Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu mô hình “làng đô thị” tại Việt Nam hướng tới phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.73 KB, 6 trang )

DIỄN ĐÀN

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH
“LÀNG ĐÔ THỊ” TẠI VIỆT NAM

HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. KTS. Tạ Quỳnh Hoa
Giảng viên Khoa Kiến trúc Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng

RESEARCH ON THE MODEL OF “URBAN VILLAGE” IN VIETNAM TOWARDS SUSTAINABLE
DEVELOPMENT

“Urban village” is an urban development model that has been studied theorerically and practically for over three
decades in many countries around the world. In Vietnam, the term “urban village” is used extensively in reseaches
on urban planning and urban management, but the concept and characteristics of the “urban village” model in
Vietnam are totally different from the concept that has been apply in developed countries. Therefore, this paper
aims to clarify the concept and characteristics of Vietnam’s “urban village” model in comparison with the international
“urban village” model, thereby strengthening the theoretical framework on “urban village” in Vietnam. In order to
maintain and redevelop “urban villages” in a sustainable way, it is very essential to study the interaction between
“urban villages” and surrounding new urban development areas to find out suitable approach that bridging the gap
between different urban development models in terms of institutional, spatial and social aspect while enhancing the
core values of “urban village” model to establish the “ sense of place” for the urban areas.
Keywords: urban village model, urbanization, urban sprawl, new urban development areas, Vietnam.

“L

àng đô thị - Urban village” là một mô hình
phát triển đô thị đã được nghiên cứu sâu
về lý luận và đưa vào thực tiễn từ hơn 3
thập niên qua tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt
Nam, thuật ngữ “làng đô thị” được sử dụng nhiều trong


các nghiên cứu về quy hoạch mở rộng đô thị, nhưng
về quan điểm và đặc thù mô hình phát triển, “làng đô
thị” tại Việt Nam lại rất khác so với “làng đô thị” trên thế
giới. Vì vậy, bài báo này muốn làm rõ khái niệm, đặc
điểm mô hình “làng đô thị” ở Việt Nam trong sự so sánh

46

SË 103+104 . 2020

với mô hình “làng đô thị” trên thế giới, từ đó củng cố các
quan điểm lý luận về “làng đô thị” tại Việt Nam, hướng
tới phát triển bền vững trong tiến trình đô thị hoá.

I. Khái niệm, mô hình “Làng đô thị” trên
thế giới
1.1 Khái niệm “làng đô thị”
Theo quan điểm quy hoạch và thiết kế đô thị tại các
nước phát triển, thì khái niệm “làng đô thị” được hiểu
như sau: “Làng đô thị là một mô hình phát triển đô thò


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

được đặc trưng bởi nhà ở mật độ trung bình, phân vùng sử dụng
hỗn hợp, giao thông công cộng tốt và nhấn mạnh vào việc đi bộ và
tiếp cận không gian công cộng”[11].
Khái niệm làng đô thị chính thức ra đời ở Anh những năm 80 của
thế kỷ XX với sự thành lập Nhóm các làng đô thị - Urban Village
Group (viết tắt là UVG). Dưới áp lực từ UVG, khái niệm này đã được

ưu tiên trong chính sách quy hoạch quốc gia của Anh giai đoạn
1997-1999[7]. Đây là mô hình bổ sung cho những quan niệm thống
trị quy hoạch và kiến trúc đô thị những năm 1950-1960, gắn với
việc đề cao vai trò quan trọng của khu vực nội đô. Đây cũng là mô

hình được cho là có khả năng giải quyết được căn bệnh xã hội đặc
trưng cho chủ nghóa đô thị hiện đại, như việc phát triển đường cao
tốc, đường sắt trên cao, các khu nhà cao tầng và việc mở rộng đô
thị một cách tràn lan (Hình 1,2,3).
Mục đích phát triển mô hình làng đô thị là: 1) Giảm sự phụ thuộc
vào xe hơi và thúc đẩy sử dụng xe đạp, đi bộ với quy mô phù hợp
bán kính có thể đi bộ được; 2) Mức độ tự chủ cao, sử dụng đất hỗn
hợp trong đó tích hợp được các chức năng ở, làm việc, thương mại
dịch vụ và vui chơi giải trí trong cùng một khu vực; 3) Tạo ra một
môi trường an toàn, thuận tiện và 4) Tạo điều kiện cho các tổ chức
cộng đồng phát triển mạnh mẽ và tương tác với nhau, nâng cao
niềm tự hào và bản sắc cộng đồng.
1.2 Đặc điểm mô hình làng đô thị
Làng đô thị được thiết lập dựa trên 10 nguyên tắc: 1) Mọi hoạt động
trong tầm đi lại 10 phút; 2) Tính kết nối cao của mạng lưới giao
thông chất lượng; 3) Dịch vụ tích hợp đáp ứng nhu cầu đa dạng;
4) Công trình kiến trúc phức hợp và nhà ở đơn lẻ kết hợp; 5) Thiết
kế đô thị tiện nghi, thẩm mỹ và nhân văn hướng đến cộng đồng;
6) Cấu trúc đô thị rõ ràng với khu vực trung tâm và vùng vành đai;
7) Các nguyên tắc thiết kế của chủ nghóa Đô thị mới được áp dụng
đầy đủ ở các khu vực tập trung; 8) Khuyến khích sử dụng phương

