Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý, phối hợp chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt của cơ sở y tế và gia đình ở huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ TÂM

QUẢN LÝ, PHỐI HỢP CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN
LIỆT CỦA CƠ SỞ Y TẾ VÀ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN LẠC DƢƠNG, TỈNH
LÂM ĐỒNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hà Nội, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ TÂM
QUẢN LÝ, PHỐI HỢP CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN
LIỆT CỦA CƠ SỞ Y TẾ VÀ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN LẠC DƢƠNG, TỈNH
LÂM ĐỒNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. BÙI THỊ TÚ QUYÊN

Hà Nội, năm 2018




i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................................................. iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU............................................................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................................................... 4
1.1. Khái quát về bệnh tâm thần phân liệt ..................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về bệnh tâm thần phân liệt...................................................................................................... 4
1.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tâm thần phân liệt .............................................................................. 4
1.1.3. Lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt ........................................................................................................... 6
1.1.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần phân liệt ........................................................................................ 8
1.1.5 Tiến triển của bệnh tâm thần phân liệt .................................................................................................... 10
1.2. Hệ thống chăm sóc ngƣời bệnh tâm thần............................................................................................. 11
1.2.1 Trên thế giới ............................................................................................................................................ 11
1.2.2. Mơ hình quản lý và điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng ...................................................... 13
1.3. Cơng tác triển khai chƣơng trình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng .................................. 18
1.4 Công tác chăm sóc ngƣời bệnh tâm thần phân liệt củacoơ sở y tế và gia đình tại cộng đồng ........... 19
1.4.1 Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt của cơ sở y tế tại cộng đồng.................................................. 19
1.4.2 Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc chính tại cộng đồng .............................. 20
1.6. Một số nghiên cứu về việc quản lý và chăm sóc ngƣời bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng ...... 23
1.6.1 Nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................................................... 23
1.6.2. Nghiên cứu trong nước .......................................................................................................................... 26
1.7. Giới thiệu tóm tắt cơng tác quản lý, điều trị và chăm sóc ngƣời bệnh tâm thần phân liệt trên địa
bàn nghiên cứu. .............................................................................................................................................. 27

1.8. Khung lý thuyết....................................................................................................................................... 28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 30
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................................................ 30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................................................... 30
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................................................ 30
2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................................................................... 31
2.4.1. Cỡ mẫu định lượng ................................................................................................................................ 31
2.4.2. Cỡ mẫu định tính ................................................................................................................................... 31
2.5 Phƣơng pháp chọn mẫu........................................................................................................................... 32
2.5.1. Định lượng ............................................................................................................................................. 32
2.5.2. Định tính ................................................................................................................................................ 32


ii
2.6 Các biến số, chủ đề nghiên cứu ............................................................................................................... 32
2.6.1. Biến số định lượng ................................................................................................................................. 32
2.6.2 Chủ đề định tính ...................................................................................................................................... 33
2.7. Công cụ và phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................................ 33
2.7.1. Cấu phần định lượng .............................................................................................................................. 33
2.7.2. Công cụ và phương pháp thu thập thơng tin định tính ........................................................................... 34
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................................................................... 35
2.9. Các khái niệm .......................................................................................................................................... 35
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................................................... 36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 37
3.1 Hoạt động quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng ....................................... 37
3.1.1 Quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt của cơ sở y tế ............................................................. 45
3.1.2 Quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng ............................................................. 37
3.2 Sự phối hợp trong quản lý, chăm sóc giữa cơ sở y tế và gia đình cho bệnh nhân tâm thần phân liệt
......................................................................................................................................................................... 51
3.2.1 Tư vấn tâm lý, kiến thức và kỹ năng chăm sóc cho người chăm sóc chính bệnh nhân tâm thần phân liệt

......................................................................................................................................................................... 51
3.2.2 Tư vấn, động viên người bệnh tâm thần phân liệt tham gia hoạt động xã hội ........................................ 53
3.2.3 Giám sát người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà ...................................................................................... 54
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................................................................. 55
4.1 Hoạt động quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng. ...................................... 60
4.2 Quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại của gia đình, ngƣời chăm sóc chính. .............. 55
4.3 Sự phối hợp trong quản lý, chăm sóc giữa cơ sở y tế và gia đình cho bệnh nhântâm thần phân liệt.
......................................................................................................................................................................... 63
4.4 Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................................................... 65
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................... 66
5.1 Hoạt động quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng ....................................... 66
5.2 Sự phối hợp trong quản lý, chăm sóc giữa cơ sở y tế và gia đình cho bệnh nhân tâm thần phân liệt.
......................................................................................................................................................................... 66
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................. 68
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn người chăm sóc chính ......................................................................................... 72
Phụ lục 2: Phỏng vấn sâu cán bộ y tế huyện/xã ............................................................................................... 77
Phụ lục 3: Thảo luận nhóm .............................................................................................................................. 83
Phụ lục 4: Mẫu ghi chép thảo luận nhóm......................................................................................................... 85
Phụ lục 5: Phiếu thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án ....................................................................................... 86
Phụ lục 6: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt theo tcyttg năm 1992. ........................................... 87
Phục lục 7: Biến số về quản lý chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc chính .............. 89


