Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Thực trạng và một số thuận lợi, khó khăn trong ứng dụng công nghệ thông tin quản lý bệnh viện tại bệnh viện đa khoa sa đéc, tỉnh đồng tháp năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THANH NHÃ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHĨ KHĂN TRONG ỨNG
DỤNG CƠNG NGHỆ THÔNG TIN QUẢN LÝ BỆNH VIỆN TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THANH NHÃ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHĨ KHĂN TRONG
ỨNGDỤNG CƠNG NGHỆ THÔNG TIN QUẢN LÝ BỆNH VIỆN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SA ĐÉC,
ĐỒNG THÁP NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

HÀ NỘI, NĂM 2018



i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU......................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................................... vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 4

1.1 Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện: ....................................................4
1.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện trên thế giới, tại Việt
Nam và tỉnh Đồng Tháp. ..............................................................................14
1.3. Những yếu tố thuận lợi khó khăn trong ứng dụng CNTT trong QLBV ......19
1.4. Phần mềm quản lý bệnh viện .......................................................................23
1.5. Thông tin chung về Bệnh viện đa khoa Sa Đéc ..........................................24
1.6. Khung lý thuyết ...........................................................................................26
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 27

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .................................................................................27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ..............................................................27
2.3. Thiết kế nghiên cứu: ....................................................................................27
2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu: .................................................................28
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu: .....................................................................29
2.6. Phân tích số liệu:..........................................................................................30
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá .....................................................................................30
2.8. Các chỉ số, biến số cần nghiên cứu: ............................................................30

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu: ..........................................................................31
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục:..................................................................32
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 33

3.1. Mô tả thực trạng ứng dụng CNTT tại BVĐK Sa Đéc: ................................33
3.1.3. Đánh giá từ phía ngƣời sử dụng: ........................................................................ 40


ii

3.2. Các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT tại
BV Đa khoa Sa Đéc. ....................................................................................53
3.2.1. Về yếu tố kỹ thuật, trang thiết bị cơ sở hạ tầng CNTT tại BV ........................... 53
3.2.2. Yếu tố về phần mềm quản lý tổng thể BV: ........................................................ 54
3.2.3. Về yếu tố nguồn nhân lực: .................................................................................. 58
3.2.4. Về yếu tố tài chính .............................................................................................. 61
3.2.5. Về các văn bản chính sách: ................................................................................. 62
3.2.6. Về yếu tố thơng tin truyền thông ........................................................................ 63
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ....................................................................................................... 65

4.1. Mô tả thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý BV tại BV Đa khoa Sa Đéc
theo Quyết định 5573/QĐ-BYT...................................................................65
4.1.1. Về cơ sở hạ tầng trang thiết bị CNTT: ............................................................... 65
4.1.2. Về phần mềm: ..................................................................................................... 65
4.1.3. Đánh giá từ phía ngƣời sử dụng về chất lƣợng phần mềm ................................. 72

4.2. Phân tích các yếu tố thuận lợi, khó khăn: ....................................................73
4.2.1. Yếu tố kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng mạng: ........................................... 73
4.2.2. Yếu tố về phần mềm quản lý .............................................................................. 74
4.2.3. Yếu tố nguồn nhân lực: ....................................................................................... 77

4.2.4. Văn bản chính sách: ............................................................................................ 79
4.2.5. Yếu tố về tài chính: ............................................................................................. 80
4.2.6. Yếu tố về thông tin và truyền thông ................................................................... 80

4.3. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục ................................................81
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 82
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 85
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 90

Phụ lục 1: Bảng phân công các đối tƣợng đƣợc phát vấn ..................................90
Phụ lục 2. Bảng kiểm các tiêu chí phần mềm.....................................................91
Phụ lục 3. Phiếu phát vấn nhân viên y tế ..........................................................107
Phụ lục 4. Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu................................................................111
Phụ lục 5. Thảo luận nhóm ...............................................................................116


iii

Phụ lục 6. Tiêu chuẩn phân loại các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong bộ câu
hỏi phát vấn ................................................................................................121
Phụ lục 7. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu ...........................................125
Phụ lục 8. Danh sách NVYT đƣợc mời phỏng vấn ..........................................130
Phụ lục 9. Các bảng trống số liệu .....................................................................131
Phụ lục 9.1. Bảng cung cấp số liệu nhân sự hiện có tại phịng tổ chức cán bộ .......... 131
Phụ lục 9.2. Bảng cung cấp số liệu của Tổ quản tri mạng về tình hình nhân sự sử dụng
máy tính tại các khoa phòng. ............................................................................... 133
Phụ lục 9.3. Bảng cung cấp số liệu về ngân sách đầu tƣ cho CNTT .......................... 135



iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BV

:

Bệnh viện

BHYT :

Bảo hiểm y tế

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

CLS :

Cận lâm sàng

CNTT :

Công nghệ thông tin

DICOM:

Digital Imaging and Communication in Medicine)
Chuẩn trao đổi dữ liệu hình ảnh


CME :

Continuing medical education
Đào tạo y khoa liên tục

EPR :

Electronic Patient Record
Bệnh án điện tử

PIS

:

Patient Information Management System

HIS

:

Hospital Information System
Hệ thống thông tin bệnh viện

HL7 :

Health Level Seven
Chuẩn trao đổi dữ liệu

IHE


:

Intergrating Healthcare Enterprise
Tích hợp các hệ thống

ICD

:

International Statistical Classification of Diseases and Related
Health Problems
Phân loại bệnh tật quốc tế và những vấn đề liên quan sức khỏe

KCB :

Khám chữa bệnh

LAN :

Local Area Network
Mạng nội bộ

NB

:

Ngƣời bệnh

NVYT:


Nhân viên y tế

PMQL:

Phần mềm quản lý


v

PACS :

Picture Archiving and Communication System
Hệ thống thông tin lƣu trữ và thu nhận hình ảnh

QLBV :

Quản lý bệnh viện

RIS

Radiology Information System

:

Hệ thống thơng tin chẩn đốn hình ảnh
UBND:

Ủy ban nhân dân

VTTBYT:


Vật tƣ thiết bị y tế

WHO :

