Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hoạt động của nhân viên y tế thôn bản trong đợt dịch sốt xuất huyết dengue tại huyện việt yên, tỉnh bắc giang năm 2017 và một số ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HỒNG THỊ THANH NGA

HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN
TRONG ĐỢT DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI
HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2017 VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HỒNG THỊ THANH NGA

HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN
TRONG ĐỢT DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI
HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2017 VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ THANH HƢƠNG
TS. NGUYỄN THANH HÀ



HÀ NỘI - 2018


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Một số khái niệm............................................................................................. 4
1.2. Sốt xuất huyết Dengue: Đặc điểm, phƣơng thức lây nhiễm .......................... 4
1.2.1. Đặc điểm ..................................................................................................... 4
1.2.2. Phƣơng thức lây truyền ................................................................................ 4
1.3. Tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết Dengue trên thế giới, Việt Nam và Bắc
Giang ...................................................................................................................... 5
1.3.1 Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới .............................. 5
1.3.2. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam ............................ 6
1.3.3. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bắc Giang .................... 7
1.4. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tại huyện Việt Yên .................. 8
1.4.1. Mô tả vụ dịch sốt xuất huyết Dengue năm 2017........................................... 8
1.4.2. Kết quả dập dịch .......................................................................................... 9
1.5. Chức năng nhiệm vụ của nhân viên Y tế thôn bản trong hoạt động phòng
chống sốt xuất huyết Dengue ................................................................................ 9
1.6. Thực trạng hoạt động của nhân viên y tế thơn bản trong phịng chống dịch
sốt xuất huyết Dengue ......................................................................................... 11

1.7. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động của nhân viên y tế thơn bản trong
hoạt động phịng chống dịch sốt xuất huyết Dengue .......................................... 12
1.8. Một số nghiên cứu trong và ngồi nƣớc về hoạt động của nhân viên y tế
thơn bản trong đợt dịch sốt xuất huyết Dengue ................................................. 13
1.8.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 13
1.8.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 14


ii

1.9. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 15
1.9.1. Thông tin chung......................................................................................... 15
1.9.2. Thông tin về nhân lực y tế thôn bản ........................................................... 16
1.10. Khung lý thuyết .......................................................................................... 17
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... 18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu ................................................ 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 19
2.3. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 19
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................. 19
2.4.1. Cỡ mẫu: ..................................................................................................... 19
2.4.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................................. 20
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................................... 21
2.5.1.Thu thập số liệu định lƣợng ........................................................................ 21
2.5.2. Thu thập số liệu định tính .......................................................................... 21
2.6. Biến số nghiên cứu ........................................................................................ 22
2.6.1. Biến số cấu phần định lƣợng ...................................................................... 22
2.6.2. Chủ đề cấu phần định tính ......................................................................... 23
2.7. Thƣớc đo và tiêu chuẩn đánh giá của nghiên cứu ....................................... 24

2.8. Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................................... 24
2.9. Đạo đức của nghiên cứu ............................................................................... 25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 26
3.1. Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ........................................ 26
3.2. Hoạt động của nhân viên y tế thôn bản trong đợt dịch sốt xuất huyết
Dengue ................................................................................................................. 29
3.2.1. Hoạt động tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết Dengue ..................... 29
3.2.2. Vận động ngƣời dân tham gia chiến dịch vệ sinh môi trƣờng, diệt lăng
quăng/bọ gậy ......................................................................................................... 30
3.2.3. Hoạt động giám sát bệnh nhân ................................................................... 31


iii

3.2.4. Hoạt động báo cáo theo quy định ............................................................... 32
3.3. Kết quả hoạt động của nhân viên Y tế thôn bản trong đợt dịch sốt xuất
huyết Dengue năm 2017 ...................................................................................... 33
3.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động của nhân viên y tế thôn bản trong
đợt dịch sốt xuất huyết Dengue năm 2017 tại huyện Việt Yên .......................... 36
3.4.1. Nhóm yếu tố từ cá nhân ngƣời làm y tế thơn bản ....................................... 36
3.4.1.1. Hoạt động tun truyền phịng chống sốt xuất huyết Dengue ........ 36
3.4.1.2. Hoạt động vận động ngƣời dân tham gia chiến dịch diệt lăng
quăng/bọ gậy ................................................................................................. 38
3.4.1.3. Hoạt động giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ................... 39
3.4.1.4. Hoạt động báo cáo trạm y tế xã ....................................................... 40
3.4.2. Nhóm yếu tố quản lý ................................................................................. 41
3.4.2.1. Ảnh hƣởng tới hoạt động tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết
Dengue 42
3.4.2.2. Ảnh hƣởng tới hoạt động vận động ngƣời dân tham gia chiến dịch
diệt lăng quăng/bọ gậy .................................................................................. 42

3.4.2.3. Ảnh hƣởng tới hoạt động giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết
Dengue 43
3.4.2.4. Ảnh hƣởng tới hoạt động báo cáo trạm y tế xã ............................... 43
3.4.3. Nhóm yếu tố từ ngành y tế ......................................................................... 44
3.4.3.1. Ảnh hƣởng tới hoạt động tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết
Dengue 44
3.4.3.2. Ảnh hƣởng tới hoạt động vận động ngƣời dân tham gia chiến dịch
diệt lăng quăng/bọ gậy .................................................................................. 44
3.4.3.3. Ảnh hƣởng tới hoạt động giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết
Dengue 45
3.4.3.4. Ảnh hƣởng tới hoạt động báo cáo trạm y tế xã ............................... 46
3.4.4. Yếu tố về giải pháp cải thiện hoạt động của nhân viên y tế thôn bản .......... 46
3.4.5. Yếu tố vệ sinh môi trƣờng ......................................................................... 48
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 49


