Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thực trạng công tác quản lí điều trị người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện II lâm đồng giai đoạn 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.19 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN QUỐC VƯƠNG

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN II LÂM ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

LUẬN VĂN
CHUYÊN KHOA II - TỔ CHỨC QUẢN LÍ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.76.05

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN QUỐC VƯƠNG
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN II LÂM ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

LUẬN VĂN
CHUYÊN KHOA II - TỔ CHỨC QUẢN LÍ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.76.05

Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS. Phạm Trí Dũng

HÀ NỘI, 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Qua 2 năm học tập, giờ đây khi cuốn luận văn tốt nghiệp CKII Tổ chức Quản
lý Y tế đang được hồn thành. Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám
hiệu, các thầy, cô giáo trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập và hỗ trợ tơi trong q trình thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Với tất cả tình cảm sâu sắc nhất, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới thầy hướng
dẫn: PGS, TS. Phạm Trí Dũng, người thầy với lịng đầy nhiệt huyết đã tận tình giúp
đỡ tơi từ khi xác định vấn đề nghiên cứu, viết đề cương, chia sẻ thơng tin và hồn
thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới:
UBND tỉnh, Ban giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng, Bệnh Viện II Lâm Đồng, đã
tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu cho nghiên cứu này.
Ban lãnh đạo Viện, Trung tâm đào tạo thuộc viện Vệ sinh dịch tễ Tây
Nguyên đã tạo điều kiện cho tơi được tham dự khố học này.
Các anh em, bạn bè thân hữu đã khuyến khích tơi trên con đường học tập và
tất cả bạn bè lớp CK II - TCQLYT khóa 4 – Tây Nguyên đã cùng nhau học tập, chia
sẻ kinh nghiệm trong suốt 2 năm qua.

Trần Quốc Vương


ii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là bệnh mạn tính cần được theo dõi, điều trị
đúng, đủ, thường xuyên và kéo dài đến hết cuộc đời. Mục tiêu của công tác quản lý
người bệnh điều trị bệnh ĐTĐ là giảm được đường huyết trong máu và giảm tối đa
các biến chứng do ĐTĐ gây ra.
Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng cơng tác
quản lí điều trị người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện II Lâm Đồng giai
đoạn 2016 - 2018”.
Với 02 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng cơng tác quản lí điều trị người bệnh
type 2 giai đoạn 2016 – 2018; (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác
quản lí điều trị tại Bệnh viện II Lâm Đồng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả
cắt ngang kết hợp giữa định lượng và định tính.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Hoạt động tầm soát đái tháo đường được lồng ghép trong khám sức khỏe
định kỳ hằng năm; Số lượng khám chữa bệnh tăng qua các năm và tỷ lệ mắc đái
tháo đường tăng qua các năm từ 10,5% lên 15,1%, trong đó tỷ lệ biến chứng năm
2018 chiếm 1,08% số bệnh nhân mắc ĐTĐ, tập trung chủ yếu vào biến chứng thận
và tim mạch; Các xét nghiệm định kỳ cho người bệnh ĐTĐ tập trung chủ yếu vào
các chỉ số huyết áp, chỉ số HbA1C, chỉ số lipid máu; các chỉ số khác thực hiện
không đầy đủ; Kết quả về chỉ số huyết áp và chỉ số HbA1C được đánh giá tôt; các
chỉ số cịn lại có kết quả đánh giá vừa, khơng có kết quả đánh giá kém.
- Cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động khám quản
lý người bệnh đái tháo đường chưa được đầu tư đầy đủ; Nhân lực khám điều trị về
đái tháo đường kiêm nhiệm, chưa có chun mơn sâu và chứng chỉ tư vấn về đái
tháo đường; Nguồn thuốc cung ứng cho người dân dôi khi chưa đảm bảo do nhiều
nguyên nhân khách quan; Chính sách Bảo hiểm Y tế hạn chế quy trình khám chữa
bệnh của đơn vị, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng
quản lí điều trị người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện II Lâm Đồng



iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm Y tế

BYT

Bộ Y tế

BV

Bệnh viện

BN

Bệnh nhân

BKLN

Bệnh không lây nhiễm

CBYT

Cán bộ Y tế

CSYT


Cơ sở y tế

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

G

Glucose huyết, đường huyết

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HA

Huyết áp

LĐBV

Lãnh đạo Bệnh viện


NC

Nghiên cứu

NB

Người bệnh



Quyết định

PVS

Phỏng vấn sâu

SKĐK

Sức khỏe định kỳ

TLN

Thảo luận nhóm

TTB

Trang thiết bị

TTĐT


Tn thủ điều trị

TT

Thơng tư

YTDP

Y tế dự phịng

ADA

The American Diabetes Association (Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

