Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.18 KB, 54 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA
CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC
I. KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN
MIỀN BẮC.
1. Giới thiệu chung.
Ban quản lí dự án các công trình điện miền Bắc (Ban QLDA) được thành lập từ
15/7/1995, trên cơ sở 2 ban quản lí dự án là Ban quản lí lưới điện của công ty Điện lực I
và Ban quản lí công trình đường dây và trạm 500 KV Bắc – Nam trực thuộc Tổng công
ty điện lực Việt Nam nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (viết tắt là EVN).
Đến 1/6/2008, Tập đoàn Điện lực tiến hành điều chỉnh về cơ cấu tổ chức trong
tập đoàn.Tập đoàn đã tách Tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia ra thành đơn vị có tư
cách pháp nhân riêng.Hiện nay, Ban quản lí dự án các công trình điện miền Bắc (Ban
QLDA) là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia, được thành lập
theo Quyết định số 116/ QĐ-NPT ngày 30 tháng 6 năm 2008 của hội đồng thành viên
Tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia.
Ban QLDA là đơn vị có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng,
kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng để ký kết các hợp đồng kinh tế liên
quan đến việc thực hiện quản lý dự án theo nhiệm vụ và phân cấp của EVN.
Ban được uỷ quyền tiếp nhận quản lý vốn từ chủ đầu tư để quản lý và thanh toán
cho các đơn tư vấn, được quản lý sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý
đảm bảo chất lượng mà giá thành lại thấp nhất.
Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc hiện có một đội ngũ quản lý với gần
160 chuyên viên, cán bộ trong đó có 06 thạc sỹ; hơn 100 kỹ sư, cử nhân và 48 cán sự,
kỹ thuật viên khác. Hầu hết đội ngũ cán bộ công nhân viên đã công tác lâu năm trong
ngành quản lý do đó có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án các công trình
điện từ cấp điện áp 110kV đến 500kV kể cả các công trình có cấp điện áp nhỏ từ 0,4kV,
10kV hoặc 35kV. Trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ quản lý kinh tế
cao nên việc quản lý các dự án đạt nhiều hiệu quả tốt mà điển hình là công trình thế kỷ
500kV Bắc - Nam.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban QLDA.
- Thay mặt Tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia quản lý các dự án do tổng


công ty là chủ đầu tư theo các quy định tại điều 36 Nghị định 16/2005/NĐ-
CP ngày 07/02/2005. Khoản 12 điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-cp ngày
29/09/2006 của Chính phủ và các quy định của tổng công ty khi được tổng
công ty giao nhiệm vụ.
- Thực hiện tư vấn quản lí dự án : tư vấn giám sát thi công, tư vấn thẩm tra dự
toán và tổng dự toán : tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá thầu các công
trình lưới điện.
- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
- Ban QLDA có trách nhiệm:
+ Tổ chức đội ngũ cán bộ của Ban QLDA đáp ứng các yêu cầu theo
quy định tại Nghị định số 16/2005 /NĐ- CP ngày 07/02/05 của
chính phủ.
+ Xây dựng và trình tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia phê duyệt
quy chế tổ chức và hoạt động của Ban QLDA phù hợp với điều lệ tổ
chức và hoạt động của tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia và
Quyết định này.
+ Đăng kí hoạt động xây dựng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
theo quy định và báo cáo Tổng công ty kết quả thực hiện.
3. Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng trong Ban QLDA các công
trình điện Miền Bắc
Trưởng ban
Phó ban Phó ban Phó ban
Kho Thượng Đình
P2 P3 P4 P5 P6 P7
a. Sơ đồ tổ chức của Ban QLDA
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA
b. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong Ban QLDA.
Ngoài Trưởng ban quản lý điều hành chung toàn Ban QLDA, công tác đầu tư
xây dựng của Ban QLDA do 03 Phó Trưởng ban trực tiếp điều hành. Các phòng chức
năng của Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc giúp lãnh đạo Ban QLDA trong