Tổ chức Y tế thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Bảng thống kê trang thiết bị CNTT

33

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp số lƣợng các tiêu chí quản lý và kỹ thuật

33

Bảng 3.3. Bảng mơ tả phân hệ quản lý khoa Khám bệnh

35

Bảng 3.4. Bảng mô tả phân hệ quản lý ngƣời bệnh nội trú

36

Bảng 3.5. Bảng mô tả phân hệ quản lý cận lâm sàng


36

Bảng 3.6. Bảng mô tả phân hệ quản lý dƣợc

37

Bảng 3.7. Bảng mơ tả phân hệ thanh tốn viện phí và BHYT

37

Bảng 3.8. Bảng mô tả phân hệ quản lý nhân sự tiền lƣơng

38

Bảng 3.9. Bảng mô tả phân hệ quản lý trang thiết bị y tế

38

Bảng 3.9. Bảng mô tả phân hệ quản lý trang thiết bị y tế

38

Bảng 3.10. Bảng mô tả phân hệ quản lý chỉ đạo tuyến

39

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp các phân hệ theo tiêu chí nội dung

40


Bảng 3.12. Bảng thơng tin chung về ngƣời sử dụng

40

Bảng 3.13. Bảng thống kê nội dung đánh giá về tiếp cận của ngƣời dùng

42

Bảng 3.14. Bảng thống kê nội dung đánh giá chất lƣợng hệ thống

44

Bảng 3.15. Bảng thống kê về đánh giá chất lƣợng thông tin

45

Bảng 3.16: Sự hỗ trợ trong quá trình sử dụng hệ thống

47

Bảng 3.17. Thuận lợi khó khăn về chất lƣợng thơng tin

50

Bảng 3.18. Thuận lợi và khó khăn về sự hỗ trợ hệ thống

52


vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ cán bộ nhận đƣợc đào tạo hƣớng dẫn từ các đơn vị trong BV

42

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ cán bộ đƣợc đào tạo hƣớng dẫn từ các đơn vị bên ngoài BV

43

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ cán bộ tự học để sử dụng hệ thống.

43

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ cán bộ cho rằng thao tác trên phần mềm là dễ dàng

43

Biểu đồ 3.5. Ý kiến của cán bộ về tốc độ và giao diện hệ thống

44

Biểu đồ 3.6: Ý kiến của các cán bộ về chức năng của phần mềm

45

Biểu đồ 3.7: Ý kiến của các cán bộ về chất lƣợng thông tin

46


Biểu đồ 3.8: Ý kiến của các cán bộ về độ bảo mật của thông tin

47

Biểu đồ 3.9. Đánh giá của NVYT về thuận lợi, khó khăn sử dụng phần mềm

49

Biểu đồ 3.10. Đánh giá thuận lợi và khó khăn về chất lƣợng hệ thống

50

Biểu đồ 3.11. Thuận lợi và khó khăn chất lƣợng thơng tin

51


viii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bệnh viện Đa khoa Sa đéc triển khai ứng dụng CNTT từ năm 2009 đã đạt đƣợc
khá nhiều thành tựu nổi bật mang lại nhiều lợi ích trong công tác quản lý bệnh viện, tuy
nhiên cũng đã gặp khơng ít những khó khăn trong các hoạt động chung của bệnh viện.
Nghiên cứu “Thực trạng và một số thuận lợi khó khăn trong ứng dụng CNTT
quản lý bệnh viện tại bệnh viện đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp năm 2018” đƣợc
tiến hành với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý bệnh viện theo Quyết định 5573/QĐ-BYT tại bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, tỉnh
Đồng Tháp năm 2018 (2). Phân tích một số yếu tố thuận lợi, khó khăn khi ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện tại bệnh viện năm 2018.

Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lƣợng và định
tính. Có 117 nhân viên y tế thao tác trực tiếp trên phần mềm đƣợc lựa chọn vào
nghiên cứu bằng bộ câu hỏi phát vấn và 10 cuộc phỏng vấn sâu, 2 cuộc thảo luận
nhóm. Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm Epi data 3.1 và SPSS 18.0. Thời gian tiến
hành nghiên cứu từ 01/02/2018 đến 30/06/2018.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng ứng dụng CNTT tại BV theo Quyết
định 5573/2006/BYT: đã triển khai đầy đủ 8 phân hệ theo quy định Bộ Y tế, tuy
nhiên một số tiêu chí trong 08 phân hệ phần mềm chƣa triển khai đầy đủ theo nhu
cầu thực tế. Bệnh viện đầu tƣ thiết bị cơ sở hạ tầng mạng. Nhân lực chuyên trách
CNTT và NVYT là đội ngủ trẻ nhiệt tình. Tuy nhiên, một số trang thiết bị đã qua thời
gian sử dụng lâu năm chƣa đủ kinh phí để thay mới. Chất lƣợng thơng tin phần mềm
vẫn chƣa chính xác. Hệ thống mạng còn chậm. Nhân lực chuyên trách CNTT còn
thiếu. Một số NVYT chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của ứng dụng CNTT. Sở Y
Tế tỉnh Đồng Tháp chƣa có phần mềm dùng chung cho tồn tỉnh nên rất khó khăn, đa
số đơn vị tự xây dựng theo nhu cầu thực tế.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đƣa ra một số khuyến nghị:
Ban giám đốc BV cần thay mới, sửa chữa các trang thiết bị đã qua thời gian sử
dung lâu năm. Bổ sung nhân lực chun trách CNTT. Khắc phục tình trạng mạng
chậm. Cần có biện pháp chế tài trong quá trình thao tác và sử dụng phần mềm. Sở Y
tế Đồng Tháp cần xây dựng một phần mềm dùng chung cho toàn Tỉnh để đảm bảo
tính đồng bộ.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ thông tin (CNTT) là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật to
lớn của thế giới, đã và đang giúp thay đổi toàn diện và hiệu quả tất cả mọi lĩnh vực
khoa học, kỹ thuật, chính trị, quân sự và đời sống…trong đó có lĩnh vực y tế [37].
Tại Việt Nam, thống kê năm 2014, 100% BV tuyến Trung ƣơng có ứng dụng

