Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐỀ TÀI Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của học sinh trường THCS Thanh Tuyền, Phủ Lý, Hà Nam năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.52 KB, 22 trang )

Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
BÀI TẬP LỚN
Tên đề tài:
“Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của học sinh trường
THCS Thanh Tuyền, Phủ Lý, Hà Nam năm 2014”.
I. Đặt vấn đề
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), lứa tuổi vị thành niên bắt đầu từ 10- 19. Ở độ
tuổi này, sự phát triển của hệ thần kinh và nội tiết, hoạt động của các hoocmon nam và
nữ đã làm cho con người có sự phát triển nhảy vọt về thể lực, hình thái cơ thể cũng
như trí tuệ, tình cảm và các đặc điểm tâm lí và các mối quan hệ xã hội [12].
Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ thơ sang giai đoạn trưởng
thành, sự thay đổi về tâm lý, chuẩn bị cho cho giai đoạn phát triển đầy đủ của cơ thể,
hoàn thiện các cơ quan nên yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng. Ngoài yếu tố gen di
truyền, môi trường tâm lý, rèn luyện thể lực thì dinh dưỡng đóng góp 32% vào sự
quyết định tầm vóc của trẻ trong tương lai [13]. Khi thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng
đến khả năng học tập, tiềm năng phát triển thể lực cũng như sức sáng tạo của trẻ trong
tương lai [5]. Lứa tuổi này trẻ cũng bắt đầu tự chủ hơn trong việc lựa chọn khẩu phẩn
ăn cũng như tự quyết định thói quen sinh hoạt, bớt phụ thuộc vào cha mẹ.
Có thể thấy sự quan tâm của cộng đồng và Nhà nước đối với lứa tuổi vị thành niên
thông qua các chương trình về dinh dưỡng trong đề án “Nâng cao tầm vóc và thể lực
người Việt Nam” hay việc đưa giáo dục dinh dưỡng vào trường học. Tuy vậy, các
nghiên cứu về dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên còn ít, các nghiên cứu chủ yếu về
dinh dưỡng cho lứa tuổi dưới 5 tuổi hoặc bà mẹ mang thai.
Do vậy, nhóm sinh viên chọn đề tài “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và 1 số yếu
tố liên quan của học sinh trường THCS Thanh Tuyền, Phủ Lý, Hà Nam năm
2014” nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của lứa tuổi vị thành niên và nghiên cứu 1
số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng đó tại 1 trường THCS tại Hà Nam.Từ đó đưa ra
những khuyến nghị nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên tại Hà
Nam.
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu chung:


Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mô tả 1 số yếu tố liên quan của học sinh trường
THCS Thanh Tuyền, Phủ Lý, Hà Nam.
2. Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của 1 số học sinh trung học tại Hà Nam
Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên.
III. Tổng quan tài liệu
1. Vị thành niên
1
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
Lứa tuổi vị thành niên là 1 trong những giai đoạn phát triển quan trọng của con
người với đặc điểm là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt tới sự trưởng thành về mặt
sinh học, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách để có thể
nhận trách nhiệm mà xã hội giao phó. Theo WHO lứa tuổi vị thành niên kéo dài từ 10-
19 tuổi [16]. Tại Việt Nam, theo Hội Kế hoạch hóa gia đình chia lứa tuổi này thành 2
giai đoạn: nhóm 1 từ 10- 14 tuổi, nhóm 2: từ 15 đến 19 tuổi [15].
Ở nữ giới, tuổi vị thành niên hay dậy thì được bắt đầu tính từ lúc xuất hiện kinh
nguyệt, thường 8-13 tuổi, đồng nghĩa với việc trẻ nữ có khả năng mang thai. Đồng thời
phát triển của tuyến vú, lông mu, tuyến mồ hôi [14].Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho
thấy các thiếu nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt thường có hành kinh sớm hơn so với cái
thiếu nữ có tình trạng dinh dưỡng kém.Tuy nhiên cả hai nhóm đủ và thiếu dinh dưỡng
cuối cùng đều đạt chiều cao tương tự trong thời kì vị thành niên. Mặc dù phát triển có
thể xảy ra sớm hay muộn hơn và thời gian phát triển cũng có sự khác nhau [19].
Dậy thì ở nam giới thì suất hiện muộn hơn nữ khoảng 2-3 năm, khoảng từ 14 đến
18 tuổi. Thời điểm này tinh hoàn bắt đầu hoàn thiện cùng các biểu hiện khác như phát
triển tuyến mồ hôi, bã nhờn, phát triển lông mu, lông, và râu đồng thời thay đổi giọng
nói, chiều cao 1 cách nhanh chóng [14]. Các bạn nam có tình trạng dinh dưỡng tốt sẽ
có tầm vóc cao hơn so với các bạn có tình trạng dinh dưỡng kém [19].
Hiện nay Việt Nam có khoảng 15,2 triệu trẻ vị thành niên, chiếm 17,4% tổng dân
số [2]. Lứa tuổi này chiếm một tỷ lệ khá cao trong dân số, trong tương lai trẻ vị thành
niên là nguồn lao động chính rất cần cho sự phát triển của đất nước. Tình trạng dinh

