Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.47 KB, 18 trang )

VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG PHÒNG
CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tham nhũng và chống tham nhũng là hiện tượng xã hội đã có từ lâu trong lịch sử lồi người.
Đặc biệt, từ nửa cuối thế kỷ thứ XX, tham nhũng nổi lên như căn bệnh ác tính bùng phát, đe
doạ cả nền kinh tế, văn hóa lẫn đạo đức của lồi người, có sức tàn phá và ngăn cản rất lớn
đối với sự phát triển của mọi quốc gia.
Qua theo dõi, đánh giá của một số tổ chức quốc tế cho thấy, tham nhũng thường diễn ra phổ
biến và nghiêm trọng ở những nước kém phát triển, thu nhập thấp, xã hội thiếu ổn định, nhất
là khu vực châu Phi, châu Á. Ở một số nước phát triển, tham nhũng có thể không phổ biến,
tràn lan, nhưng một số vụ tham nhũng lớn vẫn có thể xảy ra.
Trong khoảng chừng 30 năm nay, nhiều quốc gia, nhiều khu vực đã hao tâm, tổn trí rất nhiều
vào việc tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu, đưa ra những tuyên bố cứng rắn và mở những


chiến dịch rộng rãi để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, song hiệu quả còn xa với yêu cầu
của sự phát triển và đòi hỏi của nhân loại tiến bộ.
Ở Việt Nam, tham nhũng có những đánh giá cho là đang trở thành “quốc nạn”, là những lực
cản nặng nề nhất cho sự phát triển, là một tệ nạn có nguy cơ đe dọa sự tồn vong của quốc
gia, dân tộc. Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, những kinh nghiệm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác PCTN có ý
nghĩa hết sức quan trọng, thực sự là những “di sản” có giá trị đối với sự phát triển của quốc
gia, dân tộc.
Về phía Nhà nước, để có cơ sở pháp lý trongviệc đấu tranh PCTN ngày 29-11-2005, Quốc
hội đã thơng qua Luật PCTN;Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 30 nghị định,
quyết định, chỉ thị để cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) và Luật PCTN, qua đó

đã quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện hầu hết các quy định của Luật PCTN. Pháp luật về
PCTN đã cụ thể hóa đường lối, chủ trương, biện pháp của Đảng về PCTN, lãng phí. Luật
PCTNvà các văn bản pháp luật khác về PCTN được ban hành, tạo hành lang pháp lý quan
trọng cho cơng tác PCTN. Là cơ sở pháp lí để nhận diện tham nhũng, tạo khn khổ pháp lí
để phịng ngừa, phát hiện, xử lí tham nhũng; để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình trong PCTN, trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; để các cơ quan
PCTN, tổ chức và công dân phát huy vai trị, trách nhiệm của mình trong PCTN; để tiến
hành hợp tác quốc tế về PCTN.


Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (vào năm 2009) và
khẩn trương nội luật hóa các quy định của Cơng ước phù hợp với điều kiện Việt Nam. Luật

PCTN đã giúp tạo ra môi trường thể chế ngày càng công khai, minh bạch; từng bước tăng
cường sự tham gia của các tổ chức xã hội, cơ quan báo chí, cộng đồng doanh nghiệp và của
người dân trong công tác PCTN; cơ chế kiểm sốt đối với cán bộ, cơng chức, viên chức và
chế độ công vụ cũng ngày càng được cải thiện; việc xử lý người có hành vi tham nhũng và
tài sản tham nhũng từng bước được chú trọng và nâng cao hiệu quả; bộ máy cơ quan PCTN
bước đầu được củng cố, kiện toàn nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Luật PCTN năm 2019, gồm 10 chương, 96 điều được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khố XIV thơng qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 20/11/2018 và có hiệu lực từ
ngày 01/7/2019. So với Luật PCTN năm 2005 và Luật PCTN sửa đổi năm 2007, năm 2012,
(đã được hợp nhất tại văn bản Luật số 10/VBHN-VPQH ngày 12/12/2012, (sau đây viết tắt
là Luật năm 2005) gồm 8 chương, 100 điều), thì Luật PCTN năm 2018 có nhiều điểm mới,
bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cấp bách của cơng tác

PCTN.
Tham nhũng đang là vấn nạn, có xu hướng gia tăng và gây thiệt hại nặng nề về nhiều mặt,
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước, làm giảm niềm tin của nhân dân vào các
cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên đảm nhiệm các vị trí "có quyền". Cơng tác
PCTN được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách
vừa khó khăn, phức tạp và lâu dài.
Nghiên cứu sự ra đời và phát triển của tham nhũng, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã
khẳng định: Tham nhũng xảy ra nghiêm trọng nhất ở các nước mà hệ thống pháp luật còn
lỏng lẻo, các quy trình ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu dân chủ, thiếu minh
bạch, thủ tục hành chính rườm rà, lương cơng chức thấp. Ngun nhân dẫn đến tham nhũng
thì có nhiều, nhưng ở bất kỳ đâu, ngun nhân chính là ở sự thiếu hồn thiện của luật pháp.
Đương nhiên, luật pháp tốt khơng thơi thì chưa thể bảo đảm cho việc chống tham nhũng tốt,

nhưng luật kém là nguyên nhân chính của mọi thất bại trong PCTN.
Vì vậy, đề tài “VAI TRỊ CỦA PHÁP LUẬT TRONG PHỊNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY”mang tính cấp thiết cả về lý luận và mang thực tiễn.
II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN
Chương 1: Lí luận chung về tham nhũng
Chương 2: Vai trò của pháp luật trong phòng, chống tham nhũng
Chương 3: Thực trạng – giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý hành vi vi phạm pháp luật
về PCTN


Chương 1
1.1 Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phức tạp với nhiều biểu hiện khác nhau. Các quốc gia
ở các trình độ phát triển khác nhau, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau quan niệm
về tham nhũng cũng rất khác nhau. Trong từng quốc gia, ở mỗi giai đoạn phát triển, khái
niệm tham nhũng đưa ra cũng thay đổi tương ứng để chỉ ra những loại hành vi tham nhũng
nào là phổ biến. Vì vậy khó có thể có một khái niệm chung nhất về tham nhũng cho mọi
quốc gia, mọi chế độ chính trị; tham nhũng cũng khơng phải là một khái niệm nhất thành bất
biến xuyên qua các thời kỳ phát triển đối với từng quốc gia, khu vực.
Ở góc độ chung nhất, thuật ngữ “tham nhũng” (corruption) có gốc là một động từ tiếng Latinh “corruptus”, nghĩa là lạm dụng, phá hoại hay vi phạm. Như vậy, từ gốc rễ của nó, thuật
ngữ “tham nhũng” hàm ý những hành vi trái phép hoặc bất hợp pháp.
Ngân hàng Thế giới (WB) coi tham nhũng là "Sự lạm dụng chức vụ công để tư lợi". Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan niệm "Tham nhũng là lạm dụng chức vụ công hoặc
chức vụ tư để tư lợi".

