Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai tại bệnh viện vinmec năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HỒNG THỊ THU HƯƠNG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC
HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC THIẾT YẾU BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH
TRONG VÀ NGAY SAU MỔ LẤY THAI
TẠI BỆNH VIỆN VINMEC NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720701

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HỒNG THỊ THU HƯƠNG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC
HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC THIẾT YẾU BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH
TRONG VÀ NGAY SAU MỔ LẤY THAI
TẠI BỆNH VIỆN VINMEC NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720701

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐINH THỊ PHƯƠNG HÒA



HÀ NỘI, 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của q
thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết em xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các Khoa - Phịng, Bộ mơn, cùng
quý thầy cô giáo và cán bộ trường Đại học Y tế Cơng cộng đã nhiệt tình giảng dạy,
quan tâm, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập.
Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đinh Thị Phương Hòa và Th.S Lê Minh
Thi đã tận tâm góp nhiều ý kiến, hướng dẫn, hỗ trợ em hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Bệnh viện Vinmec đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn các bệnh nhân sinh mổ tại Bệnh viện Vinmec đã nhiệt tình
tham gia, giúp đỡ tơi trong khi triển khai nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, bạn bè trong lớp Cao học Quản lý
bệnh viện 9 đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tơi trong q trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, những người bạn thân thiết đã động viên, khuyến khích tơi, cùng tơi chia sẻ
những khó khăn và dành cho tơi những tình cảm, sự chăm sóc q báu trong suốt
thời gian qua.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2018
Hoàng Thị Thu Hương


ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................................... iv
MỤC LỤC BẢNG ......................................................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Một số định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu .......................................................4
1.2. Quá trình phát triển quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trên thế
giới và Việt Nam .........................................................................................................4
1.3. Nội dung chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ...............................................6
1.3.1. Nội dung chăm sóc thiết yếu cho mẹ .................................................... 6
1.3.2. Nội dung chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh ......................................... 7
1.4. Các nghiên cứu trong và ngồi nước về chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ
sinh ............................................................................................................................11
1.4.1. Nghiên cứu nước ngoài...................................................................... 11
1.4.2. Nghiên cứu trong nước ...................................................................... 12
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh
15
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ............................................................................17
1.7. Khung lý thuyết ..................................................................................................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................20
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................20
2.4.1. Mẫu định lượng và phương pháp chọn mẫu ........................................ 20
2.4.2. Mẫu định tính và phương pháp chọn mẫu ........................................... 21
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................22
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu định lượng ............................................ 22



iii

2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu định tính ............................................... 22
2.6. Biến số nghiên cứu .............................................................................................23
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá ...........................................................................................24
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................24
2.9. Đạo đức của nghiên cứu .....................................................................................25
2.10. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục ............................................25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................27
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .........................................................27
3.2. Thực hiện Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau
mổ lấy thai .................................................................................................................29
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................38
4.1. Thực trạng thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và
ngay sau mổ lấy thai tại bệnh viện Vinmec năm 2018 .............................................38
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh
trong và ngay sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Vinmec năm 2018 ..............................44
KẾT LUẬN ...............................................................................................................48
1. Thực trạng thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và
ngay sau mổ lấy thai tại bệnh viện Vinmec năm 2018 .............................................48
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh
trong và ngay sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Vinmec năm 2018 ..............................48
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................50
PHỤ LỤC ..................................................................................................................55
Phụ lục 1. BẢNG KIỂM CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH
TRONG VÀ NGAY SAU MỔ LẤY THAI (ĐỐI VỚI TRẺ THỞ ĐƯỢC) ............55
Phụ lục 2. BẢNG KIỂM THU THẬP SỐ LIỆU VỀ NHÂN VIÊN Y TẾ ...............58

Phụ lục 3. BẢNG KIỂM TRANG THIẾT BỊ PHÒNG MỔ SẢN ...........................59
Phụ lục 4: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ...................................61
Phụ lục 5: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ........................................................................65
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA .............................................................................69


iv

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BYT

Bộ y tế

CSTY

Chăm sóc thiết yếu

ĐTV

Điều tra viên

FIGO

Hiệp hội Sản phụ khoa quốc tế

ICM

Hiệp hội nữ hộ sinh quốc tế


PVS

Phỏng vấn sâu

TSS

Trẻ sơ sinh

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

XTTCGĐ3

Xử trí tích cực giai đoạn 3

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế
thế giới)


v

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thông tin chung về NVYT khoa Sản tham gia vào nghiên cứu ..............27
Bảng 3.2. Thông tin chung về bà mẹ ........................................................................28
Bảng 3.3. Thông tin chung về tuổi thai, sức khỏe của mẹ của con ...........................28
Bảng 3.4. Chuẩn bị trước mổ ....................................................................................29

Bảng 3.5. Thực hiện các bước sau khi mổ lấy thai của bác sĩ, điều dưỡng/ hộ sinh 30
Bảng 3.6. Thời gian thực hiện da kề da và bú sớm sau mổ ......................................32
Bảng 3.7. Tỷ lệ thực hiện đúng quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong
và ngay sau mổ lấy thai .............................................................................................33


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu
bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ cho tất cả các trường hợp đẻ thường và mổ
đẻ. Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai
đối với các trường hợp mổ đẻ đã được Bộ Y tế phê duyệt theo Quyết định số
6734/QĐ-BYT ngày 22/11/2016. Để đánh giá việc thực hiện quy trình chăm sóc
thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy
trình này ở bệnh viện Vinmec, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một
số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ
sinh trong và ngay sau mổ lấy thai tại bệnh viện Vinmec năm 2018”.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp
với định tính, được tiến hành tại Khoa Sản, Bệnh viện Vinmec. Số liệu thu thập
thông qua quan sát 122 cuộc mổ đẻ và 10 cuộc phỏng vấn sâu trong thời gian từ
tháng 3 – 5/2018.
Kết quả: tỷ lệ các cuộc mổ thực hiện đúng quy trình chăm sóc thiết yếu bà
mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai là 19,7%. Các bước chuẩn bị cho cuộc
mổ: có 3 cuộc mổ (2,5%) khơng kiểm tra bóng và mặt nạ. Về thực hiện quy trình
trong và ngay sau khi mổ có 3 bước ít được thực hiện đúng và đủ nhất là: kiểm tra
xem có trẻ thứ 2 không (95,1%); Kẹp thứ 2 cách kẹp thứ nhất 3cm (86,1%); Vuốt
máu dây rốn về phía mẹ có 33,6% không làm. Các yếu tố thuận lợi là cơ sở hạ tầng
hiện đại, trang thiết bị đầy đủ, nhân lực có trình độ chun mơn và được đào tạo.
Các yếu tố khó khăn ảnh hưởng: Kiến thức và thái độ thực hiện quy trình của các

