Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ dưới 1 tuổi tại huyện châu thành, tỉnh tây ninh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BIỆN ĐƯỜNG PHI

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN TỶ LỆ TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ
Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH TÂY NINH NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

HÀ NỘI-2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BIỆN ĐƯỜNG PHI

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN TỶ LỆ TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ
Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH TÂY NINH NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ĐÌNH THIỂM
PGS.TS. LÃ NGỌC QUANG

HÀ NỘI-2018



i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô đã giảng dạy trong
chương trình Cao Học Y Tế Cơng Cộng – Trường Đại Học Y Tế Công Cộng, những
người đã truyền đạt cho tơi những kiến thức hữu ích về ngành y tế công cộng làm cơ sở
cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Thầy Thiểm và Thầy Quang đã tận tình hướng dẫn
cho tơi trong thời gian tôi thực hiện luận văn. Mặc dù trong q trình làm luận văn có
giai đoạn khơng được thuận lợi nhưng những gì các thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho
tơi nhiều kinh nghiệm trong việc hồn thành đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Khoa Y tế Dự phòng của Trung tâm
Y tế huyện Châu Thành và các cán bộ Trạm Y tế 15 xã, thị trấn thuộc huyện Châu
Thành đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu và thông tin của luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln tạo điều kiện tốt nhất
cho tơi trong suốt q trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cơ và các anh chị
học viên.
Học Viên


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
1.1. Tổng quan về tiêm chủng .......................................................................................... 4

1.2. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và các yếu tố liên quan............................................. 9
1.3. Kiến thức về TCMR của người mẹ và các yếu tố liên quan đến TCĐĐ ở trẻ dưới 1
tuổi .................................................................................................................................. 10
1.4. Một số nghiên cứu khác về tiêm chủng đầy đủ ở trẻ dưới 1 tuổi............................ 14
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................................... 16
1.6. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 19
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 19
2.4. Cỡ mẫu .................................................................................................................... 19
2.5. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................... 20
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 21
2.7. Các biến nghiên cứu ................................................................................................ 22
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ........................................................ 22
2.9. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu .............................................................. 23
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ................................................................................... 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 25
3.1. Thông tin chung ...................................................................................................... 25
3.2. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ của trẻ dưới 1 tuổi tại huyện Châu Thành ............. 29
3.3. Kiến thức của bà mẹ về TCMR và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng
đầy đủ ở trẻ dưới 1 tuổi .................................................................................................. 31
BÀN LUẬN ................................................................................................................... 37
1. Thực hành tiêm chủng đầy đủ của trẻ em dưới 1 tuổi................................................ 37
2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ TCĐĐ của trẻ dưới 1 tuổi ..................................... 39
3. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................. 44
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 44
1. Thực hành về TCĐĐ trẻ dưới 1 tuổi .......................................................................... 45
2. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về TCMR và yếu tố liên quan đến thực hành
TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi .............................................................................................. 45

KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 47


iii

Tiếng Việt ....................................................................................................................... 47
Tiếng Anh ....................................................................................................................... 48
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 51
Phụ lục 1: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 51
Phụ lục 2: DANH SÁCH CỤM ĐƯỢC CHỌN THEO XÃ .......................................... 56
Phụ lục 3: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ....................................................................... 57
Phụ lục 4: PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC MŨI TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ DƯỚI 1 TUỔI 63
Phụ lục 5: CÁCH TÍNH ĐIỂM KIẾN THỨC BÀ MẸ ................................................. 64


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCG

Bacillus Calmette – Guérin vaccine: vắc xin phòng bệnh lao BCG

CBYT

Cán bộ y tế

CTTCMR

Chương trình Tiêm chủng mở rộng


DPT

Diphtheria – Pertussis – Tetanus: Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn
ván

DPT3

Mũi 3 vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván

DPT – VGB – Hib Vắc xin 5 trong 1: bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B –
hoặc Quinvaxem

viêm màng não và viêm phổi do vi khuẩn Hib

Hib

Haemophilus

influenzae týp

B:

Vi

khuẩn

Haemophilus

influenzae týp B (gây viêm màng não, viêm phổi, …)

MR

Vắc xin phòng sởi – Rubella

OPV

Oral Polio Vaccine: Vắc xin bại liệt uống

TCĐĐ

Tiêm chủng đầy đủ

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm y tế

UNICEF

United Nations Children’s Fund: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

UV


Uốn ván

VGB

Viêm gan B

WHO

World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 2 Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân........................................ 7
Bảng 3. 1 Thông tin chung của bà mẹ trong nghiên cứu ................................................... 25
Bảng 3. 2 Bà mẹ nghe các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng và tử vong sau
tiêm chủng .......................................................................................................................... 26
Bảng 3. 3 Nguồn thông tin bà mẹ nghe về tiêm chủng ...................................................... 26
Bảng 3. 4 Hỗ trợ từ gia đình về tiêm chủng cho trẻ ........................................................... 27
Bảng 3. 5 Thông tin của trẻ ................................................................................................ 27
Bảng 3. 6 Dịch vụ y tế trong tiêm chủng ........................................................................... 28
Bảng 3. 7 Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của trẻ dưới 1 tuổi ..................................... 29
Bảng 3. 8 Kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng................................................................... 31
Bảng 3. 9 Bà mẹ biết mục đích tiêm chủng và các bệnh phịng được nhờ tiêm vắc xin ... 31
Bảng 3. 10 Kiến thức về lịch tiêm chủng ........................................................................... 32
Bảng 3. 11 Kiến thức của bà mẹ về thời gian và địa điểm tiêm chủng.............................. 32
Bảng 3. 12 Kiến thức bà mẹ về chỉ định hoãn tiêm ........................................................... 33
Bảng 3. 13 Kiến thức về phản ứng sau tiêm chủng và cách xử trí của bà mẹ ................... 33
Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa trẻ TCĐĐ với thông tin chung của bà mẹ ........................ 34

