Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sự khác biệt giữa mô hình phát triển vùng ven đô ở Mỹ và Châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.39 KB, 4 trang )

DIỄN ĐÀN

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG VEN Đô

KTS. Phạm Thị Nhâm

Phó Viện trưởng VIUP

Differences between peri-urban development models in the US and Europ

Urbanization of peri-urban areas is a common phenomenon of urban expansion. The peri-urban area is a region
with diverse functions and also a driving force for national economic development, so they are often considered in
national urban development strategies. Developed countries such as the US, Europe (UK, France), Asia (Japan,
Korea, China, Thailand) have been going through urbanization. Each country has different behaviors, depending
on culture, development level and socio-economic conditions. The paper addresses the differences between
peri-urban development models in the US and Europe, thereby drawing lessons for Vietnam.

Đô thị hoá khu vực ven đô là hiện tượng phổ biến của quá trình mở rộng đô thị.
Khu vực ven đô là vùng có chức năng đa dạng và cũng là động lực phát triển kinh
tế quốc gia, nên chúng thường được quan tâm trong chiến lược phát triển đô thị
toàn quốc. Các nước phát triển như Mỹ, châu Âu (Anh, Pháp), châu Á (Nhật, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Thái Lan) đã và đang trải qua thời kì đô thị hoá vùng ven đô.
Mỗi quốc gia có cách ứng xử khác nhau, phụ thuộc vào văn hoá, trình độ phát
triển và điều kiện kinh tế - xã hội. Bài viết đề cập đến sự khác biệt giữa mô hình
phát triển vùng ven đô ở Mỹ và châu Âu, từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam.
Từ khoá: Vùng ven đô, đô thị lớn, vùng ven đô thành phố lớn

1. Phát triển tự do ở vùng ven - vành đai
đô thị ngoại ô nước Mỹ

Ở nước Mỹ, mở rộng đô thị đến vùng ven đô thành


phố lớn không có giới hạn mà theo nhu cầu sử dụng.
Vùng ven đô đã trở thành vùng đại đô thị rộng lớn
có đặc trưng khác biệt, ở đó “ô tô” là biểu tượng văn
hoá đô thị, còn cư dân trung lưu được thoả mãn sở
hữu những dinh thự rộng lớn và tiện nghi. Hình dưới
đây biểu thị quá trình tăng trưởng đô thị hoá và mở
rộng không gian đô thị thành phố nước Mỹ. Từ một
thành phố thuộc địa có chức năng hỗn hợp vào cuối
thế kỉ 19 trở thành thành phố chuyên ngành quy mô
lớn hơn vào đầu thế kỉ 20. Đây là thời kì đô thị hoá
lần thứ nhất với không gian đô thị được phân tầng xã
hội của khu phố nghèo khó với khu phố dành cho giới
thượng lưu. Thời kì đô thị hoá lần hai vào khoảng thập
niên 70 của thế kỉ 20, thành phố tiếp tục mở rộng
nhanh chóng và phân cực, đô thị hoá vùng ven diễn
ra nhanh và xuất hiện khu nhà ổ chuột, nhà ở xã hội
và khu nhà tạm. Cuối thế kỉ 20, vùng ngoại ô tiếp tục
mở rộng không giới hạn hình thành thành phố ngoại
vi dưới dạng đô thị phòng ngủ với rất nhiều khu nhà ở
dành cho nhà giàu đô thị.

92

SË 103+104 . 2020

Hình 1. Tiến trình mở rộng các thành phố ở nước Mỹ [1]


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝


Thành phố ngoại vi trở thành một dạng
hình thái đô thị mới tại các thành phố lớn ở
nước Mỹ. Trong đó, năm đặc trưng cơ bản
của thành phố ngoại vi được các học giả
đúc kết, đó là: (i) thành phố trong đó quy
mô diện tích không gian văn phòng chiếm
trên 5 triệu mét vuông và là nơi tập trung
của nhiều tập đoàn, công ty đầu não; (ii)
thành phố có quy mô không gian thương
mại bán lẻ trên 600 ngàn mét vuông; (iii) số
lao động tại địa phương cao hơn số lượng
dân thường trú (tính theo ngày), quy mô đất
sản xuất công nghiệp lớn hơn quy mô đất
ở; (iv) trang bị đủ những dịch vụ giải trí, tiêu
dùng của một thành phố; (v) ba mươi năm
trước đây khu vực này hoàn toàn không
phải là thành phố[3].

