BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÙI MINH THÔNG
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƢỜI BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƢƠNG NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 60.72.07.01
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÙI MINH THÔNG
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƢỜI BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƢƠNG NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 60.72.07.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. PHAN VĂN TƢỜNG
TS. TRƢƠNG QUANG TIẾN
HÀ NỘI - 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Y tế công cộng (2016-2018), tôi
xin gửi lời cảm ơn đến q thầy, cơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức thiết thực và để hoàn thành luận văn được kết quả như hôm nay, tôi xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học cùng các bạn học viên lớp cao
học Quản lý bệnh viện khóa 9 Trường Đại học Y tế công cộng đã giúp đỡ và tạo
điều kiện, cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện làm luận văn.
Q thầy, cơ giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn cho tôi những tri thức, kinh
nghiệm, bài học sâu sắc.
Ban giám đốc, các khoa phòng tại bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tạo điều
kiện thuận lợi về thời gian và hỗ trợ tinh thần, cung cấp tư liệu, hợp tác, trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn khoa học
là: GS.TS. Phan Văn Tường và TS. Trương Quang Tiến đã hỗ trợ về chun mơn và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong việc xây dựng ý tưởng đề tài và hướng dẫn tận
tình, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng xin gửi lời biết ơn đến gia đình đã động viên tinh thần để tơi an
tâm học tập.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2018
Học Viên
Bùi Minh Thông
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 4
1.1.
Một số khái niệm về truyền thông, hành vi sức khỏe và tuyền thông
giáo dục sức khỏe....................................................................................................... 4
1.1.1. Truyền thông ................................................................................................... 4
1.1.2. Hành vi sức khỏe ............................................................................................. 4
1.1.3. Giáo dục sức khỏe ........................................................................................... 5
1.1.4. Truyền thông giáo dục sức khỏe .................................................................... 6
1.2.
Lịch sử truyền thông giáo dục sức khỏe trong bệnh viện ........................ 6
1.3.
Mô hình truyền thơng giáo dục sức khỏe .................................................. 7
1.4.
Các phƣơng pháp truyền thông giáo dục sức khỏe .................................. 8
1.4.1. Phương pháp truyền thông gián tiếp.............................................................. 9
1.4.2. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp ............................... 9
1.5.
Vai trò, vị trí, tầm quan trọng của truyền thơng giáo dục sức khỏe ...... 9
1.5.1. Vai trị của truyền thơng giáo dục sức khỏe .................................................. 9
1.5.2.Nhiệm vụ của truyền thông giáo dục sức khỏe............................................... 10
1.5.3.Tầm quan trọng của truyền thông giáo dục sức khỏe ................................... 10
1.6.
Truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện ......................................... 11
1.6.1. Mục tiêu giáo dục sức khỏe tại bệnh viện .................................................... 11
1.6.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe tại các bệnh viện trên thế giới ................ 11
1.6.3. Truyền thông giáo dục sức khỏe trong các bệnh viện ở nước ta hiện nay
được quan tâm .......................................................................................................... 12
1.6.4. Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe cho người bệnh tại bệnh viện nội tiết trung ương ........................... 14
iii
1.6.4.1. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ............................................................. 14
1.6.4.2. Thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ............................... 15
1.6.4.3. Một số yếu tố liên quan đến công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh
tại bệnh viện ............................................................................................................. 16
1.7.
Một số nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khỏe trên thế giới và
Việt Nam................................................................................................................... 19
1.7.1. Nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh trên thế
giới
............................................................................................................... 19
1.7.2. Nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại Việt
Nam
1.8.
............................................................................................................... 20
Giới thiệu về khung lý thuyết ................................................................... 22
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 25
2.1.
Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 25
2.1.1. Nghiên cứu định lượng: ............................................................................... 25
2.1.2. Nghiên cứu định tính: ................................................................................... 25
2.2.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 26
2.3.
Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 26
2.4.
Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lƣợng .......... 26
2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng ............................................................. 26
2.4.2. Mẫu cho nghiên cứu định tính ...................................................................... 29
2.5.
Biến số nghiên cứu ..................................................................................... 29
2.5.1. Nhóm biến định lượng .................................................................................. 29
2.5.2. Nhóm nội dung định tính thu thập từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm 30
2.6.
Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................... 31
2.6.1. Bộ công cụ thu thập số liệu .......................................................................... 31
2.6.2. Lựa chọn và tập huấn cho đội ngũ nghiên cứu viên .................................... 32
2.6.3. Tiến hành thu thập số liệu ............................................................................. 32
2.7.
Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................. 33
2.7.1. Phân tích số liệu định lượng ......................................................................... 33
2.7.2. Phân tích số liệu định tính............................................................................. 34
iv
2.8.
Đạo đức nghiên cứu ................................................................................... 34
2.9.
Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục .................................. 34
2.9.1. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................ 34
2.9.2. Biện pháp khắc phục...................................................................................... 35
CHƢƠNG 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU.............................................................. 36
3.1. Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng
năm 2018 .................................................................................................................. 36
3.1.1. Mô tả thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe gián tiếp ........ 37
3.1.2. Đánh giá thực trạng về thực hiện quy trình giáo dục sức khỏe trực tiếp
tại bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018 .......................................................... 39
3.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Nội
tiết Trung ƣơng năm 2018 ...................................................................................... 48
3.2.1. Sự tiếp cận, nhu cầu và sự hài lòng của ngƣời bệnh đối với công tác giáo
dục sức khỏe tại bệnh viện...................................................................................... 48
3.2.1.1. Thông tin chung về người bệnh tham gia nghiên cứu ............................. 48
3.2.1.2. Sự tiếp cận, nhu cầu của người bệnh về công tác giáo dục sức khỏe ..... 49
3.2.1.3. Sự hài lịng của người bệnh với cơng tác giáo dục sức khỏe tại các khoa
lâm sàng
.............................................................................................................. 51
3.2.2. Nhận thức và những khó khăn của nhân viên y tế về cơng tác giáo dục
sức khỏe tại bệnh viện. ............................................................................................ 54
3.2.2.1. Thông tin chung nhân viên y tế .................................................................. 54
3.3.2.2. Khảo sát nhận thức của nhân viên y tế về công tác giáo dục sức khỏe tại
bệnh viện
............................................................................................................... 55
3.2.2.3. Những khó khăn thường gặp của nhân viên y tế và một số đề xuất ........ 57
3.2.3. Nhân lực cho công tác giáo dục sức khỏe .................................................. 59
3.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu cho hoạt động giáo dục sức khỏe. .... 62
3.2.4.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động giáo dục sức khỏe nhóm cấp
bệnh viện. ............................................................................................................... 62
3.2.4.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục sức khỏe tại các khoa ........... 62
3.2.4.3. Tài liệu để giáo dục sức khỏe cho người bệnh .......................................... 64
v
3.2.5. Các quy định, chỉ đạo, sự phối hợp trong công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe và nguồn kinh phí của bệnh viện ........................................................... 65
3.2.5.1. Các quy định của bệnh viện ...................................................................... 65
3.2.5.2. Sự phối hợp trong công tác giáo dục sức khỏe .......................................... 66
3.2.5.3. Kinh phí cho cơng tác truyền thông giáo dục sức khỏe .......................... 66
3.2.6. Kế hoạch tổ chức, quản lý, giám sát, cơ chế thƣởng phạt cho công tác
giáo dục sức khỏe. ................................................................................................... 66
3.2.7. Sự phản hồi của ngƣời bệnh ........................................................................ 69
3.2.8. Sự phản hồi của nhân viên y tế trong công tác giáo dục sức khỏe ............ 69
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 71
4.1. Thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện........... 71
4.1.1. Đối với hình thức truyền thơng giáo dục sức khỏe gián tiếp ....................... 71
4.1.2. Đối với hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp ...................... 73
4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho
ngƣời bệnh tại bệnh viện ........................................................................................ 78
4.2.1. Nhu cầu và sự hài lòng của người bệnh về công tác giáo dục sức khỏe .... 78
4.2.2. Nhận thức của nhân viên y tế về công tác giáo dục sức khỏe bệnh viện..78
4.2.3. Nhân lực cho công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ............................. 79
4.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho công tác giáo dục sức
khỏe tại bệnh viện và khoa lâm sàng ...................................................................... 81
4.2.5. Các quy định, chỉ đạo, sự phối hợp trong công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe và nguồn kinh phí của bệnh viện. ........................................................... 83
4.2.5.1. Các quy định của bệnh viện, sự quan tâm chỉ đạo về công tác giáo dục
sức khỏe
.............................................................................................................. 83
4.2.5.2. Sự phối hợp trong công tác giáo dục sức khỏe .......................................... 83
4.2.5.3. Kinh phí cho cơng tác giáo dục sức khỏe .................................................. 84
4.2.6. Kế hoạch tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát, khen thưởng cho các công
tác giáo dục sức khỏe. .............................................................................................. 85
4.2.7. Sự phản hồi của người bệnh/người nhà người bệnh ............................... 86
4.2.8.Sự phản hồi của nhân viên y tế về công tác giáo dục sức khỏe .................... 86
vi
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88
KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92
PHỤ LỤC 1: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ..................................................... 98
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TW ................................................. 105
PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
SỨC KHỎE TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG ...................................................... 108
PHỤ LỤC 4: BẢNG KIỂM CƠNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHOẺ CHO
NHĨM NGƢỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN VÀ KHOA LÂM SÀNG............... 110
PHỤ LỤC 5: PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN .......................... 112
PHỤ LỤC 6: PHỎNG VẤN SÂU TRƢỞNG PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG BỆNH VIỆN .......................................................................................... 113
PHỤ LỤC 7: PHỎNG VẤN SÂU PHĨ TRƢỞNG PHỊNG TRUYỀN THƠNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE/PHỊNG CƠNG TÁC XÃ HỘI BỆNH VIỆN ........ 115
PHỤ LỤC 8: PHỎNG VẤN SÂU ĐIỀU DƢỠNG TRƢỞNG BỆNH VIỆN... 116
PHỤ LỤC 9: PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC GDSK
TẠI KHOA LÂM SÀNG ...................................................................................... 118
PHỤ LỤC 10: HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHĨM NGƢỜI BỆNH VỀ
