DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANTT : An ninh trật tự
MXH : Mạng xã hội
XÓA BỎ TIN ĐỒN THẤT THIỆT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ANTT
TRÊN MXH
I. MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn nạn tin giả với dụng ý bóp méo sự thật đang ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống chính
trị-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí nó cịn đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc
gia.
Với sự phát triển mạnh mẽ của MXH, ngày nay, mọi hoạt động diễn ra trong thế giới thực
đều có sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị thông minh; sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể
đã làm thay đổi cách thức con người tiến hành công việc, tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên
“cuộc cách mạng” về tổ chức các chuỗi sản xuất - giá trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những lợi ích thiết thực, sự phát triển mạnh mẽ của MXH cũng đặt ra những thách
thức to lớn cho vấn đề bảo đảm an ninh mạng. Ngày 1-4-2015, Đại hội đồng liên minh Nghị
viện thế giới lần thứ 132 đã thông qua Nghị quyết về “Chiến tranh mạng: mối đe dọa
nghiêm trọng đến hịa bình và an ninh tồn cầu”. Chẳng hạn, các biến động chính trị xã
hội ở Bắc Phi, Trung Đơng đều có sự tham gia, hoặc chủ động, hoặc bị động của các tổ
chức, cá nhân sử dụng MXH làm công cụ để truyền bá thông tin, liên lạc và tổ chức hoạt
động. Những người tham gia cuộc bạo động đường phố vào tháng 8-2011 ở Anh, cuộc
xuống đường “chiếm phố Wall” ở Mỹ, biểu tình ở Hồng Công (Trung Quốc) gần đây, và
hoạt động tương tự tại nhiều nước khác đều sử dụng Facebook, Twitter như “vũ khí” lợi
hại để quảng bá cái gọi là “giá trị dân chủ”, thúc đẩy “cách mạng mầu”, tổ chức lật đổ
hoặc thay đổi thể chế ở một số nước. Tháng 9-2019, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 74 Đại
hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), 20 quốc gia đã ký thỏa thuận ngăn chặn lan
truyền tin giả trực tuyến. Đây là những tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế, là cơ sở để
tiến tới xây dựng một điều ước quốc tế về bảo đảm an ninh mạng và phịng, chống tội phạm
cơng nghệ cao.
Các chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào hạ tầng công nghệ thông tin trọng yếu
của các quốc gia..., gián điệp mạng, khủng bố mạng, kêu gọi tài trợ khủng bố, tội phạm
mạng, tán phát tin giả liên tục diễn ra, gây ra những hậu quả khôn lường. Trên cương vị
Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama từng thừa nhận: “Đe dọa về an ninh mạng trở thành một
trong các thách thức về kinh tế và an ninh quốc gia nguy hiểm nhất đối với nước Mỹ”(1). Bộ
Quốc phịng Mỹ đã chính thức cơng nhận MXH là một lãnh thổ mới, có tầm quan trọng
ngang với các lãnh thổ khác trong chiến tranh, như trên đất liền, trên biển, trên không và
trong không gian(2). Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm xác định, phát triển chiến lược an ninh
mạng mới toàn diện hơn là một trong bốn ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ và ban hành sắc
lệnh an ninh mạng ngay trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên.
Ở Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, “Trong điều kiện hiện nay, “sức sát
thương” của các cuộc tấn cơng thơng tin có thể cao hơn bất kỳ loại vũ khí thơng thường
nào”(3) và ban hành học thuyết an ninh mạng mới vào ngày 5-12-2016. Nhằm bảo đảm hệ
thống internet nội bộ của Nga hoạt động ổn định cả trong trường hợp nước này bị ngắt kết
nối với kết cấu hạ tầng internet toàn cầu, Tổng thống Nga V. Putin đã ký ban hành Luật
Internet 2019. Ngay sau khi Luật có hiệu lực, ngày 23-12-2019, Nga tiến hành thử nghiệm
về độ tin cậy của kết cấu hạ tầng internet nội địa trong tình huống nước này bị ngắt internet
trên tồn thế giới do bị tấn công mạng.
Với Trung Quốc, MXH được coi là chiến trường thứ năm và là mặt trận tình báo mới. Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, “Khơng thể có an ninh quốc gia nếu khơng có an
ninh mạng, internet và an ninh thông tin đã trở thành thách thức mới đối với Trung Quốc vì
cả hai đều gắn liền với an ninh quốc gia và ổn định xã hội”(4). Bộ Quốc phòng Trung Quốc
cũng xác định, “MXH đã trở thành một trụ cột mới cho phát triển kinh tế - xã hội”(5). Để
đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh mạng, Trung Quốc liên tục có những thay
đổi, bổ sung trong xây dựng, tạo lập chính sách và hành lang pháp lý cho lĩnh vực công tác
này. Tháng 5-2019, Trung Quốc công bố dự thảo Luật An ninh mạng mới thay thế Luật An
ninh mạng có hiệu lực từ tháng 6-2017. Đồng thời, ban hành quy định về “Phương pháp
đánh giá an ninh mạng”, gồm hệ thống các tiêu chí đánh giá về an ninh mạng và mức độ tin
cậy của chuỗi cung ứng cho kết cấu hạ tầng thông tin quan trọng của đất nước; theo đó, các
hoạt động mua sắm sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng phục vụ hạ tầng mạng quan trọng phải
được đánh giá về an ninh mạng và chỉ được thực hiện sau khi vượt qua các đánh giá về an
ninh mạng.