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân


BNTTPL

Bệnh nhân tâm thần phân liệt

BV

Bệnh viện

CBYT

Cán bộ Y tế

CS

Cộng sự

CSSKTT

Chăm sóc sức khỏe tâm thần

CTVYT

Cộng tác viên Y tế

NCSCNBTTPL

Người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt

TTPL


Tâm thần phân liệt

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới

VSCN

Vệ sinh cá nhân

WHO

World Health Oganization


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về người chăm sóc chính ......................................................... 37
Bảng 3.2: Thực hành chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà của người chăm
sóc chính (N=51) ................................................................................................................. 39
Bảng 3.3: Thuốc điều trị người bệnh tâm thần phân liệt uống ............................................ 41
Bảng 3.4 Số lần dùng thuốc của người bệnh TTPL trongngày............................................ 42
Bảng 3.5 Tiếp cận thơng tin về bệnh TTPL và chăm sóc người bệnh TTPL của người
chăm sóc chính..................................................................................................................... 43
Bảng 3.6: Nhu cầu biết thêm thông tin về bệnh TTPL và chăm sóc người bệnh TTPL
của người chăm sóc chính.................................................................................................... 43
Bảng 3.7: Nhu cầu hỗ trợ của NCSC cho CSNBTTPL tại nhà ........................................... 53



v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mối quan hệ của người chăm sóc chính với bệnh nhân .................................. 38
Biểu đồ 3.2: Phân bố hoạt động hỗ trợ của người chăm sóc chính cho người bệnh tâm
thần phân liệt tại nhà (N=51) ............................................................................................... 40
Biểu đồ 3.3: Phân bố NCSC quản lý thuốc và theo dõi bệnh nhân uống thuốc .................. 40
Biểu đồ 3.4: Phân bố thông tin NCSC muốn nhận được (n=48) ......................................... 44
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân TTPL có thẻ bảo hiểm y tế ................................................... 51
Biểu đồ 3.6: Phân bố NCSC được cán bộ Y tế địa phương tư vấn/hướng dẫn chăm sóc
người bệnh TTPL tại nhà ..................................................................................................... 51
Biểu đồ 3.7: Đánh giá của NCSC về hoạt động phát thuốc của trạm và cơng tác chăm
sóc NB TTPL ở địa phương ................................................................................................. 52


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tâm thần phân liệt (TTPL) là một trong những bệnh tâm thần nặng chưa rõ
nguyên nhân và có xu hướng tiến triển mạn tính, bệnh dần dần gây sa sút các mặt
hoạt động tâm thần làm cho NB khơng thể hịa nhập với cuộc sống gia đình, cũng
như xã hội[35]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), bệnh tâm thần phân liệt
chiếm khoảng 0,3% –1% dân số, thường gặp ở tuổi trẻ từ 15-35[35]. Ở Việt Nam,
bệnh TTPL chiếm 0,6% dân số[25].
Mơ hình chăm sóc người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng được coi là một
giải pháp tốt, là xu hướng mà thế giới đang đi theo. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe
tâm thần được nhân rộng từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, đến các trung tâm Y tế dự
phòng quận, huyện và trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Việc điều trị bệnh tâm thần
phân liệt ngày nay chủ yếu là dựa vào cộng đồng nghĩa là người bệnh không cần

phải nằm trong bệnh viện lâu dài mà có thể sinh hoạt bình thường tại gia đình và xã
hội nhưng phải được tái khám định kỳ và dùng thuốc duy trì theo hướng dẫn của
thầy thuốc. Vì vậy vai trị của ngành y tế và gia đình đối với NBTTPL rất quan
trọng trong quản lý và phối hợp chăm sóc người bệnh TTPL.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính được triển khai
tại huyện Lạc Dương, Lâm Đồng năm 2018 với mục tiêu: (1) mô tả hoạt động quản
lý, chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt (NBTTPL) và (2) mơ tả sự phối hợp
trong quản lý, chăm sóc giữa cơ sở y tế và gia đình cho NBTTPL đang điều trị tại
cộng đồng. Với phương pháp toàn bộ, đã có 51 NCSC NBTTPL được chọn vào
nghiên cứu, điều tra viên đã phỏng vấn trực tiếp NCSC sử dụng mẫu phiếu có cấu
trúc. Bên cạnh đó, đã có 2 cuộc thảo luận nhóm và 11 cuộc phỏng vấn sâu được
thực hiện với người cung cấp thơng tin chính. Kết quả: 94,1% NB được đưa đi
khám và lĩnh thuốc, tỷ lệ người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ dẫn là 92,2%; tỷ lệ
NCSC giúp NB vệ sinh cá nhân hàng ngày là 86,3%; tỷ lệ NCSC giúp NBTTPL lao
động hòa nhập cộng đồng là 78,4%, đặc biệt tỷ lệ giúp NB sinh hoạt xã hội hòa
nhập cộng đồng là 52,9%. Cơng tác quản lý chương trình của cán bộ Y tế cịn nhiều
bất cập. Sự phối hợp chăm sóc NBTTPL giữa cơ sở Y tế và gia đình tương đối tốt.
Nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần tăng cường chất lượng


