Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 95 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được
thu thập công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu này chưa được sử
dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học vị nào.
Tác giả

Phạm Văn Huy


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học khoá học 2009-2012, được sự
đồng ý của thầy giáo hướng dẫn và khoa Sau Đại học - trường Đại học Lâm nghiệp,
tôi thực hiện bảo vệ luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp“Đề xuất một số giải
pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Nguyễn Thị Bảo Lâm đã
hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Điều tra-Quy hoạch
rừng, Khoa Lâm học, Khoa Sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp, UBND huyện
Lạc Dương và các cơ quan, ban, nghành, đoàn thể của huyện cùng gia đình, bạn bè
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và thực hiện luận văn.
Do còn hạn chế về nhiều mặt nên luận văn sẽ có nhiều thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến và thảo luận.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Hà nội,ngày

tháng năm 2012


Tác giả


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
Chương 1 ....................................................................................................................3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
1.1. Nhận thức về QLBVR dựa vào cộng đồng ........................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng ...........................................................................3
1.1.2. Khái niệm về cộng đồng tham gia QLBVR...............................................3
1.1.3. Chiến lược và chính sách QLBVR ............................................................4
1.1.4. Quan điểm về QLBVR ..............................................................................5
1.2. QLBVR dựa vào cộng đồng ở nước ngoài ........................................................... 5
1.3. QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam .............................................................. 6
1.3.1. Các tổ chức cộng đồng .............................................................................6
1.3.2. Hình thức QLBVR dựa vào CĐ ................................................................6
1.3.3. Hiệu quả từ QLBVR dựa vào CĐ .............................................................8
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm ......................................................................9
Chương 2 ..................................................................................................................11
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .........................11
2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 11
2.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................11

2.1.2. Địa hình, địa mạo ...................................................................................11
2.1.3. Khí hậu ...................................................................................................12
2.1.4. Tài nguyên nước .....................................................................................12
2.1.5. Tài nguyên đất ........................................................................................14


iv

2.1.6. Tài nguyên rừng......................................................................................15
2.1.7. Tài nguyên khoáng sản ...........................................................................19
2.1.8. Tài nguyên nhân văn ..............................................................................19
2.1.9. Thực trạng môi trường ...........................................................................21
2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ..................................................................................... 21
2.2.1. Khái quát thực trạng kinh tế ...................................................................21
2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng ................................................................................21
2.2.1.2. Nông, lâm nghiệp ..........................................................................22
2.2.1.3. Thương mại, du lịch, dịch vụ .........................................................24
2.2.1.4. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp................................................26
2.2.1.5. Giáo dục đào tạo ...........................................................................26
2.2.1.6. Y tế .................................................................................................26
2.2.2. Dân số và lao động .................................................................................27
2.2.2.1. Dân số............................................................................................27
2.2.2.2. Lao động và việc làm ....................................................................27
2.2.2.3. Thu nhập và mức sống...................................................................28
Chương 3 ..................................................................................................................29
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................29
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 29
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................29
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................29
3.2. Giới hạn và nội dung nghiên cứu ....................................................................... 29

3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 30
3.4.1. Phương pháp luận ..................................................................................30
3.4.2. Thu thập số liệu thứ cấp .........................................................................31
3.4.3. Điều tra thực địa.....................................................................................31
3.4.3.1. Phương pháp điều tra ....................................................................31
3.4.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................33


v

3.5. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu ................................................................... 34
Chương 4 ..................................................................................................................35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................35
4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến QLBVR .................................................................. 35
4.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ..................................35
4.1.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ..................................................35
4.1.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội ........................................35
4.1.2. Phong tục, tập quán liên quan đến QLBVR ...........................................36
4.1.2.1. Canh tác nương rẫy .......................................................................38
4.1.2.2. Khai thác gỗ, lâm sản ....................................................................39
4.1.2.3. Săn, bẫy động vật rừng..................................................................39
4.1.2.4. Ý thức bảo vệ “rừng thiêng” .........................................................40
4.1.2.5. Ý thức chấp hành pháp luật, các quy ước .....................................40
4.1.2.6. Chăn thả gia súc trong rừng .........................................................40
4.2. Các hình thức QLR trên địa bàn ........................................................................ 41
4.2.1. Rừng do cộng đồng quản lý ....................................................................42
4.2.2. Rừng do tổ chức quản lý .........................................................................42
4.3. Tình hình QLBVR huyện Lạc Dương ................................................................. 43
4.3.1. Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR .....................................................43

