Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.12 KB, 30 trang )

Luận văn tốt nghiệp
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Trong nền kinh tế hiện nay, bên cạnh các doanh nghiệp thuộc ngành sản
xuất vật chất, cũng hình thành không ít những doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Tuy chúng không trực tiếp sản xuất ra của cải vật
chất cho xã hội, nhưng chúng lại có những đóng góp không nhỏ vào sự phát
triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Nhờ những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
mà hệ thống kinh tế có thể vận hành một cách trơn tru hơn, góp phần đẩy nhanh
quá trình tái sản xuất xã hội, đáp ứng những nhu cầu vô hình của con người.
Theo xu hướng phát triển chung trên thế giới, ngành dịch vụ ngày càng chiếm
vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế, điều này có thể nhận thấy rõ ràng hơn
khi quan sát cơ cấu kinh tế của khối các nước phát triển như Mỹ, Nhật, EU...
Khi kinh tế phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của
con người cũng ngày càng đa dạng hơn, vì vậy các sản phẩm của ngành kinh
doanh dịch vụ cũng ngày càng phong phú đa dạng để đáp ứng nhu cầu của con
người. Chúng ta có thể thấy một số loại hình dịch vụ tiêu biểu như: dịch vụ bưu
chính viễn thông, dịch vụ vận tải - hàng không, dịch vụ du lịch…Ngoài ra,
cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới -xu hướng mở cửa
hội nhập và hợp tác, nhu cầu tìm hiểu thông tin, đánh giá mức độ tin cậy lẫn
nhau tạo cơ sở cho việc đầu tư, hợp tác giữa các chủ thể kinh tế đã làm xuất
hiện thêm một loại hình dịch vụ mới: dịch vụ thông tin tín nhiệm và xếp hạng
doanh nghiệp và sản phẩm của nó là các báo cáo đánh giá tín nhiệm. Loại hình
dịch vụ này có tác dụng giúp các nhà quản trị của các doanh nghiệp đưa ra
quyết định nhanh chóng và chuẩn xác hơn trong kinh doanh.
1
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07
1
Luận văn tốt nghiệp
So với các ngành sản xuất vật chất khác, thì ngành dịch vụ có những nét


đặc thù riêng biệt thể hiện ở quá trình hoạt động, và sản phẩm mà nó tạo ra. Vì
vậy, tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng có
những nét đặc thù riêng:
• Sản phẩm mang tính chất vô hình, được coi là hoàn thành khi kết
thúc toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ, do vậy không tồn tại khái niệm hàng
tồn kho, hàng bán bị trả lại..
• Thời điểm cung cấp dịch vụ cũng đồng thời là thời điểm sử dụng
sản phẩm, do vậy việc ghi nhận doanh thu thường là khi kết thúc quá trình cung
cấp dịch vụ.
• Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không sử dụng nguyên vật
liệu, do vậy chi phí chủ yếu tạo ra sản phẩm là chi phí nhân công.
1.2. Kế toán doanh thu bán hàng
1.2.1. Khái niệm doanh thu
Khái niệm DT: là tổng hợp các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Các loại DT:
• DT bán hàng
• DT cung cấp dịch vụ
• Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng:
• Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
• Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hoặc quyền kiểm
soát hàng hóa sản phẩm.
• Doanh thu xác định được một cách tương đối chắc chắn.
2
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07
2
Luận văn tốt nghiệp

• Doanh nghiệp thu được hoặc có khả năng thu được lợi ích kinh tế
khi bán sản phẩm hàng hóa.
• Xác định được chi phí liên quan đến việc bán hàng.
Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:
• DT được xác định tương đối chắc chắn
• Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dich cung cấp dịch vụ đó.
• Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập
BCĐKT
• Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn
thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Nguyên tắc hạch toán DT:
• DT chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện ghi nhận DT
• DT và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi
nhận
đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính.
• Trường hợp hàng đổi hàng tương tự về bản chất thì không được
ghi
nhận DTBH
• Phải theo dõi chi tiết từng loại DT, từng khoản giảm trừ DT, để
xác
định DT thuần của từng loại DT, phục vụ cho cung cấp thông tin kế toán quản
trị doanh nghiệp và lập BCTC
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
=
Doanh thu bán hàng
theo hoá đơn
-
Các khoản giảm trừ
doanh thu bán hàng