Tại Việt Nam, gần đây, MXH như đã trở thành môi trường để một số người truyền bá
luận điệu sai trái, đưa ra thông tin xấu độc, gây hại, công bố phát ngôn gây thù hận; đồng
thời bị một số người lợi dụng để thể hiện hành vi phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ
tục, sử dụng ngơn từ tục tĩu để thóa mạ, chửi bới người khơng có cùng quan điểm. Một
số trường hợp, khi đến với cơng chúng, MXH cịn làm cho thơng tin chính thống bị nhiễu
loạn, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Có thể nói, MXH đang giống như “mê
hồn trận”, làm cho con người khó phân biệt đâu là tin thật, đâu là tin giả... Và nổi lên
trong đó là việc một mặt các thế lực thù địch lợi dụng MXH để hô hào tụ tập đơng người
phản đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cố gắng kích động dư luận, biến
bức xúc thành bạo động, khiến sinh hoạt xã hội trở nên phức tạp; mặt khác, họ triệt để lợi
dụng MXH để hình thành cái gọi là “truyền thơng độc lập”, tách khỏi sự quản lý của Nhà
nước; thực hiện các thủ đoạn tuyên truyền phá hoại tư tưởng, kích động tâm lý hồi nghi
với chính quyền, thổi bùng bức xúc trong nhân dân để tạo điều kiện, môi trường thực
hiện “cách mạng mầu”; đồng thời cổ xúy cho các luận điệu dân chủ, nhân quyền, địi tự
do biểu tình, tự do ngơn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do tôn giáo theo quan điểm
phương Tây để phục vụ cho “diễn biến hịa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”.
Vì vậy, đề tài “XĨA BỎ TIN ĐỒN THẤT THIỆT CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ANTT TRÊN
MXH” mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Nội dung đề tài gồm :
Chương 1 Lí luận chung
1.1 MXH
1.2 Tin đồn thất thiệt
1.3 Ảnh hưởng của tin đồn tới ANTT
Chương 2 Nguyên nhân - Thực trạng
2.1 Nguyên nhân xuất hiện tin đồn trên MXH
2.2 Công tác bảo đảm ANTT trên MXH tại Việt Nam hiện nay
Chương 3 Một số giải pháp
3.1 Trách nhiệm của các bên trong bảo đảm ANTT trên MXH
3.2 Giải pháp bảo đảm ANTT trên MXH thời gian tới
II. NỘI DUNG
Chương 1
1.1 MXH
Những năm gần đây, MXH (MXH) đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời
sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. MXH đã trở
thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối,
chia sẻ, tiếp nhận thơng tin một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, MXH là hệ thống thơng tin cung cấp cho cộng
đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và
trao đổi thơng tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thơng tin điện tử cá nhân, diễn
đàn, trị chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự
khác.
Nhìn từ góc độ văn hóa xã hội, MXH là tập hợp các mối quan hệ giữa các cá nhân,
nhóm cá nhân, tổ chức trên mơi trường internet. Chính vì thế, MXH có thể coi là một loại
hình cộng đồng song mang tính chất ảo, trong đó bao gồm nhiều cộng đồng trực tuyến
khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Một số
cộng đồng như Facebook, Youtube, Zalo… thu hút một số lượng lớn người tham gia,
ngày càng đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội.
Tại Việt Nam, các MXH bắt đầu du nhập từ những năm 2000 dưới hình thức các
trang nhật ký điện tử (blog). Đến nay, có khoảng 270 MXH được cấp giấy phép hoạt
động với khoảng 35 triệu người dùng, chiếm 37% dân số. Trung bình mỗi ngày người
Việt Nam vào MXH hơn 2 giờ. Đối tượng sử dụng mạng internet thường xun nhất là
nhóm lứa tuổi từ 1540 tuổi. Nhóm đối tượng này chủ yếu là học sinh, sinh viên và người
lao động. Nhìn chung, họ là những người trẻ, có điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng
internet, nhanh nhạy trong việc tiếp thu những tiến b ộ khoa h ọc công nghệ cũng như
những trào lưu mới trên thế giới.
1.2 Tin đồn thất thiệt
Thông tin giả, tin đồn thất thiệt là những thông tin, tin đồn khơng có thật, sai sự thật, bịa
đặt, là những tin đồn chưa được lý giải, kiểm chứng về một sự kiện, hiện tượng, tình huống,
hay vấn đề mà công chúng quan tâm. Bản chất của những thông tin giả, tin đồn thất thiệt
mang ý nghĩa tiêu cực, thiếu chính xác hoặc bịa đặt, được sử dụng nhằm phục vụ cho mục
đích xấu, gây rối, chống phá.
Kết quả nghiên cứu của MIT (Viện công nghệ Massachusetts - Mỹ) cho thấy, tin "giả"
luôn được lan truyền với tốc độ nhanh hơn và được phát tán rộng rãi hơn rất nhiều so với tin
thật. Hệ lụy của việc lan truyền “tin giả” không chỉ dừng lại ở những cá nhân đơn lẻ, những
nhóm người ở từng địa phương nhất định mà cịn có tác động rộng lớn hơn rất nhiều, đe dọa
trực tiếp tới an ninh quốc gia.
Trong điều kiện khủng hoảng, tin đồn càng có đất sống bởi khi đó cơng chúng thường
cảm thấy bất định và lo âu nhất. Trong cơng trình The Psychology of Rumor (1947) đã trở
thành kinh điển của mình, Allport và Postman đã xác định hai điều kiện tác động tới tin đồn
(tạm gọi là T): Tầm quan trọng (tạm gọi là Q) của tin đồn đối với công chúng và sự mơ hồ
(M) của các dữ kiện/bằng chứng liên quan tới tin đồn. Hai biến số này liên hệ với nhau theo
công thức: T = Q x M. Có nghĩa, số lượng và cường độ của tin đồn (T) càng tăng, nếu tầm
quan trọng của nội dung tin đồn càng cao đối với công chúng và sự mơ hồ của các bằng
chứng (như thông tin đa nghĩa, tối nghĩa, nhập nhằng) càng cao và ngược lại. Khi lo sợ về
những hệ quả của một tình huống, sự kiện nào đó như tăng giá hàng hóa, thực phẩm độc hại,
động đất… (ngược lại với mong muốn của công chúng), các tin đồn sẽ xuất hiện nhiều với
cường độ lớn khi thông tin về các tình huống đó thiếu hụt hoặc mơ hồ.
