Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thực trạng căng thẳng và các yếu tố ảnh hưởng của điều dưỡng lâm sàng tại hai bệnh viện sản tại thành phố hồ chí minh hiện đang học liên thông tại trường đại học nguyễn tất thành năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ MINH SANG

THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG TẠI HAI BỆNH VIỆN SẢN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN ĐANG HỌC LIÊN THÔNG
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 8720802

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ MINH SANG

THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG TẠI HAI BỆNH VIỆN SẢN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN ĐANG HỌC LIÊN THÔNG
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 8720802

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN BÍCH DIỆP


HÀ NỘI, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi xin chân thành cảm ơn:

-

Ban giám hiệu, lãnh đạo khoa điều dưỡng và các đồng nghiệp tại trường Đại
học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia và hồn thành
khóa học.

-

Các Thầy, Cơ giáo trường Đại học Y tế cơng cộng đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập.

-

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Bích Diệp - Viện Sức
khoẻ nghề nghiệp và Môi trường và NCS. Nguyễn Thái Quỳnh Chi - Trường
Đại học Y tế công cộng đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình hồn
thành luận văn.

-

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp cao học QLBV khóa
10 TP HCM đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập.


Tơi xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, tháng năm 2019

LÊ MINH SANG


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i

MỤC LỤC

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

x


ĐẶT VẤN ĐỀ

1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Một số khái niệm

4

1.1.1. Căng thẳng

4

1.1.2. Phân loại căng thẳng

4

1.1.2.1. Căn cứ vào mức độ căng thẳng

4

1.1.2.2. Căn cứ vào nguyên nhân gây căng thẳng


5

1.1.3. Nguyên nhân gây ra căng thẳng

5

1.1.4. Các mức độ căng thẳng

6

1.1.5. Các biểu hiện của căng thẳng

6

1.1.6. Ảnh hưởng của căng thẳng

7

1.1.7. Điều dưỡng và căng thẳng nghề nghiệp

8

1.1.7.1. Điều dưỡng
1.1.7.2. Căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng

8


iii


1.2. Các nghiên cứu về tình trạng căng thẳng của điều dưỡng

9

1.2.1. Trên thế giới

9

1.2.2. Tại Việt Nam

10

1.3. Các nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến căng thẳng của điều

12

dưỡng
1.3.1. Yếu tố cá nhân

12

1.3.2. Yếu tố gia đình

12

1.3.3. Yếu tố nghề nghiệp

13

1.3.4. Yếu tố mơi trường văn hóa xã hội


14

1.4. Giới thiệu thang đo đánh giá mức độ căng thẳng

14

1.4.1. Thang đo DASS 21

14

1.4.2. Thang đo ENSS

15

1.5. Tổng hợp một số nghiên cứu sử dụng thang đo DASS 21 và ENSS

16

1.6. Giới thiệu trường Đại học Nguyễn Tất Thành

18

1.7. Giới thiệu bệnh viện Hùng Vương

20

1.8. Giới thiệu bệnh viện Từ Dũ

20


1.7. Khung lý thuyết

21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1. Đối tượng nghiên cứu

24

2.1.1. Nghiên cứu định lượng

24

2.1.2. Nghiên cứu định tính

25

2.2. Phương pháp nghiên cứu

25


iv

2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu


25

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu

25

2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

25

2.2.3.1. Cỡ mẫu

25

2.2.3.2. Phương pháp chọn mẫu

26

2.2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

25

2.2.4.1. Công cụ thu thập số liệu

26

2.2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

29


2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

29

2.2.6. Biến số nghiên cứu

30

2.3. Đạo đức trong nghiên cứu

30

2.4. Hạn chế và biện pháp khắc phục

31

2.4.1. Hạn chế

31

2.4.2. Biện pháp khắc phục

32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

33

3.1. Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu


33

3.2. Tình trạng căng thẳng của điều dưỡng

35

3.2.1. Căng thẳng nghề nghiệp

35

3.2.1.1. Căng thẳng khi đối mặt với cái chết của người bệnh

35

3.2.1.2. Căng thẳng khi mâu thuẫn với bác sĩ

37

3.2.1.3. Căng thẳng khi chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc khi chăm
sóc người bệnh

38


v

3.2.1.4. Căng thẳng do các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp điều

40


dưỡng
3.2.1.5. Căng thẳng do các vấn đề liên quan đến cấp trên

41

3.2.1.6. Căng thẳng do khối lượng công việc

43

3.2.1.7. Căng thẳng do không chắc chắn về hướng điều trị cho người

45

bệnh
3.2.1.8. Căng thẳng do người bệnh và gia đình người bệnh

46

3.2.1.9. Tổng hợp mức độ căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng

49

3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của điều dưỡng

50

3.3.1. Yếu tố cá nhân

50


3.3.2. Yếu tố gia đình

51

3.3.3. Yếu tố xã hội

52

3.3.4. Yếu tố học tập

53

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

55

4.1. Tình trạng căng thẳng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

55

4.1.1. Căng thẳng khi đối mặt với cái chết của người bệnh

55

4.1.2. Căng thẳng khi có mâu thuẫn với bác sĩ

55

4.1.3. Căng thẳng khi chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc khi chăm sóc


56

người bệnh
4.1.4. Căng thẳng liên quan đến đồng nghiệp điều dưỡng

57

4.1.5. Căng thẳng do các vấn đề liên quan đến cấp trên

58

4.1.6. Căng thẳng do khối lượng công việc

59

4.1.7. Căng thẳng do không chắc chắn về hướng điều trị cho người bệnh

60


vi

4.1.8. Căng thẳng do người bệnh và gia đình người bệnh

61

4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của điều dưỡng

62


4.2.1. Yếu tố cá nhân

62

4.2.2. Yếu tố gia đình

64

4.2.3. Yếu tố xã hội

64

4.2.1. Yếu tố học tập

65

KẾT LUẬN

67

Tình trạng căng thẳng của điều dưỡng

67

Một số yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của điều dưỡng

67

KHUYẾN NGHỊ


68

Đối với điều dưỡng

68

Đối với cấp quản lý khoa và bệnh viện

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

PHỤ LỤC

75

PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát

75

PHỤ LỤC 2: Nội dung thảo luận nhóm

82

PHỤ LỤC 3: Biến số nghiên cứu định lượng

84


PHỤ LỤC 4: Chủ đề nghiên cứu định tính

95


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BS

: Bác sĩ

BV

: Bệnh viện

ĐD

: Điều dưỡng

ĐDV

: Điều dưỡng viên

GDSK

: Giáo dục sức khỏe

NB


: Người bệnh

NVYT

: Nhân viên y tế

SD

: Độ lệch chuẩn

TB

: Trung bình

TLN

: Thảo luận nhóm

WHO

: World Health Organization: Tổ chức Y
tế Thế giới


viii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đánh giá mức độ trầm cảm – Lo âu - Căng thẳng (thang đo


15

DASS 21)
Bảng 1.2. Đánh giá mức độ căng thẳng (thang đo ENSS)

16

Bảng 1.3. Các nghiên cứu sử dụng thang đo DASS 21 và ENSS

16

Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu

33

Bảng 3.2: Mức độ căng thẳng của điều dưỡng khi đối mặt với cái chết của

35

người bệnh
Bảng 3.3: Mức độ căng thẳng của điều dưỡng khi mâu thuẫn với bác sĩ

37

Bảng 3.4: Mức độ căng thẳng của điều dưỡng khi chưa có sự chuẩn bị về

39

mặt cảm xúc khi chăm sóc người bệnh

Bảng 3.5: Mức độ căng thẳng của điều dưỡng do các vấn đề liên quan đến

40

đồng nghiệp điều dưỡng
Bảng 3.6: Mức độ căng thẳng của điều dưỡng do các vấn đề liên quan đến

41

cấp trên
Bảng 3.7: Mức độ căng thẳng của điều dưỡng do khối lượng công việc

43

Bảng 3.8: Mức độ căng thẳng của điều dưỡng do không chắc chắn về hướng 45
điều trị cho người bệnh
Bảng 3.9: Mức độ căng thẳng của điều dưỡng do người bệnh và gia đình
người bệnh

46


ix

Bảng 3.10: Các mức độ căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng theo các

49

yếu tố
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Mức độ của các nhóm nguyên nhân gây ra căng thẳng nghề
nghiệp