khu trung tâm có đủ mọi thành phần nhưng
thường tập trung nhiều người nghèo và
một số thành phần cực giàu. Vì thế, có tình
trạng phân biệt giàu nghèo lớn trong không
gian ngay gần nhau.
Đến nay, người Mỹ đang phải đối mặt với sự
suy thoái về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề
môi trường, xã hội, do việc phát triển tràn
lan ra ngoại ô này. Mumford, Jane Jacobs
là những học giả lớn về đô thị học đã làm
rõ nhất sự bất cập của cách phát triển tràn
lan này ở Mỹ và mở ra trào lưu đô thị học

hậu hiện đại nửa sau thế kỷ 20 với nỗ lực
tập trung đô thị lại, hạn chế phát triển tràn
lan, cố gắng tạo sự sống động ở khu vực lõi.
James E. Vance Jr (1960)[2] đề xướng mô

quanh để tạo nên một sự chuyển tiếp mềm
cho mỗi đô thị. Nó cũng bao gồm là một đô
thị trung tâm, một đô thị mới, có thể là đô
thị rìa đã trở nên hấp dẫn không kém đô
thị trung tâm; hay một đô thị ngoại ô, một
trung tâm vùng ngoại ô... mang đến cho cư
dân những chất lượng sống mà trung tâm
thành phố không thể làm được. Tuy nhiên
về thực tế, hệ thống xa lộ và mạng ô cờ của
Mỹ cũng như giấc mơ Mỹ về sự tự do, biểu
tượng bởi xe hơi biệt thự, là những thực tế
rất khó xoay chuyển.

Hình 3. Mô hình đô thị tự chủ
Hình 2. Đô thị phòng ngủ (vùng ngoại ô thành phố Los Angeles)

Có thể thấy ở Mỹ không kiểm soát phát triển
đô thị vùng ven đô, từ đó hình thành các đại
đô thị rộng lớn là các thành phố ngoại vi
rộng gấp hàng trăm lần so với trung tâm đô
thị lõi. Mạng lưới ô cờ Jefferson trên toàn
nước Mỹ khiến cho mọi khu vực có tính kết
nối và giá trị gần như nhau. Vì thế, toàn bộ
khu vực xung quanh lõi đô thị về cơ bản
có cơ hội tương đương nên sẽ dẫn tới phát

triển dàn đều trên mặt bằng. Đặc điểm của
vùng ven đô là đơn năng, mỗi khu vực đảm
nhiệm một chức năng đô thị nào đó mà diện
tích không cho phép làm ở trung tâm. Chức
năng của vùng ven này bao gồm nhà máy
công nghiệp, các khu vui chơi giải trí rộng
lớn, các khu thương mại dịch vụ tập trung
và chủ yếu là đô thị phòng ngủ, đặc biệt
cho tầng lớp trung lưu. Trong khi đó, ở khu
vực lõi đô thị có mật độ cao, đa dạng công
năng bao gồm dịch vụ, văn hoá, thương
mại, văn phòng, ở... Về thành phần xã hội,

hình đô thị tự chủ (Urban Realms Model)
cho vùng ven đô nhằm thay thế dạng
thức đô thị phòng ngủ có xu thế suy thoái
và được áp dụng thành công ở vịnh San
Francisco. Đây là dạng đô thị hình thành
một cách độc lập và liên kết với nhau để tạo
thành mạng lưới đô thị lớn. Chúng không
phải là đô thị vệ tinh mà tham gia vào việc
hình thành nên không gian đô thị lớn. Mô
hình đô thị tự lập không phụ thuộc vào các
CBD hay trung tâm đô thị lịch sử, là cấu
phần trong đô thị hiện đại và được sử dụng
cho nhiều mục đích khác nhau, được liên
kết với nhau tạo thành đô thị lớn và vận
hành thuận lợi. Đô thị này phụ thuộc vào ô
tô, có thể lớn đến quy mô cần thiết cho mục
tiêu phát triển thành phố lớn.