nhân viên y tế khơng đồng bộ; Một số bước trong quy trình chưa thực hiện tốt;
Nhân lực thiếu; Công tác kiểm tra giám sát, chế tài xử phạt còn chưa đảm bảo; Một
số nhân viên cịn chưa được đào tạo/ cập nhật thơng tin về quy trình.
Khuyến nghị: đào tạo và đào tạo lại cho nhân viên về quy trình chăm sóc thiết
yếu; Kết hợp truyền thơng về chăm sóc thiết yếu vào các lớp học tiền sản tại Bệnh
viện; Xây dựng bảng kiểm đánh giá quy trình chăm sóc thiết yếu phù hợp với bệnh
viện. Tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát và thường xuyên nhắc nhở các bác sĩ,
điều dưỡng thực hiện đúng quy trình trong các buổi giao ban trong khoa.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mổ lấy thai là một phẫu thuật sản khoa để lấy thai nhi, nhau và màng ối của
người phụ nữ mang thai qua một vết mổ ở thành tử cung. Mổ lấy thai giúp người
mẹ sinh con khi không thể sinh thường bằng đường âm đạo. Tuy nhiên, một số
nghiên cứu cho thấy rằng mổ lấy thai tăng nguy cơ đối với sức khỏe cho mẹ và trẻ
sơ sinh (TSS) tại cuộc mổ cũng như sau này. Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ và TSS từ
các cuộc mổ cao hơn các cuộc đẻ thường.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2016 có khoảng
303.000 bà mẹ và 1 triệu TSS tử vong liên quan đến cuộc đẻ [17]. Trong số đó, tỷ lệ
tử vong của các bà mẹ và TSS từ các cuộc mổ cao hơn các cuộc đẻ thường [17]. Vì
thế, tuân thủ các nguyên tắc phẫu thuật và chăm sóc toàn diện cho bà mẹ, TSS trong
và sau cuộc mổ cần được thực hiện chặt chẽ theo quy trình hướng dẫn.
Với mục tiêu cải thiện sức khỏe, giảm tử vong mẹ và TSS, WHO đã khuyến
cáo thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu (CSTY) bà mẹ, TSS trong và ngay sau
đẻ cho tất cả các trường hợp đẻ thường và mổ đẻ. Nội dung bao gồm CSTY cho mẹ
ở giai đoạn 2 và 3 của quá trình chuyển dạ; và CSTY cho TSS bao gồm đặt tiếp xúc
da kề da với mẹ ngay sau đẻ, lau khô, giữ ấm, cắt rốn muộn và cho trẻ bú mẹ trong
vòng 1 giờ sau đẻ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng với các can thiệp này có thể

ngăn ngừa được hơn 70% tỷ lệ tử vong TSS [19].
Quy trình CSTY bà mẹ, TSS trong và ngay sau đẻ đối với các trường hợp đẻ
thường đã được Bộ Y tế (BYT) phê duyệt theo Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày
10/11/2014 [2]. Nhằm bảo đảm cho bà mẹ và TSS sau mổ đẻ nhận được những
chăm sóc cơ bản nhất như các bà mẹ đẻ thường đến tháng 11/2016 BYT ban hành
Quyết định số 6734/QĐ-BYT phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn CSTY bà
mẹ, TSS trong và ngay sau mổ lấy thai [4].
Bệnh viện Vinmec là bệnh viện Đa khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt “Tiêu
chuẩn quốc tế JCI về chất lượng y tế và an toàn cho bệnh nhân”. Tại khoa Sản, quy
trình CSTY bà mẹ, TSS đối với trẻ đẻ thường đã được thực hiện thường quy từ năm
2012. Với quy trình CSTY cho bà mẹ và TSS cho các trường hợp mổ đẻ, Bệnh viện
cũng đã áp dụng quy trình CSTY ngay sau khi được BYT ban hành [1]. Tuy nhiên,


2

cho đến nay chưa có đánh giá về việc thực hiện quy trình tại bệnh viện, đó là lý do
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực
hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai
tại bệnh viện Vinmec năm 2018”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong
và ngay sau mổ lấy thai tại bệnh viện Vinmec năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà
mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai tại bệnh viện Vinmec năm 2018.



4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu
Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là trẻ từ khi sinh ra cho đến 28 ngày tuổi ( ≤ 28 ngày tuổi) [5].
Phẫu thuật mổ lấy thai
Mổ lấy thai là trường hợp lấy thai và phần phụ của thai ra khỏi tử cung qua
đường rạch thành bụng và rạch tử cung. Định nghĩa này không bao hàm mở bụng
lấy thai trong trường hợp chửa trong ổ bụng và vỡ tử cung thai đã nằm trong ổ bụng
[14].
Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh
Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và TSS là những chăm sóc cơ bản cần thiết cho bà
mẹ và TSS trước, trong và ngay sau mổ. Từ các bằng chứng lâm sàng, WHO đã đưa
ra khuyến cáo áp dụng quy trình CSTY bà mẹ, TSS trong và ngay sau mổ lấy thai
bao gồm các bước sau theo trình tự [4]:
1. Lau khơ và ủ ấm;
2. Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin cho mẹ;
3. Kẹp dây rốn muộn (sau khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1-3 phút sau khi
lấy thai ra) và cắt dây rốn một thì;
4. Cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên ngực mẹ ngay trong
khi mổ đẻ và kéo dài ít nhất 90 phút sau mổ);
5. Cho trẻ bú sớm trong giờ đầu và bú mẹ hồn tồn
1.2.

