Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Cảm nhận về giao động thời tiết và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân tại xã phương điền, hương khê, hà tĩnh năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HỒNG THẾ LỰC

CẢM NHẬN VỀ GIAO ĐỘNG THỜI TIẾT VÀ KHẢ NĂNG THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ PHƯƠNG
ĐIỀN, HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HỒNG THẾ LỰC

CẢM NHẬN VỀ GIAO ĐỘNG THỜI TIẾT VÀ KHẢ NĂNG THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ
PHƯƠNG ĐIỀN, HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ MẠNH CƯỜNG
TS. TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH

HÀ NỘI, 2018




i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành Luận văn này, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia
đình.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa
học TS. Đỗ Mạnh Cường, TS. Trần Thị Tuyết Hạnh là người đã nhiệt tình hướng
dẫn, góp ý, chỉnh sửa và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo của Trường Đại
học Y tế Công Cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện cho tơi suốt trong q trình
học tập tại trường cũng như hỗ trợ cho tơi suốt trong q trình làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ nhân viên Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh Hà Tĩnh - Nơi tôi đang công tác đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân
thành cảm ơn Ban lãnh đạo trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương khê, UBND xã
và Trạm Y tế xã Phương Điền đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình thu
thập số liệu tại thực địa. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các Hộ gia
đình là đối tượng nghiên cứu tại xã Phương Điền – Huyện Hương Khê – tỉnh Hà
Tĩnh đã cung cấp thông tin để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các bạn học viên lớp CH20
- YTCC đã ln chia sẻ và đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành tốt luận
văn này. Tơi trân trọng cảm ơn 2 giảng viên vịng phản biện kín trước bảo vệ đã có
các góp ý rất hữu ích và chi tiết, giúp tơi hồn thiện luận văn được tốt hơn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người
ln động viên, khích lệ tơi trong q trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2018



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………….i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………...iv
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ………………………………………………………vi
TÓM TẮT……………………………………………………………………….………………………………………………………...1
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 6
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 7
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 7
1.2. Tầm quan trọng của thích ứng với BĐKH ......................................................... 8
1.3. Thực trạng BĐKH và giao động thời tiết .......................................................... 9
1.4. Tác động của BĐKH tới cộng đồng ................................................................. 13
1.5. Một số nghiên cứu về cảm nhận của người dân về giao động thời tiết vàảnh
hưởng của biến đổi khíhậu

…………………………………………………………………….………….14

1.6. Nghiên cứu về khả năng thích ứng của người dân đối với BĐKH…………..18
1.7. Một số Thông tư, quyết định, văn bản pháp luật và kế hoạch hành động về ứng
phó BĐKH đã được ban hành……………………………………………………...21
1.8. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu...……………………………………………….23
1.9. Khung lýthuyết ………………………………………….…………………...23
CHƯƠNG II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 26

2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 26
2.4. Cỡ mẫu ............................................................................................................. 26
2.5. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 26
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 27
2.6.1.

Số liệu sơ cấp ............................................................................................... 27

2.6.2. Số liệu thứ cấp…………………………………………………………………….28
2.7. Biến số nghiên cứu (xem Phụ lục 3) ................................................................ 28
2.8. Khái niệm, thước đo ......................................................................................... 30


iii

2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................... 34
2.10. Quản lývàphân tích số liệu ............................................................................. 35
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số vàbiện pháp khắc phục sai số………………35
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ ..........................................................................................................37
CHƯƠNG 4 –BÀN LUẬN .......................................................................................................54
KẾT LUẬN ............................................................................................................. ..63
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 66
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 70
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 71
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................... 81


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
BĐKH
CDC

IPCC

UNFFCCC
WHO

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Biến đổi khí hậu

Climate change
Intergovernmental

Panel

on Ủy ban Liên chính phủ về

Climate Change

BĐKH

Centers for Disease Control and

Trung tâm Kiểm sốt và Phịng


Prevention

ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ

United

Nations

Framework Công ước khung của Liên Hiệp

Convention on Climate Change,

Quốc về BĐKH

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Nội dung

Trang


Bảng 2.1

Các nhóm biến số nghiên cứu

29

Bảng 2.2

Đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH

30

Bảng 2.3

Mức độ khả năng thích ứng

34

Bảng 3.1

Thơng tin đối tượng nghiên cứu

37

Bảng 3.2

Nhiệt độ trung bình tại huyện Hương Khê trong vòng 5 năm

39


Bảng 3.3

Thống kê một số yếu tố thời tiết trong vòng 5 năm qua

41

Bảng 3.4

Nhận thức chung về thời tiết trong vòng 5 năm qua

44

Bảng 3.5

Nhận thức chi tiết về thời tiết trong vòng 5 năm qua

45

Bảng 3.6

Tiềm lực kinh tế của người dân

46

Bảng 3.7

Tổ chức xãhội của người dân

47


Bảng 3.8

Nhận thức và đào tạo của người dân

48

Bảng 3.9

Kỹ thuật công nghệ

49

Bảng 3.10

Cơ sơ hạ tầng

50

Bảng 3.11

Trợ cấp cho người dân

51

Bảng 3.12

Phân loại mức độ thí
ch ứng theo nhóm

52


Bảng 3.13

Mức độ khả năng thích ứng với BĐKH của người dân phân
theo giới

53


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Nội dung

Trang

Biểu đồ 3.1

Thu nhập bình qn đầu người trong vịng 5 năm qua

38

Biểu đồ 3.2

Nhiệt độ trung bình tại Hương Khê trong 5 năm

40


Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4

Mô tả sự thay đổi một số yếu tố thời tiết tại huyện Hương
Khê trong 5 năm
Mức độ khả năng thích ứng với BĐKH của người dân