iv

4.1. Một số đặc điểm của nhân viên y tế thôn bản tại huyện Việt Yên .............. 49
4.2. Hoạt động phòng chống sốt xuất huyết Dengue của nhân viên Y tế thôn
bản tại huyện Việt Yên trong đợt dịch năm 2017 .............................................. 51
4.2.1. Tuyên truyền hƣớng dẫn ngƣời dân nâng cao nhận thức ............................ 51
4.2.2. Vận động ngƣời dân tham gia chiến dịch vệ sinh môi trƣờng, diệt lăng
quăng/ bọ gậy ........................................................................................................ 52
4.2.3. Giám sát bệnh nhân ................................................................................... 53
4.2.4. Báo cáo cho trạm y tế xã theo quy định ..................................................... 53
4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động phòng chống sốt xuất huyết Dengue
của nhân viên y tế thôn bản ................................................................................ 55
4.3.1. Yếu tố cá nhân ngƣời làm y tế thôn bản ..................................................... 55
4.3.2. Yếu tố quản lý ........................................................................................... 57

4.3.3. Yếu tố từ ngành y tế................................................................................... 58
4.3.4. Yếu tố về các giải pháp cải thiện hoạt động của y tế thôn bản .................... 59
4.3.5. Yếu tố môi trƣờng ..................................................................................... 60
4.4. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .................. 61
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 63
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 69
Phụ lục 1: Bảng biến số nghiên cứu định lƣợng ................................................. 69
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn nhân viên Y tế thôn bản huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang .................................................................................................................... 75
Phụ lục 3: Hƣớng dẫn thảo luận nhóm chủ hộ gia đình ................................... 87
Phụ lục 4: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU .................................................. 89
Phụ lục 5: Quy ước đánh giá phân loại về thực hiện nhiệm vụ trong đợt dịch
SXHD năm 2017 ................................................................................................... 92
Phụ lục 6: DỰ TRÙ KINH PHÍ ................................ Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 7: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ................... Error! Bookmark not defined.


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban Chỉ đạo

CTV

Cộng tác viên


HGĐ

Hộ gia đình

NV

Nhân viên

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

TT-GDSK

Truyền thơng giáo dục sức khỏe

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT


Vệ sinh môi trƣờng

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

YTTB

Y tế thôn bản


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Bản đồ 1. 1 Phân bố các ổ dịch sốt xuất huyết Dengue, tỉnh Bắc Giang, 10
tháng/2017 [7] ......................................................................................................... 8
Biểu đồ 1. 1 Phân bố các trƣờng hợp mắc sốt xuất huyết Dengue theo tháng, tỉnh
Bắc Giang, năm 2017 [7] ......................................................................................... 7
Biểu đồ 3. 1 Phân loại nhân viên y tế thôn bản thực hiện đủ 4 nhiệm vụ ................ 34
Biểu đồ 3. 2 Phân loại nhân viên y tế thôn bản không thực hiện đủ 4 nhiệm vụ ..... 35


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Số lƣợng và trình độ của NV YTTB tại huyện Việt Yên năm 2017 ........ 16
Bảng 2. 1 Thông tin khái quát về đối tƣợng nghiên cứu định tính .......................... 20
Bảng 3. 1 Thông tin chung về nhân viên y tế thôn bản ........................................... 26
Bảng 3. 2 Tỷ lệ nhân viên y tế thơn bản kiêm nhiệm cơng tác đồn thể ................. 27
Bảng 3. 3 Số hộ gia đình do một nhân viên y tế thôn bản quản lý .......................... 27

Bảng 3. 4 Tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản đã từng đƣợc đào tạo, tập huấn ................ 28
Bảng 3. 5 Tỷ lệ nhân viên y tế thơn bản có trang thiết bị, tài liệu truyền thông ...... 28
Bảng 3. 6 Tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản thực hiện hoạt động truyền thông ............ 29
Bảng 3. 7 Tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản vận động ngƣời dân tham gia chiến dịch vệ
sinh môi trƣờng, diệt lăng quăng/bọ gậy ................................................................ 30
Bảng 3. 8 Tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue
.............................................................................................................................. 31
Bảng 3. 9 Tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản thực hiện báo cáo theo quy định .............. 32
Bảng 3. 10 Bảng tổng hợp kết quả nhân viên y tế thôn bản thực hiện nhiệm vụ đạt
(n=155) ................................................................................................................. 33
Bảng 3. 11 Bảng kiểm thu thập thông tin về hoạt động của nhân viên y tế thôn bản
trong đợt dịch sốt xuất huyết Dengue từ số liệu thứ cấp ......................................... 35


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Đội ngũ nhân viên Y tế thơn bản (NV YTTB) trên địa bàn huyện Việt Yên
trong đợt dịch sốt xuất huyết Dengue (SXHD) năm 2017 có vai trò quan trọng trong
việc giúp ngƣời dân nâng cao nhận thức về bệnh SXHD và có thực hành đúng trong
phịng chống SXHD. Nghiên cứu "Hoạt động của nhân viên Y tế thôn bản trong
đợt dịch sốt xuất huyết Dengue tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2017 và
một số yếu tố ảnh hưởng" tiến hành từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2018 theo thiết kế
nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lƣợng. Nghiên cứu nhằm mơ
tả hoạt động phịng chống SXHD của NV YTTB, tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng và
các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động phòng chống SXHD của NV YTTB. Đối
tƣợng nghiên cứu là toàn bộ 155 NV YTTB đang làm việc trong địa bàn huyện, một
số cán bộ y tế huyện, xã, thôn, cán bộ Ủy ban nhân dân xã và đại diện chủ HGĐ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động của NV YTTB tại huyện Việt Yên
trong đợt dịch SXHD năm 2017 còn tồn tại một số yếu tố cần đƣợc quan tâm. Tỷ lệ