IDF

International Diabetes Federatoin (Liên đoàn ĐTĐ Thế giới)


iv

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4

1.1. Bệnh đái tháo đường .......................................................................................................... 4
1.1.1. Định nghĩa .........................................................................................................4
1.1.2. Phân loại bệnh Đái tháo đường .........................................................................4
1.1.3. Chẩn đoán bệnh Đái tháo đường .......................................................................4
1.1.4. Biến chứng của Đái tháo đường ........................................................................5
1.2. Quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường type 2 .................................................................. 6
1.2.1. Quy định về quản lý điều trị Đái tháo đường....................................................6
1.2.2. Mục tiêu quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường ................................................7
1.2.3. Quản lý người bệnh Đái tháo đường ................................................................8
1.3. Các quy định liên quan đến quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam ...... 10
1.3.1. Các văn bản qui định liên quan đến quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường...10
1.3.2. Quy định về phân cấp quản lí điều trị bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam ....10
1.3.3. Các hoạt động quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường tại tuyến huyện đang
triển khai tại Việt Nam ..............................................................................................11
1.4. Một số nghiên cứu về thực trạng hoạt động quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường .. 12
1.4.1. Trên thế giới ....................................................................................................12
1.4.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................13
1.5. Hoạt động quản lý điều trị người bệnh Đái tháo đường tại Bệnh viện II Lâm Đồng
................................................................................................................................................... 17
1.5.1. Hoạt động tư vấn .............................................................................................17
1.5.2. Hoạt động truyền thông ..................................................................................17
1.5.3. Tập huấn, đào tạo ...........................................................................................17
1.5.4. Kinh phí cho Đái tháo đường ..........................................................................18
1.6. Vài nét về Bệnh viện II Lâm Đồng ................................................................................ 18
KHUNG LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ ĐTĐ TYPE 2................................19


v
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 21

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng ...................................................................21
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ......................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................................... 21
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 22
2.4.1. Cấu phần định lượng.......................................................................................22
2.4.2. Cấu phần định tính ..........................................................................................22
2.5. Phương pháp, quy trình thu thập thơng tin................................................................... 23
2.5.1. Cơng cụ thu thập thơng tin ................................................................................23
2.5.2. Quy trình thu thập thôngtin ...............................................................................24
2.6. Biến số nghiên cứu .......................................................................................................... 25
2.6.1. Biến số thực trạng hoạt động quản lý bệnh ĐTĐ (Phụ lục 11) ......................25
2.6.2. Khai thác thông tin về các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình quản lý điều trị
bệnh Đái tháo đường.................................................................................................26
2.7. Tiêuchuẩn đánhgiá .......................................................................................................... 29
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc ......................................................................29
2.8. Quản lí và xử lí phân tích số liệu ................................................................................... 32
2.8.1. Số liệu định lượng .............................................................................................32
2.8.2. Thơng tin định tính ..........................................................................................33
2.9. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................................ 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................34
3.1. Hoạt động quản lý bệnh Đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện II Lâm Đồng ............ 34
3.1.1. Đầu vào cho hoạt động quản lý ĐTĐ .............................................................34
3.1.2. Các hoạt động trong quá trình quản lý ...........................................................38
3.1.3. Đánh giá đầu ra/kết quả của công tác quản lý Đái tháo đường ....................43
3.2. Thuận lợi, khó khăn trong cơng tác quản lý bệnh Đái tháo đường của Bệnh viện II
Lâm Đồng, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quảnlý bệnh ĐTĐ
tại Bệnh viện II Lâm Đồng ..................................................................................................... 45



vi
3.2.1. Thuận lợi trong công tác quản lý bệnh Đái tháo đường.................................45
3.2.2. Khó khăn trong cơng tác quản lý bệnh Đái tháo đường .................................46
Chương 4: BÀN LUẬN .....................................................................................................48
4.1. Hoạt động quản lý điều trị người bệnh Đái tháo đường tại Bệnh viện II Lâm Đồng 48
4.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng cho hoạt động quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường 48
4.1.2. Các hoạt động trong quá trình quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường ...........49
4.1.3. Đánh giá đầu ra/kết quả của công tác quản lý điều trị người bệnh Đái tháo
đường qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm ..............................................................51
4.2. Thuận lợi, khó khăn trong cơng tác quản lý người bệnh Đái tháo đường của Bệnh
viện II Lâm Đồng .................................................................................................................... 52
4.2.1. Thuận lợi trong công tác quản lý điều trị người bệnh Đái tháo đường...........52
4.2.2. Khó khăn trong công tác quản lý điều trị người bệnh Đái tháo đường ..........53
4.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................................ 54
4.3.1. Sai số ...............................................................................................................54
4.3.2. Biện pháp khắc phục .......................................................................................54
KẾT LUẬN ........................................................................................................................56
1. Thực trạng hoạt động quản lý điều trị người bệnh Đái tháo đường tại Bệnh viện II Lâm
Đồng ......................................................................................................................................... 56
2. Khó khăn trong công tác quản lý điều trị người bệnh Đái tháo đường tại Bệnh viện II
Lâm Đồng ................................................................................................................................ 56
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................58
PHỤ LỤC 1: .......................................................................................................................64
GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ................................................................64
PHỤ LỤC 2: .......................................................................................................................65
PHIẾU THU THẬP THƠNG TIN CHO CƠNG TÁC QUẢN LÍ.................................65
VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ..................................................................65
PHỤ LỤC 3: .......................................................................................................................71
PHIẾU TỔNG HỢP THƠNG TIN ...................................................................................71

