biểu đồ 3.23). Chăn


nuôi hữu cơ được bà con chú ý và hiện đang là thế mạnh, phù hợp với truyền thống của
đồng bào. Đây là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh các sản phẩm chăn nuôi công
nghiệp tồn tại nhiều vấn đề, là điều kiện tốt để chăn ni của đồng bào có cơ hội phát
triển, tăng thu nhập và nâng cao cuộc sống.


<b>3.3.3. Sinh kế rừng </b>


Việc xây dựng TĐ Buôn Tua Srah đã lấy đi một phần không nhỏ diện tích rừng
và mơi trường sinh thái rừng huyện Lắk. Hồ TĐ Bn Tua Srah đã nhấn chìm nhiều
cánh rừng tự nhiên với sự đa dạng sinh học cao. Ngồi diện tích rừng bị thu hẹp, việc
ngăn sông Krông Nô đã làm thay đổi hệ sinh thái thủy sinh và có tác động khơng nhỏ
đến loại hình SK săn bắt, hái lượm của người Mnơng.



13,67


56,67
9


1,7


12,1


0 20 40 60


Giá thức ăn cao
Khơng có nơi


chăn
Thiếu giống


Dịch bệnh
Khó khăn khác


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018</i>


2,4


41,3


55,4
33,2


1,7



Lợi nhuận cao
Đầu ra thuận lợi
Được hỗ trợ kĩ thuật
Có kinh nghiệm
Thuận lợi khác


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


<i>Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

110


<i>Người Mnông tái định cư tại các buôn Dơng Blang, Buôn Lách Dơng, Buôn Phi </i>


Dih Ja A, Buôn Phi Dih Ja B, Bn Đắk Tro khơng có rừng. Trong thời gian tới, SK
rừng có thể biến mất hoàn toàn trong đời sống của những cư dân tái định cư. SK rừng
mất đi sẽ có tác động sâu sắc đến cuộc sống đồng bào, làm mất thu nhập, mất khơng
gian kinh tế, sinh hoạt văn hóa tộc người.


<i>Đối với cộng đồng người Mnông vùng tác động thủy điện Buôn Tua Srah, SK </i>


rừng của họ bị ảnh hưởng nặng nề. Hồ TĐ Buôn Tua Srah đã làm mất đi 4.253 ha đất.
Việc nhấn chìm hàng ngàn héc ta rừng và đất canh tác có tác động không nhỏ đối với
người Mnông. Thêm vào đó, hiện nay nhà nước đã đóng cửa rừng, cấm khai thác rừng
từ năm 2017. Như vậy, về cơ bản SK rừng và hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên trên
dịng sơng Krơng Nơ của đồng bào đã kết thúc. Trong những năm qua do nghèo, thiếu
đất sản xuất, một số đồng bào và một số đối tượng khác “mượn tay” đồng bào để vi phạm
lâm luật. Phần lớn người bị bắt hoặc xử phạt là người Mnơng nghèo có điều kiện kinh tế
khó khăn. Ngoài ra, một số các dự án trồng rừng, quản lý đất rừng cịn lỏng lẻo dẫn đến


tình trạng một số diện tích bị người dân lấn chiếm dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện.


Tóm lại, việc tổ chức xây dựng TĐ Bn Tua Srah đã có những tác động trực
tiếp đến SK rừng và các hoạt động đánh bắt thủy sản của người Mnông TĐC và vùng
tác động ở các phương diện sau:


- Trực tiếp làm thu hẹp rừng tự nhiên;


- Làm cho hệ sinh thái rừng và sông suối thay đổi;


- Làm mơi trường, khí hậu biến đổi và diễn biến ngày càng phức tạp.


<b>3.3.4. Sinh kế khác </b>


<b>Nghề thủ công: Thực tế, trước đây nghề thủ công đem lại nhiều lợi ích cho đồng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

111


tết họ vẫn sử dụng, các nghề khác gần như đồng bào khơng cịn thực hiện nữa.


<b>Trao đổi và bn bán: Trước đây do tính chất của kinh tế tự cung tự cấp cùng </b>


những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống, ở cộng đồng Mnơng chỉ diễn ra hình thức trao
đổi hàng hóa. Tuy nhiên việc trao đổi hàng hóa khơng phải chỉ đơn giản là hình thức vật
đổi vật mà phụ thuộc vào giá trị để trao đổi. Ngày nay kinh tế thị trường phát triển, hoạt
động bn bán của đồng bào đã có sự biến đổi. Việc đi chợ với người Mnông hiện nay
khơng chỉ để bn bán, trao đổi hàng hóa mà cịn để tìm hiểu tin tức, nắm bắt thơng tin
thị trường, kinh nghiệm sản xuất, học tập kiến thức, tìm hiểu các giống cây trồng, vật
ni mới, …



Ngồi việc trao đổi bn bán ở chợ hoặc ở các quầy hàng tạp hóa, người Mnơng
cịn đến các đại lý để giao dịch. Hình thức giao dịch tại những địa chỉ này thường là
thương thảo mua phân bón, máy nơng nghiệp, phương tiện phục vụ gia đình (xe máy, tủ
lạnh, ti vi, …), và bán các mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu, điều, bắp, … Thông
thường họ sẽ thống nhất giá các loại nơng sản, máy móc, phương tiện, … với chủ đại lý
và ứng trước để sản xuất, tiêu dùng. Khi thu hoạch họ sẽ mang nơng sản ra “thanh tốn”
<i>với đại lý những thứ đã “ứng” trước. Với hình thức “mua bán” này, người Mnơng </i>
<i>thường chịu nhiều thiệt thịi khi quy trình “mua - ứng” thường diễn ra với giá rất cao </i>
<i>kèm lãi suất, và khi “bán - thanh toán” thường bị đại lý ép giá rẻ. Đó chưa tính đến </i>
<i>những rủi ro không thể dự báo như “được mùa mất giá, thiên tai dịch bệnh”. </i>


Như vậy, dưới góc độ kinh tế thì người Mnơng đang thiếu một yếu tố quan trọng
là “tư duy thương nghiệp - dịch vụ”. Thiếu yếu tố này các hoạt động SK của họ vẫn cịn
đối diện với nhiều khó khăn do thiếu “tự chủ” trong kinh tế thị trường.


<b>Hoạt động làm thuê: Hoạt động làm thuê bắt đầu xuất hiện vào năm 2004. Khi </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

112


phần giải quyết lao động dư thừa và đóng góp vào cơ cấu thu nhập hộ gia đình Mnơng.


<b>Tiểu kết chương 3 </b>


Có thể khẳng định, q trình xây dựng và hoạt động của NMTĐ Bn Tua Srah
đã có những tác động to lớn đến các NLSK và SK của người Mnông huyện Lắk, tỉnh
Đắk Lắk. Nguồn lực tự nhiên, con người, xã hội, tài chính, vật chất của đồng bào Mnông
TĐC và vùng tác động TĐ đều có những biến đổi lớn.


Theo chính sách của dự án, các hộ dân di dời đến nơi ở mới cũng như các hộ chịu
tác động đã nhận được sự hỗ trợ và đền bù đáng kể của Nhà nước. Các dịch vụ công như


hệ thống thủy lợi, giao thông, chợ, trường học, trạm y tế... được đầu tư xây dựng tương
đối đồng bộ. Có thể nói, cơ sở hạ tầng chính là điểm nhấn của dự án và là tiền đề để
phục vụ các hoạt động mưu sinh của người dân. Về mặt lý thuyết, việc đền bù và cấp
đất sản xuất đủ để đảm bảo đời sống và tái đầu tư nếu đồng bào chịu khó làm ăn. Tuy
nhiên, diện tích đất sản xuất mà các hộ dân nhận được thấp hơn so với thực tế. Chất
lượng đất được giao cũng khơng được như mong đợi, thường là đất có độ dốc hoặc đất
không quá màu mỡ, hoặc nhiều sỏi đá, ... Nguồn lợi từ khai thác tự nhiên và rừng khơng
cịn dẫn tới những thiếu hụt trong đời sống thường ngày của người Mnông. Mâu thuẫn
đất đai, một số vấn đề xã hội khác đang là những thách thức lớn ảnh hưởng tới quá trình
ổn định và phát triển sản xuất của người Mnông hiện nay.


Vốn con người của người dân tăng lên so với trước. Trình độ học vấn của người
dân dần được nâng cao. Sức khỏe của người dân được đảm bảo hơn. Việc dễ dàng tiếp
cận với các nguồn thơng tin khiến người dân có điều kiện thuận lợi hơn trước đây để áp
dụng những tri thức mới vào sản xuất. Trồng trọt, chăn ni có nhiều thay đổi so với
trước. Các hoạt động phi nông nghiệp đang phát triển một cách khó khăn. Nghề thủ cơng
đã mai một, khó có cơ hội để trở thành sản phẩm hàng hố. Trong bối cảnh đó, một số
nghề mới xuất hiện như dịch vụ, làm thuê, … góp phần nhỏ trong việc giải quyết lao
động dư thừa, cải thiện thu nhập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

113


<b>CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG </b>
<b>CHO NGƯỜI MNÔNG TÁI ĐỊNH CƯ VÀ VÙNG CHỊU TÁC ĐỘNG </b>
<b>CỦA THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK </b>


<b>4.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức các nguồn lực sinh kế của </b>
<b>người Mnông </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

114



<b>Bảng 4.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức các nguồn lực sinh kế của người Mnông </b>


<b>Nội </b>


<b>dung </b> <b>Điểm mạnh </b> <b>Điểm yếu </b>


<b>Nguồn </b>
<b>lực </b>


<b>tự </b>
<b>nhiên </b>


- Tài nguyên đất đa dạng, diện tích cịn nhiều;


- Tài ngun rừng lớn, chiếm hơn ½ diện tích đất tồn huyện;


- Có quần thể thực vật phong phú, đa dạng về chủng loại (có khoảng 1000
lồi, thuộc 150 họ thực vật);


- Quần thể thực vật rất có giá trị về khoa học và sử dụng (264 lồi có khả
năng làm thuốc, 54 loài ghi trong sách đỏ, 143 loài đặc hữu, một số loài
cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao, …);


- Quần thể động vật phong phú, đa dạng về chủng loại, có hơn 600 loài thú
với nhiều họ, bộ, chi, loài khác nhau;


- Quần thể động vật rất có giá trị về khoa học, gồm: 203 lồi chim (có 9
loại trong sách đỏ), 46 lồi thú lớn (có 12 lồi ghi trong sách đỏ), 29 lồi
bị sát lưỡng cư (trong đó 11 lồi ghi trong sách đỏ), ...;



- Tài nguyên nước dồi dào, dự trữ nguồn nước lớn đặc biệt là nguồn nước
mặt tại các hồ như: Hồ thủy điện Buôn Tua Srah, Hồ Lắk, Hồ bn Triết,
hồ bn Tría, ...;


- Tài ngun khống sản tương đối phong phú về chủng loại.


- Vị trí địa lý khơng thuận lợi cho phát triển; Ở vùng khó khăn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa;


- Địa hình núi cao, bị cắt xẻ mạnh, nhiều sơng nhỏ, hẹp, dốc;


- Khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, thiếu nước vào mùa khô, lũ lụt vào mùa
mưa;


- Chất lượng đất sản xuất không tốt, đất thịt nặng đến cát pha, khả năng
thấm, giữ nước kém, về mùa khô bị chai rắn, nghèo chất dinh dưỡng và
tầng mỏng, …;


- Tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp, quần thể thực vật suy giảm, một số
lồi có nguy cơ tuyệt chủng;


- Tài ngun động vật suy giảm nghiêm trọng, một số loài đã tuyệt chủng;
- Hệ sinh thái thủy sinh (sinh thái sông) bị suy kiệt nghiêm trọng do thay
đổi dòng chảy các con sơng, một số lồi đã biến mất;


- Tài nguyên khoáng sản rất hạn chế về khối lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

115
- Tổ chức nghiên cứu, quy hoạch lại nguồn lực tự nhiên và quản lý


nguồn tài nguyên hợp lý;


- Tổ chức bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái bền vững;
- Phát triển nguồn năng lượng thủy điện;


- Việc có nhiều hồ lớn như: Hồ thủy điện Buôn Tua Srah, hồ Lắk, hồ
buôn Triết, hồ bn Tría sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nghề ni cá
lồng để đa dạng hóa các loại hình sinh kế nâng cao thu nhập;


- Nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ.


- Mơi trường sinh thái bị ảnh hưởng bởi hệ lụy của việc xây dựng nhà
máy thủy điện;


- Rừng bị thu hẹp nghiêm trọng;


- Môi trường sống của động vật hoang dã bị thu hẹp, một số loại động
thực vật có nguy cơ tuyệt chủng;


- Hệ thống dịng chảy sông suối thay đổi làm ảnh hưởng đến đời sống
của động vật thủy sinh;


- Diện tích đất suy giảm do hình thành Hồ thủy điện Bn Tua Srah;
- Cảnh quan thiên nhiên bị ảnh hưởng việc xây dựng thủy điện;
- Thời tiết, khí hậu ngày càng nhiều biến đổi thất thường.


<b>Nguồn </b>
<b>lực </b>
<b>con </b>
<b>người </b>



<b>Điểm mạnh </b> <b>Điểm yếu </b>


- Có đầy đủ hệ thống trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT trong
đó có 1 trường tiểu học đạt chuẩn mức độ I, 1 trường THCS đạt chuẩn
mức độ I;


- Lực lượng lao động dồi dào, trẻ, khỏe;


- Có tri thức bản địa phong phú trên nhiều lĩnh vực;
- 98% lực lượng lao động làm nông nghiệp.


- Được tập huấn kiến thức, kĩ năng về chăn ni và trồng trọt;
- Mỗi xã có 1 trạm y tế, trong đó có bác sỹ, y sĩ, hộ sinh;
- 100% đồng bào được nhà nước cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế;
- 91,58% trẻ em được tiêm phòng theo đúng thời gian và quy định;
- 100% các em học sinh người Mnông được cấp bảo hiểm miễn phí;


- Trình độ học vấn và chun mơn cịn hạn chế;


- Cơng tác giáo dục và đưa trẻ đến trường cịn gặp nhiều khó khăn;
- Còn thiếu thiết bị học tập, sinh hoạt, vui chơi cho học sinh;
- Trạm y tế còn thiếu trang thiết bị máy móc;


- Trình độ y, bác sỹ thấp;


- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiếm 22,3%;


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

116
- Được miễn học phí, hỗ trợ sách vở và chi phí học tập;



- Bà con có ý thức đầu tư các máy móc cho sản xuất nơng nghiệp.


<b>Cơ hội </b> <b>Thách thức </b>


- Nâng cao trình độ trong học tập và đào tạo nghề;
- Chuyển đổi nghề nghiệp;


- Chăm sóc sức khỏe; nâng cao chất lượng giáo dục.


- Ý thức trong học tập, đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp;
- Ý thức làm việc và tuân thủ quy định, quy chế;


- Tinh thần, ý chí vượt khó vươn lên.


<b>Nguồn </b>
<b>lực </b>
<b>xã </b>
<b>hội </b>


<b>Điểm mạnh </b> <b>Điểm yếu </b>


- Có tinh thần đồn kết, tương thân tương ái;


- Mối quan hệ gia đình, dịng họ, buôn làng, tôn giáo của đồng bào
tương đối mạnh;


- Đa số đồng bào đều tham gia các tổ chức địa phương và có quan hệ tốt;
- Chia sẻ thơng tin trong cộng đồng tương đối mạnh;



- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương;
- Phong tục, tập quán lạc hậu ngày càng được hạn chế;
- Được tập huấn kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi và trồng trọt;
- Đội ngũ cán bộ buôn làng nhiệt tình;


- Các tổ chức, đồn thể hoạt động sôi nổi;


- Đội ngũ cán bộ thôn buôn thường xuyên được bồi dưỡng;
- Hệ thống loa truyền thanh được phủ khắp các buôn;
- An ninh trật tự cơ bản được đảm bảo.


- Nhà cộng đồng xuống cấp nghiêm trọng, không sử dụng được;
- Phương tiện phục vụ cho phòng chống thiên tai còn thiếu;
- Khơng có kinh phí hỗ trợ cho nhân dân khi gặp thiên tai;
- Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội khơng rõ ràng;
- Hiệu quả của các khóa tập huấn khơng cao, khơng sát thực;
- Tiếp cận các dịch vụ xã hội còn hạn chế.


<b>Cơ hội </b> <b>Thách thức </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

117
- Nằm trong dự án giảm nghèo và FLITCH đầu tư giảm nghèo bền vững;
- Chế độ đối với đồng bào ngày một nâng cao;


- Được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.


- Chưa có sự kết hợp giữa 3 nhà, gồm nhà nơng + nhà khoa học + doanh
nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm;


- Chưa tạo ra được chuỗi giá trị trong sản xuất;



- Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa theo kịp với nhiệm vụ.


<b>Nguồn </b>
<b>lực </b>
<b>tài </b>
<b>chính </b>


<b>Điểm mạnh </b> <b>Điểm yếu </b>


- Được nhiều chương trình trọng điểm quốc gia hỗ trợ tài chính như
134, 135, nơng thơn mới ...;


- Nằm trong dự án giảm nghèo và FLITCH đầu tư giảm nghèo bền
vững;


- Nhiều tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi: Ngân hàng Chính sách xã hội,
Quỹ tín dụng Nhân dân, ...;


- Nhiều hình thức cho vay tín dụng: Tín chấp, đại diện tổ chức bảo lãnh,
vay ưu đãi, ...;


- Được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.


- Thu nhập thấp và bấp bệnh;
- Thiếu kiến thức tài chính vi mơ;


- Khơng có kế hoạch rõ ràng sử dụng nguồn lực tài chính để tái đầu tư
hợp lý;



- Thiếu vốn sản xuất ở quy mơ trung bình đến lớn.


<b>Cơ hội </b> <b>Thách thức </b>


- Được tổ chức tập huấn về tài chính vi mơ;


- Được hướng dẫn lập kế hoạch tài chính và đầu tư;
- Nâng cao thu nhập và quản lý tài chính hiệu quả.


- Biến động của giá cả thị trường;
- Thiên tai, dịch bệnh;


- Văn hóa tộc người (tập quán sản xuất, phong tục lạc hậu, những thói
quen trong đời sống thường ngày);


- Đặc tính và năng lực tộc người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

118


<b>Nguồn </b>
<b>lực </b>
<b>vật </b>
<b>chất </b>


- Đất sản xuất còn tương đối nhiều;


- Nhà ở cơ bản là nhà kiên cố và bán kiên cố;
- Công tác vệ sinh môi trường đã được quan tâm;
- 85% đường giao thông liên thôn bn được cứng hóa;
- 96% hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn;



- 97% người dân có phương tiện đi lại, mỗi hộ có từ 1 đến 2 loại phương
tiện đi lại là xe máy;


- 100% hộ gia đình có điện sinh hoạt.


- 70% dùng nước giếng khoan, giếng đào; gần 30% cịn dùng nước sơng
suối;


- Hệ thống chợ, đại lý, tạp hóa, ... thuận lợi cho bn bán trao đổi.


