Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.57 KB, 13 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP.
I.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP.
Xây dựng cơ bản(XDCB) là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính
chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Thông
thường công tác XDCB do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Xây dựng cơ
bản có những đặc điểm kỹ thuật đặc trưng riêng so với ngành sản xuất khác , nó
được thể hiện rất rõ ở những đặc điểm sau:
• Sản phẩm xây lắp là công trình, hạng mục giá thoả thuận với nhà đầu tư từ
trước. Do đó, tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ.
• Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất,còn các điều kiện sản xuất phải di
chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
• Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến
theo phương thức” khoán gọn” các công trình , hạng mục công trình,khối
lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xí
nghiệp….)
Với các đặc điểm đó , công tác kế toán đơn vị kinh doanh xây lắp phải có
những đặc trưng trung riêng để thích hợp với tính chất ngành nghề trên cơ sở quán
triệt chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, không ngừng nghiên cứu, tiếp cận
phương pháp hạch toán mới để ngày càng thích hợp với xu thế hội nhập quốc tế,
góp phần hoàn thiện công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế
toán chi phí, giá thành nói riêng. Đồng thời, đảm bảo cung cấp thông tin công tác
kế toán chính xác nhanh nhạy, kịp thời, phục vụ yêu cầu quản lý cũng như đạt được
mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
Xuất phát từ quy định về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản là phải lập
theo từng hạng mục công trình và phải phân tích theo từng khoản mục chi phí cũng
như đặc điểm tại các đơn vị nhận thầu ,kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
xây lắp có đặc điểm sau:
• Đối tượng kế toán có thể là công trình, hạng mục công trình, các đơn đặt


hàng , các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục…Vì thế phải lập dự
toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục hay giai đoạn của hạng
mục.
• Kế toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí,
từng hạng mục công trình, từng công tác trình cụ thể . Qua đó thường xuyên
so sánh kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí , xem xét nguyên nhân vượt,
hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh;nắm bắt được tình hình thực
hiện các định mức về chi phí vật tư , nhân công, máy thi công…là bao nhiêu
so với dự toán , kế hoạch ,xác định được mức tiết kiệm hay lãng phí sản
xuất ,từ đó đề ra biện pháp quản lý và tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu
hạch toán.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP.
1.Khái niệm về chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoávà các chi phí khác cần thiết mà
doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất xây lắp trong một thời kỳ nhất
định.
Đối với doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất chỉ giới hạn gồm tất cả các
chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm
xây lắp, các chi phí hoạt động khác của ngành như : thiết kế, giao dịch đấu thầu…
không được xem là chi phí sản xuất cấu thành nên giá trị sản phẩm…
2.Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất là sắp xếp các chi phí sản xuất thành từng nhóm
dựa vào những tiêu thức nhất định. Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất ,tuy
nhiên theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin, góc độ xem xét chi phí
mà chi phí sản xuất được phân loại theo những tiêu thức thích hợp .
Như vậy, xuất phát từ yêu cầu và góc độ nhìn nhận về CPSX. Việc phân loại
được thực hiện theo nhưng tiêu thức khác nhau.
2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí.

Theo tiêu thức này,tuỳ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí ban đầu
phục vụ quá trình sản xuất ,CPSX sản phẩm xây lắp gồm các yếu tố sau:
• Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm chi phí về các loại đối tượng lao động là
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ , nhiên liệu . thiết bị xây dựng cơ bản mà
doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ.
• Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công, các khoản trích
BHXH,BHYT,KPCĐ trên tiền lương và các khoản khác phải trả cho người
lao động.
• Chi phí khấu hao tài sản cố định : Là toàn bộ số tiền phải trích khấu hao
tài sản cố định sử dụng trong doanh nghiệp.
• Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua
ngoài , thuê ngoài như chi phí điện, nước ,điện thoại.
• Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ số chi phí phát sinh trong hoạt động sản
xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố kể trên.
Theo cách phân loại này cho ta biết được cơ cấu, tỷ trọng, của từng loại chi phí mà
doanh nghiệp chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2 Phân loại theo đối tượng chịu chi phí
Thực chất phân loại theo cách này là căn cứ vào mục đích , công dụng của
chi phí, địa điểm phát sinh mà phân thành chi phí trực tiếp hay chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan đến quá trình thi công một
công trình , hạng mục công trình hay một khối lượng công việc nhất định , đối
tượng chịu chi phí gồm:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu sử dụng
trực tiếp cho thi công công trình mà đơn vị xây lắp bỏ ra (vật liệu chính,
vật liệu phụ).
• Chi phí nhân công trực tiếp : là tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp
lương của công nhân trực tiếp sản xuất cần thiết để hoàn thành sản phẩm
xây lắp.
• Chi phí sử dụng máy thi công:gồm những khoản chi phí sử dụng xe, máy
thi công phục vụ trực tiếp cho mọi hoạt động xây dựng công trình theo

phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.
Chi phí gián tiếp: là những chi phí gián tiếp liên quan đến quá trình khác chẳng
hạn: chi phí sản xuất chung…
3.Đối tượng kế toán tập hợp CPSX
Là phần hành quan trọng và tương đối phứ tạp nên trình tự thực hiện tập hợp
chi phí và tính giá thành được thống nhất và không xem nhẹ khâu nào .
Trong công ty xây lắp đối tượng kế toán tập hợp chi phí chính là phạm vi
giới hạn để tập hợp các CPSXXL phát sinh trong kỳ,do đó cần căn cứ vào:
• Đặc điểm tổ chức sản xuất
• Đặc điểm phát sinh chi phí
• Mục đích công dụng của chi phí
• Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm
• Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Nên đối tượng tập hợp CPSX thường là theo từng đơn đặt hàng hoặc cũng
có thể là một HMCT, một bộ phận của HMCT, nhóm HMCT…Tập hợp chi phí sản
xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý
CPSX,công tác hạch toán nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ
cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời chính xác.
4.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
4.1Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp xâp lắp bao gồm: Toàn
bộ giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, các khấu kiện, bộ phận rời lẻ (trừ vật liệu
dùng cho máy thi công ) dùng trực tiếp cho việc xây dựng lắp đặt các công trình.
Chứng từ kế toán sử dụng:
Để tập hợp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng: Bảng
phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, hoá đơn giá trị gia tăng…..
Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 621”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và các tài khoản
liên quan như :TK 111,112, 141,152, 153,154,331….

Phương pháp hạch toán :(xem sơ đồ 1)
4.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp bao gồm: Tiền lương tiền
công và các khoản trích theo lương của những người lao động trực tiếp tham gia
vào quá trình hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp cung cấp dịch vụ
công nghiệp,(tính cả cho lao động thuê ngoài theo từng công việc).
Riêng đối với hoạt động xây lắp các chi phí trích theo lương như bảo hiểm
xã hội, kinh phí công đoàn, tính theo quỹ lương nhân công trực tiếp.
Chứng từ kế toán sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng bảng
chấm công, bảng thanh toán lương….
Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 622”chi phí nhân công trực tiếp” và các tài khoản có
liên quan như: TK 334, TK 335, TK 111, TK 141…

×