Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Thực trạng, kiến thức, thái độ với hút thuốc và một số yếu tố liên quan của học sinh trường THCS Như Quỳnh, Hưng Yên năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.09 KB, 67 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo công bố của WHO, thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng
nó [41]. Hiện nay trên toàn Thế giới mỗi năm có 6 triệu người chết do thuốc
lá tương đương cứ mỗi 6 giây có một người chết, trong đó 600.000 người là
do tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Trong thế kỷ 20 có 100 triệu người chết
do thuốc lá và nếu cứ tiếp tục như hiện nay thì trong thế kỷ 21 sẽ có tới 1 tỷ
người chết vì các nguyên nhân do thuốc lá gây ra [41].
WHO dự báo nếu không có hành động khẩn cấp, số người chết hàng
năm có thể lên tới 8 triệu người vào năm 2030, gần 80% số người hút thuốc lá
sống tại các nước thu nhập thấp và trung bình [41].Tại Việt Nam, hút thuốc lá
là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong với khoảng 40.000 người chết mỗi năm
[35]. Trước tình hình như vậy, Việt Nam cũng như thế giới đã đưa ra những
quy định pháp luật để phòng chống tác hại của thuốc lá. Năm 2012, Quốc hội
khóa 13 đã thông qua luật Phòng chống tác hại thuốc lá số 09/2012/QH13
[20].
Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam 2009
(SAVY2) kết luận hút thuốc đang là hành vi phổ biến ở thanh niên [3]. Điều
tra toàn cầu hành vi sức khỏe học sinh Việt Nam 2013 cũng cho thấy, tỉ lệ hút
thuốc trong học sinh là 4,7% [6].
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tỉ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính
80-90%. Tuy nhiên, gần đây tỉ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc
độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Trong
bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là tỉ lệ học sinh hút thuốc lá trong trường học là
bao nhiêu? Kiến thức, thái độ với hút thuốc lá và HTL thụ động của học sinh
như thế nào? Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng, kiến thức, thái
2
độ với hút thuốc và một số yếu tố liên quan của học sinh trường THCS
Như Quỳnh, Hưng Yên năm 2015” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng, kiến thức, thái độ với sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với


khói thuốc thụ động của học sinh trường THCS Như Quỳnh, Hưng Yên năm
2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan với việc hút thuốc và hút thuốc lá thụ
động ở học sinh trường THCS Như Quỳnh, Hưng Yên năm 2015.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Học sinh trung học cơ sở
Học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS) là thuật ngữ chỉ nhóm HS từ 12
đến 15 tuổi [8], đây là lực lượng lao động trí thức cần thiết cho sự phát triển
của mỗi quốc gia [30]. Theo Tâm lý học lứa tuổi, đây là lứa tuổi các em có xu
hướng độc lập, tự do cá nhân bắt đầu thể hiện và phát triển rõ nét [30].
1.1.2. Thuốc lá
Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên
liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc
lào hoặc các dạng khác [20].
Thuốc lá là một chất gây nghiện, chứa Nicotine là một chất hóa học có
thể kích thích não nhưng sau đó lại kìm hãm chính hoạt động của não. Do
vậy, người hút thuốc ban đầu cảm thấy phấn chấn rồi sau đó cảm thấythư
giãn. Khi hút thuốc, cơ thể và não bộ sẽ quen với việc sử dụng Nicotine và
sau đó đòi hỏi phải cung cấp đủ lượng Nicotine cho nó. Chính vì vậy,
Nicotine được xếp vào các loại chất gây nghiện như Heroin. Nếu cơ thể thiếu
Nicotine người hút sẽ thấy bứt rứt khó tập trung, bực bội, dễ cáu giận và càng
làm cho người hút muốn nạp thêm Nicotine.
Khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất hóa học, trong đó có 70 chất là tác
nhân gây ung thự. Nếu hút hoặc hít phải khói thuốc lá, cùng một lúc chúng ta
cũng hít phải thuốc trừ sâu, thuốc tẩy móngtay, thuốc tẩy sàn nhà vì các chất
độc này đều có trong thuốc lá [1].
1.1.3. Hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động và các loại khói thuốc lá

Hút thuốc lá chủ động là hành động mà người hút trực tiếp hút thuốc lá.
4
Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc
từ đầu điếu thuốc đangcháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói
thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, trong đó có ít nhất là 250 chất
là chất gây ung thư hay chất độc hại [42]. Hút thuốc thụ động có thể gây nên
nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em.
Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung
thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích
thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân. Ở trẻ em, hút thuốc
thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơsinh
(SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại
bệnh khác [42], [43].
Có 3 kiểu khói thuốc lá gồm: [4]
- Dòng khói chính là dòng khói do người hút hít vào (luồng khói đi qua
gốc điếu thuốc).
- Dòng khói phụ là khói từ đầu điếu thuốc đang cháy tỏa ra không khí,
nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra.
- Khói thuốc môi trường là hỗn hợp của dòng khói phụ và khói thở ra
của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn
thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút.
Tuy nhiên ít người biết rằng dòng khói phụ có nhiều hỗn hợp gây ung
thư mạnh hơn dòng khói chính bởi vì khói phụ thường bị tạp nhiễm hơn, mặt
khác, dạng tồn tại của các sản phẩm độc trong dòng khói phụ và khói thuốc
môi trường dễ ảnh hưởng đến sức khỏe hơn.
1.1.4. Nghiện thuốc lá [7]
Nghiện thuốc lá được hiểu một cách đơn giản là việc mất hoàn toàn tự
do nói không với thuốc lá. Người nghiện thuốc lá không thể “quên” hút thuốc
lá, ngược lại bị bắt buộc phải hút nếu không sẽ bị cảm giác “đói” thuốc.
5