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) thì "Tham nhũng là hành vi của cơng chức trong khu
vực cơng, dù là chính trị gia hay cơng chức dân sự, trong đó họ làm giàu một cách không
đúng đắn hay bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho người thân của họ bằng việc lạm dụng
quyền lực công đã được giao cho họ".
Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 không đưa ra khái niệm về tham
nhũng mà chỉ khuyến cáo các quốc gia thành viên cần phải quy định các hành vi sau đây là
tội phạm: Hối lộ (trong khu vực công và khu vực tư); tham ô; lợi dụng ảnh hưởng để trục
lợi; làm giàu bất hợp pháp; biển thủ trong khu vực tư; tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có…
Theo Từ điển Luật học Việt Nam năm 2006: "Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập
thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức".
Ở Việt Nam, theo Luật PCTN năm 2005 thì "tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,

quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (Luật PCTN sửa đổi năm 2018, có
hiệu lực từ ngày 1/7/2019 giữ nguyên khái niệm này). Vụ lợi được hiểu là: "Lợi ích vật chất,
tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi
tham nhũng" (Điều 2 Luật PCTN). Đây là một khái niệm tương đối bao quát, đủ để xác định
bản chất của hành vi tham nhũng phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay.


1.2 Nguyên nhân tham nhũng
Có những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp, có những nguyên nhân khách quan và chủ
quan dẫn tới tham nhũng ở Việt Nam. Bước chuyển sang kinh tế thị trường cùng với mở cửa
ra thế giới bên ngoài và hội nhập quốc tế (trên dưới một thập kỷ nay) đã tạo ra xung lực
mạnh cho sự phát triển năng động của nền kinh tế nước ta. Cùng với kinh tế tăng trưởng và

phồn vinh, xã hội ta cũng đang biến đổi mạnh về cơ cấu với sự đa dạng các giai tầng, các
nhóm xã hội - nghề nghiệp. Đó là một xu hướng tích cực. Song, nước ta chưa có một nền
kinh tế thị trường hiện đại, thành thục và văn minh theo đúng nghĩa của nó. Văn hóa kinh
doanh, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân cũng chưa định hình các chuẩn mực và
giá trị.
Tính sơ khai, hoang dã của kinh tế thị trường phơi thai vẫn cịn mạnh, nó chứa đầy những
tiêu cực, tệ nạn với sức mạnh của đồng tiền, của sự trỗi dậy chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, vị kỷ
cực đoan, kích thích tâm lý hưởng thụ và làm giàu bằng mọi giá. Nhà nước pháp quyền còn
đang trong quá trình xây dựng. Xã hội chưa trưởng thành về dân chủ và văn hóa dân chủ.
Trên con đường hiện đại hóa để trở thành xã hội hiện đại “dân chủ, công bằng, văn minh”
chúng ta vấp phải vô số nhiều những lực cản, cả hữu hình lẫn vơ hình kìm hãm phát triển.
Những tàn dư lạc hậu, lỗi thời, cùng với những tì vết của thực dân - phong kiến còn kết

đọng rất nặng nề, chưa giải tỏa hết. Trình độ phát triển của nước ta chưa đạt tới trình độ
một nước cơng nghiệp nên chưa có đầy đủ những tất yếu cho việc giải thể cấu trúc xã hội cổ
truyền để xác lập cấu trúc xã hội hiện đại dân chủ - pháp quyền. Những hạn chế, yếu kém,
bất cập trong quản lý, chất lượng thấp của giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ cũng
như dịch vụ xã hội, môi trường xã hội dân chủ, công khai, minh bạch thông tin, sự thấp kém
và khơng đồng đều về trình độ học vấn, văn hóa giữa các vùng miền, giữa các đối tượng xã
hội, từ người dân đến công chức, quan chức… đều bắt nguồn từ những hạn chế lịch sử đó.
Tham nhũng từ thấp đến cao, từ đơn lẻ vụ việc, cá thể đến những can dự của số đông của
tập thể, phe phái, tập đồn, vì thế mà xuất hiện, lây lan trở thành phổ biến.
Nhưng trực tiếp dẫn đến tham nhũng, dung dưỡng tham nhũng, làm cho tham nhũng trở
thành vấn nạn đến mức nguy hiểm lại thuộc về chủ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy,
trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý với luật pháp - cơ chế - chính sách chứa đựng rất nhiều

bất ổn đang phải ra sức sửa chữa, tháo gỡ. Đó là:
Thứ nhất, hệ thống tổ chức bộ máy cồng kềnh, tầng nấc, quan liêu nặng nề. Quan liêu
cũng là một vấn nạn không kém gì so với tham nhũng. Cải cách hành chính và cải cách tư
pháp không triệt để, mục tiêu xây dựng một nền hành chính cơng minh bạch, phục vụ người
dân và doanh nghiệp không đạt được như mong muốn, nhất là cải cách thủ tục hành chính.
Thứ hai, hệ thống thể chế luật pháp và tổ chức thực hiện, thi hành luật pháp không đồng
bộ, chất lượng thấp, hiệu lực yếu, hiệu quả kém. Vừa bị “rừng luật” cản trở vừa bị “luật
rừng” thao túng. Chức năng phục vụ dân sinh xã hội của Nhà nước không được phát huy
lành mạnh. Các quan hệ Dân chủ -Pháp luật, kỷ cương; Công dân - Nhà nước; công chức,