1.2.2. Các chứng từ kế toán sử dụng
3
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07
3
Luận văn tốt nghiệp
- Hoá đơn GTGT.
- Hoá đơn bán hàng.
- Hoán đơn tự in, chứng từ đặc thù.
- Bảng kê bán lẻ.
- Giấy báo Có của ngân hàng, phiếu thu
1.2.3. TK hạch toán DT
Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 19/06/2006, kế toán hạch toán
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thông qua các TK sau:
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực
tế của doanh nghiệp và các khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó xác định doanh
thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. Nội dung ghi chép của tài khoản 511 như sau:
Bên Nợ:
+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp phải nộp tính theo doanh thu bán hàng thực tế.
+ Các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại khi bán hàng và
doanh thu của hàng bán bị trả lại
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911.
Bên Có:
+Phản ánh tổng số doanh thu tiêu thụ thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản này được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2 dưới đây:
+ Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá.
+ Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm.
+ Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.

+ Tài khoản 5118 - Doanh thu khác.
4
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07
4
TK 155 TK 632 TK 511 TK 111, 112
(1)
TK 3331
(2)
TK 155- Kho TK 155- Cửa hàng TK 632 TK 511 TK 111, 112...
(1)
TK 3331
(3)
(2)
Luận văn tốt nghiệp
Khi phản ánh doanh thu bán hàng ở bên có tài khoản 511, cần phân biệt theo
từng trường hợp sau :
+ Hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế, doanh thu bán hàng ghi theo giá bán chưa có thuế
GTGT.
+ Hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp và hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế xuất khẩu, doanh thu bán hàng ghi theo giá thanh toán với
người mua gồm cả thuế phải chịu.
1.2.4. Trình tự hạch toán doanh thu
• Phương thức hạch toán bán buôn: Hạch toán theo sơ đồ sau.
(1) Xuất kho hàng hoá theo giá vốn.
(2) Tổng giá thanh toán có thuế GTGT.
• Phương thức bán lẻ: Hạch toán theo sơ đồ sau.
5
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07

5
Luận văn tốt nghiệp
(1) Chuyển hàng xuống cửa hàng bán lẻ.
(2) Giá vốn hàng bán được xác định là tiêu thụ.
(3) Tổng giá thanh toán có thuế GTGT.
6
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07
6
TK 155 TK 157 TK 632 TK 511 TK 111, 112
(1)
TK 3331
(3)
(2)
TK 511
TK 33311
TK 515
(1)
(2)
(3)
TK 511
(5)
TK 111, 112
(4)
(6)
Luận văn tốt nghiệp
• Phương thức tiêu thụ hàng hoá theo phương thức chuyển hàng chờ chấp
nhận: Hạch toán theo sơ đồ.
(1) Xuất kho hàng hoá theo gửi đi bán.
(2) Giá vốn hàng gửi bán được chấp nhận là tiêu thụ.
(3) Tổng giá thanh toán có thuế GTGT.

• Phương thức bán hàng trả góp
(1) Doanh thu theo giá bán thu tiền ngay (không kể thuế GTGT).
(2) Thuế GTGT phải nộp tính trên giá bán thu tiền ngay
(3) Lợi tức trả chậm.
7
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07
7
TK 155 TK 157 TK 632 TK 511 TK 642
(1)
TK 3331
(3)
(2a)
(2b))
TK 111,112
TK 133 (1331)
TK 003
- Nhận- Bán- Trả lại
TK 511
Hoa hồng đại lýđược hưởng
TK 331
Phải trả cho chủ hàng
Tổng tiền hàng
TK 111, 112
Thanh toán tiền cho chủ hàng
Luận văn tốt nghiệp
(4) Số tiền người mua trả lần đầu.
(5) Tổng số tiền còn phải thu của người mua.
(6) Thu tiền của người mua các kỳ sau.
• Phương thức bán hàng qua các đại lý. (ký gửi)
1) Xuất kho hàng hoá gửi bán.