VỀ TÌNH TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG...........................................................71


vii

PHỤ LỤC 4: .......................................................................................................................73
HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHĨM NGƯỜI BỆNH.................................................73
KHƠNG THƯỜNG XUYÊN KHÁM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN...........................73
PHỤ LỤC 5: .......................................................................................................................75
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO BGĐ BỆNH VIỆN........................75
PHỤ LỤC 6: .......................................................................................................................76
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CBQL KHOA KHÁM BỆNH ...............76
PHỤ LỤC 7: .......................................................................................................................78
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU DÀNH ...................................................................78
CHO BÁC SĨ TRỰC TIẾP QUẢN LÍ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH ...............................78
PHỤ LỤC 8: .......................................................................................................................80
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ................................................................................80
DÀNH CHO ĐIỀU DƯỠNG TRỰC TIẾP QUẢN LÍ ĐIỀU TRỊ ................................80
PHỤ LỤC 9: .......................................................................................................................82
TIÊU CHUẨN LÀM XÉT NGHIỆM ..............................................................................82
PHỤ LUC 10: .....................................................................................................................83
TIÊU CHUẨN KHÁM, TÁI KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ.....................................................83
PHỤ LUC 11: .....................................................................................................................86
CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU ..............................................................................................86
PHỤ LUC 12: .....................................................................................................................86
CÁC VĂN BẢN...............................................................................................................865


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người già .............................................................7
Bảng 1.2: Mối liên quan giữa G trung bình và HbA1c...............................................8
Bảng 1.3. Danh mục và tần suất các trị số NBĐTĐ cần theo dõi ..............................9
Bảng 2.1.Mục tiêu điều trị bệnh ĐTĐ ở người trưởng thành khơng có thai .... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người già ...........................................................32
Bảng 3.1. Đánh giá nhân lực quản lý bệnh ĐTĐ .....................................................34
Bảng 3.2. Đánh giá CSVC, TTB cho quản lý bệnh ĐTĐ ..........................................36
Bảng 3.3. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ĐTĐ ...................................................37
Bảng 3.4. Đánh giá thực hiện các quy định về quản trị điều hành bệnh ĐTD .........37
Bảng 3.5. Kết quả khám định kỳ hàng năm ..............................................................38
Bảng 3.6. Tỷ lệ chung biến chứng bệnh ĐTĐ phát hiện qua điều trị tại BV và ........39
khám sức khoẻ định kỳ trong tổng số mắc ĐTĐ .......................................................39
Bảng 3.7. Đánh giá định kỳ xét nghiệm kiểm tra của NB ĐTĐ .....................................40
Bảng 3.8. Tỉ lệ tư vấn cho NB ĐTĐ .............................................................................41
Bảng 3.9. Đánh giá kết quả của công tác truyền thông.................................................42
Bảng 3.10. Đánh giá kết quả xét nghiệm của NB ĐTĐ.................................................43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) (hay tiểu đường) là một trong số các bệnh không lây
nhiễm (BKLN) phổ biến trên thế giới. Theo Liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF), năm 2017,
trong độ tuổi 20-79, tồn thế giới có 451 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Dự đoán con số
này sẽ là 693 triệu người vào năm 2045, tương đương cứ 11 người trưởng thành, có
một người bị ĐTĐ. Theo tính tốn thì cứ mỗi 6 giây, trên tồn cầu có một người tử
vong nguyên nhân do bệnh ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
trong cộng đồng.

Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu
của bệnh lý tim mạch, mù lịa, suy thậnvà cắt cụt chi. Tuy nhiên, có đến 70% trường
hợp ĐTĐ type 2 có thể phịng tránh được hoặc làm chậm sự xuất hiện của bệnh bằng
cách thực hiện tốt lối sốngl ành mạnh, dinh dưỡng phù hợp và tăng cường hoạt động
thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe.
Ở Việt Nam, thập niên 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (Hà
Nội), 2,25% (TpHCM) và 0,96% (Huế). Nghiên cứu (NC) năm 2012 của Bệnh viện
(BV) Nội tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ ở người trưởng thành trên toàn
quốc là 5.42%, tỷ lệ ĐTD trong cộng đồng chưa được chẩn đốn là 63.6%. Tính trên
tồn quốc, vào năm 2003, tỷ lệ rối loạn dung nạp đường huyết (G) và tỷ lệ rối loạn G
lúc đói lần lượt là 7,3% và 1,9% . Năm 2015, theo kết quả điều tra của Bộ Y tế (BYT):
tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% (ở nhóm tuổi từ 18-69). Tuy nhiên,
gần 1/2 số người đang mắc bệnh ĐTĐ (độ tuổi20 - 79) khơng được chẩn đốn (46,5%).
Nhiều người chung sống với bệnh ĐTĐ type 2 trong một thời gian dài nhưng khơng hề
hay biết về tình trạng bệnh của mình. Đến khi được phát hiện, thường đã là quá muộn
và đã kèm theo nhiều biến chứng của bệnh. Một trong những nguyên nhân phổ biến
gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia chính là bệnh ĐTĐ.