- Đất sản xuất bạc màu nhanh;
- Hệ thống thủy lợi kém;


- Nhà bán kiên cố vẫn nhiều, nhà tạm bợ chiếm 7% và có nguy cơ đổ sập
làm thiệt hại về người và tài sản;


- Công tác vệ sinh môi trường đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt, nhà vệ
sinh vẫn còn là vấn đề lớn đối với đồng bào;


- Hệ thống đường xá bị xuống cấp, lún, nứt, một phần khá lớn đường cịn
chưa được cứng hóa;


- Giao thông nông thôn, giao thông nội đồng kém;
- Nhà cộng đồng xuống cấp và không sử dụng được;


- Thiếu các cơng trình cơng cộng như sân bóng chuyền, bóng đá ,… để
làm nơi sinh hoạt tập thể.


<b>Cơ hội </b> <b>Thách thức </b>



- Là các xã 30a, vùng đặc biệt khó khăn nên được chú ý đầu tư;
- Được các chương trình trọng điểm cấp quốc gia hỗ trợ như 134, 135,
nông thôn mới ...;


- Nằm trong dự án giảm nghèo và FLITCH đầu tư giảm nghèo bền
vững;


- Được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.


- Cải tạo đất bạc màu, áp dụng công nghệ vào sản xuất;


- Cải tạo, xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo nguồn nước sản xuất;
- Xây dựng đường giao thông nội đồng để kết nối sản xuất, tiêu dùng;
- Nguồn nước sạch hợp vệ sinh chưa đảm bảo;


- Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cịn khó khăn, đường
giao thơng nội đồng rất kém, đường liên thơn bn cịn chưa được hoàn
thiện phần cứng;


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

119


<b>4.2. Phân tích các hoạt động sinh kế hiện nay của người Mnơng </b>


<b>Bảng 4.2. Phân tích các hoạt động sinh kế hiện nay của người Mnông </b>


<b>Sinh kế </b> <b>Ai làm </b>
<b>Số </b>
<b>người </b>
<b>làm </b>


<b>Thu </b>
<b>nhập ước </b>
<b>tính </b>


<b>Sự hỗ trợ của các </b>
<b>tổ chức </b>
<b>Những </b>
<b>nguy cơ </b>
<b>Biện pháp </b>
<b>chống đỡ </b>
<b>Biện pháp </b>


<b>thay thế </b> <b>Đánh giá </b>


<b>Trồng </b>
<b>cây công </b>
<b>nghiệp: cà </b>
<b>phê, tiêu, </b>
<b>điều, đinh </b>
<b>lăng, nghệ, </b>
<b>ca cao; </b>
<b>cây ăn </b>
<b>quả, … </b>
Nam
và Nữ
98 %
số hộ
Khoảng
55% thu
nhập gia


đình


- Hỗ trợ giống, phân
bón (diện hộ nghèo
và cận nghèo) hoặc
khi bị thiên tai;
- Hỗ trợ về tập huấn
kĩ thuật trồng, chăm
sóc;


- Có sự chỉ đạo thực
hiện lịch mùa vụ.


- Sâu bệnh;
- Hạn hán;
- Thiếu nước;
- Biến động giá cả
thị trường;


- Thiếu thị trường
tiêu thụ;


- Ô nhiễm trong
việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật.


- Phun thuốc diệt
bệnh;


- Khoan giếng;


- Đầu tư máy bơm,
ống tưới;


- Cất giữ sản phẩm tại
nhà hoặc gửi ở các
kho chứa;


- Bán ngay khi thu
hoạch.


- Thay đổi giống
chịu sâu bệnh ;
- Dùng giống
ngắn ngày;
- Chuyển đổi cơ
cấu cây trồng.


- Thu nhập thấp, bấp
bênh;


- Chưa liên kết được
các công ty trong tiêu
thụ sản phẩm;
- Chưa liên kết được
3 Nhà (Nông – Khoa
học – Cơng ty);
- Chưa có cơ sở chế
biến.
<b>Chăn nuôi </b>
<b>gia súc, </b>


<b>gia cầm </b>
Nam
và Nữ
95 %
số hộ


- Khoảng
20% thu
nhập gia
đình;
- Được coi
là nguồn
thu nhập


- Hỗ trợ kiểm dịch;
- Hỗ trợ tiêm phòng;
- Hỗ trợ về giống;
- Hỗ trợ về kĩ thuật
chăn nuôi;


- Hỗ trợ tập huấn
phòng chống dịch


- Dịch tai xanh, Lở
mồm long móng ở
lợn, trâu bị;


- Các biến thể thuộc
chủng loại virus
H5N1 ở gia cầm;


- Tụ huyết trùng ở


- Tiêm phòng, cho
uống thuốc và vệ sinh
chuồng trại.


- Không có biện
pháp gì


- Thu nhập có hướng
gia tăng và dần
khẳng định vai trò;
- Đầu ra còn thiếu ổn
định;


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

120


<b>Sinh kế </b> <b>Ai làm </b>
<b>Số </b>
<b>người </b>
<b>làm </b>
<b>Thu </b>
<b>nhập ước </b>
<b>tính </b>


<b>Sự hỗ trợ của các </b>
<b>tổ chức </b>
<b>Những </b>
<b>nguy cơ </b>
<b>Biện pháp </b>


<b>chống đỡ </b>
<b>Biện pháp </b>


<b>thay thế </b> <b>Đánh giá </b>


có tiềm
năng gia
tăng.


bệnh. gia súc, gia cầm. sản xuất quy mô lớn;


- Chưa liên kết được
3 Nhà (Nông – Khoa
học – Công ty);
- Chưa hình thành
kinh tế trang trại.


<b>Khai thác </b>
<b>thuỷ sản ở </b>


<b>sông suối, </b>
<b>hồ thủy </b>
<b>điện Tua </b>
<b>Srah </b>
Nam
và Nữ
10 %
số hộ
Không



đáng kể Khơng có


- Hạn hán;
- Lũ lụt;


- Nguồn thủy sản tự
nhiên cạn kiệt;
- Ơ nhiễm thuốc
bảo vệ thực vật.


- Khơng có


- Làm nghề
khác: trồng trọt,
chăn nuôi, làm
thêm.


- Đang mất dần vị trí
trong đời sống đồng
bào.
<b>Khai thác </b>
<b>lâm sản </b>
<b>ngoài gỗ </b>
Nam
và Nữ
30 %
số hộ
Khơng


đáng kể Khơng có



- Diện tích bị thu
hẹp;


- Nhà nước đóng
cửa rừng;
- Rừng cạn kiệt.


- Nhận chăm sóc
rừng từ các lâm
trường;


- Trồng rừng tái sinh.


- Trồng rừng tái
sinh;


- Làm nghề
khác: trồng trọt,
chăn nuôi, làm
thêm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

121


<b>Sinh kế </b> <b>Ai làm </b>
<b>Số </b>
<b>người </b>
<b>làm </b>
<b>Thu </b>


<b>nhập ước </b>
<b>tính </b>


<b>Sự hỗ trợ của các </b>
<b>tổ chức </b>
<b>Những </b>
<b>nguy cơ </b>
<b>Biện pháp </b>
<b>chống đỡ </b>
<b>Biện pháp </b>


<b>thay thế </b> <b>Đánh giá </b>


<b> Kinh </b>
<b>doanh tạp </b>
<b>hóa, dịch </b>
<b>vụ </b>


Cả gia


đình 1 % hộ


Khơng


đáng kể Khơng có


Kinh doanh
thất bại do thiếu
kiến thức, kĩ năng



Khơng có Khơng có Ế ẩm, thất bại


<b>Làm thuê </b>
<b>(làm ăn </b>
<b>xa, làm </b>
<b>thuê theo </b>
<b>mùa vụ, </b>
<b>làm </b>
<b>khoán) </b>
Nam,
nữ
7%
người
lao
động
Từ
200.000đ
đến
250.000đ
/người
/ngày


- Cấp giấy tạm trú,
tạm vắng


- Tai nạn lao động,
dễ mắc tệ nạn xã
hội;


- Dần ít người th


do thiếu ý thức, tùy
tiện, khơng hồn
thành đúng kế hoạch.


Khơng có Khơng có


- Khỏe, cần cù, chăm
chỉ;


- Cần phải thay đổi,
đặc biệt là nâng cao
trình độ, kĩ năng, ý
thức và trách nhiệm
công việc.
<b>Trồng lúa </b>
<b>và màu: </b>
<b>lúa, khoai </b>
<b>lang, ngô, </b>
<b>đậu, rau </b>
<b>xanh, ... </b>
Nam
và Nữ
70%
hộ
- Khoảng
20 % tổng
thu nhập
gia đình


- Hỗ trợ giống, phân


bón (diện hộ nghèo
và cận nghèo) hoặc
khi bị thiên tai;
- Hỗ trợ về tập huấn kĩ
thuật trồng, chăm sóc;
- Có sự chỉ đạo thực
hiện lịch mùa vụ.


- Sâu bệnh;
- Hạn hán;
- Thiếu nước;
- Biến động giá cả;
- Thiếu thị trường;
- Ô nhiễm trong
việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật.


- Phun thuốc diệt bệnh;
- Khoan giếng;
- Đầu tư máy bơm,
ống tưới;


- Cất giữ hoặc gửi sản
phẩm tại nhà hoặc gửi
ở các kho chứa;
- Bán ngay khi thu hoạch.


- Thay đổi
giống chịu sâu
bệnh;



- Dùng giống
ngắn ngày;
- Chuyển đổi cơ
cấu cây trồng.


- Thu nhập thấp, bấp bênh;
- Chưa liên kết được
các công ty tiêu thụ
sản phẩm;


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

122


<b>4.3. Một số giải pháp cụ thể phát triển sinh kế bền vững cho người Mnông </b>
<b>4.3.1. Giải pháp từ thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước </b>


Vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đó đặc biệt là vùng thực hiện các dự án
trọng điểm, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống đồng bào ln nhận được sự ưu tiên về
chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển từ Nhà nước. Đối với người Mnông TĐC và chịu tác
động của TĐ Bn Tua Srah, nhiều chương trình, chính sách, dự án với nguồn tài chính
tương đối lớn đã được đầu tư, hỗ trợ dưới nhiều hình thức. Trọng tâm là chính sách hỗ
trợ phát triển các năng lực SK cho đồng bào như: Phát triển hạ tầng cơ sở; đào tạo nghề;
cấp đất sản xuất, đất ở, nhà ở; cho vay vốn phát triển sản xuất; giáo dục, y tế, văn hóa,…
Như vậy, điều đầu tiên và cần thiết là chúng ta phải tổ chức và thực hiện tốt các chính
sách hiện có như sau:


<i>- Chương trình 135 (giai đoạn 4): Ủy ban Nhân dân huyện Lắk đã phân bố và bổ </i>


sung ngân sách cho Ủy ban Nhân dân các xã Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết
vốn đầu tư thực hiện xây dựng dự án cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí 7.790 triệu đồng,


trong đó thanh tốn nợ cơng 04 cơng trình và mở mới 08 cơng trình.


<i>- Chương trình 102 (Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ </i>
<i>“Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn”): Ủy </i>


ban Nhân dân huyện đã phân bổ kinh phí 773 triệu đồng cho Phịng Dân tộc để triển
khai thực hiện hỗ trợ cho 02 xã Krơng Nơ và Đắk N. Phân bổ kinh phí cho phòng Dân
tộc với số tiền 2.165.560.000 đồng để mua giống lúa, ngô, muối I - ốt và hỗ trợ tiền mặt
triển khai hỗ trợ cho các xã: Đắk Liêng, Buôn Triết, Đắk Phơi, Nam Ka, Ea Rbin, Krông
Nơ hiện nay đang hồn tất.


<i>- Chương trình 755 (Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ </i>
<i>trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ </i>
<i>nghèo của xã, thơn, bn đặc biệt khó khăn) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

123


<i>- Chương trình 1722 (Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về </i>
<i>Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020) </i>


Bổ sung ngân sách có mục tiêu cho các xã từ nguồn vốn sự nghiệp chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để thực hiện phát triển sản xuất và duy tu bảo
dưỡng, với số tiền 2.491 triệu đồng. Ủy ban Nhân dân huyện thường xuyên đôn đốc, chỉ
đạo các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện và giải ngân nguồn vốn đảm bảo
đúng quy định.


<i>- Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2019. Ban Quản lý </i>


Dự án giảm nghèo huyện, Ban Phát triển các xã đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân
huyện lập kế hoạch đầu tư hàng năm, đồng thời triển khai, tổ chức thực hiện các hợp


phần của dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện đảm bảo đúng tiến độ, tuân thủ đúng các
quy định của Nhà nước và Nhà tài trợ. Lũy kế giải ngân từ đầu năm 2017 đến năm cuối
năm 2018 là 20.811 triệu đồng, trong đó: Vốn ODA: 19.778 triệu đồng, vốn đối ứng:
1.033 triệu đồng (8)<sub>. </sub>


<i>- Chương trình 33 (Quyết định số 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 </i>
<i>tháng 8 năm 2015 Về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo) </i>


Thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2018 đã triển khai xây dựng 23 căn trong đó
xây dựng mới 20 căn, sửa chữa 3 căn. Tổng số vốn huy động để thực hiện hỗ trợ xây
dựng nhà ở cho hộ nghèo tại các xã ảnh hưởng từ năm 2016 - 2018 là 865 triệu đồng.
Trong đó vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội: 680 triệu đồng, vốn huy động tại địa
phương từ Quỹ “Ngày vì người nghèo” Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh: 46 triệu đồng; vốn
huy động từ cộng đồng, dịng họ và chính hộ gia đình được hỗ trợ: 39 triệu đồng. Tổng
số vốn đã được giải ngân đến hộ gia đình để thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ
nghèo năm 2016 - 2018.


<i>- Công tác cấp thẻ Bảo hiểm y tế: Đã thực hiện cấp được 9.506 thẻ bảo hiểm y tế </i>


cho đồng bào theo đúng các đối tượng quy định.


<i>- Hoạt động ưu đãi tín dụng: Các chi nhánh ngân hàng cơ bản đảm bảo nguồn </i>


vốn cho vay, tạo điều kiện cho đồng bào được tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất.
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các xã thực hiện giải ngân được 8.135


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

124


triệu đồng, cho đồng bào có nhu cầu vay gồm cả thế chấp và tín chấp. Ngân hàng Nông


nghiệp và Phát triển Nông thôn giải ngân 2.484 triệu đồng cho đồng bào.


<i>- Chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định </i>


<i>18/2011/QĐ-TTg: Tổ chức thăm hỏi, chúc tết và tặng quà tết cho người có uy tín trong </i>


đồng bào mỗi suất 400.000 đồng với số tiền 18,4 triệu đồng; tổ chức thăm hỏi, động
viên 24 trường hợp hộ gia đình những người có uy tín trong đồng bào gặp khó khăn do
hậu quả thiên tai với số tiền 12 triệu đồng. Tổ chức đưa, đón người có uy tín tham dự
Hội nghị gặp mặt biểu dương người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk
Lắk và đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm nội tỉnh; tổ chức bình chọn và thay thế người
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.


<i><b>- Chương trình xây dựng nông thôn mới: Ủy ban Nhân dân các xã đã tập trung </b></i>


chỉ đạo các đơn vị liên quan rà sốt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng nơng thôn mới
cho phù hợp với địa phương trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện lồng ghép các chương
trình phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới với tinh thần Nhà nước
và Nhân dân cùng làm, đồng thời triển khai cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng
nơng thơn mới, đơ thị văn minh” và phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn
mới”. Trong năm 2017, người dân trên địa bàn các xã đóng góp 97 triệu đồng, 899 ngày
công lao động, tự phá bỏ 226 cây các loại, hiến 9.279 m2<sub> đất để thực hiện chương trình </sub>
(quy thành tiền 951 triệu đồng).


Nhìn chung, việc tích cực thực hiện các chính sách trên đã góp phần giúp cho đồng
bào Mnơng, người nghèo có cơ hội thốt nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị. Tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ cho các
chương trình cịn thất thốt và đầu tư còn dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao;
tỷ lệ hộ nghèo trong vùng vẫn còn cao so với bình quân chung, khoảng cách chênh lệch
về mức sống giữa đồng bào Mnông TĐC và vùng tác động của TĐ so với các vùng khác


còn lớn. Năng suất, hiệu quả sản xuất, đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp của đồng bào cịn
hạn chế; số hộ thiếu đất sản xuất còn nhiều, ... Việc giải ngân các nguồn vốn còn chậm,
nhất là nguồn vốn đầu tư, duy tu bảo dưỡng do còn vướng mắc về thủ tục đầu tư, ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

125


chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, các chính sách, chương trình hỗ
trợ đồng bào trên địa bàn còn một số bất cập sau đây:


- Có q nhiều chính sách, chương trình, dự án dẫn đến tình trạng chồng chéo,
quy mơ dự án nhỏ, manh mún, thiếu tính hệ thống, khó phối hợp và đánh giá hiệu quả.
Ví dụ, nhiều chính sách hỗ trợ đất và nhà nhưng khơng có chính sách nào cấp đủ kinh
phí cho các hộ có nhu cầu, trong khi tiêu chuẩn trùng lặp ở các chính sách dẫn đến việc
một số hộ được hưởng hỗ trợ hai lần, có hộ khơng được hỗ trợ.


- Một số chính sách khơng cịn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Ví
dụ chính sách xây dựng chợ trong Chương trình xây dựng nơng thơn mới.


- Nguồn tài chính bố trí cho thực hiện các chính sách nhỏ, khơng kịp thời, chỉ đáp
ứng được 30 - 50% nhu cầu, do vậy việc thực hiện thường chậm, hiệu quả thấp.


- Một số chính sách hỗ trợ chủ yếu theo kiểu “cho con cá” (ví dụ chính sách hỗ
trợ giá vật tư đầu vào, chính sách cho con giống, ...) thiếu bền vững. Các chính sách hỗ
trợ “cần câu”, hỗ trợ SK cịn ít (ví dụ chính sách khuyến nông làm một vài mơ hình trình
diễn mẫu, chính sách đào tạo chuyển đổi SK, ...).


- Việc thực thi các chính sách hỗ trợ cịn chưa thật sự tốt. Cơng tác rà sốt, xác
định đối tượng chưa tốt nên có tình trạng bỏ sót hoặc đưa sai đối tượng vào diện được
hưởng gây bức xúc trong đồng bào. Việc phối hợp, lồng ghép các chính sách, chương
trình, dự án còn bất cập dẫn đến thực hiện nhiệm vụ chồng chéo. Cần phải thay đổi cơ


bản nội dung các chính sách theo kiểu “chính sách tập trung, nguồn lực tập trung để giải
quyết vấn đề tập trung”. Tổ chức lại phương thức thực hiện các chương trình để phát
triển SK cho đồng bào hiệu quả hơn.