Trước một tin đồn, các cá nhân trong công chúng thường thể hiện một trong ba loại định
hướng: Phê phán, không phê phán hoặc truyền tiếp. Với loại phê phán, cá nhân sử dụng năng
lực phê phán để phân định sự thật và giả dối trong tin đồn mà anh ta nghe được. Việc này dễ
xảy ra, nếu anh ta có kiến thức hay kinh nghiệm về chủ đề đó. Nhưng quan trọng hơn là anh
ta phát triển được tư duy phê phán, phản biện. Cịn với loại khơng phê phán thì cá nhân
không thể sử dụng năng lực phê phán để đánh giá mức độ thật giả trong các tin đồn. Có thể,
một số tình huống hay cảm xúc đã hạn chế việc sử dụng năng lực phê phán, như trong các
tình huống khẩn cấp (thiên tai hay nhân tai). Trong nhiều tình huống khác, các cá nhân
khơng có đủ kiến thức về vấn đề mà tin đồn đề cập và không có năng lực phê phán sẽ suy
diễn hay thêu dệt ý nghĩa của tin đồn, sao cho nó phù hợp với định khn, định kiến hay thái
độ của mình. Với loại thứ ba (thường thể hiện trong các thực nghiệm tâm lý học xã hội), nội
dung của tin đồn không liên quan đến cá nhân, nên anh ta chỉ quan tâm đến việc truyền tiếp
nó cho người khác. Đơi khi, nó giống như một đứa trẻ được người khác cho biết một “tin
vịt”, nó chẳng hiểu gì lắm nhưng lại phấn khích truyền tin này cho nhiều người khác vì
nhiều động cơ khác nhau (thích thể hiện, kiếm chuyện làm quà…).
Tất nhiên, trong các tin đồn nói chung có nhiều tin đồn không xác thực, một số tin
đồn xác thực, một số khác chứa dựng cả 2 yếu tố: Nhiều thông tin chi tiết trong tin đồn là sai
lệch nhưng vấn đề mà nó đề cập lại là có thật. Điều quan trọng là tin đồn báo hiệu cho chúng
ta, đặc biệt là những người quản lý tổ chức hay xã hội, biết rằng có một chuyện gì đó đang
diễn ra và đòi hỏi cần phải xử lý. Ngay cả khi tin đồn là sai hồn tồn thì nó vẫn chứa đựng
một dạng “sự thật”. Nó cho ta biết một thông tin quan trọng là người dân đang nghĩ gì và
tâm trạng, thái độ của họ ra sao (những yếu tố tác động rất lớn đến hành vi con người).
1.3 Ảnh hưởng tiêu cực của tin đồn tới ANTT
Hệ lụy của tin đồn thất thiệt tác động trực tiếp đến tâm lý, gây căng thẳng trong nhân dân,
nhất là những tin đồn ở thời điểm nhạy cảm, gắn với những sự kiện làm rung động thế giới
như động đất, sóng thần, ví dụ như, tin đồn mưa axít, mây phóng xạ đã khiến nhiều người bỏ
bê cơng việc, học hành, không dám ra đường. Tin đồn ngân hàng đổi tiền khiến nhiều người
tìm cách mua vàng tích trữ và lo lắng lạm phát. Tin đồn sập cầu khiến nhiều người khơng
dám qua cầu, họ cũng tìm cách ngăn chặn con em mình đi qua cầu. Tin đồn ăn bưởi, ăn hạt
dưa, trứng, ớt, ăn cá rô đầu vuông bị ung thư cũng làm nhiều người tẩy chay thực phẩm…
Tác động xã hội của tin đồn thất thiệt còn kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống người dân: lao động bị đình trệ, đứt nghẽn các hoạt động hành chính, kinh tế. Nhà
sản xuất cũng bị tác động mạnh, thậm chí nhiều doanh nghiệp rơi vào phá sản vì hàng hóa ế
đọng, khơng thể tiêu thụ, trong khi người dân điêu đứng (như tin đồn trứng gà giả, thực
phẩm chứa chất gây ung thư). Hay tin đồn ăn bưởi bị ung thư ở đồng bằng sông Cửu Long
cũng khiến người trồng bưởi ở đây nợ nần ngân hàng chồng chất vì bưởi đến mùa thu hoạch
mà khơng ai mua. Về mặt an ninh, tin đồn có thể gây bất ổn định, tạo ra tâm lý lo lắng. Tại
thủ đô Manila của Philippines, nơi khởi nguồn tin đồn mưa axít khiến tồn bộ số thuốc
Betadine tại các hiệu thuốc bị vét sạch, một trường đại học phải tạm ngừng giảng dạy do lo
lắng. Rõ ràng, tin đồn thất thiệt ngày nay là một dạng “chiến tranh tâm lý” rất nguy hiểm.
Các thế lực thù địch và những đối tượng xấu còn sử dụng tin đồn thất thiệt như một thứ “vũ
khí” lợi hại để tấn cơng, hịng gây nhiễu loạn an ninh xã hội.