50


x

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sức khỏe tâm thần ngày càng được quan
tâm, trong đó căng thẳng là vấn đề khá phổ biến và gây nên nhiều hậu quả nặng nề.
Điều dưỡng là nghề đặc thù, đặc biệt là điều dưỡng khối lâm sàng là những người
có thời gian tiếp xúc, chứng kiến những bệnh tật, đau đớn của người bệnh cũng như
các yếu tố nguy cơ liên quan đến công việc hàng ngày dễ dẫn đến căng thẳng.
Nghiên cứu “Thực trạng căng thẳng và các yếu tố ảnh hưởngcủa điều dưỡng lâm
sàng tại hai bệnh viện sản tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang học liên thông tại
trường Đại học Nguyễn Tất Thành năm 2019” đã được tiến hành trong khoảng thời
gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2019, với hai mục tiêu (1) Mơ tả tình trạng căng
thẳng của điều dưỡng lâm sàng tại hai bệnh viện sản và đang học liên thông từ
Trung cấp lên Đại học tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành năm 2019, (2) Phân
tích một số yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của điều dưỡng lâm sàng tại một số
bệnh viện và đang học liên thông từ Trung cấp lên Đại học tại trường Đại học
Nguyễn Tất Thành năm 2019.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và
định tính được tiến hành trên 232 điều dưỡng lâm sàng làm việc tại hai bệnh viện
Hùng Vương và Từ Dũ, đang học liên thông từ Trung cấp lên Đại học năm 1 và
năm 2 tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Sử dụng bộ câu hỏi ENSS thang đo
Likert 4 mức độ để khảo sát mức độ căng thẳng nghề nghiệp của các điều dưỡng
theo 8 lĩnh vực. Điểm trung bình về căng thẳng nghề nghiệp ở mỗi lĩnh vực được
tính và đánh giá theo 3 mức độ (thấp, trung bình và cao). Định tính sử dụng kỹ thuật

thảo luận nhóm với 10 điều dưỡng trưởng tua trực.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng
ở mức trung bình (Điểm TB 2,14). Trong đó mức độ căng thẳng cao nhất của điều
dưỡng là khi phải đối mặt với cái chết của người bệnh (Điểm TB 2,49), kế đến là
căng thẳng do người bệnh và gia đình người bệnh (Điểm TB 2,41), căng thẳng do
khối lượng công việc (Điểm TB 2,21), căng thẳng do mâu thuẫn với bác sĩ (Điểm
TB 2,15), căng thẳng do chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc khi chăm sóc người


