Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị lao kháng thuốc và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại bệnh viện phổi hà nội, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

PHẠM THỊ HỒNG ANH

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG THUỐC
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ NỘI
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

PHẠM THỊ HỒNG ANH

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG THUỐC
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ NỘI
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. NGUYỄN BÌNH HỊA



TS. BÙI THỊ TÚ QUN

HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – Trưởng Ban điều
hành Dự án Phòng chống lao Quốc gia – Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (BVPTW) đã
ủng hộ, tạo điều kiện và cho em cơ hội được học tập và rèn luyện trau dồi kiến thức. Em cũng xin
gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Phịng Chỉ đạo Chương trình – BVPTW cùng các cô, chú, anh, chị,
em đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế cơng cộng (ĐH YTCC), Phịng
Quản lý Đào tạo Sau đại học, Phịng Cơng tác Sinh viên, Thư viện trường và các thầy cô giáo của
trường đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu để em có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới 2 giáo viên hướng dẫn của mình là TS. Bùi
Thị Tú Quyên – Trưởng Bộ môn Thống kê Y tế, trường ĐH YTCC và TS. Nguyễn Bình Hịa –
Thư ký Chương trình Chống lao Quốc gia - BVPTW. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
thầy giáo hỗ trợ của mình là Ths. Lê Tự Hồng giảng viên Bộ mơn Thống kê Y tế - ĐH YTCC.
Cảm ơn các thầy cơ đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Bệnh viện Phổi Hà Nội (BVPHN), đặc
biệt là TS. Phạm Hữu Thường – Giám đốc bệnh viện đã nhiệt tình tạo điều kiện và giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện luận văn tại đây. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến BS Lê Minh
Hòa – Trưởng khoa Nội II – BVPHN cùng các cán bộ nhân viên y tế, các bác sỹ và điều dưỡng
đang công tác tại đây đã ln nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ em trong công tác thu thập số liệu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến các thành viên trong nhóm nghiên cứu, đặc

biệt là BS. Nguyễn Viết Hải và CN Phạm Ngọc Ánh đã luôn kề vai sát cánh, hỗ trợ em hết mình
trong cả quá trình làm luận văn cũng như trong thời gian thu thập số liệu nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp CH
YTCC20TG đã động viên, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Phạm Thị Hoàng Anh


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................i
DANH SÁCH CÁC BẢNG.................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................4
1.1. Các định nghĩa và khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ..................................... 4
1.1.1. Các định nghĩa ............................................................................................................ 4
1.1.2. Các khái niệm được sử dụng trong các nguyên tắc điều trị lao kháng thuốc ....... 7
1.2. Phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị............................................................... 7
1.2.1. Phương pháp trực tiếp ................................................................................................ 8
1.2.2. Phương pháp gián tiếp: .............................................................................................. 8
1.3. Phân biệt lao nhạy cảm và lao kháng thuốc ........................................................ 9
1.3.1. Sự kháng thuốc ............................................................................................................ 9
1.3.2. Thời gian điều trị......................................................................................................... 9

1.3.3. Phác đồ điều trị ......................................................................................................... 10
1.3.4. Theo dõi điều trị ( Phụ lục 12) ................................................................................. 10
1.3.5. Quản lý điều trị.......................................................................................................... 10
1.4. Tình hình lao kháng thuốc trên thế giới và Việt Nam ....................................... 11
1.5. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trạng tuân thủ điều trị Lao, Lao
kháng thuốc ....................................................................................................... 13
1.5.1. Tuân thủ điều trị lao.................................................................................................. 13
1.5.2. Tuân thủ điều trị lao kháng thuốc ........................................................................... 15
1.6. Những yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị lao và lao kháng thuốc trên thế giới
và ở Việt Nam.................................................................................................... 16
1.6.1. Nhóm yếu tố là đặc điểm cá nhân người bệnh ....................................................... 16
1.6.2. Nhóm các yếu tố từ gia đình, xã hội ........................................................................ 22
1.6.3. Nhóm các yếu tố từ dịch vụ y tế ............................................................................... 25


iii

1.6.4. Nhóm các yếu tố từ thuốc/phác đồ điều trị ............................................................. 27
1.7. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 29
1.8. Khung lý thuyết ................................................................................................. 31
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 32
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 33
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 33
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ................................................ 33
2.4.1. Cỡ mẫu ....................................................................................................................... 33
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................... 34
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 35
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ........................................................................................... 35
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 36

2.5.3. Quy trình thu thập số liệu ......................................................................................... 37
2.6. Điều tra viên và nghiên cứu viên....................................................................... 38
2.7. Các biến số nghiên cứu...................................................................................... 38
2.7.1. Các biến số nghiên cứu ............................................................................................ 38
2.7.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính ............................................................................. 39
2.8. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 40
2.8.1. Quản lý số liệu ........................................................................................................... 40
2.8.2. Phân tích số liệu ........................................................................................................ 40
2.9. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .......................................................................... 40
2.9.1. Phương pháp đánh giá và cách đo lường tuân thủ điều trị lao kháng thuốc ..... 40
2.9.2. Tiêu chí đánh giá ....................................................................................................... 41
2.10. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................ 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 45
3.1. Thông tin chung về bệnh nhân lao kháng thuốc trong nghiên cứu ................... 45
3.1.1. Đặc điểm chung......................................................................................................... 45
3.1.2. Đặc điểm bệnh lao của bệnh nhân trong nghiên cứu............................................ 49
3.1.3. Kiến thức về lao kháng thuốc của bệnh nhân trong nghiên cứu .......................... 51
3.1.4. Đặc điểm gia đình – xã hội của bệnh nhân theo giai đoạn điều trị ..................... 52


iv

3.1.5. Các đặc điểm về dịch vụ y tế đối với bệnh nhân theo giai đoạn điều trị ............. 54
3.1.6. Các đặc điểm về thuốc, phác đồ điều trị của bệnh nhân theo giai đoạn điều trị 55
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị lao kháng thuốc của người bệnh........................... 56
3.2.1. Tuân thủ điều trị ở nhóm bệnh nhân đang điều trị trong giai đoạn tấn công..... 56
3.2.2. Tuân thủ điều trị ở nhóm bệnh nhân đang điều trị trong giai đoạn duy trì ........ 58
3.2.3. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao kháng thuốc trong nghiên cứu ................... 60
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị lao kháng thuốc ......................... 62
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ các nguyên tắc sử dụng thuốc .................. 62