Hình 1: Quy hoạch chung làng đô thị Kelvin Grove - Brisbane - Úc
(nguồn [3])


Hình 2: Đồ án quy hoạch làng đô thị Stockpot, Manchester, Anh (nguồn [8])

Hình 4: Sơ đồ nguyên tắc phát triển mô hình “làng đô thị”

tiện giao thông công cộng hoặc không gây ô nhiễm do phát thải; 9)
Phát triển bền vững dựa trên công nghệ sinh thái; 10) Tôn trọng giá
trị các hệ thống tự nhiên và tác động của các hoạt động đô thị đến
môi trường ở mức tối thiểu. Những nguyên tắc này được kết hợp
cùng nhau vì một cuộc sống có chất lượng cao.

Hình 3: Làng đô thị Grainger tại Newcastle, Anh (nguồn [4])

Mô hình “làng đô thị” được triển khai nhiều tại quốc gia phát triển,
bởi tại các quốc gia này, các ngành công nghiệp độc hại ngày càng
giảm do được di dời đến các quốc gia thuộc nhóm nước đang phát
triển. Bên cạnh đó là sự xuất hiện nền kinh tế dịch vụ (Service
economy). Điều này cho phép trong mô hình “làng đô thị” hình

SË 103+104 . 2020

47


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

thành các khu chức năng sử dụng hỗn hợp giữa ở và làm việc,
thương mại dịch vụ mà không gây bất lợi cho cư dân. Mô hình “làng
đô thị” được xem là một giải pháp bổ sung cho các mô hình phát
triển đô thị tại nhiều thành phố, đặc biệt là nâng cấp và mở rộng đô
thị. Các quan điểm đương đại về “làng đô thị” và mô hình phát triển

có liên quan chặt chẽ với Chủ nghóa đô thị mới (New Urbanism)[10]
và quan điểm tăng trưởng thông minh (Smart Growth) được khởi
xướng tại Hoa Kỳ. Đây là một trào lưu thiết kế đô thị nhằm thúc đẩy
thói quen thân thiện với môi trường bằng cách tạo ra các khu phố
có thể đi bộ, chứa nhiều loại công việc và nhà ở. Trào lưu này phát
sinh cũng vào đầu những năm 1980 như mô hình “làng đô thị” và có
ảnh hưởng đến phát triển bất động sản, quy hoạch đô thị và chiến
lược sử dụng đất của các thành phố.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đô thị lại cho rằng, đây không phải
khái niệm mới, mà đơn giản chỉ là sự phục hồi lại các ý tưởng đã
phổ biến trong quy hoạch đô thị từ trước nhằm mục đích giữ gìn
môi trường thiên nhiên trong sự bành trướng đô thị đang diễn ra
quá mạnh như nhiều thập kỷ qua, và phù hợp với xu thế phát triển
chung của xã hội gắn với sự xuất hiện của nền kinh tế dịch vụ và
gia tăng tầng lớp trung lưu.

Hình 5: Làng Xian, một ngôi “làng đô thị” bị nhấn chìm do sự mở
rộng thành phố tại Quảng Châu - Trung Quốc (Nguồn [1])

II. Làng đô thị tại Việt Nam

2.1. Khái niệm “làng đô thị” tại Việt Nam
Hiện tượng “làng đô thị” rất phổ biến tại Việt Nam (cũng như tại
Trung Quốc và các quốc gia có đặc điểm tương đồng), khác với
làng đô thị tại các quốc gia phát triển. Khái niệm “làng đô thị” ở Việt
Nam được hiểu theo nghóa đen “làng trong đô thị”- là những ngôi
làng nông thôn tồn tại ở cả vùng ngoại ô và trung tâm của các thành
phố lớn Việt Nam trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng. Làng đô
thị thường được bao bọc bởi các khu đô thị mới (KĐTM) hoặc các
khu vực phát triển các chức năng mới của đô thị như trung tâm văn

hoá, thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí… Làng đô thị còn được bao