42
53


1

TÓM TẮT
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu (BĐKH) [3]. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chỉ
rõ BĐKH có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ cộng đồng.
Để chủ động ứng phó với BĐKH, cộng đồng phải tiến hành đồng thời các hành
động thích ứng và giảm nhẹ; trong đó nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH là
trọng tâm. Tuy nhiên, hiện có rất ít nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng với
BĐKH của cộng đồng ở Việt Nam. Xã Phương Điền huyện Hương Khê, tỉnh Hà
Tĩnh là một xã dễ bị tổn thương với BĐKH và hàng năm thường hứng chịu ảnh
hưởng nặng nề của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Nghiên cứu mô tả
cắt ngang trên 452 người dân tại xã Phương Điền được thực hiện nhằm tìm hiểu
giao động thời tiết trong 5 năm qua (từ 2013 đến 2017) và khả năng thích ứng của
người dân với BĐKH năm 2018. Kết quả cho thấy, trong giai đoạn 2013-2017, có
sự biến động thời tiết ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, tuy nhiên sự thay đổi nhiệt
độ không quá lớn. Trong khoảng thời gian quan sát (2013-2017), đỉnh nhiệt thường
rơi vào tháng 5 vàtháng 6, trong khi lượng mưa nhiều nhất trong năm thường xuất
hiện vào tháng 9 vàtháng 10. Khi so sánh nhiệt độ chênh lệch giữa các năm thì năm

2015 có nhiệt độ trung bình cao và trung bình thấp đều cao nhất trong giai đoạn
2013-2017. Cụ thể, tháng 6, năm 2015 nhiệt độ trung bình cao nhất là 31,9 oC, trong
khi đó năm 2013 là 29,6 oC. Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm thường xảy ra
vào tháng 1 và tháng 12, giữ mức dưới 20oC. Liên quan đến cảm nhận chung của
người dân về thời tiết trong vòng 5 năm trở lại đây thì phần lớn cảm thấy mùa hè
ngày càng trở nên nóng hơn (50%) hoặc nóng hơn nhiều (40,7%) trong khi mùa
đơng có nhiệt độ ngày càng lạnh. Có sự khác biệt trong cảm nhận về thời tiết giữa
hai giới nhưng sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (P = 0,05). Về mức độ
mưa, 32,3% người được phỏng vấn cảm nhận lượng mưa nhiều hơn rất nhiều so với
các năm trước trong khi chỉ có 2,2% cảm nhận lượng mưa ít hơn rất nhiều so với
những năm trước. Có thể thấy rằng, mặc dù số liệu về giao động thời tiết từ trạm khí
tượng thuỷ văn khơng thấy rõ được sự thay đổi bất thường của thời tiết nhưng cảm


2

nhận của người dân cho thấy thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt. Tuy nhiên,
cũng có thể do ảnh hưởng của sai số nhớ lại khi người dân dễ dàng nhớ đến các hiện
tượng thời tiết cực đoan (quá nóng hoặc quá lạnh) trong khoảng thời gian một vài
năm gần đây chứ không cảm nhận rõ được xu thế thay đổi của nhiệt độ trong 1
khoảng thời gian 5 năm.
Kết quả đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH cho thấy, nhìn chung khả năng
thích ứng của người dân chưa cao. Cụ thể 11,3% người dân được đánh giá là có khả
năng thích ứng với BĐKH mức rất thấp, 51,8% mức thấp, 29,4% mức vừa và 7,5%
mức cao. Khả năng thích ứng cơ sở hạ tầng có mức độ cao nhất khi khả năng chủ
động về tưới tiêu và nguồn nước dồi dào. Do việc thường xuyên chịu ảnh hưởng
của BĐKH nên mức độ nhận thức về sự BĐKH của người dân cao hơn khả năng
thích ứng, tuy nhiên vẫn đang được đánh giá ở mức độ vừa. Ngược lại, về các chỉ số
khác như nhóm các chỉ số về sự hỗ trợ khi xảy ra thiên tai, tiềm lực kinh tế, các tổ
chức xã hội, kỹ thuật công nghệ được đánh giá ở mức thấp do chưa có sự quan tâm

và đầu tư đúng mức của địa phương. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả
năng thích ứng với BĐKH giữa nam và nữ, khả năng thích ứng của nữ cao hơn nam
giới (p<0,05).
Mặt trận Tổ quốc, chính quyền địa phương ở xã Phương Điền và Huyện Hương
Khêtạo điều kiện, trợ giúp hiệu quả và kịp thời trong điều kiện thiên tai, và các hiện
tượng thời tiết cực đoan, phát triển các quỹ cộng đồng trợ giúp người dân khắc
phục và ứng phó với BĐKH; đẩy mạnh công tác hỗ trợ người dân nâng cao sức
khỏe, ứng phó với BĐKH và các thảm hoạ tự nhiên.


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), BĐKH ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh
về kinh tế, xã hội, môi trường và sức khoẻ, bao gồm các tác động tiêu cực tới chất
lượng khơng khí, nước uống, lương thực, nơi trú ẩn an toàn cũng như ảnh hưởng tới
đặc tính sinh học của nhiều lồi động vật. Ước tính BĐKH tồn cầu làm tăng hàng
chục ngàn trường hợp tử vong mỗi năm do các sự kiện thời tiết cực đoan như bão,
lũ lụt, mưa lớn sạt lở đất, sóng nhiệt vàhạn hán [64]. Việt Nam được đánh giá là
một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH [3]. Chỉ tính trong
giai đoạn 2001 - 2010, các loại thiên tai như nắng nóng, lũ lụt, hạn hán, bão xảy ra
thường xuyên, hậu quả làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản
ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm [7]. Việc khai thác thiếu bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và các thảm hoạ thiên nhiên xảy ra với cường độ và
tần suất gia tăng đã tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, chấn thương và tử vong [13].
Khu vực miền trung, trong đó có Hà Tĩnh là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng
lớn bởi các sự kiện thời tiết cực đoan và các thảm họa thiên nhiên như bão, lũ lụt,
sạt lở đất. Hàng năm trung bình có từ 4 đến 6 cơn bão đổ bộ vào miền trung gây
thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và tính mạng của người dân. Thêm vào đó, Hà
Tĩnh là một trong những tỉnh gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Năm 2013, Hà Tĩnh có