3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị lao kháng thuốc ............................ 76
Chương 4: BÀN LUẬN.......................................................................................................... 89
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 110
1. Tình hình tuân thủ điều trị lao kháng thuốc của người bệnh đăng ký điều trị tại
Bệnh viện Phổi Hà nội năm 2017 .................................................................... 110
2. Một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị lao kháng thuốc của người bệnh đăng
ký điều trị tại Bệnh viện Phổi Hà nội năm 2017 ............................................. 110
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 113
Phụ lục 1: Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu............................................................... 119
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân lao kháng thuốc...................................... 121
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ Y tế............................................................... 133
Phụ lục 4: Hướng dẫn PVS bệnh nhân lao kháng thuốc ..................................................... 135
Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu người nhà của bệnh nhân ....................................... 138
Phụ lục 6: Hướng dẫn Thảo luận nhóm với cán bộ y tế...................................................... 140
Phụ lục 7: Hướng dẫn Nghiên cứu viên/Điều tra viên thực hiện Phỏng vấn sâu .............. 142
Phụ lục 8: Hướng dẫn điều hành Thảo luận nhóm trọng tâm............................................. 144
Phụ lục 9.1: Biểu mẫu thu thập thông tin chung về Bệnh nhân Lao kháng thuốc ............ 146
Phụ lục 9.2: Biểu mẫu thu thập thông tin về phản ứng bất lợi Bệnh nhân Lao kháng thuốc gặp
phải

................................................................................................................................... 147

Phụ lục 9.3: Biểu mẫu thu thập thông tin về tuân thủ điều trị của Bệnh nhân Lao kháng thuốc
................................................................................................................................... 148


v

Phụ lục 9.4: Biểu mẫu thu thập thông tin về tuân thủ xét nghiệm định kỳ của Bệnh nhân Lao

kháng thuốc ............................................................................................................................ 149
Phụ lục 9.5: Biểu mẫu thu thập thông tin về tuân thủ tái khám của Bệnh nhân Lao kháng
thuốc

................................................................................................................................... 150

Phụ lục 10: Quy trình quản lý điều trị bệnh nhân Lao kháng thuốc tại.............................. 151
Phụ lục 11: Biến và định nghĩa biến ..................................................................................... 152
Phụ lục 12: Theo dõi điều trị bệnh lao [18].......................................................................... 159
Phụ lục 13: Đơn xin làm luận văn tại Bệnh viện Phổi Hà Nội ........................................... 161
Phụ lục 14: Công văn giới thiệu học viên xuống thực địa liên hệ công tác ....................... 162


vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tính điểm tuân thủ sử dụng thuốc điều trị lao kháng thuốc ................. 42
Bảng 2.2: Bảng tính điểm kiến thức về phịng chống lao kháng thuốc ........................ 43
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của bệnh nhân .................................................................... 45
Bảng 3.2: Một số đặc điểm gia đình, địa bàn sinh sống của bệnh nhân ....................... 46
Bảng 3.3: Tiền sử hút thuốc lá/ lào và sử dụng rượu/bia của bệnh nhân ...................... 48
Bảng 3.4: Đặc điểm về tình trạng bệnh của bệnh nhân ................................................. 49
Bảng 3.5: Các đặc điểm về gia đình – xã hội ................................................................ 52
Bảng 3.6: Đặc điểm về dịch vụ y tế .............................................................................. 54
Bảng 3.7: Đặc điểm về thuốc và phác đồ điều trị ......................................................... 55
Bảng 3.8: Tuân thủ từng nguyên tắc điều trị của người bệnh trong giai đoạn tấn công
....................................................................................................................................... 56
Bảng 3.9: Mức độ tuân thủ các nguyên tắc điều trị của người bệnh trong giai đoạn tấn
công ............................................................................................................................... 57
Bảng 3.10: Tuân thủ từng nguyên tắc điều trị của người bệnh trong giai đoạn duy trì.

....................................................................................................................................... 58
Bảng 3.11: Mức độ tuân thủ các nguyên tắc điều trị của người bệnh trong giai đoạn
duy trì............................................................................................................................. 59
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân người bệnh với tuân thủ sử dụng
thuốc .............................................................................................................................. 62
Bảng 3.13: Mối liên quan đơn biến giữa đặc điểm về gia đình và tuân thủ sử dụng
thuốc .............................................................................................................................. 63
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa tình trạng bệnh và tuân thủ sử dụng thuốc .................. 64
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa hành vi nguy cơ và tuân thủ sử dụng thuốc................. 66
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh lao kháng thuốc và tuân thủ sử dụng
thuốc .............................................................................................................................. 68
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình xã hội và việc tuân thủ sử dụng
thuốc .............................................................................................................................. 69
Bảng 3.18: Mối liên quan đơn biến giữa việc tuân thủ sử dụng thuốc và các yếu tố
thuộc về DVYT liên quan đến điều trị lao kháng thuốc................................................ 72