Q trình phát triển quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh

trên thế giới và Việt Nam
Phụ nữ thường dễ gặp nguy hiểm trong khi chuyển dạ, khi sinh và ngay sau

sinh. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cứ 2 phút trơi qua lại có 4 TSS tử
vong, số TSS tử vong chiếm hơn 50% số trẻ tử vong dưới 5 tuổi. Đa số những ca tử
vong sơ sinh có thể phịng tránh được. Nhằm mục đích đạt được các Mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ (MDGs) 4 và 5 liên quan đến sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm 2010
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon đã đề xuất Chiến lược toàn cầu về sức
khỏe bà mẹ trẻ em. Năm 2014, WHO và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)


5

cùng một số đối tác cũng đề xuất Kế hoạch hành động nhằm bảo vệ TSS trước nguy
cơ tử vong có thể phịng tránh được. Cũng trong thời điểm đó, Kế hoạch hành động
vì sức khỏe sơ sinh giai đoạn 2014-2020 khu vực Tây Thái Bình Dương cũng được
văn phịng WHO khu vực Tây Thái Bình Dương và UNICEF khu vực Đơng Á Thái
Bình Dương phát động. Cả hai kế hoạch đều tập trung vào các hành động then chốt
đó là: Các quốc gia thành viên và các đối tác phát triển cần tham gia vào việc tăng
cường tỷ lệ sống còn của bà mẹ và TSS, đặc biệt tập trung vào việc nâng cao chất
lượng chăm sóc. Nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên cập nhật các quy trình thực
hành lâm sàng, WHO đã xây dựng tài liệu Chăm sóc sơ sinh thiết yếu, Sổ tay hướng
dẫn lâm sàng. Tài liệu thực hành bỏ túi này cung cấp cho các cán bộ y tế những
khuyến cáo của WHO trong chăm sóc bà mẹ và TSS theo từng giai đoạn từ khi
chuyển dạ, khi sinh và chăm sóc sơ sinh sau đẻ [29].
WHO đã xác định chăm sóc sơ sinh thiết yếu là một chiến lược toàn diện
nhằm cải thiện sức khoẻ của TSS thông qua can thiệp trước khi thụ thai, trong khi
mang thai, sau khi sinh và thời kỳ hậu sản. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu bao gồm
chăm sóc dây rốn, bảo vệ nhiệt, cho bú sớm, cho bú mẹ hồn tồn, chăm sóc mắt,
chủng ngừa lúc sinh, chăm sóc trẻ sinh non và quản lý TSS. Việc phổ cập rộng rãi
các can thiệp thiết yếu này sẽ làm giảm tử vong sơ sinh theo ước tính 71% [31].
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Đảng và Nhà
nước, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đã đạt được nhiều thành tựu quan

trọng. Các chỉ số về sức khỏe bà mẹ trẻ em Việt Nam đạt được là khá tốt so với
nhiều quốc gia có mức thu nhập bình quân trên đầu người tương tự [3]. Mặc dù đã
có sự cải thiện rõ rệt về tình trạng sức khỏe bà mẹ trẻ em nhưng vẫn cịn có sự khác
biệt khá lớn về tử vong mẹ, tử vong trẻ em và tử vong sơ sinh giữa các vùng miền.
Tử vong sơ sinh vẫn còn cao, chiếm đến 70% số tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Tốc độ
giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em trong những năm gần đây đã có xu hướng chậm
lại, nếu khơng có những giải pháp quyết liệt và đầu tư thỏa đáng thì sẽ khó có thể
đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ
em vào năm 2015 như đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Tuy tỷ suất tử vong mẹ và
tử vong sơ sinh đã giảm mạnh, nhưng ước tính mỗi năm ở Việt Nam vẫn cịn


6

khoảng 580 - 600 trường hợp tử vong mẹ và khoảng trên 10.000 trường hợp tử vong
sơ sinh [3].
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do việc tiếp cận dịch vụ chăm
sóc trước, trong và sau khi sinh của người dân cũng như chất lượng dịch vụ vẫn còn
nhiều hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu trong chăm sóc bà mẹ và TSS, tình trạng
phụ nữ đẻ tại nhà khơng được NVYT đỡ cịn phổ biến ở khu vực miền núi, vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các bệnh viện chưa
đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, điều trị cấp cứu sản khoa và sơ sinh. Nhân lực
chuyên ngành sản phụ khoa và nhi khoa còn thiếu, tỷ lệ bác sĩ đa khoa làm công tác
sản khoa và nhi khoa khá lớn. Năng lực chuyên môn của cán bộ y tế còn nhiều hạn
chế trong việc phân loại, phát hiện nguy cơ, theo dõi, xử trí cấp cứu và hồi sức sản
khoa, sơ sinh. Cán bộ làm công tác sản phụ khoa ít có cơ hội được tham dự tập h́n
chun mơn do kinh phí hạn chế và khó bố trí người làm thay. Những điều này đặc
biệt xảy ra ở tuyến huyện, xã. Bên cạnh đó, cịn có biểu hiện chủ quan, chưa thực
hiện nghiêm quy chế bệnh viện, quy định chun mơn trong chẩn đốn, tiên lượng
và xử trí cấp cứu, hồi sức sản phụ, sơ sinh khi có tai biến xảy ra [3].

Quy trình CSTY bà mẹ, TSS trong và ngay sau đẻ cho thấy chảy máu sau đẻ
là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Mặc
dù có thể tiên lượng được trước nguy cơ chảy máu nhưng có tới 90% trường hợp
xảy ra trên sản phụ khơng có yếu tố nguy cơ nào. Để phịng ngừa chảy máu sau đẻ,
Hiệp hội nữ hộ sinh quốc tế (ICM) và Hiệp hội Sản phụ khoa quốc tế (FIGO)
khuyến cáo xử trí tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ bao gồm 3 can thiệp chính:
tiêm bắp oxytocin ngay sau khi sổ thai, kéo dây rốn có kiểm soát và xoa đáy tử cung
15 phút/lần trong hai giờ đầu sau đẻ [4].
1.3. Nội dung chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh
1.3.1. Nội dung chăm sóc thiết yếu cho mẹ
1.3.1.1.

Sử dụng oxytocin cho mẹ

Sử dụng Oxytocin dự phịng cho thấy có lợi trong việc làm giảm lượng máu
mất> 500ml [22]. Trong khi một nghiên cứu khác cho thấy khơng có ảnh hưởng của
oxytocin trước và sau khi sổ nhau thai trên tỷ lệ xuất hiện chảy máu sau đẻ (lượng


7

máu mất>500ml) [40]. Trong số các biện pháp can thiệp khi sinh con, tiêm oxytocin
ngay sau khi sinh có vai trò quan trọng nhằm ngăn chặn băng huyết sau sinh – một
trong những nguyên nhân gây ra tử vong mẹ.
1.3.1.2.

