THẾ GIƠÍ
QUY HOẠ C H
& KIẾN TRÚC
C´ng nghi÷p kh´ng kh„i
tr™n vƠng Ỉ†t n´ng th´n
Huy Minh (sưu tầm và biên dịch)
Thực tế cho thấy, quan niệm về du lịch nông thôn ở các quốc gia phát triển và
quốc gia đang phát triển có sự khác biệt đáng kể. Ở các quốc gia đang phát triển,
người ta xem du lịch nông thôn như một công cụ tái tổ chức lại khu vực ở nông
thôn, đa dạng hóa thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy
sức mạnh nội lực của cộng đồng và phát huy bảo tồn các giá trị di sản văn hóa
cộng đồng, cũng như việc bảo vệ môi trường. Còn ở các quốc gia phát triển thì
du lịch nông thôn lại phát triển theo chiều sâu, nhằm mục đích phục vụ nhu cầu
du lịch trong điều kiện ngày càng khan hiếm các khu vực nông thôn. Dưới đây là
một số hình ảnh về du lịch nông thôn, nông nghiệp cảnh quan tại một số quốc gia
trên thế giới.
PHÁP
Ở Pháp, chủ trương về quy hoạch các khu vực nông thôn đã khuyến khích một số hoạt động thúc đẩy du lịch nông
thôn. Năm 1976, Chính phủ Pháp kết hợp với Hiệp hội nông dân và tổ chức hoạt động du lịch ở vùng nông thôn.
Chương trình này đã làm tăng giá trị vùng nông thôn. Có tới 100 chiến dịch vùng đất đón khách đã được phát động
tại Pháp trong giai đoạn này. Điều quan trọng là 1/3 số sáng kiến đã được đề xuất từ địa phương. Kết quả năm 1982,
1/4 số khách du lịch Pháp đã hướng về các tuyến du lịch nông thôn, đã hình thành một hiện tượng mang tính đại
chúng của du lịch trong không gian nông thôn.
Nước Pháp có diện tích tự nhiên 550.000km2, là một trong những nước lớn nhất khu vực Tây Âu, chiếm gần 1/5 diện
tích của Công đồng châu Âu. Trong đó, đồng bằng chiếm 2/3 tổng diện tích, khu vực sản xuất nông nghiệp và lâm
nghiệp có diện tích sử dụng lên đến 48 triệu ha, chiếm khoảng 82% diện tích lãnh thổ.
104
SË 103+104 . 2020
Quy hoπch & ki’n trÛc th’ giÌi
(SBRIF). Dự án xác định rõ 50% diện tích
đất của dự án là dành cho phát triển đô thị,
25% dành để phát triển nông thôn - sản
xuất nông nghiệp, 25% còn lại là rừng hoặc
công viên cây xanh tự nhiên. Vành đai quy
hoạch cho dự án rộng 20km, cách trung
tâm Paris 10km và được bảo vệ trong 20
năm (thời hạn được nêu trong bản đồ quy
hoạch chi tiết). Dự án này vừa đảm bảo
được tính chất phát triển đô thị, vừa đáp
ứng được không gian xanh tự nhiên cho
môi trường đô thị và người nông dân cũng
có thể phát triển sản xuất nông nghiệp cận
kề thành phố.
Thị dân Pháp thích chọn không gian nông
thôn làm nơi cư trú mà họ thường gọi là
“campagne” - nghóa là nông thôn. Tình hình
an ninh tốt, giao thông thuận lợi, phương
tiện đi lại đảm bảo đã đáp ứng tối đa cho
sở thích này.