vii

Bảng 3.19: Mối liên quan đơn biến giữa các yếu tố về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe lao kháng thuốc và tuân thủ sử dụng thuốc ............................................. 73
Bảng 3.20: Mối liên quan đơn biến giữa việc tuân thủ sử dụng thuốc và các yếu tố từ
thuốc/ phác đồ điều trị lao kháng thuốc ........................................................................ 74
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân người bệnh với TTĐT .............. 76
Bảng 3.22: Mối liên quan đơn biến giữa đặc điểm về gia đình và TTĐT .................... 77
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa tình trạng bệnh và TTĐT lao kháng thuốc .................. 78
Bảng 3.24: Mối liên quan giữa hành vi nguy cơ và TTĐT ........................................... 79
Bảng 3.25: Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh lao kháng thuốc và TTĐT .............. 81
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa việc TTĐT và các yếu tố gia đình, xã hội ................... 82
Bảng 3.27: Mối liên quan đơn biến giữa việc tuân thủ điều trị và các yếu tố thuộc về

DVYT về điều trị LKT. ................................................................................................. 84
Bảng 3.28: Mối liên quan đơn biến giữa các yếu tố về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe lao kháng thuốc và tuân thủ điều trị......................................................... 86
Bảng 3.29: Mối liên quan đơn biến giữa việc tuân thủ điều trị và các yếu tố từ thuốc/
phác đồ điều trị .............................................................................................................. 87


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố nơi sinh sống của bệnh nhân theo quận/huyện ........................... 47
Biểu đồ 3.2: Phân loại lao kháng thuốc của bệnh nhân trong nghiên cứu .................... 50
Biểu đồ 3.3: Phân loại bệnh nhân lao kháng thuốc theo tiền sử điều trị ....................... 50
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ bệnh nhân có điểm kiến thức về LKT đánh giá là đạt theo giai đoạn
điều trị ............................................................................................................................ 52
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc lao kháng thuốc của người bệnh ................ 60
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ tuân thủ điều trị lao kháng thuốc của người bệnh ........................... 61


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BN LKT

Bệnh nhân Lao kháng thuốc


BVPHN

Bệnh viện Phổi Hà Nội

CBYT

Cán bộ Y tế

CTCL

Chương trình Chống lao

CTCLQG

Chương trình Chống lao Quốc gia

CSYT

Cơ sở Y tế

DVYT

Dịch vụ y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

LĐKT


Lao đa kháng thuốc

LKT

Lao kháng thuốc

NVYT

Nhân viên y tế

PUBL

Phản ứng bất lợi

PVTT

Phỏng vấn trực tiếp

PVS

Phỏng vấn sâu

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế Giới

TLN

Thảo luận nhóm


TTĐT

Tuân thủ điều trị

TTYT

Trung tâm Y tế

TTSDT

Tuân thủ sử dụng thuốc

TYT

Trạm Y tế


x

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Việt Nam vẫn là quốc gia có gánh nặng lao kháng thuốc (LKT) cao và việc
không tuân thủ điều trị (TTĐT) của người bệnh LKT ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả
điều trị. Hà Nội là một trong những điểm có gánh nặng người bệnh LKT cao trong cả
nước, tỷ lệ bỏ trị hằng năm vẫn ở mức cao. Để có những bằng chứng khoa học về
TTĐT LKT tại đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ điều trị lao
kháng thuốc và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phổi
Hà Nội, năm 2018”.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mơ tả thực trạng TTĐT LKT và phân tích
một số yếu tố liên quan tới TTĐT LKT của người bệnh từ đủ 18 tuổi trở lên, đăng ký
điều trị tại Bệnh viện Phổi Hà Nội (BVPHN) từ ngày 01/05/2016 cho đến 28/02/2018.

Đây là một nghiên cứu cắt ngang có phân tích kết hợp với định tính. Tổng số 292 bệnh
nhân đã tham gia các cuộc phỏng vấn có cấu trúc, có 32 cuộc phỏng vấn sâu đã được
thực hiện với người nhà bệnh nhân và cán bộ y tế. Nghiên cứu được sự thông qua của
Hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng và tuân thủ các quy định về đạo đức
nghiên cứu. Số liệu được nhập vào phần mềm Epidata và phân tích với phần mềm
SPSS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh LKT
là 53,1%, tỷ lệ này ở giai đoạn tấn công là 51,1% và ở giai đoạn duy trì là 54,8%. Tỷ
lệ TTĐT của người bệnh TTĐT là 40,1%. Tỷ lệ TTĐT ở giai đoạn tấn cơng là 37,2 %
và giai đoạn duy trì là 42,6%.
Các yếu tố liên quan đến TTĐT là: Những người bệnh LKT có trình độ học vấn
từ THCS trở xuống có khả năng TTĐT chỉ bằng 0,5 lần (KTC 95%: 0,3 – 0,8) so với
những người có trình độ học vấn từ THPT trở lên. Những người có kiến thức đạt về
LKT khả năng TTSDT cao gấp 3,1 lần những người có kiến thức kém (KTC 95%: 1,7
– 5,4). Và những người này khả năng TTĐT LKT cao gấp 2,5 lần những người khác
(KTC 95%: 1,5 – 4,2 ). Những người bệnh LKT mà trong gia đình có thái độ xa lánh,
kỳ thị có khả năng TTĐT chỉ bằng 0,5 lần (KTC 95%: 0,3 – 0,9) so với những bệnh
nhân khơng có tình trạng trên. Những bệnh nhân hiểu rằng họ được hỗ trợ thuốc điều
trị LKT và tiền xét nghiệm từ CTCLQG, sẽ có khả năng TTĐT cao gấp 1,9 lần (KTC
95%; 1,1 – 3,3) so với những bệnh nhân không hiểu rằng họ nhận được những hỗ trợ


xi

này. Những bệnh nhân được CBYT phát thuốc mang về nhà sử dụng có khả năng
khơng TTĐT cao gấp 0,18 lần so với những người uống thuốc tại TYT (KTC 95%:
0,08-0,38). Những bệnh nhân được CBYT giám sát điều trị trực tiếp có khả năng
TTĐT cao gấp 4,6 lần (KTC 95%: 1,3 – 16,0) so với những bệnh nhân không có sự
giám sát trực tiếp trên. Những người gặp khó khăn do thời gian điều trị lâu dài có khả
năng không TTĐT cao gấp 0,1 lần so với những người khơng gặp khó khăn