NV YTTB thực hiện đầy đủ cả bốn nhiệm vụ đạt chiếm 81,5%. Tỷ lệ NV YTTB
thực hiện không đầy đủ bốn nhiệm vụ đạt 48,5%. Nội dung tuyên truyền là một
trong bốn nội dung đƣợc YTTB quan tâm nhất và 100% đều thực hiện. Bên cạnh đó
thì hoạt động giám sát bệnh nhân, báo cáo cho TYT xã chƣa đƣợc các NV YTTB
quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động của
YTTB gồm có: trình độ chun mơn thấp, kiêm nhiệm nhiều cơng việc, tham gia
công việc tại công ty nên thời gian dành cho hoạt động còn hạn chế, phụ cấp thấp,
kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khơng có dẫn tới hoạt động không hiệu quả. Việc tổ
chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho đội ngũ YTTB cịn hạn
chế. Cung cấp trang thiết bị truyền thơng, tài liệu truyền thơng cịn thấp, khơng đủ
đáp ứng với nhu cầu thực tế.
Nghiên cứu khuyến nghị cần có giải pháp nhằm cải thiện hoạt động của đội
ngũ NV YTTB trên địa bàn huyện nhƣ: trang bị cho đội ngũ YTTB đầy đủ cả về
kiến thức, trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí nhằm động viên, khích lệ tinh thần để thực
hiện hoạt động phòng chống SXHD đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó cần
tăng cƣờng cơng tác đào tào mới, đào tạo liên tục để đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực
tế. Các cấp quản lý cần quan tâm, hỗ trợ tới đời sống để họ có thể tập trung công
việc.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) đang diễn
biến phức tạp, gia tăng về phạm vi và số lƣợng ngƣời mắc bệnh qua từng năm tại
nhiều quốc gia [15]. Tại Việt Nam, bệnh SXHD lƣu hành ở hầu hết các tỉnh, thành
phố, nhƣng tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Dịch thƣờng
xảy ra theo chu kỳ từ 3 đến 5 năm một lần. Chính sự thay đổi của mơi trƣờng và khí
hậu đã kéo theo sự thay đổi của dịch bệnh SXHD mà nguyên nhân chủ yếu liên
quan đến sự phát triển của vật trung gian gây bệnh là muỗi Aedes aegypty và A.

albopictus[23]. Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng từ đầu năm
2017 đến ngày 30/11/2017 cả nƣớc ghi nhận 173.151 trƣờng hợp mắc Sốt xuất
huyết Dengue (SXHD) tại 63/63 tỉnh, thành phố, 30 trƣờng hợp tử vong [7].
Bắc Giang là một tỉnh trung du và miền núi thuộc vùng đông bắc Việt Nam,
cách trung tâm thủ đơ Hà Nội 50km, có quốc lộ 1A, có đƣờng cao tốc Hà Nội –
Lạng Sơn chạy qua. Trƣớc tình hình dịch bệnh SXHD bùng nổ ở Hà Nội, trong năm
2017 tại Bắc Giang đã xuất hiện dịch bệnh. Tính tới ngày 30/11/2017, tồn tỉnh phát
hiện 28 ổ dịch quy mô nhỏ (dƣới 14 trƣờng hợp mắc) ở 7/10 huyện/thành phố, 963
trƣờng hợp sốt xuất huyết, số mắc tăng hơn 16 lần so với cùng kỳ năm 2016 [7].
Nằm phía Tây tỉnh Bắc Giang, Việt n là một huyện đồng bằng trung du
có vị trí tƣơng đối thuận lợi trong giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội [28]. Trƣớc
tình hình diễn biến của dịch SXHD, tính tới thời điểm ngày 25/11/2017 tồn huyện
đã ghi nhận 97 ca mắc SXHD, tỷ lệ mắc SXHD trên 100.000 dân tăng từ 0,56 ca
năm 2016 lên 47 ca năm 2017. Toàn huyện xuất hiện 3 ổ dịch, các ổ dịch đƣợc phát
hiện và xử lý kịp thời khơng để lây lan rộng [25].
Trƣớc tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh SXHD tại huyện, đội ngũ
NV YTTB đƣợc coi là có vai trị quan trọng trong việc giúp ngƣời dân nâng cao
nhận thức về bệnh SXHD và có thực hành đúng trong phịng chống SXHD [27].
Với các hoạt động nhƣ là: hƣớng dẫn ngƣời dân phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ
sinh môi trƣờng; phát hiện sớm ngƣời bệnh trong cộng đồng, tƣ vấn để họ đến cơ sở
y tế khám và điều trị; hƣớng dẫn ngƣời dân cách ly nguồn bệnh… đội ngũ NV
YTTB trên địa bàn huyện Việt Yên đã góp phần khống chế dịch thành công. Tuy


2

nhiên, công tác dập dịch của đội ngũ NV YTTB trên địa bàn huyện Việt Yên trong
đợt dịch năm 2017 đƣợc nhận định là chƣa đạt hiệu quả.
Từ thực tế nhu cầu của địa phƣơng, đội ngũ nhân viên YTTB trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang vẫn đang và sẽ tiếp tục đƣợc duy trì [9]. Câu hỏi đặt ra là: Những

hoạt động nào của nhân viên YTTB trong đợt dịch SXHD năm 2017 đƣợc thực
hiện? Những yếu tố nào ảnh hƣởng tới hoạt động của nhân viên YTTB trong đợt
dịch SXHD năm 2017 tại huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang? Đó là lý do học viên tiến
hành nghiên cứu “Hoạt động của nhân viên y tế thôn bản trong đợt dịch sốt
xuất huyết Dengue tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2017 và một số yếu
tố ảnh hƣởng”. Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở đề ra các giải pháp can thiệp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân viên YTTB trong cơng tác phịng
chống SXHD, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do SXHD trên địa bàn
huyện Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả hoạt động của nhân viên y tế thôn bản trong đợt dịch sốt xuất
huyết Dengue tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2017.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động của nhân viên y tế thôn
bản trong đợt dịch sốt xuất huyết Dengue tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm
2017.