công tác quản lý và điều hành các dự án. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
tham mưu cho lãnh đạo được trình bày như sau:
 Phòng tổng hợp (P1).
- Chức năng: giúp trưởng ban trong công tác tổ chức quản lí nhân sự , đào tạo lao
động tiền lương, quản trị hành chính, thanh tra, bảo vệ, pháp chết, thi đua, khen
thưởng, kỉ luật , y tế, môi trường, và quản lí hoạt động công nghệ thông tin.
- Nhiệm Vụ:
+ Công tác tổ chức, nhân sự.
+ Công tác lao động – tiền lương
+ Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
P8
P1
+ Công tác văn phòng và hành chính quản trị.
+ Công tác thanh tra, bảo vệ, pháp chế.
+ Công tác thi đua, khen thưởng, kỉ luật.
+ Công tác y tế và môi trường.
+ Quản lí hoạt động công nghệ thông tin.
+ Các công việc khác.
 Phòng Kế hoạch ( P2)
- Chức năng: Giúp trưởng ban trong các lĩnh vực: kế hoạch đầu tư xây dựng, kế
hoạch đấu thầu và kế hoạch chi phí Ban quản lí, Lựa chọn nhà thầu tư vấn kĩ
thuật, thẩm tra phần nội dung kinh tế của dự án, thanh quyết toán khối lượng
công tác tư vấn, công tác xây lắp hoàn thành vật tư thiết bị.
- Nhiệm vụ.
+ Quản lí kế hoạch đầu tư xây dựng và kế hoạch chi phí các dự án.
+ Công tác thẩm tra dự toán và thanh, quyết toán.
+ Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế.
+ Các nhiệm vụ khác.
 Phòng tài chính kế toán ( P3)
- Chức năng: Giúp trưởng ban trong các lĩnh vực: quản lí hoạt động tài chính của

Ban, kiểm tra việc tuân thủ chế độ, chính sách tài chính kế toán , Thanh quyết
toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
- Nhiệm vụ:
+ Công tác tài chính kế toán.
+ Kiểm tra việc tuân thủ các chế độ, chính sách tài chính kế toán.
+ Thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
+ Các nhiệm vụ khác.
 Phòng vật tư ( P4)
- Chức năng: Giúp trưởng Ban quản lí vật tư thiết bị của các dự án (đôn đốc thực
hiện hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị , tiếp nhận vân chuyển, bảo quản, cấp phát
và quyết toán vật tư thiết bị)
- Nhiệm vụ.
+ Đôn đốc thực hiện hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị.
+ Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và cấp phát vật tư thiết bị
+ Thanh, quyết toán vật tư thiết bị.
+ Các công việc khác.
 Phòng Kĩ thuật( P5)
- Chức năng: giúp trưởng ban trong lĩnh vực quản lí công tác thiết kế, quản lí chất
lượng, khối lượng xây lắp, tiến độ thi công, an toàn lao động và môi trường xây
dựng.
- Nhiệm Vụ:
+ Quản lí công tác thiết kế.
+ Quản lí chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công xây lắp, an toàn lao động
trong xây lắp và môi trường xây dựng.
+ Các công việc khác.
 Phòng đền bù ( P6)
- Chức Năng: giúp trưởng ban trong công tác thực hiện công tác đền bù giải phóng
mặt bằng xây dựng.
- Nhiệm vụ:
+ Làm thủ tục xin cấp đất, cấp phép xây dựng.

+ Tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng.
+ Các công việc khác.
 Phòng đấu thầu ( P7)
- Chức năng: giúp trưởng ban trong công tác quản lí và thực hiện công tác lựa
chọn nhà thầy xây dựng các dự án nằm trong kế hoạch đấu thầu hàng năm của
Ban QLDA( bao gồm các gói mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp).
- Nhiệm vụ:
+ Các gói thầu thực hiện hình thức đấu thầu: gồm có chuẩn bị đấu thầu, tổ
chức đấu thầu.
+ Các gói thầu thực hiện hình thức lựa chọn khác như : chỉ định thầu, mua
sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh.
+ Các công việc khác: quản lí lưu trữ hồ sơ, các công việc phát sinh…
 Phòng thẩm định (P8)
- Chức năng: giúp trưởng ban trong công tác thẩm định các dự án theo phân cấp.
- Nhiệm vụ:
+ Thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với các dự án được phân cấp( các
dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 150 tỉ đồng) và các dự án đầu tư xây
dựng không được phân cấp.
+ Các công việc khác.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA CÁC
CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC
1. Đặc điểm các dự án lưới điện tại Ban QLDA các công trình Điện Miền Bắc.
Các dự án do Ban QLDA trực tiếp quản lí hầu hết đều là các dự án xây dựng
lưới điện trọng điểm từ Hà tĩnh trở ra, có tổng mức đầu tư lớn.Những đặc điểm cơ
bản của các dự án này là:
- Dự án chịu ảnh hưởng lớn của nhiều điều kiện khách quan:
Thứ nhất, dự án chịu ảnh hưởng của địa chất, thủy văn, thời tiết, khí hậu, do đặc
điểm của dự án là trải dài qua nhiều tỉnh thành miền bắc, nên thi công trên nhiều vùng
có đặc điểm khác nhau cả về khí hậu hay địa chất thủy văn... vì vậy phải tùy thuộc vào
các yếu tố trên để quyết định việc lựa chọn công nghệ xây dựng, lịch trình xây dựng sao

