Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV tại cơ sở điều trị ARV huyện vũ thư và kiến xương tỉnh thái bình và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TẠ THỊ LIÊN HƯƠNG

THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ ARV
HUYỆN VŨ THƯ VÀ KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TẠ THỊ LIÊN HƯƠNG

THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ ARV
HUYỆN VŨ THƯ VÀ KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. DƯƠNG THÚY ANH



HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành được khóa học và bản luận văn này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của nhà trường, cơ quan, gia đình và bè bạn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cơ trong Ban Giám hiệu, Phịng đào tạo
sau đại học cùng các Phòng, Ban của Trường đại học Y tế cơng cộng đã nhiệt tình
giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng, cũng như giúp đỡ và hỗ trợ tơi hồn thành
khóa học.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Thúy Anh, Ths. Phạm Thị
Thùy Linh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn
thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và những Đồng nghiệp tại Cục Phòng,
chống HIV/AIDS Việt Nam, nơi tôi công tác đã luôn tạo điều kiện và hỗ trợ tơi
trong q trình học tập.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và nhân viên Trung tâm phòng, chống
HIV/AIDS tỉnh Thái Bình, Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, Bệnh viện đa khoa
huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn
này.
Lời cảm ơn cuối cùng xin dành cho sự quan tâm, động viên, chia sẻ của gia
đình, bè bạn đối với tôi trong cuộc sống và đặc biệt là trong những tháng ngày tơi
tham gia khóa học này.
Trân trọng cảm ơn!
Học viên


Tạ Thị Liên Hương


ii

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt
AIDS

Giải nghĩa
Acquired Immuno-Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải)

ARV

Antiretrovirus - Thuốc kháng retrovirus

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHYTTN

Bảo hiểm y tế tự nguyện


CD4

Tế bào bạch cầu được tạo ra do đáp ứng của hệ miễn dịch

CSĐT

Cơ sở điều trị

CDC

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ

CMTND

Chứng minh thư nhân dân

HGĐ

Hộ gia đình

HIV

Human Immunodeficienci Virus (là vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở người)

KCB

Khám, chữa bệnh

NSDLĐ


Người sử dụng lao động

NLĐ

Người lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước

PEPFAR

Chương trình cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng,
chống HIV/AIDS

PVS

Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm

TTLT

Thơng tư liên tịch

TNCH


Nhiễm trùng cơ hội

TYT

Trạm y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

YTDP

Y tế dự phòng


iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Các khái niệm về HIV/AIDS và thuốc ARV ....................................................4
1.2. Giới thiệu chung về BHYT, tình hình bao phủ BHYT tại Việt Nam ...............4
1.2.1. Các khái niệm ................................................................................................4

1.2.1.1. Khái niệm bảo hiểm ....................................................................................4
1.2.1.2. Khái niệm bảo hiểm y tế .............................................................................4
1.2.1.3. Khái niệm tham gia BHYT .........................................................................5
1.2.2. Các loại hình BHYT ......................................................................................5
1.2.3. Nguyên tắc của BHYT...................................................................................6
1.2.4. Đối tượng tham gia, mức đóng, quyền lợi khi tham gia BHYT ....................6
1.2.5. Tình hình bao phủ bảo hiểm y tế tại Việt Nam .............................................7
1.2.6. Tình hình bao phủ BHYT và chính sách BHYT đối với người nhiễm
HIV/AIDS ................................................................................................................8
1.2.7. Tình hình mắc, điều trị và thực trạng nguồn lực tài chính cho phịng, chống
HIV/AIDS tại Việt Nam ..........................................................................................9
1.5. Tổng quan các nghiên cứu về tham gia BHYT của người nhiễm HIV ..........11
1.5.1. Mua và sử dụng thẻ BHYT ..........................................................................11


iv

1.5.2. Nhóm yếu tố cá nhân ...................................................................................12
1.5.3. Nhóm yếu tố hộ gia đình .............................................................................14
1.5.4. Yếu tố mơi trường chính sách, dịch vụ BHYT ............................................15
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ....................................................................19
1.7. Khung lý thuyết ..............................................................................................21
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng................................................................23
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu định tính ................................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................24
2.4.Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu: .............................................24
2.4.1. Mẫu định lượng: ..........................................................................................24

2.4.2. Mẫu định tính:..............................................................................................24
2.5. Phương pháp và kỹ thuật thu thập thơng tin ...................................................25
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng .........................................................................25
2.5.2. Thu thập số liệu định tính: ...........................................................................26
2.5.3. Quy trình thu thập số liệu ............................................................................26
2.6. Quản lý, tính tốn và phân tích số liệu ...........................................................27
2.6.1. Đối với số liệu định lượng ...........................................................................27
2.6.2. Đối với số liệu định tính ..............................................................................28
2.7. Các biến số trong nghiên cứu .........................................................................28
2.7.1. Biến định lượng: ..........................................................................................28
2.7.2. Biến định tính: .............................................................................................29
2.8. Chỉ số nghiên cứu. ..........................................................................................30


v

2.9. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu .............................30
2.9.1. Các khái niệm ..............................................................................................30
2.9.2. Kiến thức đạt ................................................................................................30
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................31
2.11. Sai số trong nghiên cứu ................................................................................31
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................32
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ......................................................32
3.2. Thực trạng tham gia BHYT của đối tượng nghiên cứu .....................................36
3.3. Kiến thức về BHYT của người nhiễm HIV ....................................................44
3.3.1. Kiến thức về BHYT của đối tượng nghiên cứu ...........................................44
3.5. Yếu tố truyền thông ........................................................................................50
3.5. Một số yếu tố liên quan đến dự định mua thẻ BHYT .....................................55
3.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tham gia BHYT .............................56
3.6.1. Nhóm yếu tố cá nhân: ..................................................................................56