Đáng chú ý là tin đồn trên MXH không chỉ liên quan đến động cơ thiếu lành mạnh trong
cạnh tranh kinh doanh, gây chú ý bằng bịa tin giật gân, kiếm lời từ hoạt động quảng cáo, bơi
nhọ uy tín và danh dự của người khác, trả thù đối tượng thù ghét, tăng số người truy cập để
khoe khoang,... thời gian qua, nhiều tin đồn nhằm phục vụ âm mưu của các thế lực thù địch,
một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam. Mục đích đen tối của họ là bằng thủ
đoạn bịa đặt, vu cáo, vu khống nhằm vào uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam,... gây hoang
mang trong tâm lý xã hội, tác động tiêu cực đến niềm tin của cơng chúng đối với chế độ,
hịng đẩy tới sự rối loạn, bất ổn về kinh tế, văn hóa, từ đó gây bất ổn về chính trị.
Tin giả, nhất là tin xuyên tạc được tạo dựng, tán phát từ các cá nhân hay tổ chức trên MXH
liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại,... đều gây nên những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống,
nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc cũng như thái độ, suy nghĩ và quyết
định của người dân với nhiều vấn đề của đất nước. Một trong những hệ quả không hề nhỏ
mà các tin tức giả gây ra, đó là làm suy giảm niềm tin của công chúng vào truyền thông của
đất nước nói chung và báo chí nói riêng, khiến cho công chúng không xác định được đâu là
những nguồn tin đáng tin cậy để tiếp nhận... Đáng lưu ý, trong điều kiện các thế lực thù địch,
cơ hội, phản động đang triệt để lợi dụng internet và MXH để tiến hành “diễn biến hịa bình”
chống phá cách mạng Việt Nam, điều này không chỉ làm gia tăng số lượng tin giả mà tính
nguy hại của nó cũng tăng lên...
Chương 2
2.1 Nguyên nhân xuất hiện tin đồn trên MXH
Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện và lan truyền tin giả. Đối với tin sai lệch, một mặt do
sự thiếu cẩn trọng của người tạo và đưa tin trên các phương tiện truyền thông, mặt khác do
sự chủ quan, thiếu trách nhiệm của người quản lý khi duyệt và cho phép lưu hành tin. Đối
với tin xuyên tạc, sở dĩ loại tin này được tán phát rất nhanh so với khả năng phát hiện, ngăn
chặn và xử lý của cơ quan chức năng là do: 1) Sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ khiến
một người có thể dễ dàng tạo lập một website, một trang blog, fanpage... trên các MXH mà
khơng phải bỏ ra khoản chi phí nào, dẫn đến làm gia tăng lực lượng tạo dựng, tán phát tin
giả và việc kiểm soát các tin giả là vấn đề không đơn giản; 2) cũng do sự phát triển của công
nghệ, các đối tượng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sản xuất và tán phát tin giả
trực tuyến một cách nhanh chóng song việc phát hiện và xử lý với các đối tượng này đang
cịn nhiều khó khăn; 3) do những tin giả được chia sẻ rộng rãi trên truyền thơng xã hội, sau
đó được Google và các cơng cụ tìm kiếm khác xếp hạng cao giúp chúng được tìm thấy dễ
dàng hơn, làm cho các tin giả gia tăng với số lượng lớn và lan truyền nhanh; 4) chính những
thơng tin sai lệch từ các cơ quan báo chí trên các phương tiện truyền thông là một trong
những nguyên nhân làm gia tăng các tin xuyên tạc; 5) từ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng MXH
để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch; 6) do mục tiêu trục lợi hoặc
quảng bá danh tiếng từ việc "câu like", "câu view" của một số cá nhân, tổ chức và nhận thức,
trách nhiệm của người sử dụng MXH chưa cao trong tiếp nhận và chia sẻ các tin giả; 7) năng
lực trong quản lý, phát hiện, ngăn chặn tin giả của các cơ quan chức năng còn hạn chế và các
chế tài xử lý với các đối tượng tạo lập và tán phát tin giả còn bất cập...
Mạng xã hội là môi trường phát tán nhiều tin giả nhất hiện nay, tác động lớn đến tâm lý tiếp
nhận thông tin của công chúng. Công chúng dễ bị thu hút, quan tâm và chia sẻ những tin tức
giật gân hay một vấn đề nóng nào đó. Một thực trạng hiện nay cho thấy người dùng mạng xã
hội khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin thường không cẩn trọng phán xét đúng đắn trước
những tiêu đề, nội dung câu chuyện được chia sẻ, khơng kiểm chứng thơng tin trước khi
bình luận hay chia sẻ. Thậm chí, có người dùng chỉ đọc tiêu đề một tin tức nào đó được chia
sẻ mà khơng cần xem nội dung cụ thể. Hành động này cũng phần nào phản ánh tâm lý người
dùng muốn thông báo, chia sẻ những thơng tin mới nhất, nóng nhất trên trang cá nhân của
mình cho bạn bè, người thân. Đây cũng chính là một nhân tố làm góp phần gia tăng tốc độ
phát tán tin tức giả trên mạng xã hội. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân là nạn nhân trong
các vụ thơng tin sai sự thật có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, dẫn đến nhiều
hành vi tiêu cực khác.
Một bộ phận người sử dụng MXH ở Việt Nam thường có xu hướng quan tâm, thích (like),
chia sẻ (share) thơng tin giật gân, tiêu cực, trái chiều hơn thơng tin tích cực. Nhiều người cho
rằng MXH là ảo, không phải chịu trách nhiệm về những phát ngơn, hành xử của mình. Tâm
lý đó cộng hưởng với các công cụ được tạo ra để thu hút người dùng của truyền thông xã
hội, cùng với sự bất cập, hạn chế trong quản lý của các cơ quan chức năng càng làm cho việc
phát tán thông tin xấu, độc trở nên dễ dàng và nguy hiểm. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra,
hiện tượng tin giả, các phát ngơn thù ghét, nói xấu, phỉ báng, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, tôn giáo,
kỳ thị giới tính, các hành vi gây hấn, tấn cơng trên mạng,… đang trở nên đáng báo động.