vii

CSNBTTPL tại nhà như sau:(1) Phát hiện và điều trị sớm bệnh TTPL trong cộng
đồng, (2) Tăng cường giáo dục sức khỏe tâm thần cho cộng đồng, (3) Tăng cường
đội ngũ cộng tác viên (y tế thôn bản), (4) Theo dõi, tư vấn, điều trị tâm lý cho gia
đình người bệnh.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tâm thần phân liệt (TTPL) là một trong những bệnh tâm thần nặng và
thường gặp nhất trong các rối loạn tâm thần. Bệnh có xu hướng tiến triển mạn
tính, dẫn đến rối loạn nặng nề về tư duy, hành vi, cảm xúc, trí tuệ, làm giảm hoặc
mất khả năng thích nghi, lao động, sáng tạo, gây ra những tổn thất lớn về kinh tế
và xã hội [1], [37].
Tâm thần phân liệt là một bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới,
tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0, 3 – 1,5% dân số[14]. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO)
hiện nay trên thế giới đang có khoảng 45 triệu người mắc bệnh tâm thần phân liệt và
mỗi năm có khoảng 1 triệu người tự sát vì tâm thần phân liệt[1].
Theo bộ lao động thương binh xã hội năm 2011 tại Việt Nam hiện nay đang có
khoảng hơn 200.000 người bệnh tâm thần phân liệt. Trong khi đó, cả nước chỉ có
khoảng 100.000 người bệnh đang được chăm sóc và phục hồi chức năng tại 26 cơ
sở bảo trợ xã hội[34].
Theo thống kê của Chương trình Quốc gia năm 2012, ở Việt Nam tỷ lệ mắc
tâm thần phân liệt là 0,47% dân số, bệnh khởi phát ở lứa tuổi 18 đến 40[27].
Trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển, số người bị rối loạn tâm thần ở
Việt Nam đang có chiều hướng tăng cao, nhất là trong giới trẻ do phải đối mặt với
nhiều áp lực trong cuộc sống như công việc, học tập, kinh tế. Bên cạnh đó, những
tác động của mặt trái xã hội như nghiện game, chất kích thích cũng làm gia tăng các
rối loạn tâm thần. Nếu không được điều trị, bệnh tâm thần phân liệt có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của cuộc sống, dẫn đến những biến chứng nguy
hiểm cho cả người bệnh và mọi người xung quanh. Khi người bị bệnh có thể có
những hành vi tự hủy hoại, gây thương tích cho bản thân. Trầm trọng hơn là có ý
đinh tự tử hay có ý nghĩ tự sát. Một số người bị tâm thần phân liệt có chiều hướng
bạo lực, dễ hành hung người khác gây nguy hiểm cho chính bản thân và những
người khác[1].
Quyết định số 1215/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ[22]: Phê duyệt Đề
án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm
trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của gia



2

đình và ngành Y tế trong vấn đề chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh
tâm thần. Chính vì thế, các mơ hình chăm sóc người bệnh tâm thần dựa vào cộng
đồng được coi là một giải pháp tốt, là xu hướng mà thế giới đang đi theo.
Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần được nhân rộng từ tuyến trung ương,
tuyến tỉnh, đến các trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện và trạm Y tế xã, phường,
thị trấn. Với phần lớn người bệnh tâm thần đang được quản lý tại gia đình và được
theo dõi quản lý theo sổ tại trạm y tế xã, phường.
Việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt ngày nay chủ yếu là dựa vào cộng đồng
nghĩa là người bệnh không cần phải nằm trong bệnh viện lâu dài mà có thể sinh
hoạt bình thường tại gia đình và xã hội nhưng phải được tái khám định kỳ và dùng
thuốc duy trì theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Đây là cơ hội tốt để NBTTPL được tái hồ nhập cộng đồng, vì vậy vai trị của
ngành y tế và gia đình đối với NBTTPL rất quan trọng trong quản lý và phối hợp
chăm sóc người bệnh. Trong mơ hình này, thuốc được quản lý tại gia đình và NCSC
sẽ cho NB uống thuốc hàng ngày. Trong gia đình, NCSC phải xác định việc
CSNBTTPL khơng chỉ có thuốc mà cần được CS tồn diện, đặc biệt là về tâm lý để
phục hồi chức năng tâm lý xã hội, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để
thông báo cho cán bộ y tế (CBYT), nhờ đó kịp thời ngăn ngừa tái phát hoặc diễn
biến những cơn bùng phát cấp tính[49].
Huyện Lạc Dương nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung là một huyện miền
núi thuộc Nam Tây Nguyên chiếm đa số là người dân tộc thiểu số. Từ năm 2004
đến nay, chương trình Chăm sóc sức khỏe Tâm thần cộng đồng (CSSKTTCĐ) đã
được triển khai hoạt động tại 6 xã/thị trấn. Tuy vậy, tình trạng bệnh của NBTTPL
điều trị tại nhà cải thiện không đáng kể, cịn NB bỏ thuốc và khơng đến tái khám
định kỳ. Việc tiến hành nghiên cứu về quản lý và phối hợp chăm sóc NBTTPL của
cơ sở Y tế và gia đình tại huyện là cần thiết và mang lại những thông tin thực tế và

phù hợp cho việc tại cộng đồng, vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Quản lý, phối hợp chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt của cơ sở y tế và gia
đình ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng năm 2018.”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả hoạt động quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng
đồng huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng năm 2018.
2. Mô tả sự phối hợp trong quản lý, chăm sóc giữa cơ sở y tế và gia đình cho
bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng năm
2018.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về bệnh tâm thần phân liệt
1.1.1. Khái niệm về bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có
khuynh hướng mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, bệnh khiến cho người
bệnh dần dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, làm
cho tình cảm trở lên khô lạnh, khả năng làm việc và học tập ngày càng sút kém, có
những hành vi và ý nghĩ kỳ dị, khó hiểu, cảm xúc nghèo nàn [2], [21], [25].
Người mắc bệnh TTPL có biểu hiện bằng những ý nghĩ sai lệch, dị kỳ, không
phù hợp với thực tế, người khác khơng thể giải thích cho bệnh nhân hiểu được các ý
nghĩ đó là sai. Người bệnh nói năng linh tinh, câu nói vơ nghĩa khơng thích hợp với
hồn cảnh, hay cười nói một mình, có ảo giác. Cuộc sống của người bệnh dường
như gói gọn trong thế giới riêng, khơng hịa hợp với cuộc sống của mọi người xung