CƠNG TÁC GDSK TẠI BỆNH VIỆN ............................................................... 120
PHỤ LỤC 11: HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ĐIỀU DƢỠNG THỰC
HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN .................... 122
PHỤ LỤC 12: HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM BÁC SỸ THỰC HIỆN
CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN ................................ 124
PHỤ LỤC 13: PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI
LỊNG VỀ CƠNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT
TRUNG ƢƠNG ..................................................................................................... 126
PHỤ LỤC 14: PHIẾU KHẢO SÁT NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ VIỆC THAM GIA
CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG
ƢƠNG..................................................................................................................... 130
vii
PHỤ LỤC 15: BẢNG KIỂM QUAN SÁT VIỆC THỰC HIỆN GIÁO DỤC
SỨC KHỎE CHO CÁ NHÂN NGƢỜI BỆNH Ở CÁC KHOA LÂM SÀNG . 133
PHỤ LỤC 16: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BUỔI TƢ VẤN, HƢỚNG DẪN GDSK TẠI
BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƢƠNG .......................................................... 135
PHỤ LỤC 17: NỘI DUNG VÀ SỐ BUỔI GIÁO DỤC SỨC KHỎE NHĨM
TRONG TỒN BỆNH VIỆN ĐÃ THỰC HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018139
PHỤ LỤC 18: KẾT QUẢ CÁC BẢNG PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỰC HIỆN
QUY TRÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LỊNG CỦA NGƢỜI BỆNH . 140
PHỤ LỤC 19: CÁC BƢỚC THỰC HIỆN QUY TRÌNH TƢ VẤN GIÁO DỤC
SỨC KHỎE............................................................................................................ 153
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVNTTW
Bệnh viện nội tiết trung ương
BYT
Bộ y tế
CSNB
Chăm sóc người bệnh
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSVC
Cơ sở vật chất
GDSK
Chăm sóc sức khỏe
NCSK
Nâng cao sức khỏe
NVYT
Nhân viên y tế
PVS
Phỏng vấn sâu
TLN
Thảo luận nhóm
TTB
Trang thiết bị
TTGDSK
Truyền thông giáo dục sức khoẻ
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Một vài chỉ số hoạt động từ năm 2014 - 2017 ........................................14
Bảng 2.1: Nhóm nội dung định tính thu thập từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
...................................................................................................................................30
Bảng 2.2: Cách tính điểm sử dụng thang điểm 5 mức độ Likert ..............................33
Bảng 3.1: Số buổi GDSK nhóm tại khoa lâm sàng so với chỉ tiêu đã thực hiện 6
tháng đầu năm 2018 ..................................................................................................41
Bảng 3.2: Thực trạng tiến hành quy trình chuẩn bị giáo dục sức khỏe nhóm cho
người bệnh tại các khoa lâm sàng. (Chi tiết: Bảng 2 phụ lục 18) ............................42
Bảng 3.3: Thực trạng tiến hành quy trình thực hiện giáo dục sức khỏe nhóm cho
người bệnh tại các khoa lâm sàng. (Chi tiết: Bảng 2 phụ lục 18) ............................43
Bảng 3.4: Thực trạng thực hiện quy trình kết thúc giáo dục sức khỏe nhóm cho
người bệnh tại các khoa lâm sàng. (Chi tiết: Bảng 2 phụ lục 18) ............................44
Bảng 3.5: Thực trạng tiến hành quy trình thực hiện giáo dục sức khỏe cá nhân cho
người bệnh tại các khoa lâm sàng. (Chi tiết: Bảng 3 phụ lục 18) ............................45
Bảng 3.6: Thông tin chung đối tượng tham gia nghiên cứu là người bệnh. .............48
Bảng 3.7: Sự tiếp cận với hoạt động giáo dục sức khỏe của người bệnh. ................49
Bảng 3.8: Kết quả nhu cầu về hình thức và nội dung buổi giáo dục sức khỏe .........50
Bảng 3.9: Nhu cầu người bệnh muốn nghe nội dung giáo dục sức khỏe theo thứ tự
ưu tiên. .......................................................................................................................51
Bảng 3.10: Mức độ hài lòng của người bệnh với buổi giáo dục sức khỏe (Chi tiết:
Bảng 4 phụ lục 18) ....................................................................................................51
Bảng 3.11: Thông tin chung đối tượng tham gia nghiên cứu là nhân viên y tế........54
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát của nhân viên y tế về công tác giáo dục sức khỏe tại
bệnh viện ...................................................................................................................55
Bảng 3.13: Kết quả quan điểm đánh giá của nhân viên y tế về công tác giáo dục sức
khỏe tại các khoa lâm sàng .......................................................................................56
Bảng 3.14: Những khó khăn nhân viên y tế thường gặp ...........................................57
Bảng 3.15: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho phòng giáo dục sức khỏe
tại các khoa lâm sàng ................................................................................................63
x
Bảng 3.16: Kế hoạch tổ chức, quản lý,kinh phí cho giáo dục sức khỏe cấp bệnh viện
...................................................................................................................................67
Bảng 3.17: Quản lý công tác giáo dục sức khỏe tại 15 khoa lâm sàng ....................68
Hình 1.1: Mơ hình truyền thơng giáo dục sức khỏe....................................................7
Hình 1.2: KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU......................................................24
Biểu đồ 3.1: So sánh thực hiện quy trình GDSK nhóm giữa cấp bệnh viện và tại
khoa lâm sàng ...........................................................................................................47
xi
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
GDSK có vai trị quan trọng trong hoạt động chăm sóc, điều trị, phịng bệnh
và bảo vệ sức khỏe. Nhu cầu về GDSK của người bệnh tại BVNTTW là rất lớn. Vì
vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến
công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm
2018”. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 210 người
bệnh và 105 NVYT. Kết quả nghiên cứu: Thực trạng công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe tại bệnh viện: TTGDSK gián tiếp: Đã phối hợp tốt với các đơn vị
TTGDSK mang lại lợi ích lớn song vẫn chưa hiệu quả cao. Mức độ tiếp cận thông
tin trên website, facebook người dân ít biết đến. Thơng tin qua: Pano, áp phích số
lượng không nhiều, nội dung chưa được cập nhật liên tục. GDSK trực tiếp: GDSK
cho nhóm cấp bệnh viện đạt 99%, cấp khoa đạt 73%. GDSK cá nhân đạt 66%. Tần
suất giáo dục sức khỏe là 2 lần/tháng, chưa thông có thơng báo trước các chủ đề
GDSK khi thực hiện. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục sức khỏe: Về
sự tiếp cận và nhu cầu: Có 97,6% đã được tham gia GDSK. Sự hài lòng của người
bệnh chiếm 94,2%, nội dung áp dụng được vào cuộc sống chiếm 92,9%, muốn có
các buổi GDSK đan xen giữa bác sỹ và điều dưỡng. Về nhận thức của nhân viên y
tế: Có 98,1% nhân viên y tế có tham gia giáo dục sức khỏe; 100% đánh giá GDSK
là cần thiết. Về các yếu tố ảnh hưởng: Không đủ thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết
bị, nhân lực còn thiếu. Trình độ trung cấp chiếm 50 %, chưa được đào tạo là 23.8%.