Bảng 3. 15 Mối liên quan giữa trẻ TCĐĐ với việc trẻ gặp biến cố bất lợi thông thường
sau tiêm chủng.................................................................................................................... 35
Bảng 3. 16 Mối liên quan giữa trẻ được TCĐĐ với việc bà mẹ nhận được thông tin về
ngày tiêm chủng ................................................................................................................. 36
Bảng 3. 17 Mối liên quan giữa trẻ TCĐĐ với sự ủng hộ của gia đình .............................. 36


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Lý do trẻ không được tiêm chủng đúng lịch ................................................ 30


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Châu Thành ............................................................. 18


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống các bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm, phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây một số bệnh truyền
nhiễm có nguy cơ bùng phát trở lại do sự chủ quan của người dân trong việc phịng
bệnh như bệnh sởi có 4000 ca mắc; có 03 ca mắc bạch hầu trong đó có 02 ca tử vong
và 62 ca mắc viêm não Nhật Bản trong đó 01 ca tử vong… Bên cạnh đó, việc xảy ra
các biến cố bất lợi sau tiêm chủng cũng làm cho tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ giảm
còn 96,4% (2017): có 1740 trẻ có biến cố bất lợi sau tiêm chủng, trong đó có 21 trường
hợp thuộc biến cố nặng. Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và đặc biệt là huyện Châu Thành

cũng chưa có nghiên cứu nào về TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi, chính vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy
đủ ở trẻ dưới 1 tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 2017” .
Nghiên cứu áp dụng phương pháp điều tra mơ tả cắt ngang có phân tích. Được
thực hiện từ tháng 11/2017 đến tháng 09/2018, tại 15 xã, thị trấn thuộc huyện Châu
Thành, tỉnh Tây Ninh. Đối tượng nghiên cứu là 330 các bà mẹ có con trong độ tuổi từ
12 đến 23 tháng tuổi. Tiến hành phỏng vấn bà mẹ thông qua bộ câu hỏi và kiểm tra mũi
tiêm từ sổ tiêm chủng lưu tại Trạm Y tế xã. Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm
thống kê Epidata 3.0, và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ dưới 1 tuổi đạt
93,6% và tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch đạt 5,8%. Lý do trẻ không tiêm
chủng đúng lịch là do trẻ bệnh. Kết quả phân tích đơn biến cho thấy nhóm các mẹ dưới
30 tuổi có trẻ TCĐĐ cao hơn so với nhóm các bà mẹ từ 30 tuổi trở lên là 3,0 lần
(p<0,05).
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị: Tăng
cường kiến thức về TCMR cho các bà mẹ, đặc biệt là kiến thức về chăm sóc trẻ sau
tiêm chủng và tăng cường vận động các bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vắc xin là một công cụ rất hiệu quả trong việc phòng một số bệnh truyền nhiễm, đặc
biệt là cho trẻ em, do trẻ em chưa có miễn dịch đầy đủ. Hiện nay đã có gần 30 bệnh
truyền nhiễm có thể dự phịng được bằng vắc xin. Vắc xin giúp tạo ra miễn dịch chủ động
để phòng các bệnh được tiêm vắc xin. Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ đã xếp
tiêm chủng mở rộng đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế cơng cộng của thế kỷ
20 [12].
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam
từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp
dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 bệnh truyền
nhiễm phổ biến và gây tử vong cao là bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt [6].
Năm 1985 CTTCMR được mở rộng và tăng cường trên phạm vi cả nước. Mục tiêu tiêm
chủng mở rộng đã hoàn thành với tỷ lệ 87% (năm 1990) và trên 90% (năm 1993) trẻ em
dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin [2]. Năm 1997, 4 loại
vắc xin mới được đưa vào CTTCMR là vắc xin viêm gan B, viêm não Nhật Bản, thương
hàn, tả. Tháng 6/2010, vắc xin Hib phòng các bệnh viêm màng não và viêm phổi do Hib
và năm 2015, vắc xin rubella được đưa vào CTTCMR [1].
Khi tỷ lệ TCĐĐ được nâng cao, tỷ lệ mắc các bệnh trong tiêm chủng cũng giảm
xuống hàng năm. Đặc biệt, đã thanh toán được bại liệt vào năm 2000 và đã loại trừ được
bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005 (đã được WHO công nhận). Hiện nay, CTTCMR
quốc gia đang thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sởi và giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B
ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 1% trước năm 2020 [1,6]. Qua các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ
lệ TCĐĐ của trẻ dưới 1 tuổi đã tăng đáng kể như 99% ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
[5]; 95,4% tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum [7].
Trong những năm gần đây, một số bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trở lại.
Năm 2014, dịch sởi đã trở lại ở 62 tỉnh thành trong cả nước với hơn 4.000 trường hợp
mắc bệnh [27]. Trong 6 tháng đầu năm 2017, có 62 trường hợp viêm não Nhật Bản trong
đó 1 trường hợp tử vong; có 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu trong đó có 2 trường hợp tử