Thuốc lá buộc người nghiện phải hút liên tục nhiều tháng nhiều năm. Nghiện
thuốc lá xuất hiện là hậu quả của các hiệu ứng tâm thần kinh do chất gây
nghiện nicotine gây ra. Nghiện thuốc lá thường là kết hợp của nghiện tâm lý,
hành vi với nghiện thực thể - dược lý.
Nghiện tâm lý là khi người nghiện hút thuốc lá để tìm kiếm các hiệu
ứng tâm thần kinh khi hút thuốc lá ví dụ: sảng khoái, hưng phấn, tăng khả
năng tập trung chú ý. Đặc điểm nghiện thuốc lá tâm lý trên mỗi người là khác
nhau bởi vì nghiện tâm lý tùy thuộc vào hoàn cảnh, không gian, thời gian, và
nhu cầu hiệu ứng tâm thần kinh tương ứng với hoàn cảnh cụ thể ấy. Ví dụ:
người nghiện thuốc lá tâm lý sẽ hút thuốc lá khi uống cà phê cùng bạn bè để
tìm cảm giác sảng khóai, hút thuốc lá khi làm việc để tăng mức độ tập trung,
hút thuốc lá trước khi bước vào giải quyết một tình huống căng thẳng, nguy
hiểm để giảm căng thẳng
Nghiện hành vi là khi người nghiện hút thuốc lá như là một phản xạ có
điều kiện đã phát sinh trong một hoàn cảnh cụ thể. Họ hút theo phản xạ chứ
không phải là do nhu cầu cơ thể thực sự thiếu nicotine. Theo đó, hành vi hút
thuốc lá xuất hiện trong các tình huống cụ thể, lập đi lập lại, theo đúng thứ tự
trong thời gian dài. Ví dụ: sau khi ăn cơm xong là hút, khi uống cà phê vào
buổi sáng là hút, gặp bạn hữu là hút.
Nghiện thực thể - dược lý: Một người hút thuốc lá được gọi là nghiện
thực thể - dược lý khi việc hút thuốc lá đã trở thành một nhu cầu cần thiết,
không thể thiếu, không thể cưỡng lại được trong cuộc sống. Cơ thể họ cần
nicotine để có thể họat động bình thường, vì khi thiếu nicotine, sẽ xuất hiện
các triệu chứng của hội chứng cai thuốc lá như là: Thèm hút thuốc lá mãnh
liệt; cảm giác kích thích, bứt rứt, căng thẳng; không tập trung được; buồn bã,
lo lắng; thèm ăn; rối loạn giấc ngủ. Và các triệu chứng này sẽ biến mất ngay
khi họ hút thuốc lá trở lại.
6
1.2. Ảnh hưởng của thuốc lá
1.2.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe

1.2.1.1. Đối với người trực tiếp hút thuốc lá
Tuổi thọ của người HTL ngắn hơn so với người không hút. Mỗi điếu
thuốc sẽ lấy đi của người hút khoảng 5 phút tuổi thọ [39]. Người HTL sẽ chết
sớm hơn so với người không hút tới 23 năm. Mkột nửa trong số đó sẽ chết ở
độ tuổi 35-69 [1].
Theo công bố của WHO, sử dụng thuốc lá là một trong các nguyên
nhân gây tử vong, bệnh tật lớn nhất trong khoảng 5 triệu người tử vong vì các
bệnh liên quan đến thuốc lá trên toàn thế giới mỗi năm. Nếu không sớm có
biện pháp ngăn chặn thì từ năm 2030, thuốc lá có thể giết 8 triệu người mỗi
năm, trong đó khoảng 80% tại các nước đang phát triển [1].
Tại Trung Quốc, với tình hình HTL không đổi thì dự đoán có tới 3 triệu
người sẽ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thuốc lá năm 2050 [45].
HTL giết chết hơn 114.000 người ở Vương quốc Anh mỗi năm [38].
HTL là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam với hơn 40.000
ca tử vong mỗi năm, tức là hơn 100 ca tử vong mỗi ngày [5].
Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau, trong đó có nhiều bệnh
nguy hiểm: ung thư, bệnh hô hấp, tim mạch. Nguy cơ ung thư miệng ở những
người hút thuốc lá cao hơn những người không hút 27 lần. Ung thư thực quản
cao gấp 10 lần. Thuốc lá gây ra 30% các ca ung thư tụy, 70% các ca ung thư
thận và bàng quang. Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở người hút thuốc
cao gấp 3 lần những người không hút. Đáng chú ý HTL còn ảnh hưởng đến
khả năng sinh sản của cả nam và nữ, HTL làm giảm số lượng tinh trùng và
tăng dị dạng tinh trùng ở nam giới, gây ra tổn thương ở noãn bào, tăng nguy
cơ sảy thai và hạn chế hiệu quả điều trị vô sinh ở nữ [1].
1.2.1.2. Đối với người hút thuốc lá thụ động
7
Có 67% người không HTL nói họ bị tiếp xúc khói thuốc lá thụ động tại
nhà và 49% người lao động bị ảnh hưởng của khói thuốc tại nơi làm việc. Trẻ
em hít phải khói thuốc lá dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và có
thể gây chết đột ngột ở trẻ sơ sinh. Trẻ em bị hen suyễn dễ lên cơn hen và cơn