29,5% hộ nghèo và cận nghèo trong khi tỷ lệ này trung bình của cả nước là 18%.
Đặc biệt khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, các huyện miền núi ở Hà Tĩnh như
huyện Hương Khê, Vũ Quang cótrên 85% người dân làm nông nghiệp, nguồn sinh
kế và cuộc sống của họ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên và khí hậu. Chí
nh
vì lý do này, người dân, đặc biệt là những hộ nghèo hoặc cận nghèo đứng trước
nguy cơ tái nghèo dưới tác động của thiên tai thảm họa. Các hiện tượng khí hậu cực
đoan dưới tác động của BĐKH được ghi nhận chính là một trong những nguyên
nhân chính ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế và sức khoẻ của cộng đồng [13]. Cảm
nhận về thời tiết sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến hành vi ứng phó của
người dân. Ví dụ, khi người dân cảm nhận thời tiết lạnh giá hơn bình thường sẽ có
các hành vi dự phòng để bảo vệ sức khoẻ như mặc ấm giữ nhiệt độ cơ thể để phòng
ngừa một số dịch bệnh thường bùng phát trong đợt lạnh giá. Khi nắng nóng q
mức thì tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, mặc áo bảo hộ, đội mũ nón, uống đủ


4

nước… để tránh say nắng, say nóng và những ảnh hưởng sức khoẻ tiêu cực của
nắng nóng, đặc biệt là đột quỵ, sốc nhiệt, các bệnh tim mạch.
Hương Khê là huyện miền núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh với mật độ dân cư trung
bình dưới 50 người/km2 nhưng có hơn 95.000 ha rừng chiếm hơn 1/4 diện tích đất
rừng trong tỉnh. Khu vực dân cư tập trung ở lưu vực sông hoặc quanh các tuyến
giao thông. Người dân thường sống ở thung lũng hẹp, nơi thường xuyên xảy ra lũ
quét, sạt lở đất và những đợt rét đậm rét hại, hạn hán, nhiệt độ cao và gió nóng từ
Lào [13]. Cuộc sống của trên 90% hộ dân nơi đây là phụ thuộc vào nông, lâm
nghiệp. Sau mỗi đợt thảm họa thiên nhiên như mưa, lũ, sạt lở đất, cuộc sống của họ
lại rơi vào tình trạng thiếu thốn trầm trọng do mất mùa, nguồn lương thực dự trữ bị
cuốn trôi và trở nên khan hiếm [9]. Xã Phương Điền từ trước đến nay đã cho thấy
và chứng minh là xã nằm trong vùng thường xuyên xảy ra bởi nhiều các thời tiết khí

hậu cực đoan. Củ thể trong giai đoạn 2013 – 2017, cứ mỗi năm phải gánh chịu hai
đến ba cơn bão, ảnh hưởng hoàn lưu sau bão và các đợt mưa ngập lớn với mực nước
lũ cao 3 đến 4 mét. Nguy cơ tử vong và chấn thương tăng cao, nguy cơ phát sinh
các bệnh truyền qua nước cũng tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn 2013 – 2017 ở
huyện Hương Khê đã xảy ra hai đợt lũ gây ngập úng nghiêm trọng ảnh hưởng đến
sức khoẻ và đời sống của người dân, bao gồm trận lũ ngày 15- 16/10/2013 và10 12/10/2017 [26].
Từ những phân tích trên cho thấy, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh dễ bị tổn
thương với BĐKH. Trong nhiệm vụ Đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực
thí
ch ứng của ngành y tế dưới tác động của BĐKH (2018) do Cục Quản lý Môi
trường Y tế chỉ đạo cũng chọn Hà Tĩnh là 1 trong 4 tỉnh để thực hiện đánh giá.
Đánh giá khả năng thích ứng của người dân với BĐKH là rất quan trọng để từ đó có
những giải pháp can thiệp phù hợp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khái niệm BĐKH
cịn khámới, cộng đồng có thể chưa hiểu rõ về những thay đổi thời tiết vànhững
hiện tượng thời tiết cực đoan chính là một trong những biểu hiện của BĐKH. Bên
cạnh đó ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về BĐKH, đặc biệt tìm hiểu về khả
năng thích ứng với BĐKH của cộng đồng [61]. Chính vì vậy, nghiên cứu này được
triển khai nhằm mục đích tìm hiểu những thay đổi về thời tiết trong 5 năm gần đây,
cảm nhận của người dân về những thay đổi này vàđánh giá khả năng thích ứng của
người dân với BĐKH, với tên đề tài là: “Cảm nhận về giao động thời tiết và khả


5

năng thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân tại xã Phương Điền, Hương
Khê, Hà Tĩnh năm 2018”
Do hạn chế về thời gian, nguồn lực để tiến hành nghiên cứu nên đề tài này chỉ
thực hiện ở xã Phương Điền, một trong những khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của lũ
lụt thiên tai và sạt lở đất ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Trong tương lai, nếu có
đủ nguồn lực, nghiên cứu này sẽ triển khai thêm ở các khu vực khác đại diện cho

vùng chịu ảnh hưởng của hạn hán và nước biển dâng để có sự so sánh và tìm hiểu
thêm cảm nhận của người dân với BĐKH và khả năng thích ứng của người dân với
BĐKH giữa các vùng, miền trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.


6

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Môtả giao động thời tiết vàcảm nhận của người dân về giao động thời tiết trong
5 năm qua (2013-2017) tại xã Phương Điền – huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh.
2. Đánh giá khả năng thích ứng của người dân với biến đổi khíhậu tại xã Phương
Điền – huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh năm 2018.


