Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ an toàn bức xạ tại các phòng x quang trên địa bàn quận ninh kiều TP cần thơ năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VĂN DANH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
VIỆC TUÂN THỦ AN TỒN BỨC XẠ TẠI CÁC PHỊNG
X- QUANG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VĂN DANH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
VIỆC TUÂN THỦ AN TỒN BỨC XẠ TẠI CÁC PHỊNG
X- QUANG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2019
.
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1.PGS.TS. NGUYỄN THÖY QUỲNH



HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới: PGS.TS Nguyễn Thuý Quỳnh và Thạc Sĩ: Nguyễn Hoàng Dũng. Lãnh đạo
Sở Khoa học và Công nghệ thành Phố Cần Thơ. đã tận tình hướng dẫn, và truyền
đạt những kiến thức khoa học cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc : Bệnh viện Ung bướu thành phố
Cần Thơ và các Bệnh viện trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ đã ủng
hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể triển khai nghiên cứu này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, đồng
nghiệp đã ln ln ở bên tơi, động viên, chia sẻ và khích lệ tơi trong suốt thời gian
học tập, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019
Học viên


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................... v
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 3

1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu và cách đánh giá ............................... 3
1.2. Thực trạng tuân thủ an toàn bức xạ của phòng X-quang

…………………….5

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ATBX ..................................................................... 8
1.4.Thông tin về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 11
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 14
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 14
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 14
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................. 14
2.5. Các biến số nghiên cứu ................................................................................... 15
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin .................................................... 15
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................... 17
2.8. Tiêu chí và cách đánh giá................................................................................ 17
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ........................ 20
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................. 21
3.1. Thực trạng an toàn bức xạ của Phòng X quang và thực hành an tồn bức xạ của
nhân viên X quang................................................................................................. 21
3.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ an tồn bức xạ của phịng
X quang. ................................................................................................................ 26
Chƣơng 4 BÀN LUẬN......................................................................................... 32


ii

4.1. Thực trạng tuân thủ ATBX tại các phòng X quang taị các cơ sở y tế............... 32
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ ATBX tại các phòng XQ ............. 35
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 39

KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 41
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 43
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 47
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... 49
PHỤ LỤC 4 .......................................................................................................... 51
PHỤ LỤC 5 .......................................................................................................... 53
PHỤ LỤC 6 .......................................................................................................... 55
PHỤ LỤC 7 .......................................................................................................... 57


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATBX

An toàn bức xạ

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ICRP

Ủy ban phòng chống bức xạ quốc tế

IAEA

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế


mSv

Milisievert

NVBX

Nhân viên bức xạ

NVXQ

Nhân viên X quang

XQ

X quang

µSv

Microsievert

SKĐK

Sức khỏe định kỳ

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam



iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Danh mục trang bị bảo vệ cá nhân theo vị trí làm việc(*) ...................... 11
Bảng 3.1. Đặc điểm phòng X quang ...................................................................... 21
Bảng 3.2. Tiêu chí an tồn bức xạ đèn, biển báo, bảng nội quy ATBX .................. 21
Bảng 3.3. Vị trí và thiết kế phòng chụp X quang ................................................... 22
Bảng 3.4. Đánh giá an tồn bức xạ phịng điều khiển ............................................. 23
Bảng 3.5. Đánh giá an tồn bức xạ phịng xử lý phim ............................................ 23
Bảng 3.6. Đánh giá an toàn bức xạ thiết bị X quang ............................................. 24
Bảng 3.7. Đánh giá kết quả đo suất liều bức xạ...................................................... 25
Bảng 3.8. Đánh giá phòng XQ đạt tiêu chuẩn ATBX ............................................. 25


v

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Biểu đồ 3.1. Đánh giá lưu trữ hồ sơ an tồn bức xạ................................................ 24

Hình 1.1. Vị trí quận Ninh Kiều............................................................................. 12


vi

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Tia bức xạ ion hóa được ứng dụng trong y học trên thế giới, tại Việt Nam tia
X được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y học trong đó có chẩn đốn X quang. Tiếp
xúc tích lũy với liều thấp có thể gây những hủy hoại về mặt sinh học, gây biến đổi
gen và nhiễm sắc thể. Các ảnh hưởng khác bao gồm các bệnh ung thư, ung thư máu,