dưỡng của lứa tuổi vị thanh niên là yếu tố quan trọng góp phần làm sớm, muộn hay ổn
định các dấu hiệu phát triển sinh lý của trẻ.
2. Suy dinh dưỡng
Lứa tuổi vị thành niên là thời kì phát triển rất nhanh cân nặng cũng như chiều cao,
cả về cơ bắp lẫn dự trữ mỡ…vì vậy nếu bị thiếu ăn, thiếu chăm sóc cũng dễ bị thiếu
dinh dưỡng. Người ta cho rằng 25% chiều cao có được của con người đạt ở lứa tuổi vị
thành niên, kết thúc tuổi dậy thì cũng là kết thúc tăng trưởng về chiều cao [10]. Trẻ em
ở lứa tuổi học đường ít gặp tình trạng thiếu dinh dưỡng nặng, trừ khi nạn đói xảy ra ở
lứa tuổi này, trẻ phát triển chậm hơn với thời kì dưới 5 tuổi. Theo báo cáo 11/2003 của
Bộ y tế, vị thành niên việt nam ở độ tuổi 15 cao trung bình 155cm và nặng 40,9kg, tuy
đã có sự cải thiện so với trước nhưng vẫn thấp hơn tiêu chuẩn của WHO (169cm và
56kg) [1].
Các nguyên nhân gây nên thiếu dinh dưỡng ở trẻ em học đường có thể là: trẻ bị
SDD từ lúc bé; do chế độ ăn hiện tại quá kém; bữa sáng không ăn hoặc ăn quá ít và trẻ
bị đói giữa buổi; trẻ phải đi bộ quá xa để tới lớp hoặc về nhà quá muộn vì quãng
đường dài làm cho đứa trẻ mệt không muốn ăn. Và những trẻ có nguy cơ bị thiếu dinh
dưỡng là trẻ từ các gia đình nghèo, bố mẹ thất nghiệp, bố mẹ đi làm ăn xa hoặc trẻ ăn
nhiều quà vặt như bánh, kẹo nước ngọt [17].
Tại Việt Nam cũng đã có 1 số nghiên cứu về dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên như
nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc (2012): Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa
cân béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6-14 tuổi tại
2
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
Hà Nội cho thấy tỉ lệ SDD ở độ tuổi lên 10 là 13,6%; 19,2% trẻ nam ở tuổi 13 bị suy
dinh dưỡng trong khi đó nữ giới ở độ tuổi này bị thiếu cân là 10,2%. Cũng theo nghiên
cứu này, trong nhóm tuổi 6-14, tỉ lệ thiếu cân cao nhất là ở nhóm tuổi 11 tuổi (15,4%)
và nhóm 13 tuổi (15,3%) [6].
Một nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng năm 2001 đánh giá tình trạng dinh dưỡng
và tập tính dinh dưỡng của lứa tuổi vị thành niên trên 300 học sinh từ 12-15 tuổi tại
trường THCS Ngô Sỹ Liên Hà Nội cho kết quảtỷ lệ SDD là 11,9%. Phần lớn các hành

vi về ăn uống đề đạt mức đúng từ 73,5% đến 98,3%. Đa số các em đã ý thức được
hành vi ăn uống, ăn uống hợp vệ sinh như số em luôn rửa tay trước khi ăn là 73,5% và
sau khi đi ngoài chiếm 98,3% [8].
Nghiên cứu của nhiểu tác giả cho thấy sự tăng trưởng giữa các vùng khác nhau
đỉnh tăng trưởng cũng khác nhau. Ở Hà Nội, đỉnh tăng trưởng của trẻ gái đến sớm hơn
11-12 tuổi, đỉnh tăng trưởng của trẻ trai đến muộn hơn 13-14 tuổi. Đỉnh tăng trưởng
liên quan tới tuổi dậy thì, thường diễn ra sau khi bắt đầu có dấu hiệu dậy thì và đến
trước tuổi dậy thì hoàn toàn [3].
Hậu quả của việc suy dinh dưỡng ở lứa tuổi vị thành niên là ảnh hưởng tới tầm vóc
của trẻ, khả năng lao động về thể lực cũng như về trí lực. Những người suy dinh
dưỡng trong quá khứ hay trong hiện tại không đạt năng lực đến mức tối ưu, nguồn
nhân lực trong lương lai cũng bị ảnh hưởng.
3. Thừa cân, béo phì
Tổng hợp số liệu nghiên cứu từ 450 nghiên cứu cắt ngang của 144 quốc gia vềtình
hình thừa cân béo phì ở trẻ tiền học đường đến năm 2010 có 43 triệu trẻ, trongđó 35
triệu trẻ bị thừa cân béo phì ở các nước đang phát triển, với tỉ lệ 6,7% [20].
Năm 2011, Trịnh Thị Thanh Thủy nghiên cứu ở trẻ 6 đến 11 tuổi tại quậnĐống Đa,
Hà Nội và có kết quả lệ thừa cân béo phì là 12,9%, trẻ trai là 17,9% và trẻ gái là 7,4%
[9].Nghiên cứu 8561 học sinh từ 6-14 tuổi của Trần Thị Xuân Ngọc (2012) thấy tỉ lệ
thừa cân, béo phì là 10,7%. Trong đó tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất ở nhóm 10 tuổi
(18.2%) và thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (6,4%). Kết quả tỷ lệ thừa cân, béo phì của
trường THCS thấy giảm dần từ 11-14 tuổi. Tỷ lệ cao nhất ở nhóm 11 tuổi (13,0%),
nhóm 12 tuổi (10,8%), nhóm 13 tuổi (7,7%) và nhóm 14 tuổi là (6,4%). Tỷ lệ béo phì
của nam (4,9%) cao hơn của nữ (1,2%) [6].
Những người thừa cân, béo phì dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái
đường hay bị rối lọai dạ dày, ruột, sỏi mật…Thừa cân béo phì ảnh hưởng tâm lý trẻ:
trẻ bị bạn bè trong lớp trêu chọc, bị chê cười, bị đặt các biệt danh làm cho trẻ cảm thấy
mặc cảm và chịu áp lực tâm lý. Nghiên cứu tại Mỹ của Deckelbaum cho thấy trẻ thừa
cân béo phì bị mặc cảm, kém tự tin, ngại giao tiếp với bạn, lo lắng, trầm cảm, và
thường xuyên có cảm giác bị bỏ rơi hơn trẻ bình thường [18]. Năm 2005, nghiên cứu

tại Bình Định của Hà VănThiệu ở trẻ 6 đến 15 tuổi có 16% trẻ thừa cân béo phì bị tổn
thương tâm lý [11].
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ
3
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng lứa là kinh tế xã hội; yếu tố môi
trường; khẩu phần; kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và tập quán của trẻ…
Một trong những biểu hiện của tình trạng kinh tế - xã hội đó là thu thập. Thu nhập
cao, cuộc sống bớt khổ cực nên con người có điều kiện chăm sóc, cải thiện bữa cơm
gia đình, có điều kiện mua vật dụng hỗ trợ làm việc nhà Một nghiên cứu ở Malaysia
(1997) cho thấy các gia đình có thu nhập thấp thì có nguy cơ nhẹ cân và thấp còi hơn
gia đình có thu nhập cao. Kích cỡ gia đình cũng ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng
của trẻ [4].
Để đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt, yếu tố quan trọng là chế độ dinh dưỡng. Khi
có thu thập tốt thì con người thường nghĩ tới cải thiện bữa ăn sao cho ăn ngon và bổ.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ăn uống hợp lý là yếu tố căn bản cho thấy sự
tăng trưởng và phát triển. Năng lượng chất đạm, đường, béo, vitamin và các yếu tố vi
lượng cần được cung cấp đầy đủ và cân đối để trẻ em, trẻ vị thành niên phát triển
mạnh khỏe [22].
Ở lứa tuổi vị thành niên đã biết chăm lo về sức khỏe của chính mình, do vậy gia
đình thiếu sự quan tâm tới sự sinh hoạt tới trẻ.Vì vậy trẻ có thể hiểu biết khác nhau về
dinh dưỡng, có thể hiểu đúng hoặc sai. Những hiểu biết và thói quen dinh dưỡng của
trẻ ảnh hưởng tới cách chọn đồ ăn, cách ăn uống và cuối cùng ảnh hưởng tới tình
trạng dinh dưỡng của trẻ. Một nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan (1998) cho thấy trẻ
ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn giàu chất béo, đồ ăn vặt vào ban đêm có dấu hiệu thừa cân
và ngược lại những trẻ sợ béo, bỏ bữa thường là những trẻ thiếu dinh dưỡng [5]. Thói
quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng. Theo báo cáo của tổ chức
Pan American Health Organization (PAHO), bệnh giun ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ
nhỏ ở châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê. Bệnh gây nên bởi giun đường ruột bao gồm
thiếu máu, thiếu vitamin A, SDD chung đặc biệt là SDD thấp còi, về lâu dài ảnh