Nông thôn trong đô thị
Vào các ngày làm việc, họ từ nơi cư trú ở
nông thôn lái xe đến sở làm trong thành
phố rồi về lại nhà vào chiều tối. Còn vào
những ngày nghỉ, họ có thể ở nhà tận
hưởng không khí trong lành, yên tónh của
vùng đồng quê. Từ những năm 60, Chính
phủ Pháp có chính sách quy hoạch và phát
triển đô thị theo mô hình nông thôn trong
đô thị. Chính sách này được xem như một
thành công lớn vì nó đáp ứng được yêu cầu
và mong muốn của người dân, nâng cao
chất lượng sống của thị dân. Đó là làm thế
nào để con người có thể tận hưởng được
thiên nhiên mà vẫn được đảm bảo những
nhu cầu về dịch vụ của đô thị. Các chính
sách và dự án phát triển đô thị của Pháp
phần lớn thành công là nhờ thực hiện theo
định hướng này. Đơn cử như Dự án Quy
hoạch và phát triển vùng Ile de France
Người dân sáng tạo cảnh quan
Ngày nay ở nước Pháp, ở châu Âu và những
nước phát triển, chính sách quy hoạch và
phát triển đô thị đều chú trọng phát huy
mảng xanh của vùng nông thôn ven đô
giữa những khu dân cư. Những mảng xanh
ven đô vừa để đảm bảo không gian xanh
đô thị, vừa là nơi sản xuất nông sản của
người nông dân. Như thế, nông dân có thị
trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình là
chính thành phố của mình, lại thêm không
phải chịu nhiều chi phí vận chuyển. Hai yếu
tố này có quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho
nhau và là một vấn đế quan trọng trong
chính sách phát triển đô thị và phát triễn
vùng nông thôn ven đô. Xu hướng mới ở
những vùng nông nghiệp ven đô của một
số thành phố ở các nước Pháp, Đức, Hà
Lan… là chính quyền khuyến khích người
dân phát huy sáng kiến, tạo nên phong
cảnh cho nông thôn ven đô ngay trên mảnh
đất sản xuất của mình. Những cánh đồng
lúa mạch, nho, oải hương (lavender), hướng
dương, tulip… ngoài việc mang lại nguồn
lương thực cho người dân còn là những
điểm hút hồn biết bao nhiêu du khách khao
khát đến thưởng ngoạn.
Cảnh quan sống của con người ngày càng
thay đổi, trong đó những vùng bị tác động
và biến đổi nhiều nhất là những khu vực ven
đô thị. Quá trình phát triển vùng ven luôn
luôn hàm chứa trong bản thân nó những
mâu thuẫn, là nơi bị tác động và biến đổi
nhiều nhất nhưng lại là nơi đáp ứng những
nhu cầu thiết yếu của con người, nhất là đối
với người đô thị. Vì thế, không gian xanh và
vùng ven đô là nơi để thư giãn, là nơi mà
con người có thể tận hưởng được cuộc sống
với thiên nhiên, là nơi rũ bỏ được cái ồn ào,
căng thẳng của nhịp sống đô thị.
SË 103+104 . 2020
105
HÀ LAN
Nhờ thực hiện tốt các chính sách phát triển
văn hóa, đặc biệt là bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa, lịch sử của các làng cổ khu vực
nông thôn ngoại thành, nơi vẫn còn lưu giữ
được nhiều công trình kiến trúc cổ cùng
những phong tục, truyền thống văn hóa đặc
sắc, Hà Lan đã trở thành một điểm đến du
lịch được ưa chuộng nhất thế giới.
Hà Lan nổi tiếng với nền kiến trúc độc đáo,
đạt đến trình độ cao của thế giới. Cùng với
đó, đất nước của hoa tulip và cối xay gió rất
lưu tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa, trong đó có những ngôi
làng cổ tích.
Ở nông thôn Hà Lan, triết lý sống hòa hợp
với thiên nhiên được thể hiện rất rõ trong
kiến trúc và lối sống.
Hà Lan có rất nhiều ngôi làng đẹp ở khắp
đất nước, được cộng đồng thừa nhận là
những hình mẫu làng quê nông thôn thời
hiện đại.
106
SË 103+104 . 2020
BỈ
Vương quốc Bỉ với địa hình đa dạng, khung cảnh thiên nhiên thơ
mộng. Đặc biệt, vùng nông thôn có nhiều rừng, đồng cỏ xen lẫn với
những lâu đài cổ kính, tòa lâu đài, nhà cổ, làng cổ… Nhiều dự án
quy hoạch phát triển du lịch nông thôn ở nước này được tiến hành.
Cơ sở vật chất lưu trú ở vùng nông thôn của Bỉ thực chất là những
ngôi nhà của cư dân địa phương hoặc nhà nghỉ thứ hai được tu bổ
để đón khách du lịch.
SË 103+104 . 2020
107
CANADA
Ở Canada, từ năm 1961, một bộ luật về khai khẩn và quy hoạch đất
nông nghiệp đã được ban bố, một bản kê khai các loại tài nguyên
thiên nhiên thích hợp cho sử dụng vào mục đích giải trí ngoài trời
đã được thực hiện. Qua đó, chính quyền địa phương các vùng nông
thôn đã thu thập những thông tin cần thiết để vạch ra các chiến lược
và những chương trình hành động cụ thể.