2

ĐTĐ đang gia tăng tại Việt Nam. Theo IDF vào năm 2017, Việt Nam có tới có
tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh ĐTĐ, và dự báo đến năm 2040, con số
này được sẽ tăng lên 6,1 triệu người. Cũng theo kết quả điều tra năm 2015 của BYT:
68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 31,1% người bệnh (NB)
ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế (CSYT).
BV II Lâm Đồng, số người mắc bệnh ĐTĐ type 2 qua các năm cụ thể như sau:
2016: phát hiện 4.882 ca, 2017: phát hiện 17.126 ca, 2018: 21.575 ca. Trong đó khơng
thường xun đến khám là: 2016: 1.965 ca (40%);2017: 4.227 ca (25%); 2018: 4.789
ca(22%). BV rất khó khăn thiếu thốn về nhân lực, trang thiết bị (TTB) y tế và bác sỹ

(Bs) có trình độ chuyên khoa nội tiết.
Vấn đề đặt ra là thực trạng cơng tác phát hiện chẩn đốn, quản lý điều trị người
mắc bệnh ĐTĐ type 2 tại BV II Lâm Đồng hiện nay ra sao? Trong quá trình triển khai
thực hiện có gặp phải những thuận lợi hoặc khó khăn trở ngại gì khơng? Việc đánh giá
kết quả của cơng tác phát hiện chẩn đốn và quản lý điều trị có đáp ứng được mục tiêu
đề ra hay khơng? Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành NC đề tài: “Thực trạng
công tác quản lý điều trị người bệnh Đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện II Lâm Đồng
giai đoạn 2016 - 2018”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Mô tả thực trạng công tác quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường type 2 tại
Bệnh viện II Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2018.
2- Phân tích một số yếu tố thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý điều trị
bệnh Đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện II Lâm Đồng.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
Bệnh ĐTĐ được định nghĩa như sau: [12], [13]
“Bệnh ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc điểm tăng G
do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng G mạn tính
trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide,
gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt và
thần kinh”

1.1.2. Phân loại bệnh Đái tháo đường
ĐTĐ được chia làm 4 loại [12], [13]:
(1)-ĐTĐ đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin
tuyệt đối).
(2)-ĐTĐ type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền
tảng đề kháng insulin).
(3)-ĐTĐ thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng
cuối của thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).
(4)-Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ
sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị
HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mơ…
1.1.3. Chẩn đốn bệnh Đái tháo đường
1.1.3.1 Tiêu chuẩn chẩn đốn tiền Đái tháo đường:
Khi có một trong các rối loạn sau đây [3], [12], [13]:
* Rối loạn G lúc đói (impaired fasting glucose: IFG): G lúc đói từ 100
(5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc
* Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): G ở thời điểm 2
giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 (7.8
mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc


5

* HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
1.1.3.2. Tiêu chuẩnchẩn đoán Đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêuchuẩn sau [12]:
* G lúc đói (fasting plasmaglucose: FPG) ≥ 126mg/dL (hay 7mmol/L).
* G ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g
(oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
* HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phịng

thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
* Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng G và mức G ở thời điểm bất kỳ
≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, ta nên dùng phương pháp đơn giản và
hiệu quả để chẩn đoán ĐTĐ là định lượng G lúc đói 2 lần ≥ 126mg/dL (hay 7
mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo
HbA1c 2lần để chẩn đoán ĐTĐ.
1.1.4. Biến chứng của Đái tháo đường
1.1.4.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đốn muộn, hoặc điều trị khơng
thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, biến chứng cấp tính thường gặp là nhiễm trùng
cấp tính, hơn mê do nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áplực thẩm thấu, nhiễm toan
acidlactic và hạ G là những biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao [3], [26].
1.1.4.2. Biến chứng mạn tính
* Biến chứng thận: [26].
* Biến chứng mắt: [26].
* Biến chứng tim mạch: [26].
* Bệnh lý bàn chân: [26].
* Viêm đa dây thần kinh [26].


6

1.2. Quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường type 2
1.2.1. Quy định về quản lý điều trị Đái tháo đường
Từ năm 2005, hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Diabetes Asssociation: ADA)
đã đưa ra chương trình quản lý bệnh ĐTĐ được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới và được cập nhật vào năm 2011 [38]. Quản lý điều trị bệnh ĐTĐ tại Việt Nam
cũng tuân theo những hướng dẫn của ADA. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện trong
nước, BYT cùng BV Nội tiết TW đã đề ra những hướng dẫn sàng lọc, điều trị, theo dõi

và quản lý bệnh ĐTĐ. Trong đó, BV Nội tiết TW là cơ quan chịu trách nhiệm chính
hướng dẫn về chuyên môn và quản lý đối với dự án mục tiêu quốc gia về bệnh ĐTĐ
với các nguyên tắc chung như sau:
Ở nước ta, Quyết định (QĐ) số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 của BYT “ban
hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đốn và điều trị bệnh ĐTĐ type2”. Trong
đó đề cập đến các nội dung sau: [12]
1.2.1.1. Mục tiêu điều trị bệnh ĐTĐ cần đạt
* Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh nhân.
- Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c < 6,5% (48 mmol/mol) nếu
có thể đạt được và khơng có dấu hiệu đáng kể của hạ G và những tác dụng có hại của
thuốc: Đối với người bị bệnh ĐTĐ trong thời gian ngắn, bệnh ĐTĐ type 2 được điều
trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc khơng có bệnh tim
mạch quan trọng.
- Ngược lại, mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt (nới lỏng hơn): HbA1c < 8%
(64mmol/mol) phù hợp với những bệnh nhân có tiền sử hạ G trầm trọng, lớn tuổi, các
biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm hoặc bệnh
ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị.
- Nếu đã đạt mục tiêu G lúc đói, nhưng HbA1c còn cao, cần xem lại mục tiêu G
sau ăn, đo vào lúc 1-2 giờ sau khi bệnh nhân bắt đầu ăn.
1.2.1.2. Theo dõi, đánh giá điều trị


7

- Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những NB đáp ứng
mục tiêu điều trị (và những người có G được kiểm sốt ổn định).
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những NB được thay đổi liệu pháp
điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết.
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người già
Tình trạng