3.6.2. Nhóm yếu tố hộ gia đình .............................................................................58
3.6.3. Yếu tố về dịch vụ y tế: .................................................................................58
3.6.4. Mơi trường chính sách: ................................................................................59
Chương 4 BÀN LUẬN .............................................................................................62
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................62
4.2. Thực trạng có thẻ BHYT của người nhiễm HIV trong nghiên cứu................64
4.3. Tình hình sử dụng thẻ BHYT của người nhiễm HIV trong nghiên cứu ..................66
4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc mua, dự định mua và sử dụng thẻ BHYT
...............................................................................................................................68
4.4.1. Yếu tố cá nhân .............................................................................................68
4.4.2. Yếu tố hộ gia đình........................................................................................69


vi

4.4.3. Yếu tố về mơi trường chính sách .................................................................69
4.4.4. Yếu tố về dịch vụ y tế ..................................................................................70
4.4.5. Yếu tố về truyền thông ................................................................................71
4.5. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................72
Chương 5 KẾT LUẬN ..............................................................................................74
1. Thực trạng người nhiễm HIV tham gia BHYT tại CSĐT huyện Vũ Thư và
Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm 2018. .................................................................74
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của người nhiễm HIV đang
điều trị tại CSĐT huyện Vũ Thư và Kiến Xương tỉnh Thái Bình: ........................74
Chương 6 KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................76
Phụ lục 1. CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU ................................................78
Phụ lục 2. BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ..................................................................84
Phụ lục 3. HƯỚNG DẪN TLN CHO NGƯỜI NHIỄM ĐÃ CÓ THẺ BHYT .........94
Phụ lục 4. HƯỚNG DẪN PVS CHO NGƯỜI NHIỄM CHƯA CÓ THẺ BHYT ...96

Phụ lục 5. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM
PHỊNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH THÁI BÌNH ..................................................98
Phụ lục 6. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƯỞNG CSĐT/CÁN BỘ TRỰC
TIẾP ĐIỀU TRỊ TẠI CSĐT HIV/AIDS .................................................................100
Phụ lục 7. .................................................................................................................102
BẢNG CHẤM ĐIỂM KIẾN THỨC ĐẠT .............................................................102
Phụ lục 8. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN .............................................104
Phụ lục 9. DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU ....................................................107


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng .................................7
Bảng1.2: Bệnh nhân HIV đang điều trị tại các CSĐT tỉnh Thái Bình......................20
Bảng 3.1: Một số đặc điểm về nhân khẩu học ..........................................................32
Bảng 3.2: Tình trạng hôn nhân ..................................................................................34
Bảng 3.3: Nghề nghiệp và thu nhập của đối tượng nghiên cứu ................................34
Bảng 3.4: Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu .....................................................35
Bảng 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân có thẻ BHYT ..................................................................36
Bảng 3.6: Tỷ lệ được thanh tốn khi KCB bảo hiểm y tế .........................................37
Bảng 3.7: Lý do mua (có) thẻ BHYT........................................................................38
Bảng 3.8: Dự định mua thẻ BHYT ...........................................................................40
Bảng 3.9: Lý do khơng có dự định mua thẻ BHYT ..................................................40
Bảng 3.10: Khám chữa bệnh và sử dụng thẻ BHYT.................................................42
Bảng 3.11: Lý do chỉ sử dụng thẻ BHYT một số lần................................................43
Bảng 3.12: Kiến thức về quyền lợi khi KCB BHYT ................................................44
Bảng 3.13: Kiến thức về đối tượng, mức phí và thủ tục tham gia ............................46
Bảng 3.14: Kiến thức về BHYT hộ gia đình.............................................................47

Bảng 3.15: Tổng hợp kiến thức về BHYT của đối tượng nghiên cứu ......................49
Bảng 3.16:Yếu tố hộ gia đình ...................................................................................49
Bảng 3.17: Yếu tố về truyền thơng ...........................................................................50
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa dự định mua thẻ và một số yếu tố ...........................55


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Tình hình bao phủ của bảo hiểm y tế tại Việt Nam................................7
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ có thẻ BHYT trong bệnh nhân điều trị ARV đến tháng 10/2017 .8
Biểu đồ 1.3: Các nguồn ngân sách Nhà nước và nhà tài trợ đang cắt giảm .............10
Biểu đồ 3.1: Phân bố tỷ lệ các nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu .......................33


ix

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh nguồn lực của các dự án quốc tế bị cắt giảm và sẽ kết thúc
sau năm 2018, việc chuyển giao Chương trình điều trị HIV/AIDS từ các chương
trình dự án sang nguồn BHYT là cần thiết. Nếu như bệnh nhân HIV khơng có thẻ
BHYT sẽ khơng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc HIV và thuốc kháng vi rút
HIV (ARV).
Nghiên cứu cắt ngang kết hợp định lượng và định tính trên toàn bộ 203
người nhiễm HIV đang điều trị tại CSĐT ARV thuộc Bệnh viện đa khoa huyện Vũ
Thư và Kiến Xương, tỉnh Thái Bình nhằm mơ tả thực trạng tham gia BHYT tại địa
bàn nghiên cứu và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tham gia BHYT của đối
tượng nghiên cứu năm 2018.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ ĐTNC có thẻ BHYT tại thời điểm