Công tác phối hợp chưa được thống nhất. Kiểm tra, giám sát chưa được duy trì liên
tục. Sự phản hồi của NVYT/người bệnh: E ngại, chưa được chủ động, chưa quan
tâm. Khuyến nghị: Đối với truyền thông GDSK gián tiếp: Tăng cường sự tương tác
giữa người bệnh với các kênh truyền thông GDSK của bệnh viện. Xây dựng tài liệu
chính xác, hấp dẫn, thu hút cả về nội dung và hình thức. Đối với GDSK trực tiếp:
Tăng cường số buổi lên 1 lần/tuần, đan xen giữa bác sỹ và điều dưỡng và phải thông
báo trước chủ đề GDSK. Cung cấp đầy đủ CSVC, TTB. Tăng cường số lượng và
chất lượng nhân lực. Có chế độ khen thưởng, phạt rõ ràng. Có kế hoạch kiểm tra,
đánh giá, giám sát và diễn ra liên tục. Khuyến khích sự phản hồi của nhân viên y tế
và người bệnh vv…
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền thơng giáo dục sức khỏe (TTGDSK) có tầm quan trọng trong công
tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, vì thế đã được Tổ chức y tế Thế giới xếp là nội dung
số một trong các nội dung về chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) [10].
TTGDSK trong bệnh viện là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong cơng tác
chăm sóc sức khỏe (CSSK), góp phần giúp người bệnh cũng như thân nhân người
bệnh có kiến thức để CSSK về bệnh lí mắc phải, cách phối hợp chăm sóc, tự chăm
sóc, tn thủ điều trị và phịng bệnh cho chính mình. Đóng vai trị quan trọng trong
q trình hồi phục cho người bệnh hiện tại và phần nào đóng góp cho việc nâng cao
sức khỏe bản thân, gia đình người bệnh và cộng đồng trong tương lai [23]. Bản thân
người bệnh đến với bệnh viện, ngoài nhu cầu về chăm sóc, điều trị sức khỏe thể
chất cịn có nhu cầu chăm sóc về tinh thần, một trong số đó là nhu cầu thiết lập mối
quan hệ tốt với bệnh viện và TTGDSK là yếu tố đóng vai trị thiết yếu trong việc
đáp ứng nhu cầu này [7].
Cơng tác giáo dục sức khỏe (GDSK) trong bệnh viện đang được các quốc
gia trên thế giới hết sức chú trọng và là một bộ phận không thể tách rời trong các
bệnh viện cũng là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của
mọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở. Tại Việt Nam, Bộ Y Tế (BYT) đã ban
hành thông tư số 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc
người bệnh trong bệnh viện yêu cầu: Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình
thức tư vấn (trực tiếp-gián tiếp) GDSK trong thời gian người bệnh nằm điều trị
tại bệnh viện [18]. Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của BYT về
việc ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam cũng quy định người
bệnh phải được tư vấn GDSK khi điều trị và trước khi ra viện [20]. Bên cạnh đó,
BYT cũng ban hành: Quyết định 352/QĐ-BYT ngày 26/10/2004 nêu rõ đảm bảo
tài chính, cơ sở làm việc, trang thiết bị (TTB) cho TTGDSK từ trung ương đến
địa phương [11]. Quyết định số 2420/QĐ-BYT ngày 7/7/2010 về ban hành danh
mục TTB và phương tiện làm việc cho công tác TTGDSK thuộc ngành y tế [16].
Các quy định, quyết định được ban hành dựa trên cơ sở để làm tốt công tác
2
GDSK đòi hỏi các yêu cầu về nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất (CSVC), TTB,
các quy định và sự phối hợp các bên liên quan.
Bệnh viện Nội tiết Trung ương (BVNTTW), một trong những bệnh viện
tuyến cuối trong cả nước với đa số các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính (bệnh đái
tháo đường, bướu cổ…) nên nhu cầu về GDSK trước, trong khi điều trị và lúc ra
viện là rất cần thiết để thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành khơng có lợi cho sức
khỏe của mình [14], [15]. Vì thế bệnh viện cũng đã có ban hành các quy định, quy
trình và bảng kiểm hướng dẫn thực hiện cơng tác GDSK cho các khoa/phịng trong
bệnh viện [2], [4]. Thực tế công tác GDSK trở thành hoạt động thường quy của
NVYT và là một trong những công tác đang được chú trọng ở bệnh viện với các
hoạt động: Tổ chức phát thanh, truyền hình, góc GDSK, họp nhóm, tờ rơi, tư vấn...
[4].