phần mềm tin học trong quản lý các hoạt động; ở tuyến tỉnh là 68% và tuyến huyện
là 61% [13]. Việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế là
nhiệm vụ quan trọng góp phần giảm tải BV, trong đó, mấu chốt là ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong việc thực hiện bệnh án điện tử và giải pháp y tế từ xa [4]. Ứng
dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế đang trở thành yêu cầu cấp thiết nhằm
nâng cao chất lƣợng quản lý BV, cải tiến chất lƣợng các dịch vụ khám chữa bệnh,
giảm bớt các thủ tục hành chính, nâng cao tỷ lệ hài lịng của ngƣời bệnh, hỗ trợ tốt
cho lãnh đạo trong công tác quản lý và điều hành.
Trong những năm qua, ngành Y tế tỉnh Đồng Tháp đã và đang triển khai ứng
dụng CNTT vào các BV trong tỉnh và đạt đƣợc nhiều thành tựu khả quan, đáp ứng
cơ bản các yêu cầu quản lý bệnh nhân nội, ngoại trú và BHYT. Tuy nhiên, việc thực
hiện chƣa đƣợc đồng bộ, chƣa có một hệ thống phần mềm chung, việc triển khai
ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn nhỏ lẻ, tự phát, chƣa có tính hệ thống, hiệu quả
quản lý chung chƣa đƣợc đáp ứng theo yêu cầu của Sở Y tế [45] [29].
Tại BV đa khoa Sa Đéc, lãnh đạo đã sớm nhận thức đƣợc tầm quan trọng và
lợi ích của việc triển khai ứng dụng CNTT vào công tác quản lý BV. Từ năm 2009
đến nay, đã đầu tƣ về nguồn nhân lực, trang thiết bị phần cứng, phần mềm, mạng
nội bộ, kinh phí để phục vụ cho việc đƣa cơng nghệ thông tin vào công tác quản lý
BV. Đến nay, BV đã cơ bản thực hiện đƣợc đủ 8 phân hệ theo Quyết định
5573/QĐ-BYT ngày 26/12/2006 [1], nâng cao chất lƣợng trong công tác quản lý
thông tin KCB, công khai minh bạch các hoạt động BV, quản lý nhân sự, dƣợc, thu
viện phí, trang thiết bị, cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ ngƣời bệnh,
giảm phiền hà, nâng cao tỷ lệ hài lịng ngƣời bệnh, góp phần nâng cao chất lƣợng
dịch vụ KCB trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.


2

Qua hơn 8 năm triển khai ứng dụng trong công tác quản lý BV, chƣa có
nghiên cứu nào đƣợc thực hiện tìm hiểu về thực trạng ứng dụng CNTT, những

thuận lợi, khó khăn gì về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng khi ứng dụng CNTT.
Câu hỏi đặt ra là thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý BV theo Quyết
định 5573/QĐ/2006/BYT tại BV đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp hiện tại ra sao?
BV gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi ứng dụng CNTT trong quản lý BV? Để
trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một số thuận lợi
khó khăn trong ứng dụng cơng nghệ thơng tin quản lý bệnh viện tại bệnh viện đa
khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp năm 2018”. Từ kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ Ban lãnh
đạo BV có những chính sách, kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT hiệu quả hơn
trong những năm tiếp theo một cách hiệu quả nhất góp phần cải tiến chất lƣợng dịch
vụ, quản lý chất lƣợng các hoạt động BV.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện
theo quyết định 5573/QĐ-BYT tại bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp năm
2018.
2. Phân tích một số yếu tố thuận lợi, khó khăn khi ứng dụng cơng nghệ thơng
tin trong quản lý bệnh viện tại bệnh viện năm 2018.


4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện:
1.1.1. Khái niệm về BV, chức năng và nhiệm vụ của BV
- Khái niệm về BV
Cùng với thời gian, khái niệm BV có nhiều thay đổi. Trƣớc đây, BV đƣợc
coi là "nhà tế bần" cứu giúp những ngƣời nghèo khổ. Chúng đƣợc thành lập giống

nhƣ những trung tâm từ thiện nuôi dƣỡng ngƣời ốm yếu và ngƣời nghèo. Ngày nay,
"BV đƣợc coi là nơi chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nơi đào tạo và tiến hành các
nghiên cứu y học, nơi xúc tiến các hoạt động chăm sóc sức khỏe và ở một mức độ
nào đó là nơi trợ giúp cho các nghiên cứu y sinh học" [40].
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO): BV là một bộ phận của một tổ chức
mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân đƣợc chăm sóc
tồn diện về y tế cả chữa bệnh và phòng bệnh. BV còn là trung tâm giảng dạy y học
và nghiên cứu sinh vật xã hội. [5].
Theo Quy chế BV, BV là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
cho NB [6].
- Chức năng và nhiệm vụ của BV
Trong quy chế BV quy định BV có 7 chức năng và nhiệm vụ chính: Khám,
chữa bệnh; Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến; Phòng bệnh; Hợp
tác quốc tế; Quản lý kinh tế trong BV [6].
Phân loại BV
BV đa khoa hạng I, hạng II, hạng III và Bệnh viện chuyên khoa hạng I, hạng
II, hạng III [6].
Nội dung quản lý BV:
Để thực hiện tốt 7 nhiệm vụ chính trong quy chế BV, trong quản lý BV cần
đặc biệt xây dựng quy trình và thực hiện các nội dung về: Cơng tác hành chính, văn
thƣ, lƣu trữ hồ sơ tài liệu; Cơng tác kế hoạch; Cơng tác chun mơn (khám, chẩn
đốn và điều trị); Công tác tổ chức cán bộ; Công tác đào tạo nghiên cứu khoa học
và hợp tác quốc tế; Cơng tác dƣợc; Cơng tác tài chính kế tốn; Cơng tác chăm sóc
điều dƣỡng; Cơng tác vật tƣ trang thiết bị, cơng trình y tế [42].
1.1.2. Khái niệm về ứng dụng CNTT trong y tế:


5

- Khái niệm CNTT

CNTT là một ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển
đổi, lƣu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin [17].
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin đƣợc hiểu và định nghĩa
trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là
tập hợp các phƣơng pháp khoa học, các phƣơng tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài ngun thơng tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh
vực hoạt động của con ngƣời và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến
quản lý Nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các
hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của
nhân dân. CNTT đƣợc phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử
- Tin học - Viễn thơng và tự động hố" [15].
-

Khái niệm CNTT trong y tế
CNTT trong y tế là sự kết hợp của khoa học thơng tin, khoa học máy tính và

chăm sóc sức khỏe. Nó giải quyết các vấn đề về nguồn lực, thiết bị và các biện pháp
đƣợc yêu cầu để tối ƣu hóa thu thập, lƣu trữ, khơi phục và sử dụng các thông tin về
sức khỏe và y sinh học. Việc ứng dụng CNTT trong y tế không chỉ bao gồm máy
tính mà cịn là các chỉ dẫn lâm sàng, điều dƣỡng, nha khoa, dƣợc, sức khỏe cộng
đồng và các nghiên cứu về y tế [54] [56].
CNTT y tế là việc áp dụng q trình xử lý thơng tin liên quan tới phần cứng
và phần mềm máy tính để giải quyết việc lƣu trữ, khôi phục, chia sẻ và sử dụng các
thông tin dữ liệu và kiến thức về y tế cho việc giao tiếp và quyết định lựa chọn [46].
CNTT y tế bao gồm tập hợp các công nghệ về trao đổi và quản lý các thông
tin sức khỏe đƣợc sử dụng bởi các khách hàng, nhà cung cấp, ngƣời trả chi phí, bảo
hiểm y tế và tất cả đối tƣợng quan tâm tới sức khỏe và các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe mà cụ thể là lƣu trữ và xử lý số liệu của ngƣời bệnh. Cơng nghệ này bao gồm
sự sắp xếp có thứ tự khác nhau một cách có hệ thống, đƣợc liên kết với nhau, làm
cho các bác sĩ liên hệ với nhau dễ dàng, các thông tin ngƣời bệnh cũng đƣợc chia sẽ

không giới hạn về các BV, về biên giới địa lý [54].


6

-

Một số mơ hình ứng dụng CNTT trong y tế
Một số mơ hình [34].
HIS (Hospital Information System): Hệ thống thơng tin BV thƣờng đƣợc biết

đến với tên gọi khác là "Hệ thống thông tin quản lý BV"; phục vụ công tác quản
lý, điều hành tại BV với các chức năng chính: quản lý thơng tin ngƣời bệnh và bệnh
sử; quản lý ngƣời bệnh đến khám và điều trị nội và ngoại trú, quản lý bệnh án,
dƣợc, tài chính, viện phí, trang thiết bị vật tƣ y tế, nhân sự... Ngày nay, HIS là cơng
cụ tối ƣu hóa trong quản lý điều hành; phục vụ điều trị; phục vụ nghiên cứu và đào
tạo; thống kê, dự báo, dự phòng... tại các BV.
EPR (Electronic Patient Record): Bệnh án điện tử thực chất là phần mềm
dùng thay thế cho bệnh án giấy trong quản lý thơng tin ngƣời bệnh, kết quả chẩn
đốn, xét nghiệm, liệu trình điều trị... với nhiều ƣu điểm trong tìm kiếm, tra cứu,
tổng hợp số liệu phục vụ điều trị và hỗ trợ nghiên cứu.

Mối quan hệ giữa các hệ thống CNTT Y tế tại BV hoạt động dựa trên chuẩn
hình ảnh DICOM và chuẩn trao đổi dữ liệu HL7.
RIS (Radiology Information System): Hệ thống thơng tin chẩn đốn hình ảnh
là hệ thống phần mềm đƣợc triển khai tại Khoa chẩn đốn hình ảnh. RIS bao gồm


7


các thành phần và có tổ chức gần giống với HIS nhƣng ở qui mô nhỏ hơn với
các chức năng: quản lý thông tin ngƣời bệnh, quản lý danh sách ngƣời bệnh đến
chụp - chiếu tại khoa, số liệu chụp - chiếu và kết quả chẩn đốn... Thơng tin dữ liệu
của RIS gồm dạng Text và dạng ảnh theo tiêu chuẩn DICOM đƣợc lấy từ các thiết
bị chiếu chụp: X-quang, cắt lớp, siêu âm, cộng hƣởng từ…
PACS (Picture Archiving and Communication System): Hệ thống thông tin
lƣu trữ và thu nhận hình ảnh có nhiệm vụ quản lý cơng tác lƣu trữ, truyền và nhận
hình ảnh trên mạng thơng tin máy tính của Khoa Chẩn đốn hình ảnh hoặc của BV,
trong đó các hình ảnh đƣợc lấy từ các thiết bị: siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp vi
tính (CT-scanner), cộng hƣởng từ hạt nhân (MRI)... với định dạng ảnh phổ biến
hiện nay là DICOM đƣợc lƣu trữ tại các Server và truyền đến các máy tính tại Khoa
Chẩn đốn hình ảnh và các khoa trong BV phục vụ công tác khám, chẩn đoán và
điều trị. PACS khác RIS là chỉ quản lý, tổ chức lƣu trữ, truyền và nhận hình ảnh
trên mạng mà không quan tâm đến các dữ liệu dạng Text nhƣ: Thông tin chi tiết của
ngƣời bệnh, số lần chụp chiếu, bệnh án, liệu trình điều trị...
DICOM (Digital Imaging and Communication in Medicine): Tiêu chuẩn ảnh
và truyền thông trong y tế, đƣợc phát triển từ năm 1988 dựa trên chuẩn ACRNEMA, là qui chuẩn về định dạng và trao đổi ảnh y tế cùng các thông tin liên quan,
từ đó tạo ra một phƣơng thức chung nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất
cũng nhƣ ngƣời sử dụng trong kết nối, lƣu trữ, trao đổi, in ấn ảnh y tế. Hiểu một
cách đơn giản, tập tin ảnh DICOM ngồi dữ liệu hình ảnh giống nhƣ các tiêu chuẩn
JPG, BMP, GIF... cịn chứa thêm một số thơng tin dạng Text nhƣ: Tên ngƣời bệnh,
loại thiết bị chụp chiếu tạo ra hình ảnh….
HL7 (Health Level Seven): Tên gọi HL7 bắt nguồn từ mơ hình mạng truyền
thơng OSI 7 lớp trong đó lớp 7 là lớp ứng dụng (Application Level). HL7
là chuẩn dùng cho trao đổi dữ liệu dạng Text; chia sẻ, kết hợp, truy xuất các thông
tin y tế điện tử giữa các BV cũng nhƣ các cơ sở y tế. Ra đời từ năm 1987, trải qua
nhiều phiên bản, cho đến nay HL7 ngày càng đƣợc hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi.
IHE (Intergrating Healthcare Enterprise): đây là khái niệm đƣợc phát triển
từ năm 1998, là giải pháp tích hợp các hệ thống, tiêu chuẩn giữa các tổ chức y tế