<b>4.3.2. Giải pháp cải thiện và phát triển các nguồn lực sinh kế </b>


<i><b>4.3.2.1. Đối với nguồn lực tự nhiên </b></i>


<i>Một là, hồn trả đủ diện tích cịn thiếu chưa giao cho đồng bào, hỗ trợ thêm đất canh </i>
<i>tác tốt để họ tổ chức sản xuất hiệu quả, đủ sức cạnh tranh, đảm bảo thu nhập. </i>


Sau 14 năm xây dựng một số hộ vẫn chưa nhận đủ đất theo quy định. Do vậy,
chính quyền các cấp cần nghiên cứu giao đủ đất để đồng bào tổ chức sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

126


Thu hồi diện tích đất của các nông, lâm trường kém hiệu quả giao lại cho đồng
bào trồng và chăm sóc rừng, tạo SK rừng cho đồng bào. Nếu chúng ta có kế hoạch lâu
dài thì SK rừng được coi là một hướng mở nhằm phát triển bền vững SK cho người
<i>Mnơng vì, người Mnơng là “người ăn rừng”, trước mắt có thể cải thiện SK, lâu dài vừa </i>
đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống vừa giữ gìn tài ngun rừng, khí hậu, nước, …


Có giải pháp ngăn chặn việc chuyển nhượng nguồn lực đất của đồng bào cho
những đối tượng khác, tạo điều kiện chuyển mục đích sử dụng để nâng cao hiệu quả
<b>trong quá trình sản xuất. </b>


Kết hợp hỗ trợ đất với các chính sách hỗ trợ giống, chuyển giao kỹ thuật, phải tổ
chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho thanh niên để chuyển một bộ phận lao động này
sang lĩnh vực phi nông nghiệp, giảm sức ép chia nhỏ đất khi hình thành các gia đình mới
<b>từ tách hộ. </b>



<i>Hai là, thực hiện tốt chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn. </i>


Hoạt động này nhằm vào nhiều mục đích. Trước hết là mục đích bảo vệ và phát
triển nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái thuận lợi cho sinh kế của đồng
<i>bào Mnông. Thứ hai, cung cấp nguồn nước bền vững cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa </i>
<i>khô bằng cách duy trì nguồn chảy của các suối, lạch nhỏ. Thứ ba, có thể khai thác một số </i>
<i>sản vật bổ sung nguồn thu nhập; Thứ tư, giảm thải khí nhà kính, hạn chế lũ ống, lũ quét, </i>
… giữ gìn nguồn nước ngầm, điều hòa nhiệt độ, bảo vệ chất lượng đất bề mặt, chống rửa
<i>trôi, ... Thứ năm, tạo SK rừng cho đồng bào. </i>


<i>Ba là, hỗ trợ đồng bào chuyển sản xuất theo lối quảng canh sang thâm canh </i>
<i>nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài ngun. </i>


Tích cực tun truyền, mở các lớp hướng dẫn, lập kế hoạch chu đáo giúp bà con
chuyển hình thức canh tác quảng canh sang hình thức thâm canh nâng cao năng suất,
hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời sử dụng hợp lí phân bón, thuốc trừ sâu, … tránh ơ
nhiễm, nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm


<i>Bốn là, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, đặc biệt quan tâm áp </i>
<i>dụng các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

127
phương thức trữ nước, dẫn nước, tưới tiết kiệm, ...


<i><b>4.3.2.2. Đối với nguồn lực con người </b></i>


<i>Một là, xây dựng kế hoạch dài hạn, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với </i>
<i>quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. </i>



Xây dựng kế hoạch, thiết kế chính sách, tổ chức thực hiện gắn với nhu cầu nhân
lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội và SK bền vững cho đồng bào Mnông. Lấy mục
tiêu là chuyển đổi SK bền vững cho đồng bào làm hạt nhân cho kế hoạch đào tạo. Kế
hoạch đào tạo phải đồng bộ, trọn gói để người tham gia đào tạo, học tập có thể học đến
nơi, đến chốn, tránh sự vụ, đánh trống bỏ dùi, thiếu “kế hoạch”, “giải ngân”. Ưu tiên
đào tạo nghề nông, đặc biệt là các cây trồng vật nuôi chủ lực và thế mạnh của địa phương,
có giá trị cao như cà phê, tiêu, ca cao, chăn ni bị, heo, dê, … kiến thức sử dụng phân
bón phù hợp với từng loại cây và chất đất, kiến thức về bảo vệ thực vật và phịng dịch
trong chăn ni, …


<i>Hai là, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, </i>
<i>thu hẹp trình độ, kĩ năng, năng lực, … giữa người Mnông với cộng đồng khác. </i>


Hiện nay, mặc dầu đã có nhiều chính sách và nỗ lực giải quyết các vấn đề về văn
hóa, giáo dục đào tạo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên
khoảng cách mặt bằng về đời sống kinh tế, y tế, giáo dục của đồng bào vẫn thấp so với
những nơi khác. Sự chênh lệch này gây khó khăn trong lưu thông kinh tế, cạnh tranh thị
trường lao động, tiêu thụ sản phẩm, … ảnh hưởng lớn đến SK bền vững SK của đồng
<i>bào. Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cần: Thứ nhất, ưu tiên tài chính để đầu tư xây </i>
dựng trường, lớp, đầu tư cơ sở vật chất dạy học để thu hút các em đến trường tại các
<i>buôn TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah. Thứ hai, tạo dựng mơi trường sống cho </i>
giáo viên, khuyến khích con em người Mnông khu vực này theo học các trường sư phạm
<i>để về làm giáo viên để khắc phục khó khăn trong giảng dạy bằng tiếng dân tộc. Thứ ba, </i>
yêu cầu cán bộ công tác tại khu vực này phải biết tiếng dân tộc, bám sát địa bàn để có
<b>những hiểu biết và tham mưu thực hiện chính sách kịp thời. </b>


<i>Ba là, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, tri thức về nơng nghiệp, tiểu thủ </i>
<i>công nghiệp. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

128



<i>gia đình. Cụ thể: Thứ nhất, tổ chức hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác </i>
khuyến nông, khuyến công. Tổ chức huấn luyện tại chỗ theo kiểu “cầm tay chỉ việc”,
xây dựng, duy trì các mơ hình mẫu lâu dài, chuyển giao kỹ thuật canh tác, giống cây
trồng, vật ni thích hợp. Khuyến nơng, khuyến công phải hướng tới việc giúp cho các
<i>hộ Mnông nắm vững, thấu hiểu kỹ thuật, từ đó nâng cao thu nhập. Thứ hai, nâng cao </i>
chất lượng công tác đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề hiện nay thấp, ký hợp đồng
<i>đào tạo theo các chương trình được thiết kế theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thứ ba, </i>
huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề, thiết kế,
<i>đào tạo những gì bản thân người Mnơng, người sử dụng lao động cần. Thứ tư, lựa chọn </i>
một số hộ Mnơng có năng lực, kinh nghiệm cho đi học tập, đào tạo, tham quan làm hạt
<b>nhân phát triển. </b>


<i>Thứ tư là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là </i>
<i>đội ngũ cán bộ thơn, bn. </i>


Chuẩn hóa các kỹ năng nghề chuyên môn cho từng loại cán bộ từ cấp xã đến thôn
buôn và nhất quán quan điểm sử dụng cán bộ chuyên môn lâu dài, nhằm xây dựng đội
ngũ cán bộ giỏi trong quản lý và chun mơn. Cần có kế hoạch cập nhật kiến thức và
kinh nghiệm thường xuyên cho đội ngũ cán bộ này để họ vừa là người thực thi, vừa là
tấm gương kinh tế điển hình cho đồng bào.


<i>Năm là, cần sửa đổi và tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên đào tạo học sinh, sinh </i>
<i>viên người Mnơng thơng qua chính sách tín dụng ưu đãi, học bổng, tuyển sinh. Cố gắng hình </i>


thành một đội ngũ tri thức người Mnơng, có bản lĩnh, am hiểu về chính sách, có trách
nhiệm với cộng đồng mình.


<i>Sáu là, cần phát huy tốt vai trị tiền phong gương mẫu của các vị già làng, trưởng </i>
<i>bản, những người có uy tín, chức sắc tơn giáo trong việc thực hiện các kế hoạch cải </i>


<i>thiện chất lượng năng lực nhận thức của đồng bào. </i>


<i><b>4.3.2.3. Đối với ng̀n lực xã hội </b></i>


Nguồn lực xã hội có ảnh hưởng to lớn đến SK của đồng bào. Chúng ta cần phát
huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực nhằm phát triển sinh kế của đồng
bào một cách bền vững.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

129
thần hợp tác chia sẻ vì mục tiêu chung, cụ thể:


<i>Một là, củng cố và phát huy văn hóa truyền thống, phát huy tinh thần đồn kết </i>
<i>tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, coi đây là nguồn lực xã hội quan trọng trong giải </i>
<i>quyết các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào. Để hiện thực hóa vấn đề trên </i>


<i>chúng ta cần: Thứ nhất: Củng cố mối quan hệ dòng tộc, làng bn để thiết lập các nhóm </i>
lợi ích chung, giúp nhau trong phát triển kinh tế, những cú sốc trong đời sống kinh tế xã
<i>hội. Thứ hai, xây dựng và tạo điều kiện để các quan hệ tôn giáo lành mạnh giúp đỡ, hỗ </i>
<i>trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Thứ ba, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người </i>
<b>có uy tín trong cộng đồng để xây dựng khối đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển. </b>


<i>Hai là, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã </i>
<i>hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, … nhằm tập hợp, gắn kết đồng bào trong các hoạt </i>
<i>động nhằm cải thiện SK. </i>


Cần quan tâm nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động các tổ chức chính trị, các tổ
chức xã hội nghề nghiệp. Củng cố niềm tin nhằm thu hút đồng bào tham gia để tạo sự đồng
thuận xã hội, là điểm tựa cho đồng bào nhằm cải thiện và phát triển SK cho họ. Phải coi
việc tạo điều kiện, môi trường để đồng bào phát triển SK và xã hội bền vững là trọng tâm,
là nhiệm vụ quan trọng, là lý do của sự tồn tại của chính mình.



<i>Ba là, chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng về dịch vụ như trường, chợ, </i>
<i>thông tin truyền thông, Internet, … để đồng bào dễ tiếp cận các dịch vụ phục vụ phát </i>
<i>triển SK. </i>


Phải cải thiện được hệ thống y tế, giáo dục, thông tin truyền thông, … để sức
khỏe cá nhân và cộng đồng được chăm sóc tốt; coi trọng giáo dục, nâng cao chất lượng
nguồn lực con người, nâng cao nhận thức và trình độ văn hóa; thơng tin liên lạc thuận
tiện, … phục vụ cho phát triển SK. Như vậy, đồng bào mới có điều kiện giao lưu tiếp
xúc, tiếp nhận và áp dụng những thành tựu về kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật vào
cuộc sống, SK của đồng bào mới có điều kiện phát triển bền vững.


<i><b>4.3.2.4. Đối với ng̀n lực tài chính </b></i>


Nguồn lực tài chính rất quan trọng. Về cơ bản người Mnông TĐC và vùng tác
động TĐ Buôn Tua Srah đều thiếu nguồn lực này. Để cải thiện và nâng cao chất lượng
nguồn lực này đối với đồng bào, chúng ta phải:


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

130
<i>tư phát triển. </i>


Người Mnơng có nhiều lễ nghi như tang ma, cưới xin, các lễ nghi gia đình, nơng
nghiệp, … Việc có nhiều lễ nghi sẽ dẫn đến chi tiêu tốn kém và tốn thời gian, khó tích
lũy để đầu tư phát triển sản xuất. Vì thế, cần phải nghiên cứu kĩ và kiên trì vận động
đồng bào cải tiến dần các lễ nghi theo hướng đơn giản hóa, giảm chi phí, rút ngắn thời
gian để tập trung sản xuất, tăng tích lũy. Lựa chọn các lễ nghi có tính biểu tượng cao để
hỗ trợ bảo tồn, loại bỏ các hủ tục. Để làm được điều này cần tiến hành nghiên cứu kĩ
nhằm xác định những lễ nghi nào cần bảo tồn để đầu tư thỏa đáng, những lễ nghi nào cần
phải bỏ.



<i>Hai là, tìm kiếm, khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng cường cho vay vốn ưu </i>
<i>đãi cho đồng bào. </i>


Tiếp tục nghiên cứu tạo lập, tìm kiếm thêm các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi
tín chấp giúp đồng bào phát triển. Thơng thường các tổ chức tín dụng thương mại khơng
mấy mặn mà cho đồng bào vay vốn vì các khoản vay thường nhỏ, mức độ rủi ro cao.
Do vậy việc tạo lập thêm các tổ chức tín dụng hoặc tìm kiếm các nguồn vốn cho đồng
bào vay, số vốn vay phải đủ lớn để đồng bào có điều kiện mua sắm trang thiết bị, con
giống, vật ni, phân bón, ... tổ chức sản xuất, tạo SK bền vững cho đồng bào.


Ngoài ra, tổ chức khuyến nông, khuyến công cần phối hợp và bảo lãnh với các
ngân hàng để cho vay các dự án hiệu quả của đồng bào, khuyến khích đồng bào lập các
dự án mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả hơn.


Tìm kiếm các đơn vị sử dụng lao động, tạo điều kiện cho thanh niên đồng bào
được vay vốn đi học tập, chuyển nghề và đi xuất khẩu lao động.


<i>Ba là, liên kết doanh nghiệp với đồng bào tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất đến </i>
<i>thị trường. </i>


Tổ chức liên kết các doanh nghiệp với hộ đồng bào sản xuất theo dạng các doanh
nghiệp cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, đồng bào có đất, có nhân
cơng lao động. Giữa doanh nghiệp với hộ đồng bào chia sẻ lợi ích, gắn bó với nhau tạo
thành chuỗi giá trị. Doanh nghiệp không phải lo nguồn nguyên liệu, đồng bào không
phải lo cây giống, vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, việc liên kết này cần phải
có sự chủ động từ doanh nghiệp và người dân, cùng chung lợi ích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

131


và tổ chức đồng bộ các giải pháp. Mặt khác, mục tiêu cải thiện nguồn lực SK là hướng


đến SK đồng bào phải bền vững. Ngoài sự hỗ trợ từ cộng đồng, nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp thì bản thân đồng bào cũng phải cố gắng
vượt lên chính mình. Mỗi một cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng phải tự xây dựng kế
hoạch để vươn lên làm chủ cuộc sống.


<i><b>4.3.2.5. Đối với nguồn lực vật chất </b></i>


<i>Một là, phải đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở cho đồng bào tái định cư và </i>
<i>vùng tác động tốt nhất trong điều kiện có thể. </i>


Ưu tiên nâng cấp, xây dựng mới, bê tông hóa đường giao thơng nội đồng, liên
bn tạo thuận lợi cho đồng bào Mnông TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah tổ
chức sản xuất dễ dàng, vận chuyển vật tư phân bón hay sản phẩm sản xuất, lưu thơng
hàng hóa với chi phí thấp. Khuyến khích mua sắm phương tiện vận tải và máy nơng
nghiệp, cơ giới hóa sản xuất nâng cao hiệu quả lao động.


Nâng cấp và nâng cao hiệu quả hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo và chủ động
nguồn nước phục vụ sản xuất. Như đã phân tích trong các phần trước của luận án, hiện
tại hệ thống thủy lợi tại các khu vực trên hoạt động không hiệu quả. Đồng bào gặp khó
khăn trong việc chủ động nguồn nước tưới vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa. Nếu
hệ thống thủy lợi không đảm bảo thì sản xuất của đồng bào sẽ bấp bênh, SK sẽ bị ảnh
hưởng đáng kể.


Nên tập trung nguồn lực đầu tư các cơng trình cấp bách, ưu tiên các cơng trình
phát huy hiệu quả nhanh, có vai trò quan trọng trong cải thiện nhanh sinh kế của đồng
bào, tránh tình trạng đầu tư dàn trải. Các cơng trình nên để bà con lựa chọn xếp thứ tự
ưu tiên trong thực hiện phục vụ nhu cầu thiết thực cho đồng bào. Trong quá trình thi
cơng phải phát huy vai trị tham gia quản lý, giám sát của cộng đồng, đảm bảo tiến độ,
chất lượng, hiệu quả thực hiện.



<i>Thứ hai, có kế hoạch tập huấn sử dụng tài chính gia đình, hỗ trợ, khuyến khích </i>
<i>các hộ chi tiêu hợp lý, tập trung nguồn lực mua sắm máy móc phục vụ sản xuất hoặc </i>
<i>chuyển đổi nghề nghiệp. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

132


vừa đảm bảo sản xuất vừa huy động được các nguồn lực, giảm thiểu sức ép của các tiểu
thương. Trong trường hợp nếu tổ chức tốt có thể tranh thủ máy móc, nhân lực, vật lực
để sản xuất, nâng cao hiệu quả cạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác. Mặt khác, nếu
sản xuất không hiệu quả trong nơng nghiệp thì các hộ đồng bào có thể liên kết lại để
chuyển đổi nghề nghiệp, hình thành liên minh trong sản xuất như làm rượu cần, làm các
mặt hàng lưu niệm, thậm chí đào tạo để chuyển đổi việc làm.


<b>4.3.3. Giải pháp cụ thể về phát triển các ngành nghề </b>


Trong điều kiện môi trường sống thay đổi so với trước như: thiếu đất canh tác,
đất xấu và nghèo chất dinh dưỡng, hạn hán, dịch bệnh, … gây hại cho sản xuất, đe dọa
SK các hộ Mnơng. Trước thực trạng đó, u cầu phải có những giải pháp phát triển SK
phù hợp với điều kiện cuộc sống mới. Dưới đây là một số giải pháp cho từng ngành sản
xuất khác nhau.


<i><b>4.3.3.1. Giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp </b></i>
<i><b>Đối với trồng trọt: </b></i>


- Tỉnh Đắk Lắk, huyện Lắk phải cấp đủ đất cho đồng bào Mnông như cam kết
trước khi thực hiện dự án. Trước đây, khi lập dự án mỗi một hộ Mnông được cam kết
được cấp 2,5 ha cho tổ chức sản xuất. Tuy nhiên cho đến nay, mỗi hộ họ mới nhận được
khoảng 2 ha. Chủ trương của Chính phủ là phải giao đủ đất sản xuất cho người dân.
<i>Phương châm là “lấy đất đổi đất” và cuộc sống của người dân trong vùng tác động hoặc </i>
<i>TĐC phải có cuộc sống “tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ”. Thực hiện nhanh công tác cấp và </i>


giao sổ đỏ cho người dân. Cho tới thời điểm này một số hộ còn vướng mắc nên chưa nhận
được sổ đỏ để người dân yên tâm sản xuất.


- Trong điều kiện môi trường sống mới với thời tiết, hạn hán, dịch bệnh, … xuất
hiện ngày càng nhiều và biến đổi phức tạp. Vì vậy, chính quyền và các ban ngành đồn
thể cần theo dõi để hỗ trợ bà con kịp thời. Cần tập huấn về các giải pháp đối phó với hạn
hán, dịch bệnh và biến đổi khí hậu vì người Mnơng khơng có nhiều kiến thức cũng như
kinh nghiệm.


- Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đảm bảo cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông
nghiệp và chống hạn hán, lụt lội trong mùa khô và mùa mưa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

133


- Sử dụng giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái
có giá trị cao góp phần cải thiện hiện trạng đất xấu, chống chịu với thiên tai.


- Tổ chức các lớp tập huấn trồng trọt, chăn ni giúp người dân có kiến thức
chuẩn hơn về sản xuất, đối phó với thiên tai và dịch bệnh.


<b>- Lắng nghe ý kiến tham gia đóng góp của các hộ. Khuyến khích các sáng kiến </b>
về SK cũng như sử dụng tri thức bản địa vào sản xuất một cách phù hợp. Quan tâm hỗ
trợ, giúp phục hồi lại SK là thế mạnh trước đây.


- Hỗ trợ hộ dân vay vốn để mua các trang thiết bị phục vụ sản xuất và lưu thơng
hàng hóa.