Chất lượng GDSK liệu đã thực sự đạt được hiệu quả cao? Hiện nay các hình
thức GDSK ra sao? Kết quả đạt được như thế nào? Công tác GDSK cho người bệnh
tại bệnh viện hoạt động như thế nào? Đạt hay không đạt, làm tốt hay chưa? Nhu cầu
GDSK của người bệnh là gì? Nhận thức, thái độ, thực hành của NVYT về GDSK
cho người bệnh thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng như nhân lực, CSVC, TTB… đã
đáp ứng được công tác GDSK cho người bệnh chưa? Chế độ khuyến khích, khen
thưởng hoặc góp ý với NVYT làm tốt hoặc chưa làm tốt thế nào? Đến thời điểm
hiện tại chưa có những nghiên cứu phù hợp tại BVNTTW để cung cấp đầy đủ thông
tin nhằm trả lời những câu hỏi trên.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài nghiên cứu với tiêu đề: “Thực trạng và
một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại
Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018” được thực hiện với mong muốn sử
dụng kết quả nghiên cứu làm cơ sở khuyến nghị cho các bên liên quan, để cải tiến
cơng tác GDSK tại bệnh viện nhằm góp phần nâng cao kiến thức: tự chăm sóc, điều
trị theo hướng dẫn và phòng bệnh để giảm số ngày điều trị, giảm chi phí điều trị,
giảm gánh nặng bệnh tật, giảm quá tải bệnh viện giúp chất lượng cuộc sống người
bệnh được cải thiện và nâng cao.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú tại
bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục sức khỏe cho
người bệnh tại bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018.
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Một số khái niệm về truyền thông, hành vi sức khỏe và tuyền thông giáo
dục sức khỏe
1.1.1. Truyền thơng
Truyền thơng là q trình trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ
năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn
nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu
phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội [37]. Hay truyền thơng là q trình
giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin từ người truyền đến người nhận nhằm đạt được
sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của đối tượng [17].
1.1.2. Hành vi sức khỏe
Hành vi sức khỏe là những hành vi của mỗi người có ảnh hưởng tốt hoặc
xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng
đồng. Chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác nhau từ nhóm yếu tố cá nhân như kiến thức,
thái độ niềm tin, quan niệm về giá trị, kinh nghiệm của cá nhân. Nhóm yếu tố gia
đình như bạn bè, thầy cơ, người thân... Nhóm yếu tố cộng đồng như môi trường,
điều kiện kinh tế, xã hội. Các nhóm yếu tố này quyết định hành vi của mỗi con
người[14], [53], [61].
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi:
Suy nghĩ và tình cảm: Với mỗi sự việc con người thường có các suy
nghĩ và tình cảm khác nhau, những suy nghĩ tình cảm đó lại bắt nguồn từ hiểu biết,
niềm tin, thái độ và quan niệm về giá trị chính những yếu tố này quyết định của mỗ
người thực hành hành vi này hay hành vi khác:
Kiến thức: Thường được tích luỹ qua học tập, qua kinh nghiệm sống. Kiến
thức thu được cung cấp bởi các giáo viên, cha mẹ, bạn bè, sách vở, báo chí v.v...
Thái độ: Thái độ phản ánh những điều mọi người thích hoặc khơng thích,
tin hay khơng tin. Thái độ thường bắt nguồn từ niềm tin, kinh nghiệm hoặc được
tích luỹ trong cuộc sống của chúng ta.
5
Niềm tin: Là sản phẩm xã hội của nhận thức cá nhân cũng như kinh nghiệm
của nhóm. Mỗi một xã hội đều hình thành và xây dựng niềm tin về tất cả các khía
cạnh của đời sống. Chúng ta thường chấp nhận niềm tin mà không cần cố gắng để
xác định điều đó là đúng hay sai.
Giá trị: Là tiêu chuẩn có vai trị quan trọng tác động đến suy nghĩ và tình
cảm của mỗi con người. Bao gồm giá trị phi vật chất và giá trị vật chất. Trong
GDSK chúng ta cần làm cho mọi người hiểu được giá trị của cuộc sống khỏe mạnh
từ đó duy trì và phát triển sức khỏe.
Những người có ảnh hưởng quan trọng: Sống trong xã hội mỗi
người đều có quan hệ và chịu ảnh hưởng của những người xung quanh. Một trong
những lý do GDSK khơng thành cơng là nó trực tiếp vào cá nhân mà không chú ý
ảnh hưởng của người khác.
Nguồn lực: Bao gồm các yếu tố thời gian, nhân lực, CSVC, TTB,
tiền.
Yếu tố văn hóa: Đây là yếu tố hình thành nên lối sống [14].
1.1.3. Giáo dục sức khỏe
GDSK là một quá trình học tập nhằm giúp người bệnh tăng cường hiểu biết
để thay đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ, tự nguyện thay đổi những hành vi có hại
cho sức khỏe, chấp nhận và duy trì thực hiện nhũng hành vi lành mạnh, có lợi cho
sức khỏe [9], [12].
GDSK là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành
người bệnh. Phát triển những thực hành lành mạnh theo ý muốn, mang lại tình trạng
sức khỏe tốt nhất có thể được cho người bệnh. GDSK cung cấp các kiến thức mới
làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ
đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình,
cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề
bệnh tật sức khỏe [23].
Trong bệnh viện GDSK là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân
viên y tế trong chăm sóc người bệnh. Tất cả nhân viên y tế đều liên quan đến việc
6
giúp đỡ mọi người nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo vệ sức khỏe, nhân viên y tế
phải thực hành việc GDSK trong cơng việc của mình. Người điều dưỡng, bác sỹ khi
thăm khám, theo dõi điều trị cho người bệnh cũng đồng thời tư vấn, hướng dẫn,
cung cấp cho họ những kiến thức về bệnh tật mà họ đang mắc cũng như cách phòng
chống, điều trị, tập luyện, chế độ ăn uống hợp lý để phòng bệnh, NCSK [54].