cho phù hợp.
Thứ hai, phải tùy thuộc vào tiềm năng kinh tế của vùng, qui định của pháp luật
đối với từng vùng, miền và văn hóa xã hội của nơi đó mà quá trình thực hiện dự án
cũng có những điều chỉnh để thích hợp với nơi thi công công trình.
- Dự án chịu ảnh hưởng lớn của các bên liên quan:
Trong quá trình quản lý dự án, căn cứ vào phân tích nguồn vốn của các dự án, ta
có thể xác định được các bên liên quan đối với một dự án bao gồm:
+ Chủ đầu tư (có thể là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), tổng công ty Truyển
tải Điện Quốc gia ( NPT) hoặc bên đối tác như WB, ADB...): đưa ra các quyết định về
vốn, bỏ vốn và tham gia giám sát thi công công trình xây dựng
+ Công ty tư vấn: lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tư vấn đền bù, tư vấn giám
sát công trình.
+ Các phòng ban chức năng: phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật, phòng Đền bù,
phòng thẩm định, phòng Quản lý đấu thầu, phòng vật tư ...
+ Các nhà thầu xây dựng: nhận nhiệm vụ thi công công trình đã trúng thầu, có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng và tiến độ của dự án.
+ Các nhà cung cấp vật tư thiết bị: đảm bảo nguồn vật tư thiết bị cho công tác thi
công xây dựng công trình.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ công
thương, Bộ tài chính…: phê duyệt chủ truơng đầu tư, dự án đầu tư…và các vấn đề có
liên quan theo quy mô của dự án.
Tùy theo tính chất và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần
trên cũng khác nhau.
- Các dự án lưới điện thường có quy mô lớn:
Việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự
chuẩn bị tỉ mỉ và quá trình quản lý chặt chẽ mới có thể thực hiện thành công dự án.
- Tính chuẩn xác với các văn bản pháp lý quy định của Nhà nước:
Tuân thủ các quy định nghiêm ngặt chặt chẽ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
cũng như các tiêu chuẩn chất lượng trong thực hiện công trình xây dựng.
2. Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban quản lí dự án các công trình Điện

Miền Bắc.
2.1. Quản lý dự án theo giai đoạn.
Vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án các công trình
điện Miền Bắc bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn trước đầu tư còn gọi là giai đoạn trước khi có dự án. Đây là thời
gian không xác định được và không tính vào thời gian quản lý dự án. Tuy nhiên giai
đoạn này hết sức quan trọng, là thời kỳ làm xuất hiện các nguyên nhân hình thành dự
án. Giai đoạn này thường là do chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền tính toán nhu cầu sử
dụng điện trong năm sắp tới của địa phương, dựa trên hướng phát triển kinh tế của địa
phương mà đưa ra đề bài dự án gửi đến cho Tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc Tổng
công ty Truyển tải điện Quốc gia lập dự án,rồi từ đó chuyển xuống cho Ban QLDA
thực hiện.
Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng là giai đoạn quan trọng nhất trong vòng
đời một dự án xây dựng. Trong giai đoạn này được chia thành ba giai đoạn: Chuẩn bị
đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư.Giai đoạn này do Ban QLDA trực tiếp thực
hiện và quản lý.
Giai đoạn sau đầu tư là giai đoạn công trình được xây dựng xong, nhà thầu
tiến hành các thủ tục nghiệm thu, bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa vào khai thác
sử dụng, nhiệm vụ quản lý dự án xây dựng gần như là kết thúc.
Trách nhiệm và nhiệm vụ của Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc về
thực chất chỉ bắt đầu khi dự án đã có quyết định đầu tư và chủ yếu trong giai đoạn Thực
hiện đầu tư xây dựng.Vì vậy Công tác quản lý dự án tại Ban QLDA chính là quản lý các
hoạt động diễn ra giai đoạn này.
Tuy nhiên trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng, Ban QLDA đặc biệt chú
trọng vào các công việc:
2.1.1. Công tác Chuẩn bị đầu tư:
a. Công tác khảo sát,thiết kế kĩ thuật xây dựng công trình, dự toán .
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác khảo sát thiết kế có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng công trình tốt hay không tốt, an toàn hay không an toàn, tiết
kiệm hay lãng phí, điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, tiến độ thi công nhanh