ung thư xương, ung thư da và tuyến giáp. Bệnh nhiễm xạ và an toàn bức xạ cũng
được quan tâm ngày càng sâu sắc bởi sự liên quan trực tiếp đến sức khỏe của nhân
viên y tế. Chính vì vậy, để đánh giá được thực trạng điều kiện an tồn các phịng Xquang thế nào? Tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Tuân thủ Điều kiện an toàn của
các phòng X- quang tại cơ sở y tế quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ năm 2019.
Phương pháp nghiên cứu mơ tả ngang có phân tích, kết hợp định lượng và định
tính Nghiên cứu định lượng trên 64 phịng X-quang trên địa bàn quận Ninh Kiều
thành phố Cần Thơ, nghiên cứu định tính trên lãnh đạo cơ sở XQ và nhân viên XQ.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 05/2019 đến tháng 10/2019. Thông tin được thu thập
thông qua Bảng kiểm quan sát phòng X quang phỏng vấn lãnh đạo cơ sở, nhân viên
X quang, nghiên cứu số liệu thứ cấp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ có 56 (87,5%) phòng đạt chuẩn vẫn còn 12,5%
phòng chưa đạt chuẩn. Tỷ lệ bố trí thiết kế phịng X quang đạt 100%, bố trí đèn
cảnh báo bức xạ đạt 85,9% bảng nội ATBX đạt thấp 45,3%. Tỷ lệ có trang bị
BHLĐ,lưu trữ hồ sơ ATBX 98,4%.Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện ATBX, yếu
tố lãnh đạo quản lý cơ sở, yếu tố nhân viên X quang, yếu tố phòng X quang và thiết
bị máy X quang.
Để góp phần cải thiện điều kiện an tồn bức xạ các phịng X quang, tơi xin
đưa ra khuyến nghị cụ thể như sau: Bệnh viện và các phòng khám tư nhân tuân thủ
nghiêm các quy định ATBX và đầu tư trang bị phòng X quang đúng tiêu chuẩn quy
định có trang bị BHLĐ cho nhân viên X quang, tập huấn nâng cao kiến thức kỹ
năng ứng phó sự cố đảm bảo ATBX tại các phịng X quang
Người quản lý cơ sở: thường xuyên kiểm tra giám sát ATBX tại cơ sở.
Các cơ quan chức năng: Kiểm tra thanh tra giám sát. có biện pháp xử phạt
rõ ràng các cơ sở chưa thực hiện tốt tuân thủ ATBX.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tia X, hay bức xạ ion hóa được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như

trong lĩnh vực Y học. Bên cạnh những lợi ích về ứng dụng trong chẩn đoán và điều
trị người bệnh, tia X có thể gây ra tác hại đến sức khỏe của con người nếu người sử
dụng và vận hành các thiết bị bức xạ khơng có kiến thức, khơng tn thủ các quy
định về an toàn bức xạ.
An toàn bức xạ là việc bảo đảm an toàn cho con người và môi trường khỏi
những tác hại do bức xạ gây ra bằng việc kiểm soát bức xạ và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật, cơng nghệ cần thiết. Nhằm dự phịng các tác hại của bức xạ đối với
con người và môi trường, các văn bản pháp luật của Việt Nam về an toàn bức xạ đã
được ban hành bao gồm: Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT- BKHCN-BYT năm
2014; TCVN 6561: 1999; Thông tư 34/2014/TT- BKHCN năm 2014; Thông tư
19/2014/TT - BKHCN năm 2012 có qui định cụ thể các điều kiện nhằm đảm bảo an
tồn bức xạ.Thơng tư 28/2015/TT-BKHCN. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với
thiết bị X quang.Thông tư 08/2010/TT-BKHCN. Hướng dẫn khai báo thủ tục cấp
phép an toàn bức xạ. Quyết định 32/2007/QĐ - BKHCN. Quyết định kiểm tra các
thiết bị X quang trong chẩn đoán y tế.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn về ATBX đã có một số nghiên cứu về ATBX tại
các cơ sở y tế, ảnh hưởng môi trường điều kiện làm việc tới sức khỏe của NVBX.
Thực tế hiện nay, việc sử dụng bức xạ trong ngành y tế của nước ta mặc dù đã được
trú trọng đầu tư trang thiết bị, đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ có chun mơn nhưng đa
số vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho xã hội. Các cơ sở y tế hầu hết đang sữ dụng máy
móc cũ kỹ, khơng được kiểm định thường xun đội ngũ nhân viên chỉ được đào
tạo kỹ thuật vận hành thiết bị bức xạ X quang mà không được đào tạo về kiến thức
an toàn bức xạ.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hải và cộng sự năm 2003 ở các phòng X
quang tư nhân cho thấy những bệnh lý thường gặp là rối loạn thần kinh thực vật
18,3%, bệnh lý về mắt 21,7%, [11].Nghiên cứu của Nguyễn Thái Hòa và cộng sự


2


cho thấy diện tích trong phịng chụp X quang chiều dày chì (mm) trong phịng chụp
X quang đạt 100%, chiều cao chì trong phịng chụp X quang đạt 81,82%[18].
Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ năm
(2017) tồn quận Ninh Kiều có 64 phịng X quang, trong đó có 13 cơ sở cơng lập,
15 cơ sở tư nhân với 78 thiết bị máy X quang. Tổng số NVBX là 116 nhân viên.
Các vấn đề về tuân thủ các quy định ATBX của các phòng X quang, điều kiện làm
việc tại các phòng X quang, trang bị bảo hộ lao động và đào tạo an toàn bức xạ cho
nhân viên X quang tại Thành phố Cần Thơ vẫn chưa có một thống kê và báo cáo rõ
ràng. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành việc đánh giá thực trạng
tuân thủ ATBX của các phòng X quang và nhân viên X quang (NVXQ) đang làm
việc tại 64 phòng X quang trên địa bàn quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ là hết
sức cần thiết và quan trọng. Nhằm cung cấp các thơng tin cụ thể điều kiện ATBX
của các phịng X quang. Điều kiện an toàn của NVXQ, giúp nhà quản lý có được
kết quả vì sao các cơ sở X quang và NVXQ chưa xem trọng việc tuân thủ ATBX là
yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân họ và cho người bệnh.Từ đó,
khuyến nghị với Sở Y tế và Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Cần Thơ có kế
hoạch thanh tra, kiểm tra và có kế hoạch đào tạo, tập huấn ATBX cho nhân viên y
tế góp phần giảm nguy cơ gây bệnh nhiễm xạ (tia X) và không mắc bệnh nhiễn xạ
nghề nghiệp cho NVXQ Từ đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tuân
thủ an toàn bức xạ tại các cơ sở y tế trên địa bàn quận Ninh kiều thành phố Cần
Thơ năm 2019” .
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả thực trạng tn thủ an tồn bức xạ tại các phòng X- quang tại các cơ sở y tế
trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ an toàn bức xạ tại các phòng
XQ trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ năm 2019.