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi
rút Dengue gây nên. Bệnh lây theo đƣờng máu, trung gian truyền bệnh là muỗi
Aedes aegypti. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt, kèm theo xuất huyết ở da
hoặc niêm mạc và giảm tiểu cầu ở trong máu [1].
Nhân viên YTTB là cụm từ đƣợc dùng chung cho những ngƣời làm công

tác y tế tại các thơn, ấp, bản, bn, làng…; Nhân viên YTTB phải có trình độ
chun mơn về y từ sơ cấp trở lên hoặc đã qua các lớp đào tạo nhân viên y tế thơn,
bản theo khung chƣơng trình đƣợc Bộ Y tế quy định, tối thiểu là 3 tháng [20].
Những đối tƣợng này phải sinh sống, làm việc ổn định tại thôn, bản; tự nguyện
tham gia làm nhân viên y tế thôn, bản; có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia
các hoạt động xã hội, có khả năng vận động quần chúng, đƣợc cộng đồng tín nhiệm;
đồng thời có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ theo quy định [8, 17].
Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản
của cộng đồng dân cƣ có chung địa bàn cƣ trú trong một khu vực ở một xã, phƣờng,
thị trấn (xã, phƣờng, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ
trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân
thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và
nhiệm vụ cấp trên giao [24].
1.2. Sốt xuất huyết Dengue: Đặc điểm, phƣơng thức lây nhiễm
1.2.1. Đặc điểm
Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt và xuất huyết với nhiều dạng
khác, nhƣng thể nặng có sốc do giảm khối lƣợng máu lƣu hành. Bệnh chƣa có thuốc
điều trị đặc hiệu và chƣa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh thƣờng gây ra dịch lớn với
nhiều ngƣời mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử
vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội [23].
1.2.2. Phương thức lây truyền
Bệnh lây truyền qua véc tơ, ở Việt Nam là 2 loại muỗi Aedes aegypti và
Aedes albopictus. Vi rút đƣợc truyền qua vết đốt của muỗi, chủ yếu là của loài muỗi


5

Aedes aegypti. Đây là lồi muỗi ƣa thích đốt hút máu ngƣời, đốt ban ngày, thƣờng
vào buổi sáng và chiều tà, có thể đốt nhiều lần trong ngày nếu chƣa no máu. Muỗi
trƣởng thành thƣờng trú đậu ở các góc tối trong nhà, thích đẻ trứng ở những vật

chứa nƣớc sạch trong khu dân cƣ. Muỗi phát triển mạnh vào mùa mƣa, khi nhiệt độ
trung bình hàng tháng trên 200C [13].
1.3. Tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết Dengue trên thế giới, Việt Nam và Bắc
Giang
1.3.1 Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Sốt xuất huyết Dengue là một trong những bệnh truyền nhiễm mới nổi có
tốc độ gia tăng nhanh nhất trên thế giới. Bệnh xuất hiện vào những năm 1950 ở
Philippine và Thái Lan, ngày nay bệnh đã ảnh hƣởng đến hầu hết các quốc gia châu
Á và châu Mỹ Latinh và trở thành nguyên nhân hàng đầu của các trƣờng hợp nhập
viện và tử vong ở trẻ em và ngƣời lớn ở các khu vực này. Trên 2,5 tỷ ngƣời hay trên
40% dân số thế giới có nguy cơ mắc SXHD. Tỷ lệ mắc tăng đột biến trong những
thập kỷ gần đây. WHO ƣớc tính mỗi năm có thể có tới 50-100 triệu ngƣời bị mắc
SXHD trên tồn thế giới. Khoảng 250.000 ngƣời có những biểu hiện thể bệnh nặng
[30, 31].
Năm 2016 đƣợc đặc trƣng bởi dịch sốt xuất huyết lớn trên toàn thế
giới. Khu vực Châu Mỹ báo cáo hơn 2,38 triệu trƣờng hợp mắc, trong đó riêng
Brazil đã có gần 1,5 triệu trƣờng hợp mắc, cao hơn khoảng 3 lần so với năm 2014.
Có tới 1.032 ca tử vong do sốt xuất huyết. Khu vực Tây Thái Bình Dƣơng thống kê
có hơn 375.000 trƣờng hợp nghi ngờ sốt xuất huyết vào năm 2016, trong đó
Philippines báo cáo 176.411 và Malaysia là 028 trƣờng hợp, tƣơng đƣơng với gánh
nặng của năm trƣớc đối với cả hai nƣớc. Quần đảo Solomon tuyên bố một ổ dịch
với hơn 7000 ca nghi ngờ. Tại khu vực châu Phi, Burkina Faso báo cáo một đợt
bùng phát sốt xuất huyết cục bộ với 1.061 trƣờng hợp có thể xảy ra [32].
Trong năm 2017 (tính đến tuần lễ dịch tễ học 11), khu vực châu Mỹ đã báo
cáo có tới 50.172 trƣờng hợp sốt xuất huyết, thấp hơn so với cùng kỳ các năm
trƣớc. Khu vực Tây Thái Bình Dƣơng đã báo cáo bùng phát sốt xuất huyết ở một số