2

vong [26]. Thêm vào đó trong 6 tháng đầu năm 2017 trên cả nước đã xảy ra 1.740 trường
hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng và 21 trường hợp biến cố nặng sau tiêm chủng vắc xin
Quinvaxem, BCG, OPV, viêm gan B, viêm não Nhật Bản ở 13 tỉnh, thành phố, trong đó
có 12 trường hợp hồi phục và 09 trường hợp tử vong [26]. Những vấn đề này đã làm tỷ lệ
TCĐĐ ở trẻ dưới 1 tuổi giảm dần trong chương trình TCMR trên tồn quốc 97,2%
(2015), 98,0% (2016), 96,4% (2017) [29].

Tại Tây Ninh, công tác tiêm chủng cũng đạt được kết quả cao. Tuy nhiên bên cạnh
đó cũng cịn nhiều khó khăn trong cơng tác tiêm chủng như những lo lắng, hoang mang
của gia đình trẻ khi đưa trẻ đi tiêm chủng bởi những thông tin về phản ứng nặng sau tiêm
chủng vừa qua… hậu quả làm tình hình bệnh truyền nhiễm ở trẻ diễn biến phức tạp và có
nguy cơ bùng phát thành dịch trên địa bàn. Vì vậy việc đẩy mạnh cơng tác tiêm chủng để
phịng bệnh chủ động cho trẻ và cộng đồng là hết sức cần thiết. Do thời gian và nguồn lực
có hạn nên nghiên cứu này chỉ chọn đối tượng là những trẻ dưới 12 tháng tuổi và từ trước
đến nay chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề tiêm chủng đầy đủ ở trẻ dưới 1 tuổi tại
huyện Châu Thành, nên chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một
số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em dưới 1 tuổi tại huyện Châu
Thành, tỉnh Tây Ninh năm 2017”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi tại huyện
Châu Thành năm 2017.
2. Mô tả kiến thức người chăm sóc trẻ về TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi và xác định một
số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi tại
huyện Châu Thành năm 2017.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về tiêm chủng
Vắc xin là chế phẩm được sản xuất từ những vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút), có khi là
tồn bộ vi sinh vật đó (sống, giảm độc lực hoặc chết, tồn tế bào), có khi chỉ là một hay
một vài thành phần kháng nguyên của chúng sau khi được làm biến đổi để trở thành vô

hại không gây bệnh cho người khi được đưa vào cơ thể, nhưng lại kích thích cơ thể tạo ra
kháng thể đặc hiệu chống lại vi sinh vật đó [6].
Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể
khả năng miễn dịch để phòng bệnh tật [8].
Tiêm chủng đầy đủ: trẻ dưới 1 tuổi được coi là TCĐĐ khi trẻ nhận được đủ 8 liều
vắc xin: 1 mũi BCG; 3 mũi DPT-VGB-Hib; 3 lần uống OPV và 1 mũi Sởi [18].
Để tạo được miễn dịch phòng bệnh tốt nhất cho trẻ, bên cạnh tiêm chủng đầy đủ còn
cần phải tiêm đúng lịch. Tiêm chủng đúng lịch là tiêm đúng khoảng cách giữa các liều
vắc xin. Khoảng cách giữa các liều vắc xin phải tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất
và quy định cho phép của BYT cho từng vắc xin, khoảng cách đó là tối thiểu. Khơng
được tiêm chủng trước lịch tiêm, vì như vậy trẻ sẽ không được miễn dịch tốt nhất [18].
Theo Quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm 2010, lịch
tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng áp dụng cho trẻ dưới
1 tuổi như sau [13]:
Một trẻ dưới 1 tuổi được coi là TCĐĐ và đúng lịch nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ
8 loại vắc xin và đủ 14 liều (gồm có: Vắc xin BCG, 3 mũi vắc xin DPT, 3 mũi vắc xin
VGB, 3 mũi viêm màng não mủ do Hib, 3 lần uống vắc xin OPV và tiêm vắc xin sởi) và
theo đúng thời gian quy định của Bộ Y tế. Với từng loại vắc xin cụ thể, khái niệm về tiêm
chủng đầy đủ đúng lịch được hiểu như sau:
- Vắc xin BCG:
+ Đầy đủ: Tiêm 01 mũi trước sinh nhật 1 tuổi
+ Đúng lịch: Tiêm trong vòng 01 tháng tuổi
- Vắc xin Viêm gan B:


5

+ Đầy đủ: Hoàn thành 03 mũi trước sinh nhật 1 tuổi
+ Đúng lịch: Tiêm khi đủ 02 tháng tuổi, hoàn thành 03 mũi trước 06 tháng tuổi, các
mũi cách nhau tối thiểu 01 tháng.