hen nặng hơn khi hít phải khói thuốc. Với bà mẹ mang thai, hít khói thuốc lá
thụ động dễ sinh non và con sinh ra dễ thiếu cân. Trong khi đó theo WHO
cách duy nhất để phòng tránh hút thuốc thụ động là xây dựng môi trường
không khói thuốc [1],[40].
1.2.2. Ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội
Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra đói nghèo và kìm hãm sự phát
triển của đất nước [16]. Thuốc lá gây thiệt hại 500 tỷ đô la mỗi năm cho nền
kinh tế thế giới. Ước tính, chi phí y tế điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá,
giảm năng suất lao động và các chi phí xã hội khác chiếm 3,6% GDP [32].
Tại Hoa Kỳ, chi phí về y tế cho thuốc lá mỗi năm dao động từ 53 tỷ
USD đến 73 tỷ USD và thêm 43 tỷ USD cho các thiệt hại khác [34].
Tại Vương quốc Anh, trong năm 2013 số tiền mà những người hút
thuốc lá tại đây bỏ ra là 14 tỷ bảng Anh. Ngoài ra nếu một người hút 20 điếu
thuốc lá cao cấp mỗi ngày thì hàng năm sẽ tiêu tốn 2900 bảng Anh [33].
Tại Việt Nam, tổng số tiền chi cho thuốc lá năm 2004 và 8.213 tỷ đồng,
tương đương 2,4 triệu tấn gạo, để nuôi 15,6 triệu người trong một năm. Hoặc
đủ để xây 20.000 trạm y tế với trang thiết bị tối thiểu. Xã hội chi 1.160 tỷ
đồng cho ba bệnh phổ biến có nguyên nhân từ thuốc lá gồm ung thư phổi,
nhồi máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thuốc lá cũng là nguyên
nhân làm nhiều hộ gia đình rơi vào nhóm nghèo. Các hộ nghèo có người hút
thuốc sẽ bị mất một khoản đáng kể trong thu nhập khiêm tốn của họ vào việc
mua thuốc lá. Trung bình ở các nước, các hộ nghèo có người hút thuốc phải
tiêutốn từ 3% đến 15% thu nhập của cả hộ gia đình cho thuốc lá [44]. Nếu số
8
tiền chi cho thuốc lá được sử dụng cho mua lương thực thì 11,2% hộ nghèo sẽ
thoát nghèo [16].
Bên cạnh đó, thuốc lá còn gây ra những ảnh hưởng có hại khác đến vệ
sinh môi trường, làm gia tăng hoạt động buôn lậu, gây ra nguy cơ cháy nổ
[13].
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài

trời. Một nghiên cứu tại 2 phường nội thành Hà Nội cho thấy: Hàm lượng
nicotine trong không khí tại nhà ở khá cao (trung bình 0,687 mg/m3 ). Hàm
lượng khí CO trong không khí tại nhà ở của các gia đình có người hút thuốc
cao gấp 2,4 lần nồng độ giới hạn cho phép.
Theo ước tính, trên thế giới mỗi năm có khoảng 200.000 héc ta rừng
(chiếm 1,7% diện tích rừng) bị phá do việc trồng cây thuốc lá. Ở Việt Nam,
một nghiên cứu cho thấy khoảng 49% nông dân dùng củi để sấy thuốc lá,
75% trong số họ nói rằng lấy củi này từ rừng [37].
Theo thống kê của thế giới, hỏa hoạn do nguyên nhân thuốc lá chiếm
10% tổng số các vụ hỏa hoạn, gây ra 300.000 ca tử vong và thiệt hại vật chất
lên tới 27 tỷ USD. Riêng ở Mỹ năm 2002 có tới 14.450 vụ cháy do thuốc lá
gây ra, làm chết 520 người và bị thương 1.330 người [36].
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến HTL và HTL thụ động ở HS
1.3.1. Hút thuốc lá chịu sự ảnh hưởng đến từ gia đình
Tại Anh, HS không HTL được cha mẹ quan tâm hơn HS HTL. Trong
số các HS hút thuốc, thì tần suất hút thuốc ít hơn nếu cha mẹ quan tâm nhiều
hơn [35].
Tại Việt Nam, 57,8% thanh thiếu niên HTL cho biết có cha HTL, 20%
TTN có anh trai hút thuốc, trong khi đó chỉ 3% có mẹ hút thuốc. Rõ ràng môi
trường xung quanh và những mẫu hình có ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá
của thanh thiếu niên (TTN). Tuy nhiên, điều này không đúng với 1,4% nữ
9
thiếu niên hút thuốc. Họ cũng sống trong môi trường có rất nhiều người hút
thuốc xung quanh nhưng họ không hình thành thói quen này. Điều này có thể
giải thích do truyền thống văn hóa Việt Nam, vẫn có cái nhìn khắt khe hơn
với phụ nữ hút thuốc [2].
1.3.2. HTL chịu ảnh hưởng từ bạn bè
TTN hút thuốc chịu ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực từ phía bạn bè.
Ảnh hưởng tiêu cực đó là sự dụ dỗ của bạn. Tỉ lệ hút thuốc trong TTN nam bị
bạn bè rủ rê hay ép buộc là 54%, tỉ lệ này chỉ là 46% nếu người này đồng thời