- Đối với diện tích vườn: Do diện tích vườn hẹp khoảng 2-3 sào cần có những
mơ hình sản xuất phù hợp. Nên áp dụng sản xuất xen canh, thâm canh để tiết kiệm diện
tích và sử dụng hiệu quả tiết kiệm nước, phân bón, thuốc trừ sâu...



Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo, nguồn nước tại khu TĐC
và vùng tác động TĐ, phương thức sản xuất phù hợp nhất tại đây là lấy ngắn nuôi dài.
Một số loài cây ngắn ngày phù hợp là sắn, bắp, khoai lang, đậu; một số cây dài ngày là
cà phê, tiêu, ca cao.


<i><b>Đối với chăn nuôi: </b></i>


Thực trạng nghề chăn ni của đồng bào có xu hướng giảm. Nguyên nhân do
thiếu thức ăn, khu vực chăn thả, thiếu kỹ thuật và kiến thức chăn nuôi, ... Để khắc phục
những khó khăn trên cần có các giải pháp:


Hỗ trợ xây dựng chuồng trại đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và thân thiện với môi
trường. Nhà ở xây dựng không nên quá sát nhau. Nhà phải có vườn và ruộng, rẫy ở gần
để trồng trọt và có khơng gian chăn nơi. Vị trí chuồng trại nên gần các bãi cỏ, bãi chăn
thả gia súc, nguồn nước thuận lợi cho khai thác hài hòa các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.


Tập huấn kiến thức và kĩ thuật chăn ni cho các hộ, đặc biệt là kĩ thuật phịng
bệnh, lựa chọn con giống. Do điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu có nhiều thay đổi, gia
súc gia cầm dễ bị bệnh; mặt khác kiến thức chăn nuôi của đồng bào không nhiều nên
vật nuôi dễ mắc bệnh. Về con giống, nên chọn giống bản địa vì khả năng chống chịu
cao và đã quen thuộc với mơi trường sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

134


vịng nhanh, ít cần diện tích nhiều. Gà nuôi nên chọn giống gà ta, tuy nhỏ nhưng khỏe,
ít mắc các bệnh, chăn thả quanh nhà, giá thành bán ra cao và dễ bán.


Các hộ nên nuôi lợn nái để chủ động về nguồn giống, mua con giống ở những


địa điểm có uy tín để tránh dịch bệnh. Trâu bị thì các hộ muốn ni nhưng vốn lớn nên
cần sự hỗ trợ của các tổ chức và vay vốn ngân hàng.


Đối với thức ăn chăn nuôi: Bà con nên tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như:
cám gạo, bắp, mỳ trộn với thân cây, lá cây bắp, khoai lang, ... và ủ cho phù hợp. Việc
tận dụng phụ phẩm sẽ giảm được chi phí và chủ động được nguồn thức ăn. Tuy nhiên
việc trộn và ủ thức ăn như thế nào để đảm bảo chất lượng và nguồn dinh dưỡng, thức ăn
không bị hỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe động vật thì phải cần có sự hướng dẫn cụ thể


<i>“cầm tay chỉ việc” cho đồng bào. Ngồi ra bà con có khả năng tạo ra các nguồn thức ăn </i>


cho chăn nuôi thông qua các sản phẩm khác sẵn có. Nên có chính sách hỗ trợ đồng bào
bảo hiểm nông nghiệp để đồng bào tự tin đầu tư sản xuất, tránh rủi ro.


<i><b>4.3.3.2. Giải pháp phát triển lâm nghiệp </b></i>


- Người Mnơng TĐC xã Krơng Nơ khơng có rừng. Hiện tại xã Krơng Nơ có 6.514
ha đất lâm nghiệp chưa có rừng. Do vậy, chính quyền tỉnh, huyện, xã cần đẩy mạnh việc
rà soát, chuyển giao và cấp đất cho người Mnông TĐC trồng rừng để cải thiện SK. Thúc
đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đủ điều kiện để họ yên tâm
sản xuất.


- Người Mnông vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah hiện sống gần rừng đặc dụng
Nam Ka. SK rừng vẫn có vị trí trong các hoạt động kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên nhà
nước đã đóng cửa rừng năm 2017 nên các hoạt động SK rừng gặp nhiều khó khăn. So
với trước khi xây dựng TĐ, SK rừng của đồng bào giảm sút nghiêm trọng. Chúng ta nên
xem xét giao rừng cho đồng bào quản lý như là một giải pháp vừa quản lý, khai thác và
bảo vệ rừng.


- Cần chia sẻ nguồn lực chăm sóc và quản lý rừng tự nhiên cho đồng bào Mnông.


Qua khảo sát số hộ người Mnơng được nhận và chăm sóc rừng khơng nhiều, các hộ dân
tộc di cư từ phía bắc vào có được nhận và chăm sóc nhiều hơn trong khi đó đời sống
đồng bào lại gặp nhiều khó khăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

135
nhằm tăng giá trị sử dụng đất.


- Cần hỗ trợ thông tin và cách tiếp cận để người dân có thể đăng ký mua cây giống,
thực hiện kế hoạch khai thác đúng thời điểm nhằm nâng cao giá trị sản xuất.


- Thực hiện chính sách ưu đãi của nhà nước về phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp, chính quyền xã cần đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân hiểu và nắm rõ chính
sách hỗ trợ để tham gia vay vốn theo các chương trình đã được quy định.


- Cần liên kết với nhà máy, xí nghiệp, đơn vị sản xuất nhằm thu gom các loại sản
phẩm của địa phương. Đảm bảo sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông – lâm nghiệp
được thông suốt.


- Hỗ trợ và vận động các hộ dân trồng rừng, thu gom và chế biến ở địa phương,
thành lập các nhóm sản xuất ở cơ sở.


- Hỗ trợ người trồng rừng và thu gom nguyên liệu, ký kết với doanh nghiệp nhằm
tận dụng nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật và các giải pháp kinh doanh rừng trồng.


- Đào tạo những người Mnơng nịng cốt về các kỹ thuật nâng cao trong chăm sóc và
khai thác rừng, sản xuất cây con, quản lý tài chính.


<i><b>4.3.3.3. Giải pháp đối với ngành nghề thủ công </b></i>


- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nghề thủ công. Bước đầu lựa chọn và duy


trì, phát triển một số sản phẩm có tiềm năng như là rượu cần, dệt thổ cẩm, đan gùi phục vụ
thị trường và du lịch. Việc quy hoạch phát triển nghề phải đặt trong quy hoạch tổng thể phát
triển nghề thủ công, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch vùng nguyên liệu, quy
hoạch phát triển thương mại, dịch vụ của huyện và tỉnh, phải giải quyết tốt mối quan hệ
giữa sản xuất với xúc tiến thương mại, thương hiệu, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.


- Điểm nổi bật của nghề thủ công Mnông là làm theo quy mô gia đình và thường
nằm sâu ở các bn làng, xa các trục lộ giao thông, trung tâm thành thị, buôn bán. Tuy
nhiên, sản phẩm nghề làm ra thường rất tinh xảo, đẹp, có ý nghĩa biểu trưng, mang hồn
cốt văn hóa của dân tộc Mnơng. Do vậy, muốn nghề phát triển được thì phải tìm đầu ra
cho sản phẩm thông qua con đường du lịch, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch, trưng
bày, giới thiệu sản phẩm ở những nơi tập trung đông người và du khách như siêu thị,
trung tâm du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

136


sách đối với nghệ nhân. Đào tạo nghề, dạy nghề cho thế hệ kế tiếp và thanh niên học
nghề truyền thống Mnông được hỗ trợ kinh phí học nghề.


- Hỗ trợ cá nhân, gia đình, cơ sở sản xuất tiếp cận thơng tin, tìm kiếm thị trường.
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức sử dụng Internet để người Mnơng hoặc hộ gia đình
thơng qua mạng Internet giới thiệu và buôn bán sản phẩm.


- Hỗ trợ một phần kinh phí cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu như đặt
tên thương hiệu, thiết kế logo, tra cứu và chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu; được giới
thiệu miễn phí trên cổng giao dịch điện tử huyện Lắk và tỉnh Đắk Lắk; được trưng bày,
giới thiệu sản phẩm miễn phí tại các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại siêu thị,
trung tâm du lịch.


- Tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất, đầu tư một phần kinh phí từ ngân sách


nhằm hỗ trợ một phần cho những gia đình, cá nhân, cơng ty để họ yên tâm tham gia và
kinh doanh, phát triển nghề.


- Thành lập hội, hiệp hội nghề thủ công Mnông. Thông qua tổ chức các hội để
tạo điều kiện tiếp xúc giữa các nghệ nhân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, doanh nhân,
các nhà nghiên cứu, quản lý, ... trao đổi, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Mặt
khác, hội là đại diện cho các hộ sản xuất tại làng nghề trong quan hệ địa phương, tìm
kiếm thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ giúp các hộ dân.


<b>Tiểu kết chương 4 </b>


Để nâng cao cuộc sống của người Mnông, giúp họ có cuộc sống tốt hơn dựa trên
lý thuyết năm nguồn lực của DFID thì những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả
sử dụng các nguồn vốn là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, đối với TĐ Buôn Tua Srah, khi đa
số người dân TĐC và vùng tác động là người Mnông, sống ở vùng sâu, vùng xa. Do
vậy, giải pháp cần chú trọng nhất trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng nguồn
lực con người. Cụ thể, ở đây là các giải pháp nhằm nâng cao trình độ, nhận thức, học
vấn, kĩ thuật, sức khỏe, khả năng thích ứng và tiếp nhận cái mới để họ áp dụng những
kiến thức này trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

137


cơng trình thủy lợi. Với nguồn lực tài chính: hướng dẫn người dân sử dụng vốn tài chính
tốt hơn, giảm lãi suất, mở thêm những cơ chế để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn
vay từ các ngân hàng. Với nguồn lực tự nhiên: thực hiện tốt như công tác quy hoạch,
công tác đền bù, giải quyết tranh chấp, cấp sổ đỏ cho người dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

138


<b>KẾT LUẬN </b>



Qua 4 chương trình bày kết quả nghiên cứu, luận án bám sát vào mục tiêu đặt ra
và tác giả rút ra được những kết luận chính như sau:


<b>1. Trước khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah, việc có nhiều rừng, sơng, suối, đất đai </b>
màu mỡ, đa dạng về động thực vật là một lợi thế về nguồn lực tự nhiên của người Mnông.
Bên cạnh đó đồng bào có mối quan hệ xã hội tốt được coi là điểm mạnh. Tuy nhiên
những nguồn lực khác như tài chính, vật chất, con người về cơ bản là yếu, khó trở thành
động lực cho sự phát triển cho SK của đồng bào.


2. Hoạt động kinh tế của đồng bào trước khi xây dựng TĐ Bn Tua Srah, cịn khá
phụ thuộc vào tự nhiên. Săn bắt và hái lượm có vai trị lớn trong đời sống. Trồng trọt là
hoạt động kinh tế chủ đạo với các loại hình canh tác nương, rẫy, ruộng. Chăn nuôi gia súc
gia cầm với lối chăn thả tự nhiên, đơn giản, thiếu sự chăm sóc. Phần đa đồng bào có cuộc
sống khó khăn và đối mặt với nhiều vấn đề thách thức trong đời sống hàng ngày.


3. Năm NLSK của người Mnông sau khi xây dựng TĐ Bn Tua Srah đã có
những thay đổi khác biệt so trước. Nguồn lực bị ảnh hưởng lớn nhất là tự nhiên, đặc biệt
là tài nguyên đất phục vụ sản xuất nhằm đảm bảo sinh kế. Diện tích đất sản xuất tại nơi
TĐC thường có chất lượng thấp, nguồn nước khan hiếm dẫn đến hiệu quả sản xuất không
cao. Riêng với người dân vùng chịu tác động TĐ, họ phải đối mặt với sự thay đổi về
thời tiết, khí hậu và lịch hoạt động của NMTĐ. Với bản tính chân thật, hiền lành, hịa
đồng… của người Mnơng, nguồn lực xã hội được coi là ít biến đổi nhất. Nguồn lực con
người, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính có nhiều cải thiện so với trước.


4. Các NLSK biến đổi đã tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, loại hình
kinh tế, mức sống và cảnh quan môi trường. Cơ cấu kinh tế của đồng bào được chuyển
từ khai thác các nguồn lợi tự nhiên, nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công, trao đổi buôn
bán sang nông nghiệp, chăn nuôi, trao đổi buôn bán, làm thuê, khai thác các nguồn lợi tự
nhiên, nghề thủ công. Trồng trọt, chăn nuôi, trao đổi và buôn bán theo hướng thị trường;


các loại hình khác như nghề thủ cơng, săn bắt hái lượm thì suy giảm nhanh chóng. Bên
cạnh đó là sự thay đổi về mức sống ở các yếu tố thu nhập, giáo dục và y tế. Cảnh quan
môi trường tự nhiên sau khi xây dựng TĐ cũng thay đổi theo hướng kém hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

139


bối cảnh mới. Nhìn chung cuộc sống của người dân TĐC và vùng ảnh hưởng có xu
hướng tốt hơn so với trước. Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân tăng 3,5 lần so
với trước khi xây dựng. Cơng tác giáo dục, y tế, văn hóa có bước phát triển đáng tự hào.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 46,2 % (theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo
đa chiều). Tuy nhiên, hiện có một số vấn đề đặt ra như: diện tích đất sản xuất thu hẹp,
chất lượng đất có xu hướng giảm, hộ gia đình vẫn lệ thuộc vào sản xuất nơng nghiệp,
mất nguồn thu từ rừng,.. đã phần nào hạn chế đến phát triển SKBV của đồng bào.


6. Để giúp đồng bào có cuộc sống bền vững hơn sau khi xây dựng TĐ Buôn Tua
Srah, bên cạnh những giải pháp nâng cao hiệu quả của năm NLSK trong đó chú trọng
đến nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên. Song song với đó là các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của các loại hình sinh kế cũng cần được thực hiện một cách đồng
bộ và hiệu quả, phục vụ mục tiêu phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào.


7. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án, bằng mong muốn và tâm huyết
với vấn đề nghiên cứu, tác giả nhận thấy một số hướng nghiên cứu có thể tiếp tục theo
đuổi trong tương lai. Cụ thể:


<b>- Cần có một nghiên cứu sâu về năng lực tư duy kinh tế thị trường và hàng hóa </b>
đối với đồng bào Mnông TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah nói riêng, người
Mnơng nói chung.


- Dưới góc độ Nhân học kinh tế, cần có nghiên cứu sâu hơn về tài chính vi mơ và
năng lực sử dụng tài chính trong trong các hoạt động SK của đồng bào.



- Dưới góc độ quản lý, cần có những nghiên cứu và tư vấn chính sách cho các cơ
quan quản lý khi thực hiện công tác đền bù, phải có kế hoạch cung cấp kinh phí cho
từng giai đoạn phù hợp với đề án, kế hoạch để đảm bảo đồng bào sử dụng nguồn tài
<i>chính một cách hiệu quả. </i>


- Dưới góc độ văn hố, cần có những nghiên cứu thêm về biến đổi SK đã tác động
đến những thay đổi trong hành vi văn hố và lối sống của người Mnơng như thế nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

140


<b>DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU </b>
<b>CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN </b>
<b>* Bài báo khoa học </b>


1. Phạm Trọng Lượng (2019), “Nguồn vốn vật chất trong sự phát triển sinh kế
của người Mnông tại khu tái định cư và vùng tác động thủy điện Buôn Tua Srah, huyện
<i>Lắk, tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Dân tộc học, (ISSN 0866 - 7632), số 1 (211) - 2019 (tháng </i>
3/2019), tr. 43-52.


2. Phạm Trọng Lượng (2018), “Biến đổi sinh kế của người Mnông ở huyện Lắk,
<i>tỉnh Đắk Lắk dưới tác động thủy điện Buôn Tua Srah”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế </i>


<i>- Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (ISSN 2588 - 1213), Tập 127, Số 6C, 2018, </i>


Tr. 65–75; DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v127i6C.4873, tr. 65-75.


3. Phạm Trọng Lượng (2018), “Các nhân tố thúc đẩy và cản trở nguồn lực con người
<i>tại khu tái định cư và vùng tác động thủy điện Bn Tua Srah”, Tạp chí khoa học và Cơng </i>



<i>nghệ, Trường Đại học khoa học Huế (ISSN 2354 - 0850), Tập 13, số 3 (2018), tr. 147-157. </i>


4. Phạm Trọng Lượng (2019), “Hoạt động canh tác nương rẫy truyền thống của
<i>người Mnông Gar huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Tây </i>
Nguyên”, (ISSN: 1859-4611), số 35 tháng 4/2019.


5. Pham Trong Luong (2019), “Factors motivating and hindering the promotion
of social resources among the Mnong people in resettlement and affected areas by Buon
<i>Tua Srah hydroelectric power plant, Lak district, Dak Lak province”, Hue University </i>


<i>Journal of Science: Social Sciences and Humanities (ISSN 2588 - 1213), Vol 128, </i>


No.6B, 2019, Tr. 27-38; DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v128i6B.5014.


<b>* Báo cáo hội thảo: </b>


1. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, ThS. Phạm Trọng Lượng (2017), “Tổng quan một
<i>số sách nghiên cứu các tộc người ở Tây Nguyên”, Hội thảo khoa học “Kết quả các </i>


<i>nghiên cứu về chính sách dân tộc ở khu vực duyên hải miền trung từ năm 1986 đến nay, </i>
<i>những khoảng trống, lỗ hổng cần nghiên cứu thời gian tới” của Học viện Dân tộc Việt </i>


Nam tổ chức tại Huế ngày 31 tháng 8 năm 2017.


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

141


<i>thảo khoa học “Nghiên cứu áp dụng quy ước thôn buôn trong quản lý xã hội nông thôn </i>
<i>vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên”, Đại học Tây Nguyên tháng 11 năm 2016, tr.34-42. </i>


3. Phạm Trọng Lượng (2017), “Tín ngưỡng vạn vật hữu linh của người Ê đê và


<i>các biểu hiện qua luật tục Ê đê”, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu luật tục, đề xuất giải </i>


<i>pháp và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ê đê trong thời kì đổi mới”, Đại học Tây </i>


Nguyên tháng 6 năm 2017, tr. 23-30.