6


nƣớc thành viên ở Thái Bình Dƣơng, cũng nhƣ lƣu thông các mẫu huyết thanh DEN
1 và DEN 2 [32].
Không chỉ gia tăng về số lƣợng ca bệnh, SXHD còn mở rộng phạm vi lây
lan về mặt địa lý trong thập kỷ qua. 9 nƣớc bị những trận dịch nặng trƣớc năm
1970, cho tới nay bệnh đã lƣu hành tại hơn 100 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ,
Đông Địa Trung Hải, Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dƣơng. Trong đó, Đơng Nam
Á và Tây Thái Bình Dƣơng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất. Thông tin từ WHO,
một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, dịch SXHD đang diễn biến phức tạp và có
xu hƣớng gia tăng [30, 31].
1.3.2. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, bệnh SXHD đã giảm, tỷ lệ mắc trên 100.000
dân là 56,7, thấp hơn so với một số nƣớc và tỷ lệ tử vong (0,029) thấp nhất so với
các quốc gia trong khu vực. Giai đoạn từ 1980-1999, trung bình mỗi năm ghi nhận
100.000 trƣờng hợp mắc, 300-400 trƣờng hợp tử vong, tỷ lệ tử vong trung bình từ
0,08-0,09%. Trong đó có năm bùng phát với số mắc trên 300.000 trƣờng hợp (năm
1987), trên 1.500 trƣờng hợp tử vong (năm 1983, 1987). Giai đoạn từ năm 2000 –
2015 khi có Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia, tình hình dịch đã giảm, trung bình
mỗi năm ghi nhận khoảng 50.000 – 100.000 trƣờng hợp mắc, gần 100 trƣờng hợp tử
vong [15].
Dịch sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam diễn biến phức tạp bất thƣờng.
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế: Trong 7 tháng đầu năm 2017, cả nƣớc ghi nhận
58.888 trƣờng hợp mắc SXHD, tăng 9,7% so với cùng thời điểm năm 2016. Số mắc
vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam (64,4%) và miền Trung (19,9%) so với
tổng số trƣờng hợp mắc của cả nƣớc, do đây là khu vực bệnh lƣu hành trong nhiều
năm qua. Khu vực miền Bắc có tỷ lệ mắc thấp hơn (12,4%), tuy nhiên gần đây có
gia tăng số trƣờng hợp mắc tại Hà Nội. Nguyên nhân là do mùa hè đến sớm, nhiệt
độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm trƣớc, dẫn đến véc tơ
truyền bệnh phát triển mạnh [15].



7

1.3.3. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bắc Giang
Từ tháng 01 đến ngày 30/11/2017 toàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận số ca
nghi/mắc là 963 trƣờng hợp SXHD. Trong đó có 796 trƣờng hợp dƣơng tính với vi
rút Dengue, tử vong 0. Phát hiện 28 ổ dịch quy mô nhỏ (dƣới 14 trƣờng hợp mắc) ở
7/10 huyện, TP (trừ Sơn Động, Lục Ngạn và Hiệp Hịa khơng ghi nhận ổ dịch). Số
mắc SXHD tăng hơn 16 lần, số dƣơng tính SXHD tăng hơn 32 lần so với cùng kỳ
năm 2016 [7].
Các trường hợp mắc SXHD có một số đặc điểm dịch tễ học như sau:
Về thời gian mắc: Số ca mắc tăng cao từ tháng 7 (79 ca), tháng 8 và trong
những ngày đầu tháng 9, trong đó tháng 8 ghi nhận 471 trƣờng hợp, chiếm phần lớn
(49,8%) số mắc từ đầu năm đến nay, còn từ tháng 01 đến tháng 6 các ca bệnh ghi
nhận rải rác một vài ca mắc SXHD. Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
Ƣơng, đặc điểm về thời gian mắc SXHD của tỉnh Bắc Giang tƣơng tự với tình hình

Số mắc

bệnh của các tỉnh khác của miền Bắc [7].
500
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0


471

Năm 2017

242
139

Năm 2016

79
17
7
4
2
1
1
0
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


Biểu đồ 1. 1 Phân bố các trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue theo
tháng, tỉnh Bắc Giang, năm 2017 [7]
Yếu tố dịch tễ: Phần lớn (89,3%) các ca mắc SXHD trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang là các ca xâm nhập, có yếu tố dịch tễ đi từ vùng có dịch SXHD về nhƣ Hà
Nội và một số tỉnh phía nam [7].


8

Bản đồ 1. 1 Phân bố các ổ dịch sốt xuất huyết Dengue, tỉnh Bắc Giang, 10
tháng/2017 [7]
1.4. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tại huyện Việt Yên
1.4.1. Mô tả vụ dịch sốt xuất huyết Dengue năm 2017
Theo tài liệu hƣớng dẫn giám sát của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, bệnh
SXH bao gồm bệnh sốt Dengue, SXHD thuộc nhóm B trong luật Phịng, chống
bệnh truyền nhiễm [11].
Tại huyện Việt Yên, tình hình SXHD diễn biến khá phức tạp do có các yếu
tố nguy cơ cao nhƣ: các ca mắc SXHD đi từ vùng có dịch về địa phƣơng, tình hình
đơ thị hóa mạnh mẽ, di biến động dân cƣ lớn do địa bàn có 3 khu cơng nghiệp, các
cơng trình xây dựng nhiều dụng cụ chứa nƣớc tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và
phát triển. Bên cạnh đó thì yếu tố thời tiết năm 2017 thay đổi, nhuận hai tháng 6,
mƣa nhiều… chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của véc tơ
truyền bệnh SXHD làm tăng nguy cơ bùng phát dịch.
Nguồn lây: Ngƣời mắc bệnh và ngƣời nhiễm vi rút không triệu chứng là
nguồn truyền bệnh quan trọng. Trong ổ dịch sốt xuất huyết Dengue cứ 1 trƣờng hợp
mắc bệnh điển hình thì có hàng chục trƣờng hợp mang vi rút tiềm ẩn, khơng có triệu
chứng nhƣng vẫn có khả năng là nguồn bệnh để lây cho ngƣời khác [5].Sốt xuất
huyết là bệnh do véc tơ truyền qua vết đốt của muỗi mang mầm bệnh. Véc tơ chính
truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi Aedes [14].