Các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu đã, đang tiếp tục triệt để lợi dụng, khai thác
tính lan tỏa nhằm thực hiện “cuộc cách mạng truyền thông” đưa các thơng tin xấu độc, giả
mạo, những hình ảnh khiêu dâm, kích động bạo lực, kêu gọi hình thành các hội nhóm trái
phép, lực lượng chính trị đối lập hoạt động đối trọng với Đảng; tuyên truyền lối sống thực
dụng phương Tây, hưởng thụ, kích động hận thù dân tộc; bơi nhọ uy tín của các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, mục tiêu làm chuyển biến, thay đổi nhận thức chính trị, khơng
phân biệt được thơng tin thật và giả, dần dần tin vào những thông tin giả mạo, xấu độc dẫn
đến mất niềm tin vào cuộc sống, xa rời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Thủ đoạn
phổ biến của chúng là:
Thứ nhất, lợi dụng trang thông tin điện tử, mạng xã hội để đăng tải, đưa các thơng tin sai sự
thật hoặc các thơng tin có phần đúng nhưng sai lệch về bản chất thông tin trên các trang
mạng xã hội để đánh lừa người đọc, làm người đọc lầm tưởng là thơng tin chính thống để
đăng nhập, chia sẻ trạng thái, bình luận gây hiệu ứng tâm lý xã hội trước những vấn đề có
tính thời sự của đất nước. Khi đã thu hút được sự quan tâm, theo dõi của người đọc thì các
thế lực thù địch, bọn phản động và phần tử xấu sẽ đưa vào những thông tin giả mạo, xấu
độc, lồng ghép với các nội dung chống Đảng, Nhà nước, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối phát triển kinh tế của đất nước, làm người đọc không phân
biệt được những thông tin thật - giả, gây hoang mang, tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn về an ninh
quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Thứ hai, lợi dụng tiện ích từ cách mạng cơng nghiệp 4.0, trong đó tập trung khai thác tính
lan tỏa, tương tác, chia sẻ, ẩn danh trên không gian mạng của website, trang thông tin điện
tử, mạng xã hội để tán phát thông tin giả mạo, xấu độc, gắn với việc đưa thơng tin bí mật đời
tư, bí mật cá nhân, bài viết hồi ký của các đồng chí lãnh đạo cao cấp, sau đó đưa ra nhận xét,
phân tích, bình luận nhạy cảm để tác động đến niềm tin của người đọc, từng bước phủ nhận,
gây hoài nghi về lịch sử, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, tinh thần độc lập, tự
chủ... nhằm tuyên truyền đề cao chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân,
cổ súy cho xã hội dân sự, lối sống thực dụng phương Tây, thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập, tạo dựng ngọn cờ “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”.
Thứ ba, lợi dụng tiến bộ khoa học của cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng miễn phí trong
các trang mạng xã hội để chia sẻ trạng thái, kết bạn, quản lý nhóm bạn bè trên khơng gian
mạng. Từ đó, đưa thơng tin xấu độc, thơng tin thật, giả lẫn lộn nhằm tuyên truyền, gây hoài
nghi trong xã hội, tác động đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức của cán bộ, đảng viên và nhân
dân, gây mơ hồ, mất cảnh giác, dao động mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước. Chúng còn khai thác, sử dụng các trang mạng xã hội, tính năng livestream của
Facebook với mục tiêu làm “truyền thông xã hội” để chỉ đạo, truyền hình trực tiếp âm thanh,
hình ảnh, coi đây là một dạng đấu tranh “bất bạo động” khơng cần vũ trang, để tác động đến
chính trị, tư tưởng, “quyền con người”, thúc đẩy sự hình thành, phát triển báo chí tư nhân, tự
do ngơn luận, tự do báo chí, tự do lập hội đối lập với quan điểm, chủ trương của Đảng và
Nhà nước.
Thứ tư, khai thác lỗ hổng bảo mật của các website, cổng thông tin điện tử để sửa chữa, chèn
thêm đường dẫn (link) đăng tải nội dung, thông tin giả mạo, xấu độc, văn hóa đồi trụy, tệ nạn
xã hội, mê tín dị đoan, vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống của dân tộc; chèn,
chỉnh sửa nội dung bài viết, hình ảnh trên các website, cổng thông tin điện tử làm sai lệch
bản chất thông tin, làm người đọc mơ hồ mất cảnh giác, từ đó thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” tác động đến tư tưởng, đạo đức và lối sống, tâm tư, tình cảm của các giai tầng
xã hội; tạo lập các blog, website, mạng xã hội kết hợp với các loại hình thơng tin khác báo
viết, báo hình, báo nói... để thu hút lượng người truy cập, qua đó truyền bá các quan điểm, tư
tưởng phản động.
Thứ năm, lợi dụng tính tương thích và ứng dụng kết nối mạng khơng dây (wifi) 3G, 4G giữa
màn hình tivi thơng minh (SmartTV) với máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thơng
minh (Smartphone) trong việc trình chiếu hình ảnh hoặc đăng tải các thơng tin phục vụ lợi
ích cơng cộng để khai thác, lợi dụng các tính năng, ứng dụng tương thích trên tivi thơng
minh, máy tính, máy tính bảng, điện thoại thơng minh để kết nối, điều khiển và mở ứng
dụng Youtube được cài sẵn trên tivi với các khung ảnh tĩnh để đưa những hình ảnh có nội
dung xấu độc hoặc thay đổi nội dung thơng tin nhằm mục đích tun truyền, xuyên tạc,
chống đối Đảng và Nhà nước, gây hoang mang và tạo dư luận xấu. Với cơ chế hoạt động
hiện nay, Youtube sẽ tự động gợi ý hiển thị các video clip khác hoặc tự động phát chương
trình nếu người quản lý thiết lập chế độ tự động phát trên ứng dụng mà video clip có nhiều
nội dung xấu độc, giả mạo tác động đến người đọc.