hưởng đến phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ và ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng
như tăng trưởng kinh tế xã hội quốc gia [21].
Ngoài ra còn các hoạt động thể lực, học tập ở lứa tuổi này cũng ảnh hưởng tới tình
trạng dinh dưỡng của trẻ.
5. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ vị thành niên
Theo WHO, tình trạng dinh dưỡng trẻ vị thành niên (từ 5-19 tuổi) được xác định
bởi chỉ tiêu BMI theo tuổi và giới.
Ngưỡng đánh giá:
Bình thường: -2SD ≤ BMI ≤ +1SD
SDD: BMI < -2SD
SDD nặng: BMI < -3SD
Thừa cân: BMI > +1SD
Béo phì: BMI > +2SD
4
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
IV.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2. Chọn mẫu:
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức n= Z
2-
1-α/2
Trong đó:
n: là số học sinh điều tra
α: mức ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (α=0.05)
Z: hệ số để đạt độ tin cậy, ứng với α=0.05 thì Z=1,96
p: tỷ lệ đự đoán kết quả đo lường (ước lượng dựa trên nghiên cứu “Thực trạng và hiệu
quả can thiệp thừa cân, béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ
em từ 6 đến 14 tuổi tại Hà Nội” của Trần Thị Xuân Ngọc, năm 2012, ) nghiên cứu
trước đó tỷ lệ thiếu cân ở lứa tuổi VTN: 9,1%

d: sai số mong muốn: 5%
Vậy theo công thức ta có n=1,96
2
= 127 học sinh.
Với giả thiết là 10% đối tượng không tham gia vào nghiên cứu.Vậy cỡ mẫu tính được
là 139.Lấy tròn là 140 học sinh.
3. Phương pháp chọn mẫu
Tại trường THCS Thanh Tuyền, Phủ Lý, Hà Nam, được sự đồng ý của ban giám
hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh, nhóm tiến hành cân đo và phát vấn tại 4 khối
lớp 6, 7, 8, 9. Tại mỗi khối chọn ngẫu nhiên một lớp để cân đo và phát vấn. Mỗi lớp
chọn ngẫu nhiên 35 học sinh. Như vậy tổng cộng có 140 học sinh được chọn vào điều
tra nghiên cứu.
4. Phương pháp thu thập số liệu
4.1. Công cụ thu thập số liệu
• Bộ câu hỏi
Sử dụng bộ câu hỏi tự điền. Bộ câu hỏi được thiết kế gồm 4 phần: thông tin chung,
thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, sự quan tâm tới tinh trạng dinh dưỡng của bản
thân.
Xây dựng bộ câu hỏi: các câu hỏi xây dựng dựa trên đặc điểm, các yếu tố liên quan
tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ vị thành niên.
5
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
Phỏng vấn thử và hoàn thiện bộ câu hỏi: sau khi bộ câu hỏi được xây dựng xong,
phỏng vấn thử 5 học sinh trường THCS Nguyễn Trãi, mỗi học sinh được điều tra hai
lần với bộ câu hỏi này để tìm sai sót và chỉnh sửa nội dung bộ câu hỏi cho phù hợp.
• Đo chỉ số nhân trắc
- Thước đo gỗ.
- Cân điện tử Karandascan.
4.2. Thực hiện thu thập số liệu
Nhóm lập kế hoạch cân đo, xin giấy giới thiệu của TTYTDP Hà Nam, đồng thời đề

xuất hỗ trợ từ khoa Dinh dưỡng đặt lịch hẹn với trường trung học cơ sở THCS Thanh
Tuyền, nêu rõ mục đích cân đo là đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tìm hiểu một số
yếu tố liên quan nhằm mục đích học tập cho đợt thực địa.
Hoạt động cân đo học sinh được tiến hành vào ngày 26/11/2014. Nhóm sử dụng 2
cân loại 100kg và 2 thước đo chiều cao đứng của khoa Dinh dưỡng để thực hiện cân,
đo học sinh. Nhóm tiến hành cân đo tại 4 lớp 6A, 7C, 8B, 9A. Nhóm sinh viên chia
thành 2 nhóm mỗi nhóm 2 thành viên, phụ trách cân, đo.
Tiến hành phát phiếu câu hỏi cho các em học sinh để các em trả lời câu hỏi trong
phiếu câu hỏi. Sau đó trong lúc các em trả lời phiếu, nhóm sinh viên gọi lần lượt từng
em theo thứ tự chỗ ngồi để tiến hành cân đo. Điền kết quả cân đo vào phiếu trả lời của
các em
 Phương pháp nhân trắc:
Cân
- Sử dụng cân điện tử Karandascan.
- Đơn vị đo cân nặng là kg, kết quả được ghi với 1 số lẻ. Ví dụ 35,4kg.
- Kỹ thuật cân:
+ Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng số 0.
+ Cân được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng, sau đó cứ cân khoảng 1 học sinh lại
kiểm tra và chỉnh cân 1 lần.
+ Đối tượng đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng bổ đều cả
hai chân.
+Khi cân, học sinh chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ bớt cân nặng trung bình của quần
áo khi tính kết quả.
Đo chiều cao:
- Đo chiều cao đứng bằng thước gỗ.
- Đơn vị đo chiều cao là cm, kết quả được ghi với 1 số lẻ.Ví dụ 145,3cm.
- Kỹ thuật đo:
6
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
+ Cân được đặt ở vị trí ổn đinh và bằng phẳng.