viên chức với công dân không rành mạch, sáng tỏ do thiếu công khai, minh bạch, thiếu vắng

trách nhiệm và chế độ trách nhiệm.
Thứ ba, chính sách lạc hậu, đặc biệt là chính sách tiền lương lại thêm tác động của lợi ích
nhóm dẫn tới tiêu cực trong hoạch định và thực thi chính sách. Tình huống đã xuất hiện:
chính sách phục vụ dân hay phục vụ lợi ích nhóm? Bất bình, phản ứng của dân xoay quanh
vấn đề này. Tham nhũng trong chính trị, trong chính sách làm quyền lực chân chính bị tha
hóa, suy thối, hư hỏng ngày càng trầm trọng trong một bộ phận quan chức, công chức, viên
chức gây tổn hại tới lợi ích và cuộc sống của dân.
Thứ tư, kiểm soát quyền lực chậm trễ, không rõ ràng cả trong nhận thức và hành động.
Dân chủ biến thành “quan chủ” đúng như điều mà Hồ Chí Minh đã cảnh báo. Phản biện, tư
vấn, kiểm tra, giám sát yếu kém vừa làm cho dân chủ chậm phát triển, vừa không ngăn chặn
được tham nhũng, tiêu cực ngay trong bộ máy.
Thứ năm, đội ngũ công chức thiếu tính chuyên nghiệp. Hoạt động điều hành quản lý thiếu

tính hiện đại. Văn hóa từ chức, văn hóa xin lỗi chậm hình thành, khơng được thực hiện
nghiêm túc, lại có nguy cơ bị hình thức hóa.
Thứ sáu, cơ chế dùng người, đặt người vào công việc bộc lộ nhiều bất ổn. Thiếu động lực
cho tài năng phát lộ, phát triển. Nhân tài, hiền tài, tinh hoa khó, thậm chí khơng vào được bộ
máy. Cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ” là nơi dung dưỡng cho tham
nhũng phát triển. Chính sách và cơ chế hiện hành vơ hình chung chỉ khuyến khích con người
ta chạy theo quan chức, địa vị, bổng lộc, khơng khuyến khích mọi người theo con
đường chuyên gia. Đó là đầu mối của những lệch lạc chuẩn mực giá trị và làm hỏng
nhân cách, nhất là tạo ra một thứ chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, làm hỏng lớp trẻ mới vào đời,
lập thân lập nghiệp.
Thứ bảy, trình độ học vấn, văn hóa, nhất là văn hóa pháp luật thấp, khơng chỉ ở
dân thường mà cịn ở tầng lớp có học thức, ở cả công chức, viên chức và quan chức.

Coi thường pháp luật cịn diễn ra phổ biến.
Thứ tám, bất cơng xã hội cịn nhiều. Phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo có xu
hướng gia tăng. Khơng kiểm sốt được biến động tài sản và thu nhập, nhất là xử lý tình trạng
giàu lên nhanh chóng một cách phi pháp, ngồi lao động.
Thứ chín, tình trạng hư danh, hám danh, tham chức, tham quyền, trục lợi kèm theo sự suy
đồi đạo đức, dư luận xã hội tích cực phát triển một cách yếu ớt, không tạo được áp lực đủ
mạnh chống tham nhũng.
Thứ mười, sự thiếu gương mẫu của khơng ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, kể cả ở cấp cao.
“Thượng bất chính hạ tất loạn…”. Tổng kết phịng ngừa, răn đe của người xưa để phịng
tránh đã khơng tránh được, lại đã hiện hình trong bộ máy, trong những người nắm giữ chức,
quyền ngày nay.



1.3 Dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng
Hành vi tham nhũng phải bao gồm đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng sau:
Thứ nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn.
Luật PCTN quy định 4 nhóm người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức;
b. Sỹ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn - kỹ
thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c. Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là
người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
d. Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ,

cơng vụ đó.
e. Ngồi ra, theo Bộ luật Hình sự 2015, chủ thể của các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ
cịn có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao.
Sự lợi dụng, lạm dụng thơng qua: hoặc là chức năng chính quyền; hoặc là chức năng tổ
chức, lãnh đạo; hoặc là chức năng hành chính, kinh tế theo nhiệm vụ, cơng vụ được giao;
hoặc theo thẩm quyền chun mơn mà người đó đảm nhận.
Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ lợi (vụ lợi là lợi
ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thơng
qua hành vi tham nhũng).
Đây là dấu hiệu bắt buộc phải có để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi

phạm pháp luật khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu đặc trưng trên thì khơng bị coi là hành vi tham nhũng mà bị
coi là hành vi vi phạm pháp luật khác.
1.4 Phân loại tham nhũng
Tham nhũng vật chất: Là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất của cá
nhân như tiền bạc, tài sản... Đây là dạng tham nhũng phổ biến và dễ nhận thấy. Trước đây,


tham nhũng vật chất chủ yếu chỉ xảy ra ở lớp người có quyền lực với thủ đoạn chủ yếu là
dùng quyền lực được giao để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của công dân nhằm vụ lợi cá
nhân, nhưng ngày nay tham nhũng vật chất đã lan rộng ra mọi tầng lớp dân cư trong xã hội,
kể cả lớp người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này như thầy giáo, thầy

thuốc… Tại nhiều quốc gia đang phát triển, tham nhũng vật chất đã trở thành nguồn sống
chủ yếu của một bộ phận quan chức và tầng lớp dân cư có địa vị trong xã hội.
Tham nhũng quyền lực: Là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi dụng quyền lực cá
nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy cơng quyền cũng như vào các tổ chức chính
trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính... vì động cơ vụ lợi. Tham nhũng quyền lực thường thể
hiện ở các mức độ khác nhau như: Lạm dụng, vận dụng một cách sai trái các quyền hợp
pháp được nhà nước và xã hội trao cho; tạo ra các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm
thỏa mãn những lợi ích khơng hợp pháp; lợi dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về
quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực
cao hơn… Điển hình cho dạng tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân không
xứng đáng, khơng đủ phẩm chất, trình độ, năng lực nhưng lại chiếm giữ nhiều cương vị,
nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, các tổ chức, đơn vị kinh tế, tài chính. Tư

tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “tham quyền cố vị” chính là biểu hiện rõ nét
nhất của dạng tham nhũng này.
Tham nhũng lớn, tham nhũng nhỏ: Theo Bộ công cụ PCTN của Liên hợp quốc, tham nhũng
lớn là loại tham nhũng xâm nhập đến tận những cấp bậc cao nhất của chính phủ quốc gia,
làm xói mịn lịng tin vào sự quản lý đúng đắn, nguyên tắc nhà nước pháp quyền và sự ổn
định của nền kinh tế. Tham nhũng nhỏ là tham nhũng liên quan đến việc đổi chác một số tiền
nhỏ, việc làm ơn khơng đáng kể bởi những người tìm kiếm sự ưu đãi, hoặc việc sử dụng bạn
bè hay họ hàng nắm giữ chức vụ nhỏ. Như vậy có thể thấy, tham nhũng lớn thường diễn ra
trong lĩnh vực quản lý kinh tế nhà nước, với các hiện tượng phổ biến, như: tham ô tài sản,
lập dự án ma, dự án khống để rút tiền, hối lộ các quan chức cấp cao của bộ máy nhà nước để
trúng thầu các dự án lớn, “lại quả” khi ký kết hợp đồng mua sắm tài sản công…; tham nhũng
nhỏ là dạng tham nhũng phổ biến bởi các hiện tượng, như: bồi dưỡng phong bì cho bác sĩ

trong bệnh viện; thu học phí cao hơn quy định của nhà nước trong các trường học; nạn mãi
lộ trong cảnh sát giao thông, hiện tượng nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ các cơ quan quản
lý nhà nước…
Tham nhũng chính trị: Là dạng tham nhũng được hình thành do sự câu kết giữa những người
có ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan chức cấp cao trong bộ máy
cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm cách tác động thiên lệch vào những
quyết sách của nhà nước có lợi cho một cá nhân, doanh nghiệp hoặc những nhóm lợi ích nào
đó. Như vậy, có thể hiểu tham nhũng chính trị là sự lạm dụng quyền lực chính trị được giao
để thu lợi riêng, với mục đích tăng quyền hoặc tăng tài sản. Biểu hiện của dạng tham nhũng
này là: dùng vị trí chính trị, ảnh hưởng chính trị của mình để can thiệp vào việc có hoặc
khơng đưa ra một quyết định mang tính chính trị (chính sách, đạo luật, thỏa thuận…) một
cách thiên vị nhằm mục đích vụ lợi; mua bán, trao đổi các chức vụ chính trị, vị trí có quyền

lực, chạy chức, chạy quyền, sau đó dùng vị trí của mình để trục lợi cá nhân…


Tham nhũng hành chính: Là dạng tham nhũng xảy ra phổ biến trong các hoạt động quản lý
hành chính của đội ngũ cơng chức hành chính. Ở đó những người được giao quyền đã sử
dụng quyền lực hành chính, trình tự thủ tục hành chính để gây khó khăn cho công dân hoặc
tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân. Biểu hiện của tham nhũng hành chính là: hạch sách,
nhũng nhiễu trong việc thực hiện một thủ tục, một quyết định cụ thể nào đó mà cơng dân, tổ
chức có quyền được hưởng từ cơ quan hành chính nhà nước; thiên vị trong thực hiện pháp
luật…
Tham nhũng kinh tế: Là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý kinh tế, như: sản
xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài sản… được thực hiện bởi những

người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế, những người có thẩm quyền trong
doanh nghiệp nhà nước. Biểu hiện của tham nhũng kinh tế là: chiếm đoạt trái phép các tài
sản của nhà nước, công dân nhằm trục lợi cá nhân; ra các quyết định kinh tế trái pháp luật
hoặc thiên vị nhằm trục lợi cá nhân; lợi dụng sơ hở của pháp luật hoặc vi phạm pháp luật để
tiến hành sản xuất, kinh doanh, trục lợi, gây thiệt hại cho xã hội…
Chương 2
2.1 Sự cần thiết phải áp dụng luật pháp vào phòng chống tham nhũng
Ngay từ thế kỷ XV, dưới triều Hồng Đức (Vua Lê Thánh Tông), tại Điều 138 của Bộ Quốc
triều Hình luật đã ghi: “Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan thì xử tội
chém. Những bậc công thần, quý thần cùng những người có tài được giữ vào hàng bát nghị
mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan thì phạt 50 quan; từ 10 đến 19 quan thì phạt từ 60 đến 100
quan; từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ và những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đơi nộp vào

kho”(1). Cịn đối với chế độ ta hiện nay, thiết tưởng, cùng tội trạng như nhau, những đối
tượng là đảng viên - cán bộ phải bị xử phạt nặng hơn dân thường; người ở ngôi vị càng cao,
càng phải xử nặng. Bởi lẽ, “thượng bất chính, hạ tắc loạn”; nếu khơng thì quần chúng nhân
dân sẽ khơng phục.
Nhận thức sâu sắc về những tác hại nghiêm trọng của tệ nạn tham nhũng, Đảng và Nhà nước
luôn luôn chú trọng đến việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng. Báo cáo chính trị
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của
Đảng đã khẳng định: “Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm
vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể nhân dân từ trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng
đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh PCTN, lãng phí”. Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII của Đảng tiếp tục nêu: “Đẩy mạnh đấu tranh PCTN, lãng phí là nhiệm vụ thường
xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài. Các cấp uỷ đảng,
trước hết là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, và tồn bộ hệ thống chính trị phải kiên
quyết PCTN, lãng phí; chủ động phịng ngừa, khơng để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý
kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho
các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí”.