3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu và cách đánh giá
1.1.1. Các khái niệm an toàn bức xạ
- Tia X: Tia X là một dạng của sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của
tia tử ngoại. Thơng thường tia X có bước sóng trong khoảng từ 10-3 A0 đến 1 A0
(1A0 =10-10m) tương ứng với dãy tần số từ 3×1016 Hz đến 3×1019 Hz và năng lượng
từ 120eV đến 120keV (trong trường hợp chiếu xạ trong công nghiệp hoặc điều trị
bệnh, năng lượng của tia X được sử dụng có thể lên tới 6 -20 MeV). Chúng là sóng
điện từ, khơng có khối lượng, khơng có điện tích, có khả năng đâm xuyên lớn và
khả năng ion hóa khi tương tác với mơi trường vật chất. Tia X là sóng điện từ nên
khi tương tác với vật chất nó bị hấp thu, một phần xuyên qua và một phần phản xạ
lại tùy theo năng lượng của tia và tính chất của vật chất mà nó tương tác [4],[5] .
- An tồn bức xạ là việc bảo đảm an toàn cho con người và môi trường khỏi những
tác hại do bức xạ gây ra bằng việc kiểm soát bức xạ và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật, công nghệ cần thiết [14].
- Nhân viên X quang: là người làm việc trực tiếp tại phịng X quang, được đào tạo
về chun mơn, nghiệp vụ và nắm vững quy định của pháp luật. Nhân viên X quang
được hưởng các chế độ phụ cấp độc hại nghề nghiệp.[14].
- Nhân viên bức xạ: là người làm việc tại khu vực bức xạ và tiếp xúc trực tiếp các
nguồn bức xạ, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững quy định của
pháp luật về an toàn bức xạ. Nhân viên bức xạ được hưởng các chế độ phụ cấp độc
hại nghề nghiệp.[14].
- An toàn bức xạ cho nhân viên X quang: là việc đảm bảo an toàn về sử dụng các
thiết bị bức xạ, kiến thức về an toàn bức xạ và an toàn vệ sinh lao động.
- Sự cố bức xạ là những tai biến, rủi ro xảy ra trong quá trình tiến hành cơng việc
bức xạ, gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả bức xạ nguy hiểm đối với sức khoẻ con
người và môi trường [14].
- Phƣơng tiện bảo hộ lao động: là các phương tiện bảo vệ cá nhân giúp cho người
lao động không bị tiếp xúc trực tiếp với yếu tố tác hại nghề nghiệp. Đối với NVXQ



4

là: găng tay chì, áo chì, tạp dề chì, kính chì và tấm cao su chì che tuyến giáp sử
dụng cho NVXQ khi thao tác chuyên môn [1].
1.1.2.Tiêu chuẩn Đánh giá phòng X quang
Đánh giá phòng X quang được thực hiện theo tiêu chuẩn nhà nước TTLT số
13/2014/TTLT-BKHCN-BYT và TCVN 6561:1999.Trong tiêu chuẩn này đưa ra
các quy định về cách bố trí, tổ chức một phịng X quang liều cho phép đối với nhân
viên và các đối tượng khu vực lân cận. Một cơ sở X quang tối thiểu phải gồm các
phòng riêng biệt sau đây:
- Phòng đặt máy X quang:
 Phịng X quang tổng hợp: Diện tích phịng tối thiểu là 14m2, trong đó chiều
rộng tối thiểu là 4,5m, chiều cao phải trên 3m cho một máy X quang bình
thường.
 Phịng X quang có bàn lật (Mơ phỏng): Diện tích phịng tối thiểu là 20m2, trong
đó chiều rộng tối thiểu là 4,5m, chiều cao phải trên 4,5m cho một máy X quang
có bàn lật (Mơ phỏng ).
 Phịng X quang chụp nha: Diện tích phịng tối thiểu là 14m2 trong đó chiều
rộng tối thiểu là 4,5m, chiều cao phải trên 3m cho một máy X quang chụp nha.
 Phòng X quang chụp nhũ ảnh: Diện tích phịng tối thiểu là 14m2 trong đó chiều
rộng tối thiểu là 4,5m, chiều cao phải trên 3m cho một máy X quang chụp nhũ
ảnh.
 Các chỗ giáp nối giữa tường và các cửa hoặc giữa bức tường của phòng máy X
quang phải được thiết kế, xây dựng bảo đảm bức xạ rõ thoát ra ngồi khơng vượt
q 10mSv (khơng kể phơng bức xạ tự nhiên) liều tức thời.
 Các bức tường của phòng X quang phía ngồi có lối đi lại phải bảo đảm liều
bức xạ cho phép trong một năm không được vượt quá 10mSv (không kể phông
bức xạ tự nhiên) liều tức thời.