+ Đối tượng bỏ guốc dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo.
+ Đảm bảo 5 điểm chạm lên bề mặt thước: Chẩm, vai, mông, bắp chân,
gót chân. Mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thẳng hai bên
mình. Chỉnh thanh trên đỉnh đầu sát vào đỉnh đầu trẻ, mắt nhìn thẳng đọc kết quả đo.
 Phát vấn
Phát vấn 140 em học sinh được cân theo mẫu (Chi tiết tại phụ lục 17 )
5. Các biện pháp khống chế sai số:
Các số liệu nhân trắc: các điều tra viên cố định cân, đo với việc sử dụng cùng loại cân,
cùng loại thước và trẻ được cân, đo trong cùng một thời gian (từ 8:00 đến 10:00 sáng).
Nhằm đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, nhóm sinh viên kiểm tra tất cả các số liệu
của các mẫu phiếu điều tra trong ngày, nếu phát hiện các số liệu bất thường, phiếu sẽ
được gửi trả lại học sinh để học sinh thực hiện lại phiếu câu hỏi.
Số liệu được làm sạch trước khi nhập vào máy tính.
6. Xử lý và phân tích số liệu:
Các số liệu nhân trắc sẽ nhập vào phần mềm Antro để tính BMI theo tuổi và giới.
Các thông tin trong phiếu phát vấn, BMI theo tuổi và giới sẽ kiểm tra làm sạch số liệu
thô và mã hóa,xây dựng chương trình nhập số liệu thích hợp và xử lý trên phần mềm
SPSS.
7. Các biến số nghiên cứu
Bảng 4: Bảng biến số
STT Tên chỉ số Định nghĩa Chỉ số đánh giá Phân loại
Thông tin chung
1 Tuổi Là số năm dương
lịch từ khi sinh ra tới
năm thực hiện nghiên
cứu của đối tượng.
Theo quy định của
WHO, 1 năm 1 tuổi
Liên tục
2 Giới Là giới tính của đối

tượng.
Tỷ lệ:
- Nam
- Nữ
Nhị phân
3 Chỉ số nhân trắc Chỉ số chiều cao
đứng tính theo met,
cân nặng cơ thể tính
theo kilogam, và tính
Chỉ số BMI theo
tuổi và giới
Liên tục
7
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
đến ngày phát vấn
4 Tình trạng suy dinh
dưỡng
Tính theo WHO, từ
tuổi 6-19 tuổi tính
BMI theo tuổi và
giới.
Tỷ lệ học sinh
phân loại tình
trạng dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng
Bình thường
Thừa cân, béo phì.
Liên tục
5 Kinh nguyệt Nữ giới bắt đầu thấy
xuất hiện kinh

nguyệt
Tỷ lệ có kinh
nguyệt ở các em
gái
Nhị phân
6 Số anh chị em trong
gia đình
Số anh em trong gia
đình người trả lời,
tính cả người trả lời:
Con duy nhất
2 người
≥ 3 người
Tỷ lệ số con trong
gia đình.
Định danh
7 Nghề nghiêp của
phụ huynh
Nghề hiện đang làm
tạo thu nhập chính:
Cán bộ
Công nhân
Làm ruộng
Nghề khác
Tỷ lệ nghề nghiệp Định danh
II. Thói quen ăn uống của đối tượng
8 Thói quen ăn sáng Mức độ bỏ bữa sáng
của đối tượng:
Hiếm khi
Thỉnh thoảng (1-2

lần/tuần)
Thường xuyên (>3
lần/ tuần
Tỷ lệ mức độ bỏ
bữa sáng của đối
tượng
Định tính
9 Số bữa ăn trong 1
ngày
Trong 1 ngày, số bữa
chính mà đối tượng
ăn: 2 bữa, 3 bữa, 4
bữa.
Tỷ lệ bữa ăn chính
của đối tượng
trong 1 ngày.
Định lượng
10 Thói quen ăn vặt Thói quen ăn những
thức ăn khác ngoài
các bữa chính.
Tỷ lệ học sinh ăn
vặt của đối tượng.
Nhị phân
11 Uống sữa Mức độ uống sữa của
đối tượng trong 1
tuần.
Tỷ lệ mức độ học
sinh uống sữa.
Định tính
III. Thông tin thói quen sinh hoạt

12 Phương tiện tới
trường
Phương tiện chủ yếu
của đối tượng thường
đi đến trường
Tỷ lệ phương tiện
tới trường
Định danh
13 Thời gian học bài Thời gian học ở
ngoài trường của đối
tượng tính thời gian
Thời gian trung
bình học bài của
đối tượng.
Liên tục
8
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
học thêm và tự học
tại nhà
14 Thói quen tham gia
các hoạt động thể
dục thể thao
Mức độ tham gia
hoạt động thể dục thể
thao của đối tượng:
Hiếm khi, thỉnh
thoảng, thường
xuyên
Tỷ lệ mức độ học
sinh tham gia hoạt

động thể dục thể
thao
Định tính
15 Thói quen rửa tay
trước khi ăn và sau
khi đi vệ sinh
Mức độ rửa tay trước
khi ăn và sau khi đi
vệ sinh: Hiếm khi,
thỉnh thoảng, thường
xuyên
Tỷ lệ mức độ học
sinh rửa tay.
Định tính
IV. Sự quan tâm của đối với tình trạng dinh dưỡng
16 Quan tâm của đối
tượng tới tình trạng
dinh dưỡng
Trong 1 năm qua đối
tượng có cân cân
nặng, đo chiều cao
của mình không.
Tỷ lệ học sinh có
cân, đo cân nặng
của mình trong 1
năm qua
Nhị phân
17 Quan tâm của phụ
huynh đối tượng tới
tình trạng dinh

dưỡng
Trong 1 năm qua, bố
mẹ đối tượng có hỏi
thăm về cân nặng,
chiều cao của đối
tượng không.
Tỷ lệ học sinh
được phụ huynh
hỏi về cân nặng,
chiều cao.
Nhị phân
18 Quan tâm của phụ
huynh tới chế độ ăn
Trong 1 tháng qua,
bố mẹ đối tượng có
nhắc nhở về việc ăn
uống hay không
Tỷ lệ học sinh
được phụ huynh
nhắc nhở về ăn
uống
Nhị phân
19 Quan tâm tới thông
tin liên quan tới
dinh dưỡng
Đối tượng có nghe
các thông tin liên
quan tới dinh dưỡng
Tỷ lệ học sinh
nghe các thông tin

liên quan tới dinh
dưỡng
Định danh
20 Tiếp cận thông tin Các nguồn:
Ti vi
Sách, báo
Loa, đài
Mạng internet
Trường học
Tỷ lệ các nguồn
thông tin được tiếp
cận
Định danh
9
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm của đối tượng
Bảng 5: Tuổi số đối tượng nghiên cứu
Tuổi
N
Nam Nữ
11 17 18
12 16 19
13 16 19
14 17 18
Tổng 66 74
Nhận xét:
Tổng số đối tượng nghiên cứu gồm cả nam và nữ từ 11- 14 tuổi là 140 người.Tỷ lệ
nam nữ đồng đều, cụ thể số đối tượng nam là 66 và nữ là 74.
Bảng 6: Nghề nghiệp của bố mẹ