quanh [7], [34].
1.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tâm thần phân liệt
Trong nghiên cứu dịch tễ học các rối loạn tâm thần nói chung và bệnh TTPL
nói riêng, Tổ chức y tế Thế giới (WHO) ln đóng vai trò quan trọng, đề xuất chủ
trương nghiên cứu dịch tễ học, huy động nguồn lực để tiến hành nghiên cứu quốc
tế, đặc biệt là bệnh tâm thần phân liệt. Trong những năm 1960, WHO tiến hành
nghiên cứu trên qui mô quốc tế về bệnh tâm thần phân liệt tại 9 trung tâm với
35.132.000 người dân ở 9 nước. Tổng số có 1.202 BNTTPL thuộc lứa tuổi từ 15
đến 54 chiếm tỷ lệ 0,48% – 0,96% dân số; tỷ lệ mắc điểm là 0,25 -0,3% dân số; tỷ
lệ mới mắc là 0,17 – 0,57% dân số; xác suất mắc bệnh là 0,36 – 1,87% dân số[35].
Tiếp cận bệnh căn của bệnh TTPL là vấn đề rất phức tạp. Hiện nay mới phân
tích được các yếu tố dịch tễ cho phép dự kiến các trường hợp có nguy cơ cao (tuổi
khởi phát, giới, thể lâm sàng, tình trạng hơn nhân, di truyền…)
Về giới tính theo nghiên cứu của R.Bland và cộng sự [46] tại Canada cho thấy
tỷ lệ mắc bệnh TTPL ở nam là 2,1%, ở nữ là 1,7%.
Từ những năm 1964 đến nay, Việt Nam đã có trên 50 cơng trình điều tra cơ
bản về bệnh tâm thần. Tuyệt đại đa số các cơng trình tiến hành điều tra đồng thời từ


5

2 – 10 loại bệnh tâm thần khác nhau, trong đó có bệnh TTPL. Các điều tra đã được
tiến hành trên nhiều vùng miền trên khắp cả nước [18], [19]. Các điều tra dịch tễ
lâm sàng bệnh TTPL có thể phân thành 3 dạng theo cỡ mẫu, phương pháp nghiên
cứu và tiêu chuẩn chuẩn đoán.
Dạng thứ nhất: Điều tra tại các xã, phường với 300 -500 dân. Các nghiên cứu
thường tổ chức bàn khám tâm thần sau khi thông báo cho người dân về mục đích
điều tra. Các nghiên cứu này thường dựa vào số người dân đến khám và chữa bệnh
tại các đợt điểu tra. Kết quả các nghiên cứu dạng này cho tỷ lệ bệnh TTPL là:
0,15% - 0,23% dân số[18], [19].

Dạng thứ hai: Gồm các nghiên cứu tại xã, phường với khoảng 4.000 – 10.000
dân, dựa vào điều tra từng hộ gia đình. Bao gồm: Đều tra Handicap tâm thần của
Trần Văn Cường và CS ở xã Hịa Bình năm 1981, điều tra các bệnh tâm thần ở
Khoái Cầu năm 1981 của Nguyễn Văn Siêm và CS, điều tra Handicap tâm thần ở 4
xã , phường Hà Nội năm 1981 của Lã Thị Bưởi và CS, điều tra một số bệnh tâm
thần ở Tân Mai năm 1985 của Nguyễn Thị Mai và CS, điều tra của Nguyễn Thị Mai
và CS năm 1987 về các bệnh nhân tâm thần ở phường Lê Đại Hành – Hà Nội. Các
công trình loại này cho biết tỷ lệ mắc bệnh TTPL là 0,3% – 0,37% dân số. Hạn chế
loại này là chỉ có 80% -90% dân số được điều tra theo báo cáo. Vì nhận thức khơng
đúng hoặc mặc cảm về bệnh TTPL, gia đình có xu hướng khơng khai sự thật, BN
tâm thần lại phủ định bệnh, không chịu đi khám nên trong 10% - 20% dân số không
được điều tra này có thể có một số khơng ít người bị bệnh bị TTPL[18], [19].
Dạng thứ ba: Gồm các điều tra tại các xã, phường với dân số 4.500 – 12.000. Loại
nghiên cứu này tiến hành trên từng hộ làm điều tra dân số, điểm tên từng người để
phỏng vấn phát hiện bệnh BN. Dùng các câu hỏi có tính đến mặc cảm dấu bệnh của
gia đình bệnh nhân (nhất là các trường hợp bị bệnh trong quá khứ nay đã ổn định).
Tham khảo sổ đăng kí khám bệnh, nằm viện của các cơ sở tâm thần địa phương.
Cách này đòi hỏi nhiều thời gian, nhân lực nhưng phát hiện được cả những bệnh
nhân nhẹ hoặc các bệnh nhân ổn định, cho phép thu nhập các thông tin để phân tích
cặn kẽ hơn. Bệnh tâm thần ở xã Cao Dương năm 1972 của Đào Đình Huy. Nguyễn
Văn Trí và CS, điều tra cơ bản bệnh tâm thần ở Nghĩa Bình năm 1981 – 1985. Điều


6

tra các bệnh tâm thần ở xã Lam Sơn, xã Bắc Sơn và phường Lê Đại Hành (Hải
Phòng) năm 1985 của Nguyễn Duy Hòa và CS. Điều tra của Nguyễn Văn Trí và CS
ở Bình Định năm 1985. Trần Bá Mạc và CS điều tra ở Hà Nam Ninh năm 1986[12].
Quản lý BNTTPL tại xã Phượng Dực của Trần Văn Cường. Bùi Đức Trình và CS
điều tra ở 1 xã tỉnh Bắc Thái năm 1990[27]. Điều tra bệnh TTPL ở Bình Thuận