2.3 Công tác bảo đảm ANTT trên MXH tại Việt Nam hiện nay
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng,
phát triển cơng nghệ thơng tin phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh và đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Nhiều chính sách, pháp luật
được ban hành nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế - xã hội,
đồng thời bảo đảm an ninh mạng. Trong đó, nổi bật là Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-92019, của Bộ Chính trị, “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư”, Luật An ninh mạng, Luật An tồn thơng tin mạng, Luật Bảo
vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành... Kết cấu hạ tầng viễn thông ở nước
ta được xây dựng khá đồng bộ; kinh tế số được hình thành và phát triển nhanh, ngày càng trở
thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Công nghệ số được áp dụng ở hầu hết các ngành;
xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới xuyên quốc gia, dựa trên nền
tảng công nghệ số và in-tơ-nét. Việc triển khai chính phủ điện tử được thực hiện quyết liệt,
đã đưa vào sử dụng hệ thống e-Ca-bi-net phục vụ các kỳ họp của Chính phủ, hệ thống Trục
liên thông văn bản quốc gia. Năm 2019, chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông
của Việt Nam đã tăng từ hạng 95 (năm 2018) lên hạng 41 trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức
đối với an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đến từ không gian mạng
Theo số liệu từ Kaspersky Security Network, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia bị tấn công
mạng nhiều nhất năm 2018. Kaspersky Lab nhận định: “Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, những
mối đe dọa về vấn đề an ninh mạng ngày càng tinh vi hơn. Đặc biệt trong bối cảnh Cách
mạng Công nghiệp 4.0 bùng nổ, Việt Nam sẽ phải đối mặt và chịu nhiều ảnh hưởng bởi
những thay đổi phức tạp của an ninh mạng” (6). Một thống kê khác cho thấy, hai năm 2017
và 2018, số lượng lỗ hổng an ninh tăng đột biến với hơn 15.700 lỗ hổng, gấp khoảng 2,5 lần
những năm trước đó; năm 2018, hơn 9.300 cuộc tấn công vào mạng Việt Nam, hơn 1,6 triệu
lượt máy tính bị mất dữ liệu (7).
Thời gian qua, phát hiện trên 3.000 trang web, blog, tài khoản mạng xã hội và gần 100 hội,
nhóm trên mạng xã hội facebook thường xuyên đăng tải thông tin chống Đảng, Nhà nước,
kích động gây rối an ninh, trật tự. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, không gian
mạng tiếp tục là môi trường chủ yếu để các thế lực thù địch, đối tượng phản động, chống đối
phát tán thơng tin bịa đặt về tình hình dịch bệnh, xun tạc, đả kích sự chỉ đạo, điều hành
trong phịng, chống dịch bệnh của Chính phủ và chính quyền các cấp; kích động, chia rẽ
quan hệ đối ngoại của Việt Nam với một số nước; kích động cơng nhân đình cơng tập thể tại
các cơng ty, khu cơng nghiệp có yếu tố nước ngoài .Thống kê của Cục An ninh mạng và
phịng, chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao cho thấy, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, trên
MXH Việt Nam đã có hơn 900.000 thơng tin liên quan đến tình hình dịch bệnh.
Trước tình hình trên, Bộ Cơng an đã tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành, triển khai
thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật và các giải pháp kịp thời về bảo đảm an
ninh mạng, nhất là khẩn trương xây dựng, đề xuất ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật An ninh mạng, các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, xử phạt vi phạm hành chính;
đồng thời, tiếp tục rà sốt những vấn đề mới đang đặt ra trong cuộc Cách mạng cơng nghiệp
lần thứ tư để đề xuất hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật. Mở rộng hợp tác quốc tế trên
lĩnh vực an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao với các quốc gia,
tập đồn cơng nghệ lớn trên thế giới để tiếp thu công nghệ, học hỏi kinh nghiệm, đào tạo
nguồn nhân lực và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mạng. Chủ động phối hợp chặt
chẽ với các bộ, ban, ngành, địa phương triển khai các giải pháp bảo vệ an ninh hệ thống
mạng thông tin trọng yếu quốc gia, phịng, chống tấn cơng mạng; đấu tranh, phản bác kịp
thời các quan điểm thù địch, sai trái trên không gian mạng; xử lý nghiêm các đối tượng có
hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng in-tơ-nét và thông tin trên mạng.
Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2020, Bộ Công an đã điều tra, đề nghị xử lý hình sự 81 đối
tượng, xử phạt vi phạm hành chính 353 trường hợp có hành vi tán phát thơng tin sai sự thật
trên khơng gian mạng. Vì vậy, thông tin sai sự thật trên không gian mạng đã giảm hẳn và hầu
hết các tài khoản mạng xã hội trong nước đã chủ động gỡ bỏ thông tin sai sự thật. Trong đấu
tranh phịng, chống tội phạm trên khơng gian mạng, trong năm 2019, Bộ Công an đã khởi tố
10 vụ với 116 bị can; bắt giữ và bàn giao cảnh sát các nước 555 đối tượng; phối hợp xử phạt
hành chính và trục xuất 254 đối tượng.