Nghề nghiệp N %
Mẹ (n=140) Cán bộ viên chức 3 2,1
Công nhân 21 15,0
Làm ruộng 109 77,9
Khác 7 5
Bố (n=137) Cán bộ viên chức 3 2,2
Công nhân 15 10,9
Làm ruộng 110 78,6
Khác 9 6,4
Nhận xét: Nghề nghiệp của cha mẹ đối tượng nghiên cứu chủ yếu là làm ruộng. Trong
đó 77,9% số bà mẹ làm ruộng, 15% làm công nhân và chỉ có 2,1% làm cán bộ viên
chức.
Bảng 7: Số con trong gia đình và vị trí của đối tượng
10
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
N %
Số con (n=140)
1 người 4 2,9
2 người 69 49,3
≥ 3 người 67 47,9
Vị trí trong
anh/chị/em (n=136)
Con cả 43 31,6
Con thứ 44 32,4
Con út 49 35
Nhận xét: Gia đình của đối tượng chủ yếu có 2 anh chị em, chiếm 49,3%. Số gia đình
có từ 3 người con trở lên là 47,9% và chỉ có 4 em là con một, chiếm 2,9%.
2. Các kết quả mô tả cắt ngang
2.1. Tình trạng thể lực của học sinh
Bảng 8: Giá trị trung bình về cân nặng, chiều cao của học sinh 11-14 tuổi

Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
N Nam Nữ N Nam Nữ
11 17 32,74 34,10 18 140,06 141,34
12 16 37,26 34,31 19 145,73 143,96
13 16 40,82 41,73 19 151,61 151,15
14 17 44,37 40,68 18 160,02 151,21
Về cân nặng, ở học sinh nam cân nặng ở ở lứa tuổi 11-14 tăng trung bình 4-5kg
mỗi năm, trong khi đó ở học sinh nữ độ tuổi này tăng rất chậm, lứa tuổi từ 12-13 có sự
tăng rõ rệt (tăng 7kg).
Về chiều cao, ở học sinh nam, lứa tuổi từ 11-13,chiều cao tăng dần mỗi năm
trung bình 4-5cm và tăng mạnh ở lứa tuổi 13 lên 14 (trung bình 9cm).Trong khi đó ở
học sinh nữ, chiều cao tăng nhiều ở tuổi 12 lên 13 (tăng 7cm) còn tuổi 13 lên 14 gần
như không tăng.
.
11
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
Biểu đồ 3: Chiều cao trung bình của học sinh nam và nữ
Nhận xét:
Nhận thấy trung bình chiều cao của nam học sinh 14 tuổi cao hơn ở nhóm nữ
cùng độ tuổi là 9cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
Quan sát bảng và biểu đồ ta thấy chiều cao trung bình của nữ lớn hơn nam ở lứa
tuổi 11 nhưng ở các độ tuổi 12, 13, 14 tuổi chiều cao của nam vượt trội hơn so với nữ,
đặc biệt là tuổi 14.
Biểu đồ 4: Cân nặng trung bình của học sinh nam và nữ
12
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
Nhận xét:
Cân nặng giữa nam và nữ ở các độ tuổi không chênh lệch nhau nhiều. Ở độ tuổi
11, 13 tuổi chiều cao của nữ cao hơn nam 1kg. Ở 12, 14 tuổi nam cao hơn nữ 2-3kg.
Bảng 9: Tình trạng dinh dưỡng phân theo tuổi và giới tính

Tuổi Giới
tính
n Thiếu dinh
dưỡng
Bình thường Thừa cân, béo
phì
n % n % n %
11 Nam 17 1 5,9% 15 88,2% 1 5,9%
Nữ 18 0 0% 18 100% 0 0%
Chung 35 1 2,9% 33 94,2% 1 2,9%
12 Nam 16 1 6,2% 13 81,2% 2 12,5%
Nữ 19 3 15,8% 16 84,2% 0 0
Chung 35 4 11,4% 29 82,9% 2 5,7%
13 Nam 16 4 25% 8 50% 4 25%
Nữ 19 2 10,5% 15 78,9% 2 10,5%
Chung 35 6 17,1% 23 65,7% 6 17,1%
14 Nam 17 4 23,5% 13 76,5% 0 0
Nữ 18 4 22,2% 14 77,1% 0 0
Chung 35 8 22,9% 27 77,1% 0 0
Chung Nam 66 10 15,2% 49 74,2% 7 10,6%
Nữ 74 9 12,2% 63 85,1% 2 2,7%
Chung 140 19 13,6% 112 80% 9 6,4%
Nhận xét:
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu trường THCS Thanh Tuyền, Hà
Nam là 13,6% cao hơn tỷ lệ SDD của trẻ ở nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc là
12,7%. Ở đối tượng nam trong nghiên cứu là 15,2% ,ở đối tượng nữ là 12,2%. Cao
nhất là ở đối tượng nam 13 tuổi (25%), thấp nhất ở nữ 11 tuổi (0%). Trong khi đó tỷ lệ
thừa cân tại nghiên cứu là 6,4%, thấp hơn so với cùng nghiên cứu trên của Trần Thị
Xuân Ngọc là 10,3%. Ở nam là 10,6% còn ở nữ tỷ lệ này là 2,7%.
13

Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
Biểu đồ 8: Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng,thừa cân ở từng nhóm tuổi
2.2. Sự phát triển sinh lý nữ sinh
Biểu đồ 5: Tỉ lệ xuất hiện kinh nguyệt của nữ theo độ tuổi
Nhận xét:
Tuổi trung bình có kinh nguyệt của các học sinh nữ trong nghiên cứu là 12,55
tuổi. Trong đó, phần lớn các em bắt đầu hành kinh năm 13 tuổi (42,4%), có 33,3% các
14
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
em bắt đầu có dấu hiệu hành kinh năm 12 tuổi.Và không có học sinh nào hành kinh
trước 11 tuổi.
2.3. Mô tả 1 số thói quen trong ăn uống
Bảng 10: thói quen bỏ bữa sáng với tình trạng dinh dưỡng
Thói quen bỏ bữa
sáng
Bình thường SDD Thừa cân
Hiếm khi 48,2% (36,8%) 22,2%
Thỉnh thoảng 25% (31,6%) 55,6%
Thường xuyên 26,8% (31,6%) 22,2%
100% 100% 100%
Nhận xét:
Có đến 27,1% số học sinh trong nghiên cứu thường xuyên bỏ bữa sáng; 27,9% học
sinh thỉnh thoảng bỏ bữa sáng và chỉ có 45% tổng số học sinh ăn sáng đều đặn. Tuy
vậy, không có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ và thói quen ăn sang.
Nhận thấy ở nhóm suy dinh dưỡng có 7 trẻ hiếm khi bỏ bữa sáng, chiếm 36,8%. Có 6
trẻ thỉnh thoảng bỏ bữa sáng chiếm 31,6% và 31,6% đối tượng thường xuyên bỏ bữa
sáng.
Bảng 11: Thói quen ăn vặt và tình trạng dinh dưỡng
Thói quen ăn vặt Bình thường SDD Thừa cân
Có ăn vặt 80,4% 89,5% 100%

Không ăn vặt 19,6% 10,5% 0%
100% 100% 100%
Ở nhóm SDD số lượng trẻ ăn vặt chiếm 89,5% lớn hơn rất nhiều so với số không
ăn vặt là 10,5%. Trong khi đó ở nhóm thừa cân 100% đối tượng có ăn vặt.
Bảng12: Thói quen được gia đình cho tiền tiêu vặt và tình trạng dinh dưỡng
Bình thường SDD Thừa cân
Hiếm khi 60 (53,6%) 12 (63,2%) 7 (77,8%)
Thỉnh thoảng 40 (35,7%) 7 (36.8%) 2 (22,2%)
Thường xuyên 12 (10.7%) 0 0
112 (100%) 19 (100%) 9 (100%)
Bảng: Thói quen uống sữa với tình trạng dinh dưỡng
Bình thường Suy dinh dưỡng Thừa cân
Hiếm khi 61 (54,5%) 6 (35,3%) 4 (44,4%)
Thỉnh thoảng 32 (28.6% 9 (52,9%) 4 (44,4%)
Thường xuyên 19 (17%) 2 (11,8%) 1 (11,1%)
15
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
100% 100% 100%
Bảng: Thói quen thể dục thể thaoo với tình trạng dinh dưỡng
Bình thường SDD Thừa cân
Hiếm khi 51 (45,9%) 11 (54,7%) 6 (66,7%)
Thinh thoảng 49 (44.1%) 6 (35,3%) 3 (33,3%)
Thường xuyên 11 (9.9%) 0 (0%) 0 (0%)
2.4. Thói quen sinh hoạt
Bảng 13: Phương tiện tới trường và khoảng cách từ nhà tới trường
N % Khoảng cách tới trường (km)
Người thân
chở tới
4 2,9% 1,2
Xe đạp 109 79,0% 1,7

Đi bộ 25 18,1% 0,8
Nhận xét:
Khoảng cách từ nhà học sinh tới trường tương đối gần. Và các em chủ yếu tự
tới trường bằng xe đạp (79% học sinh) chỉ có 4 em được người thân chở tới trường
(chiếm 2,9%).
Bảng 25: Thời gian học trung bình với tình trạng dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng Bình thường Thừa cân/béo phì
N 17 112 9
Thời gian học
(tiếng)
2,03 2,35 3,0
Nhận xét:
Thời gian học trung bình của nhóm thừa cân là 3 giờ lớn hơn thời gian học của
nhóm SDD là 0,97 giờ và lớn hơn thời gian học của nhóm có tình trạng dinh dưỡng
bình thường 0,65 giờ. Tuy nhiên không có mối liên quan giữa thời gian học với tình
trạng dinh dưỡng của đối tượng. (Kiểm định Anova test cho kết quả độ chênh lệch thời
gian học của các nhóm không có ý nghĩa thống kê).
Bảng 16: Tẩy giun và tần suất thói quen rửa tay
Bảng: Thói quen tẩy giun và tình trạng dinh dưỡng
TT tẩy giun 1 năm Bình thường SDD Thừa cân
16
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
qua
Có 72 (64,9%) 5 (27,8%) 7 (77,8%) 84(60,9%)
Không 39 (35,1%) 12 (72,2%) 2 (22,2%) 45 (39,1%)
Tổng 110 (100%) 17 (100%) 9 (100%) 100%
Tỷ lệ tẩy giun ở nghiên cứu đạt 60,9%, vẫn còn 39,1% đối tượng không tẩy giun trong
thời gian 1 năm.
Trong đó ở nhóm SDD có 27,8% các em có tẩy giun còn lại 72,2% các em chưa tẩy
giun trong vòng 1 năm qua. Có thể thấy tỷ lệ không tẩy giun ở nhóm SDD cao hơn

nhiều nhiều tỷ lệ trẻ có tẩy giun.
Bảng: Thói quen rửa tay với tình trạng dinh dưỡng
Rửa tay trước
khi ăn
Bình thường SDD Thừa cân Tổng
Hiếm khi 16 (14,4%) 7 (41,2%) 1 (11,1%) 24 ( 17,1%)
Thỉnh thoảng 29 (26.1%) 3 (17,6%) 4 (44,4%) 36 (27,7%)
Thường xuyên 66 (59.6%) 7 (41,2%) 4 (44,4%) 78 (56,9%)
Tổng 100% 100% 100% 100%
Rửa tay sau khi
đi vệ sinh
Bình thường SDD Thừa cân
Hiếm khi 5 (4,5%) 4 (23,5%) 0 (0%)
Thỉnh thoảng 10 (9,0%) 0 (0%) 1 (11,1%)
Thường xuyên 96 (86,6%) 13 (76,5%) 8 (88.9%)
Tổng 100% 100% 100%
Rửa tay bằng gì Bình thường SDD Thừa cân
Xà phòng và nước
sạch
78 (70,3%) 13 (76,5%) 8 (88.9%)
Nước sạch 33 (29,7%) 4 (23,5%) 1 (11,1%)
111 (100%) 17 (100%) 9 (100%)
Thực hành rửa tay của các em khá tốt, Có đến 85,4% các em thường xuyên rửa
tay sau khi đi vệ sinh. tuy nhiên việc rửa tay trước khi ăn không được quan tâm, cụ thể
là chỉ có 56,9% các em thường xuyên rửa tay trước khi ăn.
2.5. Sự quan tâm đối với dinh dưỡng
Bảng 17: Sự quan tâm tới tình trạng dinh dưỡng của đối tượng
N %
Cân nặng (n=) Khám SK tại
trường