4.3.2. Thực trạng công tác QLBVR ..................................................................47
4.3.2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ....................................47
4.3.2.2. Ngăn chặn hành vi xâm hại TNR ..................................................49
4.3.2.3. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng ..........................................52
4.3.2.4. Xây dựng lực lượng, cơ sở vật chất ...............................................52
4.3.3. Những thuận lợi, hạn chế .......................................................................54
4.3.3.1. Thuận lợi .......................................................................................54
4.3.3.2. Hạn chế..........................................................................................55
4.3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế ..............................................................55
4.3.4. Những nguy cơ và thách thức .................................................................56


vi

4.3.5. Mức độ quan trọng của TNR đối với cộng đồng ....................................57
4.4. Đánh giá tiềm năng QLBVR của cộng đồng. .................................................... 60
4.5. Đề xuất một số giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng ..................................... 62
4.5.1. Các giải pháp về chính sách ...................................................................62
4.5.1.1. Xây dựng các chính sách liên quan ...............................................62
4.5.1.2. Xây dựng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng......................................63
4.5.1.3. Giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho cộng đồng ...........................63
4.5.1.4. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ...................................................64
4.5.2. Các giải pháp về tổ chức ........................................................................64
4.5.2.1. Thành lập Ban QLR thôn, bản ......................................................64
4.5.2.2. Thành lập tổ tuần tra BVR của cộng đồng ....................................66
4.5.3. Giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ thôn, bản ..............................67
4.5.4. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật ......................................67
4.5.5. Giải pháp về PCCCR..............................................................................68
Chương 5 ..................................................................................................................69
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................69

5.1. Kết luận .............................................................................................................. 69
5.2. Tồn tại ................................................................................................................ 70
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73
PHỤ LỤC .................................................................................................................76
MỘT SỐ HÌNH CHỤP MINH HỌA ....................................................................85


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVR:

Bảo vệ rừng.

BV&PTR:

Bảo vệ và Phát triển rừng.

CĐ:

Cộng đồng.

DVMT:

Dịch vụ môi trường.

FAO:


Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.

GĐ:

Gia đình.

HĐND:

Hội đồng nhân dân.

HKL:

Hạt Kiểm lâm.

KTXH:

Kinh tế xã hội.

KTXH & ANQP:

Kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

LNCĐ:

Lâm nghiệp cộng đồng.

LNXH:

Lâm nghiệp xã hội.


NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

PCCCR:

Phòng cháy chữa cháy rừng.

PTNT

Phát triển nông thôn.

QLR

Quản lý rừng.

QLBVR:

Quản lý bảo vệ rừng.

QLRCĐ:

Quản lý rừng cộng đồng.

TNR:

Tài nguyên rừng.

UBND:


Ủy ban nhân nhân.

WWF:

Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới.


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Lạc Dương ............................................ 14
Biểu 2.2: Hiện trạng rừng phân theo chức năng ................................................... 19
Biểu 4.1: Diện tích rừng phân theo chủ quản lý trên địa bàn huyện ...................... 41
Biểu 4.2: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền ............................................... 47
Biểu 4.3: Thống kê vi phạm Luật BV&PTR ....................................................... 50
Biểu 4.4: Hệ thống công cụ BVR trên địa bàn ..................................................... 53
Biểu 4.5: Nguy cơ và thách thức trong QLBVR. ................................................. 56
Biểu 4.6: Mức độ quan trọng của TNR với cộng đồng ......................................... 57
Biểu 4.7: Kết quả ảnh hưởng các nguồn thu nhập với hộ GĐ ............................... 58
Biểu 4.8: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. ............................. 61


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng rừng huyện Lạc Dương ........................................... 18
Hình 4.1: Chăn thả rông trâu trong rừng. ............................................................ 41
Hình 4.2: Tổ QLBVR cộng đồng tuần tra rừng ................................................... 42
Hình 4.3: Bảng Pa nô tuyên truyền ..................................................................... 54



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận
quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân,
gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của đồng bào dân tộc ít người.
Như vậy, rừng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người.
Hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong phát triển tài
nguyên rừng. Tuy nhiên, trên bình diện chung thì tỷ lệ che phủ rừng vẫn còn ở mức
độ thấp (39,5%). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái rừng ở Việt
Nam. Trong đó việc người dân chưa được trực tiếp tham gia vào công tác quản lý,
bảo vệ rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. ở nhiều địa phương
chính quyền và các cơ quan chuyên môn chưa có được một giải pháp hữu hiệu
nhằm thúc đẩy, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng. Những kinh nghiệm bản địa, luật tục và thể chế truyền
thống vẫn chưa được nhận diện, nhìn nhận và sử dụng một cách đúng mức. Chúng
chưa được vận dụng, phát huy và lồng nghép một cách một cách có hiệu quả với
những thể chế và luật pháp của nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Vì vậy công tác quản lý bảo vệ rừng đang đặt ra những vấn đề hết sức bức thiết, đòi
hỏi phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của cộng
đồng, sự đổi mới của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, nhằm đề ra những giải
pháp chiến lược để thực hiện tốt nhiệm vụ QLBVR trước mắt cũng như lâu dài.
Lạc Dương là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lâm Đồng, có tổng
diện tích tự nhiên là 130.963 ha, trong đó diện tích rừng 112.530 ha (chiếm 86%),
Lạc Dương nằm trong vùng khí hậu ôn đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp (18–
22°C). Trên địa bàn có các cộng đồng dân tộc cùng sinh sống đó là: Kinh-K’Ho
(gồm bộ tộc người Cil chủ yếu sống ở các xã: Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar, Đưng
K’Nớh và bộ tộc người Lạch chủ yếu ở xã Lát) là dân tộc bản địa lớn nhất với 2.424
hộ, chiếm 87,23%, còn lại là 976 hộ dân tộc Kinh chiếm 12,77%. Điều kiện kinh tếxã hội nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo, kinh tế