Hình 6: Làng đô thị Triều Khúc và Yên Xá, kề cận với KĐTM Văn
Quán (Nguồn : [6])

Bảng 1: So sánh sự khác biệt của mô hình “làng đô thị”
ở các nước phát triển và ở Việt Nam

Hình 7: Làng đô thị bị bao vây bởi sự phát triển tràn lan của KĐTM
Linh Đàm và tuyến đường vành đai 3 (Nguồn: [2])

quanh bởi các công trình cao tầng, cơ sở hạ tầng giao thông và các
công trình hiện đại khác. Làng đô thị thường có mật độ dân cư cao,
cơ sở hạ tầng chưa được đáp ứng đầy đủ, đường xá nhỏ hẹp được
phát triển dựa trên hệ thống đường thôn, xóm cũ trong làng. Dân cư
của làng đô thị phần lớn có gốc gác từ các làng nông nghiệp truyền
thống (Hình 5, 6, 7).
Có thể nhận thấy sự tồn tại của các làng đô thị tại Việt Nam như là
một hệ quả của quá trình đô thị hoá nhanh chóng các khu vực làng

48

SË 103+104 . 2020


xã nông nghiệp kề cận nội đô và sự chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp. Một diện tích rất lớn đất nông nghiệp trước đây
thuộc về các làng xã đã bị chuyển đổi thành đất quy hoạch phát
triển các KĐTM hay các trung tâm thương mại, dịch vụ, sản xuất
công nghiệp lớn. Các làng xã bị co cụm, bị bao bọc và bị lấn chiếm

dần bởi sự phát triển tràn lan của các KĐTM - như chiếc vòi bạch
tuộc len lỏi vào chiếm nốt những khoảng xanh của làng xã còn sót
lại, thu hẹp dần ranh giới của các ngôi làng trong đô thị.
Một số câu hỏi được đặt ra như: Sự tồn tại của mô hình “làng đô thị”
Việt Nam có phù hợp với các nguyên tắc quy hoạch phát triển đô
thị đương đại hay không? Nếu vẫn duy trì sự tồn tại của các làng đô
thị, thì phải quy hoạch và quản lý phát triển theo những nguyên tắc
nào để hướng tới sự phát triển bền vững?
2.2. Đánh giá mô hình “làng đô thị” Việt Nam trên các nguyên tắc
quy hoạch phát triển đô thị đương đại
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, có thể xem xét mô hình “làng đô thị” đối
chiếu với các nguyên tắc quy hoạch đô thị đương đại dựa trên 5 khía
cạnh: 1) Bảo vệ các nguồn lực đất đai, năng lượng và các nguồn lực
tự nhiên khác; 2) Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá cốt lõi; 3)
Kết nối với các khu vực phát triển mới cả về hạ tầng và cảnh quan; 4)
Cộng đồng gắn kết; 5) Cơ chế quản lý, kiểm soát, vận hành.
1) Bảo vệ các nguồn lực đất đai, năng lượng và các nguồn lực tự
nhiên khác
Trong trào lưu quy hoạch phát triển đô thị thông minh (Smart
growth) luôn nhấn mạnh nguyên tắc duy trì, khôi phục và tôn tạo
được các hệ sinh thái tự nhiên cũng như những vùng cảnh quan
đặc trưng tự nhiên được tạo bởi địa hình, khí hậu, hình thức canh
tác… Các nguyên tắc này đều đề cao việc tạo lập cân bằng sinh thái
đô thị, gắn với việc sử dụng và khai thác tài nguyên. Trong đó, việc
sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở các khu vực đô thị thường vượt
xa khả năng tự phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên. Điều này đặt ra
các yêu cầu và giải pháp về bảo tồn tự nhiên, kiểm soát mật độ xây
dựng, chức năng sử dụng đất, hình thành các không gian mở (cây
xanh, mặt nước) và thúc đẩy các giải pháp tái tạo tài nguyên (năng
lượng tái tạo, tái sử dụng nước, chất thải…).