90 64,3
17
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
Ở nhà 37 26,4
Không đo 13 9,3
Chiều cao Khám SK tại
trường
94 67,1
Ở nhà 30 21,4
Không đo 16 11,4
Nghe thông tin tới
dinh dưỡng
Ti vi 73 52,1
Sách, báo 15 10,7
Loa đài 2 1,4
Mạng internet 30 21,4
Trường học 26 18,6
Không nghe tới 37 26,4
Thực hiện lời
khuyên dinh
dưỡng
Có thực hiện 71 68,9
Không thực hiện 32 31,1
Nhận xét:
Tỷ lệ cân đo của các em khá cao, Phần lớn các em cân đo tại trường (>60% số
em) tuy nhiên vẫn còn 9,3% các em không được cân và 11.4% các em 1 năm qua
không được đo chiều cao.
Có 74,5% em học sinh đã được nghe những thông tin về dinh dưỡng, Phương
tiện mang thông tin tới các em chủ yếu là Tivi (52,1%). Có 18,6% tới các em học sinh
nghe thông tin về dinh dưỡng từ nhà trường cung cấp. Qua bảng trên cũng có thể thấy

tỷ lệ thông tin qua loa đài thấp (chỉ 1,4% số đối tượng biết thông tin qua loa đài).
Tuy nhiên, mặc dù có biết được những thông tin về dinh dưỡng nhưng chỉ
68,9% các em làm theo.
Bảng 18: Sự quan tâm của phụ huynh tới tình trạng dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng
của trẻ
N %
Hỏi về cân nặng, chiều cao 95 69,9
Nhắc nhở ăn uống 119 87,5
Nhận xét:
18
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
Phụ huynh của các đối tượng cũng đã có sự quan tâm đến tình trạng của con em
mình. Cụ thể, 69,9% các em được hỏi về cân nặng chiều cao, hầu hết các em được
nhắc nhở việc ăn uống (87,5%).
VI.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Tình trạng dinh dưỡng của học sinh: tỷ lệ suy dinh dưỡng lứa tuổi học sinh THCS
tương đối cao.
Tỷ thiếu dinh dưỡng ở học sinh trường THCS Liêm Tuyền là 13,6%; Trong đó tỷ
lệ thiếu dinh dưỡng ở học sinh nam là 15,2% và ở học sinh nữ là 12,2%. Tỷ lệ SDD
cao nhất là ở nhóm học sinh 15 tuổi với tỷ lệ SDD là 22,9%, thấp nhất là ở nhóm 12
tuổi: 2,9%
Tỷ lệ thừa cân, ở nhóm học sinh trong nghiên cứu là 6,4%. Trong đó tỷ lệ béo phì ở
học sinh nam là 10,6% còn ở nữ là 2,7%. Nhóm 14 tuổi có tỷ lệ thừa cân cao nhất:
17,1%.
Sự tăng trưởng thể lực của nam lớn hơn của nữ.
Cụ thể, chiều cao và cân nặng của nam lớn hơn nữ cùng độ tuổi.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao của nam cao hơn nữ.
Thời gian dậy thì có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của nữ sinh
Chiều cao và cân nặng trung bình của những học sinh đã xuất hiện kinh nguyệt cao

hơn nhóm chưa có kinh. Cụ thể, độ chênh lệch về chiều cao là 6,9cm, và chênh lệch
cân nặng là 6kg.
Trung bình học sinh nữ trong nghiên cứu xuất hiện kinh nguyệt lần đầu năm 13
tuổi.
Có mối liên quan giữa việc tẩy giun và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
2. KHUYẾN NGHỊ
Đưa giáo dục dinh dưỡng vào trường học.Lồng ghép các kiến thức dinh dưỡng
trong các buổi sinh hoạt, ngoại khóa.
Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kì và báo cáo kết quả cho gia đình.
Phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhắc nhở các em về thói quen ăn uống,sinh
hoạt và thực hành vệ sinh tốt.
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CỦA NHÓM SAU ĐỢT THỰC ĐỊA
I. Kết quả thu được sau thực địa
19
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
Trong đợt thực địa dành cho cử nhân YTCC năm thứ tư nhóm chúng tôi được phân
công thực tập 03 tuần tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nam, 03 tuần tại Chi cục an
toàn thực phẩm tỉnh Hà Nam, với thời gian 6 tuần và 4 làm bài tập lớn tại địa phương
dưới sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ và giảng viên hướng dẫn, TTYTDP,
Chi cục ATTP nhóm đã học được rất nhiều kỹ năng thực tế. Nhóm đã hoàn thành được
những mục tiêu đề ra với những hoạt động cụ thể như sau:
1. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nam
Nhóm tìm hiểu các chương trình hoạt động chính liên quan đến dinh dưỡng đã
triển khai; phân tích số liệu các chương trình hoạt động hàng năm về dinh dưỡng, đánh
giá về chương trình này; lập kế hoạch cho khoa, tham gia xây dựng tài liệu đào tạo liên
tục. Ngoài ra nhóm còn được cán bộ trong khoa hướng dẫn các kĩ năng về giám sát
chương trình cho trẻ uống vitamin A, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, tìm hiểu
quy trình điều tra giám sát dinh dưỡng 30 cụm. Bên cạnh đó, các hoạt động về dinh
dưỡng nhóm tham gia trên địa bàn như cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học
sinh trường THCS Thanh Liêm, điều tra khẩu phần, xây dựng khẩu phần cho 4 HGĐ.