 Mép dưới của các cửa thơng gió, các cửa sổ khơng có che chắn bức xạ của
phịng X quang phía ngồi có người qua lại phải có độ cao tối thiểu là 2m so với
sàn nhà phía ngồi phòng X quang.


5

 Phải có đèn hiệu và biển cảnh báo bức xạ ở ngang tầm mắt, gắn phía bên ngồi
cửa ra vào phòng X quang. Đèn hiệu phải sáng trong suốt thời gian máy ở chế độ
phát tia bức xạ.
 Việc lắp đặt máy X quang phải bảo đảm khi máy hoạt động, chùm tia X khơng
phát ra hướng có cửa ra vào hoặc hướng có nhiều người qua lại và phải được che
chắn bảo vệ tầm nhìn của mắt khỏi nguồn bực xạ. Chiều cao tấm chắn phải trên
2m kể từ sàn nhà, chiều rộng tấm chắn tổi thiểu là 90 cm và độ dầy tương đương
là 1,5mm chì.
+ Tuỳ theo mỗi loại máy mà bàn điều khiển được đặt trong hoặc ngồi phịng X
quang. Phải có kính chì để quan sát bệnh nhân và phải bảo đảm liều giới hạn tại
bàn điều khiển không được vượt quá 20mSv/năm tức là 10mSv/h (không kể
phông bức xạ tự nhiên) liều kế cá nhân của nhân viên, liều tích lũy
- Phịng xử lý phim (phòng tối):
 Phòng xử lý phim phải biệt lập với phòng X quang.
 Phòng xử lý phim phải đảm bảo liều khơng ảnh hưởng đến q trình xử lý
phim và bảo đảm cho các phim chưa xử lý khơng bị chiếu q liều 10 µGy/tuần
khơng kể phơng bức xạ tự nhiên liều tức thời.
 Cửa ra vào phòng xử lý phim không bị chiếu bởi các tia trực tiếp
 Hộp chuyển catsset đặt trong phòng X quang phải có vỏ bọc có độ dày tương
đương là 2mm chì.
 Tuy nhiên hiện nay do phát triển công nghệ thông tin phát triển, nên đa phần
các cơ sở y tế công lập và tư nhân đã trang bị hệ thống in phim tự động kỹ thuật
số (CR& DR), (in phim khơ). Chỉ cịn một vài cơ sở y tế tư nhân sử dụng phòng

xử lý phim (phòng tối)
- Phòng (điều khiển) làm việc của các nhân viên bức xạ
 Phòng (điều khiển) làm việc của nhân viên bức xạ phải biệt lập với phòng máy
X quang.
 Liều giới hạn cho phép tại bất kỳ điểm nào trong phịng khơng được vượt q
10mSv/ năm (khơng kể phịng bức xạ tự nhiên ) liều tức thời[2], [3].


6

1.2.Thực trạng tn thủ an tồn bức xạ của phịng X quang
Các cơ sở X quang y tế là nguồn phát xạ ion hóa nên theo Luật Lao động và
Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh kiểm soát và an tồn bức xạ các vị trí tại
cơ sở X quang phải đạt mức quy định theo TCVN:6561:1999. Do vậy, các cơ sở X
quang phải có các biện pháp phòng hộ chắn tia X bảo vệ nhân viên X quang và
người bệnh nhân với những người xung quanh. Bên cạnh đó một trong biện pháp
để bảo vệ sức khỏe người lao động, giảm rủi ro trong khi làm việc cũng như phòng
ngừa bệnh nghề nghiệp là sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân [14],[15].
- Các tiêu chí về đèn, biển cảnh báo, bảng nội quy ATBX:
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Bảo (1998) số cơ sở tham gia tập
huấn công tác ATBX, nội quy ATBX chỉ có 79,3% nhân viên tham gia, [8] theo tác
giả Nguyễn Xuân Hòa (2016) cơ sở tuân thủ bảng nội quy ATBX có (91,5%) [10]
- Các tiêu chí vị trí và thiết kế phịng chụp X quang:
Phịng chụp X quang được thiết kế chắn chì diện tích phịng đạt các tiêu chuẩn cho
phép theo nghiên cứu tác giả Nguyễn Xuân Hòa (2016), số cơ sở chưa đảm bảo an
tồn diện tích phịng, máy cũ,chỉ số nhiệt độ hiệu dụng vượt giới hạn cho phép
(36%).[10] Tác giả Nguyễn Duy Bảo (1998) số cơ sở chưa đảm bảo cửa chắn chì
(55%) [8], tác giả Nguyễn Xn Hịa (2016) cơ sở có cửa chắn chì đạt (96,6%) [10]
- Các tiêu chí phịng điều khiển
Kính chì buồng điều khiển, tỷ lệ có giảm dần từ trung ương, ngay tuyến