7

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm
Dao động khí hậu làbiến động khí hậu gồm bất kỳ dạng thay đổi có tính hệ

thống, dù thường xun hay không thường xuyên, trừ các xu thế và bất liên tục [6].
Thời tiết là thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được
xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…[3]
Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một vùng nhất định, đặc trưng
bởi các đại lượng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tượng tại vùng đó [3].
Biến đổi khí hậu (BĐKH): Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH
(UNFCCC) năm 1992, định nghĩa làbiến đổi của khí hậu được quy cho trực tiếp
hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển

toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của
khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được [62].
Thời tiết cực đoan bao gồm các kiểu thời tiết trái mùa, khắc nghiệt, khơng thể
dự đốn, bất thường và bất ngờ; thời tiết ở điểm cực hạn của phân bố lịch sử, phạm
vi đã được chứng kiến trong quá khứ [60].
Mức độ phơi nhiễm: Là bản chất và mức độ một hệ thống chịu tác động của
các biến đổi thời tiết đặc biệt. Độ nhạy, là mức độ của một hệ thống chịu tác động
(trực tiếp hoặc gián tiếp) có lợi cũng như bất lợi bởi các tác nhân kích thích liên
quan đến khí hậu [23, 47].
Khả năng thích ứng: được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa là mức
độ một hệ thống có thể điều chỉnh để thích ứng với BĐKH (bao gồm cả những thay
đổi thời tiết và các hiện tượng cực đoan) nhằm giảm thiểu các thiệt hại tiềm ẩn hoặc
để ứng phó với các hậu quả của BĐKH [53]. Khả năng thích ứng với BĐKH là quá
trình tự điều chỉnh và quản lý của con người dựa trên bối cảnh về sinh thái và cấu
trúc kinh tế. Khả năng thích ứng dựa vào hiểu biết của con người về BĐKH và
những tác động của nó đến đời sống từ đó có những điều chỉnh hợp lý và cần thiết
để đảm bảo tương lai bền vững cho gia đình và cộng đồng. Khả năng thích ứng
cũng dựa trên sự hỗ trợ của chính quyền nhằm tìm hiểu và giải quyết ngun nhân
của tính dễ tổn thương. Như vậy, BĐKH và khả năng thích ứng với BĐKH cũng là


8

một ví dụ điển hình của vấn đề Sức khoẻ mơi trường. Các hoạt động phát thải khí
nhà kính của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra BĐKH và con người cũng
chính là nạn nhân. Con người cũng lại là tác nhân chính thực hiện các hoạt động
thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH [13].
Thí
ch ứng BĐKH làcác hoạt động điều chỉnh trong các hệ thống tự nhiên hoặc
trong hoạt động của con người nhằm ứng phó với các tác động hiện tại và trong

tương lai của BĐKH để giảm thiểu các rủi ro do BĐKH và nhận biết cũng như khai
thác những lợi ích từ nó[14].
1.2.

Tầm quan trọng của thí
ch ứng với biến đổi khíhậu

Thích ứng là một khái niệm rất rộng và khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH nó
được dùng trong rất nhiều trường hợp. Sự thí
ch ứng với khíhậu làmột qtrì
nh
qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khíhậu đến sức khoẻ, đời
sống vàsử dụng những cơ hội thuận lợi mà mơi trường khíhậu mang lại. Thuật ngữ
thí
ch ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có
phịng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu vàcải thiện những hậu quả có
hại của BĐKH [5].
Hiểu biết về sự thích ứng với BĐKH có thể được nâng cao bằng cách nghiên
cứu kỹ sự thích ứng với khíhậu hiện tại cũng như với khíhậu trong tương lai. Thích
ứng với khíhậu hiện tại khơng giống thí
ch ứng khíhậu trong tương lai và điều đó
cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thí
ch ứng. Nghiên cứu về
thí
ch ứng với khíhậu hiện tại chỉ rõ rằng các hoạt động hiện nay của con người
không mang lại kết quả tốt như đáng lẽ phải có. Những thiệt hại nặng nề ngày càng
gia tăng do các thiên tai lớn, các thảm họa thiên nhiên ln đi kèm các hiện tượng
bất thường của khíquyển. Tuy nhiên, không thể quy kết những thiệt hại này chỉ do
các hiện tượng đó mà cịn do sự thiếu sót trong chí
nh sách thí

ch ứng của con người,
trong một số trường hợp sự thiếu sót đó cịn gia tăng thiệt hại [24].
Con người trực tiếp chịu ảnh hưởng của biến đổi khíhậu vàcác hiện tượng thời
tiết cực đoan theo chiều hướng tiêu cực: nguy cơ bùng phát bệnh dịch tăng lên, suy
giảm khả năng miễn dịch, nguồn mang vàtruyền bệnh phát triển, dẫn đến bùng nổ
các dịch bệnh trước đây đã được kiểm soát (như sốt rét, sốt xuất huyết dengue...).


9

Nâng cao mức sống của người dân, xây dựng chương trình kiểm sốt vàgiám sát
bệnh tật hiệu quả ở cấp quốc gia và chú trọng các địa phương có tính dễ bị tổn
thương cao với BĐKH, thiết lập nhiều công viên cây xanh có điều kiện vi khíhậu
sạch đẹp... là vídụ về những biện pháp thí
ch ứng cho sức khoẻ cộng đồng trong
điều kiện BĐKH. BĐKH do con người gây ra trong tương lai sẽ ảnh hưởng mạnh
mẽ không chỉ về tính bất ổn của khíhậu màcịn về cường độ vàtần suất xuất hiện
các hiện tượng thời tiết cực đoan vàsẽ gây thiệt hại cho đời sống, sức khoẻ cộng
đồng vàcho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước. Những chiến lược thí
ch
ứng với BĐKH trong nước làcần thiết vàcần phải thay đổi quan niệm thí
ch ứng từ
bị động sang chủ động ra quyết định. Trọng tâm nhất của những chọn lựa thí
ch ứng
là nhằm vào những lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng nhất như tài nguyên nước, nông
nghiệp, lâm nghiệp, những vùng ven biển, năng lượng, giao thơng vận tải và y tế
[25].
1.3.