HÀN QUỐC
Du lịch nông thôn Hàn Quốc là một trong những xu hướng du lịch
rất được ưa chuộng trong những năm trở lại đây. Điều này không chỉ
mang đến những trải nghiệm hấp dẫn từ việc thu hoạch nông sản,
trái cây… mà du khách còn được thưởng ngoạn những khung cảnh
thiên nhiên hùng vó.
Ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn bắt đầu vào những năm 1994 từ một
dự án của Chính phủ nhằm tăng thu nhập cho nông dân, loại hình
phục vụ cơ bản là nghỉ dưỡng ở các trang trại do người nông dân làm
chủ. Năm 2002, Bộ Nông Lâm Hàn Quốc tiếp tục triển khai tiếp 2000
dự án về phát triển du lịch nông thôn trên đất nước này. Ở Nhật Bản,
năm 1995, Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản đã thiết lập một chương
trình nhà nghỉ nông thôn trên khắp đất nước. Các nhà nghỉ nông thôn
này chủ yếu do các nông hộ hay trang trại cá thể đứng ra tổ chức. Du
khách được phục vụ các dịch vụ ăn nghỉ tại nhà nghỉ nông thôn hoặc
tham gia vào các hoạt động hằng ngày ở đây như việc trồng trọt, gặt
hái hay câu cá…
Ở các vùng nông thôn Hàn Quốc gồm có bốn mùa là xuân, hạ, thu,
đông. Thông thường, sẽ bắt đầu bằng một mùa đông lạnh giá rồi mới
đến mùa xuân đầy cánh hoa bay, mùa hè thì nắng vàng rực rỡ và cuối
cùng là một mùa thu dịu nhẹ cùng bầu trời xanh.
Mỗi mùa sẽ chứa đựng những màu sắc, những giá trị văn hóa truyền
thống riêng giúp du khách khi ghé thăm luôn cảm thấy thư giãn bình
yên xen lẫn chút thú vị và độc đáo.
108
SË 103+104 . 2020
Quy hoπch & ki’n trÛc th’ giÌi
NHẬT BẢN
Du lịch nông thôn Nhật Bản tăng trưởng
nhanh chóng. Mô hình này đã góp phần
làm hồi sinh vùng nông thôn của Nhật Bản
vốn được xem là già cỗi và trì trệ từ sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Dù không hiện đại, lung linh nhưng những
vùng nông thôn Nhật Bản đã chứng tỏ được
sức hút du lịch của mình bằng sự tự nhiên
và vẻ đẹp vốn có.
hình ảnh như là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết
tầm cỡ thế giới. Cơn sốt du lịch cũng biến
Niseko trở thành một trong những thị trường
bất động sản nóng nhất nước này khi ngày
càng có nhiều căn hộ cao cấp xuất hiện để
phục vụ nhu cầu lưu trú của những người
trượt tuyết nước ngoài.
Nắm bắt xu hướng mới này, bắt đầu từ năm
2016, hãng lữ hành lớn nhất Nhật Bản,
JTB, đã ra mắt các tour trải nghiệm trang
trại ở tỉnh Tochigi. Du khách có thể đăng
ký lưu trú ở một số trang trại, nơi họ có thể
tham gia trải nghiệm thu hoạch mùa màng
cùng với gia đình của chủ trang trại.
Ngày càng có nhiều du khách nước ngoài
đến Nhật Bản để khám phá những vùng
nông thôn nằm xa các vùng đô thị lớn
Tokyo, Nagoya và Osaka. Trong năm 2018,
có 18 triệu du khách nước ngoài thăm thú
các vùng nông thôn Nhật Bản, trong khi đó,
chỉ khoảng 15 triệu du khách nước ngoài
thăm viếng các thành phố. Mức chênh lệch
này nới rộng hơn so với năm 2015 khi có
10,2 triệu du khách nước ngoài tìm đến các
miền quê Nhật Bản và 9,5 triệu du khách
nước ngoài thưởng thức các điểm vui chơi,
giải trí ở các thành phố.
Nhu cầu trải nghiệm và hòa nhập tìm hiểu
cuộc sống người dân địa phương đang thúc
đẩy xu hướng du lịch các miền quê Nhật
Bản. Các môn thể thao mùa đông ở các thị
trấn vùng núi được du khách nước ngoài
cực kỳ yêu thích. Chính điều này đã giúp
thị trấn Niseko ở đảo Hokkaido xây dựng
SË 103+104 . 2020
109