Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

NỘI DUNG các tác PHẨM lớp10 cực NGẮN gọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.08 KB, 44 trang )

NỘI DUNG CÁC TÁC PHẨM 10
1/ NHÀN
I. Đôi nét về tác phẩm Nhàn
1. Xuất xứ
Nhàn là bài thơ Nôm số 73, trong Bạch Vân quốc ngữu thi. Nhan đề bài thơ do người đời
sau đặt
2. Bố cục (4 phần)
- Phần 1 (hai câu đề): Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Phần 2 (hai câu thực): Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Phần 3 (hai câu luận): Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
- Phần 4 (hai câu kết): Triết lí sống nhàn
3. Giá trị nội dung
Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với
thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của
cuộc sống.
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng phép đối, điển cố
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà giàu tính triết lí
- Nhịp thơ chậm rãi, nhẹ nhàng như một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc.
II. Dàn ý phân tích Nhàn
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và phong cách thơ của ông: Nguyễn
Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc với tập thơ chữ nôm nổi tiếng Bạch Vân
quốc ngữ thi. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh
nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
- Giới thiệu về bài thơ “Nhàn”: “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ
thi, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống nhàn của tác giả.
II. Thân bài
1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Liệt kê các danh từ: mai, cuốc, cần câu
→ Những vật dụng gần gũi, quen thuộc với người nơng dân. Từ đó, gợi nên hình ảnh của


một người nông dân.
- Điệp số từ: một
→ Thể hiện sự cứng cỏi, chắc chắn, kiên định, sẵn sàng nhưng bước đi vẫn bộc lộ sự an
nhàn của tác giả, vừa đi vừa đếm
- Từ láy “thơ thẩn” thể hiện trạng thái thảnh thơi, tâm thế ung dung điềm nhiên, thanh
thản, trạng thái thoải mái không vướng bận, ưu tư, phiền muộn.
- Cách ngắt nhịp: 2/2/3 thể hiện phong thái tự tại, ung dung, thanh thản
→ Hình ảnh nhà thơ hiện lên như một người nông dân với các dụng cụ lao động . Mai để
đào đất,cuốc để vun xới và cần câu để câu cá.Những vật dụng gắn với công việc lấm láp,
vất vả của người nông dân lao động nhưng đi vào trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn
có cái ung dung, tự tại, có cái thanh nhàn thư thái riêng của một người đang rất nhàn rỗi.


⇒ Cuộc sống ung dung, tự tại, giản dị trong triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng.
+ “Chốn lao xao” chính là nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập
ngựa xe, quyền quí, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau.
+ “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi.
- Ở đây tác giả tự nhận mình là dại, cho người là khơn nhưng thực chất đó là cách nói
ngược, hàm ý. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết
“ Khôn mà hiểm độc ấy khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”
- Nghệ thuật đối:
+ Ta – người
+ Dại – khôn
+ Nơi vắng vẻ - chốn lao xao
→ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo nên hệ thống từ ngữ đối lập nhau nhằm bộc lộ rõ thái độ
của mình: Khẳng định phương châm sống của mình pha chút mỉa mai với người khác, cho
thấy sự khác biệt giữa ơng và những người khác đó là cách lựa chọn cho mình một cuộc

sống “ lánh đục tìm trong”
⇒ Hai câu thơ thể hiện quan niệm sống nhàn của tác giả là tránh xa vòng danh lợi, chen
đua, bụi trần để giữ cho nhân cách mình thanh cao.
3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
- Thức ăn là những món ăn dân dã, quen thuộc: Măng trúc (mùa thu), giá (mùa đông)
- Sinh hoạt rất đời thường, tự nhiên, thoải mái, có sự gắn bó, hịa quyện giữa con người
với thiên nhiên: Tắm hồ sen (mùa xuân), tắm ao (mùa hạ)
- Cách ngắt nhịp: 4/3 nhịp nhàng
→ Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của thi nhân tuy đạm bạc mà rất thanh cao. Đạm bạc là
những thức ăn quê mùa dân dã như măng trúc, giá đỗ, sinh hoạt cũng như mọi người, cũng
tắm hồ, tắm ao nhưng cuộc sống này không hề khắc khổ, đạm bạc mà thanh nhã, chan hồ
với thiên nhiên.
⇒ Sự hài lịng với cuộc sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, hòa quyện với thiên nhiên
suốt bốn mùa của tác giả
4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn
- Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao
→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh
hoa phù phiếm.
- “nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối
sống của một người tự cho mình là “dại”
→ Cái nhìm của một bậc đại nhân đại trí.
- Cách ngắt nhịp 2/5 ở câu thơ cuối gợi cảm nhận phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, một
giấc mơ mà thơi
⇒ Hai câu thơ thể hiện triết lí sống “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
+ Sống giản dị, ung dung, tự tại, hòa hợp với tự nhiên, thanh cao.
+ Tránh xa cuộc sống đua chen danh lợi, bụi trần, giữ lấy nhân cách thanh cao


⇒ Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: sống thanh cao, hịa hợp với thiên nhiên,
khơng màng danh lợi, phú quý

III. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ: Với cách sử dụng ngơn ngữu
giản dị mà giàu triết lí cùng cách nói đối lập, bài thơ đã dựng nên chân dung cuộc sống,
nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hào hợp với thiên nhiên, cốt cách thanh cao, không
màng danh lợi.
2/ TỎ LỊNG
I. Đơi nét về tác giả Phạm Ngũ Lão
- Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, mất năm 1320 tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay
thuộc huyện Âu Thị, tỉnh Hưng Yên)
- Phạm Ngũ Lão là người văn võ song tồn: ơng có nhiều cơng lớn trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông – Nguyên, làm đến chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu. Là
tướng võ nhưng ơng thích đọc sách, ngâm thơ.
- Phạm Ngũ Lão sống trong thời đại nhà Trần với nhiều chiến công rực rỡ và sự nghiệp lớn
lao.
- Các tác phẩm chính: ơng có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lịng u nước nhưng
hiện nay chỉ còn lại hai tác phẩm bằng chữ Hán là Tỏ lịng (Thuật hồi) và Viếng Thượng
tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại
Vương)
II. Đôi nét về tác phẩm Tỏ lịng
1. Hồn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác sau chiến thắng quân Mông – Nguyên của quân đội nhà Trần với
hào khí Đơng A ngút trời
- Bài thơ là loại thơ “nói chí tỏ lịng” qua bài thơ mà bày tỏ và thể hiện nỗi lịng cùng chí
hướng của người viết.
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (2 câu đầu): Hình tượng con người và quân đội thời Trần
- Phần 2 (2 câu còn lại): Nỗi lòng của tác giả
3. Giá trị nội dung
Bài thơ mang vẻ đẹp hào khí Đơng A, thể hiện qua vẻ đẹp của con người và quân đội nhà
Trần. Đồng thời, qua đó thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả.

4. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ hàm súc, hình ảnh thơ giàu sức khái quát.
- Bút pháp nghệ thuật phóng đại, so sánh cùng âm hưởng khi hào hùng, mạnh mẽ, khi trầm
lắng, suy tư để lại dư âm trong lịng người đọc.
III. Dàn ý phân tích Tỏ lòng
I. Mở bài
- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song tồn, ơng có
nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ
Hán là Tỏ lịng (Thuật hồi) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương
(Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)


- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật
ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách
cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
II. Thân bài
1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần
a) Hình tượng con người thời Trần
- Hành động: hồnh sóc – cầm ngang ngọn giáo
→ Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
- Khơng gian kì vĩ: giang sơn – non sơng
→ Khơng gian rộng lớn, mênh mơng, nó khơng đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn,
đất nước, Tổ quốc
- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu
→ Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể
hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.
⇒ Như vậy:
+ Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng
lập nên những chiến cơng vang dội
+ Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng

vĩ của vũ trụ.
+ Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây
phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng
dũng
b) Hình tượng quân đội thời Trần
- “Tam quân” (ba quân): tiền quâ, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân
tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu
- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:
+ Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh
hùng dũng, dũng mãnh của đội quân
+ “Khí thơn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao
la, rộng lớn.
→ Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn,
giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của
quân đội nhà Trần
⇒ Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong
cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại
cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.
2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả
- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở
- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi
sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự
nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ
này mới được coi là hồn trả món nợ.
- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai


nghe chuyện Vũ Hầu”:
+ Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác
+ Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm

tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ cơng danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự
nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.
→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao,
hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng
lập cơng cho các trang nam tử
⇒ Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã
thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai
rất tiến bộ của ơng
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hồi bão, biết vượt
qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá
nhân và cộng đồng.
3/ CẢNH NGÀY HÈ
I. Đôi nét về tác phẩm Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)
1. Hồn cảnh sáng tác (xuất xứ)
Bài thơ là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục Bảo kính cảnh giới (thuộc phần Vô đề của
tập thơ Quốc âm thi tập)
2. Bố cục
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh cảnh ngày hè
- Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Tấm lòng và mong ước của nhà thơ.
3. Giá trị nội dung
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè
- Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của
tác giả.
4. Giá trị nghệ thuật
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
- Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.
- Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể
hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.

II. Dàn ý phân tích Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)
I. Mở bài
- Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng, một nhà văn hóa lớn, ơng đã để lại cho lớp lớp thế hệ
sau một sự nghiệp văn học vĩ đại
- Bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức
tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của nhà thơ. Và qua đó,
chúng ta sẽ có những cảm nhận về tấm lịng u nước, thương dân sâu sắc của tâm hồn Ức
Trai
II. Thân bài
1. Bức tranh cảnh ngày hè
- Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi tắn, rực rỡ


+ Hình ảnh thơ: hoa hịe, thạch lựu, hồng liên
+ Màu sắc: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của hồng liên những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, căng tràn nhựa sống.
+ Sử dụng các động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Cảnh vật được miêu tả với
những động từ mạnh thể hiện một sức sống mãnh liệt như có một cái gì đó thơi thúc bên
trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy.
→ Tác giả sử dụng những hình ảnh thơ bình dị, gần gũi, quen thuộc, độc đáo và có sự phá
cách, khác hẳn với những hình ảnh thơ mang tính ước lệ, tượng trưng vốn thường được sử
dụng trong Đường thi
- Bức tranh cảnh ngày hè sôi động, náo nhiệt gắn với cuộc sống của con người
+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve, tiếng
lao xao của chợ cá
+ Hình ảnh thơ gần gũi: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương
+ Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong câu 5
và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống sung túc, ấm
no, đủ đầy của con người.
- Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hịa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật
và con người:

+ Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu
trước hiên với cây hịe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến
không gian tràn đầy sức sống.
+ Trong khơng gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc
trong lao động.
⇒ Qua cảm nhận của tác giả, bức tranh cảnh ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài
hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người. Cảnh vật được nhìn từ gần
đến xa, từ cao xuống thấp. Đồng thời, bức tranh ấy hiện lên thật nhộn nhịp, sôi động và
luôn căng tràn sức sống, tất cả như đang muốn trào dâng ra bên ngồi.
2. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ
- Tình yêu thiên nhiên say đắm: Nguyễn Trãi đã cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên
nhiên rất tinh tế bằng nhiều giác quan:
+ Thị giác: cảm nhận được màu sắc của hòe, của thạch lựu
+ Khứu giác: cảm nhận được mùi hương của hoa sen
+ Thính giác: nghe được tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá
- Mong ước của tác giả và tình yêu nước, thương dân sâu sắc:
+ Ung dung, tự tại, không muốn vướng bận đến chuyện quan trường nhưng nhà thơ luôn
nghĩ về dân, về nước. Tác giả mong có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca mong muốn
mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.
+ Câu thơ 6 tiếng, ngắn gọn kết thúc bài thơ như làm dồn nén lại cảm xúc.
+ Nghệ thuật: sử dụng điển cố điển tích
⇒ Đằng sau vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè đó chính là vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai.
Đó là tình u thiên nhiên, đất nước, nhân dân và mong ước, khát vọng về cuộc sống ấm
no, thái bình, hạnh phúc cho mn dân.
III. Kết bài
Thông qua bức tranh cảnh ngày hè được tác giả miêu tả độc đáo, tỉ mỉ đddaxcho chúng ta
thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất
nước, đặc biệt là tấm lòng ái nước, thương dân của ông. Đồng thời, bài thơ còn để lại ấn



tượng sâu sắc trong lịng bạn đọc bởi ngơn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, độc đáo và cách kết
thúc bài thơ với câu thơ lục ngôn tạo nên sự dồn nén cảm xúc cho tồn bài.
4/ TẤM CÁM
I. Đơi nét về tác phẩm Tấm Cám
1. Hoàn cảnh ra đời
Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân
tộc khác nhau trên thế giới.
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con
Cám”): Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm
- Phần 2 (tiếp đó đến “truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung”): Con đường đấu
tranh và giữ hạnh phúc của Tấm
- Phần 3 (còn lại): Hành động trả thù của Tấm
3. Tóm tắt
Tấm là cơ gái hiền lành , chăm chỉ , mẹ cha mất sớm , phải ở với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị
Cám, con gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép . Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn, nhưng
mẹ con Cám cũng lừa ăn thịt mất Bống. Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống. Ngày hội,
mẹ con Cám bắt Tấm nhặt thóc gạo, khơng cho đi dự. Bụt hiện lên giúp và chỉ cho Tấm
cách có quần áo đẹp đi dự hội. Tấm đánh rơi chiếc giày, vua nhặt được và nhờ đó cơ được
chọn làm hồng hậu. Ngày giỗ cha, Tấm về trèo hái cau, bị dì ghẻ chặt cây,Tấm ngã xuống
ao chết đuối, biến thành chim vàng anh. Cám thế chân chị trong cung vua. Chim vàng anh
quấn quýt bên vua, bị Cám giết thịt, lông chim lại biến thành cây xoan đào che mát cho
vua. Cám chặt xoan đào, đóng khung cửi, bị khung cửi mắng, liền đốt khung, vứt tro ven
đường. Từ đống tro tàn, một cây thị mọc lên, thị chín, rơi vào bị của bà lão hàng nước.
Ngày ngày, tấm chui ra từ quả thị, giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm nước.
Bà cụ xé vỏ thị, Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão. Nhà vua đi qua ,nghỉ chân tại
hàng nước, nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm. Tấm được đón trở lại cung làm
hồng hậu. Cám bị Tấm trừng trị, dì ghẻ cũng lăn ra chết theo con. Tấm sống cuộc sống
hạnh phúc suốt đời .
4. Giá trị nội dung

Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi
dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác qua cuộc đấu tranh không
khoan nhượng đến cùng. Chiến thắng ấy thể hiện niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng
của cái thiện với cái ác, tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công bằng.
5. Giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.
- Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.
- Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo
II. Dàn ý phân tích Tấm Cám
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cổ tích và đặc trưng của cổ tích thần kì.
- Giới thiệu khái qt về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám: Tấm
Cám thuộc truyện cổ tích thần kì. Truyện kể về thân phận, con đường đi đến, đấu tranh và


giữ gìn hạnh phúc của tấm, qua đó thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái
thiện với cái ác và ước mơ về cơng lí xã hội.
II. Thân bài
1. Thân phận và con đường đi đến hạnh phúc của Tấm
a) Thân phận của Tấm
- Số phận của Tấm:
+ Mẹ chết khi còn nhỏ tuổi
+ Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ - là mẹ đẻ của Cám
+ Tấm vất vả làm việc suốt ngày đêm
→ Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn. Đồng thời, cô cũng là cô gái hiền dịu và khát
khao được vui chơi, hạnh phúc.
- Bản chất của mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
+ Mâu thuẫn gia đình: mâu thuẫn giữa Tấm và Cám, mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ
→ Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn xuyên suốt toàn
truyện, liên tục và ngày càng quyết liệt. Còn mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ đóng vai trị

phụ trợ, bổ sung.
+ Mâu thuẫn xã hội: Tấm là hiện thân của cái thiện, hiền lành, lương thiện. Còn mẹ con
Cám là hiện thân của cái ác, cái xấu. Do đó, mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con Cám xét đến
cùng là mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác.
b) Con đường đến với hạnh phúc của Tấm
- Đi bắt tép: Tấm chăm chỉ xúc đầy giỏ, Cám lừa Tấm trút hết giỏ cá và nhận phần thưởng.
Tấm khóc, Bụt hiện lên và cho Tấm cá bống.
- Mẹ con Cám gạt Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, giết cá bống để ăn thịt. Tấm khóc. Bụt hiện
lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.
- Đi trẩy hội, Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt khơng cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt
hiện lên, sai một đàn chhim sẻ xuống nhặt giúp
- Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần
áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng
hậu.
→ Mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám
cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần. Tấm luôn thụ
động, không tự giải quyết được mâu thuẫn mà phải nhờ vào Bụt.
⇒ Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành
hồng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng
cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với
hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện
cổ tích thế giới nói riêng.
2. Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm
- Ngày giỗ bố, Tấm về nhà trèo lên cây cau, gì ghẻ chặt gốc cây, Tấm chết hóa thành chim
vàng anh. Cám được đưa vào cung thay Tấm.
- Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh thép:
“Giặt áo chồng tao/thì giặt cho sạch/phơi áo chồng tao/phơi lao phơi sào/chớ phơi bờ


rào/rách áo chồng tao”, hai mẹ con Cám bắt chim vàng anh, ăn thịt.

- Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào và tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám:
“Kẽo cà kẽo kẹt/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt ra”. Hai mẹ con Cám đốt khung cửi.
- Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào quả thị, Tấm trở lại với cuộc đời.
- Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó
gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm
khốc
→ Mâu thuẫn xung đột ngày càng quyết liệt, dữ dội. Tấm luôn trong thế chủ động, đấu
tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không cịn khóc, khơng cịn Bụt giúp đỡ, những lần hóa
thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể
tiêu diệt của cái thiện.
⇒ Tấm từ một cơ gái nhu mì, thụ động ngày càng trở nên chủ động đấu tranh để giữ hạnh
phúc của mình. Sự chiến thắng của Tấm là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
3. Hành động trả thù của Tấm
- Tấm trở về cung, trở lại làm hoàng hậu, ngày càng trở nên xinh đẹp
- Cám muốn xinh đẹp như chị, Tấm chỉ cách cho Cám, bảo Cám xuống hố sâu rồi dội
nước sôi vào hố. Mụ gì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.
⇒ Hành động trả thù của Tấm là đích đáng, phù hợp với quá trình đấu tranh của Tấm, vì
mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con
đường sống.Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại. Mặt khác, hành động trả thù của Tấm
phù hợp với quan niệm của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiaanjv ới cái ác
bởi mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám khơng cịn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn
xã hội, là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữ người bóc lột và người bị bóc lột. Tấm trả thù là
để đòi lại quyền sống , quyền làm người.
4. Nghệ thuật
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.
- Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.
- Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám
- Mở rộng vấn đề: Tấm Cám nằm trang kiểu chuyện dân gian quen thuộc, phổ biến ở nhiều

dân tộc khác nhau trên thế giới, song Tấm Cám là câu chuyện đậm chất Việt Nam.
5/ TRAO DUYÊN
I. Đôi nét về tác giả
Xem thêm: Tác giả Nguyễn Du
II. Đôi nét về tác phẩm Trao duyên
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy
Vân
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân


- Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò
- Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm
3. Giá trị nội dung
Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau
đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến
4. Giá trị nghệ thuật
Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân
giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều
trong đêm trao duyên.
III. Dàn ý phân tích Trao duyên (Trích Truyện Kiều)
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”
- Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên
II. Thân bài
1. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân (12 câu đầu)
a) Hai câu đầu: Lời nhờ cậy
- Lạy: trang nghiêm, hệ trọng
- Thưa: kính cẩn, trang trọng với bề trên hoặc người lớn tuổi hơn mình

→ Khơng khí trao dun trang trọng, thiêng liêng.
→ Sự việc bất ngờ, phi lý mà lại hợp lý, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sắp nhờ, thấy
được sự nhạy cảm, tinh tế và khôn khéo của Thúy Kiều.
b) Mười câu cịn lại: Lí lẽ và tâm trạng của TK khi trao duyên
- Cảnh ngộ của Thúy Kiều:
+ “đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt qng.
+ “sóng gió bất kì”: tai họa ập đến gia đình nàng.
+ Hiếu tình khơn lẽ hai bề vẹn hai”: Lựa chọn giữa hiếu và tình.
+ “mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim-Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân là người nhận lại mối
tình dang dở đó → cách nói nhún nhường, trân trọng vì Kiều hiểu rõ sự thiệt thịi của em.
+ “mặc em”: phó mặc, ủy thác → vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải
nhận lời.
- Thúy Kiều kể vắn tắt mối tình với Kim Trọng
+ Khi gặp chàng Kim
+ Khi ngày quạt ước
+ Khi đêm chén thề
→ Mối tình cịn giang dở, lời hẹn ước của Thúy Kiều với Kim Trọng vẫn cịn đó
- Lời lẽ thuyết phục Thúy Vân
+ “ngày xn”: Thúy Vân cịn trẻ, cịn có tương lai.
+ “xót tình máu mủ”: Tình chị em, tình ruột thịt thiêng liêng.
+ “thịt nát xương mịn”, “ngậm cười chín suối”: Nàng tưởng tượng đến cái chết của mình
để gợi sự thương cảm ở Thúy Vân.
→ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế,
có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa
⇒ 12 câu thơ đầu là lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước


một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện.
2. Kiều trao kỉ vật và dặn dò em (14 câu tiếp theo)
a) Sáu câu thơ đầu: Kiều trao kỉ vật cho em

- Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền
→ Những kỉ vật thiêng liêng, quan trọng đối với Thúy Kiều và Kim Trọng
- Cách sử dụng từ ngữ: Duyên nàu thì giữ, vật này của chung
+ Duyên này: tình riêng của Kiều với Kim Trọng
+ Vật này của chung: của kim,Kiều và của cả Vân nữa
+ Của tin: những kỉ vật gắn bó, chứng giám cho tình yêu của Kim, Kiều
→ Sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều
b) Tám câu còn lại: Lời dặn dị của Thúy Kiều
- Từ ngữ mang tính giả đinh: mai này, dù có
→ Kiều tưởng tượng về cảnh ngộ của mình trong tương lai
- Hình ảnh: lị hương, ngọn cỏ, lá cấy, hiu hiu gió, hồn, thân bồ liễu, đền nghì trúc mai, dạ
đài, giọt nước, người thác oan
→ Gợi ra cuộc sống cõi âm, đầy thần linh, ma mị
- Nhịp điệu: chậm rãi, nhịp nhàng, thiết tha, tức tưởi như tiếng khóc não nùng, cố nén lại
để không bật lên thành lời
→ Sự dằng xé, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng đến tột cùng của Kiều
⇒ 14 câu thơ tiếp là một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho
em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.
3. Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm (còn lại)
- Sử dụng các thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trơi nổi của tình duyên và số
phận con người: trâm gãy gương tan, hoa trôi lỡ làng, phận bạc như vôi
- Nghệ thuật đối lập giữa quá khứ và hiện tại gợi nên nỗi đau của Kiều ở hiện tại
- Nghệ thuật độc thoại nội tâm: Lời nói hướng đến Kim Trọng(người vắng mặt) nhưng lại
là tự dằn vặt, dày vị chính mình
→ Tâm trạng của Thúy Kiều: vật vã, đau đớn rồi ngất đi trong tiếng kêu thảng thốt, ai oán.
⇒ Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và
Kim Trọng
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Cảm nhận của bản thân: là đoạn trích giàu cảm xúc, cho thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều và

tài năng của Nguyễn Du.
Đoạn trích: Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I. Đơi nét về đoạn trích Nỗi thương mình
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248, tả cảnh tình trớ trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi
niềm thương xót thân phận của Thúy Kiều
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (4 câu đầu): Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều
- Phần 2 (8 câu tiếp): Niềm thương xót cho thân phận của Kiều
- Phần 3 (còn lại): Cảnh đẹp, thú vui, lòng người buồn bã


3. Giá trị nội dung
Đoạn trích thể hiện nỗi thương thân, trách phận, và sự tự ý thức cao độ của Thúy Kiều
nhất là ý thức về nhân cách. Đồng thời, bằng lịng thương cảm và tài năng của mình,
Nguyễn Du đã đem đến một sắc thái mới về sự tự ú thức của con người cá nhân trong văn
học trung đại
4. Giá trị nghệ thuật
- Khai thác triệt để các hình thức đối xứng
- Sử dụng hình ảnh ước lệ, điệp từ
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Ngịi bút miêu tả tâm lí độc đáo, sắc sảo
II. Dàn ý phân tích Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều)
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích
II. Thân bài
1. Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều ở lầu xanh (4 câu đầu)
- Bút pháp ước lệ, tượng trưng: bướm, ong, cuộc vui, trận cười
→ Cảnh sinh hoạt xô bồ, tấp nập ở chốn lầu xanh

- Sử dụng điển cố, điển tích: lá gió, cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh
- Nghệ thuật tiểu đối, gợi nên sự bẽ bàng, xấu hổ của Thúy Kiều: bướm lả - ong lơi, cuộc
vui…- trận cười…., sớm – tối
- Từ ngữ chỉ mức độ: biết bao, đầy tháng, suốt đêm
⇒ Cuộc sống xô bồ ở lầu xanh, Kiều phải tiếp khách làng chơi suốt ngày đêm. Đây là một
tình cảnh trớ trêu của cuộc đời Kiều khi bị vùi dập, chà đạp cả thể xác và nhân phẩm
2. Niềm thương xót cho thân phận của Kiều
- Khơng gian: lầu xanh
- Thời gian: tàn canh, ban đêm
→ Thời gian, không gian nghệ thuật thích hợp để Kiều soi thấu tâm trạng của mình
- Tâm trạng của Thúy Kiều:
+ Giật mình: bàng hồng, thảng thốt, khơng tin vào cảnh sống ở thực tại của bản thân
mình
+ Thương mình xót xa
→ Cái giật mình trân quý, làm nên nhân cách cao đẹp của Thúy kiều
- Nghệ thuật:
+ Cặp từ đối lập “ khi sao” và “ giờ sao” với nghệ thuật đối giữa hai câu lục/ bát ⇒ nhấn
mạnh sự khác biệt: quá khứ thì êm đềm, hạnh phúc cịn hiện tại thì đau đớn, phũ phàng, bị
vùi dập
+ Ngữ điệu hỏi: “mặt sao”, “ thân sao”
+ sử dụng thành ngữ chéo:“dày gió dạn sương” (dày dạn gió sương), “bướm chán ong
chường” (ong bướm chán chường) ⇒ nhấn mạnh sự ngỡ ngàng, bàng hoàng
+ Đối lập giữa khách và Kiều
⇒ Khi sống thật với chính mình, Kiều bàng hồng , xót xa cho thân phận của mình và phải
chăng đó cũng chính là tiếng nói địi quyền sống cá nhân của con người trong xã hội


phong kiến của Nguyễn Du- con người biết nhận thức và ý thức về hạnh phúc của mình
3. Tâm trạng cơ đơn, đau khổ của Thúy Kiều (phần cịn lại)
- Cuộc sống chốn thanh lâu: có phong, hoa, tuyết, nguyệt (cảnh đẹp bốn mùa), thú vui

cầm, kì, thi, họa
→ Cảnh vật đối với Thúy Kiều là sự giả tạo, Kiều khơng tìm được tri âm, tri kỉ, nàng thờ ơ
với tất cả mọi thứ xung quanh
- Qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều ở chốn lầu
xanh: sông nơi lầu xanh dập dìu, Thúy Kiều tự thương, tự đau, tự xót xa cho thân phận của
mình
- Điệp từ vui, ai…và câu hỏi tu từ là tiếng kêu đến xé lòng của con người tài hoa bạc mệnh
⇒ Trong chốn lầu xanh nơi mà tất cả đều phù phiếm, đồng tiền lên ngôi, Kiều vẫn cố gắng
tách mình ra, tìm một tâm hồn tri âm, thể hiện khát vọng sống trong sạch của Kiều mà ta
thật sự đáng trân trọng.
⇒ Nguyễn Du đề cao giá trị nhân văn, cảm thông sâu sắc với số phận của Kiều và lên án
xã hội gay gắt
III. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
Đoạn trích: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I. Đôi nét về tác phẩm Chí khí anh hùng
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn
ngữ đối thoại, cho thấy chí khí của Từ Hải
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải
- Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều
- Phần 3 (còn lại): Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải
3. Giá trị nội dung
Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng
và gửi gắm ước mơ cơng lí
4. Giá trị nghệ thuật
- Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật
- Hình ảnh kì vĩ, mang tính ước lệ tượng trưng
II. Dàn ý phân tích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều)

I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Chí khí anh hùng”
II. Thân bài
1. Khát vọng lên đường của Từ Hải (4 câu đầu)
- Hoàn cảnh chia tay: Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống hạnh phúc “hương lửa
đương nồng”
- Hình ảnh Từ Hải:
+ Trượng phu: chỉ người đàn ơng có chí khí, bậc anh hùng
→ Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải


+ Thoắt: dứt khốt, mau lẹ, nhanh chóng
+ Động lịng bốn phương: trong lịng nao nức chí tung hồnh bốn phương
+ Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch
→ Một tư thế đẹp, hiên ngang, không vướng bận của người quân tử sẵn sàng lên đường
⇒ Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của
khát vọng công danh
2. Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều (12 câu tiếp theo)
a) Lời của Thúy Kiều
- Xưng hơ: chàng – thiếp
→ Tình cảm vợ chồng mặn nồng, thắm thiết
- Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng
- Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải
⇒ Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận người vợ, thể hiện tình u với chồng mà
cịn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng
b) Lời của Từ Hải
- Lời đáp của Từ Hải:
+ Từ chối mong muốn của Thúy Kiều
+ Khun Kiều hãy vượt lên tình cảm thơng thường để xứng đáng làm vợ anh hùng

+ Coi Kiều là tri kỉ, là người hiểu mình
→ Tính cách anh hùng của Từ Hải
- Lời hứa của Từ Hải:
+ Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường. Đó chính là niềm tin vào
bản thân, vào sự nghiệp của mình
+ Rước nàng về dinh: hứa đón Kiều trở về
→ Người anh hùng có chí khí, có sự thống nhất giữa lí trí, khát vọng phi thường và tình
cảm sâu nặng với tri kỉ
+ Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập
nghiệp
+ Lời hẹn”một năm”: mốc thời gain cụ thể, nhanh chóng
→ Lời hẹn ước dứt khốt, ngắn gọn, tự tin
⇒ Từ Hải khơng chỉ là người anh hùng có khát vọng, có chí lớn mà cịn là người rất tự tin
vào tài năng của mình
3. Hành động ra đi dứt khốt của Từ Hải (2 câu cịn lại)
- Hành động: quyết lời, dứt áo ra đi
→ Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khốt, khơng hề do dự, khơng để tình cảm bịn rịn làm
lung lạc và cản bước ý chí anh hùng
- Hình ảnh chim bằng: hình ảnh tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng
tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ
⇒ Hình ảnh người anh hùng Từ Hải thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của
Nguyễn Du
III. Kết bài
Khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm


6/ CA DAO THAN THÂN U THƯƠNG TÌNH NGHĨA
I. Đơi nét về tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
1. Giá trị nội dung
- Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay

và tình cảm u thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. Đồng thời, qua đó
tơ đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.
- Lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh
phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.
2. Giá trị nghệ thuật
- Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như…
- Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay –
muối mặn,…
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…;
lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao)
- Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
II. Dàn ý phân tích Ca dao than thân, u thương, tình nghĩa
I. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại ca dao: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp
với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình
cảm của nhân dân trong các quan hệ đơi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,…
- Giới thiệu khát quát về chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: Ca dao than thân
yêu thương, tình nghĩa là chùm ca dao chiếm số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt
Nam, đó là tiếng hát than thân, là những lời ca yêu thương, tình nghĩa cất lên từ cuộc đời
cịn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy
tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình…
II. Thân bài
1. Ca dao than thân
a) Bài 1
- “Thân em”: cách mở đầu quen thuộc trong lời than thân của người phụ nữ. Nó gợi nên
âm điệu xót xa, ngậm ngùi. “Thân em” ở đây khơng phải để nói về một người phụ nữ cụ
thể nào mà là lời chung của của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - hình ảnh tấm lụa đào: Hình ảnh tấm lụa đào gợi nên vẻ đẹp
dịu dàng, thướt tha, đầy nữ tính

→ Người phụ nữ tự ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị cảu bản thân mình.
- Cách sử dụng từ ngữ:
+ Từ láy “phất phơ”: gợi nên sự bấp bênh, chông chênh, vô định trong số phận, cuộc đời
của người phụ nữ.
+ “Biết vào tay ai”: tạo cảm giác chới với, đắng cay của thân phận không thể tự lựa chọn,
quyết định tương lai, hạnh phúc của bản thân mình.
⇒ Bài ca dao là lời than thân của người phụ nữ có thân phận bị phụ thuộc, chông chênh,
vô định, không thể tự quyết định tương lai và hạnh phúc của bản thân mình. Đồng thời,
qua đó, lên án, phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền tự do, hạnh phúc của con người
và lên tiếng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.
b) Bài 2
- Mơ-típ mở đầu quen thuộc, thường thấy trong ca dao “thân em”: người phụ nữ cất tiếng


lời tự than cho số phận của mình.
- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - hình ảnh “củ ấu gai”:
+ Miêu tả chân thực, chi tiết về củ ấu gai: ruột trong thì trắng, vỏ ngồi thì đen
+ Qua hình ảnh cụ ấu gai, tác giả gợi liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, vẻ bên ngồi
họ vất vả, lam lũ, khó nhọc, nhem nhuốc nhưng bên trong họ tràn đầy vẻ đẹp tâm hồn,
phẩm chất.
→ Người phụ nữ tự ý thức được vẻ đẹp phẩm chất, trong trắng của mình,.
- Hai câu cuối là lời mời mọc da diết của cô gái. Ẩn sau lời mời chàng trai nếm thử củ ấu
gai của cơ gái chính là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá
trị, cái vẻ đẹp của mình.
⇒ Bài ca là lời ngậm ngùi xót xa của người phụ nữ. Đồng thời, bài ca còn là lời ngợi ca vẻ
đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.
c) Bài 3
- Mơ-típ mở đầu “trèo lên” quen thuộc trong ca dao. Song với cách nói “trèo lên cây khế
nửa ngày” là một cách nói đặc biệt, bất bình thường. Qua đó, thể hiện hiện tâm trạng thất
thần, vẩn vơ, khơng thể tập trung vào bất cứ việc gì của chàng trai mắc bệnh “tương tư”.

- Sử dụng câu hỏi tư từ “Ai làm chua xót lịng này khế ơi”: Câu hỏi tư từ cũng chính là lời
bộc bạch của chàng trai. Đại từ “ai” là đại từ phiếm chỉ, ngầm ý nhắc tới những thứ dã
chia cát tình duyên của chàng. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi lịng ngậm ngùi, chua xót của
chàng trai khi bị chia cắt tình duyên.
- Sử dụng các cặp hình ảnh đối lập: sao Hôm – sao Mai, mặt trăng – mặt trời
→ Sự xa xơi, cách trở trong tình u
→ Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn thuỷ chung bền vững. Cái tình ấy được nói lên bằng
những hình ảnh so sánh ẩn dụ (mặt trặng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai).Điểm đặc biệt của
những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững, khơng thay đổi trong quy luật hoạt động
của nó. Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái tình thuỷ chung son
sắt của lịng người chính là chủ ý của tác giả dân gian.
- Hai câu cuối như lời giãi bày trực tiếp của chàng trai:
+ “Ta” và “Mình” thể hiện sự thân thiết gắn bó giữa hai người, thể hiện sự gần gũi thân
thiết .
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: Sao Vượt là tên cổ của
sao Hơm. Nó thường mọc sớm vào buổi chiều, lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng mới
mọc. Vì thế câu thơ cuối "Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời" như là một lời khẳng định
về tình nghĩa thuỷ chung son sắt và ý chí quyết tâm vượt qua những rào cản của tình yêu.
Câu thơ là một lời nhắn nhủ với bạn tình, đồng thời cũng là một khát khao mong tình u
có thể cập đến bền bờ hạnh phúc.
⇒ Bài ca dao thể hiện sự đồng cảm đối với những cảm xúc, nỗi niềm tâ, sự của chàng trai.
Đồng thời, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi những phẩm chất đáng quý ở chàng trai: thủy
chung, son sắt.
2. Ca dao yêu thương, tình nghĩa
a) Bài 4
- 10 câu đầu: Cách thể hiện gián tiếp những cung bậc cảm xúc khác nhau
+ Nghệ thuật điệp cấu trúc nghi vấn “khăn thương nhớ ai”
→ Nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ triền miên, không ngừng không nghỉ và là lời tự vấn của
nhân vật trữ tình
+ Hình ảnh “khăn”



• Là vật trao duyên, tri kỉ, gợi kỉ niệm nhớ thương. Chiếc khăn là vật dụng quấn quýt với
người con gái, cùng chia sẻ với họ bao nỗi niềm
• Nghệ thuật đảo thanh và dùng hình ảnh vận động đảo ngược, trái chiều chủa chiếc khăn:
rơi xuống, vắt lên,
→ Tâm trạng ngổn ngang, trăm mối tơ vò của chủ thể trữ tình, nỗi nhớ như bao trùm, phủ
kín, bủa vây khắp khơng gian.
• Hình ảnh “khăn chùi nước mắt”: cảnh khóc thầm, đau khổ đáng thương của biết bao cơ
gái.
⇒ Mượn hình ảnh chiếc khăn, tác giả dân gian đã thể hiện nỗi nhớ triền miên, bâng
khuâng, da diết, mang đậm màu sắc nứ tính của cơ gái.
+ Hình ảnh “đèn”
• Nỗi nhớ được đo theo nhịp thời gian, nhớ từ ngày đến đêm, nỗi nhớ kéo dài triền miên.
• Hình ảnh “đèn khơng tắt”: con người trằn trọc thâu đêm với nỗi nhớ đằng đẵng với thời
gian.
+ Hình ảnh “mắt”
• Cơ gái tự hỏi chính mình với nỗi ưu tư vẫn còn nặng trĩu: “Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ
khơng n”
• “Mắt ngủ khơng n”: Khắc họa hình ảnh con người thao thức, trằn trọc, lo lắng, bất an
trong đêm.
→ Mười câu thơ đầu với nghệ thuật điệp và cách sử dung các hình ảnh so sánh, nhân hóa,
ẩn dụ đã khắc họa thành cơng những cung bậc nhớ thương của cô gái khi yêu.
- Hai câu cuối: Cách thể hiện trực tiếp những cảm xúc.
+ Đại từ nhân xưng “em” cho thấy chủ thể trữ tình đang trực tiếp bày tỏ cảm xúc của
mình.
+ “Khơng n một bề”: nỗi bất an, lo lắng trong lịng cơ gái
→ Hai câu cuối trào ra một nỗi lo lắng, bất an cho hạnh phúc lứa đôi. Hạnh phúc ấy
thường bấp bênh bởi lẽ trong xã hội phong kiến, tình yêu tha thiết không chắc rằng sẽ đến
được hôn nhân.

⇒ Bài ca là tiếng hát đầy yêu thương thể hiện qua nỗi nhớ chan chứa tình người, qua đó
thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái Việt Nam. Đồng thời, qua đó lên án, phê phán, tố
cáo xã hội phong kiến khoong đem lại hạnh phúc cho con người với quan niệm cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy.
b) Bài 5
- Hình ảnh “sơng: gợi khơng gian xa cách, là khoảng khơng ngăn cách tình u, hạnh phúc
đơi lứa.
- “Sơng rộng một gang”: Cách nói phóng đại, tưởng chừng như vơ lí nhưng lại có lí trong
tình u.
→ Ước muốn táo bạo, thể hiện tình u mãnh liệt trong lịng cơ gái.
- Hình ảnh “cầu dải yếm”:
+ “Cầu” là khoảng không gian gần gũi, quen thuộc là nơi gặp gỡ, hẹn hị của các chàng
trai, cơ gái
+ “Cầu dải yếm” là cầu do chính cơ gái bắc cho người mình yêu, mềm mại, uyển chuyển.
→ Sự chủ động, táo bạo nhưng cũng khơng kém phần tế nhị, dun dáng, kín đáo của cô
gái
⇒ Bài ca dao thể hiện sự đồng tình, ủng hộ với những khát vọng tình yêu mãnh liệt, táo
bạo của người phụ nữa. Đồng thời, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữa, chủ


động, táo bạo trong tình u nhưng vẫn khơng kém phần duyên dáng, tế nhị.
c) Bài 6
- Hai câu đầu:
+ Hình ảnh “gừng cay” – “muối mặn”
• Muối, gừng là những gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt, nó cịn là vị
thuốc chữa bệnh, là hương vị của tình người.
• Biểu tượng cho tình nghĩa, sự gắn bó thủy chung của con người.
+ Từ ngữ chỉ khoảng thời gian dài, mang tính ước lệ: ba năm, chín tháng
→ Hai câu đầu, mượn hình anh của gừng và muối, tác giả dân gian muốn thể hiện sự thủy
chung, gắn bó trong tình nghĩa vợ chồng. Đồng thời, những hình ảnh đó cịn thể hiện

những khó khăn, vất vả, thiếu thốn mà vợ chồng đã cùng nhau trải qua.
- Hai câu kết:
+ Đại từ xưng hô: “đôi ta” dùng để chỉ đôi lứa yêu nhau hoặc vợ chồng.
+ Thành ngữ “nghĩa nặng tình dày”: sự thủy chung son sắt, nghĩa tình sâu nặng của vợ
chồng.
+ “Ba vạn sáu ngàn ngày” ý chỉ cả một đời người. Nhấn mạnh tình u, sự thủy chung của
hai người, chỉ có cái chết mới có thể khiến họ chia lìa, rời xa nhau.
⇒ Bài ca dao đã thể hiện tình nghĩa thủy chung, gắn bó bền vững của tình cảm vợ chồng
khi đã cùng nhau trải qua những cay đắng, khó khăn, vất vả của cuộc đời.
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của ca dao nói chung và ca dao than thân, u
thương tình nghãi nói riêng.
- Thái độ, tình cảm của bản thân: Ca dao là nét đẹp văn hóa, tinh thần của con người, đất
nước Việt Nam. Qua những câu ca dao làm chúng ta thêm yêu, thêm quý những giá trị văn
hóa từ ngàn đời nay của dân tộc.
7/ DOC TIEU THANH KI
I. Đơi nét về tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)
1. Hồn cảnh sáng tác và nhan đề bài thơ
- Bài thơ được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ ở Trung Quốc.
- Nhan đề “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí)
+ Kí: những ghi chép
+ Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh
→ “Đọc Tiểu Thanh kí”: đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (đọc tập thơ của nàng
Tiểu Thanh)
2. Bố cục (4 phần)
Bài thơ được chia thành 4 phần theo bố cục: đề - thực – luận – kết
3. Giá trị nội dung
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh
của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể
hiện một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho

những giá trị tinh thần bị chà đạp
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ
- Hình ảnh thơ hàm súc, giàu giá trị biểu tượng


II. Dàn ý phân tích Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du: Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo
chủ nghãi lớn của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của ơng gồm những tác phẩm có giá trị cả
chữ Hán và chữ Nôm.
- Giới thiệu về “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí): Đọc Tiểu Thanh kí là một trong
số những sáng tác bằng chữ Hán tiêu biểu của Nguyễn Du, thể hiện cảm xúc, suy tư của
ông về số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời, qua đó giuwps chún ta có cảm nhận
sâu sắc về tấm lịng nhân đọa của ơng.
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Hình ảnh thơ đối lập giữ quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển(vườn hoa bên Tây Hồ) –
thành khư (gò hoang)
- Động từ “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết
→ Câu thơ gợi ra một nghịch cảnh giữa quá khư và hiện tại: Vườn hoa bên Tây Hồ nay đã
thành bãi đất hoang rồi. Từ đó, gợi sự xót xa trước sự đổi thay, sự tàn phá của thời gian đối
với cái đẹp.
- Cách sử dụng từ ngữ: độc điếu (một mình viếng) – nhất chỉ thư (một tập sách).
→ Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn nhưng cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng
trong cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh
⇒ Hai câu thơ diễn tả tâm trạng của Nguyễn Du trước cảnh hoaong tàn, đó cũng chính là
nỗi niềm xót xa, tiếc nuối cho số phận của nàng Tiểu Thanh.
2. Hai câu thực

- Nghệ thuật hoán dụ:
+ Son phấn: tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ
+ Văn chương: tượng trưng cho tài năng.
- Từ ngữ diễn tả cảm xúc: hận, vương
- “Chôn”, “đốt” là những động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người
vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh ⇒ thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những
con người tài sắc.
→ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh
tương đố, hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.
→ Hai câu thơ cực tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là
tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh; đồng thời
có sức tố cáo mạnh mẽ.
3. Hai câu luận
- “Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận mn đời, mối hận truyền kiếp. Đó chính
là mối hận của những người tài hoa mà bạc mệnh.
- Thiên nan vấn: khó mà hỏi trời được.
→ Câu thơ mang tính khái qt cao. Nỗi hận kia khơng phải là nỗi hận của riêng nàng
Tiểu Thanh, của Nguyễn Du mà của tất cả những người tài hoa trong xã hội phong kiến.
Câu thơ thể hiện sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vơ lí: người có sắc thì bất
hạnh, nghệ sĩ có tài thường cơ độc.


- Kì oan: nỗi oan lạ lùng
- Ngã: ta (từ chỉ bản thể cá nhân táo bạo so với thời đại Nguyễn Du sống). Nguyễn Du
khơng đứng bên ngồi mà nhìn vào nữa mà giờ đây ơng chủ động tìm sự tri âm với nàng,
với những người tài hoa bạc mênh.
⇒ Nguyễn Du khơng chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà cịn bàn ra tới nỗi hận của
mn người, mn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thơng sâu
sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”
4. Hai câu kết

- Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ. Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh và băn khoăn, khóc cho
chính mình.
- “Khấp”: khóc. Tiếng khóc là dấu hiệu mãnh liệt nhất của tình cảm, cảm xúc thương thân
mình, thân người trào lên mãnh liệt khơng kìm nén được. Ơng khơng viết đơn thuần mà
khóc cho Tiểu Thanh. Ơng băn khoăn khơng biết hậu thế ai sẽ khóc ơng.
→ Thể hiện nỗi cơ đơn của nghệ sĩ lớn “Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân
Diệu). Ông thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy được một người tri kỉ ở quá khư
nhưng vẫn mong ngóng một tấm lịng trong tương lai.
⇒ Tấm lịng nhân đạo mênh mơng vượt qua mọi khơng gian và thời gian.
III. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: Thể hiện cảm xúc, suy tư của
Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến.
Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.
8/ CD HAI HUOC
I. Đôi nét về tác phẩm Ca dao hài hước
1. Giá trị nội dung
Chùm ca dao hài hước thể hiện tiếng cười với tinh thần lạc quan, yêu đời và triết lí nhân
sinh lành mạnh của những người nhân dân lao động Việt Nam và qua đó, phê phán những
thói hư tật xấu trong xã hội.
2. Giá trị nghệ thuật
- Hư cấu tài tình, khắc họa nhân vật bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có giá trị khái
qt cao.
- Ngơn ngữ giản dị, đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc
- Biện pháp tu từ: ngoa dụ, nói quá, đối lập, tương phản, trùng điệp, nói giảm nói tránh…
II. Dàn ý phân tích Ca dao hài hước
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về thể loại ca dao: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự
kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống tinh thần, tư
tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đơi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,…
- Giới thiệu về chùm ca dao hài hước: Với tiếng cười trào lộng, hóm hỉnh, chùm ca dao hài

hước thể hiện tiếng cười lạc quan, yêu đời trong ca dao, đồng thời qua đó phê phán, lên án
những thói hư, tật xấu trong xã hội.
II. Thân bài
1. Bài 1: Ca dao hài hước – tự trào


a) Hình thức kết cấu
- Hình thức đối đáp
- Cặp đại từ nhân xưng: Anh – em
- Dấu hiệu nhận biết: gạch đầu dịng
→ Hình thức đối đáp được thể hiện rất nhiều, là hình thức phổ biến trong ca dao nhất là
trong những cuộc vui đùa hay hát dao duyên của trai gái. Ở đây, lời đối đáp cất lên như
trong chặng hát cưới của dân ca. Theo tục lệ của Việt Nam, cưới xin khơng thể thiếu sính
lễ dẫn cưới.
b) Lời dẫn cưới của chàng trai
- Cách nói phóng đại, khoa trương: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bị
→ Lối nói thường gặp trong ca dao, thể hiện ước muốn có được lễ vật sang trọng để xứng
với tình u của cơ gái dành cho mình.
- Lối nói giảm dần: voi, trâu, bị, chuột béo
→ Hành trình từ tưởng tượng về với thực tại, về với hiện thực của chàng trai.
- Cách nói đối lập: dẫn voi – quốc cấm, dẫn trâu – máu hàn, dẫn bò – co gân
→ Chàng trai là người cẩn thận, biết quan tâm, lo lắng cho gia đình của cơ gái. Đồng thời,
chàng trai cịn là người khéo léo, giải thích có lí, có tình, thơng minh, hóm hỉnh nên dễ tạo
được thiện cảm với mọi người nhất là với cô gái.
- Quyết định dẫn cưới của chàng trai:
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo mời dân mời làng
+ Miễn: cứ có là được
+ Con chuột béo: Lồi vật nhỏ bé, có hại và bị người nơng dân ghét bỏ, là hình ảnh đối lập
với “thú bốn chân” – hình ảnh gợi nên những con vật to lớn, có giá trị

+ Sự hóm hỉnh: Từ trước đến nay, chưa có ai lấy chuột làm vật dẫn cưới và chuột cũng
không thể đủ để mời dân mời làng
→ Cách nói hóm hỉnh, hài hước, thông minh thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của
chàng trai
c) Lời thách cưới của cô gái
- Thái độ của cô gái:
+ Không ngạc nhiê,, “lấy làm sang”, qua đó thể hiện sự ý nhị, khiêm tốn của cơ gái
+ Thơng cảm, thấu hiểu hồn cảnh của chàng trai: “Nỡ nào em lại phá ngang”
+ Tự tin nói lời thách cưới của mình: Một nhà khoai lang
→ Với nghệ thuật đối lập, người ta – nhà em, lợn gà – một nhà khoai lang lời thách cưới
của cơ gái đã thể hiện sự thơng minh, dí dỏm và sự cảm thông sâu sắc của cô gái đối với
chàng trai
- Cách sử dụng lễ vật thách cưới với cách nói giảm dần:
+ Củ to: mời làng
+ Củ nhỏ: họ hàng ăn chơi
+ Củ mẻ: con trẻ ăn giữ nhà
+ Củ rím, củ hà: cho lợn, cho gà
→ Cơ gái là người đảm đang, tháo vát, đậm tình nghĩa với láng giếng, họ hàng, gia đình
⇒ Thơng qua lời dẫn cưới của chàng trai và lời thách cưới của cô gái đã cho chúng ta thấy


tinh thần lạc quan, yêu đời của người lao động trong hồn cảnh khó khăn, nghèo túng.
Đồng thời, nó cịn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc – tình nghĩa cao hơn của cải. Chàng trai
tự ý thức được cái nghèo của mình mà tự trào, tự cười cợt, cơ gái thấu hiểu cảnh ngộ của
hai gia đình mà vui vẻ đón nhận vì cơ là người coi trọng tình nghĩa hơn của cải.
2. Tiếng cười châm biếm, phê phán
a) Bài 2
- Đối tượng châm biếm: bậc nam nhi yếu đuối, khơng đáng sức trai.
- Nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập:
+ Tư thế “khom lưng, chống gối”: gắng hết sức mình, gợi liên tưởng tới công việc nặng

nhọc, vất vả
+ Hành động “gánh hai hạt vừng”: hành động nhỏ bé, tầm thường
→ Tiếng cười hài hước, châm biếm vang lên
→ Chế giễu loại đàn ông tầm thường, yếu đuối, không đáng sức trai, không nên làm nam
nhi
⇒ Tiếng cười khơng nhằm đả kích mà dùng để nhắc nhở nhau tránh xa những thói hư tật
xấu mà con người ta thường mắc phải.
b) Bài 3
- Nghệ thuật tương phản, đối lập:
+ chồng người – chồng em
+ Đi ngược về xuôi – ngồi bếp sờ đuôi con mèo
→ Thể hiện sự ngưỡng mộ “chồng người” tháo vát, tài giỏi. Đông thời, thể hiện sự thất
vọng, buồn bã trước sự lười nhác, chỉ biết quang quẩn ở nhà của “chồng em”
⇒ Bài ca dao nhằm phê phán, chế giễu loại đàn ơng lười nhác, khơng có ý chí. Đồng thời,
đó là bài học về phẩm chất, lối sống cho những người nam nhi
c) Bài 4
- Hình ảnh người vợ:
+ Lỗ mũi mười tám gánh lông – râu rồng trời cho
+ Ngáy o o – ngáy cho vui nhà
+ Hay ăn quà – đỡ tốn cơm
+ Đầu rác rơm – hoa thơm
→ Chân dung người phụ nữ xấu, vô duyên, thói quen xấu và luộm thuộm trong cách ăn ở.
- Nghệ thuật:
+ Cường điệu, phóng đại, nói quá, so sánh
+ Điệp cấu trúc câu “chồng yêu chồng bảo”
→ Tạo âm hưởng vui đùa, bỡn cợt, thích thú trong lịng người đọc, người nghe.
⇒ Bài ca dao với tiếng cười mua vui, giải tria nhưng vẫn hàm chứa một ý nghĩa châm
biếm, châm biếm, nhắc nhở nhẹ nhàng những người phụ nữ đoảng trí, vơ dun và châm
biếm những ơng chồng yêu chiều vợ quá mức, nhìn thấy gì cũng hay cũng đẹp.
III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao hài hước: Bằng nghệ thuật
trào lộng, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao – tiếng cười tự trào và tiếng
cười châm biếm, phê phán đã thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh sâu
sắc của nhân dân lao động dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả.


9/ BNDC
I. Đôi nét về tác giả
Xem thêm: Tác giả Nguyễn Trãi
II. Đơi nét về tác phẩm Đại cáo Bình Ngơ
1. Hồn cảnh ra đời
- Sau khi qn ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương
Thơng buộc phải giảng hịa, rút qn về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo
Bình Ngơ.
- Đại cáo bình Ngơ có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố
vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428)
2. Thể cáo
- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh
dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người
cùng biết.
- Cáo có thể viết bằng văn xi hay văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn biền
ngẫu, có vần hoặc khơng có vần, thường có đối, câu dài ngắn khơng gị bó, mỗi cặp hai vế
đối nhau.
- Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
3. Bố cục (4 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “chứng cớ cịn ghi”): Luận đề chính nghĩa (Tiền đề lí luận)
- Phần 2 (tiếp đó đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về
tội ác của kẻ thù. (Soi chiếu lí luận vào thực tiễn)
- Phần 3 (tiếp đó đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Bản hùng ca về cuộc khỏi nghĩa Lam
Sơn

- Phần 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập
4. Giá trị nội dung
Đại cáo bình Ngơ là bản tun ngơn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca
ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
5. Giá trị nghệ thuật
- Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn
- Sự kết hợp hài hịa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kể, phóng đại, so sánh, đối lập….
III. Dàn ý phân tích Đại cáo Bình Ngơ
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng, một nhà văn hóa
lớn, ơng đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau một sự nghiệp văn học vĩ đại
- Giới thiệu khái quát về thể cáo: Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc,
thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp,
tun ngơn một sự kiện để mọi người cùng biết
- Khái quát về Đại cáo bình Ngơ: Sau khi qn ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn
viện binh của giặc, Vương Thơng buộc phải giảng hịa, rút qn về nước, Nguyễn Trãi
thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngơ. Đại cáo bình Ngơ có ý nghĩa trọng đại như một
bản tuyên ngôn độc lập.


II. Thân bài
1. Luận đề chính nghĩa
a) Tư tưởng nhân nghĩa là tiền đề cơ sở lí luận cho cuộc kháng chiến
- Nhân nghĩa có nghĩa thương người mà làm theo lẽ phải. (nhân là lòng thương người,
nghĩa là lẽ phải)
- Nhân nghĩa trong tư tưởng của Nguyễn Trãi:
+ Yên dân: nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc trong một đất nước độc lập
+ Trừ bạo: diệt kẻ tàn bạo xâm lược đất nước và bọn tham tàn trong nước
⇒ Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là lấy dân làm gốc, vì dân mà diệt trừ bọn tàn bạo.

b) Chân lí về độc lập dân tộc
- Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn
hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt
⇒ Các dân tộc có quyền bình đẳng như nhau. Lời văn khẳng định quyền độc lập, tự chủ
của dân tộc.
- Thái độ của tác giả:
+ So sáng các triều đại của Việt Nam với các triều đại của Trung Hoa
+ Gọi các vị vua Đại Việt là “đế”
⇒ Thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả
2. Tội ác của kẻ thù
- Giặc minh xâm lược, cai trị nước ta và gây ra biết bao tội ác:
+ Lừa dối nhân dân ta
+ Tàn sát dã man những người vô tội
+ Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề
+ Bắt phu phen, phục dịch
+ Vơ vét của cải
+ Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt
- Thái độ căm phẫn của nhân dân:
+ Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch
mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.
+ Câu hỏi tu từ “lẽ nào...chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc
⇒ Bản cáo trạng đanh thép về tội ác dã man của giặc minh, đồng thời là thái độ căm phẫn,
tức giận khôn cùng của nhân dân ta
3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
a) Hình ảnh người anh hùng Lê Lợi
- Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”
- Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”
- Có lịng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước
thề khơng cùng sống...”
- Có lí tưởng, hồi bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lịng cứu nước...dành phía

tả”.
- Có lịng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lịng nhức óc...nếm mật nằm gai...suy
xét đã tinh”.
⇒ Lê Lợi vừa là người bình dị vừa là anh hùng khởi nghĩa


b) Cuộc khởi nghãi Lam Sơn
- Buổi đầu gian khổ:
+ Những thiếu thốn về quân trang và lương thực: binh yếu, có khi lương cạn, nhân tài ít
+ Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng
lịng, đồn kết (sử dụng 2 điển tích dựng cần trúc, hịa nước sơng)
⇒ Giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách, nhờ sự lạc quan, đồng lịng, đồn kết, biết dựa
vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn.
- Giai đoạn phản công và thắng lợi của ta:
+ Những trận tiến quân ra Bắc: trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
+ Chiến dịch diệt chi viện: trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang
⇒ Biện pháp liệt kê tái hiện khơng khí chiến trận máu lửa, sục sơi với những chiến thắng
giòn giã liên tiếp của quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê trề của địch.
- Thất bại của giặc Minh:
+ Nghệ thuật cường đại, nói quá miêu tả những thất bại thảm hại của giặc.
+ Binh lính cởi áo giáp xin hàng
+ Tướng giặc tham sống sợ chết cởi áo giáp xin hàng
- Khí thế và cách ứng xử của quân, dân ta:
+ Nghệ thuật cường điệu: Gươm mài đá, đá núi phải mòn….
+ Cách ứng xử vừa khôn khéo vừa nhân nghĩa của nghĩa quân: “Thần vũ chẳng giết hại …
nghỉ sức”
⇒ Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ
tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến cơng và cách ứng xử
4. Lời tuyên bố độc lập:
- Giọng điệu trang trọng, hào sảng cho thấy niềm tin và những suy tư sâu lắng của tác giả

- Sử dụng những hình ảnh về tương lại đất nước như “xã tắc từ đây vững bền, giang sơn từ
đây đổi mới, thái bình vững chắc”, các hình ảnh của vũ trụ “kiền khôn, nhật nguyệt, ngàn
thu sạch làu”
III. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài cáo
10/ PHU SONG BD
I. Đôi nét về tác giả
- Trương Hán Siêu hiện chưa rõ năm sinh, mất năm 1354, tự là Thăng Phủ
- Quê quán: làng Phúc Am, huyện n Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình)
- Ơng là môn khách (khách trong nhà) của Trần Hưng Đạo, từng giữ nhiều chức vụ quan
trọng: Hàn lâm học sĩ (dưới đời Trần Anh Tơng), Tham tri chính sự. Khi mất, ông được
vua tặng tước Thái bảo, Thái phó và được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội).
- Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy,
nhân dân kính trọng.
- Sự nghiệp sáng tác: Tác phẩm của ơng hiện cịn lại khơng nhiều, trong đó có bài Phú
sơng Bạch Đằng.
II. Đơi nét về tác phẩm Phú sơng Bạch Đằng
1. Hồn cảnh sáng tác
- Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra Biển Đông, nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi


×