Làng truyền thống về cơ bản là một khu dân cư nông nghiệp, xung
quanh là vườn, ruộng, mặt nước ao, sông. Trong làng, diện tích
không gian mở chiếm tỷ lệ lớn. Môi trường sống của con người cân
bằng với tự nhiên và hòa làm một với tự nhiên.
“Làng đô thị” nay phần lớn không còn hệ sinh thái thực vật, động
vật và cảnh quan sinh thái tự nhiên xung quanh, do đất đai đã bị
chuyển đổi cho mục đích xây dựng. Về mặt lý thuyết, “làng đô thị”
phải là một dạng không gian mở cho đô thị, vùng đệm giữa đô thị và
nông thôn với cảnh quan tự nhiên đặc thù (mặt nước, sông hồ, cây
xanh…). Song tại đây do thiếu kiểm soát, không gian mở bị thu hẹp,
tài nguyên đất, nước, thảm thực vật… bị khai thác, tiềm ẩn ô nhiễm
đe dọa môi trường sống. Đây có thể coi là điểm yếu nhất của mô
hình “làng đô thị” Việt Nam.
2) Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá cốt lõi
Làng xã hiện hữu trong các khu vực quy hoạch phát triển mới là nơi

chứa đựng những giá trị văn hóa, nhân văn và các tiềm lực kinh tế
đa dạng của đô thị. Trong quá trình quy hoạch phát triển đô thị, luôn
có sự tiếp nhận theo chiều rộng của văn hóa mới (văn hóa công
nghiệp, dịch vụ, liên kết) và sự kết tinh theo chiều sâu của văn hóa
truyền thống (văn hóa nông nghiệp). Việc bảo tồn các giá trị văn
hoá truyền thống và phát huy văn hoá mới sẽ tạo ra một sự cân
bằng với truyền thống, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Làng truyền thống xưa là nơi tôn trọng, tích tụ truyền thống văn hóa
và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Các dấu hiệu và biểu tượng
của truyền thống văn hóa gắn với đức tin, điều kiện tự nhiên, hoàn
cảnh xã hội, vật liệu và công nghệ sẵn có.
“Làng đô thị” nay, dù nằm trong ranh giới đô thị, song vẫn mang
đậm truyền thống nông thôn. Các hộ dân trong làng vẫn còn lưu giữ
được các bản sắc văn hóa nhất định của hộ gia đình nông nghiệp.

Nếu gìn giữ được văn hóa truyền thống, “làng đô thị” sẽ trở thành
một điểm tựa, kết nối với văn hóa hiện đại được hình thành trong
các KĐTM xung quanh và tạo nên sự cân bằng với truyền thống
trong toàn đô thị. “Làng đô thị” là nơi có một số đông cư dân từ nơi
khác đến, dễ dẫn đến các yếu tố văn hóa truyền thống của làng xưa
bị lãng quên và dần lụi tàn. Nếu không lưu giữ được yếu tố văn hóa
truyền thống, “làng đô thị” chỉ còn là một khu vực phát triển chất
lượng thấp trong đô thị.
3) Kết nối với các khu vực phát triển mới cả về hạ tầng và cảnh quan
Đây là một nguyên tắc mang tính tất yếu và được khẳng định không
chỉ trong chủ nghóa Đô thị mới (New Urbanism), trào lưu Đô thị
thông minh (smart growth) mà cả trong Quy chuẩn Xây dựng Việt
Nam về quy hoạch xây dựng, nhưng lại thường xuyên bị bỏ qua.
Trong quá trình đô thị hoá, ngoài việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, yếu tố cân bằng về giao thông là hết
sức cần thiết, nhấn mạnh đến việc hình thành hệ thống giao thông
tích hợp và cân bằng giữa phương thức đi bộ, xe đạp, xe máy, ô
tô, xe bus, tàu điện; cân bằng thông qua việc phân chia các tuyến
hàng lang vận chuyển hàng hóa và các tuyến không có xe cơ giới
tiếp cận các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội đô thị.
Làng truyền thống có hệ thống giao thông chủ yếu là đi bộ và xe
thô sơ với các tuyến đường có mặt cắt hẹp. “Làng đô thị” là nơi tự
phát cải tạo hệ thống giao thông trước đây cho phù hợp với nhu cầu
hiện đại. Tại đây không có khái niệm về các tuyến hành lang cho
vận chuyển hàng hóa hay cho người đi bộ.
Xét trên khía cạnh cảnh quan, làng xã truyền thống trước đây với
diện tích đất cây xanh và mặt nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
được nhìn nhận như là những “lá phổi xanh” cho đô thị. Trong quá
trình đô thị hoá, diện tích đất cây xanh cảnh quan nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp, kết nối cảnh quan giữa các khu vực phát triển mới

và “làng đô thị” ngày càng bị gián đoạn. Cảnh quan kiến trúc giữa
khu vực phát triển mới và các làng đô thị cũng có nhiều điểm khác
biệt, dẫn đến hiện tượng “đứt gãy” về cảnh quan kiến trúc. Nếu như
các làng xã thiên về phát triển theo chiều ngang với những kiến trúc
thấp tầng dàn trải đều trong phạm vi lãnh thổ thì các KĐTM lại chủ
yếu phát triển theo chiều đứng với hàng loạt những chung cư cao
tầng, hoặc là phân bố tập trung tại lõi KĐTM, hoặc phân bố ngoaøi

