Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thực trạng chỉ định kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa khu vực ninh hòa năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 111 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG


TRẦN NGỌC LUẬN

THỰC TRẠNG CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH
TRÊN NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
NĂM 2019

LUẬN VĂN
CHUYÊN KHOA II - TỔ CHỨC QUẢN LÍ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.76.05

Hà Nội, 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN NGỌC LUẬN

THỰC TRẠNG CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH
TRÊN NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
NĂM 2019

LUẬN VĂN
CHUYÊN KHOA II - TỔ CHỨC QUẢN LÍ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.76.05



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS - TS. ĐỖ MAI HOA

Hà Nội, 2019


i

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Các thầy, cô giáo trường Đại học Y tế công cộng
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ chúng tơi hồn thành chương trình học tập.
Đặc biệt gửi lời cám ơn đến PGS.TS Đỗ Mai Hoa là người đã tận tình hướng
dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc BV đa khoa khu vực Ninh Hịa cùng
tồn thể các cán bộ y tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thu thập số liệu cho
đề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn động viên, giúp đỡ tôi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn !
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 8 năm 2019
Học viên: Trần Ngọc Luận


ii

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4

1.1. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH ................................................................ 4
1.1.1. Định nghĩa kháng sinh.............................................................................4
1.1.2. Tình hình đề kháng kháng sinh hiện nay ..............................................4
1.1.3. Chương trình quản lý chỉ định sử dụng kháng sinh tại bệnh viện .....5
1.1.3.1. Vai trị của chương trình quản lý chỉ định sử dụng kháng sinh tại
bệnh viện ...........................................................................................................5
1.1.3.2. Các chiến lược của chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện ...5
1.1.4. Thực trạng chỉ định sử dụng kháng sinh hiện nay ...............................6
1.1.4.1. Thực trạng chỉ định sử dụng kháng sinh trên thế giới .........................6
1.1.4.2. Thực trạng chỉ định sử dụng kháng sinh ở Việt Nam ..........................6
1.2. SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NGOẠI KHOA ................................. 8
1.2.1. Các nguyên tắc chung của điều trị kháng sinh trong nhiễm khuẩn –
phẫu thuật ...........................................................................................................8
1.2.2. Phân biệt kháng sinh dự phòng và kháng sinh điều trị trong ngoại
khoa

................................................................................................................8

1.2.3. Các chỉ định dùng kháng sinh điều trị ở người bệnh phẫu thuật .......8
1.2.4. Đường dùng thuốc ...................................................................................9
1.2.5. Liệu pháp điều trị liên tiếp trong phẫu thuật .......................................9
1.2.6. Sử dụng không đúng liệu pháp kháng sinh trong nhiễm khuẩn ngoại
khoa

................................................................................................................9

1.2.7. Phác đồ phối hợp kháng sinh ở người bệnh ngoại khoa ....................10
1.2.8. Nhiễm trùng vết mổ và một số vi khuẩn chính gây nhiễm khuẩn vết
mổ


..............................................................................................................10


iii

1.2.8.1. Nhiễm trùng vết mổ ............................................................................10
1.2.8.2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ..............................10
1.2.8.3. Một số tác nhân vi khuẩn chính gây nhiễm trùng vết mổ ..................11
1.2.9. Một số nghiên cứu về chỉ định sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật
..............................................................................................................12
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định sử dụng kháng sinh ..............12
1.2.3.1. Yếu tố thuộc về bác sĩ........................................................................12
1.2.3.2. Yếu tố thuộc về bệnh viện...................................................................13
1.2.3.3. Mong muốn được sử dụng kháng sinh của người bệnh .....................14
1.2.3.4. Tác động của công ty dược ................................................................14
1.2.3.5. Ảnh hưởng của các chính sách của quốc gia ...................................14
1.2.3.6. Ảnh hưởng của tình hình vi khuẩn kháng thuốc ................................16
1.3. KHUNG LÝ THUYẾT ................................................................................ 17
1.4. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH
HÒA .....................................................................................................................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 19
2.1.1. Nghiên cứu định lượng ..........................................................................19
2.1.2. Nghiên cứu định tính .............................................................................19
2.2. THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN
CỨU .....................................................................................................................19
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 19
2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU .......................................... 20
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ................................................... 20
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng ...............................................................20

2.5.2. Thu thập số liệu định tính .....................................................................21
2.6. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ................................................................... 21
2.6.1. Biến nghiên cứu định lượng ..................................................................21
2.6.2. Chủ đề nghiên cứu định tính ................................................................22


iv

2.7. CÁC KHÁI NIỆM, THƯỚC ĐO, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ............... 22
2.7.1. Phân loại Phẫu thuật theo nguy cơ nhiễm khuẩn của Altemeier ......22
2.7.2. Tình trạng tồn thân người bệnh trước mổ theo thang điểm ASA ..22
2.7.3. Kháng sinh dự phịng ............................................................................22
2.8. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.................................................. 23
2.8.1.Số liệu định lượng ...................................................................................23
2.8.2. Số liệu định tính .....................................................................................23
2.9. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .......................................................................... 23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................24
3.1. ĐẶC ĐIỂM PHẪU THUẬT CỦA NGƯỜI BỆNH ................................ 24
3.1.1. Đặc điểm người bệnh ..........................................................................24
3.1.2. Phân bố người bệnh phẫu thuật theo khoa ......................................25
3.1.3. Phân bố loại phẫu thuật theo nguy cơ nhiễm trùng ........................25
3.1.4. Phân bố người bệnh trước mổ theo điểm ASA ................................26
3.1.5. Phân bố thời gian cuộc phẫu thuật ...................................................26
3.2. TÌNH HÌNH CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN NGƯỜI
BỆNH PHẪU THUẬT ........................................................................................ 27
3.2.1. Loại kháng sinh sử dụng trên người bệnh trước phẫu thuật .........27
3.2.2. Loại kháng sinh chỉ định sử dụng trên người bệnh sau phẫu thuật
..............................................................................................................28
3.2.3. Thời gian sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật theo
khoa


..............................................................................................................29

3.2.4. Cách thức chỉ định sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu
thuật ..............................................................................................................30
3.2.5. Đường dùng kháng sinh .....................................................................30
3.2.6. Sự phối hợp kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật .....................30
3.2.7. Nhóm kháng sinh phối hợp ................................................................31
3.2.8. Sự thay đổi kháng sinh .......................................................................32
3.2.9. Chỉ định làm kháng sinh đồ ...............................................................33


v

3.2.10. Chỉ định sử dụng kháng sinh phù hợp với phác đồ điều trị ...........33
3.2.10.1. Chỉ định sử dụng kháng sinh trước mổ phù hợp với phác đồ .......33
3.2.10.2. Chỉ định sử dụng kháng sinh sau mổ phù hợp với phác đồ...........34
3.2.11. Tình trạng nhiễm trùng vết mổ .........................................................35
3.2.12. Kết quả điều trị ...................................................................................35
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH ..................................................................................................... 36
3.3.1. Yếu tố thuộc về bác sĩ .........................................................................36
3.4.1.1. Kiến thức, thái độ về chỉ định sử dụng kháng sinh ............................36
3.4.1.2. Kinh nghiệm, thói quen chỉ định kháng sinh .....................................37
3.4.1.3. Thâm niên công tác ............................................................................38
3.4.2. Yếu tố thuộc về bệnh viện .....................................................................39
3.4.2.1. Vấn đề cung ứng thuốc ......................................................................39
3.4.2.2. Vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị ..............................................39
3.4.2.3. Xây dựng phác đồ điều trị ..................................................................40
3.4.2.4. Giám sát hồ sơ bệnh án......................................................................41

3.4.2.5. Vai trò của dược lâm sàng .................................................................41
3.4.2.6. Thông tin thuốc ..................................................................................42
3.4.2.7. Hoạt động của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn ..............................43
3.4.4. Yếu tố thuộc về chính sách ....................................................................44
3.4.4.1. Các hướng dẫn liên quan đến sử dụng kháng sinh ............................44
3.4.4.2. Chính sách về Bảo hiểm y tế ..............................................................45
3.4.4.3. Chính sách đấu thầu thuốc tập trung.................................................46
3.4.5. Yếu tố thuộc về cung ứng thuốc của công ty Dược .............................46
Chương 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................48
4.1. TÌNH HÌNH CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN NGƯỜI
BỆNH PHẪU THUẬT ........................................................................................ 48
4.1.1. Đặc điểm chung người bệnh phẫu thuật...........................................48
4.1.2. Loại kháng sinh sử dụng trên người bệnh trước phẫu thuật .........49


vi

4.1.3. Loại kháng sinh sử dụng trên người bệnh sau phẫu thuật .............49
4.1.4. Sự phối hợp kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật .....................50
4.1.5. Thời gian sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật theo
khoa

..............................................................................................................50

4.1.6. Cách thức chỉ định sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu
thuật ..............................................................................................................51
4.1.7. Sự thay đổi kháng sinh .......................................................................51
4.1.8. Chỉ định làm kháng sinh đồ ...............................................................52
4.1.9. Chỉ định sử dụng kháng sinh phù hợp với phác đồ .........................52
4.1.10. Kết quả điều trị ...................................................................................53

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG KHÁNG
SINH.....................................................................................................................53
4.2.1. Yếu tố thuộc về bác sỹ ........................................................................53
4.2.1.1.

Kiến thức, thái độ về chỉ định sử dụng kháng sinh ........................53

4.2.1.2. Thâm niên cơng tác, kinh nghiệm, thói quen chỉ định kháng sinh...53
4.2.2. Yếu tố thuộc về bệnh viện ..................................................................55
4.2.2.1.

Vấn đề cung ứng thuốc...................................................................55

4.2.2.2.

Vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị ..........................................55

4.2.2.3.

Xây dựng phác đồ điều trị ..............................................................56

4.2.2.4.

Giám sát hồ sơ bệnh án..................................................................57

4.2.2.5.

Vai trị của dược lâm sàng .............................................................57

4.2.2.6.


Thơng tin thuốc ..............................................................................58

4.2.2.7.

Hoạt động của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn ..........................58

4.2.3. Yếu tố thuộc về chính sách .................................................................59
4.2.3.1.

Chính sách bảo hiểm y tế ...............................................................59

4.2.3.2.

Chính sách đấu thầu thuốc tập trung .............................................59

4.2.4. Yếu tố thuộc về cung ứng thuốc của công ty Dược ..........................59
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................. 60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................62


vii

KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
PHỤ LỤC .................................................................................................................69
Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TỪ HỒ SƠ BỆNH ÁN........... 69
Phụ lục 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ
TRÁCH CÔNG TÁC DƯỢC ............................................................................. 72
Phụ lục 3: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU DS TRƯỞNG KHOA DƯỢC

.....................................................................................................................74
Phụ lục 4: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO KHOA ............. 76
Phụ luc 5: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM BÁC SĨ LÂM SÀNG ........ 78
Phụ lục 6: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG
.....................................................................................................................80
Phụ lục 7: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM DS LÂM SÀNG ................ 82
Phụ lục 8: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............................ 84
Phụ lục 9: CÁC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.................................. 87
Phụ lục 10. PHÂN LOẠI PHẪU THUẬT ......................................................... 88


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASA

American Society of Anesthesiologists/ Hiệp hội gây mê Hoa
Kỳ

BHYT

Bảo hiểm y tế

BS

Bác sĩ

BV


Bệnh viện

DS

Dược sĩ

ĐKKV

Đa khoa khu vực

ĐD

Điều dưỡng

GARP

Center for Disease Control and Prevention/Trung tâm phòng
ngừa và kiểm soát bệnh tật

HĐT-ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

HSBA

Hồ sơ bệnh án

KS

Kháng sinh


KSĐ

Kháng sinh đồ

LCK

Liên chuyên khoa



Lãnh đạo

NB

Người bệnh

NC

Nghiên cứu

NTVM

Nhiễm trùng vết mổ

PT

Phẫu thuật

PVS


Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm

WHO

World Health Organization /Tổ chức Y tế Thế giới


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc điểm chung của người bệnh ............................................................ 24
Bảng 3. 2. Phân bố người bệnh trước mổ theo điểm ASA ....................................... 26
Bảng 3. 3. Thời gian phẫu thuật theo từng khoa ...................................................... 26
Bảng 3. 4. Loại kháng sinh sử dụng trên người bệnh trước phẫu thuật ................... 27
Bảng 3. 5. Loại kháng sinh sử dụng trên người bệnh sau phẫu thuật ...................... 28
Bảng 3. 6. Thời gian sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật (ngày) ......... 29
Bảng 3. 7. Sự phối hợp kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật .............................. 30
Bảng 3. 8. Nhóm kháng sinh phối hợp ..................................................................... 31
Bảng 3. 9. Sự thay đổi kháng sinh ............................................................................ 32
Bảng 3. 10. Lý do thay đổi kháng sinh..................................................................... 32
Bảng 3. 11. Chỉ định làm kháng sinh đồ .................................................................. 33
Bảng 3. 12. Chỉ định sử dụng kháng sinh trước mổ phù hợp với phác đồ điều trị .. 33
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa các khoa với chỉ định sử dụng kháng sinh trước mổ
phù hợp phác đồ ....................................................................................................... 34
Bảng 3. 14. Chỉ định sử dụng kháng sinh sau mổ phù hợp với phác đồ điều trị ..... 34

Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa các khoa với chỉ định sử dụng kháng sinh sau mổ
phù hợp phác đồ ....................................................................................................... 35
Bảng 3. 16. Kết quả điều trị ..................................................................................... 35


x

DANH MỤC BIỂU
Biểu 3.1. Phân bố người bệnh phẫu thuật theo khoa ................................................ 25
Biểu 3. 2. Loại phẫu thuật theo nguy cơ nhiễm trùng .............................................. 25
Biểu 3. 3. Đường dùng kháng sinh ........................................................................... 30


xi

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng chỉ định kháng sinh trên
người bệnh phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa khu vực
Ninh Hòa năm 2019” với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng chỉ định kháng sinh cho
người bệnh phẫu thuật. (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng
sinh trên người bệnh phẫu thuật. Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2019 đến 08/2019.
Thu thập được 202 Hồ sơ bệnh án, 05 cuộc phỏng vấn sâu và 03 cuộc thảo luận nhóm.
Bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu định lượng
với nghiên cứu định tính cho kết quả: Tất cả các bệnh phẫu thuật đều dùng kháng sinh
điều trị. Khơng có trường hợp nào dùng kháng sinh dự phòng. Kháng sinh dùng sau
mổ nhiều nhất là nhóm Beta-lactam và Cephalosporin thế hệ 2 dùng nhiều nhất. Khoa
Sản sử dụng kháng sinh trước mổ không phù hợp với phác đồ chiếm tỷ lệ rất cao
(83,3%). Việc sử dụng KS sau mổ phù hợp với phác đồ chiếm tỷ lệ tới 96,5%. Hầu
hết các bác sĩ không cho làm kháng sinh đồ trước khi chỉ định kháng sinh. Qua kết
quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy: Kiến thức và thâm niên công tác của

bác sĩ có ảnh hưởng đến việc chỉ định sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật.
Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện hoạt động tương đối hiệu quả; tuy nhiên,
chưa xây dựng được bộ Hướng dẫn sử dụng kháng sinh riêng cho bệnh viện, công tác
giám sát sử dụng thuốc cịn yếu. Việc kiểm sốt nhiễm khuẩn phịng mổ chưa tốt nên
các phẫu thuật viên khơng an tâm khi chỉ định kháng sinh dự phịng. Chính sách đấu
thầu tập trung còn tồn tại nhiều bất cập. Các công ty Dược cung ứng thuốc không kịp
thời, nhỏ giọt, không đầy đủ, nhất là kháng sinh, gây ra không ít khó khăn trong cơng
tác điều trị của các bác sĩ. Từ kết quả trên các BS cần bám sát phác đồ điều trị đã xây
dựng để chỉ định kháng sinh phù hợp. Tăng cường làm kháng sinh đồ đối với các
trường hợp điều trị kéo dài. Triển khai điều trị theo kháng sinh dự phòng ở các phẫu
thuật sạch và sạch - nhiễm. Bệnh viện nên xây dựng bộ hướng dẫn sử dụng kháng
sinh riêng. Tăng cường công tác giám sát việc sử dụng kháng sinh, công tác kiểm sốt
nhiễm khuẩn và cải thiện mơi trường phịng mổ.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong môi trường phẫu thuật (PT), nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một biến
chứng thường gặp, có thể gây nguy hiểm, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí
điều trị cho NB [2]. Sử dụng kháng sinh (KS) đúng nguyên tắc giúp hạn chế lạm dụng
KS. Việc sử dụng KS không đúng nguyên tắc sẽ là yếu tố nguy cơ làm gia tăng đề
kháng KS.
Tại Việt Nam, nghiên cứu (NC) của Lê Thị Anh Thư (2009) tại 9 bệnh viện
(BV) tuyến tỉnh và trung ương cho thấy KS sử dụng hầu hết trong quá trình người
bệnh (NB) nằm viện, ngay cả những PT sạch, không nhiễm khuẩn [24]. Hậu quả của
việc lạm dụng này chính là sự lan tràn các vi khuẩn kháng thuốc [10].
Sử dụng KS hợp lý luôn là một thách thức lớn của toàn thế giới, thuật ngữ “đề
kháng KS” đã trở nên quen thuộc trong điều trị nhiễm khuẩn. Nhiều NC tiến hành
trên Thế giới và Việt Nam cho thấy đã xuất hiện nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc và

tỷ lệ kháng thuốc đang tăng dần theo thời gian [19]. Trong phẫu thuật việc sử dụng
kháng sinh an toàn hơn, hợp lý hơn sẽ nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều
trị.
Bệnh viện đa khoa khu vực (ĐKKV) Ninh Hòa là BV hạng II. BV có tiến hành
PT nhiều loại trong năm 2018 là 2.366 ca. Đa số các trường hợp PT đều có chỉ định
dùng KS. Những năm gần đây, tỷ lệ đề kháng KS của các chủng vi khuẩn phân lập
tại BV gia tăng, đặc biệt là các chủng Gram âm, thậm chí đã xuất hiện các vi khuẩn
đa kháng. Theo báo cáo của BV năm 2018: NB có sử dụng KS ở khoa Sản chiếm tỷ
lệ cao 63%, khoa Liên chuyên khoa (LCK) chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,9%; Ở NB phẫu
thuật nhóm KS Beta-lactam được sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất 75,4%; nhóm
Quinolon chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,1%. KS Ceftizoxim được dùng trên NB phẫu thuật
chiếm tỷ lệ cao nhất 49,5%%, Levofloxacin chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,2%. Bên cạnh đó
các bác sĩ (BS) chỉ định KS còn theo kinh nghiệm, chưa bám sát phác đồ.
Trước tình hình đó, việc thiết lập và thực hiện quản lý KS tại BV Ninh Hoà là
cần thiết nhằm phát hiện các vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng KS và có biện pháp


2

can thiệp kịp thời, hiệu quả. Do vậy, chúng tôi tiến hành NC “Thực trạng chỉ định
kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện
đa khoa khu vực Ninh Hòa năm 2019” với mong muốn khảo sát tình hình chỉ định
KS hợp lý để góp phần đưa ra các đề xuất giúp cho việc sử dụng KS an toàn hơn, hợp
lý hơn, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng chỉ định kháng sinh cho người bệnh phẫu thuật tại bệnh viện đa

khoa khu vực Ninh Hịa năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trên người bệnh
phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa năm 2019.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH
1.1.1. Định nghĩa kháng sinh
“Kháng sinh là những chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật,
có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi sinh vật khác” [9].
Hiện nay từ KS được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc
tổng hợp như các Sulfonamid và Quinolon [9].
1.1.2. Tình hình đề kháng kháng sinh hiện nay
Tình trạng kháng KS đang đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong một thập niên trở lại đây, nhiều loại vi khuẩn
đã phát triển chống lại tác dụng của nhiều loại KS, dẫn tới tình trạng KS trước đây sử
dụng có hiệu quả nhưng hiện nay khơng cịn hiệu quả trên các loại vi khuẩn gây bệnh
nữa. [17].
Một số NC cho thấy: Ở Việt Nam, các chủng Streptococcus pneumoniae kháng Penicillin và kháng Erythromycin - có tỉ lệ phổ biến cao nhất [19]: 75% các
chủng Pneumococci kháng với ba hoặc trên ba loại KS; Tỉ lệ tương tự cũng được báo
cáo ở Nha Trang.
Các vi khuẩn Gram âm đa số là kháng KS: hơn 25% số chủng phân lập tại một
BV Thành phố Hồ Chí Minh kháng với KS Cephalosporin thế hệ 3.
Tình trạng kháng KS ngày càng tăng cao. Pneumococcus kháng Penicillin tăng
8% từ năm 1990 lên 56% năm 1999-2000 ở khu vực phía Nam. Phía Bắc cũng có xu
hướng tương tự. Các nỗ lực ngăn chặn tình trạng này vì thế đang được đẩy mạnh,
trong đó việc nâng cao nhận thức của bệnh nhân, của y bác sỹ là biện pháp được hy

vọng sẽ đem lại hiệu quả. .
Theo Báo cáo của Bộ Y tế năm 2009: Số chủng được xét nghiệm tính nhậy cảm
KS khác nhau đa số như E. coli và Klebsiella. Pseudomonas aeruginosa và
Acinetobacter spp, là hai căn nguyên gây nhiễm khuẩn BV thường gặp. Chủng S.
aureus, là vi khuẩn Gram-dương thường gặp nhất [3],[19],[35],[42].


5

1.1.3. Chương trình quản lý chỉ định sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
1.1.3.1. Vai trị của chương trình quản lý chỉ định sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
Để hạn chế đề kháng KS, việc xây dựng một chương trình quản lý riêng cho
mỗi BV là điều hết sức cần thiết hiện nay. Việc xây dựng cần phải dựa theo “Hướng
dẫn sử dụng Kháng sinh” của Bộ Y tế [9].
Theo Dellit, T. H và các cộng sự [29] quản lý tốt là: sự lựa chọn thuốc, liều,
khoảng thời gian điều trị tối ưu nhằm đem lại hiệu quả lâm sàng và ngăn ngừa triệt
để nhiễm khuẩn, giảm thiểu tối đa độc tính trên NB và giảm thiểu sự kháng thuốc về
sau. Chương trình quản lý tốt có thể giúp làm giảm tỷ lệ sử dụng KS và tiết kiệm chi
phí hàng năm cho các BV. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tham gia quyết định việc thực
hiện có hiệu quả. Các yếu tố này thuộc về con người và quản lý.
1.1.3.2. Các chiến lược của chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện
• Các chiến lược chính
- Đánh giá tình hình sử dụng KS: Xây dựng qua thơng tin trực tiếp từ BS kê đơn.
- Xây dựng danh mục thuốc khuyến cáo: Giúp giảm đáng kể việc chỉ định KS, tiết
kiệm chi phí[21].
• Các chiến lược hỗ trợ
Bao gồm [29]:
- Đào tạo: Là yếu tố cần thiết cho tất cả các chương trình quản lý sử dụng thuốc. Bên
cạnh đó, chiến lược này là nền tảng kiến thức cho nhân viên y tế, làm tăng hiệu quả
của chương trình. Tuy nhiên, cần kết hợp đào tạo và can thiệp để nâng cao hiệu quả

trong việc thay đổi kê đơn KS của các BS.
- Xây dựng hướng dẫn chẩn đoán điều trị và phác đồ chuẩn: dựa trên kết quả phản
hồi thực tế tại BV từ BS chuyên khoa, DS lâm sàng.
- Sử dụng KS theo chu kỳ: Thay thế một KS bởi KS khác có thể giảm nhẹ áp lực hoặc
giảm sự kháng thuốc lên KS đó.
- Sử dụng mẫu kê đơn KS: Mẫu kê đơn KS có thể có hiệu quả trong chương trình
quản lý KS.
- Phối hợp KS.


6

- Sử dụng liệu pháp điều trị xuống thang.
- Tối ưu hóa chế độ liều dựa trên đặc điểm nhiễm khuẩn.
- Đổi từ dạng tiêm sang dạng uống.
1.1.4. Thực trạng chỉ định sử dụng kháng sinh hiện nay
1.1.4.1. Thực trạng chỉ định sử dụng kháng sinh trên thế giới
Theo tài liệu mới nhất từ mạng lưới giám sát tiêu thụ KS châu Âu (2015)
(ESAC-Net) [39] cho thấy mức tiêu thụ KS chung trong cộng đồng không thay đổi
từ năm 2011 đến 2015. Mức tiêu thụ KS của Carbapenem và Polymyxin được dùng
để điều trị cho NB bị vi khuẩn đa kháng thuốc nghiêm trọng vẫn còn thấp. Tuy nhiên,
xu hướng tăng đáng kể trong việc tiêu thụ Carbapenems (sáu quốc gia) và Polymyxin
(tám quốc gia) đã được báo cáo trong giai đoạn 2011-2015.
Dùng KS không hợp lý rất nguy hại và rất lãng phí. Có ít hơn 40% NB ở khu vực y
tế công và 30% NB ở khu vực y tế tư được điều trị ban đầu phù hợp với phác đồ điều
trị chuẩn tại các nước đang phát triển. Ở châu Âu, một số nước sử dụng lượng KS
trên mỗi người dân gấp 3 lần so với NB các nước khác có bệnh tương tự [31],
Theo Mollahaliloglu S và cộng sự (2012), KS là thuốc được kê đơn nhiều nhất
là 31,3%. Nhóm KS được kê đơn chủ yếu là Beta-lactam (29,2%), trong đó phổ biến
nhất là Amoxicillin/Clavulanic acid (18,1%) [36]. NC của tác giả Khan (2013) tại

một BV ở Ấn Độ cho biết KS được sử dụng phổ biến nhất thuộc nhóm Beta-lactam,
tiếp theo là Quinolones, Nitroimidazoles, Aminoglycosides và Macrolides [32]. Chỉ
có 77,8% NB được sử dụng KS hợp lý.
NC cắt ngang tại BV của Đại học Hawassa (Ethiopia) của tác giả Desalegn
(2013) tỷ lệ NB được kê đơn KS là 58,1% [30]. KS được kê đơn nhiều nhất là
Amoxicillin (16,4%), KS tiêm, chủ yếu là Ampicillin (21,4%), Cloxacillin (13,4%).
Qua các NC trên ta thấy KS được sử dụng rộng rãi, tỷ lệ NB được kê đơn KS
chiếm tỷ lệ lớn có thể lên tới 60%; KS được sử dụng chủ yếu là các KS thuộc nhóm
Beta-lactam; chi phí cho KS chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí điều trị bằng thuốc.
1.1.4.2. Thực trạng chỉ định sử dụng kháng sinh ở Việt Nam
Hiện nay nước ta xếp vào trong nhóm các nước kháng thuốc KS cao nhất. Hầu


7

hết các BV đang gặp trở ngại do sự kháng thuốc của vi khuẩn. Nguyên nhân chính là
việc sử dụng KS tùy tiện không theo đơn. Nguyên tắc quan trọng nhất trong sử dụng
KS là theo đúng chỉ định của BS, sử dụng KS khi có nhiễm khuẩn, lựa chọn và phối
hợp các KS hợp lý.
NC của tác giả Nguyễn Thị Ơn tại BV E (2017) cho thấy [23]: 16 loại KS được
kê đơn, tỷ lệ gặp cao nhất là nhóm Beta-lactam (84,17%). Đường dùng: tiêm/uống là
3,26 lần. Tỷ lệ người bệnh chuyển đổi sử dụng thuốc là: 21,92% tối đa là có 4 lần
chuyển đổi sử dụng KS chiếm 1,29%. Số lượng KS có thể gặp trong 1 đơn: 1 - 5 KS.
Tỷ lệ phối hợp: 1,22% (phối hợp 2 KS), 5,82% (phối hợp 3 KS) là có sự phù hợp
theo khuyến cáo. Liều dùng: phù hợp (85,46% nhóm khơng cần hiệu chỉnh, 89,91%
- nhóm cần hiệu chỉnh). Thời gian sử dụng KS: 5,4  3,4 ngày.
NC tình hình sử dụng KS của BV đa khoa Tây Ninh trong 5 năm kết quả: Nhóm
Quinolon sử dụng nhiều nhất (94,5%), Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế
hệ 2 sử dụng ngang nhau (61,8%). Phối hợp 2 loại KS chiếm 50,9%, cặp phối hợp
nhiều nhất là Quinolon và Cephalosporin thế hệ 3 (39,3%). Các KS được sử dụng với

các mức liều rất đa dạng, nhưng tỷ lệ mức liều dùng thấp hơn chiếm tỷ lệ: nhóm
Quinolon (44,9%), nhóm Cephalosporin 35,6% [21].
Kết quả NC của Võ Như Nguyên (2014) về thực trạng sử dụng KS tại BV tỉnh
Ninh Thuận cho thấy [22]: KS được sử dụng nhiều nhất là Cefotaxim, Ciprofloxacin
và Amoxicillin, hơn 50% NB được sử dụng ít nhất 1 KS.
KS dự phòng là một trong các biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa nhiễm trùng và sẽ
hiệu quả hơn nếu được dùng đúng. Tuy nhiên việc sử dụng KS vẫn theo thói quen và
kinh nghiệm và xuất phát từ tâm lý muốn an toàn trong điều trị [25].
NC của Nguyễn Thị Hiền Lương (2012) kết quả [20]: Cefoperazon/Sulbactam
là KS sử dụng nhiều nhất 37,12%. Cefotaxim thường được sử dụng làm phác đồ khởi
đầu và Cefoperazon/Sulbactam thường được sử dụng làm phác đồ thay thế.
Meropenem là KS được dùng nhiều nhất trong nhóm Carbapenem. Lượng tiêu
thụ Meropenem và Ertapenem tăng lên trong khi đó việc sử dụng Imipenem khá ổn
định. Tỷ lệ kháng của Klebsiella Pnuemoniase với Carbapenem giảm khoảng 3 lần


8

sau 5 năm từ 88,1% từ 2012 xuống còn 27,1% năm 2016 [26].
1.2. SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NGOẠI KHOA
1.2.1. Các nguyên tắc chung của điều trị kháng sinh trong nhiễm khuẩn – phẫu
thuật
Khi kê đơn KS điều trị mỗi PT viên nên tuân thủ nghiêm những hướng dẫn sau
để điều trị NB hiệu quả hơn và tránh được kháng thuốc [1],[9],[10],[25]:
- Lựa chọn một KS có vẽ là nhạy cảm hoàn toàn với vi khuẩn đã được biết;
- Hạn chế tối đa sử dụng các KS đang (hay đã) có tình trạng kháng thuốc;
- Các KS đã dùng đường tồn thân thì khơng được dùng tại chỗ;
- Nên dùng KS đủ liều lượng, đúng khoảng cách và đúng đường dùng;
- Phải nắm rõ các tác dụng phụ của thuốc để theo dõi, giám sát;
- Nên dùng các loại KS có tác dụng tương đương mà rẽ tiền hơn.

1.2.2. Phân biệt kháng sinh dự phòng và kháng sinh điều trị trong ngoại khoa
KS dự phòng trong PT là KS dùng cho NB ở thời điểm cận hay trong thời gian
PT nhằm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn liên quan đến PT [15].
Phân biệt chỉ định KS dự phòng với KS điều trị là hết sức cần thiết, vì sẽ ảnh
hưởng đến thời gian sử dụng KS cũng như việc chọn lựa KS hợp lý. KS dự phòng là
dùng KS trước, trong và sau mổ 24 giờ và không cần kéo dài sau PT, bởi vì điều này
cũng khơng có tác dụng ngăn chặn NTVM do sự vấy nhiễm sau PT. Dùng kéo dài sẽ
làm tăng nguy cơ chọn lọc chủng kháng thuốc, tăng tác dụng phụ và tăng chi phí điều
trị [1],[2],[9],[12],[25].
KS điều trị thường được sử dụng bắt đầu trước khi mổ, kéo dài quá 24 giờ sau
mổ, điều trị những nhiễm trùng có liên quan đến PT đã xác định [1].
1.2.3. Các chỉ định dùng kháng sinh điều trị ở người bệnh phẫu thuật
KS điều trị nên sử dụng ở NB có NTVM hoặc nhiễm trùng có liên quan đến PT
đã xác định, thường là xảy ra trước khi mổ [1].
Khi quyết định sử dụng KS điều trị nên được dựa trên sự phân loại kinh điển về
NTVM và lâm sàng. Trong các trường hợp NTVM nông mà không có phản ứng viêm
tồn thân, thì việc điều trị KS gần như là không cần thiết. Ngược lại, đối với các


9

trường hợp NTVM sâu và NTVM khoang - phủ tạng cũng như bất kỳ NTVM nào mà
có triệu chứng tồn thân của nhiễm khuẩn thì nên được sử dụng liệu pháp KS điều trị
[1],[12].
Đối với vết mổ bị nhiễm trùng thì vấn đề dẫn lưu vết mổ là điều đầu tiên nên
làm. Chỉ định KS chỉ là hổ trợ cho dẫn lưu PT nếu thấy có bằng chứng của đáp ứng
viêm toàn thân [1].
1.2.4. Đường dùng thuốc
Ở NB PT đường dùng thích hợp nhất là đường tồn thân (tiêm tĩnh mạch và
tiêm bắp) và đường uống [1].

Dùng đường tĩnh mạch có thuận lợi là có thể đạt đến nồng độ cao trong máu và
ở tổ chức nhanh nhất. Bởi vì vậy, các nhiễm trùng PT nghiêm trọng và gây chết đều
cần KS đường tĩnh mạch [1].
Khi tình trạng của NB cho phép, nên thay sang đường uống. [10].
Dùng KS tưới rửa khoang ổ bụng trong lúc mổ sẽ không đạt được nồng độ tối
ưu tại vị trí nhiễm khuẩn. Nếu tăng liều này lên thì có thể dẫn đến sự xuất hiện các
phản ứng phụ toàn thân [1],[29].
1.2.5. Liệu pháp điều trị liên tiếp trong phẫu thuật
Xu hướng điều trị mới hiện nay là liệu pháp điều trị liên tiếp. Liệu pháp điều trị
liên tiếp được định nghĩa là việc dùng KS qua 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu là dùng KS
đường tĩnh mạch; Giai đoạn sau chuyển sang KS tương tự hoặc KS khác dùng đường
uống, khi tình trạng NB cải thiện và có khả năng dùng thuốc bằng đường uống [1].
1.2.6. Sử dụng không đúng liệu pháp kháng sinh trong nhiễm khuẩn ngoại
khoa
Những liệu trình KS kéo dài có thay đổi KS, đặc biệt là đổi sang KS mạnh hơn,
là một sự phá vỡ nghiêm trọng các nguyên tắc sử dụng KS cẩn thận. Sự thay đổi KS
chỉ thực hiện ở những NB mà ổ nhiễm trùng đã được loại bỏ trong lần PT đầu tiên,
nhưng các dấu hiệu của nhiễm trùng không cải thiện sau 72 giờ sử dụng KS thích hợp
và đầy đủ. Trước khi đổi qua loại KS khác hiệu quả hơn, nên làm KSĐ từ ổ nhiễm
trùng nguyên phát [1].


10

1.2.7. Phác đồ phối hợp kháng sinh ở người bệnh ngoại khoa
Phối hợp KS nhằm: Làm tăng khả năng diệt khuẩn một phổ hoạt tính rộng hơn,
một tác dụng hiệp đồng. Làm giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng, điều trị nhiễm
khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra. Tuy vậy, việc dùng phối hợp KS chỉ hợp lý ở
một số tình huống [9],[10].
Thơng thường điều trị một thuốc vẫn được dùng nhiều hơn là phối hợp thuốc.

Chỉ phối hợp thuốc khi có những lý do thuyết phục hơn, như là tương tác hiệp đồng
hoặc để phổ tác dụng rộng hơn. Rất khó trong việc đánh giá tương tác hiệp đồng thuốc
và khả năng đối kháng thuốc luôn thường trực. Nên chỉ phối hợp thuốc vì lý do hiệp
đồng thuốc và khi nào tương tác hiệp đồng được dựa trên kinh nghiệm hay thử nghiệm
hiện tại. Việc phối hợp thuốc phần lớn không làm giảm sự kháng thuốc, chỉ rất ít
trường hợp. Những phối hợp KS có thể giúp phòng ngừa kháng thuốc bao gồm: Betalactam kháng Pseudomonas (Ceftazidime) + Aminoglycoside (Gentamycin,
Tobramycin, Amikacin) hay Ciprofloxacin [10]. Khi NTVM là đa khuẩn thì việc
dùng KS phối hợp ban đầu là thích hợp nhất.
1.2.8. Nhiễm trùng vết mổ và một số vi khuẩn chính gây nhiễm khuẩn vết mổ
1.2.8.1. Nhiễm trùng vết mổ
NTVM là một biến chứng thường gặp trong ngoại khoa, có thể làm tình trạng
NB nặng thêm. Ngun nhân chủ yếu là do lây lan từ bên ngoài hoặc bên trong cơ
thể NB [25]. Theo NC ở một số quốc gia tỷ lệ NB phẫu thuật bị NTVM khoảng 5%.
NTVM chiếm khoảng 20% các loại nhiễm khuẩn BV. Ở nước ta, NC thực hiện năm
2008 tại 8 BV tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ NTVM hiện mắc cao hơn là 10,5% [2].
1.2.8.2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
• Loại phẫu thuật
Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ sẽ tăng dần theo loại phẫu thuật sạch, sạch- nhiễm,
nhiễm,và bẩn [5],[14],[15],[18]:
Trong các loại PT, PT sạch nếu trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối, thời gian
PT ngắn thì khơng cần thiết phải dùng KS dự phịng. Đối với loại PT Sạch nhiễm là
loại có chỉ định dùng KS dự phòng.


11

PT nhiễm và PT bẩn phải điều trị KS sớm để tránh lây lan và diễn biến nặng
thêm.
• Tình trạng toàn thân
Theo Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ (American Society of Anesthesiologist - gọi tắt

là ASA), điểm ASA và nguy cơ NTVM có mối liên hệ với nhau (điểm ASA > 3 nguy
cơ NTVM tăng rõ rệt) [27], [28] .
Phân loại người bệnh theo thang điểm ASA
+ ASA1: NB có sức khỏe tốt.
+ ASA2: NB có bệnh tổng qt khơng làm giới hạn vận động.
+ ASA3: NB có bệnh tương đối nặng làm giới hạn vận động nhưng không mất
khả năng.
+ ASA4: NB có bệnh làm mất khả năng vận động. Ảnh hưởng đến tiên lượng
cuộc sống.
+ ASA5: NB hấp hối, hy vọng sống dưới 24 giờ, có hoặc khơng phẫu thuật. NB
chết não
• Thời gian phẫu thuật
Trong PT thời gian là có yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm trùng. Thời gian mổ
kéo dài sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng và ngược lại. Nguy cơ nhiễm trùng liên quan
đến thời gian mổ và phụ thuộc loại PT. Tỷ lệ nhiễm khuẩn của PT nhiễm sẽ cao hơn
loại PT sạch nếu thời gian mổ như nhau [5],[27].
1.2.8.3. Một số tác nhân vi khuẩn chính gây nhiễm trùng vết mổ
Tác nhân chính gây NTVM là vi khuẩn, nấm. Các vi khuẩn chính gây NTVM
thay đổi tùy theo từng BV và vị trí PT [6].
- Vi sinh vật trên người bệnh (nội sinh): Gồm các vi sinh vật trên cơ thể NB,
đây là nguồn tác nhân chính gây NTVM. Một số ít trường hợp xuất phát từ các ổ
nhiễm trùng ở xa nhưng theo đường máu hoặc bạch mạch xâm nhập vào và gây
NTVM. Đơi khi có nguồn gốc từ mơi trường BV và có tính kháng thuốc cao và rất
nguy hiểm cho NB.
- Vi sinh vật ngồi mơi trường (ngoại sinh): xâm nhập vào vết mổ trong khi


12

PT hoặc khi chăm sóc. Thường bắt nguồn từ: Mơi trường trong phòng mổ, dụng cụ,

đồ vải PT, phẫu thuật viên, phụ mổ…
1.2.9. Một số nghiên cứu về chỉ định sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật
NC của Lê Thị Anh Thư (2009) tại 9 BV tuyến tỉnh và trung ương trên 2072
người bệnh có PT cho thấy 22,9% NB được sử dụng KS trước PT; 34,7% NB được
dùng KS dự phòng; 94,6% NB dùng KS sau PT [24].
NC thực trạng sử dụng KS của Đoàn Quốc Hưng từ 01/07/2012 đến 31/03/2013
cho kết quả [16]: KS trước mổ chiếm 11,1%, 100% được dùng trong PT với
Cefamandol 92,9%. Trong đó 95,9% KS dự phịng; Có 49,1% phác đồ đơn độc: Betalactam chiếm ưu thế; 34,9% phối hợp 2KS: Cephalosporin + Aminosid; 12,8% phát
đồ 3 KS: Beta-lactam + Glycopeptid + Quinolon. Đường dùng chủ yếu là đường tĩnh
mạch.
Tác giả Bùi Thị Kim Tuyên NC 198 NB PT tại khoa ngoại BV Thanh Nhàn
(2015) cho thấy 100% NB sử dụng KS sau PT, khơng dùng KS dự phịng. Nhóm
Beta-lactam phối hợp nhiều nhất chủ yếu là Cephalosporin thế hệ 2. Phối hợp 2 loại
KS cao nhất là 70,2%. Kết hợp giữa Cephalosporin thế hệ 2 với Metronidazol là nhiều
nhất với tỷ lệ 69,9%. Chỉ có 2,5% NB có chỉ định kháng sinh đồ (KSĐ) [25].
Theo NC của Nơng Văn Hồnh (2016) ở 113 NB PT tại khoa ngoại tổng hợp
BV Nà Trì cho kết quả: 100% NB đều sử dụng KS sau mổ; trước PT chỉ có 15,93%
NB được sử dụng KS và chủ yếu dùng KS đơn độc. KS sử dụng rất đa dạng, chủ yếu
dùng đường tĩnh mạch. Tỷ lệ thay đổi phác đồ sau PT là rất ít. NB sau PT tương đối
ổn định, 100% NB ra viện trong tình trạng đỡ - giảm [14].
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định sử dụng kháng sinh
1.2.3.1. Yếu tố thuộc về bác sĩ
BS có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng KS trong BV vì BS là người ra chỉ định.
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc chỉ định KS của BS: Kiến thức, thói quen kê đơn,
thâm niên cơng tác, tâm lý muốn làm hài lịng NB; Công tác đào tạo, cung cấp thông
tin, phác đồ điều trị của BV…
Theo Bùi Thị Kim Tuyên (2015), các BS đều có kiến thức tốt về sử dụng KS



×