1.1.4.
Truyền thông giáo dục sức khỏe
TTGDSK là hoạt động chức năng của quá trình cung cấp dịch vụ y tế và
nâng cao sức khỏe (NCSK) cộng đồng. Quá trình này thể hiện trong việc hình
thành, tổng hợp và chia sẻ “thông tin sức khỏe”. Truyền thông sức khỏe được xem
là nghệ thuật và phương pháp truyển tải nhằm tạo ảnh hưởng và khuyến khích cá
nhân và cộng đồng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, cách thức phòng bệnh và
thực hành phòng bệnh, NCSK. TTGDSK đề cập đến các nội dung về dự phịng
bệnh tật, NCSK, chính sách CSSK các hoạt động CSSK. [38], [40], [42].
TTGDSK là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và
tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các
hành vi lành mạnh để bảo vệ và NCSK cho người bệnh [23].
1.2.
Lịch sử truyền thông giáo dục sức khỏe trong bệnh viện
Từ 1970 đến nay TTGDSK đã chuyển từ giai đoạn độc thoại sang đối thoại
Năm 1980, ở giai đoạn này sử dụng các cách tiếp cận truyền thông tiếp thị tích hợp.
Đến thập niên 90, đã sử dụng phương thức lồng nghép đa phương tiện người gửi và
người nhận thông tin đều cùng nhau xây dựng và chia sẻ thông tin [49]. Mục đích
của TTGDSK để cung cấp cho người bệnh có kiến thức, chăm sóc, phịng và điều
trị bệnh. Bao gồm rất nhiều các nội dung như tư vấn GDSK: Nội quy khoa phòng,
hướng dẫn phòng bệnh, cách phát hiện biến chứng, cách điều trị bệnh, cách uống
thuốc, nguyên nhân, triệu chứng..., bằng các hình thức tư vấn trực và gián tiếp.
Tại BVNTTW công tác GDSK cho người bệnh đã được tiến hành từ nhiều
năm nay. Trước đây do CSVC, TTB chưa đảm bảo, nhân lực thiếu, văn bản và quy
định hướng dẫn chưa cụ thể, chưa tập huấn về kỹ năng GDSK nên hiệu quả công
tác GDSK chưa đạt được như mong muốn. NVYT thực hiện GDSK cho người bệnh
7
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cá nhân, chưa có tài liệu hướng dẫn, nội dung
chưa thống nhất trong tồn bệnh viện. Trong những năm gần đây cơng tác GDSK
được Lãnh đạo bệnh viện quan tâm và coi trọng cụ thể là: Các quy trình, quy định
ln được thay đổi để theo kịp các loại hình GDSK mới, cũng như sự phát triển
nhanh chóng của các mơ hình bệnh tật và mới nhất là tháng 11/2017, đã ban hành
quy định cụ thể về cơng tác GDSK và quy trình hướng dẫn cho VNYT của bệnh
viện. Với mục đích cung cấp cho người bệnh, người dân các kiến thức về chăm sóc
và phịng ngừa bệnh…, thơng qua cách hình thức GDSK trực tiếp (cá nhân, nhóm)
và gián tiếp (qua các phương tiện thơng tin đại chúng, tranh ảnh…). Các Phịng,
Ban phối hợp với các khoa lâm sàng biên soạn tài liệu GDSK cho người bệnh và tổ
chức khóa học nâng cao kỹ năng, phương pháp GDSK cho đối là NVYT.
1.3. Mơ hình truyền thơng giáo dục sức khỏe
Mơ hình truyền thơng GDSK phản ánh một cách khái qt q trình truyền
thông: Từ nguồn truyền tin (người truyền thông) phát đi nội dung truyền thơng
(hay cịn gọi là thơng điệp) tới người nhận tin. Khi người nhận tin có những hiểu
biết và hành động mới được hình thành điều đó có nghĩa là q trình truyền thơng
đã đạt được những hiệu quả nhất định. Từ người nhận tin với hiệu quả đạt được sẽ
có thơng tin phản hồi trở về người truyền [25], [49].
Hình 1.1: Mơ hình truyền thơng giáo dục sức khỏe
Người
gửi
Mã hóa
Thơng điệp
thơng
Phương tiện
truyền thơng
Nhiễu
Phản hồi
Giải mã
Đáp ứng
Người
nhận
8
Người gửi: Là bên gửi thơng điệp cho bên cịn lại. Người gửi có thể là một
cá nhân, một nhóm NVYT.
Mã hố: Là tiến trình chuyển ý tưởng thành các biểu tượng dưới dạng chữ
viết, ký hiệu hoặc biểu tượng cần chuyển đến đối tượng, giúp đối tượng nâng cao
hiểu biết, thay đổi thái độ và hành vi sức khoẻ theo chiều hướng có lợi.
Thơng điệp: Tập hợp các biểu tượng mà bên gửi truyền đi cần cụ thể, rõ
ràng, ngắn ngọn, chính xác, phù hợp với nhận thức và nhu cầu của từng giai đoạn
của quá trình thay đổi hành vi của đối tượng.
Phương tiện truyền thông: Gồm các kênh truyền thơng qua đó thơng điệp truyền đi
từ người gửi đến người nhận.
Giải mã: Là tiến trình người nhận quy ý nghĩa cho các biểu tượng do người
gửi truyền đến.