8

bằng cách đƣa ra các quy trình thực hiện (Process) và cách thức giao dịch
(Transaction). IHE sử dụng các tiêu chuẩn DICOM và HL7, đƣa ra các “Profile”
tích hợp (Intergration Profile), hƣớng dẫn các thơng tin hoặc quy trình làm việc dựa
trên các tiêu chuẩn có sẵn nhƣ DICOM hoặc HL7. Tóm lại, IHE sẽ giúp loại bỏ sự
khơng thống nhất, giảm chi phí, tạo ra khả năng tƣơng thích ở mức độ cao nhất.
Đơn thuốc điện tử: Đơn thuốc điện tử là một ứng dụng CNTT dùng cho bác
sĩ kê đơn và chỉ định các phƣơng thức điều trị. Do là hệ thống điện tử nên đơn thuốc
điện tử có thể kiểm tra việc kê đơn thuốc dựa vào cơ sở dữ liệu có sẵn và các thuật
tốn cảnh báo về tƣơng tác thuốc và lƣợng còn trong kho. Áp dụng đơn thuốc điện
tử giúp giảm nguy cơ về sai sót trong chỉ định các chẩn đốn điều trị của bác sĩ,
giúp ngƣời bệnh nhận dạng rõ hơn về thuốc và liều dùng của thuốc.
Y tế từ xa (Telemedicine): là việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ
xa của hệ thống y tế bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để trao
đổi thơng tin trong điều trị, chẩn đốn, phịng ngừa bệnh tật và thƣơng tích, phục vụ
cho cơng tác nghiên cứu, đánh giá, và giáo dục thƣờng xuyên của các nhà cung cấp
dịch vụ y tế. Trong những trƣờng hợp khẩn cấp đối với các bệnh nhân có bệnh nguy
hiểm cần theo dõi nhƣ cao huyết áp, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, tiểu
đƣờng…cần có một sự giám sát và xử lý tức thời thì telemedicine có thể giúp ích.
Y tế điện tử (E-health): Là một khái niệm mới đƣợc hình thành gần đây và
nó đề cập đến tất cả các hoạt động chăm sóc sức khỏe đƣợc triển khai với sự hỗ trợ
của công nghệ thông tin. Trong mơ hình này tất cả các vấn đề thuộc về y tế đƣợc
điện tử hóa bao gồm: quản lý BV, quản lý hồ sơ bệnh nhân, quản lý hình ảnh, quản
lý dịch bệnh, quản lý bệnh mạn tính. Một mơ hình triển khai áp dụng CNTT mang
tính tồn diện cho các quốc gia và hiện tại đang đƣợc tổ chức Y tế thế giới khuyến
cáo áp dụng trên tồn cầu.
-


Tình hình ứng dụng CNTT trong y tế trên thế giới và VN
Ở nhiều nƣớc trên thế giới, chính phủ đã xây dựng chƣơng trình quốc gia về

cơng nghệ thơng tin y tế nhằm tin học hóa ngành y tế. Nhiều chƣơng trình nghiên
cứu và ứng dụng đƣợc triển khai tại các BV và các cơ sở y tế, nhƣ việc xây dựng
các hệ thông tin BV bao gồm các hệ truyền tin, mệnh lệnh, hệ thơng tin chăm sóc


9

cho y tá, bệnh án, dƣợc khoa, tia X, trợ giúp làm quyết định (giúp tạo đơn thuốc, lựa
chọn thuốc kháng sinh, theo dõi liều thuốc, cảnh báo lâm sàng, dị ứng, chế độ ăn
uống...) phục vụ lâm sàng. Ngoài ra, còn xây dựng các hệ truyền tin lƣu trữ ảnh
PACS và y học từ xa giữa các BV, xây dựng các trạm chăm sóc dùng truyền thơng
khơng dây cho các bác sĩ và những ngƣời phục vụ y tế. Đối với nhiều quốc gia, việc
đào tạo là quốc sách, do đó việc nghiên cứu xây dựng các hệ dạy học y học thông
minh là cần thiết, giúp cho việc đào tạo và tự học từ xa nhằm nâng cao trình độ cho
các bác sĩ và những ngƣời làm cơng tác y tế ở khắp mọi miền đất nƣớc. Ở một số
quốc gia phát triển, chính phủ chú trọng xây dựng mạng chăm sóc sức khỏe ở nhà
phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
[25].
- Chức năng quản lý hệ thống thông tin BV: Các thông tin của bệnh viện
đều đƣợc tổ chức, sắp xếp một cách khoa học và kiểm soát mọi thứ một cách
dễ dàng, tạo cơ sở cở tốt cho hiệu quả công tác quản lý bệnh viện [47].
- Cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn: việc ứng dụng CNTT giúp
cho nhân viên y tế từ vùng sâu vùng xa đến các vùng lân cận, từ các nƣớc chậm
phát triển đến các nƣớc phát triển đều có thể dễ dàng cập nhật đƣợc kiến thức về
chuyên môn thông qua hệ thống các website y học, forum, sách điện tử, video, bài
giảng từ xa [47].
- Tự động hóa các phƣơng tiện chẩn đốn và điều trị: Máy móc xét nghiệm