Thực trạng biến đổi khíhậu vàdao động thời tiết


1.3.1. Thực trạng biến đổi khíhậu trên thế giới
Theo báo cáo IPCC (2013), nhiệt độ trung bình tồn cầu cóxu thế tăng lên rõ rệt
kể từ những năm 1950, nhiều kỷ lục thời tiết vàkhíhậu cực đoan đã được xác lập
trong vài thập kỷ qua. Khíquyển và đại dương ấm lên, lượng tuyết và băng giảm,
mực nước biển tăng, nồng độ các khí nhà kính tăng. Biến đổi của nhiệt độ cóxu thế
chung là tăng nhanh hơn ở vùng vĩ độ cao so với vùng vĩ độ thấp; tăng nhanh hơn ở
các vùng sâu trong lục địa so với vùng ven biển vàhải đảo; nhiệt độ tối thấp tăng
nhanh hơn so với nhiệt độ tối cao. Báo cáo IPCC (2013) tiếp tục khẳng định số ngày
vàsố đêm lạnh cóxu thế giảm; số ngày vàsố đêm nóng, số đợt nắng nóng cóxu thế
tăng trên quy mơ tồn cầu. Cùng với sự tăng nhanh của nhiệt độ, diện tích băng
cũng có xu thế giảm, giảm đáng kể nhất trong những năm gần đây [44].
Lượng mưa có xu thế tăng ở đa phần các khu vực trên quy mơ tồn cầu trong
thời kỳ 1901-2010. Trong đó, xu thế tăng rõ ràng nhất ở các vùng vĩ độ trung bì
nh
và cao; ngược lại, nhiều khu vực nhiệt đới có xu thế giảm. Xu thế tăng/giảm của
lượng mưa phản ánh rõ ràng hơn trong giai đoạn 1951-2010 so với giai đoạn 19012010. Trong đó, xu thế tăng rõ ràng nhất ở khu vực Châu Mỹ, Tây Âu, Úc; xu thế


10

giảm rõ ràng nhất ở khu vực Châu Phi và Trung Quốc [3]. IPCC cũng tiếp tục
khẳng định số vùng có số đợt mưa lớn tăng nhiều hơn số vùng có số đợt mưa lớn
giảm. Hạn hán khơng cóxu thế rõràng do hạn chế về số liệu quan trắc và đánh giá
hạn hán. Xu thế về tần số bão chưa rõ ràng, tuy nhiên gần như chắc chắn rằng số
cơn bão mạnh cũng như cường độ của các cơn bão mạnh đã tăng lên [44].
1.3.2. Thực trạng biến đổi khíhậu vàdao động khíhậu tại Việt Nam
Theo báo cáo của IPCC, nhiệt độ trung bình tồn cầu và mực nước biển tăng
nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam,
trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 - 0,70C, mực nước

biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh
mẽ. BĐKH thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày
càng khốc liệt [10, 21].
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sơng Cửu Long là một trong ba đồng bằng
trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông
Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh) [21]. Theo các kịch bản biến
đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng 2
- 30C, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa
mùa khơ lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1 m so với thời
kỳ 1980 - 1999. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35oC tăng từ 15 đến 30 ngày trên
phần lớn diện tích cả nước. Lượng mưa trung bình năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ
với mức tăng phổ biến từ 2 đến 7% [21]. Thiệt hại lũ lụt dự kiến sẽ trầm trọng hơn
do lượng mưa sẽ tăng, tác động đến cả lưu lượng đỉnh lũ và tần suất xuất hiện mưa
lũ. Ngoài ra, nếu mực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 38,9% diện tích đồng
bằng sơng Cửu Long, 16,8% diện tích đồng bằng sơng Hồng và 1,4% diện tích của
các tỉnh khác thuộc vùng ven biển miền trung sẽ bị ngập, trong đó, thành phố Hồ
Chí Minh sẽ bị ngập 17,8% diện tích; khoảng 10 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng
trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Tác động của BĐKH đối với Việt Nam là
rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc
thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước [21].


11

Trên quy mơ tồn cầu cũng như trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, khí hậu
trong những thập kỷ gần đây đang có những thay đổi khá rõ rệt. Trái đất đang ấm
dần lên tuy không đồng đều. Tại nhiều khu vực đã và đang xảy ra các hiện tượng
thiên tai trái quy luật. Tại nơi này, xảy ra mưa với cường độ ngày càng gia tăng, nơi
kia - hạn hán ngày càng nghiêm trọng. Ngay trên lãnh thổ Việt Nam, tuy diện tích

khơng rộng, khơng khókhăn để nhận diện được các hiện tượng khí hậu bất thường
tương tự. Chẳng hạn nền nhiệt độ có tăng lên song khơng đồng đều giữa các vùng;
tổng lượng mưa trung bình tồn quốc ít thay đổi, song có nơi lượng mưa tăng lên
nhiều so với trung bình nhiều năm, có nơi lại giảm mạnh gây khô hạn cục bộ; bão
xuất hiện trái quy luật và có xu thế gia tăng về cường độ [15].
Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH cũng cần phải nhìn nhận ở hai góc độ:
(i) Tác động của khí hậu biến đổi từ từ (hay biến đổi của điều kiện trung bình),
chẳng hạn sự tăng lên dần của nhiệt độ, sự giảm đi dần của tổng lượng mưa năm, sự
dịch chuyển dần của mùa mưa, mùa nóng, mùa lạnh, hoặc sự dâng lên dần của mực
nước biển...; (ii) Tác động của sự biến đổi về mức độ dao động của khí hậu, hay sự
biến đổi của biên độ và tần số dao động nhiều năm của các yếu tố và hiện tượng khí
hậu. Sự biến đổi này liên quan chặt chẽ với sự biến đổi của các hiện tượng khí hậu
cực đoan. Chẳng hạn, do biên độ dao động của nhiệt độ tăng lên nên số ngày nắng
nóng cũng như cường độ của các đợt nắng nóng sẽ tăng lên, kéo dài hơn, số ngày
rét đậm, rét hại giảm đi nhưng các đợt rét đậm, rét hại với cường độ mạnh hơn (hay
rét sâu hơn) cũng có thể tăng lên... Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết, khí hậu
cực đoan là nguyên nhân làm gia tăng các hiện tượng thiên tai, cả về tần suất và
cường độ, có thể dẫn tới những hậu quả trầm trọng về sức khoẻ, môi trường, kinh tế
và xã hội. Thiên tai không những làm thiệt hại về người và cơ sở vật chất màcịn có
thể nhanh chóng hủy hoại cả một vùng, một hệ sinh thái nào đó. Tính chất nguy
hiểm của những tác động này là thiên tai xảy ra có thể làm nghèo hóa hoặc tái
nghèo một bộ phận cộng đồng trong vùng chịu ảnh hưởng, thậm chí phá tan những
nỗ lực của chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước[18].
Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Quế và Phạm Văn Huấn về phổ dao động khí
hậu tại các vùng khí hậu khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam với mục tiêu tính tốn