2

chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thu nhập của của người dân trên địa
bàn huyện và trình độ dân trí còn thấp, sản xuất nông nghiệp có nơi còn lạc hậu, ý
thức về công tác bảo vệ rừng chưa cao, một bộ phận nhân dân còn chuyên sống dựa
vào rừng, tình hình xâm hại tài nguyên rừng có lúc, có nơi còn nghiêm trọng. Hệ
thống quản lý bảo vệ rừng ở đây chủ yếu dựa vào các cơ quan nhà nước, mà lực
lượng nòng cốt là Hạt Kiểm lâm và các Chủ rừng của nhà nước. Việc tham gia
QLBVR của cộng đồng còn hạn chế.
Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng cộng đồng dân cư
là đối tượng thích hợp nhất để quản lý bảo vệ rừng, nhất là đối với các diện tích
rừng phòng hộ, xa dân cư mà hộ gia đình, các tổ chức không thể quản lý bảo vệ
được. Trong thời gian qua đã có một số diện tích rừng giao cho cộng đồng thôn
quản lý, bảo vệ thì chất lượng rừng ngày càng được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, các
công trình nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm về quản lý bảo vệ rừng cộng đồng
trên địa bàn huyện Lạc Dương là chưa có, vì vậy việc nghiên cứu và xây dựng mô
hình này là cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng trên mà tôi tiến hành đề tài “Đề xuất một số giải
pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng”. Nhằm góp phần bảo vệ tốt diện tích rừng, đất rừng trên địa bàn và từng
bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức về QLBVR dựa vào cộng đồng

1.1.1. Khái niệm về cộng đồng
Một khái niệm về công động được Phạm Xuân Phương (2001) sử dụng trong
báo cáo tại Hội thảo Quốc gia trong khuôn khổ “chính sách hỗ trợ quản lý rừng
cộng đồng ở Việt nam” được tổ chức tại Hà Nội thì “Cộng đồng bao gồm toàn thể
những người sống thành một xã hội, có những điểm tương đồng về mặt văn hóa
truyền thống, có mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có
ranh giới không gian trong một làng, bản” [23].
Tại điều 3, Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 “cộng đồng dân cư thôn
là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn,
phum, sóc hoặc đơn vị tương đương” [17]. Địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư
cũng được Luật bảo vệ và phát triển rừng công nhận trong hoạt động quản lý, bảo
vệ rừng ở điều 29 và 30.
Luật đất đai năm 2003 đã đưa ra quan niệm về cộng đồng và xác định quyền
sử dụng đất của cộng đồng: “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam
sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư
tương tự có cùng phong tục tập quán hoặc có chung dòng họ được nhà nước giao
đất và công nhận quyền sử dụng đất” [18].
Từ các khái niệm trên, cộng đồng có thể là cộng đồng dân cư thuộc làng,
bản, cộng đồng các dòng họ, các nhóm người có những đặc điểm và lợi ích chung.
Ở nghiên cứu của đề tài này, cộng đồng được hiểu theo nghĩa là cộng đồng
xã, thôn, bản.
1.1.2. Khái niệm về cộng đồng tham gia QLBVR
Cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng cũng có thể thay thế bằng một cụm
từ chung nhất là Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ).


4

Theo Arnold (1992) đưa ra: LNCĐ là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các
hoạt động gắn kết người dân nông thôn với trồng rừng cũng như các sản phẩm và

lợi ích thu được từ rừng trồng và rừng tự nhiên.
Ở Việt Nam, hiện nay có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa có
một định nghĩa chính thức nào được công nhận. Nhưng có thể tạm hiểu LNCĐ là
quá trình nhà nước giao rừng và đất rừng cho cộng đồng để họ quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng, đất rừng theo hướng bền vững nhằm góp phần cải thiện sinh kế của
cộng đồng ngày một tốt hơn [26]. Theo các nhà khoa học thì hiện nay ở Việt Nam
có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của FAO như sau.
+ Thứ nhất là, quản lý rừng của cộng đồng: Đây là hình thức mà mọi thành
viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những
khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc quyền sử dụng
chung của cộng đồng. Đó là rừng của làng bản đã được quản lý theo truyền thống
lâu đời. Rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng để quản lý bảo vệ
và hưởng lợi.
+ Thứ hai là, quản lý rừng của các chủ rừng khác. Đây là hình thức cộng
đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu
chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng của các thành phần kinh tế khác
nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu nhập hay các lợi ích
khác của cộng đồng.
Tóm lại, có thể hiểu LNCĐ là một hình thức quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát
triển rừng do cộng đồng dân cư thôn bản thực hiện bao gồm cả rừng của cộng đồng
và rừng của các thành phần kinh tế khác.
1.1.3. Chiến lược và chính sách QLBVR
Chiến lược và chính sách quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt
nam và các nước trong khu vực được tiến hành theo những hướng sau.
+ Nâng cao vai trò trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng trong
QLBVR; Phát huy những luật tục, phong tục, tập quán, tích cực của cộng đồng để
QLBVR theo hướng bền vững.