- Vắc xin DPT:
+ Đầy đủ: Hoàn thành 03 mũi trước sinh nhật 1 tuổi.
+ Đúng lịch: Tiêm khi đủ 02 tháng tuổi, hoàn thành 03 mũi trước 06 tháng tuổi, các
mũi cách nhau tối thiểu 01 tháng.
- Vắc xin OPV:
+ Đầy đủ: Hoàn thành 03 mũi/liều uống trước sinh nhật 1 tuổi
+ Đúng lịch: Tiêm/uống khi đủ 02 tháng, hoàn thành 03 mũi/liều trước 06 tháng,
các mũi cách nhau tối thiểu 01 tháng.
- Vắc xin viêm màng não mủ do Hib:
+ Đầy đủ: Hoàn thành 03 mũi trước sinh nhật 1 tuổi
+ Đúng lịch: Tiêm khi đủ 02 tháng tuổi, hoàn thành 03 mũi trước 06 tháng tuổi, các
mũi cách nhau tối thiểu 01 tháng.
- Vắc xin Sởi:
+ Đầy đủ: Tiêm 01 mũi trước sinh nhật 1 tuổi
+ Đúng lịch: Tiêm 01 mũi khi đủ 09 tháng tuổi đến trước 11 tháng tuổi
Lợi ích của việc tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch
Một trẻ được tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch mới có miễn dịch đầy đủ cho
trẻ đó phịng bệnh.
Tiêm vắc xin cho trẻ em vào thời điểm:
- Trước khi trẻ có nguy cơ mắc bệnh (vì vậy phải tiêm vắc xin cho trẻ càng sớm
càng tốt trong năm tuổi đầu tiên).
- Tiêm ngay sau khi trẻ mất miễn dịch do mẹ truyền sang (kháng thể của mẹ có thể
trung hòa vắc xin).
- Tiêm bất kỳ lúc nào sau khi trẻ bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng vào đúng tuổi quy định.


6

Khoảng cách giữa các liều vắc xin phải tuân thủ hướng dẫn nhà sản xuất với mỗi
loại vắc xin. Khoảng cách giữa các mũi tiêm chủng đó là tối thiểu. Khơng nên tiêm chủng

trước lịch tiêm chủng, vì như vậy trẻ sẽ khơng được miễn dịch tốt.
Các hình thức tiêm chủng được áp dụng ở Việt Nam
Từ điều kiện thực tế về địa lý, giao thơng địi hỏi phải triển khai các hình thức tiêm
chủng thích hợp ở Việt Nam như sau:
Tiêm chủng thường xuyên: buổi tiêm chủng được tổ chức hằng tháng và mỗi tháng
chỉ tổ chức tiêm chủng 1 – 3 ngayỳ cố định. Tuyến xã là nơi tiêm hầu hết các mũi vắc xin
trong chương trình TCMR cho đối tượng trẻ em và phụ nữ có thai/phụ nữ ở tuổi sinh đẻ.
Ở hầu hết các xã, điểm tiêm chủng cố định taij Trạm Y tế xã là hình thức cơ bản nhất, tại
các xã này buổi tiêm chủng được tổ chức vào một ngày hoặc một số ngày cố định trong
tháng. Riêng vắc xin viêm gan B, do khuyến cáo của chuognư trình la tiêm trong vịng 24
giờ đầu sau khi sinh nên liều sơ sinh được các Trạm Y tế thực hiện bất cứ khi nào có trẻ
được sinh ra.
- Ở những vùng đồng bằng, điều kiện giao thông thuận tiện, không quá xa, người
dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụy tế, mỗi xã chỉ có một điểm tiiêm chủng tại Trạm Y tế.
- Ở một số xã có địa bàn rộng hoặc đi lại khó khăn điểm tiêm chủng ngồi Trạm Y
tế có thể được tổ chức hàng tháng, định kỳ hoặc trong các đợt chiến dịch. Mỗi điểm tiêm
chủng ngoài trạm thực hiện tiêm chủng cho một cụm các thôn gần nhau. Điểm được chọn
là thôn nằm giữa trung tâm của cụm. Cách thức này giúp người dân dễ tiếp cận với dịch
vụ tiêm chủng hơn, làm tăng tỷ lệ tiêm chủng tại các vùng khó khăn, đặc biệt ở vùng núi
vùng song nước. Điểm tiêm tại các trường học thường được nhắc tới trong các đợt triển
khai tiêm chủng chiến dịch cho các đối tượng trong độ tuổi đi học.
Tiêm chủng định kỳ: Tại một số vùng rất khó tiếp cận, do khó khăn về điều kiện
địa lý, giao thơng, dân cư thưa thớt (mùa mưa, đi lại khó khăn, có khi khơng có đường
vào xã, thơn bản) nên mỗi năm chỉ có thể tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ từ 3 đến 6 lần. Với
hình thức tiêm chủng này trẻ không thể được tiêm chủng đúng lịch mà chỉ cố gắng đảm
bảo cho trẻ nhận đủ các liều vắc xin quy định. Do hạn chế về chất lượng của việc tiêm


7


chủng định kỳ nên các địa phương càng ngày càng cố gắng khắc phục khó khăn như cung
cấp tủ lạnh tại xã để bảo quản vắc xin trước mùa mưa, tang cường phối hợp với bộ đội
biên phòng, quân y… để chuyển dần sang hình thức tiêm chủng thường xuyên hàng
tháng.
Tiêm chủng lưu động: Cán bộ y tế đến tiêm “vét” tại nhà các đối tượng xa trạm
hoặc vì bất kỳ lý do gì khơng đi tiêm chủng. Trước đây hình thức này khá phổ biến. Tuy
nhiên, từ năm 2007, Bộ Y tế đã có quy định khơng tiến hành tiêm chủng theo hình thức
này nhằm tăng cường an tồn và chất lượng tiêm chủng.
Khoa sản của các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện chỉ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh
cho tréinh tại các bệnh viện này. Một số bệnh viện thực hiện tiêm vác xin BCG cho trẻ sơ
sinh cùng với vắc xin viêm gan B.
Phản ứng sau tiêm chủng
Khái niệm: là hiện tượng bất lợi về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm
hoặc tồn thân xảy ra sau tiêm chủng, khơng nhất thiết do sử dụng vắc xin, bao gồm phản
ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng [8].
Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân [2].
Bảng 1. 1 Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân
Phản ứng của vắc xin