Qua các hoạt động đó, nhóm đã học được kỹ năng giám sát, kỹ năng của người đi
kiểm tra và quy trình kiểm tra.
2. Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh Hà Nam
Tại Chi cục an toàn thực phẩm, nhóm đã tìm hiểu các chương trình về ATTP đang
và đã được triển khai tại Chi cục, chức năng nhiệm vụ của bốn phòng ban: phòng
thanh tra, phòng hành chính, phòng truyền thông thông tin – quản lý ngộ độc thực
phẩm, phòng đăng ký và chứng nhận sản phẩm. Dưới sự giúp đỡ tận tình của các cán
bộ trong Chi cục nhóm đã được tham gia các hoạt động thực tế như: tổ chức tập huấn
và cấp giấy chứng nhận sản phẩm; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành ATTP và lấy
mẫu, thực hiện một số test kiểm tra nhanh trong công tác thanh tra, kiểm tra ATTP.
Ngoài ra nhóm cũng tìm hiểu và tham gia vào các chương trình ATTP: lập kế hoạch
chung cho các hoạt động chuyên môn của Chi cục, tham gia hoạt đông thông tin
truyền thông, tìm hiểu quy trình điều tra giám sát ngộ độc thực phẩm, tìm hiểu thủ tục
cấp phép đối với ba loại giấy phép về ATTP, đánh giá điều kiện vệ sinh ATTP tại bếp
ăn HGĐ và tư vấn thực hành đúng ATTP bếp ăn HGĐ, sử dụng test nhanh để kiểm tra
đánh giá ATTP. Và nhờ đó nhóm học được các bước đi thanh tra, kiểm tra thực tế các
công việc tại chi cục.
Ngoài 06 tuần thực địa trên, 04 tuần còn lại nhóm lựa chọn làm bài tập lớn tại
khoa Dinh dưỡng – TTYTDP Hà Nam. Nhóm đã lập kế hoạch và nhờ sự giúp đỡ của
cán bộ trong khoa và giảng viên hướng dẫn để hoàn thành bài tập.
II. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình thực địa nhóm đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Để tham gia tốt hơn vào nhiều hoạt động khoa phòng sinh viên cần chủ động bám sát,
tìm hiều và tham gia vào công việc của cán bộ trong khoa để học tập và tiếp thu kinh
nghiệm. Tạo được mối quan hệ tốt với các cán bộ để được tham gia vào nhiều công
việc hơn. Trước hết các thành viên trong nhóm phải chủ động tìm hiểu đầy đủ thông
tin, kiến thức cho buổi thực địa. Ngoài ra, cần bổ sung thêm kỹ năng giao tiếp văn
20
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
phòng. Và sau mỗi buổi làm viêc nhóm cần họp để tổng kết các công việc hàng ngày,

rút kinh nghiệm, khó khăn cần giải quyết, phát huy những điểm tốt.Để thuận tiện cho
việc viết báo cáo.
III. Khuyến nghị
Qua 10 tuần thực tập, nhóm có khuyến nghị là nên tổ chức cho sinh viên đi thực
tập vào những dịp như: tuần lễ dinh dưỡng, ngày điều tra giám sát tình trạng dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ, tháng hành động ATTP…để sinh viên có thể theo
dõi và tham gia trực tiếp vào các hoạt động và công tác tổ chức thực hiện chương trình
như thế nào. Qua đó sinh viên sẽ có cái nhìn thực tế về các chương trình y tế nói chung
và chương trình dinh dưỡng và ATTP nói riêng đang triển khai trên địa bàn.Bộ môn
nên có bài tập cá nhân, để đánh giá chính xác mức độ học tập, khả năng làm việc cá
nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y Tế (2001) Điều tra y tế 2001-2002.
2. Tổng cục thống kê (2001), “Các kết quả chủ yếu điều tra dân số và kế hoạch hóa
gia đình năm 2011”, trang 21.
3. Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992), “Đặc điểm hình thái thể lực học sinh trường phổ
thông cơ sở ở Hà Nội”, Luận án PTS Y dược học 1992.
4. Lê Thị Hương (1999), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của học
sinh hai trường tiểu học nội, ngoại thành Hà Nội” Luận án Ths dinh dưỡng cộng đồng
Hà Nội, trang 13.
5. Trần Thị Hồng Loan (1998), “Tình trạng thừa cân và các yếu tố nguy cơ ở học sinh
6-11 tuổi tại một quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh”, trang 69.
6. Trần Thị Xuân Ngọc (2012), “ Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân, béo phì
của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại Hà Nội”,
trang 94, 113.
Từ 7 thàng 8
7. Từ Ngữ, Huỳnh Nam Phương, Hà Huy Khôi và cộng sự, (1999), Tìm hiểu tình hình
thể lực trẻ em lứa tuổi học đường. Viện dinh dưỡng.Khoa dinh dưỡng cơ sở.
8. Nguyễn Văn Thắng (2001), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tập tính dinh

dưỡng của lứa tuổi vị thành niên tại một trường Trung học cơ sở nội thành Hà Nội
năm 2001”, trang 38, 42.
21
Nhóm 3 TTYTDP & Chi cục ATTP Hà Nam
9. Trịnh Thanh Thủy (2001), “Nghiên cứu tình trạng thừa cân béo phì và một số yếu
tố nguy cơ ở học sinh 6-11 tuổi tại quận Đống Đa” Tạp chí Y học thực hành số 774,
trang 129-133.
10. Phan Thị Thủy (1996), “ Tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên ở vùng ven biển Lệ
Thủy - Quảng Bình”, trang 6, 28, 53.
11. Hà Văn Thiệu, Bùi Thị Bảy (2005), “Nghiên cứu những bất lợi ở trẻ thừa cân và
béo phì”, Mạng Thông tin Khoa học và Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
12. Bùi Thị Thúy (2005), “Tiểu luận một số rối nhiễu tâm lý vị thành niên dưới cái
nhìn của nhà giáo dục”.
13. Nguyễn Văn Tuấn và nhóm tác giả Viện Khoa học Thể dục Thể thao Di truyền
(2006), “Di truyền, sự tương tác giữa di truyền và môi trường - yếu tố quyết định
chiều cao của con người”, Bài viết Chiều cao thân thể - Di truyền và hoàn cảnh đăng
trên Tạp chí Hoạt động Khoa học số 4 năm 2006.
14. Những lưu ý thấy trẻ khi dậy thì sớm, ngày tải 11/11/2014,
/>15. Vị thành niên, ngày tải 11/11/2014, />%8B_th%C3%A0nh_ni%C3%AAn
Tiếng Anh
16. WHO (1995) Physical status: The use and inter pretation of an thropometry. Genava, (tr
263).
17. WHO. The health aspects of food and nutrition. A.manual for developing countries
in the western pacific Region of the WHO.(tr 163-164).
18. Deckenbaum J.R., Williams L. C. (2001). “Childhood obesity: the health issue”.
Obesity research. Vol.9. Supplement 4. pp. 239s-243s.
19. 18.Ha Huy Khoi, Bui Thi Nhu Thuan. Assesment of some physical status of rural
and Ha Noi children.Appied Nutrition 1986, UNICEF/NIN, Ha Noi. (tr 310-321).
20. Mercedes de O., Monika B. (2010). “Global prevalence and trends of overweight
mong preschool children”. American journal of clinical nutrition No. 92, pp. 1257-

1264.
21. Pan American Health Organization (2011), Workshop on intergrating Deworming
ntervention into preschool child packages in the Americas, Mc Gill University.
22. Ye Ghang Jun MD, 1995. The Nutrient intakes of Chinese children and adlescents
and their impact on growth and development. Asia pacific, Clin Nutri. (tr17-20).
22

×