có bạn bè động viên tránh xa thuốc lá và chỉ còn 22% nếu người này không bị
bạn bè rủ rê hay ép buộc hút thuốc. Ảnh hưởng tiêu cực này tăng lên theo độ
tuổi [2].
1.4. Thực trạng sử dụng thuốc lá và một số nghiên cứu về thuốc lá
1.4.1. Thực trạng sử dụng thuốc lá [5]
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, 84% số
người hút thuốc lá sống tại các nước đang phát triển.
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng người sử dụng thuốc
lá cao hàng đầu thế giới [19]. Tỉ lệ đang hút thuốc lá, thuốc lào hiện nay (tổng
dân số từ 15 tuổi trở lên) là 23,8% tương đương 15,3 triệu người, trong đó tỉ lệ
hút thuốc lá điếu là 19,9% (khoảng 12,8 triệu người), tỉ lệ hút thuốc lào là
6,4% (khoảng 4,1 triệu người), còn lại là tỉ lệ sử dụng các dạng thuốc lá khác.
Trong số người trưởng thành, tỉ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4% và ở nữ
giới là 1,4%. Nhóm tuổi có tỉ lệ hút thuốc lá cao nhất là trong độ tuổi lao động
(từ 25 đến 50 tuổi). Tỉ lệ hút thuốc lá ở nông thôn cao hơn so với thành thị,
người nghèo có tỉ lệ hút thuốc lá cao hơn người giàu. Thanh thiếu niên bắt
đầu sử dụng thuốc lá sớm và dễ dàng tiếp cận thuốc lá.
Đối với người hút thuốc lá thụ động: tỉ lệ bị phơi nhiễm với khói thuốc
lá tại nhà là 67,6% và tại nơi làm việc là 49,0%. Đặc biệt, tỉ lệ phơi nhiễm với
10
khói thuốc lá ở nhà của phụ nữ gần 70%, của trẻ em gần 50%. Như vậy, số
người phải thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ở nước ta rất
cao.
Theo công bố của WHO gần 1 nửa số trẻ em trên Thế giới thường
xuyên hít thở không khí ô nhiễm bởi khói thuốc lá ở nơi công cộng. Hơn 40%
trẻ em có ít nhất cha hoặc mẹ hút thuốc lá, trẻ em chiếm 28% trong tổng số
các ca tử vong do hút thuốc thụ động [40].
1.4.2. Một số nghiên cứu về thuốc lá
Theo kết quảnghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Hương khảo sát trên
1.288 học sinh khối lớp 3, lớp 4 và lớp 5 có 52,4% học sinh phơi nhiễm với