Pháp luật, đặc biệt là pháp luật chống tham nhũng phải coi chống tham nhũng là chống một
tội ác xã hội, trừng trị cái ác để bảo vệ cái thiện, sự lương thiện vì sự bình yên của cuộc
sống, sự trong sạch của phẩm giá con người, sự lành mạnh của xã hội. Áp dụng “Quốc lệnh”
của Hồ Chí Minh vào sự trừng phạt tham nhũng, bất chính, bất liêm. Đã tham nhũng thì phải

trừng trị. Quyền càng cao, chức càng cao thì phải xử càng nặng để nêu gương, khơng có
vùng cấm, khơng có ngoại lệ.
Những quy định về xử lý tham nhũng được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật, có thể kể
đến như: Luật PCTN năm 2018; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung một số điều
năm 2017); Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010...

Pháp luật quy định tương đối đầy đủ hệ thống chế tài áp dụng cho người có hành vi tham
nhũng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của họ ở mức độ khái quát nhất có thể phân chia
thành hai loại chế tài: Chế tài kỷ luật áp dụng cho người có hành vi tham nhũng ở mức độ ít
nguy hiểm cho xã hội, cịn chế tài hình sự được áp dụng cho người có hành vi tham nhũng
gây nguy hiểm cao cho xã hội bị coi là tội phạm.


Trách nhiệm kỷ luật (chế tài kỷ luật): Trách nhiệm kỷ luật là việc áp dụng những hậu quả bất
lợi đối với cán bộ, cơng chức, viên chức có hành vi tham nhũng mà theo quy định của pháp
luật phải xử lý bằng chế tài kỷ luật. Theo quy định của pháp luật thì chế tài kỷ luật có các
hình thức sau tương ứng với mức đội vi phạm của hành vi tham nhũng: Công chức vi phạm
quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên
quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau
đây: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Hạ ngạch; Cách chức; Buộc thôi việc.
Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Cơng chức bị Tịa án kết án phạt tù mà khơng được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc
thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; cơng chức lãnh đạo, quản lý
phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thơi
giữ chức vụ do bổ nhiệm.

Ngồi những quy định chung của chế tài kỷ luật được quy định trong Luật Cơng chức, viên
chức năm 2008 thì Luật PCTN năm 2018 quy định nghiêm khắc hơn, thể hiện ở những nội
dung sau: Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản
án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thơi việc đối với
đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân. (Điều 92 Luật PCTN năm 2018).

Chế tài hình sự: (Hình phạt) là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được
quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 do Tịa án quyết định áp dụng đối với người hoặc


pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp

nhân thương mại đó. Hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại
phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn
ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tơn trọng pháp luật,
phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Tham nhũng thường được thực hiện bởi rất nhiều hành vi và không chỉ bởi hành vi của
người có chức, có quyền mà cịn liên quan đến nhiều hành vi của các đối tượng khác. Tuy
nhiên, trong pháp luật hình sự, hành vi tham nhũng nào cần phải được hình sự hóa phụ thuộc
vào các yếu tố như: Chủ thể phải là những người có chức, có quyền trong hệ thống chính trị;
Phải là những hành vi tham nhũng ở mức độ cao hoặc hành vi làm không hết thẩm quyền,
vượt thẩm qùyền, sai thẩm quyền liên quan đến tham nhũng: xuất phát từ động cơ cá nhân,
vụ lợi; Có hậu quả thiệt hại cho Nhà nước, xã hội hoặc công dân; phải chứng minh được về
mặt tố tụng.

Theo quy định của Luật PCTN năm 2018 và Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
một số điều năm 2017) thì những hành vi tham nhũng sau được hình sự hóa và bị xử lý bằng
chế tài hình sự: Tội tham ơ tài sản (Điều 353); Tội nhận hối lộ (Điều 354); Tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ (Điều 356); Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357); Tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358); Tội
giả mạo trong cơng tác (Điều 359).
Ngồi ra, theo quy định mới của Luật PCTN năm 2018 mở rộng việc PCTN ở khu vực ngoài
nhà nước nên các tội danh sau cũng là tội tham nhũng: Tội đưa hối lộ (Điều 364), Tội môi
giới hối lộ (Điều 365) (Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017).
Ngoài ra, các biện pháp tư pháp là một trong những hình thức của trách nhiệm hình sự mang
tính cưỡng chế được áp dụng đối với người phạm tội hoặc người có hành vi nguy hiểm cho

xã hội nhằm thay thế hình phạt hoặc hỗ trợ hình phạt theo các điều kiện và căn cứ pháp luật
quy định. Những biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người phạm tội tham nhũng bao
gồm: Tịch thu vật, tiền bạc liên quan trực tiếp đến tội phạm (Điều 47(BLHS 2015) (sửa đổi,
bổ sung một số Điều năm 2017); Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc
công khai xin lỗi Điều 48 (BLHS 2015) (sửa đổi, bổ sung một số Điều năm 2017).
Các biện pháp tư pháp nói trên được áp dụng đối với người phạm tội tham nhũng nhằm thu
hồi, sữa chữa, khắc phục tài sản do người phạm tội chiếm đoạt bất hợp pháp bởi hành vi
tham nhũng hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội trả lại cho chủ sở hữu hoặc xung
công quĩ đồng thời nhằm tước đoạt những điều kiện để người phạm tội có thể tái phạm. Vì
vậy, biện pháp tư pháp này khơng những có mục đích trừng trị đối với người phạm tội mà
cịn có ý nghĩa phịng ngừa tội phạm.
Áp dụng tổng hợp pháp luật - chính sách - cơ chế và chế tài, sao cho mọi người giác ngộ và

thực hiện: không muốn tham nhũng, không dám tham nhũng và cũng không thể tham nhũng
bởi hàng rào kiểm soát và sự cảnh báo trừng phạt.