Phản ứng xảy ra do vắc xin khơng phải do sai sót trong tiêm
chủng

Sai sót trong tiêm chủng

Phản ứng xảy ra do sai sót trong tiêm chủng

Trùng hợp

Phản ứng trùng hợp ngẫu nhiên với một tình trạng bệnh của
trẻ xảy ra sau tiêm chủng


Phản ứng do sự tiêm

Phản ứng do sự lo sợ hoặc bị tiêm đau

Không rõ nguyên nhân

Phản ứng không xác định được nguyên nhân

Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo mức độ: Phản ứng sau tiêm chủng có thể
nhẹ tự khỏi nhưng cũng có thể nghiêm trọng đê dọa tính mạng hoặc gây tử vong. Tùy


8

thuộc vào mức độ phản ứng mà cần phải xử trí. Điều tra hoặc theo dõi hay cần sự giúp đỡ
của tuyến trên [2]:
- Phản ứng sau tiêm chủng nhẹ: Có thể có các phản ứng như sốt nhẹ <38,5℃, đau
tại chỗ tiêm, quấy khóc. Đây là phản ứng thơng thường cho thấy đáp ứng của cơ thể với
vắc xin, khơng kéo dài các phản ứng sẽ khỏi trong vịng 1 ngày.
- Phản ứng sau tiêm chủng nghiêm trọng: Thường ít gặp nhưng phải được phát
hiện sớm và xử lý kịp thời. Bao gồm: sốc phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, nghi ngờ do
sai sót trong tiêm chủng và tử vong.
Phản ứng thông thường sau tiêm là các trường hợp có biểu hiện tại chỗ như sưng,
nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm và sốt nhẹ [8].
Phản ứng nặng sau tiêm chủng là biến cố bất lợi sau tiêm chủng có thể đe dọa đến
tính mạng người được tiêm chủng hoặc để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng
tử vong do vắc xin gây ra [8].
Các trường hợp hoãn tiêm chủng
Cần hoãn tiêm chủng cho trẻ khi trẻ mắc các bệnh cấp tính hoặc các bệnh mãn tính,

đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng; sốt từ 37,5℃ trở lên hoặc thân nhiệt dưới 35,5℃ (đo
nhiệt độ tại nách); trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2kg; trẻ bị sốc, phản ứng nặng từ lần tiêm
chủng trước đó; trẻ đang hoặc mới kết thúc điều trị corticoid hoặc grammaglobulin. Ngồi
ra khi trẻ có biểu hiện bất thường về nhịp tim, nhịp thở, phổi, tri giác (ly bì hoặc kích
thích) cũng nên hỗn tiêm chủng cho trẻ [2].
Những vắc xin triển khai trong chương trình TCMR
Có 10 loại vắc xin tiêm cho mọi trẻ trong chương trình TCMR:
- Vắc-xin BCG [15]: Vắc-xin phòng bệnh lao và cần được tiêm càng sớm càng tốt
sau khi trẻ được sinh ra, tiêm 1 mũi.
- Vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh [15]: Vắc-xin viêm gan B được sử dụng để
phòng bệnh viêm gan B và cũng cần được tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt, tốt nhất là
trong vòng 24h sau sinh để phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con.


9

- Vắc-xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib hay Quinvaxem) [15]: phòng 5 bệnh bạch hầu,
ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc xin
Quinvaxem được tiêm 3 mũi gồm:
• Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
• Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
• Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi
- Vắc-xin phòng bại liệt (OPV) [15]: phòng bệnh bại liệt với 3 liều uống:
• Uống liều thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
• Uống liều thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
• Uống liều thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi
- Vắc-xin phịng bệnh sởi [15]: gồm có 2 mũi tiêm.
• Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
• Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
- Vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản [15]: gồm 3 mũi tiêm

• Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 1 tuổi
• Mũi tiêm thứ 2: 1 - 2 tuần sau liều 1
• Mũi tiêm thứ 3: 1 năm sau liều 2
- Vắc-xin phòng bệnh rubella [15]: tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
1.2. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và các yếu tố liên quan
Theo báo cáo của WHO năm 2016, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin là 86%,
tỷ lệ tiêm chủng DPT mũi 3 là 86%, Hib mũi 3 là 70%, VGB mũi 3 là 84%, sởi mũi 1 là
85%, OPV liều 3 là 85%. Một nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 31 quốc gia trong giai
đoạn 2005 - 2007 cho thấy trung bình tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin dao động từ 91%
với sởi đến 98% với BCG ; về tiêm chủng đúng lịch cho kết quả là trung bình 65% cho
BCG, 41% cho DPT mũi 3, 38% cho OPV liều 3 và 51% cho liều sởi [22]. Một nghiên
cứu khác tại Senegal năm 2017 khảo sát số liệu 2013-2014 cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy


10

đủ là 72%, 88,3% tiêm chủng đúng lịch với BCG, 73,4% tiêm chủng đúng lịch với OPV
liều 3, 73,7% tiêm chủng đúng lịch với penta vắc xin mũi 3 (gồm DPT, HiB, Hepatitis B)
và 72,3% với sởi mũi 1 [23].
Ở Việt Nam tỷ lệ TCĐĐ hàng năm ln duy trì ở mức trên 90% nhưng bên cạnh đó
tỷ lệ TCĐĐ đúng lịch còn thấp. Một nghiên cứu tại huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định năm
2016 cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ dưới 1 tuổi là 99% nhưng tiêm đầy đủ và
đúng lịch chỉ đạt 24,7% trong đó mũi BCG đạt 92,7%; tiêm mũi 1 DPT-VGB-Hib đạt
75,7%, mũi 2 đạt 52,7%, mũi 3 đạt 40,7%; uống OPV1 đạt 80,3%, OPV2 đạt 65%, OPV3
đạt 55,7%; sởi mũi 1 đạt 69,3% [5]. Một nghiên cứu khác tại huyện Tu Mơ Rông tỉnh
Kon Tum năm 2016 cho thấy tỷ lệ TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi là 95,4% tuy nhiên tỷ lệ
tiêm chủng đúng lịch 8 loại vắc xin chỉ là 55% [7]. Tại một nghiên cứu ở huyện An
Dương thành phố Hải Phòng số trẻ được tiêm chủng đầy đủ là 64,8%, tiêm đầy đủ và
đúng lịch là 51,9%[29]. Qua đó có thể thấy tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch thay đổi
theo địa bàn và khác nhau với từng loại vắc xin.

1.3. Kiến thức về TCMR của người mẹ và các yếu tố liên quan đến TCĐĐ ở trẻ dưới
1 tuổi
Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ TCĐĐ ở trẻ dưới 1 tuổi trong bài được xây dựng dựa
trên kết quả của một số nghiên cứu về tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và các yếu tố liên quan
trước đó [5,7]. Tại huyện Châu Thành, có thể có các yếu tố ảnh hưởng đến TCĐĐ cho trẻ
dưới 1 tuổi cụ thể là:
a) Yếu tố bản thân người mẹ:
Kiến thức của người mẹ về tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi: Kiến thức của người mẹ
là yếu tố hết sức quan trọng góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch ở trẻ,
gồm:
- Kiến thức về các loại bệnh truyền nhiễm có thể phòng được nhờ tiêm chủng và
các loại vắc xin có trong chương trình TCMR;
- Kiến thức về lịch tiêm, thời gian và địa điểm tiêm chủng cho trẻ;
- Kiến thức về lợi ích của việc tiêm chủng;


11

- Kiến thức về các phản ứng thông thường và phản ứng nặng sau tiêm chủng;
- Kiến thức về cách chăm sóc, theo dõi và xử trí khi trẻ có những phản ứng thông
thường sau tiêm chủng.
- Kiến thức đúng về các trường hợp cần hỗn tiêm cho trẻ.
Thơng tin về người mẹ là những yếu tố nhân khẩu học của người mẹ như: tuổi; trình
độ học vấn; nghề nghiệp; tôn giáo; số con.
- Tuổi của mẹ: Tuổi mẹ lớn hơn sẽ có được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc và
ni trẻ nhiều hơn.
- Trình độ học vấn của bà mẹ: Trình độ học vấn càng cao bà mẹ sẽ có được nhiều
thơng tin hơn và hiểu biết hơn dẫn đến trẻ được TCĐĐ hơn, đúng lịch hơn và được chăm
sóc sức khỏe chu đáu hơn những bà mẹ có trình độ thấp hơn. Và cũng có thể ngược lại, do
có nhiều thơng tin hơn dẫn đến làm bà mẹ phân vân trong việc chon loại vắc xin nào tiêm

cho trẻ hay lo sợ trẻ bị những biến cố bất lợi sau tiêm nên chậm trễ trong việc dẫn trẻ đi
tiêm chủng.
- Nghề nghiệp: Những bà mẹ có nghề nghiệp ổn định hoặc những cơng việc có thời
gian để chăm sóc trẻ hơn thì có thể trẻ sẽ được TCĐĐ và đúng lịch hơn và ngược lại các
bà mẹ không có nghề nghiệp ổn định hoặc làm cơng việc khơng có thời gian để chăm sóc
trẻ phải gởi người thân hoặc nhà trẻ có thể trẻ sẽ khơng đuọc TCĐĐ và không đúng lịch.
- Số con trong nhà của một gia đình cũng ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến việc trẻ
được TCĐĐ và đúng lịch. Gia đình có 1 hoặc 2 con sẽ có nhiều thời gian để chăm sóc cho
con hơn gia đình có nhiều con và việc này sẽ làm trẻ bị tiêm trễ hoặc bỏ mũi tiêm.
b) Yếu tố cộng đồng và xã hội:
Thông tin về lịch tiêm chủng là việc bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nhận thông tin
về lịch tiêm chủng cho trẻ thông qua nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau như: cán
bộ y tế, tivi, báo chí, đài phát thanh, mạng internet, bạn bè, người thân,…