Mô hình đô thị tự lập gồm một trung tâm
thương mại, nó tạo nên trung tâm thành
phố và có thể kết nối với các đô thị xung

2. Kiểm soát phát triển vùng ven
đô - vành đai xanh nước Anh hay
nông nghiệp đô thị ở Pháp

Trái với Mỹ, các đô thị châu Âu trong giai
đoạn tăng trưởng và mở rộng đô thị, Nhà
nước tìm nhiều biện pháp hạn chế sự phát
triển tràn lan của đô thị, kiểm soát cả không
gian xây dựng và không xây dựng. Nhiều
thành phố châu Âu đã ban hành chính sách
chống lại sự phát triển tự phát, manh mún
và nhảy cóc của các dự án đô thị ở vùng
ven đô. Ở Anh, Chính phủ đã kiểm soát
phát triển tự phát không giới hạn ở vùng ven
đô, từ đó chính sách “vành đai xanh” ra đời.
Vành đai xanh là ranh giới ngăn sự phát
triển của đô thị, cung cấp những tiện ích,
dịch vụ cho đô thị, bảo vệ cảnh quan vùng
nông thôn. Vành đai xanh xuất hiện ở 14
thành phố lớn nước Anh và nhận được sự
ủng hộ chính trị rộng rãi. Vành đai xanh là
công cụ giúp nhà nước Anh lập kế hoạch sử
dụng đất duy trì cảnh quan nông thôn xung
quanh thành phố, ngăn chặn xây dựng các

SË 103+104 . 2020


93


dân tham gia các dự án “nông nghiệp - đô
thị” có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Hình 4. Vành đai xanh trong Chiến lược quốc gia Anh.
Nguồn: />
khu đô thị đến các vùng nhạy cảm về môi
trường. Vành đai xanh nước Anh (chiếm
13% diện tích cả nước) đã được duy trì
trong khoảng 80 năm, là một trong các mục
tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển
không gian lãnh thổ quốc gia[4].

Tại vùng Ile-de-France, tác động của quá
trình toàn cầu hoá đã làm cho sản xuất
nông nghiệp ở vùng ven đô bị ảnh hưởng
bởi các nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng,
KCN, khu đô thị. Tình trạng đầu tư không
liên tục, thường bị gián đoạn bởi nhiều áp
lực từ các nhà phát triển đất đai bất động
sản. Một số cư dân thành thị đã hành động
để khắc phục những nguy hại gây suy thoái
nông nghiệp ven đô. Họ tự hình thành các
tổ chức liên kết xã hội, cố gắng khôi phục
những thứ còn sót lại trong vùng ven đô, tìm
cách giảm khoảng cách về quan hệ giữa
người tiêu dùng với người sản xuất. Ngoài

ra, họ càng ngày càng nhận thức được rằng
không gian canh tác nông nghiệp ven đô
có thể trở thành nơi giao lưu văn hoá đô thị
- nông thôn, tìm hiểu nông nghiệp sạch...
Không gian nông nghiệp đô thị “Farmland”
là một cấu thành thiết yếu tạo nên môi
trường sống có chất lượng hơn đối với các
khu định cư nông thôn ven đô. Do đó, các
nhà chính trị gia địa phương đã khởi xướng
nhiều sáng kiến nhằm phục hồi và đa dạng
hoá sản phẩm nông nghiệp ven đô ở các

Việc triển khai vành đai xanh ở nhiều quốc
gia được coi là một trong những nỗ lực quốc
tế nổi bật nhất vào đầu thế kỉ 20 nhằm kiểm
soát sự phát triển đô thị. Tuy nhiên, ở Nhật,
Hàn Quốc, Pháp, Đức và nhiều quốc gia
không thực sự thành công khi áp dụng vành
đai xanh ở mọi thành phố. Mặc dù nhiều
nghiên cứu chỉ ra vành đai xanh đô thị
mang lại nhiều lợi ích hơn là nhược điểm.
Ở xung quanh thủ đô Paris, vành đai xanh
là một trong những chính sách quan trọng
trong quy hoạch tổng thể phát triển vùng đô
thị. Để kiểm soát phát triển mở rộng đô thị
tự phát, người Pháp thấy cần thiết phải bảo
tồn những khu đất rừng và khu đất trống
rộng lớn, coi chúng là tiềm năng của phát
triển bền vững. Công cụ bảo tồn đa dạng hệ
sinh thái tự nhiên đã được áp dụng trên khu

rừng. Còn ở các khu đất trống, các chính trị
gia địa phương tìm ra biện pháp cho nông