5


+ Tăng cường các giải pháp về chính sách hỗ trợ về kinh tế-xã hội để khuyến
khích người dân tham gia, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề, tập huấn cho
cộng đồng để thực hiện tốt nhiệm vụ QLBVR.
+ Xây dựng hệ thống tuần tra BVR, PCCCR ở trên từng địa bàn cơ sở vơi sự
tham gia tích cực của người dân.
1.1.4. Quan điểm về QLBVR
+ Bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng chính là để nâng cao chất lượng cuộc
sống cho cộng đống dân cư thôn, bản. Công tác bảo vệ rừng cần phải được tiến
hành đồng thời với sự phát triển kinh tế-xã hội và góp phần nâng cao thu nhập cho
cộng đồng dân cư thôn, bản trên địa bàn. Mấu chốt của vấn đề bảo vệ rừng dựa vào
cộng đồng chính là vừa bảo vệ được tài nguyên rừng vừa giải quyết tốt vấn đề
không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sông cho cộng đồng.
+ Bảo vệ tài nguyên rừng, nếu không có sự tham gia của cộng đồng dân cư
thôn, bản thì không thành công. Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp đề nâng cao trách
nhiệm và quyền hưởng lợi của cộng đồng dân cư thôn, bản trong công tác bảo vệ
rừng là rất cần thiết.
1.2. QLBVR dựa vào cộng đồng ở nước ngoài
* Ở Nê Pal, năm 1989 nhà nước thực hiện chính sách lâm nghiệp mới, đó là
chia rừng và đất rừng làm hai loại: Rừng tư nhân và rừng nhà nước cùng với hai loại
sở hữu rừng tương ứng là sở hữu rừng tư nhân và sở hữu rừng nhà nước. Trong
quyển sở hữu của nhà nước lại được chia theo cac quyền sử dụng khác nhau: như
rừng cộng đồng theo nhóm sử dụng, rừng hợp đồng với các tổ chức, rừng tín
ngưỡng, rừng phòng hộ. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng
cho cac nhóm sử dụng rừng. Trong những năm qua, Nêpal đã giao khoảng 19.000
ha rừng quốc gia cho các cộng đồng, đến năm 2002 đã có hơn 2.000 nhóm sử dụng
rừng được hình thành.
* Ở Nhật Bản, hiện có khoảng 25 triệu ha rừng, trong đó: rừng cộng đồng
chiếm 10%, rừng tư nhân chiếm 60%, rừng Quốc gia chiếm 30%. Từ đam mê và



6

quan tâm đến văn hóa, người Nhật đã học được cách cải tiến việc sử dụng bền vững
và bảo tồn nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Vì vậy, thực tế các mục tiêu chính trong
luật pháp bảo vệ rừng và quản lý tài nguyên ở Nhật Bản đều được công bố rõ ràng,
nhằm đẩy mạnh và phát triển bền vững dựa trên cơ sở lợi ích công đồng ngay từ
những năm 1800.
Tóm lại, có thể nói quản lý, BVR dựa vào cộng đồng đang được xem như là
một giải pháp hữu hiệu đối với việc bảo vệ tốt vồn rừng hiện có, giải quyết tình
trạng diện tích và chất lượng rừng giảm sút. Trong những năm gần đây đều có
không ít những mô hình BVR thành công ở Nhật Bản, Indonesia, Philipin,...Đây là
những mô hình, bài học quý báu cho việc xây dựng những giải pháp BVR dựa vào
cộng đồng ở nước ta.
1.3. QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
1.3.1. Các tổ chức cộng đồng
+ Cộng đồng dân tộc: Ở nước ta hiện có 54 dân tộc, với mỗi cộng đồng dân
tộc đều có những đặc điểm riêng về văn hoá, tổ chức xã hội, tiếng nói, phong tục
tập quán...
+ Cộng đồng làng, bản: Hiện nay ở nước ta có khoảng 50.000 làng, bản tập
hợp trong khoảng 9.085 xã. Từ xưa mỗi làng bản được coi là một tổ chức cộng đồng
chặt chẽ với những đặc điểm rất riêng như làng xóm ở miền xuôi là hình thức cộng
đồng lâu đời được hình thành trên cơ sở của phương thức canh tác lúa nước; Trong
khi thôn, bản miền núi là hình thức cộng đồng được hình thành trên cơ sở quan hệ
sắc tộc, nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, ít đầu tư và sử dụng các sản phẩm tự
nhiên sẳn có. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác QLBVR...
1.3.2. Hình thức QLBVR dựa vào CĐ
Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) ở Việt Nam được hình thành từ lâu đời và
đang trở thành một phương thức quản lý rừng có hiệu quả được nhà nước quan tâm,
khuyến khích phát triển. LNCĐ đang là một thực tiễn sinh động mang lại hiệu quả

trong quản lý rừng và phát triển cộng đồng vùng cao.