Chương 3
3.1 Trách nhiệm của các bên trong bảo đảm ANTT trên MXH
Về trách nhiệm của Bộ Công an: Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về an ninh mạng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây, trừ nội dung thuộc
trách nhiệm của Bộ Quốc phịng và Ban Cơ yếu Chính phủ: Ban hành hoặc trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về an
ninh mạng; Xây dựng, đề xuất chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án
bảo vệ an ninh mạng; Phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động sử dụng MXH xâm phạm chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội và phịng, chống tội phạm mạng; Bảo
đảm an ninh thông tin trên MXH; xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số;
cảnh báo, chia sẻ thông tin an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng; Tham mưu, đề xuất
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân công, phối hợp thực hiện
các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng
trong trường hợp nội dung quản lý nhà nước liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ,
ngành; Tổ chức diễn tập phòng, chống tấn cơng mạng; diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an
ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; Kiểm tra, thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng: Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng trong phạm vi quản lý và có nhiệm vụ, quyền hạn:
Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn
bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng trong phạm vi quản lý; Xây dựng, đề xuất chiến
lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ an ninh mạng trong phạm vi
quản lý; Phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động sử dụng MXH xâm phạm an ninh quốc gia
trong phạm vi quản lý; Phối hợp với Bộ Cơng an tổ chức diễn tập phịng, chống tấn cơng
mạng, diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan
trọng về an ninh quốc gia, triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh mạng; Kiểm tra,
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong
phạm vi quản lý.
Về trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Bộ Cơng an, Bộ Quốc
phịng trong bảo vệ an ninh mạng; Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tun truyền,
phản bác thơng tin có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Yêu
cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia
tăng trên MXH, chủ quản hệ thống thông tin loại bỏ thông tin có nội dung vi phạm pháp luật
về an ninh mạng trên dịch vụ, hệ thống thông tin do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trực tiếp
quản lý.
Về trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ: Tham mưu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Quốc phịng
ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về mật mã để bảo vệ an ninh mạng thuộc phạm vi
Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý; Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu
thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp theo
quy định của Luật này; Thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học, công nghệ mật mã; sản
xuất, sử dụng, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thơng tin thuộc bí mật nhà nước được
lưu trữ, trao đổi trên MXH.
Về trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện công tác bảo
vệ an ninh mạng đối với thông tin, hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với
Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng của Bộ, ngành, địa phương.
Về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên MXH:
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên MXH tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây: Cảnh báo
khả năng mất an ninh mạng trong việc sử dụng dịch vụ trên MXH do mình cung cấp và
hướng dẫn biện pháp phòng ngừa; Xây dựng phương án, giải pháp phản ứng nhanh với sự cố
an ninh mạng, xử lý ngay điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, tấn công mạng, xâm nhập
mạng và rủi ro an ninh khác; khi xảy ra sự cố an ninh mạng, ngay lập tức triển khai phương
án khẩn cấp, biện pháp ứng phó thích hợp, đồng thời báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo
vệ an ninh mạng theo quy định của Luật này; Áp dụng các giải pháp kỹ thuật và các biện
pháp cần thiết khác nhằm bảo đảm an ninh cho quá trình thu thập thông tin, ngăn chặn nguy
cơ lộ, lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu; trường hợp xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố lộ, lọt,
tổn hại hoặc mất dữ liệu thông tin người sử dụng, cần lập tức đưa ra giải pháp ứng phó, đồng
thời thơng báo đến người sử dụng và báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh
mạng theo quy định của Luật này; Phối hợp, tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách bảo
vệ an ninh mạng trong bảo vệ an ninh mạng.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng
trên MXH tại Việt Nam có trách nhiệm: Thực hiện quy định như doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ trên MXH tại Việt Nam; Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số;
bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục
vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng; Ngăn chặn việc chia sẻ thơng
tin, xóa bỏ thơng tin trên MXH có nội dung tun truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm
nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ
quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ
Thơng tin và Truyền thơng và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi
phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ; Không cung
cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng
cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên MXH thơng tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự
công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khi có yêu cầu của lực
lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của
Bộ Thơng tin và Truyền thơng; Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ
trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên MXH tại Việt Nam có hoạt
động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thơng tin cá nhân, dữ liệu về mối quan
hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu
trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ; đặt chi nhánh
hoặc văn phịng đại diện tại Việt Nam.
Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng MXH: Tuân thủ quy định của pháp
luật về an ninh mạng; Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy
cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực
lượng bảo vệ an ninh mạng; Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền
trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách
nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Trên cơ sở các quy định của Luật An ninh mạng, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên MXH cần nghiên cứu nắm vững và
cụ thể hóa trách nhiệm thành những nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, bám
sát tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; qua đó chung tay góp sức xây dựng MXH
lành mạnh, khơng gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3.2 Giải pháp bảo đảm ANTT trên MXH thời gian tới
Thời gian tới, tình hình an ninh mạng sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khơng gian
mạng tiếp tục là mục tiêu trọng yếu của các cuộc tấn công, là môi trường chủ yếu để tiến
hành các hoạt động gián điệp, khủng bố, phá hoại, thực hiện các hành vi phạm tội; đặc biệt
là tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống Đảng, Nhà nước, nhất là từ nay đến Đại hội XIII
của Đảng. Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu
tất yếu khách quan nhằm mang lại cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đối phó
có hiệu quả với những thách thức đối với an ninh của đất nước. Để nắm bắt kịp thời cơ hội
và phịng ngừa, ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực đối với an ninh đất nước từ không gian
mạng, cần triển khai một số nhiệm vụ cấp bách sau:
Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác bảo đảm an ninh
mạng. Tập trung triển khai có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về ứng
dụng, phát triển công nghệ thông tin đi đôi với bảo đảm an tồn thơng tin, an ninh mạng,
trọng tâm là Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị, “Về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, các chủ
trương về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, bảo vệ an ninh mạng quốc gia nhằm nâng
cao tiềm lực khoa học, công nghệ cũng như năng lực bảo đảm an ninh mạng, phịng, chống
chiến tranh mạng.
