Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.74 KB, 22 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH THỦY
1.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
dựng Công trình thủy
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1954, hòa bình được lập lại trên miền Bắc nước ta, đồng thời cùng với
việc khôi phục lại đất nước thì việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng cho ngành giao
thông vận tải là một điều hết sức quan trọng và cần thiết, nhất là đối với khu vực
cảng Hải Phòng. Khi đó, Công ty Xây dựng Công trình thủy (Công ty Cổ phần Đầu
tư và Xây dựng Công trình thuỷ ngày nay) được thành lập với nhiệm vụ xây dựng
nhà máy đóng tàu Bạch Đằng – Cơ sở vật chất lớn nhất do Việt Nam tự xây dựng
lúc bấy giờ.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Công ty chuyên xây dựng các công trình
Quốc phòng và đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo giao thông trên các tuyến: Hà Nội -
Hải Phòng, các tuyến vùng Đông Bắc (Quảng ninh) và một phần các tuyến cầu
đường bộ, từ Đông Hà (Quảng Trị) trở ra.
Tháng 5/1961, với yêu cầu bức thiết của việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật cho ngành vận tải thủy, Công ty được Bộ Giao thông vận tải quyết định
thành lập trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị ở khu vực Hải Phòng lại.
Năm 1965, Cục vận tải đường thủy được tách ra thành Cục đường sông và
Cục đường biển. Công ty được chuyển về trực thuộc Cục đường biển.
Tháng 4/1989, Công ty tách khỏi tổng Cục đường biển về trực thuộc Bộ
giao thông vận tải và sau đó đổi tên là Tổng Công ty xây dựng Công trình thủy.
Tháng 7/1993 theo Quyết định số 1445 quyết định thành lập doanh nghiệp
Nhà nước Công ty đổi tên thành Công ty xây dựng Công trình thủy thuộc Bộ giao
thông vận tải.
Năm 1994 Công ty lại chuyển về trực thuộc Cục hàng hải Việt Nam.
Tháng 5/1995 Công ty lại tách khỏi Cục hàng hải về trực thuộc Tổng Công ty
xây dựng công trình giao thông I - Bộ giao thông vận tải.
1
1


Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính
phủ về chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần.
Căn cứ Quyết định số 436 /QĐ - BGTVT ngày 23 tháng 2 năm 2006 của Bộ
Giao thông vận tải về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty Công ty xây dựng
công trình thuỷ thành Công ty cổ phần, Công ty thực hiện cổ phần hoá từ Công ty
xây dựng công trình thuỷ thành Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ
theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0203002876 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hải Phòng cấp ngày 01/03/2007 và hoạt động theo luật Doanh nghiệp đã được
Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2007 với các chức năng chủ
yếu:
• Xây dựng, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị Công trình thủy.
• Xây dựng, sửa chữa các công trình công nghiệp và dân dụng trong nghành
giao thông vận tải.
• Sản xuất cấu kiện Bêtông đúc sẵn.
• Sản xuất kinh doanh vật liệu và trang trí nội thất..
• Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa, thiết bị phụ tùng, phương tiện
GTVT và xây dựng.
• Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi…
Các thông tin cơ bản về công ty
• Địa chỉ: Số 58 Phạm Minh Đức, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng
• Số điện thoại: 031 3760 498
• Fax: 031 3826 429
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động
Với các chức năng chủ yếu được trên, Công ty CP Đầu tư và XD Công trình
thủy hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng với các sản phẩm chủ yếu là các
công trình cảng đường thủy, thủy công, tiến hành nạo vét và duy tu luồng vận tải
đường biển, đường sông, san lấp tạo bãi, tạo mặt bằng cho các Khu chế xuất, khu
công nghiệp, các nhà máy dọc theo bờ biển cũng như các cửa sông lớn….Công ty
cũng thực hiện xây dựng các công trình dân dụng, tư vấn thiết kế các Công trình