Cơ sở để

HbA1c

Glucose

Glucose

Huyết áp

sức khỏe

chọn lựa

(%)

huyết lúc

lúc đi ngủ

mmHg

đói

(mg/dL)

<7.5%

90-130


90-150

<140/90

<8.0%

90-150

100-180

<140/90

<8.5%

100-180

110-200

<150/90

Mạnh khỏe

Cịn sống
lâu

Phức tạp/

Kỳ vọng


sức khỏe

sống trung

trung bình

bình

Rất phức tạp/

Khơng cịn

sức khỏe

sống lâu

kém

- Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm NB đến khám, chữa bệnh để tạo cơ
hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn.
- Thầy thuốc phải nắm vững cách sử dụng các thuốc hạ G bằng đường uống, sử
dụng insulin, cách phối hợp thuốc trong điều trị và những lưu ý đặc biệt về tình trạng
NB khi điều trị bệnh ĐTĐ.
- Đối với các CSYT không thực hiện xét nghiệm HbA1c, đánh giá theo mức G
trung bình bởi hai giá trị này liên quan đến nhau.
1.2.2. Mục tiêu quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường
Mục tiêu điều trị bệnh ĐTĐ tại Việt Nam cũng tuân theo hướng dẫn cập nhật
của ADA năm 2011 và thống nhất trong QĐ số 3319/QĐ-BYT của BYT ngày



8

19/07/2017 về việc “ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
bệnh ĐTĐ type 2” (nội dungtheo bảng 1.1 & 1.2) [12], [38].
* Các điều cần lưu ý khi thiết lập mục tiêu điều trị:
Phải thiết lập mục tiêu trên từng cá nhân. Đối với NB thường xuyên có dấu hiệu hạ
G cần đặt mục tiêu G cao hơn bởi vì mục tiêu kiểm sốt G càng chặt, càng gần mức độ
sinh lý thì nguy cơ hạ G càng cao. ADA đã đưa ra khuyến cáo kiểm soát G được đánh
giá tốt nhất bằng cách kết hợp kết quả tự kiểm soát G của NB (nếu được thực hiện) và
kết quả xét nghiệm HbA1c hiện tại.
Bảng 1.2: Mối liên quan giữa G trung bình và HbA1c
HbA1c %

HbA1c (mml/mol)

Glucose huyết (mmol/l)

5

31

5

6

42

7

7


53

8

8

64

10

9

75

12

10

86

13

11

97

15

12


108

17

13

119

18

1.2.3. Quản lý người bệnh Đái tháo đường
NB vừa mới được chẩn đoán ĐTĐ cần phải được khám xét một cách tồn diện
nhằm phát hiện đã có biến chứng hay chưa [12], [13].
Thăm khám toàn diện bao gồm: hỏi tiền sử y khoa, thăm khám lâm sàng và cận
lâm sàng. Tập trung vào các thành phần của đánh giá bệnh ĐTĐ toàn diện để trợ giúp
cho NB nhằm đảm bảo chăm sóc tối ưu cho NB ĐTĐ.
- Tiền sử bệnh tật:


9

+ Các triệu chứng, xét nghiệm, biến chứng có liên quan với bệnh ĐTĐ
+ Tiền sử cân nặng, tình trạng dinh dưỡng, mơ hình ăn uống
+ Các chương trình điều trị trước đó gồm: dinh dưỡng, giáo dục tự kiểm soát
bệnh ĐTĐ...
- Tiền sử luyện tập, dùng thuốc
- Các hànhvi lối sống khơng có lợi cho sức khoẻ: hút thuốc lá, uống rượu bia,...
- Tiền sử gia đình về ĐTĐ.
- Tiền sử mắc các bệnh mạn tính: tim mạch, mắt, thận, thần kinh, mạch ngoại vi,

da, bàn chân, răng miệng,...
Bảng 1.3. Danh mục và tần suất các trị số NBĐTĐ cần theo dõi
Danh mục các trị số

Lúc mới

cần theo dõi

chẩn đoán

Theo dõi

Đánh giá
hàng năm

Đường huyết

+

+

+

HbA1c

+

+

3 tháng/ 1 lần


Lipit máu

+

+

3 tháng/ 1lần

Créatinin máu

+



+

Thăm khám tổng quát

+



+

Huyết áp

+

+


+

Cân nặng

+

+

+

Thăm khám bàn chân

+

+

+

Các vị trí tiêm insulin





+

Thói quen hút thuốc lá

+


Soi đáy mắt và thăm khám thị lực

+



+

Thuốc sử dụng

+

+

+

Chế độ dinh dưỡng

+

+

+

+


10


Nếu NB có các triệu chứng nghi ngờ biến chứng của bệnh ĐTĐ hay bệnh kèm
theo, cần thăm khám các chuyên khoa khác, và đồng thời cần phải theo dõi tái khám
định kỳ theo (bảng 1.4).
Quy định đối với người xét nghiệm G bình thường thì định kỳ 1 năm xét nghiệm
lại hai lần, còn những người rối loạn dung nạp glucose và rối loạn G khi đói là 3
tháng/1 lần. Đây cũng là chỉ số để đánh giá tần suất khám bệnh ĐTĐ của BV cho cộng
đồng.
Ngoài quy định về xét nghiệm, các chỉ số cần theo dõi cũng đưa ra: việc theo
dõi chế độ dinh dưỡng, cân nặng, việc hút thuốc lá cũng như giáo dục sức khỏe, trong
đó có hoạt động thể lực là một thơng số quan trọng trong việc quản lý điều trị bệnh
ĐTĐ.
1.3. Các quy định liên quan đến quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam

1.3.1. Các văn bản qui định liên quan đến quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường
Các văn bản qui định liên quan đến phòng, điều trị và quản lý bệnh ĐTĐ đã
được BYT ban hành rất chi tiết, cụ thể thông qua các hướng dẫn, QĐ cũng như ban
hành chiến lược phòng chống BKLN, Dự án phòng chống bệnh ĐTĐ Quốc gia, rộng
hơn là Chương trình mục tiêu quốc gia [11], [12], [13] (phụ luc 12).
1.3.2. Quy định về phân cấp quản lí điều trị bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam
Để quản lý tốt NBĐTĐ và người tiền ĐTĐ, BV Nội tiết TW, được BYT giao
quyền quản lý Dự án phòng chống bệnh ĐTĐ quốc gia, đã phân cấp quản lý cũng như
chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cấp quản lý bệnh ĐTĐ. BV thực hiện cả chức năng
điều trị và dự phòng [9].
Quyết định số3 798/QĐ-BYT ngày 21 tháng 08 năm 2017 của Bộ Y tế đã “quy
định về việc phân cấp điều trị ĐTĐ được áp dụng chung trên toàn quốc”. Tùy điều
kiện của cơ sở điềutrị (về nhân lực và phương tiện), người đứng đầu CSYT có thể QĐ
mức độ can thiệp và chuyển tuyến. Đồng thời, quy định về nhân lực, cơ sở vật chất
(CSVC), TTB phục vụ khám, điều trị bệnh ĐTĐ theo phân tuyến điều trị. Về phân cấp
điều trị bệnh ĐTĐ tại tuyến huyện, cụ thể như sau: [13]



11

Nếu mức G lúc đói từ 10,0 mmol/l trở lên đến dưới 13,0 mmol/l; HbA1c dưới
9,0% mà NB khơng có biến chứng gì nặng (ví dụ biến chứng bàn chân, tim mạch) có
thể điều trị cho NB tại tuyến huyện.
Chuyển tuyến trên nếu có một trong các tình trạng sau:
- Glucose huyết tương lúc đói trên 13,0 mmol/l và/hoặc HbA1C trên 9,0%.
- NB kèm theo các biến chứng nặng về tim mạch (thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi
máu cơ tim), bàn chân ĐTĐ, biến chứng thận.
- Có những dấu hiệu của biến chứng cấp tính, phải tiến hành sơ cứu và chuyển
lên tuyến trên nhanh nhất.
- Đã điều trị tích cực nhưng sau 3 tháng vẫn khơng đạt được những chỉ tiêu về
quản lý glucose máu.
1.3.3. Các hoạt động quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường tại tuyến huyện đang
triển khai tại Việt Nam
Các hoạt động y tế đang triển khai tại tuyến huyện theo dự án mục tiêu quốc gia
về ĐTĐ bao gồm :
- Chỉ đạo và tham gia thực hiện công tác sàng lọc bệnh ĐTĐ tại BV.
- Quản lý hồ sơ bệnh án (HSBA) của những NB ĐTĐ đang khám chữa bệnh
(KCB) nội trú, ngoại trú.
- Tư vấn chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho các NB ĐTĐ.
- Điều trị bằng thuốc uống (đơn trị liệu) cho những NB ĐTĐ mới được phát
hiện có G lúc đói ở thời điểm cao nhất là 11 mmol/l và chưa có biểu hiện biến chứng
của bệnh ĐTĐ trên lâm sàng. Tiếp tục điều trị bằng thuốc uống (đa trị liệu) cho những
NB ĐTĐ đã được bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – ĐTĐ của tuyến trên phối hợp thuốc và
cân chỉnh liều lượng.
- Trường hợp những biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ thì phải xử lí tình trạng
cấp cứu theo đúng theo quy định của phác đồ cấp cứu hoặc xin tư vấn điều trị của
tuyến trên, khi NB qua khỏi tình trạng cấp cứu phải chuyển NB lên tuyến trên để tiếp

tục điều trị.


12

- Quản lý toàn bộ danh sách những NB ĐTĐ và người tiền ĐTĐ.
- Tổ chức truyền thơng phịng chống bệnh ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ (phát
định kỳ hàng tuần trên đài truyền thanh, xây dựng các pa- nơ, áp- phích…) với chủ đề
phát hiện sớm, quản lý và chăm sóc tại chỗ, hướng dẫn chế độ ăn uống, luyện tập hợp
lý...
- Tập huấn cho các bác sĩ tham gia KCB ĐTĐ tuyến huyện các kỹ năng phát
hiện sớm, điều trị, chăm sóc, xử trí các diễn biến xấu thường gặp ở những NB ĐTĐ và
người tiền ĐTĐ.
Mặc dù không đưa ra yêu cầu về tần suất cần thực hiện các hoạt động sàng lọc,
tuyên truyền hay tư vấn cộng đồng về ĐTĐ nhưng nhìn chung, đây là các hoạt động
định kỳ cần thực hiện hàng năm, nhất là cho những đối tượng có nguy cơ cao.
1.4. Một số nghiên cứu về thực trạng hoạt động quản lý điều trị bệnh Đái tháo
đường