(phúc tra năm 1992), ở Tự Nhiên năm 1994 và ở Tiên Kiên năm 1995 của Nguyễn
Văn Siêm và CS[20]. Bùi Thế Khanh điều tra tại Duyên Thái năm 1997[8]. Các
nghiên cứu loại này chẩn đoán theo các tiêu chuẩn ICD. Kết quả cho tỷ lệ mắc
chung của bệnh TTPL là 0,25% - 0,72% dân số. Loại nghiên cứu này còn đề cập
đến các chỉ số dịch tể học khác của bệnh TTPL như: Tỷ lệ mắc điểm: 0,47% 0,53% dân số; tỷ lệ mới mắc: 0,029% - 0,056% dân số. Nguy cơ mắc TTPL là
khoảng 1,25% - 1,44% dân số[18], [19].
Các số liệu của dạng nghiên cứu thứ 3 tương tự như các số liệu của các
nước khác trên thế giới. Ngồi ra các nghiên cứu cịn có các phân tích về tuổi, giới,
thể di truyền, thể lâm sàng, thuyên giảm và tái phát, các yếu tố ảnh hưởng tới tiến
triển và tiên lượng bệnh. Tại các địa điểm nghiên cứu loại này, BN tâm thần được tổ
chức chăm sóc cấp thuốc tại xã, theo dõi và đánh giá thường qui.
Nghiên cứu trong cơ sở y tế cho thấy trong số BN tâm thần điều trị nội trú
tỷ lệ BNTTPL chiếm 14,1% – 61,2%[24]. Tại các cơ sở chuyên khoa có tới 80% 90% số BN nằm viện là BNTTPL và 70% - 80% số BN đến khám là BNTTPL[19].
Theo tác giả Nguyễn Việt [29], TTPL chủ yếu là bệnh ở tuổi trẻ, đa số các
trường hợp phát bệnh từ 15 – 25 tuổi. Nghiên cứu của Nguyễn Viết Thiêm[24] cho
thấy lứa tuổi thường gặp của bệnh nhân TTPL là 16 đến 35 chiếm 65,9%.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau [4], [30] cho thấy tỷ lệ mắc
TTPL ở nam và nữ là tương đương nhau. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại cho thấy
xu hướng nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn so với nữ giới ..
1.1.3. Lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt
Triệu chứng lâm sàng
Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là sự rối loạn cơ bản và đặc trưng về
tư duy, tri giác và cảm xúc khơng thích hợp hay cùn mòn, ý thức của bệnh nhân còn


7

rõ ràng và năng lực trí tuệ cịn được duy trì mặc dù có một số thiếu sót về nhận thức
có thể xuất hiện trong q trình tiến triển[26].
- Tính thiếu hòa hợp và tự kỷ:

Thiếu hòa hợp: thể hiện sự thiếu thống nhất giữa các hoạt động tâm thần của
người bệnh cũng như giữa người bệnh và môi trường chung quanh. Sự thiếu hòa
hợp thường được thể hiện rõ nhất giữa tư duy, cảm xúc và hành vi tác phong.
Tự kỷ: người bệnh dần tách rời khỏi thực tại, ngày càng thu mình vào thế giới
nội tâm. Họ vơ cớ bỏ nghề nghiệp đang làm, bỏ học tập, ít chịu tiếp xúc với người
thân, không quan tâm đến ngoại cảnh, có những ý nghĩ, hành vi, lời nói mà chỉ
riêng họ hiểu được.
- Giảm sút thế năng tâm thần:
Được biểu hiện rõ rệt nhất ở giai đoạn di chứng của bệnh. Khác với trạng
thái sa sút tâm thần gặp trong các bệnh lý tổn thương thực thể não, giảm sút thế
năng tâm thần trong bệnh TTPL khơng có các rối loạn nặng về trí nhớ, trí năng mà
liên quan chủ yếu đến sự giảm sút hoạt động trong các lĩnh vực như học tập và công
tác, quan hệ xã hội và chăm sóc bản thân[26].
- Các rối loạn tƣ duy:
Rối loạn hình thức tư duy: thể hiện rõ nhất qua ngơn ngữ nói và viết của
người bệnh. Thường gặp là tư duy nghèo nàn, ngắt quãng, không liên quan, trả lời
bên cạnh, sáng tạo ngơn ngữ, nói hổ lốn, nói một mình hoặc khơng nói.
Rối loạn nội dung tư duy: Về nội dung tư duy, bênh nhân thường có các
hoang tưởng bị người khác hoặc một lực lượng tôn giáo, siêu nhiên thần bí nào đó
theo dõi, kiểm tra và làm hại bệnh nhân. Các hoang tưởng kỳ quái như có khả năng
điều khiển thời tiết, liên lạc với người ngồi hành tinh…Các hoang tưởng kỳ qi
này có giá trị cao trong chẩn đoán xác định bệnh TTPL[26].
- Các rối loạn tri giác:
Người bệnh thường có ảo giác, thường gặp nhất là ảo thanh. Tiếng nói có thể
của người quen hay xa lạ xuất hiện trong đầu, trong tai, trong bụng bệnh nhân…với
nội dung chửi bới, đe dọa, ra mệnh lệnh, bàn tán, phê bình ý nghĩ, hành vi của bệnh