hay chậm ... Giai đoạn này được coi có vai trò quan trọng nhất trong các giai đoạn của
quá trình đầu tư.
Ban QLDA thuê Bên tư vấn thực hiện công tác khảo sát, thiết kế kĩ thuật xây
dựng bao giờ cũng đảm bảo công tác này được diễn ra theo một số giai đoạn nhất định
dựa trên nguyên tắc từ chung đến riêng, từ tổng quát đến chi tiết nhằm cung cấp những
tài liệu chuẩn xác nhất cho thiết kế công trình.
Để xây dựng được công trình có chất lượng cao đồng thời thoả mãn điều kiện
thời gian xây dựng ngắn, chi phí lao động, vật tư tiền vốn ít thì việc thiết kế công trình
phải tiến hành trên cơ sở khảo sát xây dựng kỹ lưỡng, trên cơ sở áp dụng các phương
pháp tính toán hiện đại cũng như các phương pháp thi công tiên tiến.Công tác khảo sát
tại Ban luôn luôn đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng
bước thiết kế.
+ Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế.
+ Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải
phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
Bên cạnh đó, Công tác Thiết kế cũng phải đảm bảo:
+ Phù hợp với quy hoạch xây dựng, điều kiện tự nhiên và các quy định về
kiến trúc, dự án đầu tư xây dựng công trình đã được duyệt.
+ Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng
công trình có thiết kế công nghệ.
+ Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng
bước thiết kế, thoả mãn yêu cầu và chức năng sử dụng, bảo đảm mỹ
quan, giá thành hợp lý.
+ Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành; đồng bộ với
các công trình liên quan.
+ Các phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế -
tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng. Phải chú ý
đến khả năng cải tạo và mở rộng sau này.
Sau khi hoàn thành báo cáo khảo sát, thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán, Ban

QLDA phải thực hiện công tác thẩm định. Đối với những dự án có tổng mức đầu tư trên
150 tỷ, sau khi đơn vị thiết kế bàn giao hồ sơ thiết kế và dự toán cho Ban QLDA, phòng
Thẩm định thẩm tra lại sau đó mới trình Tổng công ty Truyển tải điện Quốc Gia hoặc
Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Còn đối với những dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn
150 tỷ,phòng thẩm định thẩm tra lại rồi tiến hành thi công ngay.
Thẩm tra, phê duyệt các phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng theo
Quy chế phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam, việc này đã tăng thêm quyền hạn, sự chủ động cho Ban quản lý dự án và
góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Công tác thẩm định thiết kế và dự toán ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự
án đầu tư, nếu công tác này làm không tốt thì đến khi thi công sẽ thường xuyên phải
thay đổi bản vẽ, điều chỉnh dự toán làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của công
trình.Vì vậy,đối với mỗi dự án thì quy trình thẩm định thiết kế và dự toán có khác nhau
nhưng trong quá trình thẩm định Ban QLDA luôn đảm bảo:
+ Việc thẩm định phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác và
cơ quan tiến hành thẩm định phải hoàn toàn khách quan với cơ quan lập
dự án.
+ Các cán bộ, chuyên gia thẩm định của các dự án phải chịu trách nhiệm
trước chủ đầu tư và trước pháp luật về các kết luận thẩm định của mình.
b. Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
Công tác tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng là một trong những công
việc cực kỳ quan trọng quyết định đến tiến trình thực hiện một dự án.
Giải phóng mặt bằng xây dựng công trình phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
• Bồi thường đất:
- Việc đền bù phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân có liên quan. Các hộ gia đình bị thu hồi đất có đủ điều kiện để
được bồi thường thì được bồi thường; Trường hợp không đủ điều kiện để được
bồi thường thì UBND tỉnh, thành bố trực thuộc trung ương ( UBND cấp tỉnh)
xem xét để hỗ trợ.
- Việc đền bù được thực hiện thông qua một hoặc kết hợp các hình thức bằng tiền,

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và phải đảm bảo công bằng, công khai,
minh bạch, đúng pháp luật. Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào
thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu
không có đất để bồi thường thì bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời
điểm có quyết định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc
bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện
thanh toán bằng tiền.
• Bồi thường tài sản:
- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Ban QLDA thu hồi đất mà bị thiệt hại thì
được bồi thường.
- Chủ sở hữu tài sản gắn kiền với đất khi thu hồi mà đất đó thuộc đối tượng không
được bồi thường thì tùy tường trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài
sản.

×