trung ương chỉ 58% cơ sở có kính chì
Năm 2006, nhóm tác giả Trần Trung Dũng đã tiến hành điều tra, thống kê, tổng hợp
báo cáo chi tiết về hiện trạng an toàn bức xạ trên 28 bệnh viện, Trung tâm Y tế và
các phòng khám chữa bệnh tư nhân
Theo tác giả Nguyễn Duy Bảo (1998) số cơ sở khơng có buồng điều khiển (49%)
[8] nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hải và cộng sự (2003) số cơ sở có phịng điều
khiển đạt tiêu chuẩn ( 44,8%) [11]
- Các tiêu chí phịng xử lý phim
Theo tiêu chuẩn phòng rửa phim phải đạt diện tích 7m với nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Xn Hịa (2016) các cơ sở có diện tích phịng rửa phim đạt (25,5%) [10]


7

- Các tiêu chí an tồn bức xạ thiết bị X quang
Theo quy đinh tiêu chuẩn Việt Nam các thiết bị bức xạ phải được kiểm định thường
xuyên theo nghiên cứu tác giả Nguyễn Duy Bảo (1998) các cơ sở không kiển tra
định kỳ (59%) Qua nghiên cứu và khảo sát, nhóm tác giả cho biết có khoảng 50%
máy X quang được khảo sát là không đạt tiêu chuẩn an toàn bức xạ theo TCVN
6561:1999 [2], nhiều cơ sở y tế khơng đảm bảo an tồn bức xạ cho nhân viên làm
việc và môi trường xung quanh khi máy phát tia hoạt động.
Diện tích phịng dưới 10m2 chiếm tỷ lệ 29,3% (TCVN 6561:1999 đối với X quang
chụp răng toàn cảnh, thiết bị chụp sọ là 12m2), diện tích phịng theo tiêu chuẩn
6561:1999 đạt tỷ lệ 5,2%. Về chất lượng máy cũng giảm dần từ tuyến trung ương
tới tỉnh, quận, huyện tương ứng là 60%, 41% và 40%. Máy X quang có chất lượng
kém tuyến trung ương là 34%, tuyến tỉnh 39%, tuyến huyện 43%, ảnh hưởng tới
chất lượng chuyên môn và an tồn bức xạ [6].
- Các tiêu chí lưu trữ hồ sơ an toàn bức xạ
Hồ sơ ATBX phải được lưu trữ tại cơ sở X quang theo nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Xuân Hòa (2016) vẫn còn (75,8% ) cơ sở thực hiện chứa đạt yêu cầu.

- Các tiêu chí kế quả đo suất liều bức xạ
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Hải và cộng sự (2003) số cơ sở vượt quá
giới hạn đo xuất liều (34,4%) ,các vị trí khác vượt mức cho phép (15,4%)[11]
- Các tiêu chí cơng tác đào tạo an tồn bức xạ, chăm sóc sức khỏe
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xn Hịa (2016) số cơ sở có khám sức khỏe
nhân viên định kỳ khơng thực hiện tốt vẫn cịn (75,8%) cơ sở chứa thực hiện đạt
yêu cầu [10], nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Bảo (1998) chỉ có (79,3%) nhân
viên tham gia các lớp tập huấn ATBX [8].
Theo báo cáo tại Hội nghị pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ 3, ngày 25
27/7/2018 tại Quảng Ninh thì tồn quốc có khoảng 1817 Giấy phép thiết bị X quang
sử dụng trong chẩn đốn hình ảnh y tế, được Sở khoa Học và cơng nghệ cấp phép
trên tồn quốc 61/63 thỉnh thành phố trên cả nước.


8

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến ATBX
1.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đối với tuân thủ an toàn của phòng X quang và
thiết bị X quang.
- Đèn cảnh báo và biển báo khơng có do phịng X quang chưa trang bị đầy đủ do
phòng X quang sử dụng quá lâu hoặc bị hư hỏng không sửa chữa.
- Bảng nội quy an toàn bức xạ chưa đầy đủ, do nhiều chủ cơ sở và nhân viên X
quang chưa xem trọng nội quy, quy định về ATBX. Thường khi có đồn kiểm tra
cuối năm thì có chuẩn bị để đối phó với đồn kiểm tra.
- Vị trí phịng X quang có một số cơ sở do thiếu diện tích xây dựng gần khu vực có
đơng dân cư, thường gặp ở những cơ sơ y tế tư nhân
- Diện tích phịng chụp, không đảm bảo đúng quy định theo TT 13/2014/TTLTBKHCN-BYT.Thường gặp ở các cơ sở y tế tư nhân hoặc các cơ sở y tế công lập,
xây dựng tạm thời hoặc cơ sở đã sử dụng lâu năm chưa có diện tích xây mới.
Nghiên cứu của Nguyễn Thái Hịa và cộng sự ở 22 cơ sở X quang trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế cho thấy diện tích phịng chụp X quang chỉ có 2 cơ sở nhà nước