12

Thơng tin về lợi ích của tiêm chủng là việc bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nhận
thơng tin về lợi ích của việc đưa trẻ đi TCĐĐ và đúng lịch từ cộng đồng và xã hội. Nhằm
khuyến khích đưa trẻ đi tiêm chủng phịng ngừa bệnh.
Thơng tin về các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng và thông tin không đầy đủ
về các trường hợp tử vong sau tiêm chủng là việc bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nhận
những thơng tin bất lợi có thể xảy ra khi dẫn trẻ đi tiêm chủng. Yếu tố này gây ảnh hưởng
xấu và làm giảm tỷ lệ tiêm chủng hoặc bỏ tiêm do việc bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ lo
lắng, hoang mang, lo sợ trước biến cố bất lợi xảy ra với trẻ.
Khoảng cách từ nhà đến địa điểm tiêm chủng: Nếu khoảng cách đến nơi tiêm chủng
cho trẻ quá xa hoặc phương tiện đi lại hoặc đường xá khó khăn sẽ dẫn đến việc trẻ khó
tiếp cận được với việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin và thường xuyên tiêm trễ các
mũi tiêm.
c) Yếu tố dịch vụ y tế:

Sự sẵn có của vắc xin, vật tư tiêm chủng, phiếu tiêm chủng là yếu tố quan trọng nhất
trong khâu chuẩn bị trước khi tiêm chủng. Việc đáp ứng đủ và kịp thời vắc xin, vật tư
tiêm chủng là góp phần nâng cao tỷ lệ TCĐĐ và đúng lịch, giúp trẻ tiêm chủng không bị
gián đoạn tăng cao tỷ lệ phòng bệnh cho trẻ.
Sổ sách quản lý số liệu tiêm chủng: là việc ghi chép hoặc lưu giữ số liệu số lần
tiêm/uống vắc xin của trẻ nhằm theo dõi trẻ có tiêm ngừa đầy đủ khơng? Có đúng ngày
theo lịch hẹn khơng? Từ đó có thể rà sót lại những trẻ chưa được tiêm, những trẻ bỏ tiêm
để tổ chức tiêm “vét”.
Tuyên truyền vận động đưa trẻ đi tiêm chủng, tư vấn đúng và đầy đủ của cán bộ y
tế: Cán bộ y tế tiêm chủng là người trực tiếp tiếp xúc với trẻ và người dẫn trẻ đi tiêm
chủng, nên đay là kênh tuyên truyền hiệu quả nhất trong việc vận động người đưa trẻ đi
tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Việc tư vấn đúng và đầy đủ về tiêm chủng sẽ giúp nâng
cao kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng và từ đó góp phần nâng cao kiến thức trong cộng
đồng dẫn đến cơng tác phịng ngừa bệnh từ tiêm ngừa vắc xin.


13

Tổ chức tiêm chủng an toàn: là việc lập kế hoạch bố trí trang thiết bị và nhân sự
phục vụ cho ngày tiêm chủng, ln có: 1 bàn tư vấn, 1 phòng tiêm ngừa, 1 phòng chờ
theo dõi 30 phút trước khi trẻ ra về.
d) Yếu tố gia đình:
Sự ủng hộ, tham gia của chồng và các thành viên trong gia đình khi đưa trẻ đi tiêm
chủng: Đây là một trong các yếu tố giúp nâng cao tỷ lệ TCĐĐ ở trẻ, do có được sự quan
tâm và chăm sóc của cả người cha và người mẹ.
Lo lắng về tai biến có thể xảy ra khi tiêm chủng: những lo lắng về tai biến có thể
làm giảm tỷ lệ TCĐĐ ở trẻ, do bà mẹ sợ không dám đưa trẻ đi tiêm chủng hoặc chần chừ
khi quyết định đưa trẻ đi tiêm chủng.
Sự quan tâm của gia đình về tiêm chủng của trẻ: nếu có được sự quan tâm của gia
đình thì sẽ làm tăng tỷ lệ TCĐĐ lên cao hơn, do người trong gia đình có thể nhắc nhở

nhau trong việc đưa trẻ đi tiêm chủng hoặc nếu như mẹ của trẻ bận hay không thể đưa trẻ
đi tiêm chủng thì có thể nhờ các thành viên trong gia đình đưa trẻ đi hộ.
e) Yếu tố bản thân trẻ:
Yếu tố tuổi, tâm, sinh lý ở trẻ: Trẻ ở độ tuổi từ 0-12 tháng đang ở trong giai đoạn
non nớt, phụ thuộc hồn tồn vào sự chăm sóc của người mẹ và gia đình. Trong năm đầu
đời trẻ tin tưởng hồn tồn vào cha mẹ/ người chăm sóc. Sự gắn bó, cảm giác an tồn rất
quan trọng với trẻ trong giai đoạn dưới 1 tuổi và ảnh hưởng tới cả những năm tháng sau
này trong đời khi trẻ đã trưởng thành.
Hệ miễn dịch của trẻ: Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng trẻ sơ sinh có hệ miễn
dịch chưa trưởng thành. Giai đoạn này hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện.
Miễn dịch thụ động ở trẻ là hệ thống kháng thể nhận được từ người mẹ ở thời điểm 3
tháng cuối thai kỳ, trẻ còn trong bào thai và sau đó qua nguồn sữa mẹ. Các kháng thể này
chỉ có tác dụng bảo vệ bé tạm thời tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và giảm nhanh
chóng sau đó. Trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin gồm VGB, Lao,
bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, hib, sởi để phịng bệnh tốt nhất ở giai đoạn này.
Giới tính của trẻ: Riêng đối với phong tục, tập quán tại Việt Nam, ngoài những yếu


14

tố trên, vấn đề giới tính của trẻcũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng, đặc biệt ở
những địa phương còn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.