(KTC95%: 1,01 – 1,11).
Khuyến nghị: Chương trình chống lao Hà Nội và các CBYT cần tăng cường và
đa dạng hóa các hình thức truyền thơng nhằm tư vấn, cung cấp thông tin về LKT, về
các nguyên tắc TTĐT LKT cũng như về các PUBL, cách xử trí các PUBL cho người
bệnh LKT và người nhà của họ cũng như cho cộng đồng. Cần hạn chế việc phát thuốc
cho bệnh nhân LKT mang về để giảm thiểu tình trạng không TTĐT. Tăng cường mối
quan hệ tốt giữa CBYT và người bệnh cũng như thường xuyên vãng gia, giám sát
người bệnh điều trị tại nhà hơn nữa.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên và là 1 trong 10 nguyên
nhân gây tử vong cao hàng đầu thế giới [73]. Sự bùng phát của bệnh lao, đặc biệt là
TTĐT đang là mối đe dọa chủ yếu trong cơng tác phịng chống bệnh lao trên toàn cầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) ước tính năm 2016, tồn cầu có khoảng 10 triệu
người mới mắc lao và 1,4 triệu người tử vong do lao [75], [76]. TTĐT đặc biệt là lao
kháng đa thuốc (LKĐT) là một thể bệnh lao dễ gây tử vong, khó điều trị và kháng lại
phần lớn các loại thuốc chống lao hiện là những thuốc có hiệu lực mạnh nhất như
Isoniazid và Rifamipicin [75], [76]. Tình hình dịch tễ TTĐT đang có diễn biến phức
tạp và đã xuất hiện ở 185/195 quốc gia trên tồn cầu trong đó có 105 quốc gia có sự
xuất hiện của LĐKT [70]. Cũng theo TCYTTG, ước tính năm 2015 tồn cầu có khoảng
580.000 người mắc LKT – bao gồm 480.000 ca mắc LĐKT, tuy nhiên chỉ có khoảng
125.000 ca được đưa vào điều trị [70], [72].
Việt Nam vẫn là một trong những nước có gánh nặng bệnh lao và LKT cao trên
tồn cầu (xếp thứ 15/30) [68], [71], [74]. Điều tra LKT toàn quốc lần 4 năm 2011 cho
thấy tỷ lệ LKT trong số người bệnh lao mới là 4% và tỷ lệ này trong các trường hợp lao
tái trị là 23,3% [14]. Dựa trên số liệu người bệnh lao phổi đăng ký điều trị hàng năm,
ước tính sẽ có khoảng 5.200 người bệnh LKĐT và lao kháng Rifamipicin mỗi năm

[74]. Năm 2017, tính đến 31/09/2017 cả nước thu dung điều trị 1.955 người bệnh
TTĐT [21]. Tỷ lệ bỏ trị chưa thực sự ổn định (14% năm 2013, 9% năm 2014 và 12,6%
năm 2015) [16], [17], [19]. Cũng theo báo cáo này trong giai đoạn 2013 đến nay, mặc
dù đã có quy định quy trình giám sát DOT tuy nhiên tại nhiều địa phương vẫn chưa
thực hiện một cách chặt chẽ, do điều kiện làm việc phải đi xa của người bệnh hoặc
nhiều lý do khác mà người bệnh LKT/LKĐT vẫn được cấp thuốc tự uống/ tiêm trong
giai đoạn duy trì [16], [17], [19-21]. Hệ thống sổ sách báo cáo chưa có báo cáo riêng về
TTĐT nên khó có cơ sở dữ liệu để đánh giá một cách chính xác mà chỉ phụ thuộc vào
sự báo cáo tự nguyện của tuyến dưới [8], [9], [19], [20]. Giảm tỷ lệ bỏ trị LKT và tăng


2

cường TTĐT luôn là một thách thức cần vượt qua đối với Chương trình Chống lao
Quốc gia (CTCLQG) [16], [17], [19-21].
Bệnh viện Phổi Hà Nội là một đơn vị thực hiện chương trình chống lao tuyến
tỉnh/thành phố, với đặc điểm địa bàn là thủ đô Hà Nội, dân số gần 7,8 triệu người cư
trú trên địa bàn 30 quận huyện với 584 xã phường thì cơng tác phịng chống lao (PCL)
và LKT cịn nhiều khó khăn [4], [5]. Cơng tác điều trị có kiểm sốt trực tiếp (DOT)
LKT tại các đơn vị tuyến dưới vẫn chưa chặt chẽ, người bệnh có nhiều triệu chứng
phức tạp, thời gian điều trị kéo dài (ít nhất là 9 nhiều nhất là 20 tháng), tỷ lệ bỏ trị ở
các lô người bệnh đăng ký điều trị ở các năm cũng vẫn còn cao so với cả nước [1], [2].
Theo số liệu báo cáo hàng năm của CTCLQG số lượng thu dung điều trị năm 2016 của
bệnh viện Phổi Hà Nội là 185 người bệnh LKT cao gấp 6,7 lần so với năm 2011(28
người bệnh) [1], [2]. Tỷ lệ bỏ trị của lô người bệnh đăng ký năm 2014 là 16% cao gấp
4 lần lô người bệnh đăng ký năm 2011 [2], [21]. Hiện tại, BVPHN có 290 người bệnh
LKT đang trong q trình điều trị, trong đó có 107 người bệnh có tiền sử khơng TTĐT
lao (37,5%) [3], [4]. Đây chính là những đối tượng có nguy cơ cao tiến triển thành lao
tiền siêu kháng và siêu kháng thuốc – nguy hiểm đến tính mạng khơng chỉ của người
bệnh mà cịn của gia đình, những người sống xung quanh. Với những số liệu về tỷ lệ