SË 103+104 . 2020

49


rìa tạo nên một “tường rào” kiến trúc phân biệt KĐTM với các làng
xã xung quanh[5].
4) Cộng đồng gắn kết
Trong quy hoạch đô thị hiện đại luôn chú trọng đến các nguyên tắc
để tăng cường tương tác cộng đồng và tạo ra một cộng đồng gắn
kết. Chủ nghóa đô thị thông minh (Principles of intelligent urbanism
- PIU) cũng đưa ra nguyên tắc nhấn mạnh việc hình thành các khu
vực công cộng với nhiều cấp khác nhau phù hợp với mức tương
tác cá nhân, bạn bè, hộ gia đình, cộng đồng và xã hội. Tại đây có
nhiều loại không gian công cộng như quảng trường, sân thể thao,
địa điểm trình diễn, đường dạo… là nơi ai cũng có thể tiếp cận tự do
bởi không có rào cản về vật thể hay kinh tế và xã hội. Bản chất của
nhiều nguyên tắc quy hoạch và thiết kế đô thị của chủ nghóa Đô thị
mới cũng nhằm mục đích tăng cường tương tác cộng đồng với việc
giới thiệu một mô hình mang tính cộng đồng cao hơn, ít giao thông
bằng xe ô tô, ít ô nhiễm môi trường hơn. Các công trình khuyến
khích có tỷ lệ thân thiện với con người (human scale). Các không

gian công cộng này thúc đẩy hoạt động tương tác, gắn kết xã hội
và cung cấp cho cư dân đô thị nhiều cơ hội (ngoài mạng xã hội)
để họ gặp gỡ, giao tiếp với nhau, hình thành nên những cộng đồng
với những nhóm người cùng sở thích, chia sẻ các công việc xã hội
và hành vi văn hóa. Rộng hơn, tương tác xã hội là cơ hội cho công
dân trong đô thị hiểu xã hội và tham gia các quyền lực xã hội, khởi
nguồn cho việc hình thành các tầng lớp tinh hoa mới trong xã hội.
Làng xưa là nơi rất coi trọng tương tác xã hội. Tất cả các thành viên
trong làng được kết nối với nhau trong một cộng đồng gia tộc, dòng
họ, nghề nghiệp, tín ngưỡng, làng xóm, thông qua các địa điểm như
đình, chùa làng, lễ hội… Các không gian cộng đồng trong làng được
quản lý bởi cộng đồng, nơi mà người dân nhận diện ra nhau, chia
sẻ các tài nguyên văn hóa chung, thể hiện niềm tin vào cái chung,
sự tự do và sáng tạo của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
“Làng đô thị” nay giảm sút yếu tố tương tác xã hội. Thành phần dân
cư trong “làng đô thị” ngày càng đa dạng, có nguồn gốc, xuất xứ
khác nhau nên ít có giao lưu, tiếp xúc. Mọi quan hệ xã hội được giải
quyết theo cái lý, thiếu sự trân trọng, đoàn kết và tình thương yêu
gắn bó như văn hóa xưa. Mặc dù nằm trong đô thị, song trong “làng
đô thị” thiếu nhiều các không gian công cộng và dịch vụ công cộng
như trong các KĐTM. Tuy nhiên, phần lớn các “làng đô thị” vẫn giữ
được cái lõi giá trị để gắn kết cộng đồng, thông qua các công trình
tôn giáo tín ngưỡng và không gian cộng đồng trong làng như: đình,
chùa, miếu mạo, ao làng, chợ dân sinh… và các hoạt động cộng
đồng tổ chức trong các ngày hội làng, lễ tết… giúp cho “làng đô thị”
vẫn giữ được phần nào hồn cốt của làng truyền thống, là chất liệu
gắn kết các cá nhân trong cộng đồng.
5) Cơ chế quản lý - vận hành
Trong quá trình hình thành và phát triển của đô thị, quản trị đô thị
có vai trò quan trọng, gắn với trách nhiệm các bên liên quan (chính

quyền đô thị, nhà đầu tư, người dân, các tổ chức xã hội), tính minh
bạch, khả năng giải trình và có sự tham gia của cộng đồng. Quản
trị đô thị hoạt động hiệu quả khi có một khung thể chế, được vận
hành dựa trên bản quy chế hay quy định kiểm soát phát triển. Bản
quy chế này như một công cụ pháp lý để hướng dẫn sự tăng trưởng,
phát triển và nâng cao vị thế đô thị, ví dụ như hướng dẫn làm thể