9

Năm 2017 là năm có tốc độ lan truyền nhanh nhất ở khu vực phía bắc, đặc
biệt là Hà Nội, đã có khu vực vƣợt 700% so với cùng kỳ năm 2016 [5]. Huyện Việt
Yên có tỷ lệ mắc SXHD trên 100.000 dân tăng từ 0,56 ca năm 2016 lên 47 ca năm
2017. Biến chứng nguy hiểm SHXD là sốc do giảm thể tích máu lƣu hành hoặc xuất
huyết do giảm tiểu cầu đặc biệt là xuất huyết não, xuất huyết nội tạng. Theo ghi
nhận trên địa bàn huyện Việt n khơng có trƣờng hợp nào tử vong, hay bị biến
chứng do SXHD.
1.4.2. Kết quả dập dịch
Về nguyên tắc phòng chống SXHD cần giải quyết đƣợc 3 khâu của quá
trình dịch là: Thứ nhất là giải quyết nguồn bệnh: bao gồm có chẩn đốn, cách ly,
điều trì ngƣời bệnh; thứ hai là bảo vệ khối cảm thụ: nghiên cứu và sử dụng vắc xin
dự phòng; và thứ ba là biện pháp cắt đứt đƣờng lây: Diệt véc tơ đặc biệt là lăng
quăng, bọ gậy. Cho đến nay, dịch bệnh SXHD vẫn chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu,
chƣa có vắc xin phịng bệnh. Trƣớc tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh,
Trƣởng ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh ở ngƣời huyện Việt Yên chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị, thành viên BCĐ, chủ tịch UBND các xã, thị trấn bên cạnh việc triển
khai thực hiện các kế hoạch, văn bản chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh SXHD,
đồng thời triển khai một số nhiệm vụ cụ thể phù hợp với từng ban ngành, đoàn thể
[3]. Các hoạt động phòng chống SXHD đƣợc triển khai bao gồm: Giám sát bọ gậy;
Phòng chống véc tơ chủ động.
Kết quả dập dịch thể hiện: trong đợt dịch SXHD năm 2017, toàn huyện có
97 ca mắc SXHD, xuất hiện 3 ổ dịch quy mô nhỏ (dƣới 14 trƣờng hợp mắc). Các ổ
dịch đều đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời, không để lây lan rộng, tồn huyện khơng
có ca nào tử vong do SXHD [25].
1.5. Chức năng nhiệm vụ của nhân viên Y tế thơn bản trong hoạt động phịng
chống sốt xuất huyết Dengue

Thực hiện theo Thông tƣ số 07/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013 của Bộ Y tế
về Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên YTTB. Ở tuyến xã, đều
thành lập nhóm nhân viên YTTB có chức năng tham gia các hoạt động chăm sóc


10

sức khỏe ban đầu tại thơn, xóm [20]. Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản làm
công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu quy định cụ thể nhƣ sau:
Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng: Thực hiện tuyên truyền,
phổ biến kiến thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh mơi trƣờng và an tồn thực phẩm;
Hƣớng dẫn một số biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu; phòng, chống dịch bệnh
tại cộng đồng; Tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân về phịng, chống HIV/AIDS; Vận
động, cung cấp thơng tin, tƣ vấn về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng: Phát
hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không
lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua thực phẩm tại thôn, bản; Tham gia giám sát
chất lƣợng nƣớc dùng cho ăn uống, sinh hoạt; cơng trình vệ sinh hộ gia đình, nơi
cơng cộng tại thơn, bản; Tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phịng
bệnh, an tồn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, xây dựng làng văn hóa sức
khỏe.
Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình: Tuyên truyền,
vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai và đến
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; xử trí đẻ rơi cho phụ nữ có thai khơng kịp
đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; Hƣớng dẫn, theo dõi chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 06 tuần đầu sau khi sinh đẻ; Hƣớng dẫn một
số biện pháp đơn giản về theo dõi, chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phòng, chống suy
dinh dƣỡng trẻ em dƣới 05 tuổi; Hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch hố gia đình, cung
cấp và hƣớng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của
Bộ Y tế.

Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thơng thường: Thực hiện sơ cứu ban đầu
các cấp cứu và tai nạn; Chăm sóc một số bệnh thông thƣờng tại cộng đồng; Tham
gia hƣớng dẫn chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, ngƣời mắc bệnh
xã hội, bệnh không lây nhiễm tại gia đình.
Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản.
Vận động, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia
đình để phịng và chữa một số chứng, bệnh thông thường.


11

Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là
trạm y tế xã); tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do cơ
quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ.
Quản lý và sử dụng hiệu quả Túi y tế thôn, bản.
Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của TYT xã.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đƣa ra 5 yếu tố chính của chiến lƣợc
tồn cầu phịng chống SXHD là: Kiểm sốt muỗi tổng hợp, có chọn lọc với sự tham
gia của cộng đồng, các ban ngành; giám sát phát hiện sớm bệnh nhân, giám sát sự
biến động quần thể véc tơ; Có kế hoạch ứng phó trong tình huống dự phịng, khẩn
cấp; đào tạo, xây dựng năng lực cho hệ thống; nghiên cứu khoa học về điều khiển
gen, kiểm soát véc tơ truyền bệnh [33]. Trong đó, với mỗi ổ dịch SXHD đƣợc xử lý
đều có sự tham gia hoạt động của lực lƣợng YTTB. Hoạt động phịng chống SXHD
có riêng đội ngũ CTV chun trách và đƣợc chi trả kinh phí từ nguồn của chƣơng
trình mục tiêu quốc gia [22]. Trong những năm khơng có dịch, nếu nhân viên YTTB
khơng phải là CTV phịng chống SXHD thì hầu nhƣ khơng phải thực hiện các hoạt
động phòng chống SXHD, nếu nhƣ họ kiêm nhiệm làm CTV phịng chống SXHD
thì sẽ đƣợc trả thêm kinh phí từ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia. Tuy nhiên từ năm
2016, khi Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia dừng hoạt động, khơng có kinh phí chi
trả cho hoạt động của CTV [22], dồn gánh nặng lên vai của đội ngũ nhân viên