bỏ trị, những thông tin về thực trạng TTĐT như trên, câu hỏi nghiên cứu cụ thể đặt ra
là (1) Thực trạng tuân thủ điều trị lao kháng thuốc của người bệnh tại đây ra sao? (2)
Có những yếu tố nào liên quan tới việc tuân thủ điều trị lao kháng thuốc của họ? Đề tài
nghiên cứu với tiêu đề: “Thực trạng tuân thủ điều trị lao kháng thuốc và một số yếu
tố liên quan của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phổi Hà Nội, năm 2018” được
triển khai để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên. Việc phân tích và trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp bằng chứng quan trọng cho các nhà quản lí chương
trình chống lao tại BVPHN và từ đó đưa ra một số giải pháp hiệu quả trong việc đảm
bảo TTĐT của người bệnh cũng như đảm bảo công tác điều trị TTĐT tại đây.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị lao kháng thuốc của người bệnh điều trị tại
Bệnh viện Phổi Hà Nội, năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị lao kháng thuốc của
người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phổi Hà Nội, năm 2018.


4

1.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các định nghĩa và khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Các định nghĩa
1.1.1.1. Các định nghĩa về bệnh lao
Bệnh lao: Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium

tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể trong đó lao
phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính
cho những người xung quanh [22].
Lao kháng thuốc: Là vi khuẩn lao kháng với ít nhất 1 loại thuốc chống lao
[13], [22].
Lao kháng đa thuốc: Là bệnh lao kháng ít nhất với 2 loại thuốc chống lao chủ
yếu là Isonazid và Rifampicin [13], [22].
Lao siêu kháng thuốc: Là bệnh lao kháng đa thuốc có kháng thêm với ít nhất
một loại thuốc chống lao trong nhóm Quinolones và kháng với ít nhất 1 trong 3 loại
thuốc lao dạng tiêm (Kanamycin, Amikacin hoặc Capreomycin) [13], [22].
1.1.1.2. Các định nghĩa về tuân thủ và không tuân thủ điều trị lao
Tuân thủ điều trị: Cho tới nay, các nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng rất
nhiều cách định nghĩa khác nhau về TTĐT lao.
Nghiên cứu của Salome Valencia và cs (2017) đã tổng kết một số cách định
nghĩa về TTĐT lao cũng như phương pháp xác định và cách đo lường TTĐT lao như
sau [86]:
• Là tất cả các xét nghiệm đều dương tính (Với phương pháp đánh giá thông qua
các xét nghiệm dịch cơ thể đo lường bằng kết quả xét nghiệm) [86].
• Người bệnh có mặt trong tất cả các lần hẹn khám bệnh (Với phương pháp theo
dõi hoặc đánh dấu các lần đến KCB đo lường bằng số lần khám bệnh mà người
bệnh có mặt) [86].


5

• Người bệnh uống hết hoặc đã uống ít nhất 70-90% liều thuốc phải uống (Với
phương pháp đếm thuốc hoặc báo cáo đo lường bằng %/số lượng thuốc đã uống
(đã bỏ) [86].
TTĐT (Theo TCYTTG): là mức độ đánh giá việc người bệnh lao sử dụng thuốc điều
trị theo đúng quy định [67].

Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước và theo CTCLQG thì TTĐT được thể
hiện ở tuân thủ đúng 4 nguyên tắc điều trị đã nêu ở phần 1.1.2.1 như trên, bên cạnh đó
người bệnh lao cần tuân thủ thêm 2 nguyên tắc: Làm đầy đủ các xét nghiệm định kỳ và
tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ [13], [22]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, TTĐT
LKT cũng được đánh giá dựa trên 06 nguyên tắc này.
Không tuân thủ điều trị
Theo TCYTTG (2003), không TTĐT lao là mức độ đánh giá việc người bệnh
lao sử dụng thuốc điều trị không theo đúng quy định [67].
Salome Valencia và cs (2017) đã tổng kết một số cách định nghĩa về không
TTĐT [86] ở các nghiên cứu trên thế giới. Với phương pháp DOT (Điều trị có kiểm
sốt trực tiếp) bằng đo lường trực tiếp một số nghiên cứu sử dụng các định nghĩa:
• Khơng theo dõi được: Là người bệnh lao gián đoạn điều trị từ 2 tháng liên tục
trở lên [86].
• Bỏ trị: Là người bệnh lao khơng được điều trị có kiểm sốt trực tiếp trong 2
tuần liên tục hoặc trong một thời gian điều trị >30 ngày bỏ liều thuốc [86].
Một số nghiên cứu với phương pháp đếm thuốc/báo cáo và đo lường bằng số
lượng liều thuốc đã uống sử dụng một số định nghĩa:
• Khơng TTĐT gần đây: Là người bệnh lao bỏ 1 liều trong vòng 4 ngày [86].
• Khơng TTĐT trong vịng 1 tháng: Là người bệnh lao bỏ 10% số liều thuốc
cần phải uống [86].
Theo các nghiên cứu về TTĐT lao trong nước, không TTĐT là việc người bệnh
lao không tuân thủ đúng và cả 6 nguyên tắc điều trị [23], [25], [27], [28], [35], [39].