(2a) Giá vốn hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
(2b) Tổng giá thanh toán, thuế GTGT phải nộp,
hoa hồng cho bên nhận đại lý.
(3) Thuế GTGT tính trên hoa hồng (nếu có).
- Đối với bên nhận đại lý.
8
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07
8
Luận văn tốt nghiệp
1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
1.3.1. Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu như : Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT nộp theo
phương pháp trực tiếp, được tính giảm trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác
định doanh thu thuần, làm cơ sở để tính kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.
• Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm
yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
• Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa
kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
• Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng hóa bán đã
xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Nguyên tắc hạch toán các khoản giảm trừ DT: Các khoản giảm trừ doanh thu
phải được hạch toán riêng, trong đó các khoản: Chiết khấu thương mại ,giảm giá
hàng bán đươc xác định như sau:
• Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý và công bố công khai các
khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.
• Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán cho số
hàng bán ra trong kỳ phải đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
• Phải ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và hoá đơn bán hàng.
1.3.2. Các chứng từ kế toán sử dụng

- Hoá đơn GTGT.
- Hoá đơn bán hàng.
- Hoán đơn tự in, chứng từ đặc thù.
- Bảng kê bán lẻ.
9
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07
9
Luận văn tốt nghiệp
1.3.3. TK hạch toán các khoản giảm trừ DT:
Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, tất cả các khoản giảm trừ doanh thu
đều được phản ánh vào TK 521, TK này dùng phản ánh tất cả số tiền giảm trừ cho
người mua hàng được tính vào doanh thu hoạt động kinh doanh. Cá
• Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại:
Sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho
khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã
tiêu thụ.
Bên Nợ: Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại (bớt giá, hồi khấu) chấp
thuận cho người mua trong kỳ trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ chiết khấu thương mại vào bên nợ tài khoản 511.
Cuối kỳ không có số dư.
• Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại:
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không đúng quy cách, phẩm chất
hoặc do vi phạm hợp đồng kinh tế...
Nội dung ghi chép của tài khoản 5212 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp doanh thu của hàng bán bị trả lại chấp nhận cho người
mua trong kỳ (đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu).
Bên Có: Kết chuyển số doanh thu của hàng bán bị trả lại.
Tài khoản 5212 cuối kỳ không có số dư.
• Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để

phản ánh khoản giảm giá cho khách hàng tính trên giá bán thoả thuận.
Nội dung ghi chép của tài khoản 5213 như sau:
10
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07
10
TK 111,112,131 TK 5211 TK 511
Khoản chiết khấu thương mại chấp nhận trong kỳ
Kết chuyển số giảm trừ doanh thu
TK 632 TK 156 TK 111,112,131 TK 511
(1)
(3)
(4)
TK 133
(2)
Luận văn tốt nghiệp
Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong
kỳ.
Bên Có: Kết chuyển khoản giảm giá sang
Tài khoản 5213 cuối kỳ không có số dư.
1.3.4. Trình tự hạch toán
• Chiết khấu thương mại
• Hàng bán bị trả lại
(1) Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho.
(2) Phản ánh hàng bán bị trả lại (Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ)
11
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07
TK 5212
11
TK 111,112,131 TK 5213 TK 511

Khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trong kỳ
Kết chuyển số giảm trừ doanh thu
Luận văn tốt nghiệp
(3) Phản ánh hàng bán bị trả lại (Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp, hay hàng không chịu thuế GTGT).
(4) Cuối kỳ kết chuyển điều chỉnh giảm doanh thu.
• Giảm giá hàng bán
1.4. Kế toán giá vốn hàng bán
1.4.1. Khái niệm giá vốn hàng bán
Là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, bao gồm giá trị giá
vốn của hàng xuất kho đã bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân
bổ cho hàng đã bán trong kỳ.
Trị giá vốn của
hàng bán ra
=
Trị giá vốn của
hàng xuất ra đã bán
-
CP BH, CPQLDN
phân bổ cho hàng đã
bán
Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì giá vốn hàng bán chủ yều
bao gồm chi phí nhân công.
1.4.2. Các chứng từ kế toán sử dụng.
- Hoá đơn GTGT.
- Hoá đơn bán hàng.
- Hoán đơn tự in, chứng từ đặc thù.
12
SV: Trần Thị Thùy Lớp: K44/21.07
12

×