YTTB. Hoạt động phòng chống SXHD của nhân viên YTTB đƣợc cụ thể hóa theo
quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hƣớng
dẫn giám sát và phòng chống bệnh SXH Dengue”[21]. Gồm các hoạt động: Tuyên
truyền hƣớng dẫn ngƣời dân nâng cao nhận thức; Tham gia chiến dịch diệt lăng
quăng/bọ gậy; Giám sát bệnh nhân; Tham gia tập huấn về bệnh SXHD; Tổng hợp
kết quả, báo cáo TYT xã theo quy định.
1.6. Thực trạng hoạt động của nhân viên y tế thôn bản trong phòng chống dịch
sốt xuất huyết Dengue
Một thực trạng phổ biến hiện nay có thể thấy là riêng đối với hoạt động
phịng chống SXHD tại mỗi huyện đều có một đội ngũ cộng tác viên phòng chống


12

SXHD và đƣợc hƣởng nguồn kinh phí từ chƣơng trình phịng chống SXHD, tuy
nhiên nguồn kinh phí đã bị cắt từ năm 2016 trở lại đây [22].
Đối với NV YTTB, hoạt động phòng chống SXHD là 1 trong số các nhiệm
vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu mà họ phải thực hiện [20]. Tuy nhiên có thể thấy,
hoạt động phịng chống SXHD của YTTB hiện nay chƣa đạt hiệu quả cao: Kiến
thức về phòng chống dịch bệnh còn hạn chế, nhiệm vụ không phải thƣờng xuyên
liên tục, không ổn định, đảm nhiệm nhiều chƣơng trình nên phần nào đã ảnh hƣởng
tới chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động phòng chống dịch SXHD [17].
1.7. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động của nhân viên y tế thôn bản trong
hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue
Y văn trên thế giới và tại Việt Nam chƣa xuất bản nghiên cứu về hoạt động
của nhân viên YTTB trong đợt dịch, mà chỉ có các nghiên cứu về hoạt động phịng
chống SXHD của đội ngũ CTV. Vì vậy, cơ sở xây dựng tổng quan các yếu tố ảnh
hƣởng tới hoạt động của nhân viên YTTB trong đợt dịch dựa theo các nghiên cứu
về phòng chống SXHD của CTV, và các nghiên cứu về hoạt động của nhân viên
YTTB. Các tài liệu dùng để tổng quan trong đề tài có thời gian trong khoảng 15

năm trở lại đây. Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động phòng chống SXHD
đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó có một số yếu tố nhƣ sau:
Trình độ học vấn
Tác giả Lƣu Hồng Anh Phƣơng tiến hành nghiên cứu cắt ngang tìm hiểu
hoạt động phòng chống SXHD của nhân viên y tế khóm ấp, kết quả tìm ra đƣợc
trình độ học vấn là yếu tố liên quan tới hoạt động. Nhóm có trình độ học vấn cấp 3
trở lên thực hiện nhiệm vụ đạt cao gấp 1,8 lần so với nhóm có trình độ học vấn từ
cấp 2 trở xuống [17].
Trình độ chuyên môn, thu nhập
Trong nghiên cứu của tác giả Lƣu Hồng Anh Phƣơng cũng chỉ ra đƣợc
trình độ chun mơn và thu nhập là yếu tố liên quan tới hoạt động phịng chống
SXHD của nhân viên y tế khóm ấp. Kết quả cụ thể: Nhóm có trình độ chun mơn y
tế thực hiện nhiệm vụ đạt cao gấp 2,7 lần so với nhóm khơng có chun mơn y tế.


13

Nhóm có thu nhập từ 2 triệu trở lên thực hiện nhiệm vụ đạt cao gấp 1,9 lần so với
nhóm có thu nhập dƣới 2 triệu [17].
Số hộ gia đình quản lý
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị Cúc tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm
2002 – 2003, kết quả cho thấy tỷ lệ HGĐ đƣợc vãng gia giảm tỷ lệ nghịch với số
HGĐ mà CTV phụ trách, nhóm CTV quản lý dƣới 50 hộ thì tỷ lệ trên 90% HGĐ
đƣợc vãng gia hàng tháng, và tỷ lệ đạt 40% - 58% HGĐ đƣợc vãng gia trong nhóm
CTV quản lý trên 150 hộ [4].
Sự phối hợp của ban ngành đoàn thể
Tác giả Lƣu Hoàng Anh Phƣơng cũng chỉ ra rằng, nhóm nhận đƣợc sự phối
hợp tốt của các ban ngành, đồn thể có khả năng thực hiện nhiệm vụ đạt cao 3,4 lần
so với nhóm có sự phối hợp chƣa tốt [17].
Hoạt động mang tính thời điểm

Tác giả Lê Thị Kim Ánh tiến hành một nghiên cứu cắt ngang có phân tích
kết hợp định lƣợng và định tính nhằm tìm hiểu hoạt động của CTV y tế của các
phƣờng trọng điểm và các khó khăn trong hoạt động giám sát SXHD quận Đống
Đa, Hà Nội năm 2012 – 2013 cho kết quả: Đa số ý kiến cho rằng, kế hoạch hoạt
động của mạng lƣới CTV phòng chống SXHD chƣa đƣợc thông báo từ đầu năm, chỉ
khi gần đến mùa hoặc khi có dịch mới huy động nguồn lực CTV. Điều này làm cho
CTV cảm thấy bị thụ động trong công việc sắp xếp thời gian cho công việc [2].
1.8. Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về hoạt động của nhân viên y tế
thôn bản trong đợt dịch sốt xuất huyết Dengue
1.8.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã bắt đầu áp dụng một cách tiếp cận gọi là
truyền thông tác động hành vi trong việc thiết kế và thực hiện chƣơng trình vận
động và truyền thơng xã hội về hành vi, tập trung cho cơng tác phịng chống và
kiểm sốt bệnh truyền nhiễm ở khu vực châu Á. Một nghiên cứu cắt ngang đƣợc
tiến hành ở Selangor, Malaysia để đánh giá hiệu quả của chƣơng trình trong việc
ngăn ngừa và kiểm sốt bệnh SXHD. Nghiên cứu định tính tiến hành gồm phỏng
vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung và các thành phần định lƣợng về nhận thức