50

SË 103+104 . 2020

nào để đất đai được khai thác và tiếp cận, cung cấp cho chủ sở hữu,
nhà đầu tư thông tin để họ hình thành các kịch bản trong tương lai.
Nhà đầu tư và các bên liên quan phải được tuyên truyền để thực sự
hiểu bản quy chế và cùng tham gia thực hiện. Quy chế phát triển đô
thị cũng giúp cho cơ quan quản lý địa phương chuyên nghiệp hơn
trong việc quản lý, phục vụ và tạo điều kiện cho phát triển đô thị.
Ngoài ra, trong quá trình đô thị hóa, phải hình thành được hệ thống
tham gia của các bên liên quan, thông qua các cuộc họp công khai,
các phiên điều trần và các quy trình minh bạch để giải quyết các
bất đồng. Trong thời hiện đại, quy hoạch và quản trị đô thị là một
trong những biểu hiện nổi bật nhất của văn minh.
Làng truyền thống xưa có cấu trúc và tổ chức rất chặt chẽ. Làng
được xem có tính tự trị, khép kín, độc lập, là một vương quốc nhỏ
trong vương quốc lớn nên mới có câu “Hương đảng, tiểu triều đình”.
Làng truyền thống của người Việt chủ yếu có ba cơ quan: Cơ quan
nghị quyết, cơ quan chấp hành, và cơ quan trị an. Tổ chức làng
điều hành hoạt động của làng theo phép vua và lệ làng. Lệ làng là
một hệ thống quản trị địa phương trong tất cả các lónh vực và quản
trị thiên về hướng mở để ai cũng hiểu, có trách nhiệm và quyền lợi

thực hiện. Đây cũng là một trong cội nguồn sức mạnh đoàn kết của
người Việt.
“Làng đô thị” nay trong nhiều trường hợp rơi vào cảnh: Lệ làng thì
không còn, song quy chế quản lý đô thị lại chưa tới. Việc quản trị
đô thị không chuyên nghiệp. “Làng đô thị” trở thành nơi đầu cơ,
trục lợi từ kinh doanh bất động sản với mô hình “chia lô, bán nền”
với mối quan tâm duy nhất của các nhà kinh doanh BĐS là: Tìm
kiếm đất, xây dựng, bán nhà, kiếm lợi nhuận và tiếp tục. Tại đây
thiếu những chế tài yêu cầu các sản phẩm hình thành trong quá
trình đầu tư là an toàn, hợp vệ sinh, trật tự và mang lại cả hiệu quả
cho xã hội.
2.3. Mô hình “làng đô thị” tại Việt Nam - hướng tới phát triển
bền vững
Quá trình đô thị hoá nhanh chóng hiện nay tại các thành phố lớn đã
cho thấy một “khoảng cách” hay là “sự khác biệt” giữa mô hình phát
triển của các KĐTM và “làng đô thị”. Trong cùng một khu vực lãnh
thổ, đồng thời tồn tại cả hai loại hình cư trú tưởng chừng trái ngược
nhau - những KĐTM được xem là biểu hiện của hiện đại, văn minh
đô thị đi cùng với những làng xã nông thôn truyền thống đang bị
ép phải “chuyển mình” trước những ảnh hưởng từ làn sóng đô thị
hóa nói chung và từ sự hiện diện của chính những KĐTM ngay bên
cạnh nói riêng[5]. “Làng đô thị” đang phải “chật vật”, “tự phát triển”,
“tự xoay xở” để cố gắng thoát khỏi những khó khăn nội tại và ngoại
sinh mà làng phải đối mặt: Sự thay đổi cấu trúc dân cư và cơ cấu
kinh tế khi đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, lao động nông
nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp khi phương tiện sản xuất (đất
nông nghiệp) đã mất dần hoặc không còn nữa; sự xuống cấp về cơ
sở hạ tầng, đường xá giao thông trong khi áp lực của sự gia tăng
dân số lên cơ sở hạ tầng ngày càng lớn; sự “đứt gãy” trong không
gian kiến trúc và cảnh quan, sự thu hẹp dần các không gian công

cộng và tính cố kết cộng đồng ngày càng suy giảm.
Tuy nhiên, thực tế phát triển đã chỉ ra rằng có một sự liên kết chặt
chẽ, hay còn có thể hiểu như là một sự “cộng sinh” giữa hai mô