8


nhân. Các ảo thanh mệnh lệnh có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân và những người
chung quanh[26].
- Các rối loạn cảm xúc:
Đặc trưng là cảm xúc cùn mòn, bàng quan hoặc vô cảm với tất cả mọi thứ
xung quanh. Các cảm xúc khác như cảm xúc trái ngược (đi đám ma thì cười nói vui
vẻ, trong đám cưới lại buồn bã, khóc lóc), cảm xúc hai chiều (vừa yêu lại vừa ghét
ai đó) cũng thường gặp.
- Các rối loạn hành vi tác phong:
Bệnh nhân TTPL thường tỏ ra chậm chạp, trì trệ, thờ ơ với mọi việc, ăn mặc
lơi thơi, có hành vi kì dị, có các cơn xung động đập phá, tấn cơng người khác, gây
thương tích cho bản thân hoặc tự sát[26].
1.1.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần phân liệt
1.1.4.1 Chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt
- Chuẩn đoán dựa trên Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt theo
TCYTTG năm 1992 (Phụ lục 7)
Hiện nay, theo quan điểm ICD10, việc chẩn đoán bệnh nhân tâm thần phân liệt
dựa vào sự ưu tiên của các triệu chứng dương tính. Các triệu chứng của bệnh tâm
thần phân liệt được xếp vào 9 nhóm theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống, đó là:
- Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt, tư duy bị đánh cắp và tư duy phát
thanh.
- Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, có liên quan rõ rệt với
vận động thân thể hay các chi hoặc có liên quan với những ý nghĩ, hành vi hay cảm
giác đặc biệt, tri giác hoang tưởng.
- Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của người bệnh hoặc thảo
luận với nhau về người bệnh, hoặc các ảo thanh xuất hiện từ bộ phận nào đó của cơ
thể (ảo thanh giả).
- Các loại hoang tưởng dai dẳng khác khơng thích hợp về mặt văn hóa và
hồn tồn khơng có được.
- Ảo giác dai dẳng bất kỳ loại nào.



9

- Tư duy gián đoạn hay thêm lời khi nói dẫn đến tư duy khơng liên quan, bịa
lời khi nói.
- Tác phong căng trương lực: kích động hay sững sờ, giữ nguyên tư thế.
- Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, cảm xúc
cùn mịn hay khơng thích hợp đưa đến cách ly xã hội, giảm sút hiệu xuất lao động.
Các triệu chứng trên không do thuốc an thần kinh gây nên.
- Biến đổi nhân cách tồn diện như mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác
(giảm sút thế năng tâm thần), thái độ mãi mê suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội
(tính tự kỷ).
Ngun tắc chỉ đạo chẩn đốn theo ICD10:
- Có ít nhất một triệu chứng rõ nét (từ 1 - 4), nếu không rõ phải 2 trở lên.
Những nhóm sau phải cần nhiều triệu chứng hoặc ít nhất phải có 2 triệu chứng trở
lên.
- Các triệu chứng phải kéo dài ít nhất một tháng. Khơng chẩn đốn bệnh tâm
thần phân liệt khi có các triệu chứng rối loạn khí sắc (hội chứng hoặc triệu chứng)
điển hình, trừ khi các triệu chứng phân liệt xuất hiện trước.
- Không chẩn đốn bệnh tâm thần phân liệt khi đã có những bệnh não rõ rệt,
bệnh nhân nghiện ma túy, rượu, chấn thương sọ não, chậm phát triển tâm thần hoặc
rối loạn tâm thần do nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc do bệnh cơ thể gây nên.
1.1.4.2 Điều trị bệnh tâm thần phân liệt
Hiện nay phần lớn bệnh nhân điều trị tại gia đình và cộng đồng (98%), chỉ có
số ít điều trị tại bệnh viện khi bệnh trầm trọng hoặc đợt cấp tính của bệnh.
Điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở cộng đồng bao gồm: (1) Phục hồi chức năng
tâm lý xã hội; (2) Phục hồi chức năng nghề nghiệp, lao động liệu pháp và (3) Liệu
pháp hóa dược.
Liệu pháp tâm lý: Cán bộ y tế cần giải thích cho gia đình hiểu được bệnh
TTPL, xác định cần điều trị duy trì lâu dài, giúp bệnh nhân và người nhà yên tâm tin

tưởng vào điều trị, tránh mặc cảm, kỳ thị. Uống thuốc đều và biết tác dụng phụ của
thuốc. Các liệu pháp tâm lý gồm: Trị liệu gia đình; trị liệu nhóm; trị liệu cá nhân…


10

Liệu pháp lao động và phục hồi chức năng: Hướng dẫn người bệnh tham gia
các lao động đơn giản, vệ sinh cá nhân, các chức năng sinh hoạt, giao tiếp xã hội,
lao động nghề nghiệp giúp phục hồi chức năng đã mất, dần đưa bệnh nhân trở lại
cuộc sống và hồ nhập với cộng đồng.
Liệu pháp hóa dược: Sử dụng các thuốc hướng thần điều trị lâu ngày, thuốc
chủ yếu tác động vào hệ thần kinh trung ương và có nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Vì
vậy cần tuân thủ nguyên tắc cơ bản sau:
- Dùng phương pháp đơn trị liệu (một loại thuốc). Chọn thuốc phải phù hợp
với triệu chứng lâm sàng, điều trị triệu chứng.
- Chọn liều thích hợp cho từng cá thể: Trẻ em, người già phải bắt đầu liều
thấp, sau đó tăng dần đến liều hữu hiệu và duy trì liều trung bình trong điều trị ở
cộng đồng.
- Thận trọng khi điều trị bệnh nhân nữ có thai nghén trong 3 tháng đầu để
phịng tránh ảnh hưởng thai nhi.
- Thận trọng khi dùng thuốc đối với bệnh nhân bị các bệnh nội khoa nặng: suy
tim, suy gan, suy thận, tổn thương hệ thần kinh trung ương.
- Kết hợp thuốc, thường liệu pháp được ưu tiên trong điều trị bênh TTPL là
đơn trị liệu bằng thuốc an thần kinh (ATK), nhưng trên thực tế có nhiều đơn thuốc
vẫn thường kết hợp 2 hay 3 thuốc ATK với nhau trong điều trị bệnh TTPL. Cũng có
thể kết hợp với thuốc chống trầm cảm hoặc choáng điện (EC).
- Phải theo dõi chặt chẽ hiệu quả điều trị và theo dõi sát mạch, huyết áp sau
khi dùng thuốc đặc biệt dùng thuốc lần đầu tiên đối với bệnh nhân.
- Phải cảnh giác với biến chứng nặng và nguy hiểm có thể xảy ra: dị ứng,
viêm gan nhiễm độc, mất bạch cầu, rối loạn vận động muộn, hội chứng ngoại tháp,