<b>* Đề tài nghiên cứu: </b>


1. Phạm Trọng Lượng (2018), “Sinh kế của người Mnông tại các buôn tái định
<i>cư thủy điện Buôn Tua Srah xã Krông Nô, huyện Lắk”, Đề tài cấp cơ sở trường Đại học </i>


<i>Tây Nguyên năm 2018, đã nghiệm thu. </i>


2. Phạm Trọng Lượng (2016), “Nghiên cứu áp dụng quy ước thôn buôn trong
<i>quản lý xã hội nông thôn vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên”, Đề tài cấp Bộ, Mã số: </i>


<i>B2015-15-27, thành viên nghiên cứu, đã nghiệm thu. </i>


3. Phạm Trọng Lượng (2017), Nghiên cứu luật tục, đề xuất giải pháp và phát huy
<i>bản sắc văn hóa dân tộc Ê đê trong thời kì đổi mới, Đề tài cấp Bộ, Mã số: </i>


<i>B2016-TTN-05, thành viên nghiên cứu, đã nghiệm thu. </i>


4. Phạm Trọng Lượng (2018), “Khai thác giá trị ngôn ngữ và văn hóa của sử thi
<i>Ê đê ứng dụng vào giáo dục và đào tạo ở Tây Nguyên”, Đề tài cấp Bộ, Mã số: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

142


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>I. TIẾNG VIỆT </b>



[1]. Đặng Nguyên Anh (2007), “Chính sách di dân tái định cư các cơng trình thuỷ điện
<i>ở Việt Nam từ góc độ nghiên cứu xã hội”, Tạp chí Dân số và phát triển, số 6/2007, tr 24-32. </i>
[2]. Đặng Nguyên Anh (2007), “Tái định cư cho các cơng trình thủy điện ở Việt
<i>Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 8/2007, tr 19-27. </i>


<i>[3]. Nguyễn Dũng Anh (2014), Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong q </i>


<i>trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ở thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học </i>


viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


<i>[4]. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2015), Tập tư liệu Kinh tế - Xã hội vùng Tây </i>


<i>Nguyên 2001 - 2015. </i>


<i>[5]. Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk (2014a), Báo cáo công tác đánh giá việc tổ chức </i>


<i>thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Đắk Lắk sau 25 năm đổi mới. </i>


<i>[6]. Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk (2014b). Báo cáo Kết quả thực hiện công tác dân </i>


<i>tộc 2013, phương hướng nhiệm vụ 2014, tháng 12 năm 2014. </i>


<i>[7]. Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo công tác dân tộc năm 2015 và </i>


<i>nhiệm vụ năm 2016, tháng 12 năm 2015. </i>


<i>[8]. Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk (2016), Báo cáo công tác dân tộc năm 2016 và </i>



<i>nhiệm vụ năm 2017, tháng 12 năm 2016. </i>


<i>[9]. Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk (2017), Báo cáo công tác dân tộc năm 2017 và </i>


<i>nhiệm vụ năm 2018, tháng 12 năm 2017. </i>


<i>[10]. Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk (2018), Báo cáo công tác dân tộc năm 2018 và </i>


<i>nhiệm vụ năm 2019, tháng 12 năm 2018. </i>


<i>[11]. Ban Quản lý Dự án giảm nghèo huyện Lắk (2015), Báo cáo về tình hình </i>


<i>thực hiện dự án năm 2015, tháng 12 năm 2015. </i>


<i>[12]. Ban Quản lý Dự án giảm nghèo huyện Lắk (2016), Báo cáo về tình hình </i>


<i>thực hiện dự án năm 2016, tháng 12 năm 2016. </i>


<i>[13]. Ban Quản lý Dự án giảm nghèo huyện Lắk (2017), Báo cáo về tình hình </i>


<i>thực hiện dự án năm 2017, tháng 12 năm 2017. </i>


<i>[14]. Ban Quản lý Dự án giảm nghèo huyện Lắk (2018), Báo cáo về tình hình </i>


<i>thực hiện dự án năm 2018, tháng 12 năm 2018. </i>


<i>[15]. Bernard H. R. (2007), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học (tiếp </i>
cận định tính và định lượng), Nxb Đại học quốc gia tp Hồ Chí Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

143



<i>[17]. Đặng Văn Bình (2017), Tên chính danh của người Mnơng, Luận án Tiến sĩ </i>
ngôn ngữ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.


<i>[18]. Trần Bình (2001), Tập quán hoạt động kinh tế của một số tộc người ở Tây </i>


<i>Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. </i>


<i>[19]. Trần Bình (2005), Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đơng </i>


<i>Bắc Việt Nam, Nxb Phương Đơng, TP. Hồ Chí Minh. </i>


<i>[20]. Trần Bình (2013), Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông </i>


<i>Bắc Việt Nam, Nxb Thời Đại, HN. </i>


<i>[21]. Trần Văn Bình - Nguyễn Văn Sửu (2013), Tiếp cận sinh kế, sinh kế bền </i>


<i>vững, Nghiên cứu văn hóa, số 5. </i>


<i>[22]. Trần Văn Bình (2015), Biến đổi sinh kế của cộng đồng người Dao vùng </i>


<i>lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang từ sau tái định cư đến nay, Đề tài NAFOSTED, Viện </i>


dân tộc học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.


<i>[23]. Georges Condominas (1997), Không gian xã hội vùng Đơng Nam Á, Nxb </i>
Văn hóa, Hà Nội.


[24]. Condominas G. (2003) (Dịch: Trần Lan Anh, Phan Ngọc Hà, Trịnh Thu


<i>Hồng, Nguyễn Thu Phương, Hiệu đính: Nguyên Ngọc), Chúng tôi ăn rừng đá – Thần </i>


<i>Gôo, Nxb Thế giới. </i>


<i>[25]. Chi cục Thống kê huyện Lắk, Niên giám thống kê các năm (2004, 2005, </i>


<i>2006, 2016, 2017). </i>


[26]. CRES (Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường, Đại
<i>học quốc gia Hà Nội) (2001), Báo cáo nghiên cứu tác động của đập Yaly đối với cộng </i>


<i>đồng di dời và cộng đồng khu vực hạ lưu sông. </i>


<i>[27]. Lê Trọng Cúc, Kathleen Gillogly, A. Terry Rambo 1990, Hệ sinh thái nông </i>


<i>nghiệp trung du miền Bắc Việt Nam, Báo cáo được dịch từ nguyên bản tiếng Anh </i>


<i>“Agroecosystem of the Midlands of Northern Vietnam”, xuất bản tại Viện Mơi trường </i>
và Chính sách, Trung tâm Đơng - Tây, Mỹ, in tại Thái Lan)


<i>[28]. Lê Trọng Cúc, Terry Rambo (1995), Một số vấn đề sinh thái nhân văn ở </i>


<i>Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. </i>


[29]. Lê Trọng Cúc (2003s), “Nghiên cứu sinh thái nhân văn và quản lý bền vững
<i>các hệ sinh thái miền núi Việt Nam”, Báo cáo tại Hội thảo: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên </i>


<i>thiên nhiên và bảo vệ môi trường vùng Bình Trị Thiên, Huế, 25-29/3/2003. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

144



<i>[32]. Dournes J. (2018) (Dịch: Nguyên Ngọc), Miền đất huyền ảo, Nxb Thông </i>
tin và truyền thông.


<i>[33]. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và </i>


<i>quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>[34]. Võ Thị Thùy Dung (2016), Tín ngưỡng và lễ hội của người Mnông tỉnh Đắk </i>


<i>Nông, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Trường Đại học KHXH&VN tp Hồ Chí Minh. </i>


<i>[35]. Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh (2006), Một số lí thuyết tiếp cận trong </i>


<i>nhân học, Nxb Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh. </i>


<i>[36]. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2012), Biến đổi khí hậu và Sinh kế ven </i>


<i>biển, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. </i>


<i>[37]. Bùi Minh Đạo (2011), Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề </i>


<i>phát triển bền vững, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. </i>


[38]. Bùi Minh Đạo (2013), “Góp bàn về đặc thù xã hội Tây Nguyên và cơ chế,
<i>chính sách xã hội đặc thù cho vùng Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, </i>
số 9/2013, tr.16-26.


[39]. Bùi Văn Đạo (2011), “Tác động của các dự án thủy điện Tây Nguyên đến sinh
<i>kế và văn hóa của người dân tái định cư”, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, tr. 11-19, Hà Nội. </i>



<i>[40]. Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1984), Đại cương các dân tộc Ê đê, M’Nông ở </i>


<i>Đắk Lắk, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. </i>


<i>[41]. Evans G. (2001), Bức khảm văn hóa Châu Á (tiếp cận nhân học), Nxb Văn </i>
hóa dân tộc, Hà Nội.


<i><b>[42]. Trần Văn Hà (2011), Tái định cư thủy điện ở Việt Nam thời đổi mới, Nxb </b></i>
<b>Từ điển bách khoa, Hà Nội. </b>


<i>[43]. Trần Văn Hà (2015), Chính sách tái định cư trong quá trình phát triển kinh tế </i>


<i>- xã hội ở các tỉnh miền núi: nghiên cứu trường hợp dự án thủy điện Sơn La. Đề tài </i>


NAFOSTED, Viện Dân tộc học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.


<i>[44]. Phạm Minh Hạnh (2009), Sinh kế của các hộ dân tái định cư vùng bán ngập huyện </i>


<i>Thuận Châu tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. </i>


<i>[45]. Trịnh Thị Hạnh (2016), Biến đổi sinh kế của người Mường vùng lịng hồ </i>


<i>Thủy điện Hịa Bình ở nơi tái định cư, Luận án Tiến sĩ Dân tộc học, Trường Đại học </i>


KHXH&VN Hà Nội.


<i>[46]. Tuyết Hoa Niê Kdăm (2008), Thực trạng và giải pháp kinh tế xã hội chủ </i>


<i>yếu phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc ít người tại chỗ vùng đệm vườn quốc gia </i>


<i>Yok Đôn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Nơng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

145


[47]. Nguyễn Vũ Hồng (2008), “Vốn xã hội trong đô thị: Một nghiên cứu nhân
<i>học về hành động tập thể ở một dự án phát triển đơ thị tại Hà Nội”, Tạp chí Dân tộc học, </i>
Số 5, tr. 11-26.


[48]. Nguyễn Xuân Hồng (2001), “Vai trò của kiến thức bản địa trong các hoạt
động phát triển bền vững hiện nay ở các vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế”, in
<i>trong: Trao đổi thông tin kinh nghiệm phát triển đối với người dân vùng cao (Kỷ yếu </i>
hội thảo), Huế.


[49]. Nguyễn Xuân Hồng (2003), “Kiến thức bản địa trong canh tác nương rẫy
<i>của các dân tộc thiểu số ở xã Hồng Hạ (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế)”, Tạp chí </i>


<i>Dân tộc học, số 3, tr. 3-11. </i>


<i>[50]. Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Mỹ Vân, “Sinh kế bền vững cho người </i>


<i>dân vùng đồi núi: Vấn đề hưởng dụng đất và chiến lược thương thảo (Trường hợp </i>
<i>nghiên cứu ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế)”. </i>


<i>[51]. Trần Thị Thanh Huệ (2010), Sinh kế của người Dao huyện Thông Nông tỉnh Bắc </i>


<i>Cạn, Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. </i>


<i>[52]. Huyện ủy Lắk, Báo cáo chính trị của Huyện ủy Lắk tại Đại hội Đảng bộ </i>


<i>Huyện Lắk nhiệm kì 2015 - 2020, số 05-BC/ĐH, ngày 28 tháng 8 năm 2015. </i>



<i>[53]. Huyện ủy Lắk, Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2015,số </i>
28-BC/HU, ngày 25 tháng 12 năm 2015.


<i>[54]. Huyện ủy Lắk, Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2016,số </i>
123-BC/HU, ngày 28 tháng 12 năm 2016.


<i>[55]. Huyện ủy Lắk, Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2017,số </i>
309-BC/HU, ngày 27 tháng 12 năm 2017.


<i>[56]. Bùi Thị Bích Lan (2013), Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã </i>


<i>Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Luận án Tiến sĩ Nhân học văn hóa, Viện </i>


Dân tộc học – Viên Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.


<i>[57]. Ngô Phương Lan, Hoàng Cầm và cộng sự (2017, “Chuyển đổi sinh kế và vấn </i>


<i>đề tín dụng ở một số tộc người thiểu số tại Tây Nguyên và Miền núi Tây Bắc”, ISEE. </i>


<i>[58]. Ngô Văn Lệ, Huỳnh Ngọc Thu (2017), Tri thức bản địa các dân tộc thiểu </i>


<i>số tại chỗ Đắk Nông, Nxb Đại học quốc gia tp Hồ Chí Minh. </i>


<i>[59]. Phạm Quang Linh (2017), Sinh kế của người Thái tái định cư thủy điện Sơn </i>


<i>La, Luận án Tiến sĩ Nhân học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. </i>


<i>[60]. Linh Nga Niê Kdam (2014), Nghề thủ công truyền thống các dân tộc Tây </i>



<i>Nguyên, Nxb Văn hóa thơng tin. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

146


<i>[63]. Neefies K. (2008), Môi trường và sinh kế: Các chiến lược phát triển bền </i>


<i>vững, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>[63]. Oxfam (2008), Việt Nam:Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo, Oxfam. </i>
<i>[64]. Nguyễn Văn Sang, Đậu Thị Bích Hồi (2010), Đánh giá sự thay đổi nguồn </i>


<i>sinh kế cuả các hộ di dân tái định cư thuộc dự án thủy điện Hủa Na: nghiên cứu trường </i>
<i>hợp tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Đề tài khoa học. </i>


[65]. Võ Văn Sen, Trương Quang Hải, Bùi Văn Tuấn (2014), “Nguồn lực sinh kế
<i>của hộ gia đình ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”, Tạp chí Phát triển Khoa học và </i>


<i>Công nghệ, Tập. 17, Số. 4X-2014, tr. 36-47. </i>


<i>[66]. Nguyễn Văn Sửu (2014), Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và biến đổi sinh kế </i>


<i>ở ven đô Hà Nội, Nxb Tri thức. </i>


[67]. Nguyễn Văn Sửu (2010), “Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích
<i>tồn diện về phát triển và giảm nghèo”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr. 3-12 </i>


<i>[68]. Đặng Văn Thành (2009), Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến </i>


<i>sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc, Luận văn </i>



thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.
[69]. Bùi Đình Tối (2004), “Sử dụng PRA trong việc tăng cường khả năng giảm
<i>thiểu tác hại của ngập lụt của cộng đồng địa phương”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, </i>
Số 6/2004, tr 36-43.


[70]. Nguyễn Duy Thắng (2007), “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế
<i>của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đơ thị hóa”, Tạp chí Xã hội học, Số </i>
4/2007, tr 37-47.


<i>[71]. Hoàng Bá Thịnh (2008), “Về vốn xã hội và mạng lưới xã hội”, Tạp chí Dân </i>


<i>tộc học, Số 5/2008, tr 45-55. </i>


<i>[72]. Ngơ Đức Thịnh (1998), Luật tục M’Nơng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>
<i>[73]. Ngơ Đức Thịnh (2003), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, Nxb </i>
Khoa học xã hội.


[74]. Ngô Đức Thịnh (2008), “Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội
<i>và vốn xã hội cho phát triển”, Tạp chí Dân tộc học, Số 4/2008, tr 3-8. </i>


<i>[75]. Triệu Văn Thịnh (2015), Hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông và vấn đề </i>


<i>thể loại, Luận án Tiến sĩ văn học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội. </i>


<i>[76]. Vũ Thị Hoài Thu (2013), Về sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng </i>


<i>Sơng Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

147



<i>[77]. Phạm Thị Thủy (2014), Việc làm cho nông dân thu hồi đất ở Hà Nội, Luận </i>
án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


<i>[77]. Trung tâm Phát triển Nơng thơn Miền Trung (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của </i>


<i>quản lý tài nguyên rừng và đất đến sinh kế người dân miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế. </i>


<i>[79]. Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang, Mai Văn Thành (2001), Phân cấp trong </i>


<i>quản lý tài nguyên rừng và sinh kế của người dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. </i>


<i>[80]. Viện Dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía </i>


<i>Nam), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. </i>


<i>[81]. Viện Tư vấn phát triển – CODE (2014), Hướng tới phát triển bền vững Tây </i>


<i>Nguyên, Nxb Tri thức. </i>


<i>[82]. Nguyễn Thị Hải Yến (2009), Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong </i>


<i>pháp </i> <i>luật </i> <i>quốc </i> <i>tế </i> <i>và </i> <i>pháp </i> <i>luật </i> <i>Việt </i> <i>Nam, </i>


(


<i>[83]. Y Tuyn Bing, Lê Mai Oanh, Lương Thị Đại (2011), Tang lễ cổ truyền các </i>


<i>dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. </i>


<i>[84]. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2017), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện </i>



<i>nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2017 và </i>
<i>phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Đắk Lắk. </i>


<i>[85]. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2018), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện </i>


<i>nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2018 và </i>
<i>phương hướng nhiệm vụ năm 2019, Đắk Lắk. </i>


<i>[86]. Ủy ban Nhân dân huyện Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc từ </i>


<i>năm 2014 – 2017 trên địa bàn huyện Lắk, số 81/BC-UBND, 9/4/2018. </i>


<i>[87]. Ủy ban Nhân dân huyện Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015 </i>


<i>và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2016, số 08/BC-UBND, 9/ 3/2016. </i>


<i>[88]. Ủy ban Nhân dân huyện Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016 </i>


<i>và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017, số 45/BC-UBND, 20/3/2017. </i>


<i>[89]. Ủy ban Nhân dân huyện Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017 </i>


<i>và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2018, số 08/BC-UBND, 15/3/2018. </i>
<b>II. TIẾNG ANH </b>


<i>[90]. Dang Nguyen Anh and David Meyer (1999), Impact of human capital on </i>


<i>joint-venture investment in Vietnam, World Development, Vol. 27, No. 8, pp. 1413-1426. </i>



<i>[91]. Anthony Bebbington(1999), Capitals and capabilities: A framework for </i>


<i>analyzing peasant viability, rural livelihoods, and poverty, World Development, Vol. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

148


<i>[92]. Asian Development Bank (2001), Human capital of the poor in Vietnam, Manila. </i>
<i>[93]. Ashley, Caroline and Diana Carney (1999), Sustainable livelihoods: </i>


<i>Lessons from early experience, UK. </i>


<i>[94]. Bourdieu P. (1986). The Forms of Capital, in Richardson, John G., ed., Handbook of </i>


<i>Theory and Research for the Sociology of Education. New York: Greenwood. </i>


<i> [95]. Cahn, Miranda (2002), Sustainable livelihoods approach: Concept and </i>


<i>practice, Paper presented to Dev Net 2002 Conference on Contesting Development: </i>


Pathways to Better Practice, The Institute of Development Studies at Massey University,
5-7 December, New Zealand.


<i>[96]. Carney, Diana (1998), Sustainable rural livelihoods, Russell Press Ltd, Nottingham. </i>
<i>[97]. Carney, Diana (ed.) (1998), Sustainable rural livelihoods: What </i>


<i>contribution can we make? Overseas Development Institute and Department for </i>


International Development, UK.


<i>[98]. Robert Chambers (1969), Settlement Schemes in Tropical Africa: a Study </i>



<i>of Organizations and Development; W. Routledge & Kegan Paul. </i>


<i>[99]. Robert Chambers (1983), Rural development: Putting the last first, </i>
Longman Scientific & Technical, co-published in the United States with John Wiley
& Sons, Inc., New York.


<i>[100]. Robert and Morris J. (1973), Mwea, An Irrigated Rice Settlement in Kenya, </i>
Weltforum werlag München


<i>[101]. Chambers R. and Conway G.R. (1991), Sustainable rural livelihood: </i>


<i>practical Concepts for the 21st Century, IDS Working Paper No. 296. Brighton: Institute </i>


of Development Studies, pp.51, 92.


<i>[102]. Chambers, Pacey and Thrupp (eds) (1998), Farmer First – Farmer </i>


<i>Innovation and Agricultural Research, London Intermediate Technology Publications. </i>


<i>[103]. Chimhwo, Admos Omund (2002), Extending the grain basket to the margins: </i>


<i>Spontaneous land resettlement and changing livelihoods in the Hurugwe district, </i>
<i>Zimbabwe, Journal of Southern African Studies, Vol. 28, No. 3, pp. 551-573. </i>


<i><b>[104]. Robinson Courtland (2003), Risks and Rights: The Causes, Consequences, </b></i>


<i><b>and Challenges of Development - Induced Displacement, An Occasional Paper of The </b></i>


Brookings Institution — SAIS, Project on Internal Displacement.