6

• Bỏ trị: Là người bệnh người bệnh lao bỏ/ ngừng điều trị liên tục từ 2 tháng trở
lên [22].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không TTĐT LKT là việc người bệnh lao
không tuân thủ đúng và cả 6 nguyên tắc điều trị đã trình bày ở phần trên và bỏ trị là

hình thức cao nhất của khơng TTĐT.
1.1.1.3. Phản ứng bất lợi/ có hại của thuốc lao
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Phản ứng bất lợi/ có hại của thuốc là một phản
ứng độc hại, không định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phịng
bệnh, chẩn đốn, chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý ” [69].
1.1.1.4. Các mức độ phản ứng bất lợi của thuốc lao
Các mức độ PUBL của thuốc lao theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới [69]:
Mức độ 1: Các triệu chứng không gây hoặc ít gây ảnh hưởng đến các hoạt động
chức năng và xã hội thơng thường. Thoảng qua hoặc khó chịu nhẹ (dưới 48h), không
yêu cầu can thiệp y tế hay liệu pháp điều trị
Mức độ 2: Các triệu chứng gây ảnh hưởng nhiều hơn đến các hoạt động chức
năng và xã hội thông thường. Giới hạn các hoạt động từ mức nhẹ đến trung bình, có thể
cần một vài sự hỗ trợ, không yêu cầu hoặc yêu cầu mức tối thiểu can thiệp y tế hay liệu
pháp điều trị
Mức độ 3: Các triệu chứng gây mất khả năng thực hiện các hoạt động chức năng
và xã hội thông thường. Giới hạn các hoạt động một cách đáng kể, thường yêu cầu một
vài sự hỗ trợ, yêu cầu can thiệp y tế, liệu pháp điều trị hoặc có thể nhập viện.
Mức độ 4: Các triệu chứng gây mất khả năng thực hiện các chức năng tự chăm
sóc cơ bản hoặc cần phải can thiệp y khoa hoặc phẫu thuật để phòng ngừa các thương
tật lâu dài hoặc mật khả năng vĩnh viễn hoặc tử vong, yêu cầu sự hỗ trợ đáng kể, yêu
cầu can thiệp y tế/ liệu pháp điều trị đáng kể, yêu cầu phải nhập viện hoặc điều trị cấp
cứu.


7

Trong nghiên cứu chúng tôi chia PUBL ra làm 2 mức độ:
PUBL nhẹ: Là bao gồm mức độ 1 và 2 theo định nghĩa của TCYTTG nói trên.
PUBL nặng: Là bao gồm mức độ 3 và 4 theo định nghĩa của TCYTTG nói trên.
1.1.2. Các khái niệm được sử dụng trong các nguyên tắc điều trị lao kháng thuốc

1.1.2.1. Phối hợp các thuốc chống lao:
Với bệnh lao kháng đa thuốc cần phối hợp ít nhất 4 loại thuốc chống lao hàng 2
có hiệu lực trong giai đoạn tấn cơng và duy trì [13], [22].
1.1.2.2. Sử dụng thuốc đúng liều:
Các thuốc chống lao tác dụng hợp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng
nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng
thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến [13], [22].
1.1.2.3. Sử dụng thuốc đều đặn:
Với bệnh lao kháng đa thuốc phải dùng thuốc 6 ngày/tuần, đa số thuốc dùng 1
lần vào buổi sáng, một số thuốc như: Cs, Pto, Eto, PAS tùy theo khả năng dung nạp
của người bệnh- có thể chia liều 2 lần trong ngày (sáng – chiều) để giảm tác dụng phụ
hoặc có thể giảm liều trong 2 tuần đầu nếu thuốc khó dung nạp, nếu người bệnh có
phản ứng phụ với thuốc tiêm - có thể tiêm 3 lần/tuần sau khi âm hóa đờm [13], [22].
1.1.2.4. Sử dụng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn cơng và duy trì:
Với bệnh lao đa kháng thì phác đồ điều trị chuẩn cần có thời gian tấn công 8
tháng, tổng thời gian điều trị: 20 tháng. Các phác đồ ngắn hơn còn đang trong thử
nghiệm [13], [22].
1.2. Phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị
Để đánh giá TTĐT lao, các nghiên cứu trên thế giới cũng sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau. Nghiên cứu của Valencia và cs (2016) đã tổng kết các phương pháp
đánh giá TTĐT lao như sau [86]:


8

1.2.1. Phương pháp trực tiếp
Điều trị có kiểm sốt trực tiếp (DOT): Quan sát trực tiếp bệnh nhân uống thuốc:
Phương pháp này đánh giá tương đối chính xác về việc bệnh nhân có uống đủ loại
thuốc, đủ liều lượng và có đều đặn khơng. Nhưng đây là phương pháp tốn thời gian và
nhân lực y tế, đồng thời cũng khó thực hiện trong những trường hợp bệnh nhân đi làm