2
2
thủy, xây dựng một số các công trình giao thông vận tải đường bộ….
Bên cạnh đó, Công ty không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các công trình mà
còn mở rộng sang cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội
thất, cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà xưởng…
Trong tương lai, Công ty dự kiến sẽ mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động sang cả
các công trình đường bộ, công trình dân dụng và các công trình phục vụ cho công
nghiệp sản xuất để đa dạng hóa các loại sản phẩm xây dựng mà Công ty đang cung
cấp đồng thời mở rộng quy mô hoạt động của công ty.
1.1.2.2. Năng lực sản xuất
Về vốn
Sau khi tiến hành cổ phần hóa vào năm 2006, Công ty có số vốn điều lệ là
16.200.000.000 đồng
Về năng lực thiết bị thi công
Có thể thấy được năng lực thi công của Công ty qua số lượng thiết bị thi công
theo bảng dưới
Bảng 1-1
Năng lực thiết bị thi công
3
3
STT Tên thiết bị Công suất thiết bị Số lượng (cái)
1 Tàu kéo, đẩy Loại 133-150 CV 5
2 Sà lan mặt bằng Loại từ 200-250 T 7
3 Phao nổi đặt máy thi công Loại 300-400 T 5
4 Xe ô tô Zin ben 130 Loại 5 T 4
5 Xe ô tô Zin bàn thùng gỗ Loại 5 T 10
6 Xe ô tô Zin Loại 5 T 5
7 Xe ô tô MAZ Loại 9 T 8
8 Cần cẩu các loại Sức nâng 15 – 45 T 6

9 Máy xúc các loại Có dung tích từ 0,8 -2 m3 5
10 Giá búa và quả búa đóng cọc Loại từ 1,8 – 4,5 T 5
11 Máy ủi, xe lu, đầu kéo 6
12 Máy trộn bê tong Loại từ 200 - 1000 lít 15
13 Máy hàn điện các loại 29
Danh sách liệt kê ở trên chưa bao gồm một số thiết bị thi công nhỏ lẻ khác của
công ty. Trong năm 2009, công ty có kế hoạch đầu tư thêm một số trang thiết bị thi
công khác để nâng cao năng lực sản xuất.
Về lao động
Kể từ sau khi tiến hành cổ phần hóa, số lượng lao động của công ty không có
biến động lớn, thường xuyên ổn định ở con số trên 200 người, trong đó lao động có
trình độ chuyên môn cao chiếm phần lớn. Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến
ngày 31/12/2008 có 515 người. Trong đó:
- Cán bộ quản lý: 88 người.
+ Kỹ sư: 76 người
+ Trung cấp: 12 người
- Công nhân: 427 người.
+ Thợ bậc 4 trở lên: 250 người
+ Thợ dưới bậc 4: 177 người
Đây là những cán bộ công nhân viên gắn bó ổn định lâu dài với công ty, nắm
những nhiệm vụ nhất định. Ngoài ra với đặc thù của ngành xây dựng, gắn với yêu
cầu của từng công trình cụ thể, người được giao nhiệm vụ quản lý từng công trình
sẽ thuê thêm một số lao động thời vụ để thực hiện công trình hoàn thành tiến độ
được giao.
4
4
Với năng lực sản xuất không ngừng nâng cao, tổng giá trị sản lượng các công
trình mà công ty thực hiện được tăng trưởng mạnh mẽ qua mỗi năm, nhất là sau khi
tiến hành cổ phần hóa. Ta có thể theo dõi sự tăng trưởng về tổng giá trị sản lượng
qua biểu đồ sau

5
5
Biểu đồ 1 – 2
Biểu đồ tổng giá trị sản lượng của công ty trong 3 năm gần đây
Đơn vị: 1000 Đ
1.1.2.3. Quy trình sản xuất
Quá trình sản xuất của các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp sẽ tạo nên
một loại sản phẩm đặc thù là các công trình xây dựng. Vậy nên quy trình thực hiện
để hoàn thành nên sản phẩm cũng mang tính đặc thù. Tại Công ty CP Đầu tư và
Xây dựng Công trình thủy, quy trình thực hiện một công trình như sau:
6
6
Sơ đồ 1 – 3
Trình tự thực hiện công trình
Mua hồ sơ dự thầu, lập dự toán công trình để đấu thầu hoặc chào giá
Phân chia các hạng mục công trình cho các đơn vị thi công
Căn cứ vào dự toán và định mức NVL, mua NVL phục vụ cho khối lượng thi công
Nghiệm thu thanh toán theo giai đoạn
Nghiệm thu thanh toán và bàn giao tổng thể công trình
Lập hồ sơ hoàn công và quyết toán công trình
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty có 5 phòng ban nghiệp vụ trực thuộc:
- Phòng Tổ chức cán bộ và lao động.
- Phòng kinh tế kỹ thuật.
- Phòng vật tư, thiết bị.
- Phòng Tài chính kế toán.
- Phòng hành chính Công ty.
7
7

Hiện nay, Công ty có 6 Xí nghiệp và chi nhánh trực thuộc với tư cách pháp
nhân không đầy đủ, đó là:
- Xí nghiệp Công trình thủy II:
- Xí nghiệp Công trình thủy III
- Xí nghiệp Công trình thủy IV
- Xí nghiệp kiến trúc.
- Xí nghiệp cơ giới thi công.
- Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ chí Minh.
Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua trang sau
8
8

×