nghiên cứu đạt 97,5% trong đó: đối tượng có thẻ BHYT tự nguyện đạt 25,3%, được
tỉnh cấp: 22,2% còn lại thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội. Trong số
198 bệnh nhân có thẻ BHYT thì tỷ lệ sử dụng thẻ đạt 100%. Tuy nhiên vẫn cịn có
đối tượng chỉ sử dụng một số lần (12,1%) hoặc chỉ sử dụng khi KCB liên quan đến
HIV/AIDS (2%). Lý do không sử dụng hoặc chỉ sử dụng thẻ BHYT một số lần chủ
yếu là do tâm lý lo sợ lộ thông tin nhiễm HIV/AIDS (57,6%) kế đến là do chất
lượng dịch vụ kém, chờ đợi lâu (18,2%), vẫn cịn 12,1% khơng sử dụng được do trái
tuyến.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có thẻ và sử dụng thẻ trong KCB gồm:
Yếu tố mơi trường chính sách, chất lượng dịch vụ y tế, thơng tin về BHYT ngồi ra
cịn các yếu tố thuộc về cá nhân, hộ gia đình vấn đề tự kỳ thị, tâm lý lo sợ bị lộ
thông tin nhiễm HIV khi tham gia BHYT.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình phịng, chống HIV/AIDS được triển khai tại Việt Nam từ năm
2004, khoảng 80% cho kinh phí hoạt động của chương trình là từ các nguồn viện trợ
quốc tế. Trong đó tiền mua thuốc kháng vi-rút HIV (ARV) chiếm khoảng 95% tổng
tiền mua thuốc sử dụng cho bệnh nhân [21]. Các nguồn viện trợ Quốc tế cho phòng,
chống HIV/AIDS đang giảm dần và sẽ kết thúc sau năm 2018. Tính đến hết tháng 9
năm 2017, Việt Nam đã điều trị cho 122.439 người nhiễm HIV(chiếm khoảng 57%
số người nhiễm HIV được phát hiện và đang còn sống). Dự kiến đến năm 2020 con
số này sẽ tăng lên 195.000 người. Một trong những nguyên tắc của việc điều trị
HIV/AIDS bằng thuốc ARV là phải điều trị liên tục, suốt đời [24]. Trong khi đó
bệnh nhân HIV chủ yếu là người có hồn cảnh kinh tế khó khăn, khả năng tự trang
trải chi phí chữa bệnh suốt đời là một thử thách lớn đối họ.
Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo "Chuyển dần nhiệm vụ điều trị người nhiễm
HIV từ các chương trình dự án sang nhiệm vụ của Quỹ bảo hiểm y tế” tại Quyết

định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 phê duyệt “Đề án đảm bảo tài chính cho
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020” [19].
Quyết định 2188/QĐ-TTg ngày 15/11/2016 của Thủ tướng chính phủ ban
hành hướng dẫn tạm ứng, thanh toán thuốc kháng HIV được mua sắm tập trung từ
quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT có nội dung: “Giao cho Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố bố trí kinh phí mua thẻ cho người nhiễm HIV để đảm bảo 100%
người nhiễm HIV có thẻ BHYT đồng thời đảm bảo kinh phí đồng chi trả thuốc
ARV cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT”.
Tính đến 30/6/2017 cả nước có 76,44 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt
tỉ lệ bao phủ 82,19% dân số cả nước [11]. Theo số liệu báo cáo của Cục Phòng,
chống HIV/AIDS đến 30/9/2017 tỉ lệ bệnh nhân đang điều trị ARV tại các cơ sở
điều trị (CSĐT) HIV/AIDS trong cả nước có thẻ BHYT là 82% [8]. Cũng tại thời
điểm này tỉnh Thái Bình có số bệnh nhân đang điều trị ARV là 1.152 người [27] tại
08 CSĐT HIV/AIDS cho người lớn và 01 CSĐT cho trẻ em. Số bệnh nhân có thẻ
BHYT tại 9 CSĐT này đạt 76% [7].


2

Từ tháng 12/2016 trở về trước, bệnh nhân HIV của tỉnh Thái Bình được
miễn phí tồn bộ chi phí điều trị HIV/AIDS từ các nguồn viện trợ. Tuy nhiên, từ
tháng 01/2017, các nguồn viện trợ chỉ còn cho thuốc ARV, xét nghiệm CD4 và đo
tải lượng vi-rút, các xét nghiệm cơ bản và thuốc NTCH khơng cịn nữa. Sau
31/12/2018 các dịch vụ trên cũng bị cắt hoàn toàn. Như vậy từ 01/2019 bệnh nhân
sẽ phải tự thanh toán cho các dịch vụ điều trị HIV/AIDS kể cả thuốc ARV. Lợi thế
sẽ thuộc về bệnh nhân nào có thẻ BHYT và sử dụng thẻ khi KCB.
Để triển khai được BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS, Bộ Y tế đã chỉ đạo
các tỉnh/TP thực hiện kiện toàn CSĐT HIV/AIDS (chuyển các CSĐT HIV/AIDS
từ hệ thống Y tế dự phòng vào hệ thống KCB vì BHYT chỉ ký hợp đồng thanh
tốn BHYT với các cơ sở KCB). Tháng 01/2017 Trung tâm phòng, chống