xa hoặc có việc khơng có mặt tại địa phương trong một khoảng thời gian.
Định lượng trực tiếp thuốc hoặc các chất chuyển hóa trong nước tiểu, máu và
tóc: Phương pháp này cho phép xác định nồng độ thuốc, chất ban đầu hoặc các chất
chuyển hóa nhưng chi phí cao, cần mẫu dịch cơ thể (máu, huyết thanh) và bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố sinh học, độ đặc hiệu giảm theo thời gian và không phải lúc nào
cũng thực hiện được.
Hệ thống kiểm soát dựa trên cảm biến hấp thụ của cơ thể: Sử dụng thiết bị cảm
biến phát hiện việc sử dụng thuốc của người bệnh, phương pháp này cũng địi hỏi chi
phí và sự sẵn có của mạng internet.
1.2.2. Phương pháp gián tiếp:
Người bệnh tự báo cáo (Patient Self – report): Phương pháp này bao gồm bảng
hỏi, thang đo mức độ, phỏng vấn và nhật ký của người bệnh. Đây là phương pháp dễ
thực hiện, chi phí thấp, cung cấp thông tin về các yếu tố liên quan TTĐT nhưng lại dễ
bị sai số nhớ lại, mang tính chủ quan và thường cho tỷ lệ cao hơn thực tế.
Đếm số lượng viên thuốc dùng: Phương pháp này ước lượng được tỷ lệ TTĐT ở
mức trung bình, nhưng người bệnh cần mang vỏ thuốc đến khi tái khám và nhiều khi
khơng có sự tương quan giữa số viên thuốc đã dùng và vỏ thuốc.
Đánh giá theo quan điểm của CBYT: Phương pháp này dễ thực hiện, chi phí
thấp, độ đặc hiệu cao nhưng tỷ lệ TTĐT thường cao hơn thực tế.
Như vậy, phương pháp trực tiếp độ chính xác cao nhưng lại tốn kém. Phương
pháp gián tiếp chủ yếu dựa vào sự trả lời của người bệnh về việc uống thuốc và hành vi
liên quan đến các chế độ điều trị của người bệnh trong một khoảng thời gian nhất định.


9

Phương pháp này được gọi là người bệnh tự báo cáo (Patient Self – report) là phương
pháp dễ thực hiện và ít tốn kém nhưng lại phụ thuộc vào chủ quan của đối tượng
nghiên cứu.
Khơng có tiêu chuẩn vàng cho việc lựa chọn các phương pháp đánh giá. Lựa

chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn của người bệnh và các
nguyên tắc TTĐT cần được đánh giá.
Để đánh giá việc TTĐT LKT, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng kết hợp cả 2
phương pháp đánh giá trực tiếp và gián tiếp. Đối với việc TTĐT các nguyên tắc xét
nghiệm định kỳ và tái khám đúng hẹn chúng tôi sử dụng phương pháp trực tiếp thông
qua theo dõi và đánh giá trực tiếp trong quá trình thu thập số liệu. Đối với 04 nguyên
tắc sử dụng thuốc chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá gián tiếp thông qua phỏng
vấn trực tiếp người bệnh LKT và phỏng vấn sâu người bệnh LKT; CBYT và người nhà
người bệnh LKT.
1.3. Phân biệt lao nhạy cảm và lao kháng thuốc
1.3.1. Sự kháng thuốc
Lao nhạy cảm (thường được mọi người biết đến là bệnh lao thường hay bệnh lao
nói chung) là bệnh lao mà vi khuẩn lao không kháng với các thuốc chống lao. Lao
kháng thuốc là bệnh lao mà vi khuẩn lao đã kháng lại ít nhất 1 loại trong các loại
thuốc chống lao [13], [22].
1.3.2. Thời gian điều trị
Để điều trị lao nhạy cảm cần từ 6 – 8 tháng (Với lao màng não và lao xương khớp
thì thời gian này là 12 tháng) cịn đối với LKT thì cần ít nhất là 20 tháng và nhiều nhất
là 24 tháng. Phác đồ chuẩn để điều trị LKT là 20 tháng (Hiện nay phác đồ ngắn hạn 9
tháng để điều trị LKT mới đang trong quá trình nghiên cứu triển khai thí điểm) [13],
[22].


10

1.3.3. Phác đồ điều trị
Lao nhạy cảm:
Để điều trị lao nhạy cảm CTCLQG sử dụng 3 phác đồ IA, IB, II, IIIA và IIIB:
Phác đồ IA: 2RHZE(S)/4RHE
Phác đồ IB: 2RHZE/4RH

Phác đồ II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3
Phác đồ III A: 2RHZE/10RHE
Phác đồ III B: 2RHZE/10RH
Lao kháng thuốc:
Để điều trị LKT phác đồ được CTCLQG sử dụng là phác đồ IV sau đây hoặc
phác đồ cá nhân cho bệnh nhân lao siêu kháng thuốc:
Phác đồ IV: Z E Km(Cm) Lfx Pto Cs (PAS) / Z E Lfx Pto Cs (PAS)
1.3.4. Theo dõi điều trị ( Phụ lục 12)
1.3.5. Quản lý điều trị
Lao nhạy cảm: Sau khi được chẩn đoán xác định, đăng ký quản lý điều trị tại đơn
vị chống lao tuyến quận huyện và tương đương, sau đó người bệnh được chuyển về xã
điều trị, tại trạm y tế (TYT) xã. Cán bộ chống lao xã (giám sát viên 1: GSV1) thực
hiện điều trị cho bệnh nhân, nhận thuốc hàng tháng từ tuyến huyện và cấp phát cho
bệnh nhân 7-10 ngày/lần [18], [22].
Lao kháng thuốc: Sau khi được chẩn đoán xác định, người bệnh LKT sẽ được
đăng ký quản lý điều trị nội trú tại một trung tâm/điểm điều trị lao đa kháng. Sau khi
điều trị nội trú tại trung tâm/điểm điều trị LKT (khoảng 2 tuần) người bệnh LKT được
chuyển điều trị ngoại trú. Thuốc cho người bệnh LKT chỉ được cấp và quản lý trong
hệ thống y tế, tổ chống lao quận/huyện tiếp nhận người bệnh về điều trị ngoại trú và
nhận thuốc điều trị cho người bệnh. Người bệnh hàng ngày đến đơn vị chống
lao/Trạm y tế để dùng thuốc (6 ngày/tuần, trừ Chủ nhật), hàng tháng tái khám 1 lần tại