Người nhận: Là bên nhận thông điệp do bên kia gửi đến. Để nhận thơng tin
có hiệu quả, người bệnh cần tăng cường sự quan tâm và mong muốn được hiểu biết
về vấn đề, tạo điều kiện cho NVYT chia sẻ và phản hồi ý kiến.
Phản hồi: Là một phần sự đáp ứng của người nhận được thông tin trở lại cho
người gửi. Dựa vào phản hồi mà người gửi đánh giá được tác động đến q trình
truyền thơng đến người bệnh.
Nhiễu: Là những yếu tố làm sai lệch thông tin trong q trình truyền thơng,
dẫn đến kết quả là người nhận nhận được một thông điệp không giống thông điệp
được gửi đi. Để q trình truyền thơng đạt hiệu quả, người truyền thông cần hạn chế
các yếu tố nhiễu trong q trình truyền thơng.
Các thành tố của q trình truyền thơng này rất quan trọng và gắn bó mật
thiết với nhau. Trong các thành tố ấy thì người nhận là quan trọng nhất. Mặc dù
mỗi người nhận có thể có những nét chung nhưng lại có những đặc điểm riêng
biệt. Do đó cần tìm hiểu và phân tích đối tượng, từ đó hiểu rõ đối tượng, biết họ
cần gì, đến với họ bằng cách nào, ai có thể đến với họ là những điều rất cần thiết
trong công tác TTGDSK, [14], [24] [53].
1.4.
Các phƣơng pháp truyền thông giáo dục sức khỏe
9
1.4.1. Phương pháp truyền thông gián tiếp
Là phương pháp không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, các nội dung
được chuyển tới đối tượng thông qua các phương tiện như: Truyền hình, tài liệu in
ấn (báo, tạp chí; pano, áp phích; tranh lật hay sách lật; tờ rơi), bảng tin... Ở bệnh
viện phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi và đem lại hiệu quả, đặc
biệt với đối tượng đi khám bệnh ngoại trú và bệnh viện tuyến trung ương người
bệnh nằm điều trị lâu ngày mà nhân viên khơng có thời gian để GDSK cho họ. Ưu
điểm có khả năng truyền thơng tin nhanh, đến được với nhiều người cùng một lúc.
Nhưng khó thu thập được thơng tin phản hồi lên khó đánh giá được hiệu quả truyền
thông, cũng như không đi sâu được vào các vấn đề mà người bệnh quan tâm [23].
1.4.2. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp
Nội dung truyền thông được thực hiện trực tiếp như: Tư vấn, sinh hoạt
chuyên đề, GDSK cho nhóm và các cá nhân. Người GDSK có thể nhanh chóng
nhận được các thơng tin phản hổi từ đối tượng GDSK nên có tính điều chỉnh cao
trong phương pháp này.
Tại bệnh viện, thực hiện GDSK trực tiếp ln có hiệu quả tốt trong việc giúp
đỡ đối tượng học kỹ năng và thay đổi hành vi. Phương pháp tư vấn GDSK trực tiếp
có thể phối hợp với các phương pháp GDSK gián tiếp để nâng cao hiệu quả. Các
phương pháp GDSK đang được áp dụng như GDSK cá nhân và GDSK nhóm [23].
Hiệu quả của phương pháp này đem lại rất cao và người bệnh rất mong đợi. Đối với
GDSK cá nhân đem lại hiệu quả cao nhất đối với người bệnh nhưng khó thực hiện
vì NVYT khơng đủ thời gian. Phương pháp GDSK nhóm được các khoa đang thực
hiện vì tất cả người bệnh đều nghe được nội dung buổi GDSK và phù hợp với
NVYT làm tại các bệnh tuyến trung ương do quá tải về người bệnh.
1.5.
Vai trị, vị trí, tầm quan trọng của truyền thơng giáo dục sức khỏe
1.5.1. Vai trị của truyền thơng giáo dục sức khỏe
TTGDSK trong bệnh viện có vai trị quyết định đến sức khỏe, để giúp
người bệnh có những quyết định đúng đắn có lợi cho sức khỏe họ cần được cung
cấp các kiến thức cần thiết, những kỹ năng và hành vi có lợi cho sức khỏe.
10
TTGDSK đạt kết quả tốt sẽ làm giảm tỷ lệ mắc, tàn phế, tỷ lệ tử vong đồng thời góp
phần tăng cường hiệu quả các dịch vụ [22].
So với các giải pháp dịch vụ tế khác trong bệnh viện. Giáo dục sức khỏe là
một cơng tác khó làm và khó đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt mang lại hiệu quả
cao nhất với chi phí ít nhất. Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay
đổi hành vi sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng.
Trong Báo cáo Y tế Việt Nam năm 2006 chương 21 nhấn mạnh đến vai trò
của TTGDSK được coi là một biện pháp dự phịng có chi phí thấp nhưng hiệu quả
cao và bền vững, đồng thời cũng là giải pháp quan trọng trong thực hiện các chính
sách lớn về y tế. Đồng thời cung cấp thông tin, trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi
người, mỗi gia đình mỗi cộng đồng có thể tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ,
chăm sóc và NCSK cho cộng đồng [13].
1.5.2. Nhiệm vụ của truyền thông giáo dục sức khỏe
Chủ động tham gia vào việc phịng bệnh, đóng góp ý kiến để giải quyết các
vấn đề liên quan đến sức khỏe của họ cũng như công tác CSSK. Những hoạt động
nhằm cung cấp cho người dân kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức
khỏe cho họ và cộng đồng xung quanh chính là những nhiệm vụ TTGDSK.