<i>[105]. Armitage D. and Plummer R. (2010), Adaptive Capacity and </i>


<i>Environmental Governance, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Springer Series on </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

149


<i>[106]. DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance, </i> sheets,


<i>[107]. Ellis F. (1998): Household Strategies and Rural Livelihood </i>


<i>Diversification. Journal of Development Studies, 35 (1), 1-38. </i>


<i>[108]. Ellis F. (2000), Rural livelihoods and diversity in developing countries, </i>
Oxford University Press, Oxford.


<i>[109]. Filipe, Paulo (2005), The right to land a livelihood: The dynamics of land </i>


<i>tenure systems in Conda, Amboim and Sumbe municipalities, Norwegian People’s Aid. </i>


<i>[110]. Philip Hirsch (1997), Social and environmental implications of resource </i>


<i>development in Viet Nam: The case of Hoa Binh reservoir. University Sydney, Australia. </i>


<i>[111]. Jaiyebo, Oluremi (2003), Women and household sustenance: Changing </i>


<i>livelihoods and survival strategies in the peri-urban areas of Ibadan, Environment and </i>


Urbanization, Vol. 15, No. 1, pp. 118-119.



<i>[112]. IFAD (2014). An alternative sustainable livelihoods framework. </i>
Downloaded December 13, 2015from:
/10180/2d92d7ce-1693-4e99-8f2b-bfcf0c90b92.


<i>[113]. IUCN and IMM (2008), Sustainable Livelihoods Enhancement and </i>


<i>Diversification, A Manual for Practitioners. </i>


<i>[114]. IUCN, SEI, and IISD (2003), Livelihoods and Climate Change - </i>


<i>Combining Disaster Risk Reduction, Natural Resource Management and Climate </i>
<i>Change Adaptation in a New Approach to the Reduction of Vulnerability and Poverty, </i>


A Conceptual Framework Paper Prepared by Task Force on Climate Change,
<i>Vulnerable Communities and Adaptation. </i>


<i>[115]. Kelly, Philip F. (2003), Urbanization and the politics of land in the Manila </i>


<i>region, Annals of the American Academy of Political and Social Science, Vol. 590, </i>


Rethinking Sustainable Development, pp. 170-187.


<i>[116]. Moser, Caroline (2008), Assets and livelihoods: A framework for </i>


<i>asset-based social policy, in: Assets, livelihoods, and social policy, edited by Caroline Moser </i>


and Anis A. Dani, The World Bank, pp. 43-81.


<i>[117]. Murray, Colin (2002), Livelihoods research: Transcending boundaries of </i>



<i>time and space, Journal of Southern African Studies, Vol. 28, No. 3 (Special Issue: </i>


Changing Livelihoods), pp. 489-493.


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

150


<i><b>[119]. Parasuraman S. (2001), Impact of Dams on Natural Resources dependent </b></i>


<i>and vulnerable Communities, Discussion Paper at the 5th Annual Asian Training and </i>


Study Session, 17th October 2001.


<i>[120]. Paavola, J. (2004), Livelihoods, Vulnerability and Adaptation to Climate </i>


<i>Change in the Morogoro Region, Tanzania, CSERGE Working Paper EDM 04-12. </i>


<i>[121]. Pretty, Jules and Hugh Ward (2001), Social capital and environment, </i>


<i>World Development, Vol. 29, No. 2, pp. 211- 212. </i>


<i>[122]. Scoones, Ian (1998), Sustainable rural livelihoods: A framework for </i>


<i>analysis, ISD Working Paper 72. </i>


<i>[123]. Selvaraju, R at al (2006), Livelihood Adaptation to Climate Variability and </i>


<i><b>Change in Drought-prone Areas of Bangladesh, Case study report of Asian Disaster </b></i>
<i>Preparedness Center, FAO. </i>



[124]. Sen, Amartya (2009), The Idea of Justice, Harvard University Press & Allen Lane.
<i>[125]. Nguyen Van Suu (2009), Agricultural land conversion and its effects on </i>


<i>Vietnamese farmers, Focaal-European Journal of Anthropology, No. 54, pp. 106 - 113. </i>


<i>[126]. USAID (2009), Adapting to Coastal Climate Change: A Guidebook for </i>


<i>Development Planners. </i>
<b>III. TIẾNG PHÁP </b>


<i>[127]. Albert - Marie Maurice (1993), Les Mnong des hauts-plateaux (người </i>


<i><b>Mnông ở Tây Nguyên), L'Harmattan. </b></i>


<b>IV. CÁC TRANG WEBSITE THAM KHẢO </b>


<i>[128]. DFID (1999). DFID Sustainable livelihoods guidance sheets. </i>
Downloaded March 10, 2018 at

20720/100145/Sustainable+livelihoods+guidance+sheets/8f35b59f-8207-43fc-8b99-df75d3000e86.


[129]. .
[130].
[131].


[132].


/>T135/NewsId/3305/PageView/TINH-DAK-LAK--DANH-SACH-XA-THUOC-DIEN-DAU-TU-CHUONG-TRINH-135-GIAI-DOAN-2017-2020.


[133].csdl.ubdt.gov.vn/noidung/vanbandt/SiteAssets/Lists/UBDTVanBanDen/..


./daklak.pdf. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2017.


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

151


<b>ĐẠI HỌC HUẾ </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC </b>



<b>SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG DƯỚI TÁC ĐỘNG </b>


<b>CỦA THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH </b>



<b>Ở HUYỆN LẮK TỈNH ĐẮK LẮK </b>



<b>PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC </b>


<b>Mã số: 931 03 10 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

152


<b>PHỤ LỤC 1 </b>


<b>BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LẮK NĂM 2018 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

153


<b>PHỤ LỤC 2 </b>


<b>PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH </b>


<b>Mã số phiếu: </b>



<i>Họ và tên chủ hộ……… </i>


<i>Thôn/buôn:……… </i> <i> Xã: ……… </i>


<i>Huyện: ……… </i> <i> Tỉnh: ……… </i>


<i>Điện thoại (nếu có): ... </i>


<i>Người phỏng vấn:……… …Ngày phỏng vấn: </i> <i>/</i> <i>/</i>


<i>Người kiểm tra phiếu:……… Ngày kiểm tra: </i> <i>/</i> <i>/</i>


<b>GIỚI THIỆU </b>


<i>Tên tôi là………, Chúng tôi đang thực hiện nghiên </i>
<i><b>cứu “Sinh kế của người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, </b></i>


<i><b>tỉnh Đắk Lắk”. Việc nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sinh kế, biến đổi sinh kế người Mnông dưới </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

154


<b>Câu 1. Ơng/ bà hãy cho biết những thơng tin về hộ gia đình của ơng/bà? </b>
<b>TT </b>


<b>TT </b>


<b>Họ và tên những người trong </b>
<b>hộ gia đình (Những người có </b>


<b>tên trong hộ khẩu) </b>



<b> Quan hệ </b>
<b> với chủ hộ </b>


1. Chủ hộ
2. Chồng/vợ
3. Con đẻ


4. Con rể/con dâu
5. Bố mẹ đẻ
6. Bố mẹ vợ/chồng
7. Ông/bà


8. <b>Anh/Chị/ Em ruột </b>
9. Người khác (ghi


<b>rõ) </b>
<b> Giới </b>
<b>tính </b>
0. Nữ
<b> 1. Nam </b>
1.
<b> Năm </b>
<b>sinh </b>
(Năm
dương
<b>lịch) </b>
<b> Trình độ </b>
<b> học vấn </b>



1. Không biết chữ
2. Tiểu học
3. THCS
4. THPT
5. TC/CĐ
6. ĐH trở lên


<b>Nghề nghiệp </b>
<b> CHÍNH </b>


1. Nông dân
2. Công nhân
3. CB/công chức
nhà nước
4. Hưu trí
5. HS/SV


6. Bn bán, dịch
vụ


7. Làm thuê
8. Khác (Ghi rõ)


<b>Nói thạo </b>
<b>tiếng phổ thơng </b>


(tiếng Kinh)
khơng?
1. Có
2. Khơng


<b>3. Biết ít </b>


<b>1. </b>


<b>Ngơn ngữ </b>
<b>được sử dụng </b>


<b>CHÍNH </b>
<b>trong làm ăn </b>


<b>kinh tế với </b>
<b>người khác tộc? </b>


1. Tiếng phổ thông
2. Tiếng mẹ đẻ
2. Ngôn ngữ của
đối tác


3. Cả hai
4. Khác (Ghi rõ)


<b>A </b> <b>B </b> <b>C </b> <b>D </b> <b>E </b> <b>F </b> <b>G </b> <b>H </b> <b>P </b>


1 ...
<b>(Người trả lời) </b>
2
3
4
5
6


7
8
9
10


<b>Câu 2: Theo phân loại của chính quyền địa phương, kinh tế hộ gia đình của ông/bà thuộc loại nào? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

155


<b>Câu 3. Gia đình ơng/bà có những tài sản nào? </b>


<b>Tài sản </b> <b>Số lượng </b> <b>Tên chủng loại </b>


<i>Ví dụ: Máy cày, kéo, bơm,.. </i>


<b>Trị giá </b>


<i>(triệu đồng) </i>
1. Máy nơng nghiệp


<b>2. Máy móc tiểu, thủ cơng nghiệp </b>
3. Ơ tơ


4. Xe máy
5. Tivi
6. Tủ lạnh


7. Máy điều hòa nhiệt độ
8. Máy vi tính



10. Điện thoại


<b>11. Khác: ……….. </b>


<b>Câu 4. Diện tích đất và tình hình sử dụng đất của gia đình ơng/bà như thế nào? </b>


<b>TT Loại đất </b> <b>Diện tích </b>


<i>(ha) </i>


<b>Năng </b>
<b>suất </b>


<i>(tấn/ha) </i>


<b>Loại hình </b>


<b>Tình hình sử dụng </b>


<i>vụ/tháng/năm/lâu năm </i>
<i>Nhà </i>


<i>nước </i>
<i>giao </i>


<i>Tự </i>
<i>khai phá </i>


1. Ruộng nước <b>1 vụ: </b>



2 vụ:


2. Ruộng cạn <b>1 vụ: </b>


2 vụ:


3. Rẫy <b>Trồng cây hàng năm: </b>


Trồng cây lâu năm:


4. <b>Vườn </b> <b>Tự nhiên: </b>


Tái sinh:


5. <b>Thủy sản </b> Năm được giao:


6. <b>Đất ở </b>


<b>Câu 5. Diện tích gieo trồng các loại cây trước và sau khi xây dựng thủy điện Bn Tua Srah? </b>


<b>Diện tích </b> <b>Trước xây dựng thủy điện </b> <b>Sau xây dựng thủy điện </b>


1. Trồng bắp


2. Trồng đậu các loại
3. Trồng lúa


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

156


<i><b>Câu 6. Ơng/bà đánh giá về chất lượng các ng̀n tư liệu sản xuất sau đây của gia đình? </b></i>



<b>Chủng loại </b> <i><b>Rất kém </b></i> <i><b>Kém </b></i> <b>Không được </b>


<b> cải thiện </b>


<i><b>Tốt </b></i> <i><b>Rất tốt </b></i>


1. Ruộng nước 1 2 3 4 5


2. Ruộng cạn 1 2 3 4 5


3. Đất rẫy 1 2 3 4 5


4. Vườn nhà 1 2 3 4 5


5. Đất nuôi


trồng thủy sản 1 2 3 4 5


<b>Câu 7. Ơng/bà cho biết tình hình khai thác lâm sản - thủy sản năm 2004 và năm 2018? </b>


<b>Tên sản phẩm </b> <b>Năm 2004 </b> <b>Năm 2018 </b>


1. Măng
2. Nấm
3. Củi
4. Song mây
5. Mật ong
6. Cá
7. Rùa


8. Rắn
9. Kỳ đà
10. Heo


11. Khác:………..


<i><b>Câu 8. Ông/bà cho biết thu nhập trung bình của gia đình năm 2017? </b></i>


<b>TT</b> <b>Nghề nghiệp chính</b> <i><b>Thu nhập (triệu đồng)</b></i>


1. Trồng trọt


2. Chăn nuôi


3. Đánh bắt thủy sản


4. Nuôi trồng thủy sản


5. Nghề thủ công


6. Rừng


7. Lao động làm thuê


8. Buôn bán, dịch vụ


9. Cán bộ có lương


10. Khác:……….



</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

157


<b>Câu 9. Những khó khăn của gia đình ơng/bà trong chăn ni hiện nay là gì? </b>


1. Giá thức ăn cao 


2. Thiếu nơi chăn thả 


3. Thiếu giống 


4. Dịch bệnh 


5. Thiên tai 


6. Kiến thức, kỹ thuật 


7. Khó khăn khác………


<b>Câu 10. Những thuận lợi của gia đình ơng/bà trong chăn ni hiện nay là gì? </b>


1. Lợi nhuận cao 


2. Đầu ra thuận lợi 


3. Được hỗ trợ kĩ thuật 


4. Có kinh nghiệm 


<b>5. Thuận lợi khác………. </b>



<b>Câu 11. Những khó khăn của gia đình ơng/bà trong trồng trọt hiện nay là gì? </b>


1. Thiếu đất canh tác  7. Thiếu hệ thống thủy lợi 


2. Đất xấu, nghèo dinh dưỡng  8. Thiên tai 


3. Thiếu giống  9. Giá vật tư cao 


4. Thiếu kiến thức, kỹ thuật  10. Thiếu thuốc trừ sâu 


5. Thiếu phân bón  11. Nhiều dịch bệnh 


6. Thiếu vốn sản xuất  12. Khó khăn khác………..


<b>Câu 12. Những thuận lợi của gia đình ông/bà trong trồng trọt hiện nay là gì? </b>


1. Được tập huấn kĩ thuật  6. Lợi nhuận cao 


2. Hỗ trợ vốn  7. Được hỗ trợ công cụ lao động 


3. Đầu ra thuận lợi  8. Có kinh nghiệm sản xuất 


4. Đất tốt, giàu dinh dưỡng  9. Thuận lợi khác………
5. Hệ thống tưới tiêu, thủy lợi tốt 


<b>Câu 13. Ông/bà đánh giá về </b><i><b>chất lương cơ sở hạ tầng </b></i><b>nơi gia đình đang sinh sống? </b>


<b>Cơ sở hạ tầng </b> <b>Rất kém</b> <b>Kém</b> <b>Có được cải thiện</b> <b>Tốt</b> <b>Rất tốt</b>


1. Hệ thống điện 1 2 3 4 5



2. Đường giao thông 1 2 3 4 5


3. Trường học 1 2 3 4 5


4. Y tế 1 2 3 4 5


<b>Câu 14. Ông/bà đánh giá về </b><i><b>chất lương hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất hiện nay</b></i><b>? </b>


<b>Cơ sở hạ tầng </b> <b>Rất kém</b> <b>Kém</b> <b>Có được cải thiện</b> <b>Tốt</b> <b>Rất tốt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

158


<b>Câu 15. Kiến thức và kỹ năng làm việc mà các thành viên gia đình ơng/bà có được là do? </b>


1. Kinh nghiệm bố mẹ truyền cho 4. Trong sách báo và phương tiện truyền thông
2. Học người khác 5. Tự rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc
3. Học ở cơ sở dạy nghề <b>6. Khác:... </b>


<i><b>Câu 16. Gia đình ơng/bà có tham gia các khố bồi dưỡng, tập huấn của địa phương khơng? </b></i>


1. Rất tích cực tham gia 3. Khơng thích tham gia


2. Ít tham gia 4. Chưa bao giờ tham gia


<b>Câu 17. Đơn vị nào tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho gia đình </b>
<b>ơng/bà? </b>


1. Ủy ban nhân dân xã/huyện 4. Đồn thanh niên



2. Hội nơng dân 5. Khuyến nông


3. Hội phụ nữ 6. Tổ chức khác (xin ghi rõ)


...


<b>Câu 18. Các khóa bồi dưỡng, tập huấn mà những thành viên gia đình ơng/bà tham gia thường có </b>
<b>nội dung gì? </b>


1. Trồng trọt 4. Kinh doanh buôn bán


2. Chăn ni 5. Văn hóa – xã hội


3. Tiểu thủ công nghiệp 6. Khác (ghi rõ)...


<b>Câu 19. Ơng/bà đánh giá về hiệu quả các khố tập huấn, bồi dưỡng như thế nào? </b>


1. Các khóa học khơng hữu ích 3. Tốn kém


2. Tổ chức quá xa, khó đi lại 4. Khác (ghi rõ)...


<b>Câu 20. Mối </b><i><b>quan hê của gia đình, họ hàng, buôn làng, tôn giáo nơi ông bà </b></i><b>sinh sống như thế nào? </b>


<i><b>Mối quan hệ </b></i> <b>Không ý kiến </b> <b>Thờ ơ</b> <b>Bình thường</b> <b>Tốt</b> <b>Rất tốt</b>


1. Gia đình 1 2 3 4 5


2. Dòng họ 1 2 3 4 5


3. Buôn làng 1 2 3 4 5



2. Tôn giáo 1 2 3 4 5


<b>Câu 21. Ông/bà là thành viên của tổ chức nào ở địa phương? </b>


1. Chi bộ 5. Hội người cao tuổi


2. Hội nông dân 6. Hội cựu chiến binh


3. Hội phụ nữ 7. Khác (ghi rõ)...
4. Đồn thanh niên


<b>Câu 22. Gia đình ơng/bà có nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể địa phương hay khơng? </b>


<b>Loại hỗ trợ </b> <b>Có </b> <b>Không </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

159


2. Vốn/vay vốn  


3. Dạy nghề  


4. Tiếp cận thị trường  


5. Khác (ghi rõ):...


<b>Câu 23. Mức độ hỗ trợ của các tổ chức dưới đây đối với hoạt động kinh tế của gia đình ơng/bà? </b>


<b>Tên tổ chức </b> <b>Mức độ hỗ trợ </b>



<i>Rất kém</i> <i>Kém</i> <i>Trung bình</i> <i>Tốt</i> <i>Rất tốt</i>


1. Chi bộ 1 2 3 4 5


<b>2. Hội nông dân </b> 1 2 3 4 5


<b>3. Hội phụ nữ </b> 1 2 3 4 5


<b>4. Hội người cao tuổi </b> 1 2 3 4 5


<b>5. Đoàn thanh niên </b> 1 2 3 4 5


<b>6. Hội cựu chiến binh </b> 1 2 3 4 5


<b>Câu 24: Ông/bà đánh giá về các dịch vụ xã hội mà gia đình được tiếp cận? </b>


<b>Loại hình dịch vụ </b> <b>Đầy đủ </b> <b>Thiếu thốn </b> <b>Khơng có </b> <b>Khơng ý kiến </b>


1. Thông tin 1 2 3 4


2. Văn hóa 1 2 3 4


3. Trường học 1 2 3 4


4. Trạm y tế 1 2 3 4


5. Chợ 1 2 3 4


<b>Câu 25. Ông/bà hãy đánh giá những thay đổi về </b><i><b>kinh tế của gia đình </b><b>năm 2017 so với</b></i>