đạt trên 25m2 – 30m2 (chiếm 9,1%), chiều rộng phịng X quang có 95,45% khơng
đạt tiêu chuẩn, chiều dài trong phịng chụp X quang đạt (36,36%) bề dầy của tấm
chì chắn tường đạt (100%) [9]
- Ốp chì cửa ra vào một số phịng X quang bố trí cửa ra vào chưa kín, có nhiều khe
hở khơng đảm bảo an tồn tia X rị ra ngồi. Khi cửa chì khơng đảm bảo gây ảnh
hưởng đến NVXQ và dân chúng chung quanh.
- Kính chì theo quy định mỗi phòng chụp X quang ở khu điều khiển, phịng máy
của NVXQ đều phải gắn kính chì. Để quan sát thao tác kỹ thuật với bệnh nhân diện
tích kính chì 30x40 Cm, có những phịng có gắn kính chì nhưng diện tích nhỏ
khơng đúng theo quy cách gây ảnh hướng đến việc thao tác kỹ thuật cho NVXQ.
- Thiết bị X quang thiếu kiểm định, do một số cơ sở cịn lơ là sợ tốn kém kinh phí,
do các trung tâm có chức năng kiểm chuẩn, kiểm định thiết bị X quang cịn q ít
trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.


9

1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng của NVXQ
- Khám sức khỏe định kỳ cho NVXQ chưa thường xuyên chưa được các chủ
cơ sở cũng như các lãnh đạo bệnh viên quan tâm, thường hay gặp nhất ở các cơ sở
y tế tư nhân.
- Liều kế các nhân chưa được trang bị đầy đủ, do kinh phí cao chủ cơ sở
khơng trang bị cho NVXQ hoặc có trang bị nhưng chưa đúng quy định. Một số
NVXQ có đeo liều kế mà đeo sai chổ khơng đúng quy định. Gây khó khăn cho việc
theo dõi đánh giá liều hiệu dụng cá nhân.
- Dụng cụ bảo hộ lao động chưa được trang bị đầy đủ, do chi phí cao chủ cơ
sở tiết kiệm không trang bị cho NVXQ. Dụng cụ nặng nề mang lại cảm giác khó
chịu khi NVXQ thực hiện thao tác kỹ thuật đối với người bệnh. Gây nhiễm xạ tích
lũy cho NVXQ thường xuyên làm việc với bức xạ
- Tuân thủ nội quy về ATBX chưa được NVXQ quan tâm, do công việc tiếp

xúc với bệnh nhân, ngày càng nhiều nên việc tuân thủ chưa đảm bảo an toàn cho
người bệnh. Khi chụp X quang NVXQ thiếu giải thích cho người bệnh, không thực
hiện việc che chắn cho người bệnh vơ tình gây nhiễm xạ cho người bệnh hoặc thân
nhân người bệnh.
- Đào tạo về ATBX không thường xuyên và liên tục do các trung tâm, các
trường Cao đẳng dạy nghề khơng có chức năng đào tạo. Thời gian khóa học q
ngắn khơng mang lại kiến thức an tồn cho NVBX có thể gây ra những sai lầm về
ATBX cho bản thân và cơng chúng chung quanh
- Ứng phó sự cố các cơ sở X quang khơng có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ
chỉ riêng Bệnh viện Ung Bướu Thành phố cần Thơ có kế hoạch ứng phó sự cố đã
được
- Cục An Toàn Bức Xạ phê duyêt cịn lại các cơ sở trên địa ban hầu như
khơng có kế hoạch. Khi xảy ra sự cố sẻ ảnh hưởng đến NVXQ và người bệnh.
1.3.3.Thanh tra kiểm tra giám sát thực hiện tại các cơ sở.
Công tác thanh kiểm tra cịn hạn chế chưa thường xun và chưa có biện
pháp chế tài theo quy định. Do thiếu nhân lực phải kiêm nhiệm nhiều việc, nhiều
chức vụ, thủ tục hành chính cịn nhiều bắt cặp. Có nơi nhân viên kiểm tra chưa có


10

chuyên môn chuyên ngành được phân công. Nhân viên kiểm tra chỉ được tập huấn
về nghiệp vụ quản lý nhà nước.v.v..
Từ những yếu tố trên dẫn đến việc tuân thủ ATBX ở các cơ sở chưa tuyệt đối và
mang tính chất đối phó khi có đồn kiểm tra đến.
1.3.4. Dự phòng bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp [10],[12],[13]
Về dự phòng người ta chú ý các biện pháp bảo vệ để ngăn ngừa tình trạng
chiếu xạ, bằng khoảng cách, màn che chắn, thời gian và cách ly.
1.3.5. Bảo vệ bằng khoảng cách
Cường độ phóng xạ giảm rất nhanh theo khoảng cách, cường độ phóng xạ ở