7

+ Bảo vệ, quản lý việc khai thác nguồn tài nguyên rừng và môi trường sinh
thái.
+ Xác định các quan hệ sỡ hữu đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
+ Cũng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các dân tộc.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc công bố hiện trạng rừng
toàn quốc năm 2011, tính đến 31/12/2011, tổng diện tích rừng trên toàn quốc là:
13.515.064 ha (độ che phủ là 39,7%). Trong đó; diện tích rừng do các Ban QLR
phòng hộ và rừng đặc dụng quản lý: 4.522.184 ha, các doanh nghiệp nhà nước quản
lý: 1.971.477 ha, Tổ chức kinh tế khác quản lý: 143.199 ha, Đơn vị vũ trang quản
lý: 264.885 ha, Hộ gia đình quản lý: 3.510.336 ha, Còn diện tích rừng và đất rừng
giao cho cộng đồng là: 298.984 ha...[4]. Như vậy diện tích rừng giao cho cộng đồng
chỉ chiếm: 2 %, nhưng diện tích cần sự tham gia QLBVR của CĐ lại khá lớn...
Trong nhiều năm qua rừng và đất lâm nghiệp đặc biệt là rừng tự nhiên chủ
yếu được giao cho các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân và các hộ gia
đình quản lý. Tuy nhiên, rừng tự nhiên ở nước ta đang tiếp tục suy giảm cả về diện
tích và chất lượng, đặc biệt là các diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Vì
vậy, ngành lâm nghiệp cần phải có các giải pháp hữu hiệu hơn để quản lý và bảo vệ
các diện tích rừng tự nhiên còn lại, trong đó lâm nghiệp cộng đồng và đồng quản lý
rừng có thể là những giải pháp có hiệu quả cần đươc nhân rộng.
Ở Lâm Đồng, năm 2008 Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng và trình UBND tỉnh
phê duyệt kế hoạch giao rừng thí điểm cho cộng đồng dân cư thôn (buôn). Theo đó,
Lâm Đồng sẽ thí điểm giao rừng cho 7 mô hình cộng đồng dân cư (mỗi nhóm
khoảng vài chục hộ dân tộc thiểu số) tại các huyện Bảo Lâm, Đức Trọng, Đam
Rông, Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương. Tổng diện tích rừng được giao cho các mô
hình thí điểm này khoảng trên 2.200 ha. Đến năm 2009 kế hoạch đã được phê duyệt

theo Quyết định số 1704/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Năm 2010 huyện Lạc Dương
đã tổ chức giao rừng tự nhiện cho cộng đồng thuộc xã Đạ Sar là 605 ha (TK 118) để
bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của nhà nước, của tỉnh. Qua giao thí điểm rừng
tự nhiên cho cộng đồng nhận và bảo vệ và hưởng lợi đã tạo công ăn việc làm cho


8

người dân, phát huy được các luật tục tích cực tại địa phương. Thông qua thực hiện
các quy ước bảo vệ rừng do người dân xây dựng từ đó người dân trong cộng đồng
đoàn kết giử gìn trật tự trị an trên địa bàn. Tình trạng khai thác, phát rừng làm
nương rẫy, bẫy bắt động vật trong rừng cộng đồng và hộ gia đình giảm hẳn, các vụ
cháy rừng ít xẩy ra. Vì vậy rừng được sinh trưởng, phát triển tốt góp phần bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước chống sạt lở xói mòn đất. Bảo vệ hệ sinh
thái cảnh quan rừng tại địa phương [8]. Đặc biệt với các khu rừng do cộng đồng tự
quản lý theo luật tục và truyền thống như rừng thiêng của người dân tộc K’Ho, khu
rừng phòng hộ cảnh quan của thôn Langbiang... đã được bảo vệ nghiêm ngặt, không
xảy ra tình trạng chặt phá, mọi người nhắc nhở nhau tự giác bảo vệ, đây là những cơ
sở để cần làm rõ vai trò tác động của cộng đồng trong công tác QLBVR.
1.3.3. Hiệu quả từ QLBVR dựa vào CĐ
Cho đến nay chưa có đánh giá hiệu quả QLRCĐ với quy mô toàn quốc, tuy
nhiên có thể đưa ra một số nhận định sau:
- Nhiều nơi rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt: những nơi rừng do
cộng đồng quản lý hầu như không bị chặt phá, do không có xâm hại nên rừng ngày
càng tăng trưởng.
- Góp phần nâng cao thu nhập của người dân, xoá đói giảm nghèo, đáp ứng
nhu cầu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng:
+ Đối với diện tích rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, hàng năm được
nhà nước hoặc chủ rừng trả tiền công khoán, đã góp phần giải quyết một phần khó
khăn cho một bộ phận dân cư.

+ Đối với diện tích rừng và đất rừng chính quyền địa phương giao, cộng
đồng có thể tận dụng khi rừng chưa khép tán hoặc đất trống chưa trồng rừng để
canh tác kết hợp cây nông nghiệp, được các dự án đầu tư hỗ trợ vốn để sản xuất,
được hưởng lợi sản phẩm từ rừng.
+ Đối với diện tích rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay
hầu như cộng đồng có toàn quyền quyết đinh việc sử dụng tài nguyên rừng, trong
đó đáp ứng nhu cầu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng.