khói thuốc tại nhà. 1.2% học sinh có kiến thức đạt về tác hại của khói thuốc
tới sức khỏe trẻ em. 9% học sinh có thái độ chưa tích cực về việc phòng tránh
hút thuốc lá thụ động. 65,1% chưa có thái độ rõ ràng. Trong chương trình học
giáo dục tiểu học, chỉ có hai nội dung liên quan đến chủ đề thuốc lá, một bài ở
lớp 3 (Môn học Tự nhiên và Xã hội) và một bài ở lớp 5 (Môn Khoa học) với
thời lượng ngắn và nội dung khá sơ sài. Từ đó đưa ra kết luận Tỉ lệ học sinh
phơi nhễm với khói thuốc là khá cao, nhưng kiến thức của học sinh về tác
động của khói thuốc tới sức khỏe trẻ em lại nghèo nàn. Khá nhiều học sinh có
thái độ không rõ ràng đối với vấn đề này. Nội dung giảng dạy về khói thuốc
rất sơ sài và không cung cấp đủ thông tin cho học sinh [15].
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Bích Hồi, điều tra nghiên cứu hành vi
hút thuốc lá ở nam sinh 2 trường trung học phổ thông nội thành Hải Phòng
cho kết quả tỉ lệ học sinh trung học phổ thông hút thuốc lá là 4,3% [14].
Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Hải và Lý Ngọc Kính [11], đã tiến
hành nghiên cứu vào tháng 11-12/2006 trên 1430 sinh viên Y năm thứ 3 của 6
trường Đại học Y trên toàn quốc. Kết quả thu được cho thấy tỉ lệ hút thuốc lá
khá cao trong sinh viên y khoa. Tỉ lệ đã từng hút thuốc ở nam sinh viên là
11
57,1%, hiện hút là 20.7%. Ở nữ sinh viên tỉ lệ này tương ứng là 19,8% và
2,7%. Khoảng 70% đến 80% sinh viên cho biết trường họ đã có những chính
sách và biện pháp cấm hút thuốc lá nhưng chưa được thực hiện hiệu quả. Trên
60% sinh viên có phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động tại nhà trong tuần
trước phỏng vấn [10].
Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác:
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Bá Tân (1995): “Nghiên cứu tình hình
hút thuốc lá và các yếu tố liên quan tại quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà
Nẵng” [22]cho kết quả:tỉ lệ nam giới HTL là 58% và nữ giới HTL là 3,8%.
Nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Trọng, Trần Thu Thủy, Đào Ngọc
Phong và Cs(1997), “Đánh giá thực trạng tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam
năm 1997” [27] cho kết quả: tỉ lệ hút thuốc lá ở sinh viên là 20,6 % và hiểu

biết tác hại của thuốc lá là khá cao. Trên 85% người hút được hỏi trả lời hút
thuốc lá có hại cho sức khoẻ, làm giảm tuổi thọ và những ngƣời khác hít phải
khói thuốc lá có hại cho sức khoẻ
Nghiên cứu của tác giả Ngô Văn Toàn, Trần Thu Thủy, Đào Ngọc
Phong và Cs(1999): “Thực trạng tiếp xúc bị động với khói thuốc lá và ảnh
hưởng của nó đến tình trạng sức khỏe của nhân dân tại hai phường nội thành
Hà Nội” [24] cho kết quả khoảng một nửa người dân thường xuyên hít phải
khói thuốc thụ động. Phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng phải tiếp xúc thụ động
nhiều với khói thuốc (55-56%).
Nghiên cứu của tác giảLý Ngọc Kính, Nguyễn Trọng Khoa, Phan Thị
Hải và Cs(2003), “Tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh tuổi 13-15 tại
năm tỉnh thành phố Việt Nam” [17] cho kết quả hơn 80% học sinh lứa tuổi 13-
15 ủng hộ quy định cấm hút thuốc nơi công cộng.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Hải, Đặng Anh Ngọc và
Cs(2006): “Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc tại tỉnh Quảng
12
Ninh” [9] cho kết quả 72% đến 92% người trưởng thành ủng hộ việc cấm hút
thuốc nơi công cộng.
Nghiên cứu của tác giả Trịnh Văn Hiệp và Cs(2006): “Khảo sát đánh
giá cộng đồng xây dựng mô hình cộng đồng không thuốc lá tại Phường 28,
quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh”[12]. Cho kết quả tỉ lệ đã từng
HTL độ tuổi 15-49 ở nam giới là 68,3% và nữ giới là 2,3%.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vinh Quang, Châu Trọng Phát và
Cs(2011), “Nghiên cứu kiến thức thái độ hành vi phòng chống tác hại thuốc lá
trong học sinh sinh viên các trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tại
Thành phố Tuy Hòa năm 2011” [18] cho kết quả tỉ lệ HTL ở nam giới là
46,1%, nữ giới là 1,8%.
1.5. Hành động của các nước trên thế giới và của Chính phủ Việt Nam về
Phòng chống tác hại thuốc lá
1.5.1. Hành động của các nước trên thế giới