94

SË 103+104 . 2020

Hình 5. Sơ đồ phân vùng đô thị ở các khu vực của vùng Ile-de-France
Nguồn: />

≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

tới thẳng các khu đông dân cư ngoài vành
đai để kết nối những cư dân có nhu cầu
trực tiếp vào khu trung tâm, khi đó sẽ tạo
ra mô hình chùm đô thị chứ không phát
triển dàn đều trên mạng rộng. Phát triển
định hướng sử dụng giao thông công cộng
(Transit Oriented Development - TOD) là
một trong những giải pháp thực hiện cấu
trúc đa tâm này.
Thực tiễn, nhiều đô thị như Hà Nội, Hải
Phòng, Thanh Hoá đã không vận dụng
thành công mô hình này.

Hình 6. So sánh phát triển vùng ven đô ở Mỹ và Châu Âu
(Nguồn />
cấp khác nhau. Các sáng kiến này nhằm
tăng cường tính bền vững của nông nghiệp
ven đô và sự tham gia của cộng đồng vào

việc quản lý đất đai.
Xu hướng phát triển nông nghiệp đô thị
hiện được nhiều quốc gia áp dụng, mang
lại hiệu quả về cảnh quan môi trường, về xã
hội và kinh tế vùng ven đô trong thời kì quá
độ từ nông thôn lên đô thị.

3. Bài học với Việt Nam

Bản đồ dưới đây khái quát sự khác biệt đô
thị Mỹ và châu Âu kiểm soát quá trình đô thị
hoá vùng ven đô.

tác dụng, cần có một số điều kiện sau:
Thứ nhất là có một đường giao thông cao
tốc loại vành đai để gom toàn bộ giao
thông trước khi vào đô thị. Đường cao tốc
là hình thức đơn giản nhất để ngăn chia
không gian vì các lối tiếp cận lên cao tốc
có thể khống chế và hai bên cao tốc cơ
bản không có giá trị phát triển nếu không
có đường tiếp cận. Thứ hai là khu vực
ngoài vành đai cao tốc vốn phải là một
vùng xanh rộng lớn chưa phát triển, chứ
không phải là vùng đông dân cư. Thứ
ba là có những đường cao tốc hoặc giao
thông nhanh đa phương tiện từ vành đai

- Mô hình nông nghiệp đô thị được nhiều
quốc gia áp dụng, mang lại hiệu quả về

cảnh quan môi trường, về xã hội và kinh
tế vùng ven đô trong thời kì quá độ từ nông
thôn lên đô thị.
NGÀY NHẬN BÀI: 10/4/2020
NGÀY GỬI PHẢN BIỆN: 10/4/2020
NGÀY DUYỆT ĐĂNG: 25/4/2020.
Tài liệu tham khảo
[1]. Jorge Rodríguez Vignoli, Francisco Rowe
(2017), The Changing Impacts of Internal Migration
on Residential Socio-Economic Segregation in the
Greater Santiago, page 3.
[2] The Urban realms model by Vance,
dpress.
com/2015/05/07/the-urban-realms-model-by-vance/
[3] CHANRLESWOILTH E.City edge:contemporary
discourses on urbanism.2005.
[4] National Planning Policy Framework (2012).
www.communities.gov.uk

Từ đó rút ra bài học với các đô thị lớn Việt
Nam:
- Vùng ven đô không chú trọng phát triển
các dạng đô thị đơn chức năng (dạng đô
thị phòng ngủ) ở quy mô lớn, bởi nó tạo
nên những không gian đơn điệu và làm
cho đô thị mất đi năng lực thích ứng với
các biến đổi của bối cảnh về kinh tế - xã
hội - môi trường.
- Phát triển nhà ở chỉ dành cho người trung
lưu trong diện tích rộng lớn gấp nhiều lần đô

thị lõi trung tâm sẽ tạo nên sự phân tầng xã
hội, từ đó gây nên các mâu thuẫn trong các
tầng lớp định cư, khó khăn trong quản lý đô
thị bền vững.
- Áp dụng mô hình vành đai xanh kiểm
soát phát triển tràn lan không phải thành
phố nào, quốc gia nào cũng có những
điều kiện để thực hiện. Theo TS. Phó Đức
Tùng, để vành đai xanh có thể phát huy

SË 103+104 . 2020

95



×