9

- Tiết kiệm chi phí cho nhà nước: hiện nay có nhiều cộng đồng đang quản lý
rừng hầu như không có sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí, nhưng rừng vẫn được
bảo vệ tốt.
Tuy đạt được những kết quả như trên, song trong quá trình thực hiện còn một
số bất cập như sau:
+ Thiếu văn bản pháp quy để thể chế hóa các quyền của cộng đồng khi tham
gia QLBVR.
+ Chính sách hưởng lợi còn bất cập
+ Thiếu các chính sách hỗ trợ sau giao đất, giao rừng đối với chủ rừng là hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản như đầu tư tín dụng, công tác khuyến
lâm, hỗ trợ kỷ thuật và bao tiêu sản phẩm...
+ Do kinh phí đầu tư chưa phù hợp và giao thông đi lại khó khăn, nên việc
cộng đồng tham gia tuần tra QLBVR đạt kết quả chưa cao.
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm
Từ những lý luận và thực tiển có thể rút ra những bài học chủ yếu cho quản
lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam như sau:
+ Một là: QLBVR dựa vào cộng đồng là phương thức quản lý cần thiết, hiệu
quả cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà ý thức pháp luật hoặc khả năng thực
thi pháp luật của người dân chưa cao.

+ Hai là: QLBVR dựa vào cộng đồng sẽ thành công khi kết hợp hài hoà giữa lợi
ích người dân - cộng đồng - nhà nước.
+ Ba là: Thái độ, sự tham gia của người dân là yếu tố quan trọng đảm bảo sự
thành công của quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.
+ Bốn là: QLBVR dựa vào cộng đồng cần phải được phối hợp với các
phương thức quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý dựa vào chính sách
thể chế của nhà nước, phương thức phát huy mọi tiềm năng nội lực của các thành
phần trong cộng đồng.
Nhìn chung, QLBVR dựa vào cộng đồng là một vấn đề tổng hợp và phụ
thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia, từng địa phương.


10

Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô hình nào từ nơi này sang nơi khác.
Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành công hay thất bại
trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính sách lâm nghiệp đang
cải cách và hoàn thiện như hiện nay. Điều đáng chú ý là phải có những nghiên cứu
tổng hợp đánh giá và đúc kết kinh nghiệm, bổ sung và xây dựng những chính sách
mới phù hợp cho mỗi vùng.
Đề tài tập trung phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục
tập quán, kiến thức, thể chế bản địa và đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng trên
địa bàn huyện.... Trên cơ sở phân tích đánh giá để đề xuất các giải pháp QLBVR dựa
vào cộng đồng mang tính định tính, định lượng, nhằm góp phần bảo vệ có hiệu quả
tài nguyên rừng và nâng cao đời sống của người dân trong cộng đồng dân cư thôn,
bản, trên địa bàn huyện Lạc Dương.


11


Chương 2
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 130.963 ha.
Địa giới hành chính như sau:
Phía Đông giáp: Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa.
Phía Tây giáp: Huyện Lâm Hà và huyện Đam Rông.
Phía Nam giáp: Thành phố Đà Lạt.
Phía Bắc giáp: Tỉnh Đắk Lắk.
Huyện có 88% diện tích là rừng đầu nguồn, đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ nguồn nước cho các công trình thủy điện trên địa bàn. Có tiềm năng về
phát triển du lịch ở khu vực núi Langbiang và hồ Đan Kia - Suối Vàng, khu du lịch
văn hóa lễ hội cũng như một số danh lam thắng cảnh khác. Tỉnh lộ 722, 723 đã
hoàn thành và đưa vào sử dụng, Lạc Dương đang mở rộng mối giao lưu với vùng
duyên hải và cao nguyên Trung bộ với các tuyến du lịch nổi tiếng Đà Lạt – Nha
Trang; Đà Lạt - Đắk Lắk. Huyện Lạc Dương có 01 thị trấn và 05 xã: thị trấn Lạc
Dương (diện tích 3.600 ha), xã Lát (25.195 ha), xã Đạ Sar (24.820 ha), xã Đạ Nhim
(23.903 ha), xã Đạ Chais (34.104 ha), xã Đưng K'Nớh (19.341 ha).
Với đặc điểm vị trí địa lý trên Lạc Dương có lợi thế trong việc phát triển các
mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội với các vùng trong tỉnh và khu vực.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Lạc Dương là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, có 3 dạng địa
hình chính: núi cao, đồi thấp đến trung bình, thung lũng.
Dạng địa hình núi cao: là khu vực có độ dốc lớn (trên 200), có độ cao 1.500 –
2.200m so với mặt nước biển. Hầu hết diện tích ở dạng này là rừng đầu nguồn, có
vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Đạ Nhim, nên cần được
bảo vệ nghiêm ngặt.