14

(kiến thức, thái độ và thực hành) từ cộng đồng. Các kết luận đƣa ra trong một cuộc
thảo luận ở Châu Á Thái Bình Dƣơng Dengue Forum trong tháng 2/2006 tại Chiang
Mai, trong đó liệt kê những yếu kém trong cơng tác phịng chống bệnh SXHD và
các chƣơng trình kiểm sốt tại các nƣớc Châu Á Thái Bình Dƣơng bao gồm vấn đề
nhân sự khơng đủ chăm sóc sức khỏe, kinh phí và thiếu các chiến dịch, thiếu sự
phối hợp bởi các bên liên quan. Các cơ quan y tế cần nâng cao nhận thức và trao
quyền cho cộng đồng với những kiến thức, thái độ, thực hành và kiểm sốt về
phịng chống SXHD [29].
1.8.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Nhằm đánh giá hoạt động của cộng tác viên mạng lƣới phòng chống SXHD
tại 9 phƣờng trọng điểm và tìm hiểu những khó khăn trong hoạt động giám sát
SXHD tại quận Đống Đa, Hà Nội năm 2012-2013, tác giả Lê Thị Kim Ánh và cộng
sự đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang có phân tích cho ra kết quả: Hầu hết CTV
thực hiện tốt các nhiệm vụ thăm và kiểm tra HGĐ, tuyên truyền và vận động ngƣời
dân vệ sinh mơi trƣờng phịng chống SXHD; Các khó khăn bao gồm văn bản hƣớng
dẫn chƣa cụ thể, thiếu sự quan tâm chỉ đạo hoạt động của chính quyền địa phƣơng,
hoạt động cịn mang tính tập trung thời điểm khi có dịch, chƣa có sự phối hợp tốt
giữa y tế và ban ngành tại địa phƣơng, nguồn kinh phí hạn chế, hoạt động đào tạo
tập huấn chƣa hƣớng đến nhiều đối tƣợng và sự thiếu ý thức phòng bệnh và phối
hợp với y tế trong cơng tác phịng bệnh của ngƣời dân [2].
Nguyễn Văn Lộc tiến hành nghiên cứu khảo sát về kiến thức, thái độ, thực
hành phòng chống bệnh SXHD của CTV, HGĐ tại các huyện trọng điểm tỉnh Lâm
Đồng từ 6/2014 đến 3/2015 cho ra kết quả: Số CTV có kiến thức đúng về SXHD
chiếm 87,9%, thái độ tích cực về SXHD chiếm 79%, thực hành tốt về phòng chống
SXHD chiếm 74,2%. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra một số khuyến nghị để
củng cố và tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động của CTV. Cần tổ chức kiểm tra
kiến thức, kiểm tra về kỹ năng thực hành của CTV nhằm nâng cao chất lƣợng của
đội ngũ CTV trong phòng chống SXHD tại cộng đồng. Tổ chức tập huấn lại nhằm
nâng cao những mảng kiến thức còn thiếu, yếu, đặc biệt là kiến thức hiểu biết về


15

bệnh SXHD. Bồi dƣỡng kỹ năng truyền thông, vận động, thuyết phục ngƣời dân
thay đổi hành vi [12].
Nghiên cứu của Lƣu Hồng Anh Phƣơng tìm hiểu thực trạng hoạt động
phịng chống SXHD của nhân viên y tế khóm ấp và một số yếu tố liên quan tại
huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp năm 2015, kết quả cho thấy hoạt động của nhân
viên y tế khóm ấp cịn nhiều hạn chế. Mô tả nhiệm vụ đạt cao gần gấp 2 lần so với

thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu cũng tìm ra các yếu tố liên quan đến việc thực hiện
nhiệm vụ: nhóm nhận đƣợc sự phối hợp tốt của ban ngành đồn thể sẽ có khả năng
thực hiện nhiệm vụ đạt cao nhất, tiếp đến là nhóm có chun mơn y tế, thấp nhất là
nhóm có trình độ học vấn. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra một số khuyến
nghị: Chỉ đạo lồng ghép hoạt động giám sát HGĐ, tổ chức thảo luận nhóm; lựa
chọn nhân viên YTTB cần đáp ứng các tiêu chí: có trình độ học vấn, có trình độ
chun mơn y tế, tham gia kiêm nhiệm cơng tác đồn thể tại địa phƣơng; Tổ chức
đào tạo/đào tạo lại đảm bảo 100% nhân viên YTTB đƣợc cập nhật kiến thức, kỹ
năng thực hiện hoạt động phòng chống SXHD tại cộng đồng; Đề xuất Sở Y tế,
UBND huyện huy động kinh phí hỗ trợ từ các nguồn để triển khai và duy trì tổ chức
chiến dịch [17].
Từ các nghiên cứu trên cho thấy, để hoạt động phòng chống SXHD đạt hiệu
quả tốt, ngoài việc tổ chức tốt các hoạt động tại cộng đồng thì cần quan tâm xây
dựng đội ngũ NV YTTB có đủ năng lực, đủ trình độ, đủ kiến thức, thái độ và thực
hành tốt. Bên cạnh đó thì sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng và sự
phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả của hoạt động.
1.9. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.9.1. Thông tin chung
Huyện Việt Yên là một huyện đồng bằng trung du thuộc phía Tây tỉnh Bắc
Giang, nằm ven sơng Cầu. Phía nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp với
huyện Hiệp Hịa, phía đơng giáp huyện Yên Dũng, phía bắc giáp với huyện Tân
Yên và thành phố Bắc Giang. Huyện có vị trí tƣơng đối thuận lợi trong giao lƣu
phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm là thị trấn Bích Động, cách thành phố Bắc


×