một điểm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ điểm tới nguồn. Khoảng
cách an toàn tối thiểu tới ống phát tia X là 2m, như vậy cần tránh xa nguồn phóng
xạ khi thao tác.
1.3.6. Bảo vệ bằng che chắn
Tia phóng xạ mất đi một phần hoặc toàn phần năng lượng, khi đâm xuyên qua
vật chất hiện tượng này tùy thuộc vào loại tia phóng xạ và màn che chắn. Tia
gamma và tia X có khả năng đâm xuyên qua màn che chắn, bằng chì và phải dầy
(tường bê tơng, kính pha chì dầy hàng chục centimet).Tuy nhiên tia khơng bao giờ
bị chặn giữ lại hồn tồn. Do đó có các loại màn che có độ dầy một nửa, độ dầy một
phần ba, độ dầy một phần mười…nghĩa là độ dầy vẫn để lọt qua một liều phóng xạ
là một nửa, một phần ba, một phần mười... Chiều cao tấm chắn phải trên 2m kể từ
sàn nhà, chiều rộng tấm chắn tối thiểu là 90 cm và độ dày tương đương là 1.5mm
chì [2],[7].
1.3.7. Bảo vệ bằng thời gian
Tác dụng của tia xạ lên cơ thể con người có tính chất tích lũy, do vậy có thể
làm giảm bị nhiễm xạ bằng cách giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ [1],[2],[7].
1.3.8. Bảo vệ bằng phƣơng tiện bảo hộ lao động
Nhân viên y tế làm việc tại Khoa chẩn đốn hình ảnh có phịng X quang, vận
hành thiết bị X quang di động, X quang nha khoa phải tiếp xúc với tia X, các tia
phóng xạ là cơng việc độc hại, nguy hiểm (thuộc nhóm cơng việc điều kiện loại V)
theo Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/07/1996 thì phải được trang bị


11

phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp, đúng chủng loại theo Thông tư 04/2014/TTLĐTBXH ngày 12 tháng 02 năm 2014.
Bảng 1.1. Danh mục trang bị bảo vệ cá nhân theo vị trí làm việc(*)
Vị trí cơng việc

STT

01

Chụp X quang chẩn đoán

Phƣơng tiện bảo vệ cá nhân
- Tạp dề cao su chì/Áo chì
- Găng tay chì

02

Chụp X quang di động

- Tạp dề chì cao su chì
- Tấm cao su chì che tuyến giáp

03

Chụp X quang can thiệp

- Tạp dề cao su chì
- Tấm cao su chì che tuyến giáp
- Kính chì
- Găng tay cao su chì

04

Chụp X quang nha khoa tồn cảnh

- Tạp dề cao su chì


05

Hỗ trợ bệnh nhân

-Áo chì

(*) CSYT phải cung cấp đủ trang thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo vệ cho
nhân viên bức xạ y tế theo điều 7 của Thông tư 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT và điều
11 của Thông tư 19/2012/TT-BKHCN.
1.4.Thông tin về địa bàn nghiên cứu
Cần Thơ là một trong các địa phương có ứng dụng năng lượng nguyên tử
nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chủ yếu trong lĩnh vực y tế và
công nghiệp.
Quận Ninh Kiều (với mật độ dân số là 8.737 người/km2, theo Niên giám Thống kê
Cần Thơ năm 2013) là khu vực trung tâm của thành phố Cần Thơ. Trên địa bàn
quận hiện nay có 28 cơ sở sử dụng 78 thiết bị để chẩn đoán hình ảnh.


12

Hình 1.1. Vị trí quận Ninh Kiều


13

KHUNG LÝ THUYẾT
TUÂN THỦ ĐIỀU KIỆN ATBX CỦA PHÕNG X QUANG

Yếu tố cá nhân ĐTNC
- Kinh nghiệm

- Số năm công tác
- Đào tạo tập huấn ATBX

Tuân thủ ATBX của Phòng X quang
- Vị trí phịng chụp XQ khơng gần nhà
dân , khoa Nhi, khoa Sản

Công tác quản lý
- Kiểm tra, giám sát của cán

- ATBX phòng chụp XQ

bộ lãnh đạo cơ sở
- Kiểm tra, giám sát của cơ
quan quản lý nhà nước.
- Điều kiện kinh tế/ cơ sở vật
chất.
- Chế độ khen, thưởng xử
phạt
-

- An tồn phịng điều khiển
- An tồn phịng xử lý phim
- ATBX thiết bị XQ
- Lưu trữ hồ sơ

- Kết quả đo liều bức xạ
- Đào tạo an toàn và CSSK



14

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Tất cả 64 phòng XQ tại quận Ninh Kiều
- Tất cả nhân viên làm việc trực tiếp tại phòng X quang
- Tiêu chuẩn loại trừ NVXQ từ chối tham gia nghiên cứu (nhân viên làm hành
chính, khơng trực tiếp làm Kỹ thuật X quang, nhân viên nghỉ thai sản, đi học dài
hạn).
- Đại diện lãnh đạo bệnh viện, trưởng khoa Chẩn đốn hình ảnh của bệnh viện, kỹ
thuật viên trưởng, nhân viên trực tiếp làm việc tại các cơ sở bức xạ.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019 tại Quận
Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp định lượng và định tính
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
Mẫu định lượng : Chọn tồn bộ 64 phịng XQ
Mẫu định tính : Chọn ngẫu nhiên.
- 02 cơ sở 01 cơ sở tư nhân, 01 cơ sở công lập
PVS:
- 02 Bác sĩ chuyên khoa X quang : 01 Bác sĩ chuyên khoa X quang cơ sở
tuân thủ quy định về an toàn bức xạ.
- 01 lãnh đạo BV phụ trách trực tiếp khối cận lâm sàng cơ sở nhà nước.
- 02 Trưởng phòng trang thiết bi y tế 01 trưởng phòng cơ sở tư nhân.
- 01 Trưởng phòng cơ sở nhà nước.
- 01 Trưởng phòng quản lý ATBX thuộc Sở khoa Học và Cơng nghệ
TLN:
- 02 nhóm kỹ thuật viên XQ: 01 tư nhân; 01 nhà nước.