12

Dạng địa hình đồi thấp đến trung bình: Là dãy đồi hoặc núi ít dốc (<200), có
độ cao trung bình 1.000 m với đất bazan nâu đỏ, chiếm 10-12% tổng diện tích toàn
huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía Nam, Tây Bắc. Khả năng sử dụng tuỳ
thuộc vào độ dốc, tầng dày, khí hậu và điều kiện tưới mà có thể trồng cây lâu năm
(Cà phê, chè, cây ăn quả…), ở những khu vực ít dốc có thể trồng hoa màu và cây
công nghiệp hàng năm.
Dạng địa hình thung lũng: Chiếm khoảng 3% tổng diện tích toàn huyện,
phân bố ven các sông, suối lớn. Độ cao phổ biến từ 3 – 80 hầu hết diện tích thuộc
dạng địa hình này là các loại đất phù sa, nguồn nước mặt khá dồi dào, khá thích hợp
với phát triển lúa nước và các loại hoa màu ngắn ngày.
2.1.3. Khí hậu
Lạc Dương nằm trong vùng khí hậu ôn đới, độ cao so với mặt nước biển từ
1.500 – 1.600m. Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp (18-220C), tháng 01 có nhiệt độ
trung bình thấp nhất (16,40C), tháng năm có nhiệt độ trung bình cao nhất (19,70C),
nhiệt độ ổn định qua các mùa trong năm. Biên độ giao động giữa ngày và đêm lớn
(90C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1.800 mm.
Khí hậu ở đây khá thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm như chè,
Cà phê và cây ăn quả như hồng, bơ và các loại rau, hoa, đặc biệt là phát triển sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao. Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9;
mùa mưa kéo dài, nhiệt độ thấp nên cường độ bốc hơi trong mùa khô thấp, nhờ lợi
thế này mà tại Lạc Dương có thể trồng các cây lâu năm trên đất có tầng canh tác
mỏng. Nhưng do nắng ít, ẩm độ không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ
mưa lớn và tập trung nên dễ gây xói mòn đất, cần phải được đặc biệt chú ý trong
quá trình bố trí sử dụng đất. Ẩm độ trong năm trung bình: 85-90%.
2.1.4. Tài nguyên nước
Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện gồm 2 hệ thống sông chính
là sông Đạ Nhim và Đa Dâng.



13

Hệ thống sông Đạ Nhim là sông chính cung cấp nước cho thuỷ điện Đạ
Nhim, bắt nguồn từ các đỉnh núi cao ở phía Đông Bắc như Kill Pla Nhoi (1.950 m),
Hòn Giao (2.062 m)… Hướng chảy chính là Đông Bắc-Tây Nam. Diện tích lưu vực
tính đến ngã ba sông Đa Dâng-Đạ Nhim là 2.010 km2, lượng nước trong mùa khô
khá dồi dào do rừng đầu nguồn được bảo vệ khá tốt.
Hệ thống sông Đa Dâng: sông Đa Dâng có diện tích lưu vực khoảng từ 800
đến 1.000 km2, nhánh chính đổ vào hồ Đan Kia và Suối Vàng, sau đó đổ vào sông
Đa Dâng (huyện Lâm Hà), lưu lượng có sự phân hóa khá sâu sắc theo mùa, mùa
mưa chiếm khoảng 80% lượng nước, mô đun dòng chảy mùa kiệt khá thấp: Từ 0,3
– 3,1 lít/km2, kiệt nhất vào tháng 3.
Ngoài ra, nguồn nước mặt của huyện còn có hồ Đan Kia - Suối Vàng: diện
tích mặt nước khoảng 293 ha, diện tích lưu vực khoảng 140 km2, là nguồn cung cấp
nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt. Trong tương lai đây là điểm du lịch sinh thái
lý tưởng của tỉnh Lâm Đồng và cả nước.
Do lớp phủ thực vật là rừng kín, rậm thường xanh còn bao phủ các núi cao
nên nguồn sinh thủy lớn, mật độ sông suối khá dày (từ 1 – 1,4 km/km2) có thể xây
nhiều hồ và đập nhỏ trữ nước cho mùa khô. Hạn chế rõ nét trong sử dụng nước tưới
ở đây là đất đai có độ dốc lớn, mức chênh lệch giữa nơi có nguồn nước tưới với địa
bàn tưới khá cao, nên hiệu quả sử dụng nước tưới bị hạn chế.
Nước ngầm: Hiện nay huyện Lạc Dương chưa có bản đồ hệ thống nước
ngầm. Khả năng nước trong phạm vi huyện Lạc Dương có thể phân chia như sau:
Vùng có khả năng tưới bằng nước ngầm:
Bao gồm các thung lũng có địa hình tương đối thấp, bằng phẳng, các khu vực
có độ dốc < 250 và độ chênh lệch cao tương đối nhỏ hơn 300m. Các khu vực trầm
tích cát, bột sét, có độ dốc < 200.
Vùng không có khả năng tưới bằng nước ngầm:

Bao gồm các khu vực có địa hình núi cao, độ chênh lệch cao tương đối
>300m và dốc > 250 đối với vùng Bazan Đacit và Andesit, độ chênh lệch cao tương
đối > 200m và dốc > 200 đối với vùng đá macma acid và đá phiến.