HIV/AIDS tỉnh Thái Bình đã hồn thành việc kiện tồn, các CSĐT được đặt tại
Bệnh viện đa khoa huyện. Tới tháng 9/2017 đã có 7/9 CSĐT ký được hợp đồng
KCB BHYT, trong đó có CSĐT HIV/AIDS huyện Vũ Thư và huyện Kiến Xương.
Hai CSĐT này bắt đầu triển khai KCB BHYT vào cuối năm 2017. Tỷ lệ sử dụng
thẻ BHYT tại CSĐT huyện Kiến Xương là 70/144(48,6%) và tại CSĐT huyện Vũ
Thư là 13/67 (đạt 19,4%) vào cuối năm 2017 [2]. Những bệnh nhân khơng có,
hoặc khơng sử dụng thẻ BHYT khi KCB HIV/AIDS thì phải tự thanh tốn chi phí
KCB nhưng vẫn được cấp miễn phí thuốc ARV đến hết năm 2018.
Thái Bình là một trong hai tỉnh được Cục Phịng, chống HIV/AIDS và CDC
chọn để hỗ trợ đạt mục tiêu 100% người nhiễm có thẻ BHYT vào năm 2018. Hai
Huyện Vũ Thư và Kiến Xương là hai huyện được tỉnh chọn đầu tiên để thực hiện
mục tiêu này. Câu hỏi đặt ra là thực trạng tham gia BHYT tại hai CSĐT này ra
sao? có những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc tham gia BHYT của họ? Để trả lời
câu hỏi trên cần phải tìm hiểu thực trạng người nhiễm đang điều trị ở các cơ sở
điều trị ARV có thẻ BHYT thế nào? họ sử dụng thẻ BHYT ra sao? Những yếu tố
nào ảnh hưởng tới việc tham gia BHYT của họ? Để trả lời cho những câu hỏi trên,
chúng tôi dự kiến thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng tham gia BHYT của
người nhiễm HIV tại cơ sở điều trị ARV huyện Vũ Thư và Kiến Xương tỉnh
Thái Bình và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2018”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV đang điều
trị ARV tại cơ sở điều trị huyện Vũ Thư và huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm
2018.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm y tế của
người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại các cơ sở điều trị huyện huyện Vũ Thư và
Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm 2018.



4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm về HIV/AIDS và thuốc ARV
HIV là chữ viết tắt của Tiếng Anh (Human Immunodeficienci Virus). HIV là
virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương
hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể khơng cịn khả năng chống lại các
tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người [3].
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các
bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn
đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy
thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong
khoảng thời gian trung bình là 5 năm [3].
ARV là tên viết tắt của Antirotrovirus – Thuốc kháng retrovirus; là loại thuốc
tổng hợp dùng để điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Thuốc không tiêu diệt được
HIV mà chỉ ức chế vi rút không nhân lên, nhằm phục hồi hệ thống miễn dịch, làm
giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do HIV, cải thiện chất lượng sống, dự phòng lây
truyền HIV [3].
1.2. Giới thiệu chung về BHYT, tình hình bao phủ BHYT tại Việt Nam
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm bảo hiểm
Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của tổ chức bảo hiểm cho người tham gia
khi gặp rủi ro dẫn đến tổn thất với điều kiện người tham gia bảo hiểm nộp một
khoản phí cho tổ chức bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham
gia đăng ký với tổ chức bảo hiểm [1].
1.2.1.2. Khái niệm bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm được thực hiện trong lĩnh vực y tế.
Nhằm mục đích chia sẻ rủi do, giảm bớt chi phí cho người tham gia khi khơng may

mắc bệnh, ốm đau, nằm viện. Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 định


5

nghĩa: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối
tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi
nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện” [16].
1.2.1.3. Khái niệm tham gia BHYT
Trong đề tài nghiên cứu này, tham gia BHYT là khi một cá nhân có thẻ
BHYT theo bất kỳ hình thức nào (tự mua, được cấp, phát miễn phí hoặc đóng góp
một phần phí) và sử dụng thẻ đó khi KCB.
1.2.2. Các loại hình BHYT
Hiện nay ở Việt Nam có hai loại hình BHYT:
- Bảo hiểm y tế xã hội, mang tính xã hội khơng vì mục đích lợi nhuận và
được Nhà nước tổ chức thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày
14/11/2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số
46/2014/QH13 ngày 13/6/2014. Mọi người dân bắt buộc phải tham gia BHYT theo
qui định của Luật. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đang vẫn đang vận động dân chúng
tự nguyện tham gia BHYT, việc này mang tính bổ trợ và bước đệm để mở rộng chế
độ bắt buộc, tiến tới bao phủ tồn dân. Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016
của Chính phủ đã giao lại chỉ tiêu cho các tỉnh, thành phố để đến năm 2020 đạt tỉ lệ
90,7% dân số tham gia BHYT.
- Bảo hiểm y tế thương mại, loại hình BHYT này mang tính chất tự nguyện
là chính. Những người tham gia BHYTTN có thể lựa chọn cơng ty bảo hiểm y tế tư
nhân. Với các trường hợp này thì mệnh giá, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm
sẽ là sự thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và cá nhân người tham gia bảo hiểm.
Những Công ty bảo hiểm tư nhân do hoạt động vì lợi nhuận nên quyết định mệnh
giá dựa trên tình trạng sức khỏe của từng thành viên mua bảo hiểm chứ khơng dựa
trên tình trạng sức khỏe chung của cộng đồng. Thường những người có mức sống

cao mới áp dụng hình thức bảo hiểm này vì họ sẽ nhận được mức bảo hiểm cao khi
họ đóng bảo hiểm nhiều [22].


6

1.2.3. Nguyên tắc của BHYT
Nguyên tắc BHYT là: (i) đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia
BHYT; (ii) Mức đóng BHYT được xác định theo tỉ lệ % của tiền lương làm căn cứ
đóng BHXH theo qui định bắt buộc của Luật BHXH; (iii) Mức hưởng BHYT theo
mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia
BHYT; (iv) Chi phí khám chữa bệnh do Quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng
chi trả; (v) Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch
đảm bảo cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ [15, 16].
1.2.4. Đối tượng tham gia, mức đóng, quyền lợi khi tham gia BHYT
Đối tượng tham gia BHYT bắc buộc được chia thành 5 nhóm: (i) Nhóm
người lao động và sử dụng lao động đóng; (ii) nhóm do tổ chức BHXH đóng; (iii)
nhóm do ngân sách nhà nước đóng; (iv) nhóm ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng; (v)
nhóm hộ gia đình [17].
Mức bắt buộc mua (đóng) BHYT qui định chung là 4,5% lương cơ sở. Tùy
vào từng nhóm đối tượng cơng nhân, viên chức, bộ đội, công an hộ nghèo, cận
nghèo, học sinh... được nhà nước hỗ trợ 100% hay một phần khi tham gia BHYT.
Ví dụ: Hỗ trợ 100% mức phí đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thể được hỗ trợ
mức đóng từ 70-100%, học sinh sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo công
lập, hộ gia đình làm nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức
sống trung bình được hỗ trợ 30%. Nếu mua theo hộ gia đình thì mức đóng của các
thành viên thứ hai, ba, tư… sẽ được giảm dần tới mức tối thiểu là 40% [17].
Quyền lợi được hưởng khi tham gia KCB BHYT có thể được thanh tốn từ
80% đến 100% chi phí KCB tùy theo từng loại thẻ của người tham gia BHYT nếu
đúng tuyến. Trong trường hợp KCB BHYT không đúng tuyến, người bệnh sẽ được

thanh tốn 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương, 60% chi phí
điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến huyện [17].


7

1.2.5. Tình hình bao phủ bảo hiểm y tế tại Việt Nam
Bảng 1.1: Tình hình tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng
ĐVT: nghìn người
5 tháng
đầu năm
2017

Năm
2015

Năm
2016

1 Nhóm do NSDLĐ và NLĐ đóng

12.081

12.831

13.031

2 Nhóm do cơ quan BHXH đóng

2.807


3.062

3.256

3 Nhóm do NSNN đóng

30.030

32.858

33.075

4 Nhóm do NSNN hỗ trợ

15.985

15.552

15.169

9.070

11.530

12.145

69.973
75.833
(Nguồn BHXH Việt Nam năm 2017 [12])


76.676

STT

Chỉ số

5 Nhóm tham gia BHYT hộ gia đình
Cộng

Nhận thức của người dân thay đổi cùng với nhiều chính sách hỗ trợ ưu việt
của Nhà nước trong mức đóng BHYT đã làm tỉ lệ tham gia BHYT tăng lên nhanh
chóng. Tính đến 31/12/2016 tỉ lệ tham gia BHYT đạt 81,9% dân số, tăng 2,9% so
với chỉ tiêu tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg [12]. Vào cuối tháng 9/2017 tỉ lệ này
đã đạt 82.19% [11].

Biểu đồ 1.1: Tình hình bao phủ của bảo hiểm y tế tại Việt Nam
(Nguồn Vietdata [28])


8

1.2.6. Tình hình bao phủ BHYT và chính sách BHYT đối với người
nhiễm HIV/AIDS
Trước tình hình các nguồn viện trợ quốc tế giảm dần và kết thúc sau 2018,
ngày 16/10/2013 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1899/QĐ-TTg phê duyệt Đề
án đảm bảo tài chính cho hoạt động phịng, chống HIV/AIDS [19]; Quyết định số
2188/QĐ-TTg ban hành ngày 15/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND
các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách để đảm bảo 100% người nhiễm có thẻ BHYT
và chi phí đồng chi trả thuốc ARV [18]. Văn bản này đã có tác động rất mạnh đến

tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ BHYT. Đến 30/9/2017 đã có 22/63 tỉnh bố trí
ngân sách mua thẻ BHYT cho người nhiễm thuộc diện không được ngân sách nhà
nước hỗ trợ. Nếu như tỷ lệ bệnh nhân HIV có thẻ BHYT vào tháng 10 năm 2016
chỉ đạt 50%, tháng 2/2017 tỷ lệ này đã lên tới 67%. Sau hơn 6 tháng tỷ lệ này đã đạt
mức 82% vượt hẳn với mục tiêu đặt ra của năm 2017 (dự kiến 60%) [7]. Tuy nhiên
hiện tại chúng ta mới chỉ mở rộng được độ bao phủ BHYT đối với những người
nhiễm đang được quản lý tại các CSĐT HIV/AIDS còn người nhiễm ở cộng đồng
vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể.

Tháng 10/2016 trước khi
ban hành QĐ 2188

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ có thẻ BHYT trong bệnh nhân điều trị ARV đến tháng
10/2017
(Nguồn Cục Phòng, chống HIV/AIDS 2017 [6])


9

1.2.7. Tình hình mắc, điều trị và thực trạng nguồn lực tài chính cho
phịng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Đến cuối tháng 9 năm 2017, lũy tích số người nhiễm HIV tại Việt Nam là
208.371 người (cịn sống). Trong đó số người nhiễm HIV được điều trị là 122.439
chiếm khoảng 57% số người nhiễm HIV. Điều trị ARV đã được triển khai tại tất cả
63 tỉnh/thành phố, với 401 phòng khám điều trị ngoại trú ARV, triển khai cơ sở cấp
phát thuốc điều trị ARV tại 562 trạm y tế, 53 trại giam [8].
Theo hướng dẫn mới nhất tại Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01/12/2017
của Bộ Y tế, người nhiễm HIV phải được đưa vào điều trị ARV ngay sau khi phát
hiện nhiễm HIV [24]. Thực hiện mở rộng điều trị ARV và mục tiêu 90-90-90 (90%
số người nhiễm biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã được

chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV, 90% số người được điều trị ARV có tải
lượng vi-rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế), dự kiến đến năm 2020 Việt Nam sẽ có
khoảng 195.000 người nhiễm HIV được điều trị ARV [25].
Đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS, chỉ có thuốc ức chế
sự nhân lên của virus nhằm kéo dài cuộc sống của người nhiễm HIV là thuốc Anti
RertoVirus (ARV). Tuy nhiên điều trị ARV là điều trị phức tạp, cần phải điều trị
suốt đời, uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, hàng ngày (tuân thủ điều trị) để đảm bảo
hiệu quả điều trị, tránh kháng thuốc. Khi điều trị ARV phải theo dõi tác dụng phụ,
thất bại điều trị, thay đổi phác đồ và hội chứng phục hồi miễn dịch [24]. Do đó,
chăm sóc hỗ trợ điều trị phải toàn diện bao gồm quản lý lâm sàng, tư vấn, hỗ trợ
tâm lý xã hội, chăm sóc giai đoạn cuối đời, dự phòng lây nhiễm HIV.
Trong khi số bệnh nhân HIV cần được điều trị ARV tăng nhanh thì nguồn
viện trợ quốc tế lại giảm sút rõ rệt: PEPFAR giảm 10% trong năm 2016, giảm 40%
trong năm 2017 tiến đến dừng hoàn toàn vào 2019; Quỹ toàn cầu chưa có kế hoạch
hỗ trợ sau 2017.
Từ 2012, các nguồn tài trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt
Nam đã có xu hướng cắt giảm và các đơn vị kỹ thuật đang thực hiện chuyển giao
dần toàn bộ hoạt động, kinh phí, nhân lực, kỹ thuật cho địa phương [5].


10

Biểu đồ 1.3: Các nguồn ngân sách nhà nước và nhà tài trợ đang cắt giảm
(Nguồn: VAAC, 2014 [5])
Đối với chương trình phịng, chống HIV/AIDS, 95% kinh phí mua thuốc
ARV điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS do các tổ chức quốc tế tài trợ, chủ yếu từ
hai nguồn PEPFAR và Quỹ Toàn cầu. Giai đoạn từ năm 2008 - 2010 thì 73% tổng
kinh phí cho Chương trình phịng, chống Việt Nam được hỗ trợ từ nước ngồi [21].
Theo lộ trình cắt giảm kinh phí viện trợ, PEPFAR sẽ dừng tài trợ 100% hỗ trợ trực
tiếp gồm thuốc, sinh phẩm, nhân lực từ năm 2018. Dự án Quỹ toàn cầu kết thúc vào

tháng 12/2017, giai đoạn tiếp theo 2018-2020 còn đang chờ phê duyệt.
Theo ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho cơng tác phịng, chống HIV/AIDS
giai đoạn 2014-2020 là 24.547 tỷ đồng (trong đó, 12.625 tỷ đồng cho cơng tác điều
trị). Trên thực tế chúng ta mới chỉ đáp ứng được 11.216 tỷ đồng (45,7%) [10]. Ngân
sách quốc gia cho phòng, chống HIV/AIDS đã giảm đáng kể từ 245 tỷ đồng vào
năm 2013 xuống 85 tỷ đồng vào năm 2014. Chương trình mục tiêu quốc gia phịng,
chống HIV/AIDS đã chấm dứt vào năm 2015 và từ năm 2016 chuyển thành Dự án
Phịng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu Y tế dân số.
Nhiều dịch vụ liên quan đến điều trị đã bị cắt gảm do các dự án viện trợ đang
rút dần. Nhiều tỉnh, thành phố nằm trong kế hoạch cắt giảm dần nguồn viện trợ: Xét
nghiệm CD4 đã dừng tài trợ vào năm 2017, xét nghiệm tải lượng virus HIVdừng tài


11

trợ vào năm 2018. Thuốc ARV dừng sau năm 2018. Việc chuyển sang hệ thống
BHYT là tất yếu nhằm đảm bảo tính bền vững cho Chương trình phịng, chống
HIV/AIDS tại Việt Nam.
1.5. Tổng quan các nghiên cứu về tham gia BHYT của người nhiễm HIV
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia BHYT.
1.5.1. Mua và sử dụng thẻ BHYT
Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng năm 2013 về
đánh giá BHYT cho người nhiễm HIV tại tỉnh Đồng Tháp và Ninh Bình. Phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống được sử dụng và tiến hành trên 484 đối tượng
hiện đang điều trị tại các CSĐT. Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu
là định lượng kết hợp với định tính. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ bao phủ chung BHYT
là 54% trong đó ở Ninh Bình là 69% và ở Đồng Tháp là 39%. Trạm Y tế xã là nơi
đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của đa số người nhiễm tại hai Tỉnh nhưng có tới
60% người nhiễm mong muốn được đăng ký khám chữa bệnh tại tuyến huyện và
tỉnh; tỷ lệ người nhiễm HIV có dự định tham gia BHYT là 86% [4]

Một nghiên cứu cắt ngang trên 200 người nhiễm HIV/AIDS của Trung tâm
phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế về tiếp cận và sử dụng bảo hiểm y tế
trong chăm sóc sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế năm
2015 cho thấy: 82,0% có thẻ bảo hiểm y tế; 50,5% có bảo hiểm y tế tự nguyện;
21,5% là bảo hiểm do hộ nghèo, cận nghèo và 10,0% là bảo hiểm y tế khác. Nơi
đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế là 50,0%; Trung tâm y tế là
18,5%. Có 22,5% ĐTNC sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong tất cả các lần khám chữa
bệnh ngoại trú; 20,7% sử dụng một số lần và 56,7% khơng sử dụng. Có 96,5%
người nhiễm sẵn sàng mua thẻ bảo hiểm y tế. Lý do khơng có thẻ bảo hiểm y tế:
36,11% là thủ tục mua bảo hiểm y tế khó khăn; 27,78% thấy khơng cần thiết;
16,67% hiện đang được điều trị miễn phí; 11,11% là khơng có tiền và 8,33% sợ bị
biết tình trạng nhiễm. Lý do người nhiễm không sử dụng bảo hiểm y tế trong khám
chữa bệnh, do sợ bị lộ thơng tin về tình trạng nhiễm HIV là 27,5%; thời gian chờ


12

đợi được khám bệnh lâu là 19,5%; khó khăn trong chuyển tuyến là 14,0%; khó khăn
trong thủ tục thanh tốn là 9,0% và khác là 12,0%. [9]
Nghiên cứu cắt ngang, phối hợp định lượng với định tính được tiến hành trên
toàn bộ 351 bệnh nhân đang điều trị ARV tại 03 CSĐT (CSĐT) tỉnh Bắc Giang
năm 2016 của Dương Văn Vịnh cho kết quả: tỷ lệ có BHYTTN trong tổng số 351
bệnh nhân là 51,3% và tỷ lệ dự định mua bảo BHYT trong giai đoạn tiếp theo là
64,7%, trong đó nhóm có thẻ BHYT là 96,1%, nhóm khơng có thẻ BHYT là 31,6%;
Các lý do không mua thẻ BHYT là: khơng có tiền để mua chiếm tỷ lệ 81,9%; sợ bị
kỳ thị, phân biệt, đối xử chiếm 68,8%; sợ bị lộ thông tin cá nhân chiếm tỉ lệ 63,7%
và cho rằng BHYT không cần thiết chiếm tỷ lệ 43,3%. Các lý do bệnh nhân tham
gia BHYT trong năm tiếp theo là: mắc HIV/AIDS chiếm tỷ lệ 57,5%; phòng khi ốm
50,1%; tham gia BHYT có nhiều quyền lợi chiếm tỷ lệ 50,4% [29].
Nghiên cứu của Hoàng Quỳnh Anh (2017) về “Thực trạng mua và sử dụng

thẻ BHYT của bệnh nhân HIV/AIDS tại cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS, Trung
tâm y tế thành phố Yên Bái” cho thấy lý do người nhiễm chưa mua thẻ BHYT là
do: Khơng có tiền (83,6%); sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử (33,6%); sợ lộ thơng tin cá
nhân về tình trạng nhiễm HIV/AIDS (17,3%); thiếu giấy tờ tùy thân để mua BHYT
(11,8%); thấy BHYT là không cần thiết (31,8%); không mua do thuốc ARV cịn
đang phát miễn phí (48,2%); khơng mua do cho rằng mức đóng cao (21,8%); thủ
tục mua mức tạp (3,7%); sử dụng thẻ BHYT khi KCB phải chờ lâu (1,8%). Lý do
bệnh nhân khi đi khám không dùng thẻ BHYT chủ yếu là do phải chờ đợi lâu
(87,1%); bị kỳ thị, phân biệt, đối xử chiếm 58,1% [1].
1.5.2. Nhóm yếu tố cá nhân
Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập
Theo một nghiên cứu của Ngô Văn Đôn trên 215 người trong hộ gia đình có
ít nhất 1 người tham gia BHYTTN và 215 hộ gia đình chưa có ai tham gia BHYT
thì những người trên 60 tuổi có tỷ lệ cao ở nhóm chưa có thẻ BHYT (χ2=7,2;
p=0,027<0,05) [13].


13

Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng năm 2013 về
đánh giá BHYT cho người nhiễm HIV tại tỉnh Đồng Tháp và Ninh Bình thì lại chỉ
ra rằng: Tỷ lệ người nhiễm có thu nhập nghèo, cận nghèo là 83,3%; tỷ lệ người
nhiễm có thu nhập khơng nghèo là 29,0%. Trong số những người có BHYT thì loại
thẻ BHYT người nghèo chiếm cao nhất 64%; cận nghèo 8%; tự nguyện 23% [4].
Nghiên cứu của Dương Văn Vịnh, cho thấy: Tỷ lệ đối tượng có trình độ học
vấn đến cấp 2 không mua BHYTTN cao hơn 1,7 lần đối tượng có trình độ học vấn
trên cấp 2. Trình độ học vấn thấp thì mua BHYTTN thấp, mối liên quan này có ý
nghĩa thống kê (95% CI: 1,0-2,7; p < 0,05). Tỷ lệ đối tượng có thu nhập từ 3 triệu/
tháng trở xuống không mua BHYTTN cao hơn 2,6 lần đối tượng có thu nhập trung
bình trên 3 triệu/tháng. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thu nhập và nhu cầu

mua BHYTTN (95% CI: 1,7-4,1; p< 0,01) [29].
Hoàng Quỳnh Anh lại chỉ ra trong nghiên cứu của mình bệnh nhân có độ tuổi
từ 35 trở lên có khả năng mua BHYT cao gấp 3 lần bệnh nhân có độ tuổi dưới 35
(p<0,01). Tỷ lệ bệnh nhân có trình độ học vấn trên cấp 2 có khả năng mua BHYT
cao gấp 1,9 lần đối tượng có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống. Bệnh nhân có thu
nhập từ 3 triệu đồng/tháng trở lên có khả năng mua BHYT cao gấp 1,9 lần bệnh
nhân có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng (p=0,22); khơng có mối liên quan giữa
giới tính, nghề nghiệp và tình trạng hơn nhân với việc mua BHYT của bệnh
nhân[1].
Kiến thức về BHYT
Geoffrey Setswe và các cộng sự (2015) đã tiến hành một nghiên cứu cắt
ngang hai giai đoạn có hệ thống về nhận thức của những người cư trú tại Limpopo,
KwaZulu-Natal và các tỉnh miền đông Cape (Nam Phi) về Bảo hiểm Y tế Quốc gia
(NHI). Nghiên cứu được tiến hành trên 748 người, dữ liệu được thu thập bằng cách
sử dụng điện thoại di động hỗ trợ phỏng vấn cá nhân. Kết quả cho thấy 80,3%
người được hỏi nhận thức được về BHYT; (49,8%) số người trả lời không biết cách
BHYT hoạt động và 71,8% thiếu nhận thức về nguồn gốc của sự phát triển của khái
niệm BHYT ở Nam Phi; 48,1% biết rằng Quỹ BHYT sẽ chi trả chi phí y tế nếu một


14

người bị bệnh và 45,7% biết rằng với bảo hiểm y tế, yêu cầu sức khoẻ cơ bản được
đảm bảo và nếu người đó bị ốm, điều trị y tế sẽ do Quỹ BHYT chi trả; 50,9% người
trả lời không hiểu Quỹ BHYT sẽ chi trả như thế nào về chăm sóc sức khoẻ, chỉ có
44,8% biết BHYT sẽ trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhận được như thế nào
[31].
Nghiên cứu của Dương Văn Vịnh cho thấy tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS trong
nghiên cứu có kiến thức đạt về BHYTTN chiếm tỷ lệ 37%. Nhóm có BHYT kiến
thức đạt 61,1%; khơng đạt chiếm 38,9%. Nhóm khơng có BHYT kiến thức đạt chỉ

có 11,7%. Nhóm có kiến thức khơng đạt về BHYTTN thì khơng mua thẻ cao gấp
11,8 lần so với nhóm có kiến thức đạt về BHYTTN (p<0,01). Sự chênh lệch giữa
hai nhóm đối với hành vi dự định mua thẻ BHYT là 37 lần với p<0,01. Sự chênh
lệch giữa hai nhóm đối với hành vi dự định mua thẻ BHYT là 13,2 lần với p<0,01
[29].
Hoàng Quỳnh Anh trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng có mối liên
quan giữa kiến thức đạt về BHYT và dự định mua BHYT (p<0,01). Bệnh nhân có
kiến thức đạt về BHYT mua BHYT cao gấp 5,6 lần bệnh nhân có kiến thức khơng
đạt. Bệnh nhân có kiến thức đạt dự định mua thẻ BHYT cao gấp 2,3 lần bệnh nhân
có kiến thức khơng đạt [1].
1.5.3. Nhóm yếu tố hộ gia đình
Nghiên cứu của Dương Văn Vịnh cho thấy: Nhóm hiểu hình thức tham gia
của BHYTTN khơng theo hộ gia đình thì khơng mua BHYTTN cao gấp 4 lần nhóm
hiểu biết về điều này (95%CI: 2,3-6,7) [29].
Theo nghiên cứu của Hồng Quỳnh Anh cho thấy có 40,5% đối tượng có thu
nhập bình quân của hộ gia đình/tháng ở mức nghèo, cận nghèo; 59% thu nhập ở
mức trung bình. Đa số các đối tượng được sự ủng hộ của gia đình trong việc mua
BHYT (91,9%). Bệnh nhân có thu nhập hộ gia đình trung bình có khả năng mua và
dự định mua thẻ BHYT cao hơn bệnh nhân có thu nhập nghèo, cận nghèo lần lượt
là 1,8 và 2 lần. Bệnh nhân được sự ủng hộ của gia đình có khả năng mua và dự định


×