12

khảo sát đại trà phổ dao động khí hậu trên chuỗi số liệu của nhiều trạm trong vùng

khí hậu nghiên cứu, phân tích so sánh kết quả trong mối liên hệ với sự ảnh hưởng
của các điều kiện địa lý tại khu vực cũng như các điều kiện tác động quy mơ lớn
khác. Kết quả cho thấy về phổ khí áp, tại vùng khí hậu Tây Bắc Bắc Bộ, các chu kỳ
phổ biến là 1,9, 2,6-2,9, 4,8, 7,5-7,8 năm. Hàm tương quan tại các trạm Sơn La
và Mộc Châu giảm rất nhanh về giá trị “0” tại khoảng cách 25 tháng. Tại các trạm
này không phát hiện thấy dao động chu kỳ 1,9 năm như trên các trạm khác trong
vùng. Đây là các trạm nằm trên vùng có độ cao lớn (675 và 972 m, tương ứng). Tại
vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ, trên nhiều trạm phát hiện dao động có chu kỳ ngắn
hơn (1,5 năm). Các chu kỳ cịn lại có độ dài gần như là gấp hai và ba lần so với chu
kỳ đầu. Đặc biệt tại một số trạm không thấy rõ chu kỳ dao động (Thất Khê, Bãi
Cháy, Tuyên Quang, Yên Bái). Tại vùng Đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Thanh
Hóa phát hiện thấy chu kỳ dao động ngắn hơn (1,4 năm). Các chu kỳ khác tương tự
như hai vùng trên. Có hai trạm dao động khơng rõ là Hồi Xn và Thái Bình. Tại
vùng khí hậu Bắc Trung Bộ lại xuất hiện chu kỳ ngắn hơn so với các vùng phía bắc:
1,2 năm. So với các vùng khác thì ở đây có nhiều chu kỳ và cách nhau không lớn.
Tại trạm Hà Tĩnh khơng rõ dao động [15].
Về phổ nhiệt độ, nhìn chung phổ dao động của nhiệt độ ổn định hơn phổ khí áp.
Chu kỳ dao động 2,1 năm là phổ biến nhất. Tiếp đến là các chu kỳ 3,1–3,5, 5,8, 6,5
năm. Tại vùng khí hậu Tây Bắc, trạm Hịa Bình chỉ thể hiện rõ duy nhất là chu kỳ
2,1 năm. Tại vùng khí hậu Đơng Bắc, tại trạm Thất Khê, Cao Bằng và Sa Pa có xuất
hiện thêm chu kỳ dao động 1,4 năm. Trong vùng khí hậu Đơng Bắc, Trung Du Bắc
Bộ –Thanh Hóa, tại trạm Thái Bình khơng thể hiện rõ các chu kỳ dao động. Tại
Bạch Long Vỹ và Phủ Liễn có chế độ dao động tương tự nhau (phổ có 4 đỉnh: 1,5,
2,1, 3,5 và 6,5 năm). Đặc biệt, so với các trạm khác, tại đây có thêm chu kỳ dao
động 1,5 năm. Tại vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, ngoài các chu kỳ dao động như các
vùng khác ở đây vẫn xuất hiện chu kỳ dao động ngắn (1,2-1,4 năm), tuy khơng
ngắn bằng phổ khí áp. Về phổ lượng mưa, so với phổ nhiệt độ thì phổ lượng mưa
kém ổn định hơn, các đỉnh phổ cao hơn và lại có nhiều đỉnh phổ dài năm hơn. Từ



13

phía bắc vào phía nam, vẫn xuất hiện các đỉnh phổ ngày càng ngắn hơn. Trên các
trạm gần bờ biển và trạm đảo vẫn thấy có ít chu kỳ hơn [15].
1.4.

Tác động của biến đổi khíhậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Mặc dùhiện tượng ấm lên tồn cầu cóthể mang lại một số lợi í
ch ở một số vùng
như nhiệt độ gia tăng có thể tăng năng suất một số mùa màng hay số ca tử vong
mùa đơng ít hơn ở vùng khíhậu ơn đới và tăng sản xuất lương thực tại một số khu
vực nhất định, nhưng về tổng thể thìnhững ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến
cộng đồng được cho làlớn hơn [64]. BĐKH cũng ảnh hưởng đến các yếu tố xãhội
và môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe như giảm chất lượng khơng khí
, giảm
cấp nước uống an toàn, ảnh hưởng tới an ninh lương thực và nơi ở an toàn [64].
Theo Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và mơi trường thì tác động của BĐKH
làcó sự khác nhau giữa các vùng địa lý, trong đó đối với vùng núi vàtrung du thì
BĐKH làm gia tăng lũ và sạt lở đất, gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiệt độ
gia tăng và hạn hán. Chính những tác động này đã ảnh hưởng tiêu cực tới y tế, sức
khỏe cộng đồng, các vấn đề xã hội, an ninh lương thực, giao thông vận tải, môi
trường, tài nguyên nước, đa dạng sinh học v.v. Những đối tượng dễ bị tổn thương
với BĐKH thường là dân cư miền núi, nhất làdân tộc thiểu số, người già, phụ nữ,
trẻ em vànhững người lao động ngoài trời [64]. Về y tế thìBĐKH làm thay đổi mơ
hình và góp phần làm thay đổi cơ cấu bệnh tật, trong đó gia tăng cả một số bệnh
truyền nhiễm, gia tăng nhập viện vàtử vong đối với một số bệnh không lây nhiễm
(tim mạch, stress...), đe dọa sức khỏe con người, nhất là với những nhóm đối tượng
dễ bị tổn thương [63].
Nhiệt độ khơng khí tăng cao là ngun nhân trực tiếp gia tăng nguy cơ tử vong

do các bệnh tim mạch, các bệnh đường hô hấp và người già thường là đối tượng
nhạy cảm. Trong đợt sóng nhiệt xảy ra vào mùa hè năm 2003 tại châu Âu đã có hơn
70.000 người tử vong được ghi nhận, trong đó chủ yếu là người cao tuổi. Nhiệt độ
cao cũng làm tăng nồng độ ozone và các chất ô nhiễm khác trong khơng khí mà làm
trầm trọng thêm bệnh tim mạch và hô hấp. Phấn hoa và các yếu tố gây dị ứng khác
cũng gia tăng ở nhiệt độ cao và có thể kích hoạt hen suyễn, ảnh hưởng đến khoảng