<b> trước </b>




<b>năm 2005 (trước khi xây dựng thủy điện Buôn Tua Srah)?</b>



<b>Hoạt động kinh tế </b> <b>Năm 2017 </b>


<i>Rất kém</i> <i>Kém</i> <i>Không thay </i>
<i>đổi</i>


<i>Tốt hơn</i> <i>Tốt hơn rất </i>
<i>nhiều</i>


1. Trồng trọt 1 2 3 4 5


2. Chăn nuôi 1 2 3 4 5


3. Đánh bắt thủy sản 1 2 3 4 5


4. Nuôi trồng thủy sản 1 2 3 4 5


5. Nghề thủ công 1 2 3 4 5


6. Rừng 1 2 3 4 5


7. Lao động làm thuê 1 2 3 4 5


8. Buôn bán, dịch vụ 1 2 3 4 5


9. Du lịch 1 2 3 4 5


<b>Câu 26. Hộ gia đình có vay ngân hàng hay khơng? </b>



1. Có  2. Không 


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

160


<i><b>Nếu không, lý do tại sao? </b></i>


1. Khơng có nhu cầu


2. Khơng phương án kinh doanh
3. Khơng có tài sản thế chấp


4. Khác: ……….


<b>Câu 27. Nhu cầu và nguyện vọng vay vốn của gia đình ơng bà? </b>


1. Nguyện vọng gia đình mong muốn vay bao nhiêu: ……….
2. Thường ngân hàng cho vay bao nhiêu: ...


3. Kỳ hạn vay hộ gia đình mong muốn………… (tháng)
4. Kỳ hạn ngân hàng cho vay ... (tháng)


<b>Câu 28. Gia đình ơng/bà vay vốn ngân hàng bằng phương thức nào? </b>


1. Thế chấp tài sản


2. Thông qua bảo lãnh các tổ chức đoàn thể
3. Nhờ người vay hộ


4. Khác:………..



<b>Câu 29. Nếu gia đình ơng/bà không vay được vốn ngân hàng, lý do thường là gì? </b>


1. Khơng có tài sản thế chấp
2. Thiếu phương án kinh doanh


3. Lý do khác (ghi rõ nếu có) ...


<b>Câu 30. Nguồn thơng tin thời tiết, giá cả nơng sản mà ơng/bà có được là từ đâu? </b>


1. Radio 6. Kiến thức truyền thống


2. Báo 7. Khuyến nơng viên


3. Truyền hình 8. Trạm trại


4. Hàng xóm 9. Internet


5. Thành viên gia đình 10. Nơi khác (ghi rõ)...


<b>Câu 31. Nguồn thông tin thời tiết, giá cả nông sản được ông bà sử dụng không? </b>


1. Có  2. Khơng 


<b>Câu 32. Gia đình ông/bà tiếp cận chương trình khuyến công, khuyến nông như thế nào? </b>


1. Cán bộ chương trình chủ động giúp đỡ


2. Cán bộ chương trình chỉ giúp đỡ khi gia đình u cầu
3. Khó tiếp cận dịch vụ



</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

161


<b>Câu 33. Hộ gia đình thường bán sản phẩm cho ai? </b>


<b>1. Cho đại lý </b> <b>3. Doanh nghiệp </b>


<b>2. Thương lái </b> <b>4. Hợp tác xã </b>


<b>Câu 34. Hộ gia đình thường mua vật tư, máy móc của ai, ở đâu? </b>


<b>1. Ở cửa hàng tư nhân </b> <b> 3. Đại lý </b>


<b>2. Doanh nghiệp cung ứng </b> <b> 4. Tổ chức khác </b>


<b>Câu 35. Mức độ hiểu biết của ông/bà về lễ nghi truyền thống</b><i><b>? </b></i>


<i><b> Mức độ </b></i>
<i><b>Loại lễ nghi </b></i>


<b>Khơng </b>
<b>biết gì </b>


<b>hết</b>


<b>Có biết </b>
<b>nhưng </b>
<b>khơng tổ </b>


<b>chức </b>



<b>Có biết </b>
<b>và thỉnh </b>
<b>thoảng tổ </b>


<b>chức</b>


<b>Biết rõ và </b>
<b>sẽ tổ chức </b>


<b>khi có </b>
<b>điều kiện </b>


<b>Vẫn tổ </b>
<b>chức đúng </b>
<b>theo nghi lễ </b>


<b>truyền </b>
<b>thống </b>


1. Lễ sinh đẻ 1 2 3 4 5


2. Lê đặt tên 1 2 3 4 5


3. Lễ thổi tai 1 2 3 4 5


4. Lễ cưới 1 2 3 4 5


5. Lễ cúng sức khỏe 1 2 3 4 5


6. Lễ tang 1 2 3 4 5



7. Lễ chọn rẫy 1 2 3 4 5


8. Lễ đốt rẫy 1 2 3 4 5


9. Lễ trỉa lúa 1 2 3 4 5


10. Lễ ăn mừng cơm lúa mới 1 2 3 4 5


11. Lễ cúng rừng 1 2 3 4 5


12. Tục cà răng 1 2 3 4 5


13. Tục căng tai 1 2 3 4 5


14. Xét xử bằng luật tục 1 2 3 4 5


<b>Câu 36: Vấn đề tri thức bản địa hiện nay có được gia đình quan tâm truyền dạy khơng? </b>


1. Có  2. Khơng 


<b>Câu 37: Lĩnh vực và nội dung truyền dạy tri thức bản địa? </b>


<b>Lĩnh vực truyền dạy </b> <b>Nội dung truyền dạy </b>


<i>(Ghi cụ thể) </i>
1. Tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

162



<b>Câu 38. So với trước khi thủy điện Buôn Tua Srah được xây dựng, đời sống kinh tế ông bà như </b>
<b>thế nào? </b>


1. Nghèo hơn 2. Giàu hơn 3. Không thay đổi


<b>Câu 39. Những loại rủi ro ảnh hưởng đến sinh kế của gia đình ơng bà từ năm 2010 đến nay? </b>


<b>Loại hình </b> <i><b>Thường xuyên </b></i> <i><b>Không thường xuyên </b></i>


1. Lũ lụt  


2. Hạn hán  


3. Dịch bệnh gia súc, gia cầm  


4. Mất mùa  


<b>Câu 40. Gia đình của ông/bà đã trải nghiệm những mối nguy nào từ khi xây dựng thủy điện Buôn </b>
<b>Tua Srah đến nay? </b>


<b>Những mối nguy </b>


<b>Năm </b>
<b>xảy ra </b>
<b>sự kiện </b>


<b>Những mối nguy </b>


<b>Năm </b>
<b>xẩy ra </b>


<b>sự kiện </b>


1. Nhiệt độ cao  11. Mùa mưa bắt đầu trễ 
2. Nhiệt độ thấp  12. Mùa mưa bắt đầu sớm 
3. Lũ nhỏ/lũ lớn  13. Mùa mưa kết thúc muộn 


4. Cháy rừng  14. Xói lở đất 


5. Mưa lớn  15. Dịch côn trùng 


6. Hạn hán  16. Dịch bệnh 


7. Lở đất  17. Dịch hại 


8. Lũ ống  18. Khó khăn nước tưới 


9. Bão  19. Đất bạc màu 


10. Lốc xoáy  20. Khác: ………..


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

163


<b>PHỤ LỤC 3 </b>


<b>PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN </b>

<b>(Dành cho cán bộ) </b>



<b>Mã số phiếu: </b>


<i><b>Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu “Sinh kế của người Mnông dưới tác động của thủy điện </b></i>



<i><b>Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk”. Việc nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sinh kế, biến </b></i>


<i>đổi sinh kế người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn Tua Srah, nâng cao đời sống cho </i>
<i>đồng bào. Vậy rất mong ông/bà cung cấp một số thông tin liên quan. Những thông tin này chỉ </i>
<i>phục vụ việc nghiên cứu mà không ảnh hưởng đến ông/bà. </i>


<i><b>Xin chân thành cảm ơn! </b></i>
<b>A. THƠNG TIN CHUNG </b>


1. Giới tính: ... 2. Năm sinh: ... …
3. Dân tộc: ... . 4. Tôn giáo: ...
5. Trình độ học vấn: ... . 6. Chức vụ: ...
7. Nơi công tác: ...


<i><b>B. NỘI DUNG: Ơng/bà có thể chọn nhiều phương án. </b></i>


<b>1. Ông/bà đánh giá tổng quát về nguồn lực tự nhiên, con người, xã hội, tài chính, vật chất, </b>
<b>văn hóa của hộ người Mnơng huyện Lắk như thế nào? </b>


1. Khá lớn nhưng chưa được tận dụng 


2. Rất nhỏ, cần được nhà nước hỗ trợ thêm 


3. Khơng có ý kiến 


<b>2. Theo ông/bà hộ Mnông tái định cư và vùng ảnh hưởng Thủy điện Buôn Tua Srah cần </b>
<b>những yếu tố nào sau đây cho phát triển kinh tế? </b>


1. Đất đai 



2. Rừng 


3. Cây trồng vật nuôi 


4. Kiến thức và kỹ năng sản xuất, kinh doanh 


5. Vốn 


6. Cơ sở hạ tầng 


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

164


<b>3. Theo ông/bà những phương thức nào sau đây giúp việc chuyển đổi nghề cho đồng bào hiệu </b>
<b>quả nhất? </b>


1. Tổ chức đào tạo nghề nơng tại chỗ miễn phí 


2. Hỗ trợ học phí trực tiếp hoặc gián tiếp học phí học nghề cho con em đồng bào 
3. Trả kinh phí cho các cơ sở đào tạo cho con em đồng bào 
4. Hình thức khác (xin ghi rõ)...


<b>4. Những khó khăn thường gặp trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? </b>


1. Vướng mắc trong hồ sơ cấp 


2. Cơ chế, chính sách 


3. Gia đình chưa hài lòng về kết quả đền bù nên chưa làm 



<b>5. Những khó khăn thường gặp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của đồng bào? </b>


1. Tổ chức sản xuất kinh doanh không hiệu quả 


2. Thiếu phương án sản xuất kinh doanh 


3. Chính sách tín dụng khơng hấp dẫn 


4. Khơng có tài sản thế chấp 


<b>6. Những yếu tố tác động đến việc cải thiện sinh kế của đồng bào? </b>


1. Chính sách của nhà nước và địa phương 


2. Biến động của giá cả nông sản 


3. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh …) 
4. Đặc điểm văn hóa (lối sống, phong tục tập quán,…) 
5. Năng lực tộc người (trình độ tư duy, năng lực nhận thức, kĩ năng,…) 


<b>7. Những ưu thế trong việc cải thiện sinh kế của đồng bào? </b>


1. Có văn hóa đặc sắc 


2. Có cảnh quan thiên nhiên đẹp 


3. Đất đai còn nhiều và chất lượng tốt 


<b>8. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào còn cao là? </b>



1. Thiếu đất sản xuất 


2. Mất rừng 


3. Thiếu vốn 


4. Thiếu kiến thức và kinh nghiệm thị trường 


5. Phong tục, tập quán lạc hậu 


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

165


6. Không được đào tạo nghề 


7. Khác (xin ghi rõ)... 


<b>9. Theo ông/bà nên ưu tiên phát triển ngành nghề nào cho đồng bào là phù hợp? </b>


1. Trồng trọt 


2. Nuôi trồng thủy sản 


3. Chăn nuôi 


4. Trồng và bảo vệ rừng 


5. Nghề thủ công 


6. Thương mại 



7. Du lịch 


8. Làm thuê 


<b>10. Ông/bà đánh giá về hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất? </b>


1. Rất kém, thiếu đồng bộ và không đáp ứng yêu cầu 


2. Cơ bản đáp ứng cơ bản yêu cầu 


3. Đáp ứng rất tốt cho sản xuất của địa phương 


<b>11. Theo ông/bà, Hồ thủy điện Buôn Tua Srah tạo ra lợi thế gì cho phát triển kinh tế địa </b>
<b>phương? </b>


1. Không tạo ra lợi thế cho địa phương 


2. Tạo ra lợi thế phát triển nông nghiệp 


3. Tạo ra lợi thế phát triển lâm nghiệp 


4. Tạo ra lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản 


5. Tạo ra lợi thế phát triển chăn nuôi 


6. Tạo ra lợi thế phát triển du lịch 


<b>12. Nhà máy thủy điện Bn Tua Srah có chính sách hỗ trợ gì cho địa phương khơng? </b>


Có  Khơng 



Nếu có thì những chính sách gì? (liệt kê) ………


<b>13. Ơng/bà đánh giá đường giao thông phục vụ đời sống và sản xuất khu TĐC và vùng </b>
<b>ảnh hưởng Thủy điện Bn Tua Srah như thế nào? </b>


Tốt Bình thường Kém


1. Đường giao thông nội đồng   


2. Đường liên buôn   


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

166


<b>14. Ông/bà đánh giá các loại dịch vụ tại khu TĐC và vùng ảnh hưởng Thủy điện Buôn </b>
<b>Tua Srah như thế nào? </b>


Loại dịch vụ Đầy đủ Thiếu thốn Thuận tiện Không thuận tiện


1. Thông tin, internet    


2. Văn hóa, giải trí    


3. Trường học    


4. Y tế    


5. Thị trường tiêu thụ nông sản    


<b>15. Ông/bà hãy đánh giá tầm quan trọng của các chính sách sau đây đối với người Mnơng </b>


<i><b>TĐC và vùng ảnh hưởng Thủy điện Buôn Tua Srah? (xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến hết) </b></i>


Chính sách Xếp loại ưu tiên


1. Chính sách đất đai


2. Chính sách ni trồng thủy sản
3. Chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng
4. Chính sách hỗ trợ giá vật tư, máy móc


5. Chính sách khuyến khích ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ
6. Chính sách tín dụng


7. Chính sách đào tạo tay nghề, giáo dục
8. Chính sách y tế


9. Chính sách xố đói, giảm nghèo
10. Chính sách văn hố, xã hội


<b>16. Theo ơng/bà những chính sách hỗ trợ đồng bào sau đã hợp lý chưa ? </b>


Chính sách Hợp lý Chưa hợp lý


1. Chính sách đất đai  


2. Chính sách ni trồng thủy sản  


3. Chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng  


4. Chính sách hỗ trợ giá vật tư, máy móc  


5. Chính sách khuyến khích ứng dụng kỹ thuật, công nghệ  


6. Chính sách tín dụng  


7. Chính sách đào tạo tay nghề, giáo dục  


8. Chính sách y tế  


9. Chính sách xố đói, giảm nghèo  


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

167


<b>17. Cách thức tổ chức thực hiện chính sách đó đã: </b>


Hợp lý  Chưa hợp lý 


<b>18. Ơng/bà có kiến nghị gì đối với từng chính sách? </b>


Chính sách Điều chỉnh nội


dung chính sách


Cải tiến phương thức
<b>thực hiện chính sách </b>


1. Chính sách đất đai  


2. Chính sách ni trồng thủy sản  


3. Chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng  



4. Chính sách hỗ trợ giá vật tư, máy móc  


5. Chính sách khuyến khích ứng dụng kỹ
thuật, công nghệ


 


6. Chính sách tín dụng  


7. Chính sách đào tạo tay nghề, giáo dục  


8. Chính sách y tế  


9. Chính sách xố đói, giảm nghèo  


10. Chính sách văn hố, xã hội  


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

168


<b>PHỤ LỤC 4 </b>


<b>DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP TƯ LIỆU </b>


<b>TT </b> <b>Họ và tên </b> <b>Dân </b>


<b>tộc </b> <b>Địa chỉ </b>


1. Y Wơn Bkrơng Mnơng Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk
2. Y Tuynh Bing <sub>Mnông</sub> Ban nghiên cứu giáo dục học sinh dân tộc,



Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk


3. Y Vinh Tơr <sub>Mnông</sub> Bí thư Huyện ủy huyện Lắk


4. Nay Y Phú <sub>Mnơng</sub> Phó Bí thư Huyện ủy huyện Lắk


5. Y Soa Bruc <sub>Mnơng</sub> Phó trưởng Phòng Dân tộc - Tôn giáo
huyện Lắk


6. Y Thị Niê <sub>Mnông</sub> Chủ tịch UBND xã Krông Nô, huyện Lắk


7. Y Wang Buôn Rung <sub>Mnơng</sub> Bí thư Đảng ủy xã Nam Ka, huyện Lắk
8. Y Du Trei <sub>Mnơng</sub> Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ea


Rbin, huyện Lắk.


9. Y Rin Buốc <sub>Mnông</sub> Chủ tịch UB MTTQ xã Nam Ka, huyện Lắk.


10. H Sứt Bkrông <sub>Mnông</sub> Chủ Hội Liên hiệp phụ nữ xã Buôn Triết,
huyện Lắk.


11. H'Bu` Teh, <sub>Mnông</sub> Giáo viên dạy tiếng Mnông, Trung tâm
Giáo dục thường xuyên, huyện Lắk.


12. H'Jah Teh, <sub>Mnông</sub> Giáo viên Trường THPT huyện Lắk.


13. Y Trưng Bdap Mnông Giáo viên Trường THCS xã Nam Ka.


14.

Trần Văn Minh

Kinh <sub>Xã Buôn Triết</sub>


15.

Nguyễn Đăng Trọng

Kinh <sub>Xã Bn Triết</sub>


16.

H Bình Rơ Yam

<sub>Mnơng</sub> Xã Buôn Triết


17.

Y Tông Drang

<sub>Mnông</sub> <sub>Xã Buôn Triết</sub>


18.

Y Tông Drang

<sub>Mnông</sub> <sub>Xã Buôn Triết</sub>


19.

Y Pen

<sub>Mnông</sub> <sub>Xã Buôn Triết</sub>


20.

La Hoàng Hưng

Tày <sub>Xã Buôn Triết</sub>


21.

Y Sen Pang Ting

<sub>Mnông</sub>

Xã Krông Nô



</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

169


23.

Y Nganh Ndu

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Krông Nô</sub>



24.

Y Hùng Rơ Yam

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Krông Nô</sub>



25.

Y La Cil

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Krông Nô</sub>



26.

Y Jiêng N’Tơ



(Ma Liêm)

Mnông

Xã Krông Nô



27.

H’ Ly Rơ Tung

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Krông Nô</sub>



28.

Pang Pế Bút

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Krông Nô</sub>




29.

Y Khoa Rơ Yam

<sub>Mnông</sub>

Xã Nam Ka



30.

Y Lhoăt Knul

<sub>Mnông</sub>

Xã Nam Ka



31.

Đào Quang Long

Kinh

<sub>Xã Nam Ka</sub>



32.

Y Xuân Buốc

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Nam Ka</sub>



33.

H Wer Ênuôl

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Nam Ka</sub>



34.

Y Huế Mlô

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Nam Ka</sub>



35.

Y Tum Niê

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Nam Ka</sub>



36.

H Suyên Buôn Krông

<sub>Mnông</sub>

Xã Nam Ka


37.

Y Tiếu Buôn Krông

<sub>Mnông</sub>

Xã Ea Rbin


38.

Y Tang Buôn Đáp

<sub>Mnông</sub>

Xã Ea Rbin



39.

Y Krang Niê

<sub>Mnông</sub>

Xã Ea Rbin



40.

H Roi R Yam

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Ea Rbin</sub>



41.

Y Lanh Yơng Jri

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Ea Rbin</sub>



42.

Y Mang Dơn Lênh

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Ea Rbin</sub>



43.

H Lang Phi Srênh

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Ea Rbin</sub>



44.

Y Pri Pang Pế

<sub>Mnông</sub>

Xã Ea Rbin




45.

H Juân Ndu

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Đắk Phơi</sub>



46.

Y Mbông Nhơn

<sub>Mnông</sub>

<sub>Xã Đắk Phơi</sub>



47.