Hiện nay trên thế giới việc sử dụng thuốc lá có xu hướng giảm ở các
nước phát triển nhưng lại tăng ở các nước đang phát triển. Hơn 70% số người
hút thuốc lá là tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Sử dụng
thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong cho 6 triệu người một năm trên toàn thế
giới.
Để giảm tỉ lệ mắc và chết do các bệnh liên quan đến sử dụng các sản
phẩm thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới đã khởi xướng xây dựng Công ước
Khung về Kiểm soát thuốc lá (dưới đây gọi tắt là Công ước Khung) [23]. Tính
đến đến ngày 30 tháng 7 năm 2012 đã có 175 nước ký phê chuẩn Công ước
Khung về kiểm soát thuốc lá. Đây là Công ước quốc tế đầu tiên về sức khỏe
cộng đồng được đa số các nước cam kết và thực hiện. Nội dung của Công ước
Khung có liên quan đến nhiều lĩnh vực, như: sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ
các sản phẩm thuốc lá.
13
Các nước ASEAN và các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương
cũng đã thống nhất ban hành kế hoạch khu vực về phòng chống tác hại của
thuốc lá.Trong khu vực ASEAN có 9 nước đã phê chuẩn Công ước Khung về
kiểm soát thuốc lá và 7 nước đã ban hành Luật phòng chống tác hại của thuốc
lá. Các nước có các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá mạnh mẽ và
toàn diện như: Singapore, Hồng Kong, Thái Lan, Brunei,
1.5.2. Tại Việt Nam [17]
Năm 1989, Bộ Y tế thành lập ban chỉ đạo PCTHTL. Năm 1994 Ban chỉ
đạo PCTHTL Bộ Y tế được củng cố lại gồm 12 thành viên do Bộ trưởng Bộ
Y tế là trưởng ban.
Ngày 14/08/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết số
12/2000/NQ-CP về “Chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá”
giai đoạn 2000-2010[16]. Ngày 17/04/2001 Thủ tướng Chính phủ có quyết
định số 467/QĐ-TTg thành lập ban chủ nhiệm chương trình PCTHTL quốc
gia (VINACOSH).
Ngày 11 tháng 11 năm 2004 của Chủ tịch Nước phê chuẩn Công ước

Khung về kiểm soát thuốc lá. (Quyết định số 877/2004/QĐ-CTN)
Ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế
hoạch thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá. (Quyết định số
1315/QĐ-TTg)
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTH thuốc lá) số
09/2012/QH13 ban hành ngày 02 tháng 7 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01
tháng 5 năm 2013 [21].
14
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các khối lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Nam và nữ HS tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
HS có triệu chứng chậm phát triển trí tuệ.
HS từ chối tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Trường THCS Như Quỳnh thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm tỉnh
Hưng Yên.Trường có 648 học sinh bao gồm 4 khối lớp với 19 lớp.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2015 đến tháng 6 năm 2015.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.3.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng tỉ lệ quần thể
n = .
Trong đó

n : cỡ mẫu tối thiểu
α = mức ý nghĩa thống kê. Chọn α = 0,05 (độ tin cậy 95%)
15
Z: giá trị thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị α được chọn
(chọn α = 0,05, Z =1,96)
p = 0,7 (theo nghiên cứu của Văn phòng chương trình Phòng chống tác
hại Thuốc lá điều tra trên đối tượng học sinh 13-15 tuổi năm 2007 cho thấy tỉ
lệ hút thuốc lá thụ động của học sinh THCS là 70%) [31]
: Độ chính xác mong muốn 5% (0,05) từ đó tính được n = 323
Cộng thêm tỉ lệ từ chối trả lời khoảng 10% (32 học sinh), tổng cỡ mẫu
355 học sinh, trên thực tế điều tra 406 học sinh các khối lớp.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
Trường THCS Như Quỳnh có 19 lớp với 648 học sinh, trung bình 33-
38 em/lớp chia làm 4 khối 6, 7, 8, 9, số lượng học sinh mỗi khối lần lượt theo
tỉ lệ là 1:1,4:2:2,3
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng:
Chọn ngẫu nhiên 406 em học sinh trong trường. Trong đó:
- 60 em học sinh khối 6
- 84 em học sinh khối 7
- 122 học sinh khối lớp 8
- 140 em hoc sinh khối 9
2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1. Biến số, chỉ số và phương pháp thu thập thông tin
Mục tiêu Biến số/ chỉ số nghiên cứu
Phương
pháp TTTT
Thông tin chung về
đối tượng nghiên
cứu
Giới, Khối lớp, Học Lực, Hạnh Kiểm

Phỏng vấn
bằng bảng
hỏi
16
Mô tả thực trạng,
kiến thức, thái độ
với hút thuốc lá và
tiếp xúc với khói
thuốc thụ động của
học sinh
1. Tỉ lệ HTL
2. Tỉ lệtiếp xúc khói thuốc thụ động
3. Tỉ lệ có kiến thức đúng về HTL thụ
động (khái niệm, thành phần khói thuốc
lá, tác hại)
4. Tỉ lệ có kiến thức đúng về tác hại của
thuốc lá
5. Tỉ lệ có thái độ đúng về HTL
Phát vấn
Mô tả một số yếu tố
liên quan với việc
hút thuốc và hút
thuốc lá thụ động ở
học sinh
1. Giới
2. Khối lớp
3. Học lực
4. Hạnh kiểm
5. Trong gia đình có người HTL
6. Có kiến thức đúng về HTL