loạn nhịp tim, tụt HA tư thế, tắc ruột do liệt v.v.v. Đặc biệt hội chứng ATK ác tính
(tăng thân nhiệt trên 400C sau 3-7 ngày dùng thuốc; da nhợt nhạt vã mồ hôi kèm
theo rối loạn huyết áp (HA), tim mạch, hô hấp; hội chứng ngoại tháp nặng nề biểu
hiện cứng cơ kết hợp với rối loạn vận động)[7].
1.1.5 Tiến triển của bệnh tâm thần phân liệt


11

Tiến triển của bệnh tâm thần phân liệt qua các giai đoạn báo trước, giai đoạn
toàn phát và giai đoạn di chứng[7].
Giai đoạn báo trước: Người bệnh ngày càng giảm sút khả năng học tập và
cơng tác, đầu óc mù mờ khó suy nghĩ, cảm xúc lạnh nhạt dần, khó thích ứng với
ngoại cảnh, giảm dần các thích thú trước đây. Một số bệnh nhân biểu hiện trạng thái
giống suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, chóng mệt mỏi, khó tiếp thu cái mới,
bồn chồn lo lắng, dễ nổi nóng, dễ bùng nổ.
Giai đoạn tồn phát: Các triệu chứng khởi đầu nặng dần lên đồng thời các
triệu chứng loạn thần rầm rộ bao gồm các triệu chứng dương tính (ảo giác, hoang
tưởng), các triệu chứng âm tính (thiếu hồ hợp). Tuỳ theo triệu chứng nào nổi bật
lên hàng đầu và thời gian kéo dài trong giai đoạn kịch phát người ta chia ra các thể
bệnh khác nhau.
Giai đoạn di chứng: Các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác mất
đi hoặc mờ nhạt, chỉ còn các triệu chứng âm tính nổi bật lên như cảm xúc cùn mịn,
ngơn ngữ nghèo nàn, hoạt động kém, bị động trong cuộc sống, kém chăm sóc bản
thân, một số bệnh nhân sống lang thang[21].
Dấu hiệu tái phát: Khi tái phát bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện căng
thẳng ngày một tang, có những lo lắng viễn vông không thể thư giãn, rối loạn giấc
ngủ, mệt mỏi. Bệnh nhân cũng dễ kích thích cáu gắt hoặc hoảng sợ khơng có lý do.
Bệnh nhân thu mình, từ chối giao tiếp, ăn uống và thờ ơ với mọi người và bản thân,
không tự giao tiếp[25].

1.2. Hệ thống chăm sóc ngƣời bệnh tâm thần
1.2.1 Trên thế giới
Từ những năm 1960 trở lại đây, các hoạt động CSSKTT có những chuyển
biến quan trọng, khơng tập trung xây dựng các bệnh viện cỡ lớn mà chỉ xây dựng
một số cỡ vừa và nhỏ, chuyển dần NB về cộng đồng. Nhiều mơ hình
CSSKTTCĐ được áp dụng: hệ thống Dispansaire (Liên Xơ cũ) bao gồm cơng tác
chuẩn đốn, điều trị tại cơ sở ban ngày, thống kê lập hồ sơ theo dõi tại xã,
phường; Ở Pháp, Mỹ và một số nước Châu Âu tổ chức điều trị nội trú và
CSSKTT theo cơ sở[15], [16], [52].


12

Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), chăm sóc ban đầu cho sức khỏe tâm
thần là một bộ phận cần thiết cho bất cứ hệ thống sức khỏe nào. Tuy nhiên, để đạt
được hiệu quả thiết thực, chăm sóc sức khỏe tâm thần cần được bổ sung nhiều cấp
độ chăm sóc. Chăm sóc ban đầu cho sức khỏe tâm thần đã được xác định trong mơ
hình tháp "Tổ chức dịch vụ cho sự phối hợp các dịch vụ sức khỏe tâm thần của
TCYTTG". Mơ hình dựa vào ngun lý rằng: Khơng có một loại dịch vụ nào duy
nhất phù hợp, đáp ứng được mọi nhu cầu sức khỏe tâm thần cho tồn thể nhân dân,
nhấn mạnh khía cạnh CS, khía cạnh nào được yêu cầu cho mỗi cấp độ dịch vụ[9].
Tự chăm sóc được đặt ở đáy của hình tháp "Tổ chức dịch vụ cho sự phối hợp
các dịch vụ sức khỏe tâm thần của TCYTTG", muốn nói rằng sự chăm sóc khơng
cần sự tham gia của chun gia tâm thần (chuyên môn). Ở tất cả cấp độ của hệ
thống, tự CS là cần thiết và xảy ra đồng thời với những dịch vụ khác. Điều này
được phản ánh bởi 3 chiều của hình tháp. Ở mỗi cấp độ cao hơn của hình tháp, cá
nhân NB càng trở lên tự lập hơn với sự giúp đỡ của chuyên môn. Như vậy, tự CS
liên tục hiện diện ở mọi cấp độ, điều này sẽ cải thiện và khuyến khích hồi phục
SKTT tốt hơn. Hầu hết những NBTT được khuyến khích để tự xử trí và quản lý
những vấn đề SK tâm thần của chính họ hoặc với sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình và

bạn bè[15][44]. Theo nghiên cứu năm 2008 của Ling-Ling Yeh tại Đài Loan thì có
đến 90% NBTTPL được CS tại gia đình, do đó gia đình đóng một vai trị quan trọng
trong đời sống hàng ngày của NB[51].