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

hình cư trú kể trên. Các KĐTM với những nguyên lý và cách thức
thiết kế hiện đại đã cho thấy phần nào sự ưu việt và đáp ứng những
nhu cầu cập nhật cuộc sống đương đại của một thế hệ người dân
Việt Nam mới[5],[9]. Việc lý tưởng hoá mô hình cư trú hiện đại trong
quy hoạch và thiết kế các KĐTM ở Việt Nam đều gặp phải vấn
đề về thiếu vắng những yếu tố “bình dân”, “truyền thống” gắn liền
với cuộc sống thường nhật và đặc thù văn hoá của người Việt.
Đó là sự thiếu vắng của chợ dân sinh truyền thống, quán ăn vỉa
hè bình dân, gánh hàng rong… mà đã được cấy ghép trong các
KĐTM bằng các siêu thị tiện dụng, các nhà hàng, shop sang trọng
nhưng người dân sẽ phải trả giá cao hơn rất nhiều lần so với các
dịch vụ truyền thống trước đây. Ngược lại, các “làng đô thị”, mặc
dù bị đô thị hóa, nhưng vẫn giữ được đậm đặc tính “bình dân” với
những phương cách sinh hoạt truyền thống gắn liền với các kiểu
loại không gian dịch vụ truyền thống. Bên cạnh đó “làng đô thị”
còn là nơi cung cấp cơ hội sinh tồn cho những cư dân nghèo đến
từ các tỉnh thành khác trong quá trình tìm kiếm con đường mưu
sinh ở đô thị. Như vậy, “làng đô thị” sẽ dùng những ưu việt gắn với
những đặc tính không gian để bổ trợ những điểm còn khiếm khuyết
trong mô hình quy hoạch của các KĐTM. Ngoài ra, xét trên khía
cạnh văn hoá, “làng đô thị” còn là nơi giúp lan truyền các yếu tố
văn hóa truyền thống. Làng đô thị gắn với sự tự do sáng tạo và tín
ngưỡng tôn giáo của người Việt có thể trở thành địa điểm tạo lập

tinh thần nơi chốn (Sense of place) của đô thị và có thể phát triển
theo hướng mô hình Làng đô thị tại các quốc gia phát triển.
Để “làng đô thị” tồn tại và phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết
cần phải thực hiện đó là khỏa lấp các khoảng trống pháp lý. Hiện
nay, Chính phủ mới chỉ ban hành các văn bản luật liên quan đến
đầu tư xây dựng và phát triển KĐTM (Luật Xây dựng, Luật Đất
đai, Luật Nhà ở, Quy chế KĐTM, Luật Kinh doanh BĐS, Nghị định
Quản lý đầu tư phát triển đô thị…), chưa có các văn bản, Nghị định,
những hỗ trợ pháp lý để giúp cho sự phát triển của “làng đô thị”
(làng xã đô thị hoá). Vì vậy, bên cạnh các chiến lược, chính sách
của chính quyền thành phố nhằm bảo tồn, tái phát triển “làng đô
thị”, cần có sự chung tay của các bên liên quan, từ nhà đầu tư,
các chuyên gia trong lónh vực quy hoạch và phát triển, các tổ chức
chính trị - xã hội và cộng đồng để cùng xây dựng các quy định
kiểm soát phát triển, các thiết chế mới cho “làng đô thị”, đảm bảo
cho sự tái sinh của làng theo hướng bền vững.
Tiếp theo, đó là xoá mờ khoảng trống vật lý giữa “làng đô thị” và
các KĐTM. Không gian sống của “làng đô thị” và các KĐTM có thể
có sự độc lập tương đối (không phải tuyệt đối bằng hệ thống hàng
rào ngăn cách, hay kiểm soát kết nối bởi hệ thống an ninh…) nhưng
rất cần những không gian công cộng, những công trình công cộng
chung, hoặc được chia sẻ giữa cả hai tại các vị trí giáp ranh giữa
hai khu vực để thúc đẩy sự kết nối, liên kết hai bên, như: chợ
truyền thống, không gian thương mại, dịch vụ, trường học, trụ sở
UBND, không gian sinh hoạt cộng đồng, công viên, vườn hoa… có
tính mở cho tất cả mọi người dân đều có thể tiếp cận, từ đó thúc
đẩy các kết nối và tương tác xã hội. Hạ tầng kỹ thuật của “làng đô
thị”, bao gồm hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, hệ thống
thoát nước thải, thu gom, xử lý rác thải… cần được nâng cấp và
đầu tư xây dựng mới để kết nối đồng bộ với các khu vực phát triển

xung quanh.