1.4.1. Trên thế giới
Theo WHO (2014), nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ có thể được giảm bằng cách giảm
cân vừa phải và hoạt động thể chất hàng ngày vừa phải ở những người có nguy cơ cao.
Tỷ lệ luyện tập này là 55,6% trong NC của Johnson Spruill và cộng sự năm 2009 trên
1.276 NB ĐTĐ type2. Tuy nhiên, chỉ có 27,7% tự kiểm sốt G. Ngay cả NC trên
những NB đang được điều trị cũng cho thấy những người đã được chẩn đoán và đang
điều trị cũng chưa tuân thủ hoặc chưa được quản lý tốt. Braga M. và cộng sự (2010)
NC 3.002 NB điều trị ngoại trú mắc bệnh ĐTĐ type 2 tại 229 cơ sở chăm sóc sức khoẻ
ban đầu ở Canada cho thấy 46% người bệnh có chỉ số HA ở trên mức được Hiệp hội
ĐTĐ Canada khuyến nghị. Trong số này, 11% không được điều trị, 28% dùng đơn trị
liệu [48].

Năm 2015, Silvio E. Inzucchi và cộng sự tìm hiểu về việc quản lý tăng G trong
bệnh ĐTĐ type 2 bằng cách tiếp cận NB làm trung tâm của ADA và Hiệp hội châu Âu,
đã khẳng định sự phổ biến của bệnh ĐTĐ type 2 tiếp tục tăng với tốc độ đáng báo động
trên toàn thế giới khi chỉ 1/2 số NB đạt được các mục tiêu HbA1c. Tiêu chuẩn chẩn


13

đốn bao gồm vai trị của HbA1c trong chẩn đốn bệnh ĐTĐ cần được chú ý để các
thao tác trị liệu khác nhau và sử dụng chúng trong việc quản lý các NB ĐTĐ. Các bằng
chứng về vai trò của tập thể dục, liệu pháp dinh dưỡng, theo dõi lượng đường, và các
biện pháp chống béo phì cũng được đưa ra [47].
1.4.2. Tại Việt Nam
Theo Hoàng Kim Ước (2008), hiện bệnh ĐTĐ chưa có thuốc chữa khỏi, nhưng
bệnh có thể điều trị và kiểm soát được. Để quản lý bệnh ĐTĐ, trước tiên cần đưa được
G của NB về mức bình thường hoặc gần bình thường thơng qua các liệu pháp phối hợp
giữa dinh dưỡng, thuốc hạ HA và các hoạt động thể lực. Cùng với kiểm soát G NB cần
được kiểm sốt tốt tình trạng rối loạn mỡ máu, tăng HA, tình trạng đơng máu, bỏ thuốc
lá và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Những điểm mấu chốt trong quản lý điều trị
bệnh ĐTĐ là NB phải lập kế hoạch bữa ăn phù hợp và thể dục đều đặn, sử dụng thuốc
theo hướng dẫn của Bs, chú ý cách dùng thuốc và thời gian dùng thuốc, biết cách tự
theo dõi và quản lý bệnh, kiểm tra định kỳ tại các CSYT. Bs cần động viên NB rằng
những điều họ thực hiện ở nhà hàng ngày có ảnh hưởng đến G của họ nhiều hơn điều
Bs có thể làm được khi họ đến khám định kỳ [33].
Tuy nhiên, thực tế việc quản lý các chỉ số đo lường bệnh vẫn chưa tốt. Trong
NC của Nguyễn QuangVinh (2009) ở Nam Định và Thái Bình thì kiểm sốt G cịn rất
kém (65,06% kiểm sốt G lúc đói kém; 54,22% NB đang điều trị ĐTĐ còn bị tăng
HA). Tỷ lệ kiểm sốt các chỉ số khác cũng khơng khả quan khi Nguyễn Ngọc Hân
(2010) tìm hiểu trên 165 NB ĐTĐ type 2 thấy rằng 62,4% số NB chấp hành tốt việc
điều trị, 65,5% số NB kiểm soát tối ưu BMI, 40% số NB kiểm soát được HA, 32% số

NB kiểm soát được cholesterol, 33,3% số NB kiểm soát được tryglycerit, 30,3% số NB
kiểm soát được G và chỉ 31,5% số NB kiểm soát được HbA1C [20]. Hơn thế nữa,
Nguyễn Văn Lành (2014) khi tìm hiểu 1100 người dân Khmer trên 45 tuổi tại tỉnh Hậu
Giang chỉ ra rằng các biện pháp phòng bệnh cũng được thực hành rất thấp. Hơn nữa,
các hành vi có hại cho sức khỏe thì lại có tỷ lệ rất cao trong cộng đồng [22].