Để người ta khơng thể (hoặc rất khó) tham nhũng thì bộ máy tổ chức, quản lý của Đảng,
Nhà nước phải rất khoa học, bao gồm cả cơ chế, cả con người và hệ thống luật pháp chặt chẽ
khơng có kẽ hở để tham nhũng không thể luồn lọt. Đồng thời, đời sống dân chủ trong xã hội
phải được nâng cao, mọi hành vi tham nhũng đều không lọt nổi con mắt làm chủ của nhân
dân. Để đạt được điều đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân phải có sự đổi mới và cố gắng rất
lớn trong công cuộc đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng thành cơng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân...
Để người ta khơng dám tham nhũng thì, thứ nhất, phải xây dựng được một xã hội đạo đức,

thực sự dân chủ, phát huy được tinh thần làm chủ của nhân dân, có thể tố giác và ngăn chặn
được mọi hành vi tham nhũng, dù chúng có được che đậy tinh vi đến mấy. Thứ hai, một khi
kẻ tham nhũng đã bị tố giác và có những bằng chứng khơng thể chối cãi thì Nhà nước phải
xử lý nghiêm, xử lý nặng, buộc đương sự phải bồi thường thiệt hại, đồng thời tạo được làn
sóng phê phán, lên án họ trong từng cộng đồng, trong toàn xã hội.
Nhiệm vụ chính của Luật PCTN là tạo ra một cơ chế phịng ngừa tham nhũng tồn diện và
sâu rộng, qua đó góp phần xây dựng một cơ chế quản lý nhà nước, quản lý xã hội công khai,
minh bạch, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các
hành vi tham nhũng. Trên cơ sở đó, Luật PCTN đưa ra các chế tài về chính trị, hành chính,
kinh tế, cùng với các chế tài về hình sự đã được quy định trong pháp luật về hình sự, tố tụng
hình sự để tạo ra khung pháp lý tổng thể ngăn chặn, răn đe và trừng phạt tham nhũng. Đồng
thời, mở rộng từng bước, có chọn lọc về phạm vi điều chỉnh của Luật PCTN để phòng ngừa,

phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước nhằm chống sự thông đồng
tham nhũng giữa khu vực công và khu vực tư, kiến tạo môi trường đầu tư lành mạnh, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, người gửi tiền và các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện....
2.2 Những điểm mới cơ bản của Luật PCTN 2018
Trong thời gian qua, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng có liên quan đến
PCTN như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư cơng, Luật Doanh nghiệp,
Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự… Các đạo
luật này đã đưa ra nhiều quy định có liên quan như các quy định về cơng khai, minh bạch
trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, đấu thầu, quản lý doanh nghiệp nhà nước; các quy định
về tội phạm tham nhũng và các tội phạm về chức vụ (mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm
cả khu vực ngoài nhà nước đối với tội tham ô, đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ;
hồn thiện cấu thành của một số nhóm tội đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tham nhũng; quy

định trách nhiệm hình sự của pháp nhân…); quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự của
cơ quan, tổ chức để bảo vệ lợi ích của Nhà nước… Để đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống
pháp luật, Luật PCTN cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Luật PCTN năm 2019, gồm 10 chương, 96 điều được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khố XIV thơng qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 20/11/2018 và có hiệu lực từ
ngày 01/7/2019. So với Luật PCTN năm 2005 và Luật PCTN sửa đổi năm 2007, năm 2012,


(đã được hợp nhất tại văn bản Luật số 10/VBHN-VPQH ngày 12/12/2012 gồm 8 chương,
100 điều), thì Luật PCTN năm 2018 có nhiều điểm mới, bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ, hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cấp bách của công tác PCTN
Trước hết, Luật PCTN năm 2019 bổ sung các hành vi tham nhũng, mở rộng PCTN sang

khu vực tư nhân
Luật đã bổ sung, mở rộng nội dung của các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; đổi mới
cơ bản về kỹ thuật trình bày các lĩnh vực cần cơng khai, minh bạch, bổ sung thêm hình thức
cơng khai
Tăng tính minh bạch và kiểm sốt tài sản, thu nhập
Luật PCTN năm 2018 quy định cụ thể nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về
PCTN và giám sát công tác PCTN.

Chương 3
3.1 Thực trạng xử lý hành vi vi phạm pháp luật về PCTN
3.1.1 Tích cực
Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham nhũng

(CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể hiện một chỉ báo tích cực đối
với các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong công tác PCTN. Cụ thể, năm 2018, Việt Nam
đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. Trong năm 2018, Đảng và Nhà nước đã có
nhiều nỗ lực đẩy mạnh cơng tác PCTN, điển hình là việc nhanh chóng, kiên quyết xử lý các
vụ án tham nhũng lớn và hồn thiện khn khổ pháp lý về PCTN. Tháng 11/2018, Quốc hội
đã thông qua Luật PCTN (sửa đổi) gồm 10 chương với 96 điều. Chính phủ đã chỉ đạo tăng
cường kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp PCTN như: đề cao tính liêm
chính trong khu vực công, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập
của cán bộ, cơng chức... Vì vậy, chỉ số CPI của Việt Nam năm 2019 đạt 37/100 điểm, tăng 4
điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn
cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018. Đây là mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch thế
giới đánh giá đối với Việt Nam và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay; cũng

là sự khẳng định những kết quả tích cực trong cơng tác PCTN ở Việt Nam.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII của Đảng đến cuối năm 2018, Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 45 nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận
về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và PCTN; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã
thông qua, ban hành 45 luật, pháp lệnh, 46 nghị quyết; Chính phủ đã ban hành 511 nghị
định, 413 nghị quyết, 160 quyết định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước


trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; đã thi
hành kỷ luật 53.306 đảng viên với hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có
16 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, trong đó có cả Ủy viên Bộ
Chính trị(2).

Trong năm 2019, cơng tác PCTN đã có bước tiến mạnh mẽ với nhiều chủ trương, giải pháp
đột phá, đi vào chiều sâu, do đó tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có
chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế
- xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nổi bật là đẩy mạnh việc
xây dựng, hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực đời sống: “Cụ thể là Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư đã ban hành gần 30 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN.
Quốc hội đã thơng qua 18 luật, 20 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
100 nghị định, 119 nghị quyết, 37 quyết định, 33 chỉ thị. Như vậy, tính từ đầu nhiệm kỳ Đại
hội ĐBTQ lần thứ XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương
quản lý, trong đó có 21 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương
Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang”(3). Những
tháng đầu năm 2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN yêu cầu tập trung đưa ra xét xử sơ

thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.
Ngày 14/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 48, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến
báo cáo của Chính phủ về cơng tác PCTN năm 2020. Theo báo cáo của Chính phủ, với
những nỗ lực khơng ngừng kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, cơng tác
phịng chống tham nhũng năm 2020 tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ, với nhiều chủ
trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả rất quan trọng…
Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền pháp luật về PCTN, các cấp, các
ngành tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCTN, lãng phí. Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị
tiếp tục thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương và của Ngành về lĩnh vực
PCTN; chỉ đạo các cơ quan phối hợp chặt chẽ để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền
cùng cấp chỉ đạo giải quyết các vụ án, vụ việc thuộc diện theo dõi, chỉ đạo.