13

Hình 1. Mơ hình tháp tổ chức dịch vụ cho sự phối hợp của cá dịch vụ sức
khỏe tâm thần
Tự CS là nền móng của mơ hình tháp "Tổ chức dịch vụ cho sự phối hợp các
dịch vụ sức khỏe tâm thần của TCYTTG", mà tất cả các CS khác dựa vào. Người
bệnh tự CS là một cách hiệu quả nhất, giúp NB sớm hòa nhập, thân thiện với cộng
đồng khi mơ hình tự chăm sóc có được sự hỗ trợ bởi chương trình khuyến khích Y
tế rộng rãi tồn dân và những dịch vụ Y tế chính thức. Tự CS nên được tạo điều
kiện thông qua các cấp độ trong mơ hình tháp dịch vụ của TCYTTG[9].
1.2.2. Mơ hình quản lý và điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng
Mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
Tại Việt Nam hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần là một hệ thống được chia
thành 4 tuyến: Trung ương, tỉnh, huyện, xã với hai loại hình dịch vụ chính là điều trị
tại bệnh viện và điều trị dựa vào cộng đồng[16].


14

Biểu đồ 1.1: Mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
(Nguồn: Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1)
Ngày 10/10/1998, Thủ tướng Chính phủ ký bổ sung Dự án Bảo vệ sức khỏe
Tâm thần cộng đồng (BVSKTT) vào Chương trình mục tiêu quốc gia phịng chống
một số bệnh xã hội – bệnh dịch nguy hiểm HIV & AIDS, nay thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia về y tế[23]. Một trong những mục tiêu chính của chương trình là

cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa
vào cộng đồng. Khía cạnh quan trọng của chương trình là phát hiện, điều trị và tái
hòa nhập cộng đồng. Phần lớn các huyện đã có bàn khám bệnh tâm thần, các trạm y
tế cơ sở có cán bộ phụ trách chương trình CSSKTTCĐ, có thể tổ chức khám và cấp
phát thuốc ở tuyến trạm, người bệnh TTPL được quản lý, điều trị và cấp phát thuốc
miễn phí[11].
Chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần trong Mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe tâm thần tại Việt Nam.
Tuyến Trung Ƣơng (BVTTTW1 và BVTTTW2)


15

Chức năng:
a/ Khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm
thần ở tuyến cao nhất, khu vực phía Nam đối với BVTTTW2.
b/ Là cơ sở tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành tâm thần, chỉ đạo tuyến.
c/ Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật
hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới để phục vụ sức khỏe
nhân dân.
Nhiệm vụ:
a/ Trực tiếp khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người
bệnh tâm thần các tỉnh, thành phố trở vào ở tuyến cao nhất:
- Trực tiếp khám, cấp cứu, điều trị cho người bệnh tâm thần vượt quá khả năng
tuyến Tỉnh, thành phố và tương đương ở khu vực được phân công.
- Khám và giám định sức khỏe tâm thần, tham gia giám định pháp y tâm thần
khi có trưng cầu của các cơ quan luật pháp.
- Khám, cấp cứu, điều trị tai nạn chấn thương, các bệnh thông thường và
chuyên khoa khác cho nhân dân trong vùng theo yêu cầu và phù hợp với khả năng
của bệnh viện.

- Thực hiện các nhiệm vụ theo sự chỉ đạo và phân công của Bộ Y Tế.
b/ Đào tạo cán bộ: Đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ viên
chức trong bệnh viện, cán bộ trong hệ thống mạng lưới chuyên khoa.
c/ Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh
vực tâm thần để phục hồi khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng và đào
tạo.
- Chủ trì và tham gia cơng trình nghiên cứu khoa học các cấp.
d/ Chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật:
- Là cơ quan tham mưu giúp bộ trưởng Bộ y tế về tổ chức hệ thống mạng lưới
và chiến lược phát triển chuyên khoa tâm thần, mơ hình quản lý bệnh nhân tâm thần
khu vực trong cả nước, phía Nam đối với BVTTTW2.


16

- Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền
thông và giáo dục sức khỏe tâm thần và phòng chống bệnh tâm thần trong cộng
đồng.
- Tham gia phòng chống, khắc phục thiên tai do thảm họa.
e/ Hợp tác Quốc tế:
f/ Quản lý bệnh viện:
Tuyến tỉnh (BVTT tỉnh, Khoa TT thuộc BVĐK tỉnh, Trung tâm PCBXH tỉnh)
a/ Khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm
thần trên địa bàn tỉnh.
- Trực tiếp khám, cấp cứu, điều trị cho người bệnh tâm thần vượt quá khả năng
tuyến huyện, thành phố và các tỉnh lân cận.
- Khám và giám định sức khoẻ tâm thần, tham gia giám định pháp y tâm thần
khi có trưng cầu của các cơ quan luật pháp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo và phân công của Sở y tế.
b/ Đào tạo, tập huấn.

- Tham gia đào tạo cán bộ y tế về chuyên ngành tâm thần cho các huyện, thành
trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức trong bệnh
viện, cán bộ trong hệ thống màng lưới chuyên khoa.
c/ Nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tâm thần để phục
vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng và đào tạo.
d/ Chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật:
- Là cơ quan tham mưu giúp Sở y tế về tổ chức hệ thống mạng lưới và chiến
lược phát triển chuyên khoa tâm thần, mơ hình quản lý bệnh nhân tâm thần trong
toàn tỉnh.
- Trực tiếp chỉ đạo chuyên khoa cho các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật quản lý chuyên ngành tâm thần cho tuyến
dưới.


×