Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.68 KB, 7 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU.
I.Đánh giá chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam.
Qua quá trình thực tập, em có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty nói chung và đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty. Với góc nhìn là một sinh viên
thực tập, em nhận thấy công ty có những ưu điểm và những tồn tại sau:
1. Những ưu điểm.
Tập đoàn Hải ChâuViệt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển, với
năng lực tài chính, lực lượng chuyên môn kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao,
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, các công trình mà công ty đã và đang thi công
đều được các chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng, tiến độ và giá thành hợp lý.
Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên trong Công ty ngày càng
được hoàn thiện. Có được những thành tựu to lớn như vậy là do các nhân tố chính :
Thứ nhất là về tổ chức quản lý : Tập đoàn đã xây dựng được mô hình quản lý
khoa học, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, sự phối hợp chặt chẽ
giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc trong Công ty đã tạo ra được sự chủ động
trong sản xuất kinh doanh.
Thứ hai là về công tác tổ chức sản xuất : . Hệ thống các phòng ban trong tập
đoàn đã liên kết chặt chẽ, cố vấn một cách có hiệu quả cho cơ quan quản lý cấp cao
nhất về các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, với việc áp dụng cơ chế khoán
cho từng đơn vị trực thuộc, Công ty đã tạo được ý thức trách nhiệm trong sản xuất
tới từng công nhân lao động nhờ đo chi phí của tập đoàn được sử dụng một cách có
hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí.
Thứ ba là về tổ chức bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức
theo hình thức tập trung đã tạo được khả năng chuyên môn hoá cao trong công tác
hạch toán kế toán.
Thứ tư là về hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty: là một Công ty lớn có
nhiều đơn vị trực thuộc, do vậy công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung để ghi sổ


là rất phù hợp. Kết câu sổ đơn giản, dễ ghi chép, dễ kiểm tra, đối chiếu khi cần.
Thứ năm là về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm:
Đánh giá đúng tầm quan trọng của phần hành kế toán này, tập đoàn đã lựa
chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình
cho từng kỳ rõ ràng, đồng thời phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm cũng được xác định phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
và tính dở dang, tính giá thành sản phẩm. Chi phí được tập hợp theo từng khoản
mục tạo điều kiện cho công tác đánh giá sản phẩm giá thành sản phẩm được chính
xác.
Tập đoàn thực hiện giao khoán cho các đội,xí nghiệp thông qua hợp đồng
khoán gọn. Hình thức này góp phần nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người
lao động và tăng cường công tác quản lý. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc
giảm thiểu chi phí nhân công trực tiếp, góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm, thể hiện ưu điểm trong quản lý chi phí của tập đoàn.
2. Những tồn tại.
Bên cạnh những ưu điểm trên,tập đoàn cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý cần
khắc phục. Đặc biệt đối với nghành xây dựng cơ bản là một hoạt động phức tạp,
quy mô nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày lớn.
* Về tổ chức luân chuyển chứng từ:
Do đặc điểm của nghành xây dựng là các công trình thi công thường ở xa, phân tán
rộng đã làm cho việc cập nhật chứng từ từ các công trình thi công khó khăn, mặc
dù tại các đội thi công đều có nhân viên chịu trách nhiệm thu thập chứng từ và lập
bảng kê nhưng tất cả lại được nộp lên phòng kế toán cùng một thời điểm cuối
tháng hoặc cuối quý, làm chậm việc quyết toán và tính giá thành công trình.
* Về hạch toán chi phí:
Đối với CPNVLTT, trong quá trình sản xuất cẩu Công ty NVL chiếm một tỷ trọng
lớn và là mục tiêu để hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã giao cho các đội tự mua
sắm vật tư theo dự toán được duyệt, điều này có thể dẫn đến hiện tượng các đội
trực tiếp thi công sẽ tìm mọi cách tiết kiệm chi phí để hưởng phần chênh lệch. Điều

này sẽ có thể dẫn đến chất lượng công trình bị giảm sút.
Công ty không trích lập dự phòng cho chi phí sửa chữa máy thi công làm cho chi
phí trong một số quý cao lên bất thường, làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành
trong quý.
* Về chế độ các khoản trích lương áp dụng tại tập đoàn.
Về hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công công
trình và công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên đội quản lý. Hiện nay các
khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công công trình và công nhân
điều khiển máy thi công đều hạch toán vào CPNCTT-TK 622 và chi phí SDMTC –
TK 623. Phương pháp này hạch toán sai với chế độ kế toán áp dụng cho các doanh
nghiệp xây lắp, không phù hợp và làm cho CPNCTT bị phản ánh sai lệch.
II.MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU.
1.Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Cần khuyến khích việc gửi hồ sơ quyết toán bằng phương tiện gửi nhanh, đảm bảo
về mặt thời gian cập nhật sổ sách, cung cấp thông tin chi phí sản xuất một cách
chính xác nhất. Thường xuyên đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía kế toán,
phụ trách công trình và đưa các quy luật rằng buộc chặt chẽ.
Để phản ánh được những thiếu hụt trong quá trình vận chuyển, giao nhận đồng thời
tránh những trường hợp gian lận công ty lên lập” biên bản kiểm kê vật tư, sản
phẩm, hàng hoá” theo mẫu.
2.Về kế toán các khoản trích theo lương tại công ty.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin giúp cho việc hạch toán được đễ dàng khoản tiền
lương, BHXH theo từng đối tượng sử dụng, công ty nên lập “bảng phân bổ tiền
lương và BHXH”.
3.Về hệ thống sổ kế toán.
Về lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Để đáp ứng nhu cầu thông tin về tình
hình biến động TSCĐ trong tháng , công ty nên lập bảng tính và phân bổ
KHTSCĐ.

4.Về kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn MTC và sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ
thi công công trình. Phương pháp hạch toán như sau:
Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ,kế toán ghi:
Nợ TK 623:số trích trước sửa chữa lớn MTC
Nợ TK 627: số trích trước sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 335: số trích trước sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ thi công
Khi sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 335: chi phí thực tế chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 111,112,331: chi phí thực tế chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Nếu số trích trước lớn hơn số thức tế phát sinh cuối kỳ ,kế toán ghi:
Nợ TK 335: số chênh lệch
Có TK 711: số chênh lệch
Nếu số trích trước nhỏ hơn số thức tế phát sinh cuối kỳ , kế toán ghi:
Nợ TK 623, 627: số còn thiếu
Có TK 335: số còn thiếu
Trên đây là một số nhận xét và đề xuất của em góp phần nâng cao chất lượng
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.




×