15

- 02 nhóm (01 nhóm nhân viên XQ tư nhân 01 nhóm nhân viên XQ nhà
nước. Mỗi nhóm 06-08 người)
2.5. Các biến số nghiên cứu
* Mục tiêu 1 : Mô tả thực trạng điều kiện an tồn các phịng X quang ở các cơ sở y
tế .
- Nhóm biến đèn, biển cảnh báo, bảng nội quy ATBX
- Nhóm biến vị trí và thiết kế phịng chụp X quang
- Nhóm biến phịng điều khiển
- Nhóm biến phịng xử lý phim
- Nhóm biến an tồn bức xạ thiết bị X quang
- Nhóm biến lưu trữ hồ sơ an tồn bức xạ
- Nhóm biến kế quả đo suất liều bức xạ
- Nhóm biến cơng tác đào tạo an tồn bức xạ, chăm sóc sức khỏe
Mục tiêu 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tn thủ quy trình an tồn bức xạ tại
các phòng X quang.
- Yếu tố nhân viên X quang: chưa nhận thức được tác hại chưa được đào tạo
tập huấn về an toàn bức xạ đầy đủ.
- Lãnh đạo bệnh viện chủ các cơ sở X quang tư nhân thiếu quan tâm đến việc
tn thủ các quy trình an tồn bức xạ, chưa đầu tư thích đáng kiểm tra giám
sát không thường xuyên khen thưởng kỷ luật.
- Yếu tố thanh tra kiểm tra giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
2.6. Công cụ và phƣơng pháp thu thập thông tin
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu
- Nghiên cứu định lượng: quan sát bằng bảng kiểm để đánh giá điều kiện an tồn
phịng X quang (phụ lục 1).
- Nghiên cứu định tính:

 Phỏng vấn sâu (phụ lục 4,5,6,7).
 Thảo luận nhóm (phụ lục 2).
2.6.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Quá trình thu thập số liệu được thực hiện theo các bước sau:


16

 Điều tra viên (ĐTV) cũng chính là nghiên cứu viên, (NCV) đã được đào tạo về
quy trình và phương pháp thu thập số liệu.
 Trước thời điểm thu thập số liệu 1 tuần NCV lập danh sách phòng X quang.
Danh sách NVXQ trên toàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Sau đó liên hệ
trực tiếp trình bày mục đích nghiên cứu. Cách thức tiến hành thu thập số liệu, kế
hoạch nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu, và xin xác nhận của đơn vị đồng ý cho
phép nghiên cứu.
- Nghiên cứu định lượng: quan sát thực địa Phòng X quang và thực hành của
nhân viên X quang, ghi nhận các số liệu theo nội dung nghiên cứu.
 Đèn biển báo, bảng nội quy, vị trí thiết kế phịng chụp X quang, phòng điều
khiển, mã nhãn hiệu thiết bị X quang.
 Xem số liệu thứ cấp từ sổ sách ghi nhận số liệu theo nội dung nghiên cứu.
Kiểm định thiết bị X quang, thiết bị X quang được cấp phép, kiểm định thiết bị X
quang có bộ lọt tia. Theo dõi liều chiếu xạ cá nhân, hồ sơ suất liều môi trường,
hồ sơ kiểm tra chất lượng thiết bị. Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của nhân viên
bức xạ, kết quả đo suất liều hàng năm. Hồ sơ đào tạo an toàn bức xạ của nhân
viên, trang bị bảo hộ lao động.
- Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu viên liên hệ thống nhất lịch hẹn thời gian
địa điểm ĐTNC được mời đến phịng hành chính của khoa chẩn đốn hình ảnh
tại bệnh viện. Hoặc phịng họp của đơn vị (đối với phòng X quang tư
nhân).Trong từng buổi thu thập số liệu, NCV sẽ thơng báo mục đích của nghiên
cứu. ĐTV đưa cho ĐTNC đọc thông tin trong “Phiếu đồng ý tham gia nghiên

cứu”. ĐTNC sau khi đọc nội dung nghiên cứu nếu đồng ý tham gia nghiên cứu
thì ký vào đồng ý và bắt đầu phỏng vấn trực tiếp.
 Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bởi NCV chính, NCV hỏi hoặc gợi ý
cho ĐTNC trả lời từng câu hỏi. Bảo đảm nội dung phỏng vấn được thực hiện đầy
đủ, kết thúc buổi phỏng vấn. NCV kiểm tra lại các câu trả lời, xem có sót khơng
để điều chỉnh kịp thời.
 Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn từ 20 - 35 phút.


×