11

các trung tâm/điểm điều trị/điểm tái khám (đối với người bệnh LKT trong nghiên cứu
của chúng tơi thì là BVPHN) là và đều phải thực hiện xét nghiệm định kỳ hàng tháng
như nhau [18], [22].
1.4. Tình hình lao kháng thuốc trên thế giới và Việt Nam
Lao kháng thuốc và lao nhạy cảm có con đường lây lan giống nhau. Vi khuẩn

lao phát tán ra ngồi khơng khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc hát. Vi
khuẩn lao có thể tồn tại ngồi khơng khí trong nhiều giờ. Người hít phải khơng khí có
chứa vi khuẩn LKT sẽ nhiễm bệnh [10], [11], [13], [15]. Nguyên nhân gây ra LKT là
do bệnh nhân uống thuốc lao không đều đặn, không đúng cách theo chỉ dẫn của bác sỹ,
có tiền sử điều trị lao trước đây nay điều trị lại, có tiếp xúc với bệnh nhân LKT [13],
[16], [18], [21], [22].
Sự bùng phát của bệnh lao và TTĐT là mối đe dọa chủ yếu cho cơng tác phịng
chống lao trên tồn cầu. Báo cáo lao toàn cầu năm 2017 của TCYTTG cho thấy có 10,4
triệu ca mắc lao mới trên tồn cầu, 1,4 triệu người đã tử vong do lao (bao gồm 0,4 triệu
ca lao đồng mắc HIV) [76]. Cũng theo báo cáo này, ước tính tồn thế giới có 580.000
người mắc TTĐT – bao gồm 480.000 người mắc lao đa kháng thuốc, kháng đồng thời
với cả loại thuốc chống lao chủ yếu Rifamipicin và Isoniazid và 100.000 người mắc lao
kháng rifamipicin cần được điều trị. Tuy nhiên chỉ khoảng 125.000 ca được đưa vào
điều trị trên toàn cầu [76]. Trong năm 2015, 74 quốc gia đã báo cáo có 7.579 ca bệnh
lao siêu kháng thuốc, một dạng bệnh lao rất khó điều trị do đã kháng đồng thời với hầu
hết tất cả các thuốc chống lao hiện có [70]. Trung bình, tỷ lệ mắc lao siêu kháng thuốc
trong số bệnh nhân lao kháng đa thuốc là 9,7% và con số này ở việt nam là 5,6% theo
kết quả của cuộc điều tra kháng thuốc toàn quốc lần 4 năm 2011 [14].
Các phác đồ điều trị gần đây cho bệnh nhân kháng thuốc, kháng đa thuốc theo
khuyến cáo của TCYTTG cũng chưa đem lại hiệu quả cao, thời gian điều trị kéo dài ít
nhất là 20 tháng với sự kết hợp của nhiều loại thuốc chống lao hàng hai với độc tính
cao hơn các loại thuốc lao thơng thường [10], [13], [15], [22]. Trên tồn cầu, kết quả
điều trị của lơ bệnh nhân được phát hiện năm 2013 cho thấy tỷ lệ điều trị thành công


12

chỉ khoảng 52%, tỷ lệ tử vong là 17% tỷ lệ bỏ trị là 17% và thất bại là 9% mà lý do chủ
yếu có liên quan đến phản ứng bất lợi của thuốc [70]. Vào tháng 5 năm 2016 TCYTTG
cũng ban hành khuyến cáo mới về việc sử dụng phác đồ rút ngắn thời gian điều trị từ 9

– 12 tháng để điều trị bệnh nhân lao kháng đa thuốc [72]. Kết quả thử nghiệm ở
Bangladesh và một số nước châu Phi, phác đồ rút ngắn thời gian này có tỷ lệ thành
cơng cao hơn so với phác đồ 20 tháng trước đó. Tuy nhiên vẫn cịn khoảng 15 -20%
được báo cáo là thất bại hoặc bỏ trị, hoặc tử vong [72]. Bên cạnh đó việc điều trị bệnh
nhân kháng thuốc, kháng đa thuốc và đặc biệt là siêu kháng thuốc khó khăn hơn rất
nhiều so với điều trị bệnh nhân lao thường (không kháng thuốc) với tỷ lệ thành công
thấp. Cũng theo báo cáo của TCYTTG trong số 4.086 bệnh nhân siêu kháng thuốc
được điều trị năm 2013 ở 47 quốc gia tỷ lệ thành công chỉ khoảng 28%, 27% tử vong
và thất bại là 21% [70], [72], [75], [76].
Theo báo cáo của TCYTTG năm 2017, Việt Nam là một trong những quốc gia
có gánh nặng lao và TTĐT cao trên toàn cầu [76]. Điều tra kháng thuốc toàn quốc lần 4
năm 2011 cho thấy tỷ lệ kháng đa thuốc trong số bệnh nhân lao mới là 4%; tái trị là
23,3% so với con số này năm 2004 là 2,7% và 19% [14]. Dựa trên số liệu bệnh nhân
lao phổi đăng ký điều trị hàng năm ước tính sẽ có khoảng 5.200 bệnh nhân TTĐT và
kháng Rifamipicin ở Việt Nam mỗi năm [14], [68], [71], [74], [75]. CTCLQG đã triển
khai thí điểm chương trình quản lý TTĐT (PMDT) tại thành phố HCM từ năm 2009 và
cuối tháng 1/2017 đã hồn thành 63/63 tỉnh thành có PMDT [20], [21]. Năm 2016 cả
nước thu dung điều trị tính đến 31/05/2017 là 1093 bệnh nhân TTĐT. Tỷ lệ bỏ trị chưa
thực sự ổn định (14% năm 2013, 9% năm 2014 và 12,6% năm 2015) [20]. Giảm tỷ lệ
bỏ trị TTĐT và tăng cường TTĐT luôn là một thách thức cần vượt qua đối với
CTCLQG [16], [17], [19-21].


×