TTGDSK khuyến khích những hành vi lành mạnh, làm sức khỏe tốt lên,
phịng ngừa ốm đau, chăm sóc và phục hồi sức khỏe. Là một bộ phận công tác y tế
quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe. Góp phần tạo ra, bảo vệ và NCSK
cho con người [14].
1.5.3. Tầm quan trọng của truyền thông giáo dục sức khỏe
TTGDSK giúp cho người dân nâng cao được kiến thức, đồng thời hướng
dẫn cho họ những kỹ năng cần thiết, giúp cho họ có khả năng lựa chọn giải pháp
thích hợp nhất và đưa ra được các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của họ,
tạo ra được những hành vi đúng đắn, giúp cho người dân tự giác chấp nhận và duy
trì lối sống lành mạnh, từ bỏ thói quen có hại cho sức khỏe góp phần bảo vệ và
NCSK cho chính họ và cộng đồng, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn tật, tỷ lệ tử
vong do bệnh gây ra. Không chỉ quan trọng trong cơng tác phịng bệnh mà cịn có ý
11
nghĩa trong công tác điều trị và quản lý các trường hợp bệnh. Hiện nay công tác
TTGDSK về sử dụng thuốc an toàn hợp lý và quản lý người bệnh mãn tính đang là
một trong những trọng tâm của ngành y tế [58].
1.6.
Truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện
1.6.1. Mục tiêu giáo dục sức khỏe tại bệnh viện
GDSK góp phần thực hiện một trong những quyền của con người là quyền
được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Mục tiêu cơ bản của GDSK là giúp cho người
bệnh:
- Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe.
- Hiểu rõ kiến thức mà nhân viên y tế tư vấn.
- Thực hiện các biện pháp phù hợp nhất mà nhân viên y tế hướng dẫn.
Cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh tật cho người bệnh để giúp họ hiểu rõ các
vấn đề về căn bệnh mà họ đã, đang và có nguy cơ mắc.
Cung cấp những kỹ năng cần thiết trong việc phòng chống bệnh tật cũng như
nâng cao khả năng tự chăm sóc bản thân hoặc giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc người bệnh
tại bệnh viện hoặc cộng đồng.
Tạo niềm tin và thái độ trong việc thay đổi hành vi nhằm mục tiêu có lợi cho
sức khỏe của người bệnh.
Gián tiếp thông qua người bệnh đã được GDSK, truyền tải các thông điệp về
sức khỏe tới cộng đồng.
Cơng tác GDSK tốt góp phần tích cực vào việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị,
nâng cao sức khỏe người bệnh, hoàn thiện bức tranh một bệnh viện giống như nơi
sửa chữa, phục hồi những cá thể bị trục trặc về sức khỏe để trả họ về tái hòa nhập
cộng đồng.
1.6.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe tại các bệnh viện trên thế giới
Trên thế giới, TTGDSK đã được xem là có vai trị quan trọng trong
CSSK. Năm 1978, tại Alma-Ata, thủ đơ nước cộng hịa Kazakhstan, Tổ chức Y
tế Thế giới phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị Quốc tế
về CSSKBĐ. Hội nghị đã đề ra chiến lược “Sức khỏe cho mọi người đến năm
12
2000”. Và để thực hiện các mục tiêu của chiến lược, hội nghị đã đề ra 8 nội dung
CSSKBĐ, trong đó TTGDSK được xếp ở vị trí số một [62].
Bệnh viện cung cấp cho người bệnh thông tin về các yếu tố quan trọng liên
quan trọng liên quan đến bệnh tật cũng như tình trạng sức khỏe của họ và các can
thiệp NCSK được xây dựng để ngăn chặn mọi giai đoạn của quá trình hình thành
bệnh tật ở người bệnh.
Đảm bảo người bệnh được thông tin về các hoạt động kế hoạch điều trị,
chủ động hợp tác và tạo điều kiện cho người bệnh tham gia vào các hoạt động
NCSK và khuyến khích việc lồng ghép các hoạt động NCSK vào việc ngăn chặn tất
cả các quá trình hình thành của bệnh tật ở người bệnh [6].
Nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của bệnh viện trong GDSK, khái niệm
“Bệnh viện nâng cao sức khoẻ” cũng đã được khởi xướng với nhiệm vụ: Là bệnh
viện không chỉ khám, điều trị mà cịn phải tích cực GDSK, phịng bệnh và phục hồi
chức năng cho người bệnh, thân nhân người bệnh và nhân viên bệnh viện để đạt sự
thoải mái tối đa về thể chất tinh thần xã hội. Tiêu chuẩn thứ ba trong 5 tiêu chuẩn
bệnh viện NCSK đó là: Bệnh viện phải cung cấp thông tin cho người bệnh đầy đủ
suốt quá trình điều trị can thiệp. Mạng lưới bệnh viện nâng cao sức khoẻ trên thế
giới bắt đầu nhân từ năm 1988 tại Vienne (Austria), đến năm 2005 gồm 700 bệnh
viện thành viên ở châu Âu, Canada, Úc, Đài Loan, Mỹ và các nước Châu Á [56].
1.6.3.
Truyền thông giáo dục sức khỏe trong các bệnh viện ở nước ta hiện nay
được quan tâm
Cơng tác TTGDSK được Đảng, Chính phủ và BYT rất quan tâm và đã ban
hành nhiều văn bản, quyết định chỉ đạo công tác y tế, trong đó có cơng tác
TTGDSK như:
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị xác
định rõ vai trị của TTGDSK trong tình hình mới: TTGDSK “Tạo sự chuyển biến rõ
rệt về nhận thức, trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị đối với cơng tác bảo vệ
chăm sóc và NCSK nhân dân, trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia
đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phịng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn