Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo bị ốm trong vòng 4 tuần qua tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN TƯ ANH

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ
DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƢỜI NGHÈO BỊ ỐM TRONG
VÕNG 4 TUẦN QUA TẠI HUYỆN HIỆP HÕA,
TỈNH BẮC GIANG NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

Hà Nội-2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN TƯ ANH

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ
DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƢỜI NGHÈO BỊ ỐM TRONG
VÕNG 4 TUẦN QUA TẠI HUYỆN HIỆP HÕA
TỈNH BẮC GIANG NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƢỜI HƢỚNG DẪN:
TS. LÊ THỊ KIM ÁNH



BS. TRƢƠNG QUANG ĐẠT

Hà Nội-2019


i

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học lớp Thạc sỹ YTCC và làm luận văn tại Trƣờng Đại học Y
tế công cộng 2017-2019. Tơi đã hồn thành luận văn “Thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến sử dụng dịch vụ y tế của ngƣời nghèo bị ốm trong vòng 4 tuần qua tại
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2019”. Cho phép tối đƣợc bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học cùng quý Thầy, Cô tại trƣờng
Đại học Y tế cơng cộng đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, hỗ trợ chúng tơi trong
suốt q trình học tập và làm luận văn.
Lãnh đạo ủy ban nhân dân, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa, các
cán bộ y tế tại trạm y tế đã ủng hộ tôi trong suốt quá trình thu thập dữ liệu và nghiên
cứu.
Tiến sĩ Lê Thị Kim Ánh, Bác sĩ Trƣơng Quang Đạt là 2 thầy cơ đã trực tiếp
chỉ dẫn, tận tình giúp đỡ tạo điều kiện và có những ý kiến đóng góp q báu cho tơi
trong q trình hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Học viên lớp Thạc sỹ Y tế cơng cộng khóa 21 đã giúp đỡ và cùng tham gia
nghiên cứu.
Bạn bè và ngƣời thân trong gia đình đã luôn động viên, tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên


Nguyễn Tú Anh


ii

DANH MỤC VIẾT TẮT

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BHYTBB:

Bảo hiểm y tế bắt buộc

BHYTNN:

Bảo hiểm y tế ngƣời nghèo

BVĐK:

Bệnh viện đa khoa

CBYT:

Cán bộ y tế

CSSK:

Chăm sóc sức khỏe


CSYT:

Cơ sở y tế

DVYT:

Dịch vụ y tế

ĐTNC:

Đối tƣợng nghiên cứu

KCB:

Khám chữa bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

PVS:

Phỏng vấn sâu

TTYT:

Trung tâm y tế

TYT:

UBND:

Trạm y tế
Ủy ban nhân dân


iii

MỤC LỤC

LỜI CẢƠN.................................................................................................................I
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... II
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................VI
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ VII
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... VIII
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1. CÁC KHÁI NIỆM ..................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ngƣời nghèo và cách phân loại ngƣời nghèo.................................. 4
1.1.2. Quyết định về khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo ............................................. 4
1.1.3. Khái niệm về dịch vụ y tế ................................................................................. 7
1.1.4. Đặc điểm của dịch vụ y tế ................................................................................. 7
1.2. HỆ THỐNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ ..................................................................... 8
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ TẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................. 9
1.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƢỜI NGHÈO .................................. 11
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ KHÁM CHỮA BỆNH
CỦA NGƢỜI NGHÈO .................................................................................................... 13


1.5.1. Yếu tố cá nhân ................................................................................................. 13
1.3.2. Yếu tố cơ sở y tế.............................................................................................. 15
1.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ TẠI TỈNH BẮC GIANG ................................... 22
1.4.1 Thông tin chung của tỉnh Bắc Giang ............................................................... 22
1.4.2. Tình hình sử dụng DVYT tại tỉnh Bắc Giang ................................................. 22
1.4.3. Thông tin chung huyện Hiệp Hòa ................................................................... 25
1.6. KHUNG LÝ THUYẾT ...................................................................................... 28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 29
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 29


iv

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu định lƣợng ................................................................... 29
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu định tính ...................................................................... 29
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................. 29
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 29
2.4. CỠ MẪU ............................................................................................................... 30
2.4.1. Nghiên cứu định lƣợng ................................................................................... 30
2.4.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 30
2.5. PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU .................................................................................. 31
2.5.1. Chọn mẫu cho nghiên cứu định lƣợng ............................................................ 31
2.5.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu định tính ............................................................... 31
2.6. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ....................................................................... 31
2.6.1. Thu thập số liệu cho nghiên cứu định lƣợng ................................................... 31
2.6.2. Thu thập số liệu cho nghiên cứu định tính ...................................................... 33
2.7. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 33
2.8. CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ......................................................................... 33
2.9. KHÁI NIỆM, THƢỚC ĐO, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ................................................. 34
2.10. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................................................................... 35

2.10.1. Số liệu định lƣợng ......................................................................................... 35
2.10.2. Số liệu định tính ............................................................................................ 36
2.11. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................. 36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 37
3.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................ 37
3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DVYT CỦA NGƢỜI NGHÈO ............................................ 42
3.2.1. Thực trạng sử dụng DVYT trong vòng 4 tuần trước điều tra ......................... 45
3.2.2. Nhận xét chung của người nghèo khi sử dụng DVYT tại các CSYT công lập 49
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DVYT TẠI CÁC CSYT CÔNG LẬP ....... 52
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 62
4.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG ................................................................... 62
4.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DVYT CỦA NGƢỜI NGHÈO ............................................ 64
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DVYT CỦA NGƢỜI NGHÈO .................. 67


v

4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU, SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ ............... 71
4.4.1. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................. 71
4.4.2. Sai số và biện pháp khắc phục sai số .............................................................. 71
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................ 73
5.1.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƢỜI NGHÈO ................................... 73
5.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƢỜI NGHÈO .. 73
CHƢƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 75
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 79
BIỂU MẪU THU THẬP THÔNG TIN .................................................................... 79
PHỤ LỤC 2: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN .................... 88
PHỤ LỤC 3: HƢỚNG DẪN PVS NHÓM QUẢN LÝ VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
KCB ........................................................................................................................... 89

PHỤ LỤC 6: HƢỚNG DẪN PVS NGƢỜI DÂN .................................................... 90


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượt khám và chi phí sử dụng dịch vụ y tế, 2016 ................................. 12
Bảng 1.2:Ttình hình phát triển bhyt tỉnh bắc giang [2]............................................ 23
Bảng 1.3. Tổng hợp số lượt kcb của người nghèo sử dụng thẻ bhyt tại một số bệnh
viện tại bắc giang [53] .............................................................................................. 25
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................ 37
Bảng 3.2. Tình trạng sức khỏe trước khi bị ốm......................................................... 38
Bảng 3.3. Hiểu biết của bệnh nhân về các loại hình dịch vụ của csyt cơng lập ....... 39
Bảng 3.4. Hiểu biết về các loại giấy tờ mang theo, quyền lợi khi sử dụng dvyt ....... 39
Bảng 3.5. Nguồn cung cấp thông tin đầy đủ nhất về dvyt......................................... 41
Bảng 3.6. Phân loại bệnh mắc phải của đtnc ........................................................... 42
Bảng 3.7. Nơi lựa chọn dvyt khi bị ốm ...................................................................... 42
Bảng 3.8. Lý do không lựa chọn dvyt tại các csyt công lập ...................................... 43
Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng thẻ bhyt khi kcb tại các csyt công lập ................................ 45
Bảng 3.10. Tình hình cung cấp thuốc ....................................................................... 46
Bảng 3.11. Đánh giá về chất lượng thuốc ................................................................ 47
Bảng 3.12. Lý do mua thêm thuốc ............................................................................. 47
Bảng 3.13. Nơi lựa chọn dvyt tiếp theo của các đối tượng chưa khỏi bệnh ............. 48
Bảng 3.14. Nhận xét về thời gian chờ đợi, thủ tục đăng ký kcb, thái độ của nhân
viên y tế khi sử dụng dvyt tại các csyt công lập ........................................................ 49
Bảng 3.15. Nhận xét về trang thiết bị, dụng cụ y tế, mức độ sẵn có của thuốc ........ 50
Bảng 3.16. Trình độ khám bệnh cbyt, giải thích và hướng dẫn điều trị tại nhà ....... 51
Bảng 3.17. Đánh giá chung của người bệnh về dvyt tại các csyt công lập .............. 51
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sử dụng dvyt khi ốm với tuổi, trình độ học vấn....... 52
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa sử dụng dvyt khi kcb và nghề nghiệp, mức thu nhập53

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa sử dụng dvyt khi kcb với khoảng cách từ nhà tới các
csyt với giới, tuổi của người bệnh ............................................................................. 54
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sử dụng dvyt khi kcb với các yếu tố thời gian chờ đợi
lâu .............................................................................................................................. 55


x

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa sử dụng dvyt khi kcb với các yếu tố thủ tục phức tạp56
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa sử dụng dvyt khi kcb với yếu tố trang thiết bị, dụng
cụ y tế nghèo nàn, thiếu............................................................................................. 57
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa sử dụng dvyt khi kcb với yếu tố chất lượng và thái độ
phục vụ ...................................................................................................................... 57
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa sử dụng dvyt khi kcb với yếu tố thuốc và chất lượng
thuốc .......................................................................................................................... 58
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa sử dụng dvyt khi kcb với cách khám bệnh của BS 59
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa sử dụng dvyt khi kcb với yếu tố phân biệt đối xử .... 60


xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Mơ hình bệnh tật tại huyện Hiệp Hịa năm 2018..................................24
Biểu đồ 1.2. Mơ hình bệnh tật của ngƣời nghèo tại huyện Hiệp Hịa năm 2018......25
Biểu đồ 3.1. Phân loại hộ khẩu thƣờng trú...............................................................37
Biểu đồ 3.2. Nguồn cung cấp thông tin về BHYT....................................................39
Biểu đồ 3.3. Khoảng cách từ nhà đến các CSYT công lập .....................................40
Biểu đồ 3.4. Lý do lựa chọn nơi KCB tại các CSYT cơng lập.................................43
Biểu đồ 3.5. Mục đích sử dụng thẻ tại các CSYT công lập......................................45
Biểu đồ 3.6. Kết quả điều trị tại................................................................................47



xii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Ngƣời nghèo thƣờng là những ngƣời có nhu cầu KCB cao nhƣng lại khó tiếp
cận đƣợc với các DVYT cơ bản. Qua thống kê bệnh viện cho thấy tỷ lệ ngƣời nghèo
sử dụng thẻ BHYT để KCB tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giảm dần qua các
năm. Đề tài nhằm mô tả thực trạng sử dụng và một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử
dụng DVYT của ngƣời nghèo tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2019.
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu cắt ngang phân tích, kết hợp với
nghiên cứu định tính trên đối tƣợng là ngƣời nghèo tại huyện Hiệp Hòa. Cấu phần
định lƣợng mô tả thực trạng sử dụng DVYT và yếu tố ảnh hƣởng, cấu phần định
tính nhằm phân tích sâu hơn các yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng sử dụng DVYT
của ngƣời nghèo khi KCB. Đối tƣợng nghiên cứu là ngƣời nghèo trên 18 tuổi bị
bệnh trong 4 tuần trƣớc điều tra, trƣởng TYT xã, giám đốc BVĐK huyện, lãnh đạo
BHXH.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số lƣợt sử dụng DVYT của ngƣời nghèo giảm
dần từ năm 2016 đến năm 2018. Các đối tƣợng nghiên cứu mắc nhiều loại bệnh, nơi
lựa chọn dịch vụ KCB đầu tiên khi ốm là nhà thuốc, cửa hàng đại lý thuốc chiếm tỷ
lệ 39,7%. Tỷ lệ sử dụng DVYT tại các CSYT công lập là 40,7%, lý do cao nhất lựa
chọn nơi KCB tại các CSYT công lập là do đây là nơi đăng ký KCB BHYT, lý do
cao nhất không lựa chọn nơi KCB tại các CSYT công lập là do thời gian chờ đợi
lâu.
Nghiên cứu cũng ghi nhận có 4 yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ ngƣời nghèo sử
dụng DVYT: yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, yếu tố cộng đồng, yếu tố xã hội.
Trong đó nhóm yếu tố cá nhân có 3 yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê làm
giảm khả năng sử dụng DVYT của ngƣời nghèo: tuổi, giới tính và khoảng cách từ
nhà đến nơi KCB; nhóm yếu tố về cộng đồng, y tế bao gồm 8 yếu tố có mối liên
quan âm tính làm giảm khả năng sử dụng DVYT của ngƣời nghèo nhƣ: yếu tố thời

gian chờ đợi lâu, thủ tục phức tạp, trang thiết bị, dụng cụ nghèo nàn, thiếu thốn chất


xiii

lƣợng và thái độ phục vụ, thuốc và chất lƣợng thuốc cách KCB và yếu tố phân biệt
đối xử.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã đƣa ra những khuyến nghị đầu tƣ trang
thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn cũng nhƣ
kỹ năng mềm của các NVYT.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây kinh tế của cả nƣớc đã có những bƣớc cải thiện vƣợt
bậc, mức sống của ngƣời dân tăng cao, theo đó khoảng cách giàu nghèo cũng gia tăng
tạo nên những cách biệt trong việc hƣởng thụ các dịch vụ xã hội giữa ngƣời giàu và
ngƣời nghèo, đặc biệt là sự phân biệt hƣởng thụ các dịch vụ y tế (DVYT), chăm sóc
sức khỏe (CSSK) và việc đƣợc sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại [50]. Theo
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngƣời nghèo là những ngƣời có mức thu nhập dƣới
700.000/ ngƣời ở nông thôn và thu nhập dƣới 900.000/ngƣời ở thành thị [46]. Kết quả
Điều tra y tế quốc gia năm 2012 ghi nhận có đến 81,5% số ngƣời thuộc nhóm hộ
nghèo nhất sử dụng DVYT hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh (KCB) tại các trạm y tế
(TYT) xã trong khi nhóm hộ giàu nhất chỉ có 75,3%. Khi bị ốm, số ngƣời nghèo đến
TYT sử dụng DVYT để KCB là 33%, trong khi đó nhóm ngƣời giàu chỉ chiếm 7,6%
trong tổng số những ngƣời sử dụng DVYT tại TYT xã; đối với điều trị nội trú có
khoảng 67% ngƣời nghèo đến TYT xã và bệnh viện huyện sử dụng DVYT (ở nhóm
ngƣời giàu chỉ chiếm 16%), có đến 78% ngƣời giàu đến điều trị nội trú ở bệnh viện
tỉnh và trung ƣơng [54].

Thực tế cho thấy, nhu cầu KCB của ngƣời nghèo lớn nhƣng lại khó tiếp cận các
DVYT hơn so với các nhóm đối tƣợng khác [50]. Tự điều trị hiện vẫn chiếm phần lớn
trong hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh khi bị ốm trong khi hỗ trợ ngƣời
nghèo trong khám chữa bệnh tại các CSYT công lập ln là nhiệm vụ ƣu tiên của
Chính phủ. Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng cấp BHYT cho ngƣời thuộc hộ nghèo theo quy
định hiện hành về chuẩn hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, những ngƣời đƣợc
hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Ngoài ra thực hiện hỗ trợ một phần viện phí cho các
trƣờng hợp mắc các bệnh nặng gặp khó khăn do chi phí cao mà khơng có khả năng chi
trả viện phí [47, 48].
Kết quả báo cáo hoạt động KCB tỉnh Bắc Giang năm 2018 cho thấy số lƣợng
ngƣời nghèo tại huyện Hiệp Hịa khơng thay đổi nhƣng số lƣợt KCB tại một số bệnh
viện tại tỉnh Bắc Giang của ngƣời nghèo giảm dần qua các năm từ năm 2016 đến năm
2018; số lƣợt sử dụng DVYT của ngƣời nghèo tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh
giảm 50% và BVĐK Sơn Động cũng giảm 20%. Tại huyện Hiệp Hịa thuộc tỉnh Bắc
Giang tính đến 31/12/2017 tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn huyện là 76%. [40].


2

Ngƣời dân thuộc hộ gia đình nghèo đƣợc đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở y tế
(CSYT) công lập. Theo kết quả rà soát, thống kê hộ nghèo năm 2018 huyện Hiệp Hịa
có 3447 hộ nghèo (khoảng 13.788 ngƣời) chiếm 6,11% số hộ trong huyện [33]. Theo
thống kê năm 2018 số lƣợt ngƣời nghèo có sử dụng DVYT tại BVĐK huyện là 317
lƣợt khám. Tần suất KCB/thẻ/năm chƣa đƣợc 1 lần, thấp hơn so với tần suất của huyện
Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) 4,4 lần, thấp hơn so với tần suất của huyện Lục Ngạn (tỉnh
Bắc Giang) khoảng 3,4 và thấp hơn tần suất chung của toàn tỉnh Bắc Giang 1,2 [39].
Thăm dò ý kiến của lãnh đạo BVĐK huyện và một số ngƣời nghèo cho thấy rằng tỷ lệ
ngƣời nghèo khi đau ốm sử dụng DVYT tại các CSYT cơng lập khoảng 85% và cịn
một tỷ lệ không nhỏ ngƣời nghèo không sử dụng DVYT tại các CSYT cơng lập [51].
Theo đó lý do khơng sử dụng DVYT tại các CSYT công lập khi đau ốm của ngƣời

nghèo cũng chƣa đƣợc có câu trả lời thỏa đáng.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến
việc sử dụng DVYT nhƣng cịn rất ít các nghiên cứu về đối tƣợng là ngƣời nghèo – là
những đối tƣợng nhạy cảm, yếu thế, có thu nhập thấp trong xã hội. Qua nhiều năm
thực hiện tại địa phƣơng vẫn chƣa có nghiên cứu khoa học nào về thực trạng và việc
sử dụng DVYT của ngƣời nghèo. Nghiên cứu đã lựa chọn thực hiện đề tài tại huyện
Hiệp Hịa là một huyện có tỷ lệ ngƣời nghèo gần bằng tỷ lệ ngƣời nghèo trung bình
của cả tỉnh (6,13%) [39] và có tỷ lệ sử dụng DVYT của ngƣời nghèo tại các CSYT
công lập thấp hơn so với huyện khác và toàn tỉnh. Với câu hỏi đặt ra là thực trạng sử
dụng DVYT của ngƣời nghèo nhƣ thế nào? Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc sử
dụng DVYT của ngƣời nghèo? Để trả lời câu hỏi trên cần tìm hiểu thực trạng ngƣời
nghèo sử dụng DVYT tại địa phƣơng? Họ sử dụng DVYT nhƣ thế nào? Những yếu tố
nào ảnh hƣởng đến việc sử dụng DVYT của ngƣời nghèo? Chính vì vậy, nhóm nghiên
cứu đã tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng
dịch vụ y tế người nghèo bị ốm trong 4 tuần qua tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang năm 2019”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của ngƣời nghèo bị ốm trong vòng 4
tuần qua tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ y tế của ngƣời nghèo
trong vòng 4 tuần qua tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2019.


4


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm người nghèo và cách phân loại người nghèo
Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí là có thu nhập bình
qn đầu ngƣời/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc thu nhập bình quân đầu
ngƣời/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lƣờng
mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên [36].
Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí là có thu nhập bình
qn đầu ngƣời/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu
ngƣời/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lƣờng
mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên [36].
Theo quyết định của thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg
tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: các dịch vụ xã hội cơ bản bao
gồm 05 dịch vụ: y tế; giáo dục; nhà ở; nƣớc sạch và vệ sinh; thông tin. Các chỉ số đo
lƣờng mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 10 chỉ số: tiếp cận các
DVYT; BHYT; trình độ giáo dục của ngƣời lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất
lƣợng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu ngƣời; nguồn nƣớc sinh hoạt; hố xí/nhà
tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin [46].
1.1.2. Quyết định về khám chữa bệnh cho người nghèo
Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg của thủ tƣớng chính phủ về khám, chữa bệnh
cho ngƣời nghèo đã sửa đổi và bổ sung định số 139/2002/QĐ-TTg quy định về KCB
cho ngƣời nghèo.
Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh:
Những ngƣời thuộc các hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tƣớng Chính
phủ về chuẩn hộ nghèo; đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phƣờng, thị
trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05


5


tháng 3 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ; ngƣời thuộc diện đƣợc hƣởng trợ cấp xã
hội hàng tháng theo quy định của pháp luật và ngƣời đang đƣợc nuôi dƣỡng tại các cơ
sở bảo trợ xã hội của Nhà nƣớc; ngƣời mắc bệnh ung thƣ, chạy thận nhân tạo, mổ tim
hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí q cao mà các đối tƣợng này khơng có
đủ khả năng chi trả viện phí.
Hồ sơ hỗ trợ KCB
Đối với đối tƣợng đƣợc hỗ trợ hồ sơ gồm: đơn đề nghị hỗ trợ chi phí KCB (theo
mẫu có sẵn); bản sao thẻ BHYT còn giá trị sử dụng, trƣờng hợp chƣa đƣợc cấp thẻ
BHYT thì sử dụng một trong các giấy tờ sau: giấy xác nhận là hộ nghèo hoặc giấy
chứng nhận là ngƣời dân tộc thiểu số đang sinh sống tại xã/phƣờng/thị trấn thuộc vùng
khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg, giấy xác nhận ngƣời
thuộc diện đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định hoặc giấy xác nhận
của cơ sở bảo trợ xã hội là đối tƣợng đang đƣợc nuôi dƣỡng tại các cơ sở bảo trợ xã
hội của Nhà nƣớc; bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh,
giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chuyển viện, giấy ra viện.
Đối với bệnh viện thực hiện hỗ trợ chi phí KCB hồ sơ gồm: hồ sơ do đối tƣợng
đƣợc hỗ trợ cung cấp theo quy định, lệnh điều xe và hóa đơn tiền xe, vé cầu, vé đƣờng
bộ, bảng kê chi tiết hỗ trợ chi phí KCB.
Các chế độ hỗ trợ
Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tƣợng thuộc hộ nghèo và đồng bào dân thiểu số đang
sống tại các vùng khó khăn (quyết định số 30/2007/QĐ-TTg) theo Quyết định số
139/2002/QĐ-TTG khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của nhà nƣớc từ tuyến huyện
trở lên với mức tối thiểu 3% mức lƣơng tối thiểu chung/ngƣời/bệnh/này.
Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển viện theo
quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế nhà nƣớc từ


6

tuyến Huyện trở lên, các trƣờng hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và ngƣời

nhà có nguyện vọng đƣa về nhà nhƣ không đƣợc BHYT hỗ trợ.
- Trƣờng hợp sử dụng phƣơng tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nƣớc: Thanh
tốn phí vận chuyển 2 chiều bằng 0,2 lit xăng/km và các phí cầu, phà, đƣờng bộ.
- Trƣờng hợp không sử dụng phƣơng tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nƣớc:
Thanh tốn chi phí vận chuyển một chiều cho ngƣời bệnh theo mức 0,2 lit xăng/km.
Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh tốn phí vận chuyển cho ngƣời bệnh, sau
đó thanh toán với Quỹ KCB cho ngƣời nghèo.
Hỗ trợ một phần chi phí KCB cho ngƣời thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc
thiểu số đang sinh sống tại các vùng khó khăn, ngƣời thuộc diện đƣợc hƣởng trợ cấp
xã hội hàng tháng và ngƣời đang đƣợc nuôi dƣỡng tại các cơ sở bảo trợ của nhà nƣớc
phải đồng chi trả theo quy định của Luật BHYT và các văn bản hƣớng dẫn Luật đối
với ngƣời bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên
Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí KCB cho ngƣời ung thƣ, ngƣời chạy thận
nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà khơng đủ khả
năng chi trả viện phí đối với phần ngƣời bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế Nhà nƣớc từ 1
triệu đồng trở lên cho một đợt KCB trong trƣờng hợp khơng có thẻ BHYT, nếu có thẻ
BHYT thì hỗ trợ nhƣ khoản trên. Trƣờng hợp ngƣời bệnh lựa chọn cơ sở KCB trái
tuyến hoặc KCB theo u cầu thì thanh tốn viện phí theo quy định hiện hành.
Theo số lƣợng thống kê của Bộ lao động Thƣơng binh và Xã hội Việt Nam số
hộ nghèo năm 2017 trên cả nƣớc là 1.642.489 hộ trên tổng số 24.511.255 hộ dân,
chiếm tỷ lệ 6,7%, tần suất ngƣời nghèo sử dụng DVYT tại CSYT công lập là 1,73/ đầu
thẻ (lƣợt) [4]. Năm 2018 tỷ lệ bao phủ BHYT cho ngƣời nghèo đã đạt gần 100%. Mặc
dù vẫn cịn những ngƣời nghèo chƣa có thẻ nhƣng vẫn đƣợc đảm bảo quyền lợi BHYT
khi đi KCB tại các bệnh viện theo quy định của luật BHYT bằng các loại giấy tờ khác
nhƣ giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận thuộc hộ nghèo, thẻ KCB hoặc xác
nhận của cơ sở y tế.


7


1.1.3. Khái niệm về dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế là hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho con ngƣời.
Kêt quả dịch vụ y tế là tạo ra các sản phẩm hàng hóa khơng tồn tại dƣới dạng hình thái
vật chất cụ thể, nhƣng tạo ra sự thỏa mãn kịp thời, hài lòng, hiệu quả của con ngƣời về
chăm sóc sức khỏe [5, 17].
Dịch vụ y tế là dịch vụ trong đó đa phần ngƣời sử dụng (ngƣời bệnh) khơng thể
hồn tồn chủ động lựa chọn loại hình dịch vụ theo mong muốn; DVYT phụ thuộc rất
nhiều vào bên cung ứng dịch vụ là CSYT. Cụ thể, khi ngƣời bệnh có nhu cầu KCB,
việc điều trị bằng phƣơng pháp nào, thời gian là bao nhiêu hoàn toàn là do bác sỹ
quyết định. Nhƣ vậy, ngƣời bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực
nào đó, ngƣời chữa cho mình chứ khơng đƣợc chủ động lựa chọn phƣơng pháp điều
trị, thời gian điều trị [13].
Chăm sóc sức khỏe là dịch vụ trong đó ngƣời cung ứng và ngƣời sử dụng có
mối quan hệ với nhau thông qua dịch vụ đƣợc cung cấp. Tuy nhiên, khơng giống các
loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng [43]. Bên cạnh đó, mỗi
ngƣời đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các mức độ khác
nhau. Chính vì vậy khơng dự đốn đƣợc thời điểm mắc bệnh, nên thƣờng ngƣời bệnh
bị động, khó khăn trong việc dự đốn, ƣớc tính cho các khoản chi phí điều trị phát sinh
[83].
1.1.4. Đặc điểm của dịch vụ y tế
Đặc điểm của DVYT gồm 2 yếu tố tiêu thụ và đầu tƣ [6].
- Sức khỏe là kết quả trực tiếp của việc tiêu thụ phúc lợi, đồng thời, ngƣời lao
động có sức khỏe sẽ đóng góp cho sản xuất và đầu tƣ;
- Chi phí chăm sóc sức khỏe có thể cao hơn so với thu nhập, sức khỏe hạn chế
sẽ giảm khả năng mƣu sinh, đặc biệt là khi bị bệnh, ngƣời bệnh thƣờng ít tính tốn khả
năng kinh tế mà dồn hết sức để chữa bệnh. Ngƣời bệnh trực tiếp tham gia sản xuất
cũng nhƣ tiêu thụ DVYT.


8


Quyết định sử dụng loại hình DVYT cho ngƣời bệnh, đơi khi, khơng hồi phục
đƣợc, ví dụ nhƣ: thầy thuốc quyết định y lệnh chữa bệnh, còn ngƣời bệnh phải trả tiền,
tuy nhiên khi thực hiện y lệnh, ngƣời bệnh có khả năng khơng đáp ứng điều trị nhƣng
vẫn phải thanh tốn chi phí.
Dich vụ y tế khơng hƣớng tới tự do cạnh tranh. Sự cạnh tranh phải có tiêu
chuẩn, uy tín và sự tin cậy (bệnh nhân nào cũng muốn đến nơi chữa bệnh tốt dù là chi
phí cao). Quảng bá của DVYT không phải là hành động chữa bệnh.
Mục đích của y tế là làm sao cho ngƣời dân ngày càng khỏe mạnh, hạn chế tối
đa trong việc sử dụng dịch vụ chữa bệnh, vì vậy quảng bá sử dụng cho phịng bệnh,
cho cơng tác dự phịng nhằm tạo ra sức khỏe và tăng cƣờng sức khỏe.
Hoạt động dịch vụ y tế ở bệnh viện không phải bao giờ cũng có lãi, có khi lỗ
nhƣng vẫn phải duy trì và thực hiện vì lợi ích cốt lõi của xã hội và cộng đồng, vì đạo
đức nghề Y. Do đó, đo lƣờng lợi nhuận ở bệnh viện là khơng có tiêu chuẩn, khơng rõ
ràng, khơng khuyến khích. Tuy nhiên, điều này mâu thuẫn với các CSYT ngồi cơng
lập.
1.2. Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế
Hệ thống cung ứng DVYT ở nƣớc ta đƣợc tổ chức làm 4 cấp độ chủ quản: trung
ƣơng, tỉnh, huyện và xã. Theo hệ thống phân tuyến chun mơn thì hệ thống DYYT
của Nhà nƣớc chia làm 3 tuyến: tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh và tuyến cơ sở. Ngồi
những loại hình trên thì chúng ta cịn có hệ thống dịch vụ KCB tƣ nhân cũng đang phát
triển và hoạt động đem lại những hiệu quả trong cơng việc chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe của nhân dân.
Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ƣơng: đây là cơ sở KCB đƣợc trang bị các
phƣơng tiện kỹ thuật tốt, tập trung nhiều các y, bác sỹ có tay nghề cao, đặc biệt là
tuyến trung ƣơng tập trung nhiều bác sỹ có khả năng chẩn đốn và điều trị các bệnh
phức tạp. Một số bệnh viện tuyến tỉnh cũng đƣợc đầu tƣ các trang thiết bị hiện đại, có
khả năng chẩn đốn và điều trị bệnh tốt.



9

Y tế tuyến huyện: là nơi phục vụ KCB cơ bản cho ngƣời dân, đồng thời là tuyến
hỗ trợ trực tiếp cho tuyến xã. Củng cố y tế tuyến huyện, khơng những nâng cao chất
lƣợng KCB cơ bản mà cịn hỗ trợ cho cơng tác căm sóc sức khỏe ban đầu của tuyến
xã, đồng thời có tác dụng giảm bớt gánh nặng cho y tế tuyến tỉnh và tuyến trung ƣơng,
để các tuyến này tập trung vào nhiên cứu và cứu chữa những ca bệnh nặng và phức
tạp [10].
Y tế tuyến xã: nghị định 117/2014/NĐ-CP ban hành ngày 8 tháng 2 năm 2014
quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các điều kiện đảm bảo hoạt động và nhân
lƣc của y tế xã, phƣờng, thị trấn vàcó hệu lực thi hành kể từ ngày 31 táng 10 năm
2015. Tổ chức y tế xã, phƣờng, thị trấn là đơn vị y tế thuộc trung tâm y tế hyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đƣợc thành lập theo đơn vụ hành chính xã, phƣờng, thị
trấn. TYT chức năng cung cấp, thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho ngƣời dân tại
địa bàn xã.
Y tế thôn bản: y tế thôn bản hoạt động theo chế độ không chuyên trách tại thơn,
bản: có trách nhiệm chủ động bố trí, sắp xếp thời gian để đảm bảo thực hiện các nhiệm
vụ theo quy định và theo sự phân công của trƣởng TYT. Nhân viên y tế thôn bản chịu
sự quản lý, giám sát về hoạt động của UBND xã, trƣởng thôn, bản; có mỗi quan hệ
phối hợp với các tổ chức quần chúng, đồn thể tại thơn bản. Nhân viên y tế thơn bản
đã khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ở các thôn bản đặc biệt là khu vực
miền núi, vùng sâu vùng xa [7].
1.3. Một số nghiên cứu về thực trạng sử dụng dịch vụ y tế tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên (2009) tiến hành tại xã Ngũ Hiệp
huyện Thanh Trì – Hà Nội có 80% ngƣời ốm sử dụng dịch vụ KCB tại TYT vì lý do
bệnh nhẹ, lý do gần nhà chiếm tới 92,3% [22]. Tỷ lệ ngƣời ốm trong nghiên cứu của
Lê Thục Lan tại xã Tử Cƣờng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dƣơng năm 2009 [25] sử
dụng DVYT tại TYT vì lý do bệnh nhẹ là 50,7%, do có thẻ BHYT có nơi đăng kí KCB
ban đầu tại TYT là 48%.



10

Theo nghiên cứu đánh giá thực hiện hoạt động cung cấp DVYT tại TYT xã của
Bộ Y tế năm 2011 [8] tiến hành tại 5 tỉnh Tuyên Quang, Nam Định, Khánh Hịa, Kon
Tum và Sóc Trăng cho thấy tỉnh Kon Tum có lƣợt KCB trung bình thấp nhất, chỉ có
9,5 lƣợt KCB/ ngày trong khi số lƣợt KCB của Khánh Hịa là 31,4 lƣợt, Sóc Trăng là
35,6 lƣợt là khá cao. Số loại thuốc BHYT tại 30 xã rất khác nhau, xã nhiều nhất có 120
loại (Sóc Trăng), xa ít nhất có 25 loại (Tuyên Quang). Về nhân lực, trung bình mỗi
TYT có từ 5,2 - 6,7 CBYT.
Trong nghiên cứu về sử dụng dịch vụ KCB của ngƣời dân ở 7 xã/ phƣờng thị xã
Chí Linh , Hải Dƣơng năm 2011 [18], nhóm tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ
tháng 8/2011 đến tháng 10/2011 trên 1.370 hộ gia đình để tìm hiểu tình trạng ốm bệnh
trong vịng 4 tuần trƣớc điều tra và việc sử dụng DVYT của từng cá nhân trong hộ gia
đình đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có ngƣời ốm/ bệnh trong 4 tuần
trƣớc điều tra là 53,9%, trong đó khoảng 30% hộ có hơn 1 ngƣời ốm, Khi bị ốm/ bệnh
chủ yếu là ngƣời dân tự mua thuốc về điều trị là 54%, 34,8% sử dụng DVYT ngồi
cơng lập, tỷ lệ ngƣời điều trị nội trú chiếm 5,2% và tỷ lệ ngƣời dân mời thầy thuốc về
nhà để tiêm hoặc khám, điều trị bệnh chiếm 8,4%. Nghiên cứu đƣa ra tỷ lệ ngƣời dân
sử dụng DVYT ngoài công lập là 41%, công lập là 59%. Trong các CSYT cơng thì tỷ
lệ đƣợc lựa chọn nhiều hơn là TYT (16,9%) sau đó mới đến bệnh viện tuyến trung
ƣơng và tuyến tỉnh vì lý do gần nhà và có thẻ BHYT. Khu vực sinh sống, trình độ học
vấn và tuổi cũng có liên quan đến việc lựa chọn DVYT và cơ sở KCB. Theo nhóm tác
giả việc tăng cƣờng chất lƣợng dịch vụ KCB ở y tế cơ sở vẫn là ƣu tiên hàng đầu để
thúc đẩy ngƣời dân sử dụng DVYT phù hợp khi bị ốm, bệnh thay cho việc tự mua
thuốc để điều trị, cần phát huy hiệu quả và mở rộng độ bao phủ BHYT, giảm tình
trạng vƣợt tuyến và chi phí KCB khơng cần thiết.
Trong nghiên cứu của Phùng Thị Quỳnh Lan về thực trạng sử dụng DVYT tại
TYT của ngƣời cao tuổi tại xã Đông Xuân – huyện Thanh Oai – Hà Nội, năm 2013 và
một số yếu tố liên quan [26] đã phỏng vấn 305 ngƣời cao tuổi bằng bộ câu hỏi định

lƣợng, đƣợc chọn bằng phƣơng pháp chọn mẫu toàn bộ cho thấy: trong khoảng 4 tuần


11

trƣớc điều tra có khoảng 67,5% ngƣời cao tuổi bị ốm/ bệnh, hình thức tự mua thuốc
đƣợc ngƣời cao tuổi lựa chọn nhiều nhất (35,6%), ngƣời cao tuổi bị ốm/bệnh đi khám
tại TYT đứng thứ hai (28,3%); đa số ngƣời cao tuổi đã dùng thuốc tây y cho lần ốm
gần nhất. TYT chỉ thực hiện 35,8% các kỹ thuật theo yêu cầu của Bộ y tế. Có mối liên
quan giữa KCB ở TYT và trình độ học vấn, mức sống hiện tại, khoảng cách và thời
gian tới TYT của ngƣơi cao tuổi, nhƣng khơng có mối liên quan giữa phƣơng tiện đi
KCB của ngƣời cao tuổi với việc sử dụng dịch vụ KCB tại TYT. Lý do chính KCB tại
TYT là: gần nhà, thái độ tốt, quen chữa ở trạm và BHYT đăng kí KCB tại TYT. Lý do
chính khơng sử dụng KCB tại TYT là: xa nhà, mất thời gian, quen chữa nới khác, bệnh
nhẹ, chữa nơi khác rẻ hơn và do ngƣời khác quyết định.
1.4. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của ngƣời nghèo
Ngƣời nghèo có xu hƣớng tìm kiếm các dịch vụ KCB nội trú tại TYT xã, phòng
khám đa khoa khu vực và bệnh viện huyện trong khi ngƣời giàu sử dụng dịch vụ tại
tuyến tỉnh/ trung ƣơng. Tỷ lệ ngƣời nghèo sử dụng dịch vụ KCB nội trú tại bệnh viện
huyện cao hơn so với ngƣời giàu (42% bệnh nhân nội trú là ngƣời nghèo so với 16,9%
bệnh nhân nội trú là ngƣời giàu). Khoảng 14,4% ngƣời nghèo so với 5,4% ngƣời giàu
sử dụng dịch vụ KCB nội trú tại TYT xã. Ngƣợc lại, ngƣời nghèo sử dụng dịch vụ
KCB nội trú tại các CSYT tuyến tỉnh và tuyến trung ƣơng thấp hơn đáng kể so với
ngƣời giàu [29]. BHYT là nội dung cơ bản của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam, là
một trong những công cụ quan trọng để phân phối lại tài chính, góp phần tạo nên sự
bình đẳng và công bằng xã hội. Việc thực hiện chế độ BHYT cho ngƣời nghèo đã phát
huy đƣợc tinh thần ân ái dân tộc, trong những năm gần đây, BHYT cho ngƣời nghèo
đã có những kết quả đáng đƣợc khích lệ:
Số tỉnh và thành phố hoàn thành thủ tục cấp thẻ BHYT cho ngƣời nghèo, số thẻ
BHYT cấp cho ngƣời nghèo ngày càng gia tăng. Số tỉnh, thành phố hoàn thành thủ tục

cấp thẻ BHYT của năm 2000 tăng 129,4% so với năm 1999. Đến năm 2001 thì tăng
109,1% so với năm 2000 [45]. Hiện tại số tỉnh, thành phố hoàn thành thủ tục cấp thẻ
BHYT cho ngƣời nghèo ngày càng có xu hƣớng gia tăng cao hơn, số ngƣời nghèo


12

tham gia BHYT cũng tăng nhanh qua các năm. Qua điều tra cho thấy số ngƣời tham
gia BHYT cho ngƣời nghèo năm 2009 tăng 119,2% so với năm 2008. Đến năm 2010,
số ngƣời tham gia BHYT cho ngƣời nghèo tăng 135,4% so với năm 2009. Đến năm
2014, số ngƣời tham gia BHXH (ở cả 3 loại hình BHYT bắt buộc, BHXH tự nguyện
và bảo hiểm thất nghệp) tăng 5,35% so với năm 2013. Tổng số tham gia BHXH là
11.647.784 ngƣời, tăng 590.356 ngƣời [9].
Thông qua phát triển mạng lƣới y tế xã, phƣờng đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu
cầu CSSK của ngƣời dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là ngƣời
nghèo do điều kiện kinh tế khó khăn nên ít có cơ hội tiếp cận DVYT, đồng thời khắc
phục đƣợc các tình trạng quá tải tuyến trên, thực hiện phân bổ lại nguồn quỹ BHYT
giữa các vùng thành thị và nông thôn [10].
Số lƣợt KCB sử DVYT và chi phí đƣợc thống kê năm 2016 theo báo cáo của
Bộ Y tế nhƣ sau [11]:
Bảng 1.1. Số lƣợt khám và chi phí sử dụng dịch vụ y tế, 2016
Chi phí KCB

Chi phí KCB

ngoại trú

nội trú

Bình

Đối

Tổng

qn

tƣợn

chi phí

lƣợt

g

ngoại

khám

trú

ngoại

(Triệu

trú

đồng

(đồng
)


Nhó

2.149.66

73.71

Chung
Tổng

Tổng

Bình

số

chi phí

qn

lƣợt

Chi phí

Chi phí

Tần

điều


đợt

khám

KCB

bình

suất

trị nội

điều

/ điều

BHYT

qn/đầ

KCB/đ

trú

trị nội

trị

(triệu


u thẻ

ầu thẻ

(triệu

trú

(nghì

đồng)

(đồng)

(lƣợt)

đồng)

(đồng)

n

3.874.45

434.116

3,50

lƣợt)
1.724.7


811.14

31.27


13

m1

9

6

Nhó

3.773.55

215.8

m2

2

02

45

Nhó


3.310.15

146.0

m3

0

Nhó
m4
Nhó
m5

0

3

18.76

6.090.49

49

2

735

748.84

478.75


23.00

3.878.99

10

1

7

2

1

1.247.83

107.0

419.60

493.33

12.50

1.667.44

6

42


4

6

8

0

87.81

344.95

612.52

9

7

6

668.584

Nhó

1.913.65

166.9

m6


7

88

Tổn

12.833.4

130.4

g

49

10

84

4

2.316.9 1.816.0

1.847.7 2.209.9
78

22

7.402.9 1.027.0
09


41

8.162

1.013.54
1

12.29

3.761.43

6

5

106.0

20.286.3

00

58

883.892

2,72

272.485


1,62

212.749

1,60

96.728

0,78

931.016

3,04

387.092

2,02

Nhóm 1 chủ yếu là ngƣời lao động tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
nhóm 2 là nhóm hƣu trí và hƣởng trợ cấp, ƣu đãi xã hội; Nhóm 3 là ngƣời nghèo,
ngƣời dân tộc thiểu số, cận nghèo; Nhóm 4 là trẻ em dƣới 6 tuổi; Nhóm 5 là học sinh,
sinh viên; Nhóm 6 là các đối tƣợng tham gia BHYT tự nguyện.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế khám chữa bệnh
của ngƣời nghèo
1.5.1. Yếu tố cá nhân
Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng sức khoẻ
Nghiên cứu của Phạm Văn Bách và cộng sự (2012) đƣợc tiến hành khảo sát trên
1067 ngƣời nghèo có thẻ BHYT cho thấy số ngƣời nghèo sử dụng thẻ BHYT khi KCB
là nữ giới cao gấp 2 lần nam giới. Đa số ngƣời nghèo sử dụng thẻ BHYT có trình độ



×