14

2.1.5. Tài nguyên đất
Các loại đất ở địa phương: Toàn huyện có 5 nhóm đất chính như sau.
- Nhóm đất Feralit: là nhóm đất chính ở huyện Lạc Dương chiếm 73,6% diện
tích tự nhiên.
- Nhóm đất đỏ vàng: Chiếm 21,4% tổng diện tích tự nhiên, thích hợp cho
trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, hoa màu.
- Đất mùn acid trên núi cao: Chiếm 1% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung
ở 4 xã phía Nam (xã Lát, Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais) hầu hết có độ dốc lớn nên chỉ
thích hợp cho trồng rừng.
- Đất dốc tụ: Chiếm 1,2% diện tích tự nhiên, thích hợp cho rau, hoa, lúa…
- Đất phù sa sông suối: Chiếm 2,1% diện tích tự nhiên, thích hợp cho trồng
lúa và cây hàng năm.
Do đất dốc, địa hình chia cắt nên chỉ trồng cây hàng năm ở các thung lũng
địc hình tương đối bằng, trên chân đất dốc tập trung phát triển cây lâu năm có giá trị
kinh tế cao, hạn chế rửa trôi và xói mòn đất là hướng chủ yếu trong chiến lược sử
dụng đất nông nghiệp của huyện.
Biểu 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Lạc Dương
TT
1

2

3

4
5

Mục đích sử dụng
Tổng diện tích tự nhiên
Đất Nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất


SXN
CHN
CLN
LNP
RSX

Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng

RPH
RDD

Tổng diện tích (ha)
130.963
5.366
2.654
2.712
116.586

22.144

Cơ cấu
4,1%

89%

39.085
55.357

Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
5
0,003%
Đất phi nông nghiệp
PNN
1.306
0,99%
Đất chưa sử dụng (đồi núi)
CSD
7.700
5,8%
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Dương.


15

0% 1%
6%


4%

89%

Đất Nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng (đồi núi)

Biểu đồ 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Lạc Dương
Nhìn chung đất đai của huyện Lạc Dương màu mỡ phù hợp với nhiều nhóm
cây trồng như: Lúa, Đậu, Ngô, Rau, Hoa, Cà phê... song hiện nay một số diện tích
đất đã và đang bị mưa sói lở cùng với tập quán canh tác lạc hậu, quảng canh bóc lột
đất. Do vậy cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các mô
hình canh tác hợp lý trên đất dốc, trồng rừng phòng hộ để bảo vệ đất sử dụng hiệu
quả, lâu dài.
2.1.6. Tài nguyên rừng
Huyện Lạc Dương hiện có 115.442 ha rừng (độ che phủ chiếm 88%), trong
đó diện tích rừng tự nhiên là 111.751 ha, rừng trồng có 3.691 ha. Rừng Lạc Dương
có trữ lượng gỗ rất lớn, nhiều chủng loại. Đây cũng là nơi có nhiều động, thực vật
quý hiếm, nhiều cánh đồng cỏ rộng lớn, thuận lợi cho việc chăn nuôi đại gia súc.
Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong hai mươi tám Vườn quốc gia
nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Khu vực Bidoup – Núi Bà
thuộc địa giới hành chính huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng chiếm gần trọn Cao
nguyên Langbiang (còn gọi là Cao nguyên Lâm Viên). Nơi đây được các nhà khoa


16


học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong
bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở
phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng mưa ở Bắc
Trung Bộ và Cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam). Trong chương trình bảo tồn hệ
sinh thái dãy Trường Sơn, khu vực Bidoup - Núi Bà được xác định nằm trong khối
núi chính thuộc Nam Trường Sơn và là khu vực ưu tiên số một trong công tác bảo
tồn (khu vực SA3). 91% diện tích 71.000 ha của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là
rừng và đất rừng, trong đó, chủ yếu là rừng nguyên sinh với rất nhiều loài động thực vật khác nhau. Có 1933 loài thực vật có mạch ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi
Bà, trong đó: 62 loài quý hiếm phân bố trong 29 họ thực vật khác nhau, nằm trong
cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2000, Nghị định số
32/2006/NĐ-CP ngày 30.03.2006 của Chính phủ và Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên
Quốc tế (IUCN) như Thông đỏ (Taxus wallichiana), Bách xanh (Calocedrus
macrolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông 5 lá (Pinus dalatensis), Thông hai
lá dẹt (Pinus krempfii). Riêng về đặc hữu hẹp, đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp
ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận. Có 28 loài được la tinh hoá như mẫu chuẩn gồm:
dalatensis có 9 loài, langbianensis có 14 loài, bidoupensis có 5 loài. Động vật có 56
loài (Chiếm 27% tổng số loài trong khu vực) được ghi trong danh mục các loài
động vật quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày
22/04/2003 của Chính phủ. Có 47 loài (chiếm 22.5 % % tổng số loài trong khu vực)
được ghi trong sách Đỏ Việt Nam 2007. Có 30 loài (chiếm 14,4% tổng số loài trong
khu vực) được ghi trong danh mục sách Đỏ IUCN (2010) như Cu li nhỏ (Nycticebus
pygmaeus), Voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), Vượn đen má hung
(Hylobates gabriellae), Gấu chó (Ursus malayanus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus),
Báo lửa (Catopuma temminckii), Voi (Elephas maximus), Sói lửa (Cuon alpinus),
Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee), Sơn dương (Naemorhedus
sumatraensis), Hổ (Panthera tigris). Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà còn được đánh
giá là vương quốc của các loài lan rừng Việt Nam với trên 250 loài.



×