1.4. Một số nghiên cứu khác về tiêm chủng đầy đủ ở trẻ dưới 1 tuổi
1.3.1 Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tiêm chủng được thực hiện nhằm đánh giá
độ bao phủ trong cộng đồng, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp với từng địa phương. Ví
dụ như trong các nghiên cứu sau:
Tại Châu Phi, một nghiên cứu được tiếm hành vào năm 2010 tại các trung tâm trong
các lĩnh vực công cộng và tư nhân của Libreville trên 1001 trẻ và người giám hộ của trẻ

cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến tiêm chủng không đầy đủ cho trẻ là do thiếu tài
chính 28,3%; thiếu thơng tin 25,9%; qn 21,7%; cịn lại là do trẻ mắc bệnh, mẹ thiếu
hiểu biết, thiếu thời gian. Trong nghiên cứu này trình độ học vấn của mẹ lại không phải là
yếu tố liên quan đến tiêm chủng không đầy đủ của trẻ [21].
Một nghiên cứu khác tại Ấn Độ, sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang ở 450
trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi tại khu vực nông thôn và thành thị của Lucknow năm 2013 cho
thấy tỷ lệ TCĐĐ của trẻ dưới 1 tuổi là 62,7%, những lý do chính cho sự thất bại của
chương trình tiêm chủng là: trì hỗn việc tiêm chủng đến lần khác, trẻ bị bệnh nên không
đưa đi tiêm, không ý thức được sự cần thiết của tiêm chủng, nơi tiêm chủng quá xa,
không ý thức được sự cần thiết của liều tiêm thứ 2, thứ 3, mẹ quá bận rộn, sợ phản ứng
phụ, những quan niệm sai lầm về tiêm chủng [19].
Năm 2013, một nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng tại 15 quận huyện tại miền
nam Ethiopia trên 630 trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 23 tháng tuổi cho kết quả gần 3 phần tư
trẻ em được TCĐĐ (73,2%); 20,3% trẻ được tiêm chủng không đầy đủ. Một số yếu tố liên
quan đến tình trạng tiêm chủng của trẻ là trình độ học vấn của mẹ, hiểu biết của mẹ về các
loại vắc xin, kiến thức của mẹ về lịch tiêm chủng [20].


15

1.3.2 Tại Việt Nam
Trong các nghiên cứu tại Việt Nam trong thời gian qua đã chỉ ra được phần nào
thành quả đạt được trong cơng tác TCMR tồn quốc, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ dưới
1 tuổi được cải thiện đáng kể. Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn nhiều yếu tố làm ảnh hưởng
đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ như:
Kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả
TCĐĐ ở trẻ. Nghiên cứu của tác giả Đào Văn Khuynh và cộng sự năm 2009 tại huyện
Thới Bình, tỉnh Cà Mau điều tra 460 bà mẹ có con dưới 1 tuổi cho thấy bà mẹ có kiến
thức đúng có con TCĐĐ đúng lịch cao gấp 2,3 lần so với bà mẹ có kiến thức khơng đúng
[3]. Tương tự một nghiên cứu của Mai Anh Tuấn tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương

năm 2017, cũng cho thấy bà mẹ có kiến thức thực hành đúng về tiêm chủng thì thực hành
tiêm chủng cho trẻ đạt cao hơn so với bà mẹ có kiến thức khơng đạt [4].
Trình độ học vấn của bà mẹ cũng ảnh hưởng đến kết quả TCĐĐ ở trẻ. Theo nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương năm 2015 tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho
thấy trẻ có bà mẹ có trình độ học vấn từ THPT trở lên được TCĐĐ cao gấp 3,2 lần so với
trẻ có bà mẹ có trình độ học vấn thấp hơn [6].
Nghề nghiệp của bà mẹ cũng ảnh hưởng đến kết quả TCĐĐ ở trẻ dưới 1 tuổi.
Nghiên cứu của Trương Văn Dũng năm 2010 tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh cho
thấy tỷ lệ trẻ TCĐĐ và đúng lịch ở bà mẹ làm nông nghiệp thấp hơn các bà mẹ làm nghề
khác [17]. Còn theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tân năm 2016 tại huyện Phù Mỹ, Bình
Định lại cho thấy kết quả ngược lại, các bà mẹ làm nghề nội trợ, làm nơng nghiệp có con
dưới 1 tuổi TCĐĐ và đúng lịch cao hơn những bà mẹ là CBVC-VC, bn bán, cơng nhân
là 2,28 lần [5].
Bên cạnh trình độ học vấn thì số con cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ TCĐĐ cho trẻ dưới 1
tuổi. Nguyễn Ngọc Tân và Trương Văn Dũng cho kết quả tỷ lệ TCĐĐ và đúng lịch của bà
mẹ có ≥2 con cao hơn bà mẹ có 1 con [5,17].
Yếu tố dịch vụ y tế: việc cung ứng vắc xin và dụng cụ tiêm chủng, kế hoạch cụ thể
cho 1 buổi tiêm chủng của trạm y tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả TCĐĐ của trẻ
dưới 1 tuổi. Nghiên cứu của Trương Văn Dũng cho thấy nguyên nhân trẻ tiêm chủng


×