Tư vấn về hỗ trợ bắt đầu cho bú sữa mẹ sớm

Lợi ích của việc cho con bú mẹ đã được ghi nhận, và WHO khuyến cáo rằng
tất cả các bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng một giờ sau khi sinh [43]. Bắt đầu

cho bú sữa sớm được định nghĩa là cho con bú trong ngày đầu tiên sau khi sinh.
Nhiều nghiên cứu can thiệp chỉ ra rằng tỷ lệ cho bú sữa mẹ sớm đã tăng lên
[28, 30]. Nghiên cứu đánh giá của Imdad cùng cộng sự (2011) trên trẻ bú mẹ và
không bú sữa mẹ, kết quả cho thấy trẻ bú sữa mẹ có thể giảm đến 70% nguy cơ tử
vong sơ sinh [27]. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy TSS bú mẹ sớm có nguy cơ
tử vong sơ sinh thấp hơn ở tất cả các trẻ sinh ra sống và ở trẻ nhẹ cân [15]. Đánh giá
về hiệu quả của giáo dục truyền thông cho bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ cho thấy,
sau hội thảo tỷ lệ bà mẹ cho con bú sữa mẹ đã tăng lên [31]. Bên cạnh việc cho bú
sớm, trẻ sinh non, nhẹ cân (<2500gram) nên được chăm sóc giữ thân nhiệt, chăm
sóc bằng phương pháp bà mẹ Kangaroo [27].
1.3.2. Nội dung chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh
1.3.2.1.

Lau khô và ủ ấm

Lau khô và ủ ấm là một trong những can thiệp đầu tiên khi mổ lấy thai vì
TSS bị ướt từ nước ối có thể dễ dàng bị hạ thân nhiệt. Bên cạnh đó, TSS khơng có
khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt vì chúng đã quen với mơi trường nước ối ln
được kiểm sốt nhiệt độ nên khi ra ngoài trẻ phải sử dụng nhiều oxy và năng lượng
để giữ thân nhiệt tốt nhất. Vì vậy, lau khơ và sử dụng chăn ấm, đèn sưởi ấm có thể
giúp ngăn ngừa mất nhiệt ở trẻ.
Việc da tiếp da với mẹ giúp quá trình này của trẻ dễ dàng và ổn định hơn.
Những TSS được ở chung phòng với mẹ trong giờ đầu tiên sau sinh sẽ được điều
chỉnh hô hấp và nhiệt độ cơ thể tốt hơn trẻ bị cách ly khỏi mẹ. Hầu hết các trẻ khỏe
mạnh có thể dễ dàng tự điều chỉnh để thích nghi với việc tăng hay hạ lượng đường
trong máu chỉ cần trẻ được cho bú. Tuy nhiên, một số trẻ có nguy cơ cao hơn, đặc
biệt là trẻ được sinh ra bởi bà mẹ tiểu đường. Cơ thể các trẻ này thường tự sản xuất


8


quá nhiều insulin khi chúng ra đời - lý do làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Việc
giữ trẻ bên mình và cho trẻ được da tiếp da với mẹ, vừa giúp ủ ấm trẻ vừa làm giảm
nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ vì bà mẹ có thể cho trẻ bú trực tiếp ngay sau sinh. Khi
TSS bị cảm lạnh, cơ thể trẻ tăng cường các hoạt động để duy trì nhiệt độ như co
mạch, tăng trao đổi chất của mô mỡ nâu và tăng tiêu thụ oxy. Việc tăng sử dụng
năng lượng có thể làm giảm sự tăng cân ở trẻ [25].
Đội mũ cho trẻ có hiệu quả trong việc giữ thân nhiệt ở TSS <29 tuần thai. Ủ
ấm bằng chăn làm giảm tỷ lệ hạ thân nhiệt ở trẻ sinh nhẹ cân [33].
1.3.2.2.

Kẹp và cắt dây rốn muộn

Kẹp dây sớm bắt đầu vào thế kỷ 20 với những phụ nữ lựa chọn sinh con tại
bệnh viện và ngày càng có nhiều bác sĩ sản khoa thực hiện việc đó. Năm 1950, thuật
ngữ “kẹp sớm” được định nghĩa là kẹp dây khoảng 1 phút sau khi sinh, và “kẹp
muộn” là khoảng hơn 5 phút sau khi sinh. Nghiên cứu đã chỉ ra có sự thay đổi về
lượng máu sau khi sinh được ghi nhận là do kẹp dây rốn muộn [24].
Các nghiên cứu vào giữa năm 1960 và 1980 cho thấy việc truyền máu qua
nhau thai có liên quan đến thời điểm kẹp rốn [20]. Các cơng trình thử nghiệm trên
cừu mang thai đã cung cấp thêm hiểu biết về lưu lượng máu và kẹp dây rốn. Sau khi
kẹp rốn bằng dây rốn, lượng máu trong thất phải giảm đột ngột xuống khoảng
50%. Kẹp dây dẫn đến tắc động mạch rốn làm tăng đáng kể hoạt động của tâm thất
trái có khả năng dẫn đến giảm nhịp tim [26, 41].
Một số nghiên cứu đã ghi nhận lợi ích của kẹp dây rốn muộn đối với việc
tăng cường lượng máu ở trẻ sinh non [41]; khả năng giảm xuất huyết não thất gần
50% [29]; sự oxy hóa mơ não [36] và lượng hemoglobin/hematocrit [42]. Nghiên
cứu của Rabe và cộng sự (2008) cho kết quả tương tự, việc kẹp dây rốn muộn giúp
tăng số lượng hồng cầu và cải thiện tình trạng thiếu sắt [37]. Ở trẻ đủ tháng, kẹp dây
rốn sau sinh 1 phút bổ sung thêm 80ml máu từ nhau thai đến tuần hoàn của trẻ và

tăng lên khoảng 100 ml nếu kẹp dây rốn 3 phút sau khi sinh. Lượng máu bổ sung
này (huyết tương và khối lượng tế bào hồng cầu) tăng cường thêm sắt, lên tới 40-50
mg/kg trọng lượng cơ thể. Lượng sắt bổ sung này kết hợp với khoảng 75 mg/kg sắt


9

có sẵn lúc sinh có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt trong năm đầu đời của trẻ
[21].
Tuy nhiên, khơng có sự khác biệt về Apgar, pH dây rốn, hoặc suy hô hấp
giữa TSS được kẹp dây rốn sớm so với TSS được kẹp dây rốn muộn. Mặc dù các
biến chứng của bà mẹ chưa được nghiên cứu một cách tỉ mỉ nhưng tỷ lệ xuất huyết
hậu sản được báo cáo là tương tự giữa các nhóm kẹp dây sớm và muộn [38].
1.3.2.3.

Cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da

Tiếp xúc ‘da kề da’ là khi bé được đặt trần không áo quần trên ngực hoặc
bụng trần của mẹ. Mặt, ngực, bụng và chân của bé áp sát người mẹ, khơng có
khoảng trống. Bé có thể mặc bỉm và đội mũ. Đầu bé nghiêng về một bên, trên mình
đắp một tấm chăn ấm. Theo WHO, phương pháp này cần được thực hiện liên tục
trong vịng ít nhất 1 giờ ngay sau sinh và lặp lại càng thường xuyên càng tốt trong
những tuần đầu. Trường hợp trẻ sinh mổ, tiếp xúc ‘da kề da’ cần được thực hiện
ngay khi mẹ tỉnh táo, có thể đáp ứng với xung quanh [12].
Những giờ đầu tiên sau sinh là một thay đổi lớn với TSS. Trong nhiều nền
văn hóa, trẻ được da kề da với mẹ ngay sau sinh và được ở rất gần mẹ trong những
ngày đầu đời. Hơn 4 thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trong
những tháng đầu đời, tiếp xúc da kề da, hay còn gọi là phương pháp chăm sóc
Kangaroo, mang lại những lợi ích đáng kể cho mẹ và bé. Ngày càng có nhiều trung
tâm sản khoa trên thế giới áp dụng phương pháp này. Tại Việt Nam, tháng 11/2014,

BYT đã ban hành ‘Hướng dẫn chuyên môn CSTY bà mẹ và TSS trong và ngay sau
đẻ’, trong đó có đề cập tới phương pháp tiếp xúc da kề da cho bà mẹ và TSS.
Lợi ích của việc tiếp xúc da kề da đối với trẻ:
Ổn định thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và đường huyết: Duy trì nhiệt độ cơ
thể là điều hết sức quan trọng đối với TSS. Sự chuyển tiếp từ mơi trường ấm áp
trong tử cung ra mơi trường ngồi lạnh lẽo, cộng thêm làn da ẩm ướt khiến trẻ rất dễ
bị nhiễm lạnh. Ngực của mẹ ấm hơn nhiều so với các vùng khác của cơ thể,
chỉ trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc ‘da kề da’, ngực mẹ sẽ tự điều chỉnh để làm
ấm hay làm mát TSS, tùy theo nhu cầu của trẻ. Nếu mẹ sinh đơi thì ngực mẹ cũng
có thể phản ứng độc lập để chăm cho cả hai trẻ cùng lúc. Tiếp xúc ‘da kề da’ cũng


10

giúp cơ thể bé học cách tự điều chỉnh, giữ ổn định các chỉ số sinh học cơ bản
như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và đường máu [4].
Giảm khóc và căng thẳng: Tiếp xúc ‘da kề da’ giữa mẹ và con chỉ trong
vòng 20 phút đã làm giảm 67-72% nồng độ cortisol (hc mơn gây stress) trong cơ
thể trẻ. Kề cận mẹ cũng giúp trẻ đỡ đau và nhanh chóng phục hồi sau sinh. Kết quả
là trẻ được chăm sóc theo cách này thường ít q́y khóc và ít căng thẳng hơn [33].
Bảo vệ bé khỏi tác hại của việc tách khỏi mẹ: Nghiên cứu cho thấy trẻ bị
cách ly khỏi mẹ có số lần khóc nhiều gấp 10 lần và thời gian khóc dài hơn 40 lần so
với trẻ được tiếp xúc ‘da kề da’ với mẹ. Những cơn khóc khơng tốt cho TSS. Chúng
có thể ảnh hưởng tới chức năng phổi, làm tăng áp lực nội sọ, trì hỗn việc đóng lỗ
thơng liên nhĩ và tăng hc môn gây stress. Nếu tiếp tục bị cách ly lâu dài, trẻ sẽ
chuyển sang giai đoạn ‘thất vọng’. Khi này hc mơn stress tăng ồ ạt, thân nhiệt
giảm, nhịp tim giảm và đường huyết giảm [40].
Tạo điều kiện cho sự phát triển tối ưu của não: Khi mới chào đời, não của
trẻ chưa trưởng thành hồn tồn và có kích thước bằng 25% của người lớn. Tiếp
xúc ‘da kề da’ là một trải nghiệm đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan cảm giác.

Sự tiếp xúc này giúp phát triển các đường dẫn truyền thần kinh và cũng thúc đẩy sự
trưởng thành của các hạch hạnh nhân. Các hạch này liên quan tới quá trình hình
thành cảm xúc, tạo lập trí nhớ và kích hoạt hệ thần kinh giao cảm [12].
Kích thích tiêu hóa và giúp bé tăng cân: Chỉ sau 1 giờ tiếp xúc ‘da kề da’, hệ
tiêu hóa của trẻ đã được phục hồi về trạng thái cân bằng tối ưu. Chăm sóc ‘da kề da’
cũng làm giảm hàm lượng cortisol và somatostatin ở trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hấp
thu và tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa hơn. Do khơng phải sử dụng
mỡ nâu (mỡ lành mạnh mà trẻ có sẵn khi sinh) để duy trì thân nhiệt, trẻ sẽ tăng cân
nhanh hơn [12].
Tăng cường hệ miễn dịch: Tiếp xúc ‘da kề da’ giúp trẻ thu nạp các vi khuẩn
quen thuộc từ làn da của mẹ. Điều này không gây nguy hiểm vì TSS đã nhận được
kháng thể chống lại đa số các vi khuẩn này ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Tiếp theo, cơ thể mẹ sẽ sản xuất các kháng thể chống lại vi khuẩn có trong môi
trường của cả mẹ và của con. Các kháng thể này được truyền sang con thông qua


11

sữa mẹ, giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng [44]. Sự ‘chiếm đóng’ của các vi
khuẩn quen thuộc với mẹ trên cơ thể TSS cũng khiến các vi khuẩn và virus mới
x́t hiện có ít cơ hội xâm nhập. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ sinh mổ vì trẻ
thường khơng được tiếp xúc với vi khuẩn lành ở đường sinh dục của mẹ - bước khởi
đầu quan trọng cho hoạt động của hệ miễn dịch.
Tăng tỷ lệ mẹ cho con bú và thời gian cho con bú: Tiếp xúc ‘da kề da’ giúp
khởi động hành vi tìm vú bản năng của trẻ. Bé sẽ ngậm bắt vú nhiều hơn và chính
xác hơn. Các bà mẹ thực hành chăm sóc ‘da kề da’ ngay từ đầu thường tiếp tục cho
con bú hoàn toàn nhiều hơn khi về nhà. Sự gia tăng hc mơn oxytocin và prolactin
của mẹ trong những giờ đầu sau sinh giúp tăng sản xuất sữa về lâu dài. Mẹ gặp khó
khăn trong cho con bú thường có được sự cải thiện gần như tức khắc nhờ thực hành
tiếp xúc da kề tối thiểu 60 phút mỗi lần, 1-2 lần mỗi ngày [12].

Tầm quan trọng của tiếp xúc da kề da tại các thời điểm khác nhau
0-90 phút sau khi sinh Quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ.
0-6 giờ sau khi qua sinh Giúp ổn định nhịp thở và nhịp tim trong giai đoạn phục hồi.
6-24 giờ sau khi sinh

Giúp bé hình thành lịch bú mẹ và chu kỳ ngủ ổn định.

12h – 8 tuần sau sinh

Củng cố sự gắn bó mẹ con.

1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và
trẻ sơ sinh
1.4.1. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Misgna và cộng sự về “Kiến thức, thực hành và các yếu tố
liên quan đến chăm sóc sơ sinh thiết yếu của các bà mẹ ở quận Gulomekada,
Eastern Tigray Ethiopia, 2014” được tiến hành trên 296 bà mẹ. Kết quả cho thấy
80,4% người tham gia nghiên cứu có kiến thức tốt và 92,9% có thực hành tốt về
chăm sóc sơ sinh thiết yếu [34].
Nghiên cứu của tác giả Megbey Berhe và cộng sự (2016) về “Sử dụng chăm
sóc sơ sinh thiết yếu và các yếu tố liên quan giữa các bà mẹ trong các cơ sở y tế
cơng cộng tại thị trấn Aksum, phía nam Ethiopia, 2016” thực hiện trên 423 phụ nữ.
Theo nghiên cứu tỷ lệ chăm sóc rốn an tồn, cho bú sữa mẹ sớm, chăm sóc nhiệt


12

63,1%; 32,6% và 44,7% . Chỉ có 113 (26,7%) trong số những người tham gia đã
thực hiện các biện pháp chăm sóc mới sinh [18].
Nghiên cứu của Sumit Malhotra và cộng sự (2014), được thực hiện trên hai

tiểu bang Madhya Pradesh và Rajasthan. Tổng cộng có 38 NVYT (14 bác sĩ và 24
điều dưỡng) tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy, ở hầu hết các lĩnh vực, điểm số
kiến thức và kỹ năng ở các bác sĩ cao hơn khi so sánh với điều dưỡng, trừ các kỹ
năng liên quan đến chuẩn bị lúc sinh và cho con bú. 89% các NVYT đã lau khô TSS
bằng vải khô, 63% đặt TSS trên bề mặt ấm, 63% NVYT không thực hiện da kề
da; 76% thực hiện tất cả 4 bước chính xác trong việc cho trẻ bú sữa mẹ. Đối với tất
cả các lĩnh vực được kiểm tra, điểm số kiến thức tương tự nhau khi so sánh giữa các
bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế quận, trong khi đối với kỹ năng, nhân viên của
bệnh viện huyện thực hiện tốt hơn so với các trạm y tế ở trạm y tế xã [32].
1.4.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, nghiên cứu về việc thực hiện quy trình CSTY bà mẹ, TSS đặc
biệt là trong trường hợp đẻ thường cịn hạn chế.
Nghiên cứu của tác giả Ngơ Thị Minh Hà (2017) về "Thực hiện CSTY bà
mẹ, TSS trong và ngay sau đẻ của Hộ sinh tại khoa Đẻ bệnh viện Phụ sản Trung
ương và một số yếu tố ảnh hưởng" chỉ ra rằng, tỷ lệ các ca sinh thường được hộ sinh
thực hành đủ và đạt yêu cầu tất cả các thao tác CSTY trong và sau đẻ theo quy định
4673/QĐ-BYT là 59% (59/100 ca đẻ). Chỉ có 10,1% khơng thực hiện rửa tay lần
thứ hai, các bước cịn lại đều được thực hiện. Một số bước được thực hiện đúng và
đủ như: Đặt lên bụng mẹ vải khô; Lau khô cho trẻ được bắt đầu 5 giây sau sinh; Lau
khơ kích thích trẻ theo trình tự; Cho trẻ tiếp xúc da kề da; Kiểm tra xem có trẻ thứ
hai không; Tư vấn cho mẹ về những dấu hiệu địi bú của trẻ;… Một số bước có thực
hiện nhưng chưa đạt như: Kiểm tra nhiệt độ phòng (12,1%); Chuẩn bị khu vực hồi
sức sơ sinh (5,1%); Quấn trẻ vào khăn khô và đội mũ cho trẻ (2%); Tiêm bắp
Oxytocin cho mẹ (23,2%); Kiểm tra dây rốn trước khi kẹp, chỉ kẹp khi dây rốn
ngừng đập (6,1%); Kẹp thứ hai cách kẹp thứ nhất 3cm (11,1%); Đọc to thời điểm
sinh, giới tính (5,1%); Kiểm tra bóng và mặt nạ (3%);… [8].


13


Nghiên cứu của Huỳnh Công Lên (2017) về “Đánh giá việc thực hiện CSTY
bà mẹ, TSS trong và ngay sau đẻ thường tại Bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh
Đắk Lắk năm 2017” quan sát 60 ca sinh thường cho kết quả là: 58% số ca đẻ có
NVYT thực hành đúng các bước chuẩn bị cho cuộc đẻ. Có 96,7% TSS được da kề
da với mẹ; 97,7% thực hiện tiêm Oxytoxin cho mẹ trong vòng 1 phút đầu tiên sau
sinh; 97,7% thực hiện kẹp cắt dây rốn muộn; 91% kẹp cắt dây rốn 1 thì đúng cách;
31,1% khơng thực hiện xoa đáy tử cung. Chỉ có 8% ca sinh được thực hiện đúng 3540 bước quy trình. Phỏng vấn bà mẹ sau sinh có con đủ tháng cho thấy có 76,5 %
TSS bú mẹ cữ đầu tiên trong vòng 15-60 phút sau sinh; 61,1% TSS được bú sữa mẹ
hoàn toàn trong 90 phút đầu đời, 74% được duy trì đến 90 phút, tuy nhiên chỉ có
57,5% trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ không bị cách ly trong 90 phút và hoàn
thành cữ bú đầu tiên [9].
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Loan về "Thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến thực hiện CSTY bà mẹ, TSS trong và ngay sau đẻ tại khoa sản bệnh viện
tỉnh Ninh Thuận năm 2018" thực hiện quan sát đánh giá trên 100 ca sinh thường và
100 ca sinh mổ. Kết quả cho thấy với các trường hợp sinh thường tỷ lệ thực hiện
CSTY bà mẹ và TSS trong và ngay sau sinh thường có thực hiện và đủ bước đạt
75,5%; thực hiện nhưng không đủ bước là 24,5%. Với các trường hợp sinh mổ tỷ lệ
này thấp hơn lần lượt là 35,5% và 19%. Về các bước trong quy trình, ở các trường
hợp sinh thường tỷ lệ cũng cao hơn sinh mổ. 100% ca sinh thường thực hiện Tiêm
Oxytocin và thực hiện da kề da, ở các trường hợp sinh mổ tỷ lệ này là 54,5% và
54%. 24,5% trường hợp sinh thường không được tư vấn bú mẹ sowma, trong khi tỷ
lệ ở các trường hợp sinh mổ lên đến 45,5% [10].
Hầu hết các nghiên cứu khác chỉ tập trung vào một trong các cấu phần nhỏ
trong CSTY. Các vấn đề thường tập trung nghiên cứu là da kề da, nuôi con bằng
sữa mẹ, kiến thức của bà mẹ trước, trong và sau sinh.
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Dự về “Khảo sát kiến thức, thực hành về
phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ có con đẻ non tại Khoa Sơ sinh, Bệnh
viện Nhi Trung ương năm 2015”, tiến hành trên 250 bà mẹ. Kết quả cho thấy kiến
thức về giữ ấm bằng cách quấn tã cho trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất (94,8%), kiến thức về



14

cách giữ ấm bằng phương pháp da kề da chiếm tỷ lệ rất thấp (0,4%). Tỷ lệ bà mẹ
biết và thực hành ủ ấm da kề da còn rất thấp (20,8% và 1,6%). Kiến thức về lợi ích
giữ ấm của phương pháp da kề da chiếm tỷ lệ cao nhất (65,4%), kiến thức về 3 lợi
ích kết hợp của da kề da có tỷ lệ thấp nhất (1,9%). Nguồn tiếp cận thơng tin về lợi
ích của phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ chủ yếu qua các phương tiện
thông tin đại chúng (59,6%) và qua cán bộ y tế bệnh viện (30,8%) [7].
Nghiên cứu của Phạm Thị Thành và Phạm Thị Hằng Nga về “Khảo sát thái
độ, hành vi, kiến thức của các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ tại Bệnh viện đa khoa
khu vực Định Quán năm 2014” thực hiện trên 384 bà mẹ. Trong nghiên cứu này
91,1% các bà mẹ biết cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ càng sớm càng tốt. Kiến
thức, thái độ, hành vi về nuôi con bằng sữa mẹ của đối tượng đều trên 80%
[11]. Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Ngọc Diệp về “Tỷ lệ bà mẹ cho con bú trong
một giờ đầu sau sinh mổ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Hùng Vương năm
2017” cho thấy 96,7% bà mẹ đều dự định cho con bú sau sinh. Tỷ lệ mẹ và trẻ được
da kề da trong 1 giờ đầu và sau 1 giờ đầu lần lượt là 48% và 52%. Chỉ 14% trẻ được
NVYT đặt vào vú mẹ ngay trong 1 giờ đầu sau mổ. 76% các bà mẹ không cho trẻ
bú sớm trong 1 giờ đầu là do mẹ và trẻ bị tách riêng ngay sau mổ [6].
Năm 2014 Trần Thị Bích Thảo thực hiện nghiên cứu “Đánh giá kiến thức,
thực hành của hộ sinh trong chăm sóc giai đoạn 2 và 3 của chuyển dạ đẻ thường tại
Bệnh viện Phụ sản Hải Dương”. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và
định lượng, được thực hiện tại 02 khoa lâm sàng bệnh viện Phụ sản Hải Dương, từ
tháng 12/2013 đến tháng 5/2014. Tổng cộng có 40 hộ sinh được phỏng vấn theo bộ
câu hỏi được thiết kế sẵn. Thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu (PVS) đối với hộ sinh.
Quan sát thực hành 02 quy trình kỹ thuật sử dụng bảng kiểm được xây dựng sẵn.
Mỗi hộ sinh thực hiện quy trình được quan sát 02 lần, trong và ngồi giờ hành
chính. Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ sinh có kiến thức “đạt” trong đỡ đẻ ngơi chỏm là
77,5%; xử trí tích cực giai đoạn 3 (XTTCGĐ3) là 52,5%. Kết quả thực hành: về kỹ

thuật đỡ đẻ ngôi chỏm các nữ hộ sinh khá tự tin và thực hiện kỹ thuật tương đối
thành thạo, tuy nhiên còn một số bước cần cải thiện như lau nhớt đúng sau khi đầu
sổ và kẹp cắt rốn chậm. Trong kỹ thuật XTTCGĐ3, khơng có hộ sinh nào thực hiện


15

đúng tất cả các bước, chỉ có 12,5% nữ hộ sinh tiến hành đầy đủ 3 bước cơ bản của
kỹ thuật XTTCGĐ3 theo quy định của WHO [13].
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ
sơ sinh
Yếu tố từ Bà mẹ
Nghiên cứu của Misgna và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng tình trạng hơn nhân
và học vấn có liên quan với kiến thức về CSTY. Các bà mẹ ở thành thị có kiến thức
hơn các bà mẹ ở khu vực nơng thơn [34].
Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng nghề nghiệp, số lần sinh con và
truyền thông giáo dục sức khỏe cũng có liên quan đến thực hành chăm sóc TSS thiết
yếu. Phụ nữ có nghề nghiệp, sinh con lần thứ 2-3 và được tư vấn giáo dục sức khỏe
về chăm sóc sơ sinh thiết yếu khi sinh có khả năng sử dụng và chăm sóc sơ sinh
thiết yếu hơn các đối tượng khác [18].
Nghiên cứu của Charlotte Fielder (2016) cho thấy đau sau sinh mổ ảnh
hưởng đến việc cho con bú sữa mẹ và những bà mẹ có mức độ đau cao hơn thì TSS
được bú mẹ ít hơn, dễ bị ngừng cho con bú để sử dụng sữa công thức. Đau sau sinh
mổ là một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc cho con bú sữa mẹ của các bà
mẹ. Thiếu kiến thức và không nhận được sự hỗ trợ từ các NVYT cũng ảnh hưởng
đến việc cho con bú mẹ. Những phụ nữ không được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
trước sinh thì thời gian con được bú sữa mẹ ít hơn so với những người nhận được sự
tư vấn [23]. Ngoài ra cịn tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn, số lần sinh
con, cách ly trẻ sau mổ, thời gian thực hành da kề da và thời gian nằm cùng con sau
sinh mổ với thực hành cho con bú trong 1 giờ đầu sau mổ [6].

Phát hiện của Zwedberg và cộng sự (2015) chỉ ra rằng tình trạng thể chất và
tinh thần của người mẹ là yếu tố ảnh hưởng lớn đối với tiếp xúc da kề da theo quan
điểm của nữ hộ sinh tại các bệnh viện của Stockholm, Thụy Điển [39]. Nghiên cứu
của Mohadeseh Adeli và Elham Azmoudeh (2016) cũng chỉ ra kết quả tương tự,
83,3% nữ hộ sinh cho rằng sự mệt mỏi cũng ảnh hưởng đến việc không thực hiện da
kề da giữa bà mẹ và TSS [16].


16

Yếu tố từ Nhân viên y tế
Nghiên cứu của Huỳnh Công Lên (2017) tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện
tỉnh Đắk Lắk chỉ ra rằng, cũng có một vài khó khăn nhỏ trong những ngày đầu thực
hiện CSTY. Cụ thể là một số NVYT, bà mẹ, gia đình chưa thật sự tin tưởng vào các
thực hành mới như cho trẻ nằm da kề da với mẹ ngay sau sinh, để rốn hở hoặc thực
hành cắt rốn muộn [9].
Nghiên cứu tại bệnh viện phụ sản Trung ương cũng đã cho kiến thức và thái
độ của hộ sinh về quy trình cịn hạn chế cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện quy
trình CSTY bà mẹ và TSS [8].
Nghiên cứu định tính của Nahidi và cộng sự (2014) cho thấy kiến thức là
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện kỹ thuật da kề da của
nữ hộ sinh [35]. Thái độ tích cực của nữ hộ sinh có ảnh hưởng đến việc thực hiện kỹ
thuật da kề da. Nghiên cứu của Mohadeseh Adeli và Elham Azmoudeh thực hiện
trên 50 nữ hộ sinh tại bệnh viện Torbat Heydariyeh tại Iran, kết quả cho thấy 88,1%
nữ hộ sinh có thái độ tích cực đối với tiếp xúc da kề da và 90,5% thực hành tốt kỹ
thuật da kề da cho bà mẹ và TSS. Ngoài ra, hơn 90% nữ hộ sinh cho rằng các
chương trình đào tạo, tiếp cận dịch vụ và cơ sở vật chất đầy đủ có ảnh hưởng trong
việc thực hiện da kề da [16].
Yếu tố về trang thiết bị, cơ sở vật chất
Về phía bệnh viện khi có đầy đủ trang thiết bị và cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp

cho các NVYT thực hiện quy trình được thuận lợi hơn. Việc kiểm tra giám sát giúp
NVYT thực hiện quy trình theo đúng các bước, quy định [31].
Nghiên cứu tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận cho thấy, thực hiện CSTY chịu
ảnh hưởng bởi quy định, quy trình của bệnh viện, nhân lực y tế, trang thiết bị, cơ sở
vật chất. Cơ sở vật chất phòng sinh thường đủ điều kiện để thực hiện CSTY bà mẹ
và TSS. Tuy nhiên, vào thời điểm nghiên cứu, khoa gây mê hồi sức đang sửa chữa,
phòng hậu phẫu sau mổ còn nằm chung với bệnh nhân khoa ngoại, chưa bố trí được
khu vực dành riêng cho khoa sản để thực hiện CSTY nên việc thực hiện CSTY
trong mổ còn gặp nhiều khó khăn [10].


17

Nghiên cứu tại bệnh viện phụ sản Trung ương cũng cho thấy một số yếu tố
ảnh hưởng đến thực hiện quy trình CSTY là do khó khăn chung như tình trạng quá
tải bệnh viện, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng ddue nhu cầu khám chữa bệnh,
sinh đẻ của người dân [8].
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
1.6.1. Lịch sử thành lập và phát triển bệnh viện
Ngày 7/1/2012 Tập đoàn Vingroup khai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế
Vinmec Times City, là Bệnh viện đầu tiên trong chuỗi Hệ thống Y tế Vinmec được
đưa vào vận hành. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là bệnh viện
hạng I, quy mô 600 giường, với 1.286 nhân viên, 32 chuyên khoa cùng 3 trung tâm
hỗ trợ chuyên ngành và công nghệ cao được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại [1].
Ngày 26/6/2015 là bệnh viện Đa khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt “Tiêu chuẩn quốc
tế JCI về chất lượng y tế và an toàn cho bệnh nhân”.
Vinmec là bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam sở hữu hệ thống trang thiết bị
hiện đại, công nghệ cao. Vinmec có 18 khoa và 31 chuyên khoa đảm bảo đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa, bệnh viện có 116 phịng khám, 10
phịng mổ, 10 phòng sinh,…[1].

Số lượt khám bệnh và điều trị nội trú có xu hướng tăng lên, số lượt khám
bệnh tăng 19,01%; số điều trị nội trú tăng 14,8%; số ngày điều trị nội trú tăng
19,35%; số người bệnh điều trị ngoại trú tăng 19,36% so với năm 2016 t[1].
1.6.2. Khoa sản- Bệnh viện Vinmec
Khoa Sản có 85 nhân lực trong đó có 25 bác sĩ, 13 điều dưỡng, 47 hộ sinh.
Chức năng, nhiệm vụ của khoa gồm: Khám và chữa các bệnh phụ khoa; Quản lý
thai nghén, chẩn đoán sàng lọc trước sinh; Thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản
phụ khoa; Điều trị sản bệnh, bệnh lý phụ khoa; Điều trị, chăm sóc sau mổ; Tư vấn
sức khỏe sinh sản, tư vấn tuổi vị thành niên, các vấn đề bà mẹ TSS; Hỗ trợ khám và
điều trị vô sinh giai đoạn đầu; Phối hợp các khoa như Trung tâm IVF, Trung tâm tế
bào gốc, trung tâm Gen để thực hiện các dịch vụ của bệnh viện.
Theo báo cáo bệnh viện cho biết số ca mổ đẻ 11 tháng trong năm 2017 gồm
1.945 ca, số ca đẻ thường là 895 ca. Tỷ lệ các ca sinh thường và sinh mổ đều tăng


×