7. Có thái độ đúng về HTL
Phát vấn
2.4.1. Tiến hành thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
Điều tra thử 10 đối tượng, chỉnh sửa bộ câu hỏi phù hợp.
Tập huấn điều tra viên (các cô giáo trong trường).
Phát phiếu và giải thích rõ với đối tượng.
2.4.2. Phương pháp đánh giá
 Đánh giá kiến thức (Bao gồm 6 câu, từ câu 14 đến câu 19)
Cho điểm dựa vào số câu trả lời đúng, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, tổng
số điểm là 10, sau đó chia 4 bậc (phụ lục 2):
Tốt: Đạt 9 – 10 điểm.
Khá: Đạt 7 – 8 điểm.
Trung bình: Đạt 5 – 6 điểm.
Kém: Dưới 5 điểm.
17
 Đánh giá thái độ(Bao gồm 4 câu, từ câu 20 tới câu 23)
Mỗi phần thái độ đúng được cho 2điểm, tổng sốđiểm là 8 và chia làm 2 bậc
(phụ lục 3):
Chưa đúng: 0-7 điểm
Đúng: 8 điểm
2.5. Sai số và khống chế sai số
2.5.1. Sai số có thể
Sai số do thu thập số liệu, thông tin: thông tin nghiên cứu được thu thập
qua việc tự điền vào phiếu hỏi, do đó có thể có thể có một phần phụ thuộc vào
tính chủ quan của đối tượng nghiên cứu hoặc do tâm lý e ngại, sai số nhớ lại.
2.5.2. Khống chế sai số
Để khống chế sai số trong điều tra, phiếu điều tra, được soạn thảo và
cho điều tra thử. Sau đó chỉnh sửa cho phù hợp trước khi điều tra chính thức.
Đội ngũ điều tra viên được tập huấn kỹ lưỡng trước khi điều tra. Khi thu

phiếu, điều tra viên kiểm tra các thông tin xem đầy đủ không trước khi thu
phiếu.
Ngoài ra để tránh tâm lý e ngại của HS, điều tra viên giải thích rõ mục
đích của nghiên cứu trước khi điều tra.
2.6. Xử lý và phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0, sử dụng các test thống kê y
sinh học.
2.7. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự cho phép của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và
sự đồng ý củatoàn thể học sinh trong trường.Nghiên cứu được tiến hành một
cách trung thực và nghiêm túc. Đối tượng nghiên cứu được thông báo về mục
đích nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ nhằm mục đích khoa học.
18
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng, kiến thức, thái độ với sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với
khói thuốc thụ động của học sinh
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm về giới, lớp, học lực, hạnh kiểm của HS
Đối tượng
Đặc điểm
Số lượng (SL) Tỉ lệ %
Giới
Nam 205 50,5
Nữ 201 49,5
Khối lớp
6 60 14,8
7 84 20,7
8 122 30,0

9 140 34,5
Học lực
Giỏi 40 9,9
Khá 179 44,1
Trung bình 166 40,9
Yếu 20 4,9
Kém 1 0,2
Hạnh kiểm
Tốt 214 52,7
Khá 140 34,5
Trung bình 37 9,1
Yếu 15 3,7
Tổng 406 100
Nhận xét: Tỉ lệ HS nam là 50,5% và học sinh nữ là 49,5%. Học sinh khối lớp
9 chiếm tỉ lệnhiều nhất là 34.5%, khối lớp 8 là 30% còn lại là khổi lớp 7 và
lớp 6 (lần lượt chiếm 20,7% và 14,8%). Về học lực, học lực giỏi chiếm 9,9%,
học lực khá chiếm tỉ lệ lớn nhất 44,1%, học lực trung bình chiếm 40,9%, còn
lại là học lực yếu (4,9%) và học lực kém (0,2%). Về hạnh kiểm, hạnh kiểm tốt
chiếm tỉ lệ 52,7%, hạnh kiểm khá là 34,5% còn lại là trung bình (9,1%) và
yếu (3,7%).
19
3.1.2. Thực trạng HTL và tiếp xúc KTL thụ động
Hình 3.1. Tỉ lệ HTL của HS
Nhận xét: Có 94,6% HS được hỏi trả lời chưa từng HTL. Có 22 em trả lời đã
từng HTL (chiếm 5,4%), trong số đã từng hút thuốc có 40,74% (9 em) vẫn
còn HTL và 59,26 % (13 em) hiện không còn HTL.
20
Hình 3.2. Người hút thuốc lá trong gia đình HS 3 tháng gần đây
Nhận xét: Có 41,4% HS không phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 58,6%
HS phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà. Trong đó chủ yếu có Bố là người HTL