Về kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kết quả cụ thể trong Báo cáo
của Chính phủ đã nêu rõ về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như: công khai, minh
bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát xung đột lợi ích; xây
dựng, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức
nghề nghiệp; nộp lại quà tặng; chuyển đổi vị trí cơng tác; cải cách hành chính, ứng dụng
khoa học cơng nghệ trong quản lý và thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN, có 81 trường hợp
người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; đã xử lý kỷ luật 62
người, trong đó có 12 người bị xử lý hình sự khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.



Về công tác PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngồi nhà nước, Ủy ban Chứng
khốn Nhà nước đã triển khai 49 Đoàn thanh tra, kiểm tra tại các cơng ty chứng khốn, cơng
ty quản lý quỹ, cơng ty đại chúng… Qua thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính số
tiền 25.560 triệu đồng, số tiền đã thu nộp ngân sách nhà nước 4.679 triệu đồng. Các bộ,
ngành, địa phương cũng đã thực hiện thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN theo quy
định, đã phát hiện 02 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, toàn ngành thanh tra đã triển khai 4.706 cuộc thanh
tra hành chính và 150.560 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã chấn
chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát
hiện vi phạm về kinh tế 64.551 tỷ đồng, 7.077 ha đất; kiến nghị thu hồi 26.007 tỷ đồng và
trên 1.174 ha đất, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 124 vụ, 118 đối tượng. Kết quả
kiểm toán, đã kiến nghị xử lý tài chính 54.770,44 tỷ đồng; chuyển hồ sơ 04 vụ việc có dấu

hiệu tội phạm được phát hiện thơng qua kiểm tốn sang Cơ quan Cảnh sát điều tra; 02 vụ
việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ; cung cấp 101 báo cáo kiểm toán và các tài liệu có liên
quan cho các cơ quan chức năng. Các Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý
điều tra 508 vụ án, 1.186 bị can phạm tội về tham nhũng. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã
giải quyết 218 vụ/621 bị can, đạt 74,1 %, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2019 (trong đó
truy tố 218 vụ/577 bị can. Tịa án Nhân dân các cấp đã thụ lý 388 vụ với 1.101 bị cáo; đã xét
xử sơ thẩm 203 vụ với 523 bị cáo về các tội tham nhũng.
Có thể khẳng định rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên. Có thể khái quát một số đặc điểm của cơng
tác PCTN ở Việt Nam như sau:
- Khơng có vùng cấm, khơng có đặc quyền, khơng có ngoại lệ, không chịu sự tác động

không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;
- Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó;
- Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc;
- Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Lấy phịng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.
3.1.2 Hạn chế
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm tham nhũng trong những năm
tới được dự báo vẫn có khả năng diễn biến phức tạp trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống
xã hội với tính chất, mức độ nghiêm trọng hơn. Mặc dù công tác phát hiện, điều tra tội phạm
tham nhũng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn cịn nhiều khó
khăn, phức tạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác PCTN hiện nay.



Hiện nay, đa số các vụ án tham nhũng được phát hiện đều xuất phát từ đơn thư tố cáo, dư
luận, báo chí. Các kết luận thanh tra chỉ dừng lại ở mức xử lý hành chính, kiến nghị thu hồi
vào sổ sách kế tốn... Chưa có trường hợp nào do thanh tra, kiểm tra hay đơn vị tự phát hiện
đề nghị khởi tố về hành vi tham nhũng. Đấu tranh với tội phạm tham nhũng cũng hết sức
khó khăn, cơ quan cảnh sát điều tra phải có thời gian theo dõi, xâu chuỗi các hành vi cùng
với kinh nghiệm thì mới có thể “triệt phá” được. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật liên
quan đến công tác đấu tranh PCTN vẫn cịn nhiều bất cập, khơng thống nhất, gây khó khăn
cho việc áp dụng và thực thi có hiệu quả trên thực tế. Đối tượng tham nhũng là những người
có chức vụ quyền hạn, có trình độ chun mơn cao, quan hệ xã hội rộng, có điều kiện kinh tế
để thực hiện hành vi phạm tội và che giấu tội phạm, đồng thời cũng tìm nhiều cách để tác
động, mua chuộc cán bộ làm công tác điều tra... Mặt khác, các vụ án tham nhũng thường xảy

ra sau một thời gian khá lâu mới bị phát hiện nên đối tượng đã cất giấu, hợp lý hóa hoặc đã
tiêu hủy tài liệu dẫn đến việc thu thập tài liệu gặp nhiều khó khăn. Tất cả những yếu tố này
đã tạo áp lực tâm lý cho các cơ quan điều tra và gây cản trở lớn đến công tác phát hiện, điều
tra tội phạm tham nhũng…
Thực tế hiện nay, ngoài các vụ tham nhũng lớn mà người vi phạm phải bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, đối với các vụ tham nhũng nhỏ hay tham nhũng “vặt”, cán bộ, công chức,
viên chức vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên
chức năm 2010 và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP hướng dẫn
việc thi hành hai luật này. Tuy nhiên, cán bộ, công chức trong những vụ, việc vi phạm đạo
đức nghề nghiệp, những vụ tham nhũng “vặt” thời gian qua hầu hết chỉ bị xử lý kỷ luật ở
mức độ khá nhẹ so với hành vi vi phạm, trong đó chủ yếu là hình thức kỷ luật khiển trách và
cảnh cáo, hay thuyên chuyển công tác. Số cán bộ vi phạm bị cách chức hoặc cho thôi việc là

rất ít.
Có thể nói, chế tài theo quy định hiện hành đã có nhưng chưa thật sự nghiêm. Các quy định
về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quá nhẹ dẫn đến việc xử lý vi phạm của các
đối tượng này trong suốt thời gian qua chưa thật sự có tính răn đe. Chưa kể một số quy định
không rõ ràng khiến một số lãnh đạo đơn vị, cơ quan có cá nhân sai phạm dựa vào đó bao
che cho cấp dưới của mình.
Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa
đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện cịn ít, một số vụ việc xử lý
còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc
và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm PCTN của Đảng và Nhà nước ta.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý hành vi vi phạm pháp luật về PCTN
Theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư cũng như quyết tâm của Đảng, Nhà nước

trong cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, để nâng cao hiệu quả cơng tác chống
tham nhũng nói chung, nâng cao hiệu quả xử lý hành vi vi phạm pháp luật về PCTN
nói riêng, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:


Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cơng tác PCTN. Các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương nâng cao nhận thức và thấy được sự nguy hiểm
của “loại giặc nội xâm” này, từ đó tập trung nguồn lực tối đa cho cơng tác, PCTN.
Trong đó có công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên với cấp ủy cấp dưới,
chú trọng cấp cơ sở. Nghiêm khắc truy cứu trách nhiệm của tổ chức đảng các cấp,
lãnh đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị, khi để cán bộ dưới quyền tham nhũng.
Có như vậy các chỉ đạo của Trung ương đảng về công tác PCTN mới có sức mạnh

lan tỏa trong các bộ, ngành địa phương để đẩy lùi “quốc nạn” tham nhũng.
Thứ hai, hệ thống pháp luật về PCTN đã được Đảng, Nhà nước quan tâm hoàn
thiện làm cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh PCTN. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về
PCTN hiện nay còn thiếu và chưa đồng bộ. Các quy định về PCTN trong khu vực
ngoài nhà nước hiện còn đang bỏ trống ở rất nhiều lĩnh vực. Cần hoàn thiện và
thực hiện tốt các quy định pháp luật về trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ, công
chức, viên chức cũng như các quy định về trách nhiệm đảng viên với đội ngũ này.
Chú trọng việc thực hiện các giải pháp phịng ngừa tham nhũng cịn hình thức, hiệu
quả thấp (như kê khai tài sản...), tiếp tục tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra,
kiểm tốn, nhất là các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Thứ ba, cần phải xây dựng lực lượng chuyên trách chịu trách nhiệm chính trong cả
nước về PCTN. Lực lượng này cần được đào tạo bài bản và được trao những

quyền năng pháp lý đủ mạnh để đấu tranh PCTN. Trong lực lượng này cần xây
dựng đội ngũ làm cơng tác PCTN đủ năng lực, có phẩm chất trong sáng vừa “hồng”
vừa “chuyên”. Cần kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước những cán
bộ hư hỏng, tham nhũng.
Thứ tư, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức
pháp luật trong Nhân dân; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông
tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tệ tham nhũng. Trong những năm
qua, người dân và báo chí đã góp phần khơng nhỏ trong công cuộc đấu tranh
PCTN. Để tăng cường hơn nữa sức mạnh của Nhân dân và báo chí trong cơng
cuộc đấu tranh này cần nâng cao nhận thức của công dân và người làm báo để có
những bài viết sắc bén đấu tranh trực diện với tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Tai mắt của người dân, sức mạnh của phương tiện thông tin đại chúng là một nhân

tố quan trọng trong việc phòng ngừa, đấu tranh, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ năm, cần cải cách chế độ tiền lương để cho cán bộ, công chức, người lao
động có thể đủ sống bằng đồng lương của mình. Cần xây dựng một xã hội công
khai, minh bạch để tham nhũng khơng cịn đất sống, người có chức vụ quyền hạn
không “muốn” và “không thể” tham nhũng.
Thứ sáu, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng khi bị phát hiện. Đảm bảo rằng có
hành vi tham nhũng thì sẽ bị pháp luật xử lý. Pháp luật là nghiêm minh không có
“vùng cấm” đối với đối tượng vi phạm pháp luật.


III. KẾT LUẬN
Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn thấu suốt thực trạng và

nguyên nhân của quốc nạn tham nhũng. Đảng đã tỏ rõ quyết tâm chính trị cao, hành động
quyết liệt trừ diệt “giặc nội xâm”. Đảng đã vén mây mù để tỏa lan ánh sáng chân lý trên bầu
trời chống tham nhũng. Đảng đã mở được cửa đột phá vào những mục tiêu then chốt, giành
được thắng lợi bước đầu rất quan trọng, khôi phục niềm tin yêu, phấn khởi, sự ủng hộ của
tồn dân.
Nếu cơng cuộc PCTN tiếp tục với cung cách, liều lượng, nhịp độ, cường độ như hiện nay,
được toàn dân ủng hộ mạnh mẽ, đấu tranh quyết liệt hơn nữa, nhất định sẽ thành công như
mong muốn.
Thực tiễn đã chứng minh, những người không khuất phục cường quyền, trung thực, thẳng
thắn, dám dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng là những người chân chính, yêu nước
thương nòi, ủng hộ Đảng mạnh mẽ nhất.
Quốc nạn tham nhũng không những làm cho nền kinh tế - xã hội chậm phát triển, cịn làm ơ

uế thanh danh của Đảng. Nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng: “Đã đến lúc khơng cịn ai có thể đứng ngồi cuộc. Ai khơng làm thì đứng sang một
bên để người khác làm…”. Với tinh thần sống vì mọi người, vì vinh quang của Tổ quốc, vì
sinh mệnh của dân tộc gắn liền với sinh mệnh của Đảng, tất cả chúng ta góp phần đắc lực
nhất cùng Đảng quyết đánh thắng “giặc nội xâm”, viết tiếp những trang huy hoàng, làm rực
rỡ thêm cuốn sử vàng của cách mạng Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Quốc triều Hình luật, Luật triều Lê, Luật Hồng Đức. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1995, tr.74 - 75.


(2) Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 15 Ban
Chỉ đạo Trung ương về PCTN, ngày 21/01/2019.
(3) Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 17 của
Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN ngày 15/01/2020 đánh giá kết quả hoạt động năm 2019
và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác PCTN năm 2020.



×