14

300 triệu người trên thế giới. Nhiệt độ gia tăng sẽ làm tăng gánh nặng bệnh tật do
bệnh này [64].
Trên thế giới số lượng báo cáo thiên tai liên quan đến thời tiết tăng gấp 3 lần từ
năm 1960. Mỗi năm thiên tai làm hơn 60.000 trường hợp tử vong, chủ yếu là ở các
nước đang phát triển. Mực nước biển dâng và các sự kiện thời tiết cực đoan sẽ phá
hủy nhà cửa, cơ sở y tế và các dịch vụ thiết yếu khác ở nhiều khu vực trên thế giới.
Hơn một nửa dân số thế giới hiện đang sống trong phạm vi 60 km bờ biển có thể bị
buộc phải di chuyển, do đó làm tăng một loạt nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe thể chất,
sức khoẻ tâm thần và các bệnh truyền nhiễm. Càng ngày sự thay đổi lượng mưa
càng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước ngọt, thiếu nước an toàn cùng với các
vấn đề vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, căn bệnh làm gần 500.000 trẻ
em dưới 5 tuổi trên thế giới tử vong mỗi năm. Trường hợp cực đoan hơn, thiếu nước
dẫn đến hạn hán, mất mùa, gia tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng. Vào cuối thế kỷ 21,
BĐKH có thể có thể làm tăng tần suất và cường độ của hạn hán ở phạm vi khu vực
và toàn cầu [56].
Lũ lụt, bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng làm người dân mất nhà cửa,
thiệt hại về mùa màng, sinh kế, gia tăng về tần suất và cường độ gây ô nhiễm nguồn
cung cấp nước ngọt, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây lan qua nước ăn uống và tạo ra
khu vực sinh sản cho các loài véc tơ truyền bệnh; đồng thời tăng nguy cơ đuối nước
và chấn thương thể chất, làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ y tế và sức khỏe.

Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể sẽ làm giảm sản xuất lương thực ở
nhiều khu vực nghèo nhất trên thế giới, làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu dinh
dưỡng mà hiện nay gây ra 3,1 triệu ca tử vong mỗi năm [64].
1.5.

Thực trạng về biến đổi khíhậu liên quan tới cảm nhận của người dân

1.5.1. Thực trạng về biến đổi khíhậu liên quan tới cảm nhận của người dân
trên thế giới
BĐKH ảnh hưởng cộng đồng theo nhiều khía cạnh khác nhau như ảnh hưởng
sức khoẻ, sinh kế, giảm năng suất mùa màng… Theo Trung tâm Kiểm sốt và
Phịng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), BĐKH kết hợp với các yếu tố tự nhiên và
nhân tạo khác ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật con người theo nhiều cách khác


15

nhau. Một số mối đe dọa đến sức khỏe ngày càng gia tăng và một số khác mới xuất
hiện. Không phải mọi thành viên trong cộng đồng đều có nguy cơ giống nhau và
các yếu tố thường liên quan đến tính dễ bị tổn thương là tuổi, giới, nguồn lực kinh
tế, nghề nghiệp và địa điểm. Tại Mỹ, sức khỏe cộng đồng có thể bị ảnh hưởng bởi
sự gián đoạn của các hoạt động thể chất, hệ thống sinh học và sinh thái. Do điều
kiện thời tiết cực đoan sẽ dẫn tới gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và thay đổi sự phân bố của
các bệnh liên quan đến thực phẩm, nước và các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh
về đường hô hấp, bệnh tim mạch, chấn thương, tử vong sớm và sức khỏe tâm thần
[55].
Năm 2011, Mboera LE và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tổng quan nhằm tìm
hiểu ảnh hưởng của BĐKH đến sức khoẻ và cuộc sống của người dân tại Tanzania.
Kết quả cho thấy, BĐKH có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi của người dân
thông qua nhiều cơ chế khác nhau [58]. Năm 2011, Md Aminul Haque và cộng sự

thực hiện nghiên cứu cắt ngang nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của BĐKH tới 450 người
dân tại hai xã, một xã ở huyện Rajshahi nằm phía bắc và một ở huyện Khulna nằm
ở phía nam của của Bangladesh. Kết quả cho thấy, hơn 95% đối tượng nghiên cứu
cho biết nhiệt độ trong mùa hè tăng và 80,2% lượng mưa giảm trong 5 năm qua.
Khoảng 65% cho rằng thời tiết trong mùa đông đã ấm hơn so với nhiều năm trước
nhưng họ vẫn cảm thấy khoảng 5-7 ngày trong thời kỳ mùa đông nhiệt độ xuống rất
thấp, điều này hạn chế hoạt động, sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt hằng ngày và sức
khỏe của người dân. Lần lượt 82 %, 82,5% và 54,7% đối tượng nghiên cứu trả lời
tần suất mưa, nhiệt và lạnh liên quan đến bệnh/vấn đề sức khỏe tăng lên từ 5-10
năm qua. Tác giả kết luận, BĐKH đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
con người, nông nghiệp và sinh kế. Những nghiên cứu về BĐKH kể trên là những
bằng chứng khoa học cần thiết để đề xuất chương trình can thiệp phù để thích ứng
với BĐKH nói chúng và đặc biệt lànhững quốc gia dễ bị tổn thương với BĐKH
[54].
Nghiên cứu cũng cho thấy việc gia tăng tiếp xúc với điều kiện thời tiết nắng
nóng cũng làm gia tăng tỷ lệ tội phạm vàcho thấy có mối liên hệ giữa việc gia tăng
nhiệt độ và hành vi bạo lực [37]. Nghiên cứu của Nitschke và cộng sự (năm 2011)