ngày nay hồn tồn tự động hóa, tiết giảm thao tác, nâng cao độ chính xác xét
nghiệm. Các máy móc chẩn đốn hình ảnh đã ứng dụng các kỹ thuật dựng hình để
bộc lộ hình ảnh bệnh lý 3 chiều, phục vụ chẩn đoán và điều trị ngoại khoa. Kỹ thuật
nội soi giúp can thiệp điều trị một cách hiệu quả và tiết giảm chi phí…[47].
- Hỗ trợ đắc lực trong thực hành y khoa: CNTT mang lại nhiều lợi ích trong
thực hành y khoa, đã đƣợc chứng minh trong thực tế nhƣ giảm thiểu tử vong do sai
lầm y khoa, giúp bác sĩ quyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ y tế
từ xa (telemedicine), lƣu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học [47].
CNTT y tế tại Việt Nam bắt đầu nhập cuộc cùng với sự phát triển CNTT y tế
thế giới từ những năm đầu thập kỷ 90. Với sự ra đời muộn màng này, CNTT ở nƣớc


10

ta có nhiều khó khăn, thách thức và đồng thời cũng có nhiều triển vọng. Đó là,
CNTT y tế Việt Nam phải từng bƣớc đuổi kịp và tránh lạc hậu so với các nƣớc khác
trong khu vực và trên thế giới; đòi hỏi phải xây dựng đƣợc phần mềm quản lý y tế
và các phần mềm ứng dụng khác trong y tế có chất lƣợng cao. Thuận lợi và triển
vọng lớn của CNTT nƣớc ta là kế thừa các thành tựu của các nƣớc đi trƣớc trong kỹ
thuật ứng dụng CNTT y tế [19].
Trong những năm qua, dƣới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo CNTT Bộ Y tế, Cục
CNTT Bộ Y tế, ngành y tế bƣớc đầu đã xây dựng các mạng diện rộng, mạng toàn
quốc và mạng khu vực theo hệ thống chuyên ngành cùng các mạng nội bộ của các
cơ sở y tế [19]. Bên cạnh đó để hỗ trợ cho các BV bƣớc đầu triển khai CNTT trong
quản lý BV và thống nhất các dữ liệu của các BV báo cáo về Bộ Y tế, năm 1999 Vụ
Điều trị đã ban hành phần mềm Bsoft với chức năng quản lý hồ sơ bệnh án và quản
lý báo cáo thống kê [35]. Sau đó, năm 2000 Bộ Y tế đã chuẩn hóa các biểu mẫu hồ
sơ bệnh án, biểu mẫu sổ sách Y Dƣợc, xây dựng các danh mục mã các BV, làm cơ
sở tin học hóa BV. Ngày 19/8/2004 Bộ Y tế ban hành Quyết định 2824/2004/QĐBYT về việc ban hành phần mềm ứng dụng tin học trong “Quản lý báo cáo thống kê
BV và hồ sơ bệnh án” viết tắc là Mediosft 2003 và thống nhất ban hành trong tất cả

các BV trên phạm vi toàn quốc [7]. Cho đến nay nhiều BV đã áp dụng phần mềm
này và một số BV đã phát triển phần mềm Medisoft 2003 để đạt đƣợc mục tiêu
quản lý cao hơn. Tháng 12/2006, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5573/QĐ-BYT
về “Tiêu chí phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản lý BV”.
Quyết định này là một văn bản quan trọng, đặt nền tảng cho việc xây dựng phần
mềm quản lý của các BV [1].
Theo sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, hầu hết các BV Việt Nam
đã dần dần đƣợc trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại nhƣ máy xét nghiệm tự động,
máy siêu âm 3D, 4D, X quang kỹ thuật số, máy chụp cắt lớp, cộng hƣởng từ, giúp
nâng cao chất lƣợng chẩn đoán và điều trị. Thiết bị y tế hiện đại đã giúp khám và
điều trị hiệu quả các bệnh khó. Chính nhờ các thiết bị này, y tế Việt Nam đã dần bắt
kịp trình độ y tế trong khu vực, nhân viên y tế Việt Nam ngày nay đã hầu hết đã biết
sử dụng máy tính, thích nghi đƣợc với CNTT, sử dụng internet để tự nâng cao kiến


11

thức chun mơn và ứng dụng trong chẩn đốn khám, chữa bệnh góp phần nâng cao
chất lƣợng BV [36].
Trong những năm qua, Nhà nƣớc cũng đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc
đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho đơn vị trong ngành y tế từ trung ƣơng đến địa
phƣơng. Và để định hƣớng và thúc đẩy các hoạt động ứng dụng CNTT trên các lĩnh
vực nói chung và ngành, Quốc hội, Chính phủ và Đặc biệt là Bộ Y tế đã ban hành
khá nhiều các văn bản quy định, hƣớng dẫn, trong đó có một số văn bản nhƣ:
- Quyết định số 2824/2004/QĐ-BYT ngày 19/8/2004 của Bộ Y tế về việc
"Ban hành phần mềm ứng dụng tin học trong quản lý báo cáo thống kê BV và hồ sơ
bệnh án "Medisoft 2003".
- Luật CNTT số 67/2006/QH10 ngày 29/6/2006.
- Quyết định số 5573/QĐ-BYT ngày 19/12/2006 của bộ y tế về việc "Ban
hành tiêu chí phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản lý

BV".
- Quyết định số 5574/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ Y tế về việc
"Hƣớng dẫn xây dựng dự án ứng dụng CNTT trong quản lý BV".
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc "Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơ quan nhà nƣớc".
- Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 về quy định chi tiết và hƣớng
dẫn thực hiện một số điều của luật công nghệ thông tin về công nghệ thông tin.
- Chỉ thị số 02/CT-BYT ngày 25/2/2009 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về "Đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển CNTT ngành y tế".
- Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 quy định thí
điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nƣớc.
- Luật số 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015 về ban hành Luật an tồn thơng tin
mạng.
- Quyết định số 5748/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT năm
2018 của Bộ Y tế.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế nói chung và trong quản lý
BV nói riêng đang là một nhu cầu cấp bách, địi hỏi có sự quan tâm của các cấp