14

Đi sâu tìm hiểu về cơng tác quản lý điều trị ĐTĐ, năm 2013, Dương Thị Thu
[27] cắt ngang trên 250 đối tượng NC (ĐTNC) là NB được chẩn đoán ĐTĐ type 2 tại
BV đa khoa Tứ Kỳ, Hải Dương đã nhận định để nâng cao hiệu quả điều trị ĐTĐ cần
làm tốt công tác tư vấn các biện pháp phối hợp với thể dục, chế độ ăn phù hợp và kiểm
sốt tình trạng cân nặng. Tuy nhiên, hạn chế của NC là vẫn chưa nói rõ được cơng tác
quản lý như thế nào, có thuận lợi hay khó khăn gì, có đạt mục tiêu khơng. Vũ Thị
Tuyết Mai (2013) bằng phương pháp kết hợp định lượng và định tính cũng đã tìm hiểu
trên 162 bệnh ĐTĐ type 2 tại Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm [23]. Tác giả cho rằng
kết quả hoạt động quản lý điều trị ĐTĐ type 2 được thể hiện trên tỷ lệ NB được kiểm
tra G hàng tháng tốt hay chưa tốt, tỷ lệ điều trị theo phác đồ, tỷ lệ tuân thủ điều trị
(TTĐT). Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra thuận lợi của cơngtác quảnlý ĐTĐ là được
hưởng chế độ BHYT, có sự trợ giúp của người thân... và khó khăn do thiếu CSVC,
nhân lực chuyên khoa. Tuy nhiên, cả hai NC chưa đánh giá được các hoạt động quản lý
như thế nào, hiệu quả đến đâu, đạt mục tiêu không. Điều đó sẽ được chúng tơi tìm hiểu
định tính trong NC này.
Dự án phòng chống bệnh ĐTĐ được triển khai từ năm 2008 (QĐ số
172/2008/QĐ-TTg) và tiếp tục đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn
2012 - 2015 theo QĐ số 1208/QĐ-TTg. Năm 2014, Bộ Y tế (BYT) và nhóm đối tác y
tế (Health Partnership Group) trong báo cáo chung tổng quan ngành y tế về tăng cường
dự phịng và kiểm sốt BKLN đã đánh giá và mơ tả khá tồn diện về các hoạt động
trong chương trình ĐTĐ, kể cả những yếu tố thuận lợi, khó khăn trong công tác quản

lý bệnh ĐTĐ, cụ thể như sau:
(1)- Hoạt động sàng lọc: Hàng năm, dự án đã thực hiện sàng lọc tại cộng đồng
phát hiện sớm tiền ĐTĐ và ĐTĐ cho hàng trăm ngàn người. Năm 2012 khám sàng lọc
268.373 đối tượng nguy cơ cao và đã phát hiện 19.778 (7,4%) trường hợp tiền ĐTĐ và
36.123 (13,5%) NB ĐTĐ. Năm 2013 đã khám sàng lọc 266.480 đối tượng nguy cơ cao
đã phát hiện 19.026 (7,1%) trường hợp tiền ĐTĐ và 45.966 (17,3%) NB ĐTĐ. Ngoài
ra, hoạt động khám phát hiện sớm bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ còn được tiến hành tại các


15

phòng khám của cơ sở KCB (sàng lọc chủ động). Tuy nhiên, do khơng có sự lồng
ghép, phối hợp giữa đơn vị thực hiện dự án (là các đơn vị thuộc hệ thống YTDP) và
các cơ sở điều trị, nên chưa có giải pháp quản lý, chăm sóc, theo dõi hiệu quả đối
tượng nguy cơ và NB được phát hiện sau sàng lọc.
NC “Sàng lọc phát hiện sớm bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ ở người có yếu tố nguy cơ
tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2013” của Trần Đạo Phòng và cộng sự thực
hiện trên 8540 người cho thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ chung qua khám sàng lọc là 6,4% và
tiền ĐTĐ là 18,7%. Quản lý, điều trị và tư vấn cho NB ĐTĐ và tiền ĐTĐ đạt tỷ lệ lần
lượt là 90,7% và 89,5%.
(2)- Hoạt động tư vấn: Cùng với các BV nội tiết, trung tâm nội tiết, các trung
tâm YTDP thuộc hệ thống đều thành lập các phòng khám, tư vấn phòng chống bệnh
ĐTĐ. Năm 2012, có 111. 743 lượt tư vấn và năm 2013 có 119.896 lượt người được tư
vấn về dinh dưỡng và luyện tập tại các phòng khám, tư vấn tại tuyến huyện.
Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm2014 cho thấy hoạt động tư vấn vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống ĐTĐ. Phòng tư vấn dinh dưỡng và vận động
chủ yếu mới chỉ có ở tuyến tỉnh, các phịng tư vấn tuyến huyện rất ít. NB ở cộng đồng
khi được phát hiện hoặc tiền ĐTĐ khó tiếp cận được phòng tư vấn tại tuyến tỉnh.
Phương tiện hỗ trợ tư vấn còn nghèo nàn, chế độ dành cho người tư vấn cịn thấp nên
khó động viên cán bộ tham gia công tác tư vấn [16].

(3)- Hoạt động truyền thông: Hoạt động truyền thơng được thực hiện trên
phạm vi tồn quốc với nhiều hình thức phong phú như phối hợp với các cơ quan truyền
thơng phát các buổi nói chuyện trên truyền hình, tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế
giới phịng chống bệnh ĐTĐ (ngày 14/11), khám miễn phí, mơ hình truyền thơng thay
đổi hành vi dựa vào cộng đồng.
(4)- Tập huấn, đào tạo: Tập huấn đào tạo nâng cao năng lực quản lý dự án tại
địa phương, nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ dự án. Dự án mở các lớp tập
huấn dành cho các cán bộ thuộc hệ thống tuyến tỉnh về các lĩnh vực thực hiện dự án:
lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, báo cáo, cơng tác tài chính, xử lí số liệu…


×