(46,1%), còn lại là Ông (7,1%), Anh/em trai (2,4%) và những người khác như
cậu, chú, bác…(3%).
Bảng 3.2. Số ngày tiếp xúc với khói thuốc tại nhà trong tuần qua
Số ngày 0 1 2 3 4 5 6 7
SL 186 39 47 33 15 12 9 65
% 45,8 9,6 11,6 8,1 3,7 3,0 2,2 16
Nhận xét:Trong tuần qua có 45,8% HS (186 em) không tiếp xúc với KTL tại
nhà. Có 220 HS (54,2%) có tiếp xúc với KTL, trong đó tỉ lệ học sinh tiếp xúc
với KTL 1 ngày/tuần là 9,6%, 2 ngày/tuần (11,6%), 3 ngày/tuần (8,1%), 4
ngày/tuần (3,7%), 5 ngày/tuần (3%), 6 ngày (2,2%) và 7 ngày/tuần là 16%.
21
Bảng 3.3. Số ngày tiếp xúc với khói thuốc tại trường học trong tuần
Số ngày 0 1 2 3 4 5 6 7
SL 345 27 16 6 2 2 4 4
% 85 6,7 3,8 1,5 0,5 0,5 1 1
Nhận xét:Có 345 HS (85%) không tiếp xúc với khói thuốc lá tại trường
học.Tỉ lệ học sinh tiếp xúc với KTL 1 ngày/tuần là 6,7%, 2 ngày/tuần (3,9%),
3 ngày/tuần (1,5%), 4 ngày/tuần và 5 ngày/tuần (0,5%), 6 ngày/tuần và 7
ngày/tuần (1%).
Bảng 3.4. Số ngày tiếp xúc với khói thuốc tại nơi công cộng trong tuần
Số ngày 0 1 2 3 4 5 6 7
SL 233 45 36 28 7 17 7 33
% 57,4 11,1 8,9 6,9 1,7 4,2 1,7 8,1
Nhận xét:Có 233 HS (57,4%)trả lời không tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi
công cộng trong tuần qua. Tỉ lệ HS tiếp xúc với KTL 1 ngày/tuần là 11,1%, 2
ngày/tuần (8,9%), 3 ngày/tuần (6,9%), 4 ngày/tuần (1,7%), 5 ngày/tuần
(4,2%), 6 ngày/tuần (1,7%) và 7 ngày/tuần là 8,1%.
3.1.3. Kiến thức của học sinh về hút thuốc lá
22
Hình 3.3. Kiến thức về khái niệm hút thuốc thụ động

Nhận xét: Có 47,3% HS không biết HTL thụ động là gì, 26,6% HS trả lời sai
định nghĩa HTL thụ động và chỉ có 26,1% HS trả lời đúng định nghĩa.
Hình 3.4. Kiến thức về thành phần khói thuốc lá
Nhận xét: 20,4% HS (83em) trảlời chính xác đáp án có 7000 chất hóa học
trong khói thuốc lá, 79,6% HS trả lời sai.
23
Hình 3.5. Kiến thức về ảnh hưởng của HTL tới sức khỏe người xung
quanh
Nhận xét: 97% HS được hỏi cho rằng HTL có ảnh hưởng tới sức khỏe những
người xung quanh. 1,5% HS cho rằng HTL không có hại tới sức khỏe những
người xung quanh và 1,5% không biết câu trả lời.
Bảng 3.5. Kiến thức về mức độ ảnh hưởng của HTL tới người xung
quanh
Mức độ
ảnh
hưởng
Rất có hại Có hại
Có hại
chút
Không
hại lắm
Hoàn toàn
không hại
SL % SL % SL % SL % SL %
Trả lời 311 76,6 75 18,5 7 1,7 1 0,2 0 0
Nhận xét: Có 76,6% số HS được hỏi cho rằng HTL rất có hại tới sức khoẻ
những người xung quanh. 18,5% cho rằng HTL có hại tới SK những người
xung quanh, còn lại là 1,7% cho rằng có hại chút, 0,2% cho rằng không hại
lắm, không có HS nào trả lời HTL không có hại tới SK người xung quanh.
24

Hình 3.6. Kiến thức của HS về đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất
Nhận xét: 59,9% HS được hỏi trả lời rằng Phụ nữ có thai là đối tượng chịu
ảnh hưởng nhất với khói thuốc lá. 32,8% cho rằng trẻ em chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất bởi KTL, còn lại người già (4,3%) và có 3% HS không biết câu
trả lời.
Bảng 3.6. Kiến thức về bệnh do khói thuốc lá gây ra
Bệnh do khói thuốc lá SL %
Bệnh phổi/ phế quản 233 59,3
Ho/ viêm họng 134 34,1
Ung thư phổi 320 81,4
Lao phổi 153 38,9
Bệnh tim mạch 107 27,2
Đau mắt 13 3,3
Gout 15 3,8
Khác 10 2,5
Nhận xét:Có 81,4% HS cho rằng KTL là nguyên nhân gây ra ung thư phổi,
59,3% trả lời KTL gây ra các bệnh về phổi/phế quản. Còn lại là Ho/viêm
họng (34,1%), Lao phổi (38,9%), các bệnh về tim mạch (27,2%), Đau mắt
(3,3%), Gout (3,8%) và các bệnh khác (2,5%)
Bảng 3.7. Đánh giá điểm kiến thức của HS
Đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu
25
SL 2 102 134 168
% 0,5 25,1 33 41,4
Nhận xét: Có 104 HS (25,6%) HS có kiến thức tốt và khá về HTL, còn lại là
loại Trung bình (33%) và loại Yếu là 41,4%.
3.1.4. Thái độ của học sinh đối với HTL
Hình 3.7. Suy nghĩ hút thuốc lá làm HS chững chạc hơn
Nhận xét: 93,3% số HS được hỏi không cho rằng HTL làm mình chững chạc
hơn, 6,7% HS nghĩ rằng HTL làm chững chạc hơn.

×