Y Jang Rơ Ơng

<sub>Mnơng</sub>

Xã Yang Tao



48.

Y NDong }il

<sub>Mnông</sub>

Xã Yang Tao



49.

Y Tung Buôn Đáp

<sub>Mnông</sub>

Già làng Buôn Rjai, xã Nam Ka



</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

170


51.

Y Kră Phi Prí

<sub>Mnơng</sub>

Già làng Buôn Buôn Đắk Rmức, xã


Krông Nô



52.

Y Krông }il

<sub>Mnông</sub>

Già làng Buôn Dơng Lang, xã Krông Nô



53.

Y Krai Pang Tinh

<sub>Mnông</sub>

Già làng Buôn Buôn Tu Zia, xã Ea Rbin



54.

Y Lê Đắk Cắk

<sub>Mnông</sub>

Già làng Buôn Yơn, xã Yang Tao



</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

171


<b>PHỤ LỤC 5 </b>


<b>CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẮK LẮK </b>
<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>


<b>BẢN </b>



<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>
<b>I </b> <b>Các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước dành riêng cho vùng Tây Nguyên </b>


1 Nghị quyết số 22-NQ/TW 27/11/1989 Một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền
núi


Hết
hiệu lực
2 Nghị quyết số 10-NQ/TW 18/1/2002 Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng


Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010


Hết
hiệu lực
3 Kết luận số 12-KL/TW 24/10/2011 tiếp tục thực hiện nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ chính trị khóa


IX về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011- 2020


Còn


hiệu lực
4 Nghị định 20/1998/NĐ-CP 31/3/1998 Về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào


dân tộc.


Còn
hiệu lực
5 Quyết định 135/1998/QĐ-TTg 31/7/1998 Về việc phê duyệt phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn,


vùng núi và vùng sâu, vùng xa (giai đoạn III 2016 – 2010).


Còn
hiệu lực
6 Quyết định 168/2001/QĐ-TTg 30/10/2001 Về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những


giải pháp cơ bản phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên


Hết
hiệu lực


7 Nghị định 02/2002/NĐ-CP 03-01-02


Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP,
ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại
miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc


Hết
hiệu lực


8 Nghị quyết 10-NQ/TW 18-01-02 Về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020. Còn



</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

172


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>


diện chính sách ở các tỉnh Tây Nguyên mua trả chậm nhà ở hiệu lực


10 Quyết định


798/2002/QĐ-NHNN 29/7/2002


Về việc giảm 30 % lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại nhà
nước đối với khách hàng vay thuộc phạm vi Chương trình các xã đặc
biệt khó khăn ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng.


Hết
hiệu lực


11 Quyết định 132/2002/QĐ-TTg 8/10/2002 Về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào DTTS tại chỗ


ở Tây Nguyên


Hết
hiệu lực
12 Quyết định 131/2003/QĐ-TTg 07-01-03


Về việc điều chỉnh khoản 3 điều 4 Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 10 năm 2001 về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm
2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội
vùng Tây Nguyên


Còn
hiệu lực


13 Quyết định 226/2003/QĐ-TTg 11-06-03


Về việc thay hình thức hỗ trợ hộ nghèo, đói, già làng trưởng bản có
khó khăn, hộ gia đình có cơng với nước ở Tây Ngun quy định tại
khoản 3 Điều 4 Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10
năm 2001


Còn
hiệu lực
14 Quyết định 253/2003/QĐ-TTg 05/3/2003 Về việc phê duyệt Đề án "Một số giải pháp củng cố, kiện tồn chính


quyền cơ sở vùng Tây Nguyên" giai đoạn 2002-2010.


Hết


hiệu lực
15 Quyết định 245/2003/QĐ-TTg 18/11/2003


Về việc ghi nợ lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở đối với hộ gia đình, cá
nhân ở các xã thuộc Chương trình 135 và hộ gia đình, cá nhân đồng
bào DTTS ở Tây Nguyên


Hết
hiệu lực
16 Quyết định 174/2004/QĐ-TTg 10-01-04 Về việc hỗ trợ đầu tư trong kế hoạch năm 2005 cho một số huyện


miền núi thuộc các tỉnh giáp Tây Nguyên, phía Tây Khu 4 cũ và


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

173


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>



miền núi phía Bắc


17 Quyết định 134/2004/QĐ-TTg 20/7/2004 Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh
hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn.


Hết
hiệu lực
18 Quyết định 25/2004/QĐ-TTg 27/2/2004 Về việc phê duyệt Đề án "Phát triển hoạt động văn hóa - thơng tin


vùng Tây Nguyên đến năm 2010"


Còn
hiệu lực
19 Quyết định 231/2005/QĐ-TTg 22/9/2005


Về việc hỗ trợ doanh nghiệp nông lâm nghiệp nhà nước, Ban quản
lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là
người đồng bào DTTS cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây nguyên.


Hết
hiệu lực


20 Quyết định 304/2005/QĐ-TTg 23/11/2005


Về thí điểm giao rừng, khốn bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng
đồng trong bn, làng là đồng bào DTTS tại chỗ ở các tỉnh Tây
Nguyên


Còn
hiệu lực


21 Quyết định 813/QĐ-TTg 07-06-06 Về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án phát triển


lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng tây nguyên.


Còn
hiệu lực
22 Quyết định 164/2006/QĐ-TTg 11-07-06


Về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
an tồn khu vào diện đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội
các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai
đoạn 2006- 2010


Hết
hiệu lực


23 Quyết định 193/2006/QĐ-TTg 24-08-06


Về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,
đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất
xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc
dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

174


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>



<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>


24 Quyết định 166/2007/QĐ-TTg 30/10/2007


Về việc ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với hộ
gia đình, cộng đồng dân cư thơn và các tổ chức tham gia dự án “Phát
triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên.


Còn
hiệu lực
26 Chỉ thị 06/2008/CT-TTg 1/2/2008 Phát huy vai trị người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số


trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


Còn
hiệu lực
27 Quyết định 25/2008/QĐ-TTg 02-05-08 Về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế


- xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010.


Hết
hiệu lực



28 Quyết định 78/2008/QĐ-TTg 07-10-08


Về một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo
Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg, ngày 24/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ


Hết
hiệu lực


29 Quyết định 167/2008/QĐ-TTg 12-12-08 Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Còn


hiệu lực


30 Quyết định 102/2009/QĐ-TTg 07-08-09 Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng
khó khăn.


Cịn
hiệu lực


31 Nghị định 92/2009/NĐ-CP 22/10/2009


Chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã


Còn
hiệu lực


32 Nghị định 49/2010/NĐ-CP 14-05-10



Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế
thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

175


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>


166/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với
hộ gia đình, cộng đồng dân cư thơn và các tổ chức tham gia Dự án
Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên.


hiệu lực


34 Quyết định 67/2010/QĐ-TTg 29-10-10



Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định
67/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ
trợ hộ nghèo về nhà ở.


Cịn
hiệu lực
35 Quyết định 85/2010/QĐ-TTg 21-12-10 Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ


thông dân tộc bán trú.


Còn
hiệu lực
36 Quyết định 75/2010/QĐ-TTg 29/11/2010 Về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người DTTS cư


trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên


Hết
hiệu lực


37 Nghị định 05/2011/NĐ-CP 14/1/2011 Về cơng tác dân tộc Cịn


hiệu lực


38 Quyết định 449/QĐ-TTg 12/3/2013 Phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 Còn


hiệu lực
39 Quyết định 16/1/2014 16/1/2014 Phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện tồn chính quyền cơ sở


vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020



Còn
hiệu lực


40 Quyết định 1951/QĐ-TTg 2/11/2011


Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên
và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn
2011-2015


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

176


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>


Nguyên đến năm 2030. hiệu lực


42 Quyết định 1270/QĐ-TTg 27-07-11 Phê duyệt đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam


đến năm 2020"


Còn
hiệu lực
43 Kết luận 12-KL/TW 24-10-11 Về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ chính trị


(khóa IX) về phát triển vùng tây nguyên giai đoạn 2011-2020.


Còn
hiệu lực


44 Quyết định 1951/QĐ-TTg 02/11/2011


Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và
các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011 –
2015.


Còn
hiệu lực
45 Quyết định 1640/QĐ-TTg 21/9/2011 Về phê duyệt Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ


thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015”.


Còn
hiệu lực
46 Quyết định 936/QĐ-TTg 18-07-12 Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội


vùng Tây Nguyên đến năm 2020.


Còn


hiệu lực
47 Quyết định 54/2012/QĐ-TTg 04-12-12 Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS đặc biệt


khó khăn giai đoạn 2012-2015.


Cịn
hiệu lực


48 Quyết định 1776/QĐ-TTg 21/11/2012


Về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,
đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu đặc dụng giai
đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020


Còn
hiệu lực


49 Quyết định 449/QĐ-TTg 12-03-13 Phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020. Còn


hiệu lực
50 Quyết định 755/QĐ-TTg 20-05-13 Về phê duyệt chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt


cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn bản ĐBKK


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

177


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>SỐ HIỆU VĂN </b>


<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>


51 Quyết định 33/2013/QĐ-TTg 04-06-13 Về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định
canh, định cư cho đồng bào DTTS đến năm 2015.


Còn
hiệu lực
52 Quyết định 36/2013/QĐ-TTg 18-06-13 Về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh các trường ở khu vực có điều


kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.


Cịn
hiệu lực


53 Nghị định 74/2013/NĐ-CP 15-07-13


Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối
với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học
2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.



Còn
hiệu lực


54 Quyết định 2356/QĐ-TTg 04-12-13 Ban hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược cơng tác
dân tộc đến năm 2020.


Còn
hiệu lực
55 Nghị định 210/2013/NĐ-CP 19/12/2013 Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp,


nơng thơn


Cịn
hiệu lực


56 Nghị định 134/NĐ-CP 14/11/2006


Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học,
cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” và Thông tư
liên tịch số
13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 7/4/2008 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị
định 134.


Còn
hiệu lực


57 Nghị định 36/QĐ-TTg 18/6/2013 Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều
kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

178


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>


49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ “Quy định về
miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng
học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ
năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015”.


hiệu lực


59 Nghị định 86/NĐ-CP 15/7/2013


Quy định về về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí,
hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 -
2021



Còn
hiệu lực
60 Quyết định 12/QĐ-TTg 24/01/2013 <b> Quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thơng ở vùng </b>


<b>có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. </b>


Cịn
hiệu lực
61 Quyết định 85/QĐ-TTg 02-07-05 Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ


thơng dân tộc bán trú;


Cịn
hiệu lực


<b>II </b> <b>Các chương trình, chính sách do địa phương ban hành và thực hiện </b>


1 Nghị quyết 04-NQ/TU 17/11/2004 Về Phát triển kinh tế- xã hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ đến
năm 2010


Hết
hiệu lực
2 Nghị quyết 05-NQ/TU 14/1/2005 Về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ nay đến


năm 2010


Hết
hiệu lực



3 Nghị quyết 28/2007/NQ-


HĐND 17/10/2007


về việc ban hành chính sách cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp
huyện của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2008-2010


Hết
hiệu lực
4 Chương trình 2463/CT-UBND 27-06-08 Phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ của


tỉnh đến năm 2015


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

179


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>



5 Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND 07-09-10 Về việc dạy tiếng Êđê trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở,
giai đoạn 2010 - 2015


Hết
hiệu lực


6 Quyết định 1803/QĐ-UBND 21/7/2010


Về việc triển khai nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Về việc dạy
tiếng Êđê trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở, giai đoạn 2010
- 2015


Còn
hiệu lực
7 Chương trình 655/CTr-UBND 16/02/2012 Về Phát triển kinh tế- xã hội buôn, thơn đồng bào DTTS tại chỗ đến


năm 2015


Cịn hiệu
lực


8 Quyết định 1355/QĐ-UBND 26-06-12


Về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Củng cố và
phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Đắk Lắk,
giai đoạn 2011-2015".


Cịn hiệu
lực
9 Chương trình 07-CTr/TU 05-02-02 Về việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết



định số 168/2001/QĐ-TTg


Còn hiệu
lực
10 Quyết định 15/2008/QĐ-UBND 04-02-08


Ban hành quy định về việc thực hiện chính sách kéo điện vào nhà
cho các hộ đồng bào DTTS tại chỗ theo Quyết định số
168/2001/QĐ-TTg


Cịn hiệu
lực


11 Chương trình 10-CTr/TU


Về việc thực hiện Kết luận số 12-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị
quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây
Nguyên giai đoạn 2011-2020


Còn
hiệu lực


12 Quyết định 1053/QĐ-UBND 14/5/2012 Về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Chương trình
số 10-CTr/TU.


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

180


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>



<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>


HĐND phòng - an ninh năm 2018 hiệu lực


14 Nghị quyết 10/2018/NQ-


HĐND 05/7/2018


Về bổ sung danh mục dự án phải thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng, danh mục dự án đầu tư có sử dụng
đất phải chuyển mục đích dưới 10 hec ta đất trồng lúa, dưới 20 hec ta
<i>đất trồng rừng đặc dụng vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 </i>


Còn
hiệu lực


15 Quyết định 321/QĐ-UBND 18/02/2019


Chương trình hành động về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực


hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2019


Còn
hiệu lực


<b>III </b> <b>Các chính sách liên quan đến thủy điện </b>


1 Luật 3-LCT/HĐNN8 29/12/1987 Đất đai Hết


hiệu lực


2 Luật 24-L/CTN 14/7/1993 Đất đai Hết


hiệu lực


3 Luật 10/1998/QH10 02/12/1998 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai Hết


hiệu lực


4 Luật 1 3 / 2 0 0 3 / Q H 1 1 26/11/2003 Đất đai Hết


hiệu lực


5 Luật 45/2013/QH13 21/11/2013 Đất đai Còn


hiệu lực


6 Luật 56/2005/QH11 29/11/2005 Nhà ở Hết



</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

181


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>


7 Luật 65/2014/QH13 25/11/2014 Nhà ở Còn


hiệu lực


8 Nghị định 90/CP 17/8/1994 Quy định đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng


Hết
hiệu lực


9 Nghị định 22/1998/NĐ-CP 22/4/1998 Về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước nước thu hồi để sử dụng vào
mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng



Còn
hiệu lực


10 Nghị định 69/2009/NĐ-CP 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư


Còn
hiệu lực


11 Nghị định 84/2013/NĐ-CP 25/7/2013 Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư Còn


hiệu lực


12 Nghị định 47/2014/NĐ-CP 15/5/2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất Còn
hiệu lực


13 Nghị định 43/2014/NĐ-CP 15/5/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai Còn
hiệu lực


14 Quyết định 95/2001/QĐ-TTg 22/6/2001 Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn
2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020


Còn
hiệu lực


15 Quyết định 40/2003/QĐ-TTg 21/3/2003 Về việc hiệu chỉnh một số nội dung thuộc quy hoạch phát triển điện
lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020


Còn
hiệu lực



16 Quyết định 246/QĐ-TTg 29/2/2008 Về cơ chế đặc thù về thu hồi đất; giao đất ở, đất sản xuất nông
nghiệp cho các hộ tái định cư


</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

182


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>


<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>


ngày 29/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ hiệu lực


18 Quyết định 64/2014/QĐ-TTg 18/11/2014 Chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện Còn
hiệu lực


19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP 20/10/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở Còn
hiệu lực


20 Nghị định 01/2017/NĐ-CP 06/01/2017 Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật


đất đai


Còn
hiệu lực


21 Thông tư


14/2009/TT-BTNMT 01/10/2009


Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ
tục thu hồi đất, giao đất, cho th đất


Cịn
hiệu lực


22 Thơng tư 57/2010/TT-BTC 16/4/2010 Quy định việc lập dự tốn, sử dụng và quyết tốn kinh phí tổ chức
thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất


Còn
hiệu lực


23 Thông tư


39/2011/TT-BNNPTNT 24/5/2011


Hướng dẫn xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết về di
dân tái định cư và tổ chức phát triển sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm vùng tái định cư các
dự án thủy lợi, thủy điện



Cịn
hiệu lực


24 Thơng tư 07/2014/TT-BXD 20/5/2014


Hướng dẫn một số nội dung của nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày
25 tháng 7 năm 2013 của chính phủ quy định về phát triển và
quản lý nhà ở tái định cư


Còn
hiệu lực


25 Thông tư


37/2014/TT-BTNMT 30/6/2014


Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

183


<b>STT </b> <b>LOẠI VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>SỐ HIỆU VĂN </b>
<b>BẢN </b>


<b>THỜI GIAN </b>


<b>BAN HÀNH </b> <b>TRÍCH YẾU NỘI DUNG VĂN BẢN </b>



<b>HIỆU </b>
<b>LỰC THI </b>


<b>HÀNH </b>


phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất


hiệu lực


27 Thông tư 22


/2015/TT-BNNPTNT 10/6/2015


Hướng dẫn thực hiện một số điều quy định tại quyết định
số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2014 của thủ tướng
chính phủ ban hành chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các
dự án thủy lợi, thủy điện


Còn
hiệu lực


28 Quyết định 1470/QĐ-KHĐT 23/06/2003 Về việc quy hoạch xây dựng các công trình thủy điện giai đoạn
2001-2010 tầm nhìn 2020


Cịn
hiệu lực


29 Giấy phép 1229/CP-CN 30/8/2004 Chính phủ cho phép đầu tư xây dựng Thủy điện Bn Tua Srah Cịn


hiệu lực


30 Quyết định


321/QĐ-EVN-HĐQT 07/9/2004


Phê duyệt báo cáo nghiên cứu kỹ thuật xây dựng Thủy điện Bn
Tua Srah


Cịn
hiệu lực


31 Quyết định 304/QĐ-EVN 09/6/2009 Tổ chức quản lý vận hành các nhà máy thủy điện trên sông
Sêrêpôk thuộc địa bàn các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

184


<b>PHỤ LỤC 6 </b>


<b>HÌNH ẢNH VỆ TINH THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH NĂM 2018 </b>
<b>HÌNH ẢNH 1. KHU VỰC ĐẶT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN </b>


<i>Nguồn: Google.com (truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2019) </i>
<b>HÌNH ẢNH 2: HỒ THỦY ĐIỆN BN TUA SRAH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

185


<b>PHỤ LỤC 7 </b>


<b>MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN </b>



<i>Hình 1. Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah (Phạm Trọng Lượng, 3/2017) </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

186


<i>Hình 3. Trụ sở xã Krơng Nơ (Phạm Trọng Lượng, 3/2017) </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

187


<i>Hình 5: Trạm quan trắc mặt nước (Phạm Trọng Lượng, 3/2017) </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

188


<i>Hình 7. Dịng sơng Krơng Nơ (Phạm Trọng Lượng, 5/2017) </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

189


<i>Hình 9. Dạy nhà ở tái định cư Buôn Đắk Tro (Phạm Trọng Lượng, 5/2017) </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(200)</span><div class='page_container' data-page=200>

190


<i>Hình 11. Nhà mẫu giáo buôn tái định cư Đắk Tro </i>


(Phạm Trọng Lượng, 5/2017)



</div>

<!--links-->

<a href=' /><a href=' df75d3000e86'> </a>
<a href=' DAU-TU-CHUONG-TRINH-135-GIAI-DOAN-2017-2020'> </a>
<a href=' />
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI VÙNG CÁT VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ pdf
  • 10
  • 816
  • 10
  • ×