Hai là, hồn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
thông tin, truyền thông và an ninh mạng. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật An tồn thơng tin
mạng, Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;
quản lý chặt chẽ các loại hình dịch vụ viễn thông, in-tơ-nét ở Việt Nam. Khẩn trương tham
mưu cho Chính phủ xây dựng, ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An
ninh mạng, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng,
Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tham khảo chính sách, pháp luật về an ninh mạng của các
nước, đồng thời nghiên cứu, rà sốt, phát hiện những bất cập trong chính sách, pháp luật của
nước ta, những vấn đề mới đang đặt ra trong thực tiễn chưa được điều chỉnh bằng chính
sách, pháp luật để tham mưu, đề xuất ban hành các chính sách, pháp luật về quản lý “tiền
ảo”, “tài sản ảo”, dịch vụ trung gian thanh toán, chứng cứ điện tử, các rơ-bốt trang bị trí tuệ
nhân tạo,...
Ba là, xây dựng, hồn thiện cơ chế phối hợp giữa Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Thơng
tin và Truyền thơng, Ban Tun giáo Trung ương và các bộ, ban, ngành, địa phương trong
bảo đảm an ninh mạng. Tổ chức phổ biến, tập huấn để nâng cao nhận thức và năng lực bảo
vệ an ninh mạng cho các tổ chức, cá nhân, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách
quản lý và vận hành hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Nghiên cứu xây
dựng mơ hình hợp tác công - tư trong bảo đảm an ninh, phịng, chống tội phạm trên khơng
gian mạng ở Việt Nam, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước với các
doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa nguồn lực xã hội trong hoạt động này. Tăng cường tuyên
truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân trong phòng ngừa tội phạm
và vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Bốn là, tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng và đấu tranh
phòng, chống tội phạm trên không gian mạng. Triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo đảm
an ninh mạng cho hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phát hiện, đấu tranh
ngăn chặn sớm hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, âm mưu, hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch, phản động trên mạng. Chủ động phịng ngừa và quyết liệt tấn cơng,
trấn áp mạnh tội phạm mạng, nhất là những loại tội phạm diễn ra phổ biến thời gian qua, như
tội phạm tổ chức đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm do người nước ngoài thực
hiện...; kịp thời giải quyết các vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự trên không gian
mạng.
Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển công nghệ thông tin, nhằm tự chủ về công nghệ và
trang thiết bị, không để bị lệ thuộc vào nước ngồi. Có lộ trình phát triển các doanh nghiệp
cơng nghệ thơng tin và an ninh mạng, trong đó, lựa chọn các lĩnh vực mà Việt Nam có thế
mạnh để ưu tiên phát triển. Hồn thiện các chính sách nhằm khuyến khích, huy động mọi
nguồn lực xã hội trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ thơng tin và
an ninh mạng. Nghiên cứu các mơ hình đổi mới, sáng tạo có hiệu quả trên thế giới để vận
dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư,
nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ bảo đảm an ninh mạng.
Sáu là, chú trọng đào tạo, phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ
thông tin và an ninh mạng làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam, khơng
để tình trạng “chảy máu chất xám” về công nghệ thông tin. Nâng cao chất lượng đào tạo về
công nghệ thông tin và an ninh mạng tại các cơ sở đào tạo trong nước, đồng thời đẩy mạnh
hợp tác với các quốc gia, các trường đại học, các tập đồn cơng nghệ tiên tiến trên thế giới
để tiếp thu công nghệ mới và kinh nghiệm bảo đảm an ninh mạng nhằm đáp ứng yêu cầu của
tình hình mới.
III.KẾT LUẬN
Việt Nam được xem là quốc gia có tốc độ phát triển rất nhanh về internet và tính đến nay đã
có hơn 60 triệu người sử dụng Facebook, chưa kể các MXH khác, đứng thứ 18 trên thế giới
về tỷ lệ người dân sử dụng internet và là một trong 10 nước có người dùng Facebook,
YouTube cao nhất thế giới. Vì vậy, việc chủ động đẩy lùi hiểm họa từ mặt tiêu cực của MXH
cần huy động sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ
chức, trước hết là cấp ủy và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, kết hợp phát huy vai trị
của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng. Và khi tham gia MXH, mỗi cán bộ,
đảng viên, đoàn viên,... cần xác định trách nhiệm giữ vai trò nòng cốt, tự giác trong đăng tải,
chia sẻ, lan tỏa thơng tin tích cực, trực diện đấu tranh với thông tin xấu độc, tạo thành phong
trào Trộng khắp cùng hướng tới một văn hóa internet, trong đó có MXH, ngày càng tích cực,
lành mạnh.
Tài liệu tham khảo
(1) Phát biểu của Tổng thống Mỹ B. Ơ-ba-ma thơng báo về việc thành lập Văn phịng An
ninh mạng trực thuộc Nhà trắng, tháng 5-2009
(2) Nguồn: Mỹ công bố chiến lược an ninh mạng mới,
(3) Internet và những thách thức trong thời đại 4.0,
(4) Phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thành lập Tiểu tổ chỉ đạo
giám sát an ninh internet và phát triển công nghệ thông tin Trung ương Trung Quốc
(5) Sách trắng về chiến lược quân sự Trung Quốc năm 2015
(6) Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới đănng
ngày10/3/2019,
(7) Xu hướng tấn công mạng năm 2019,