16

tại Australia cho thấy, các đợt nắng nóng có mối liên quan đến gia tăng tình trạng
nhập viện do rối loạn tâm thần, rối loạn tim mạch và bệnh thận [50]. Nghiên cứu
của Berry HL và cộng sự (2010) cho rằng, các đợt nắng nóng có liên quan đến các
bệnh rối loạn cảm xúc, rối loạn âu lo, sa sút trí tuệ [42], kiệt sức hay có mối liên
quan giữa tình trạng tự tử của người nơng dân và tình trạng hạn hán tại Australia
[43] và Ấn Độ [59]. Giải thích ngun nhân dẫn đến tình trạng này tác giả cho rằng
(1) do mất mùa dẫn đến khó khăn về kinh tế và khơng có khả năng trả nợ, (2) hạn
hán dẫn tới tăng chi phí thực phẩm, dẫn tới dinh dưỡng và dễ mắc bệnh, (3) hạn hán
kéo dài có liên quan đến các bệnh tâm thần, rối loạn hành vi, (4) tình trạng di cư

hoặc bỏ nghề nơng [42]. Nhiệt độ quá nóng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến các
cộng đồng sống ở các vĩ độ phía bắc, nơi người dân ít được chuẩn bị để đối phó với
nhiệt độ quá cao. Một số quần thể dễ bị tổn thương hơn so với những người
khác như người lao động ngoài trời, các vận động viên và những người vơ gia cư có
xu hướng được tiếp xúc nhiều hơn với nhiệt độ cực đoan bởi vì họ dành nhiều thời
gian ở ngồi trời. Hộ gia đình có thu nhập thấp và người lớn tuổi có thể khơng được
sử dụng điều hịa khơng khí mà cịn làm tăng tiếp xúc với nhiệt độ cao [26]. Như
vậy, BĐKH có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, đặc biệt là gia tăng nguy cơ
bùng phát các bệnh nhạy cảm với BĐKH. Đồng thời BĐKH cũng tác động tới mùa
màng, kinh tế, tiếp cận với các dịch vụ nước sạch vệ sinh môi trường và y tế… làm
gián tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống của người dân theo các khía cạnh
khác nhau.
1.5.2. Thực trạng về biến đổi khíhậu liên quan tới cảm nhận của người dân tại
Việt Nam
Việt Nam với hơn 3000 km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió mùa, hàng
năm phải đối mặt với sự hoạt động của bão, lốc xoáy trên khu vực Tây bắc Thái
Bình dương và biển Đơng, chịu tác động của nhiều loại hình thế thời tiết phức tạp.
Các hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra hầu như quanh năm và trên khắp mọi
miền lãnh thổ. BĐKH và nước biển dâng đã có những tác động tiêu cực đến nhiều
lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường [17].


17

Trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến đời
sống và sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam, tuy nhiên số lượng và quy mơ các nghiên
cứu cịn hạn chế [12]. Nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến tình trạng nhập
viện do bệnh tim mạch của người cao tuổi tại Thái Nguyên, tác giả Phạm Ngân
Giang và cộng sự đã thu thập số liệu thứ cấp về thời tiết hằng ngày của tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2008 đến 2012 được cung cấp bởi Trung tâm Dự báo Khí tượng

Thuỷ văn Trung ương và tình trạng nhập viện do bệnh tim mạch của người cao tuổi
(từ 60 tuổi trở lên) trong vòng 5 năm qua tại 4 bệnh viện lớn trên địa bàn tỉnh. Kết
quả cho thấy, sau 5 năm có 18.975 người bệnh cao tuổi nhập viện vì lý do bệnh tim
mạch và trung bình nhiệt độ để người bệnh tim mạch nhập viện là 26oC. Ở trên và
dưới ngưỡng này có xu hướng gia tăng tích lũy người bệnh tim mạch nhập viện với
thời tiết có nhiệt độ thấp và cao hơn mức này. Nếu nhiệt độ giảm xuống 1oC thì
người cao tuổi mắc bệnh tim có nguy cơ phải nhập viện cao gấp 1,12 lần so với
ngưỡng 26oC (95%CI: 1,1-1,25)[57]. Kết quả của nghiên cứu này ủng hộ cho giả
thuyết rằng hiệu ứng lạnh trong điều kiện thời tiết ấm lên, nơi mà con người thường
khơng có điều kiện nhà ở tốt để bảo vệ họ khỏi thời tiết lạnh, có vẻ xảy ra nghiêm
trọng hơn so với xảy ra trong thời tiết lạnh hơn [32, 36].
Năm 2012, Đặng Ngọc Chánh và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đánh giá mức
độ dao động thời tiết và tình trạng sức khoẻ của người dân tại các huyện ven biển
tỉnh Bến Tre thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi kết hợp và thu thập số liệu tại
trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy số người mắc các bệnh về
đường hô hấp như cảm và tai mũi họng chiếm khá lớn trên mơ hình bệnh, các bệnh
liên quan đến tim mạch như cao huyết áp và các chứng bệnh tim khác cũng chiếm
tỷ lệ tương đối lớn trên mơ hình bệnh thu thập được tại đây. Kết quả khí tượng thủy
văn thu được ở trên cũng cho thấy rằng qua các năm nhiệt độ đang tăng lên rõ rệt,
tổng lượng mưa trong những năm từ 2006 đến 2008 đã tăng cao và giảm xuống đột
ngột trong năm 2009 và 2010. Như vậy, với diễn biến thời tiết nắng nóng gia tăng
kết hợp với sự thay đổi về lượng mưa tăng vào mùa mưa và giảm vào mùa khô sẽ
tác động đến sức khỏe của con người. Nhất là tại các khu vực ven biển, tác động


×