12

lãnh đạo, đặc biệt giám đốc Sở Y tế và giám đốc BV đầu tƣ thích hợp ngang với yêu
cầu phát triển, để ngành y tế không bị tụt hậu, phát triển ngang tầm với các ngành
khoa học khác và cập nhật với các nƣớc trung bình tiên tiến trong khu vực [19].
1.1.3. Khái niệm ứng dụng CNTT trong QLBV
Ứng dụng CNTT trong QLBV là việc triển khai và ứng dụng các phần mềm
hệ thống quản lý bệnh nhân (PIS) và hệ thống quản lý bệnh viện (HIS) vào công tác
quản lý toàn bộ hoạt động bệnh viện.“Hệ thống quản lý bệnh nhân bao gồm các
phân hệ ghi chép thông tin của bệnh nhân từ khi bắt đầu nhập viện đến khi xuất
viện. Mỗi giai đoạn giao dịch của bệnh nhân với bệnh viện đều đƣợc ghi nhận bằng

máy tính” [38]. Hệ thống quản lý bệnh viện, ngoài các phân hệ quản lý bệnh nhân ra
còn bổ sung thêm các phân hệ để quản lý hoạt động bệnh viện nhƣ phân hệ quản lý
tài chính, nhân sự, tài sản, hành chính [38].
Những lợi ích ứng dụng CNTT trong QLBV
- Lợi ích đối với lãnh đạo BV:
+ Giám sát hoạt động BV một cách toàn diện, ngay tại bàn làm việc, theo
thời gian thực, không cần chờ báo cáo từ cấp dƣới. Dữ liệu đƣợc lƣu dƣới dạng số
hóa, truyền qua mạng, đến ngay bàn làm việc của Giám đốc, dễ dàng thống kê. Số
liệu báo cáo đảm bảo trung thực, chính xác. Số liệu có thể đƣợc hiển thị dƣới dạng
biểu đồ [38].
+ Giám sát hoạt động BV từ xa: Với hệ thống internet ban Giám đốc có thể
truy cập vào máy chủ BV để kiểm tra số liệu tất cả mọi mặt hoạt động của BV: nhân
sự, tài chính, lâm sàng, cận lâm sàng… theo thời gian thực [38].
+ Minh bạch thông tin trong BV: Các thông tin tài chính, thuốc men, dƣợc,
trang thiết bị, vật tƣ, hóa chất đƣợc nhập liệu chính xác và quản lý theo quy trình,
loại bỏ hồn tồn các sai sót do vơ tình hay cố ý trong BV. Chống thất thốt viện
phí, vật tƣ và thuốc men [38].
+ Tiết kiệm giấy tờ, phim ảnh: Các thơng tin nội bộ có thể truyền qua hệ
thống mạng, dần xóa bỏ hình thức thơng tin trên giấy; phim ảnh X-quang hay các
hình ảnh y khoa đƣợc lƣu trữ dƣới dạng Digital, thời gian lƣu dữ lâu, bảo quản dễ
dàng, dễ nhân bản và chia sẻ [38].


13

+ Y học thực chứng, chứng cứ pháp lý: Các thông tin dù nhỏ cũng đƣợc lƣu
trữ giúp làm bằng chứng khoa học và pháp lý. Lãnh đạo BV có thể truy nguyên sai
sót khi có sự cố xảy ra [38].
+ Báo cáo lên cấp trên (Bộ Y tế, Sở Y tế ), Bảo hiểm y tế: Các số liệu chun
mơn đƣợc thống kê ngay tức thì và chuyển qua mạng internet có thể giúp cơ quan

quản lý y tế nhƣ Bộ Y tế, Sở Y tế có ngay số liệu phục vụ cho quản lý cộng đồng và
quản lý dịch bệnh; Các mẫu báo cáo thống kê đƣợc thiết kế sẵn theo tiêu chuẩn của
các cơ quan quản lý. Cập nhật nhanh chóng thay đổi các chính sách BHYT [38].
- Lợi ích đối với bác sĩ, điều dƣỡng, nhân viên y tế:
+ Tiết giảm thời gian làm việc: Do tất cả các công việc liên quan đến dữ liệu
đƣợc lập trình, các thao tác phức tạp trƣớc đây đƣợc đơn giản hóa [38].
+ Kế thừa thơng tin: Các đơn vị chức năng không cần phải nhập liệu lại
những dữ liệu đã đƣợc ngƣời khác nhập rồi. Ví dụ tên ngƣời bệnh, địa giới hành
chính, lịch sử bệnh [38].
+ Hội chẩn online: Các bác sĩ cùng làm việc trên hệ thống và thấy đƣợc dữ
liệu của nhau, cùng phát hiện sai sót và cùng đối chiếu cơng việc của nhau [38].
+ Chẩn đốn từ xa: Các thơng tin ngƣời bệnh dƣới dạng digital có thể gửi lên
mạng Ineternet hoặc email để cùng hội chẩn từ xa [38].
+ Giảm thiểu sai lầm y khoa: Các thơng tin giúp trí nhớ nhƣ bài giảng y
khoa, thông tin thuốc, xét nghiệm đƣợc cung cấp cho bác sĩ ngay khi bác sĩ cần. Các
hệ thống hỗ trợ chẩn đoán, hỗ trợ điều trị đƣợc lập trình sẵn giúp tránh sai sót. Các
đơn thuốc đƣợc in ấn rõ ràng, tránh nhầm lẫn khi dùng thuốc [38].
+ Hệ thống thông tin nội bộ: Các bác sĩ có thể trao đổi thơng tin chun mơn
qua các forum nội bộ. Hệ thống này có thể dùng làm hội chẩn và đào tạo liên tục
(CME). Giám đốc có thể gửi ngay thơng điệp mỗi ngày đến tồn thể nhân viên,
những thông tin này lập tức xuất hiện ngay trên màn hình làm việc của nhân viên
[38].
+ Nghiên cứu khoa học: Những dữ liệu bệnh án đƣợc lƣu trữ lâu dài, dễ dàng
trích xuất, thống kê một cách nhanh chóng và chính xác [38].
- Lợi ích đối với ngƣời bệnh:


14

+ Tiết giảm thời gian chờ đợi của ngƣời bệnh: Các thơng tin hành chính

ngƣời bệnh đƣợc lƣu trữ trên thẻ ngƣời bệnh và trên máy chủ, có thể dùng lại qua
thời gian, các thông tin thƣờng xuyên không cần lập lại, với số lƣợng ngƣời bệnh
đông, việc tiết giảm thời gian sẽ rất đáng kể. Có thể lập nhiều trạm thu phí ở nhiều
chỗ khác nhau giúp thuận tiện cho ngƣời bệnh nộp phí [38].
+ Khơng cần mang theo hồ sơ: Tài liệu ngƣời bệnh đƣợc lƣu trữ trong hệ
thống mạng, sắp xếp theo mã số ngƣời bệnh, khi ngƣời bệnh đến tái khám tất cả dữ
liệu của ngƣời bệnh đƣợc thể hiện đầy đủ trên màn hình. Đây là điều quan trọng đối
với ngƣời bệnh có bệnh mạn tính [38].
+ Sao chép hồ sơ: Ngƣời bệnh có thể yêu cầu sao chép toàn bộ hồ sơ một
cách nhanh chóng dƣới dạng digital hoặc bản in mà khơng làm mất hồ sơ gốc tại
BV [38].
+ Tài liệu y khoa rõ ràng: Ngƣời bệnh nhận đƣợc các tài liệu in dƣới dạng vi
tính, đẹp mắt, rõ ràng, tránh nhầm lẫn nguy hiểm do chữ viết tay không rõ ràng
[38].
+ Dịch vụ an toàn: Ngƣời bệnh nhận đƣợc dịch vụ khám và điều trị an toàn
nhờ hệ thống hỗ trợ chẩn đốn và hỗ trợ điều trị. Hệ thống khơng chỉ là nơi lƣu trữ
thơng tin mà cịn là phƣơng tiện nhắc nhở bác sĩ đối với những sai sót thƣờng ngày
nhƣ trùng tên thuốc, thuốc có tác dụng đối kháng, có hại khi dùng chung, thuốc
chống chỉ định [38].
+ Truy cập internet để sao lục thông tin sức khỏe của mình: Những tài liệu y
khoa nhƣ xét nghiệm, nội soi, đơn thuốc… đƣợc lƣu trữ trong website của BV trong
những thƣ mục riêng giúp ngƣời bệnh có thể truy cập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
Ngƣời bệnh có hẳn một bộ bệnh án đầy đủ, tích lũy từ nhiều lần khám bệnh, giúp
xem xét lại toàn bộ lịch sử bệnh tật của mình [38].
+ Hóa đơn tài chính minh bạch: Ngƣời bệnh cảm thấy thoải mái khi nhận hóa
đơn minh bạch từ hệ thống máy vi tính [38].
1.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện trên thế giới, tại Việt
Nam và tỉnh Đồng Tháp.
1.2.1. Ứng dụng CNTT trong QLBV trên thế giới



15

Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ vai trò quan trọng của CNTT đối
với sự phát triển mạnh mẽ của ngành y tế, do đó đã xây dựng các chƣơng trình quốc
gia về cơng nghệ thơng tin y tế nhằm thích nghi với thời đại mới [39].
Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện qua một số nghiên cứu tại một
số quốc gia trên thế giới.
Tại Ấn độ, các nhà phân tích nhận định rằng, ngành cơng nghiệp chăm sóc
sức khỏe của Ấn Độ sẽ đạt 155 tỷ USD doanh thu vào năm 2017. Narayana
Hrudayalaya là một trong những BV thành công nhất trong việc ứng dụng CNTT để
cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lƣợng cao với giá cả phải chăng
[48].
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Devi Shetty, ngƣời sáng lập chuỗi BV Narayana
Hrudayalaya - Ấn độ hiện 70% dân số Ấn Độ sinh sống ở khu vực nơng thơn nhƣng
có đến 80% bác sĩ và 60% BV tập trung ở khu vực thành thị. Điều đó giúp mở ra
một cánh cửa mới cho y học từ xa và X-quang chính là lĩnh vực chịu tác động lớn
nhất. Chuỗi BV Narayana Hrudayalaya khơng có bác sĩ X-quang cao cấp tại từng
BV mà chỉ có một bác sĩ chẩn đốn hình ảnh duy nhất chịu trách nhiệm đọc kết quả
CT, MRI cho tất cả các BV trong nhóm. BV cũng đã điều trị từ xa cho hơn 53.000
bệnh nhân từ khắp nơi trên Ấn Độ và tin rằng sẽ ngày càng có ít bệnh nhân phải đến
BV hơn, chỉ trừ những trƣờng hợp cần đƣợc phẫu thuật. Với các vấn đề về y tế,
ngƣời bệnh có thể ở nhà và sử dụng các thiết bị cầm tay để chẩn đoán (nhƣ đo điện
tâm đồ, xét nghiệm máu) và tƣơng tác với bác sĩ thông qua video conferencing [48].
Các nhà quản lý tin rằng, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên tách biệt rạch
ròi giữa y tế với sự sung túc. Trong vòng 10 năm tới, tất cả ngƣời dân Ấn Độ sẽ
đƣợc tiếp xúc với công nghệ cao trong việc chăm sóc sức khỏe. Ấn Độ sẽ chứng
minh cho cả thế giới biết rằng, sự giàu có của một quốc gia hồn tồn khơng ảnh
hƣởng gì đến chất lƣợng chăm sóc sức khỏe ngƣời dân [48].
Theo Nir Menachemi và các cộng sự về việc ứng dụng CNTT tại 109 các BV

nhi trên tồn nƣớc Mỹ thì việc ƣu tiên sử dụng CNTT tại các BV làm hạn chế lỗi,
sai sót trong chẩn đốn, chăm sóc và điều trị và góp phần thúc đẩy an toàn ngƣời
bệnh (72,5%). Nghiên cứu cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất khi triển khai CNTT tại


×