Điểm cuối cùng, cũng là điểm mấu chốt có liên quan đến con
người, đó là xây dựng được cộng đồng gắn kết dựa trên những mối
quan tâm và lợi ích chung, để tăng cường chất lượng cuộc sống.
Sự cộng sinh trong việc sử dụng không gian và các hoạt động
kinh tế sẽ xoá mờ khoảng cách tâm lý giữa dân cư của làng xã
và dân cư trong các KĐTM. Cần huy động được sự tham gia của
cộng đồng và các tổ chức dựa trên cộng đồng (Community based
organizations) để tham gia vào quá trình ra quyết định cho các
chính sách, chiến lược, kế hoạch hành động của khu vực, giúp cho
làng đô thị phát triển bền vững, xét trên khía cạnh xã hội.

III. Kết luận

“Làng đô thị” hay “làng trong đô thị” là một hiện tượng rất phổ biến
tại các thành phố lớn của Việt Nam. Mô hình “làng đô thị” tại Việt
Nam khác rất nhiều so với mô hình Làng đô thị tại các quốc gia
phát triển. Tại các quốc gia này, Làng đô thị được coi là một mô
hình có quan điểm, lý luận để hiểu và thực hiện. Tại Việt Nam,
đó lại là một khoảng trống không nhỏ về cả khái niệm và lý luận.
“Làng đô thị” là một thành phần mật thiết trong tổng thể không gian
và xã hội của thành phố, nó không thể bị chia cắt cả về vật thể và
phi vật thể (tinh thần) với những khu vực phát triển mới, cũng như
các khu dân cư hiện hữu khác. Để mô hình “làng đô thị” Việt Nam
duy trì và tái phát triển theo hướng bền vững, cần phải có những
nghiên cứu sâu hơn về mối liên hệ tương tác giữa “làng đô thị” và
các khu vực phát triển đô thị mới kề cận để khoả lấp khoảng trống
giữa các mô hình cư trú khác biệt và tăng cường các kết nối trên
các khía cạnh pháp lý, thể chế, không gian vật thể và gắn kết cộng

đồng. Từ đó sẽ đưa ra được các định hướng, chiến lượng và kế
hoạch gìn giữ, tái sinh các “làng đô thị” tại Việt Nam.
NGày nhận bài: 03/4/2020
Ngày gửi phản biện: 03/4/2020
Ngày duyệt đăng: 15/04/2020

Tài liệu tham khảo:
1. Amussing Planet (2016). Urban village in China. Truy cập: https://www.
amusingplanet.com/2016/02/the-urban-villages-of-china.html
2. Baomoi (2017). Khu đô thị “đáng sống “ Linh Đàm bị băm nát như thế nào?.
Truy cập: />3. Caroline Linda. (2012). Kelvin Grove Urban Village: A strategic planning case
study. Truy caäp: />Grove_Urban_Village_A_strategic_planning_case_study
4. Chroniclelive (2016). Newcastle’s Grainger plans new ‘urban village’ creating
more than 200 jobs. Truy cập: />5. Danielle Labbé, Gabriel Fauveaud, Francis Labelle-Giroux, Michael Leaf,
Frédéric Morin-Gagnon, Doãn Thế Trung, Tạ Quỳnh Hoa, Nguyễn Quang Minh,
Nguyễn Mạnh Trí, Trần Minh Tùng. (2019). Bridging the gap - Towards a better
integration of masterplanned new urban areas and urbanised villages - Khỏa lấp
khoảng cách - Hướng tới sự hòa nhập tốt hơn giữa những KĐTM được quy hoạch
tổng thể và các làng xã bị đô thị hóa, Nhà xuất bản Thế giới (Sách song ngữ).
6. Laodongthudo (2018). Phường Văn Quán. Truy cập: />7. Thái Linh (2010), Làng đô thị - khi nào Việt Nam có, Truy cập: https://kienviet.
net/2010/03/24/lang-do-thi-khi-nao-viet-nam-co/
8. Manchester Everning News (2019). Plan for half of homes at huge new ‘urban
village’ in Stockport to be affordable branded ‘gesture politics”.Truy cập: https://
www.manchestereveningnews.co.uk/news/greater-manchester-news/plan-halfhomes-huge-new-17215983
9. Phạm Đình Tuyển (2019), Làng đô thị. Truy cập: />php?option=com_content&task=view&id=9515&Itemid=183
10. Urbanism. Các nguyên tắc của Chủ nghóa Đô thị mới, Truy cập http://www.
newurbanism.org/newurbanism/principles.html
11. Wikipedia.Urban village. Truy cập: />
SË 103+104 . 2020


51



×