xi

bệnh (Điểm TB 2,06), căng thẳng do không chắc chắn về hướng điều trị cho người
bệnh (Điểm TB 2,04), thấp nhất là các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp điều
dưỡng và các vấn đề liên quan đến cấp trên trực tiếp quản lý (điểm TB 1,89).
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng. Yếu tố
cá nhân: tuổi có ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp của ĐD; ĐD nam ít căng
thẳng hơn ĐD nữ; ĐD làm việc ở khoa Hồi sức tích cực, Cấp cứu, Phịng mổ thì
căng thẳng nhiều hơn các khoa khác; ĐD có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề
nghiệp ít căng thẳng hơn ĐD có ít năm kinh nghiệm. Yếu tố gia đình: ĐD có nhà
riêng sẽ ít căng thẳng hơn ĐD chưa có nhà riêng; ĐD có con nhỏ dưới 5 tuổi, chăm
sóc người thân già yếu/ bệnh/ tật, là người lo kinh tế chính trong gia đình, mối
quan hệ khơng được hịa hợp trong gia đình sẽ căng thẳng nhiều hơn so với ĐD
khơng ở trong hồn cảnh này. Yếu tố xã hội: ĐD gặp phải hoặc chứng kiến tình
trạng kẹt xe trên đường hoặc tai nạn giao thông, trộm cắp, cướp giật tại nơi sinh
sống hoặc nơi làm việc thì mức độ căng thẳng sẽ nhiều hơn so với ĐD gặp phải
hoặc chứng kiến những tình cảnh này. Yếu tố học tập: ĐD vừa đi làm vừa đi học
thì căng thẳng sẽ cao hơn so với ĐD chỉ có đi làm.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm: “Sức khỏe là một trạng
thái hoàn toàn thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ khơng chỉ là
khơng có bệnh hoặc tật” [39]. Qua đó có thể thấy sức khỏe tinh thần là một trong
những thành tố quan trọng cấu thành sức khỏe của mỗi cá nhân. Loài người đã trải
qua các giai đoạn của bệnh từ các bệnh truyền nhiễm, đến các bệnh về thể chất và
đang chuyển sang giai đoạn bệnh về tinh thần trong thế kỷ XXI. Căng thẳng liên
quan đến nghề nghiệp là một trong những căn bệnh hàng đầu gây chấn thương đến
người lao động. Những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra hậu quả xấu của tình trạng
căng thẳng kéo dài liên tục làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm thần, đồng
thời ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người lao động như tăng nguy cơ bị bệnh
tim mạch, huyết áp cao, rối loạn giấc ngủ… Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến
từng cá thể bao gồm chất lượng công việc, giảm năng suất lao động mà còn ảnh
hưởng đến cả cộng đồng xung quanh. Theo khảo sát của Viện Quốc gia Sức khỏe và
An toàn nghề nghiệp của Hoa Kỳ, năm 2007 có 40% người được hỏi cho rằng căng
thẳng là nguyên nhân chính khiến người lao động phải đi bệnh viện [1].
Căng thẳng nghề nghiệp là vấn đề của mọi thời đại và được coi là một tiêu
điểm của các nhà nghiên cứu hiện nay. Nghề Y là một nghề đặc biệt, do đối tượng
trực tiếp là con người, đồng thời đây cũng nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây căng
thẳng, trong đó phải kể tới người làm cơng tác điều dưỡng (ĐD). Hans Selye (nhà
sinh lý học người Canada) đã sử dụng thuật ngữ căng thẳng để mô tả hội chứng của
q trình thích nghi với mọi loại bệnh tật và đã đưa ra định nghĩa “Căng thẳng là
một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng
thẳng” [35].
Nhiều nghiên cứu về căng thẳng nghề nghiệp ở điều dưỡng đã chỉ ra việc
phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến tử vong của NB trong quá trình làm việc
là những nguyên nhân gây căng thẳng nhất trong công việc của người ĐD [32],
[40], [41].



2

Ngoài ra, mâu thuẫn với bác sĩ, người bệnh và gia đình người bệnh, cơng
việc q tải là những yếu tố gây căng thẳng và chán nản trong công việc của ĐD
[14] [41]. Đối với điều dưỡng lâm sàng vừa đi học và đi làm, nghiên cứu của
Leodoro Jabien Labrague (2013) đã chỉ ra yếu tố gây căng thẳng nhất là kỳ thi, bài
tập và công việc quá tải ở bệnh viện kết hợp với những yêu cầu học ở trường [48]
Bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người
dân ngày càng cao, đòi hỏi ngành y tế phải nâng cao chất lượng chuyên môn, dịch
vụ, do vậy áp lực công việc ngày càng lớn [2]. ĐD là lực lượng lao động chiếm
phần lớn trong tổng số nhân viên các cơ sở khám chữa bệnh, là người trực tiếp có
mặt để điều trị chăm sóc cho NB. Ngồi cơng tác chun mơn ĐD còn đối mặt với
những áp lực từ người nhà NB, từ các thủ tục hành chính, các khoản thanh tốn chi
phí bảo hiểm y tế, học tập để nâng cao trình độ, cơng việc gia đình… tất cả đã tạo
cho ĐD quá nhiều áp lực gây nên tình trạng căng thẳng.
Căng thẳng không những ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên ĐD mà còn
làm giảm sự tập trung chú ý trong cơng việc, dễ gây ra tình trạng sai sót làm nguy
hại đến tính mạng NB. Hiện nay ở Việt Nam việc nghiên cứu các yếu tố gây căng
thẳng ở ĐD đã có nhiều, tuy nhiên ở đối tượng điều dưỡng đang học liên thông từ
Trung cấp lên Đại học và đặc biệt ở các điều dưỡng lâm sàng làm việc tại bệnh viện
Hùng Vương và Từ Dũ đang học liên thông tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành
thì chưa có nghiên cứu nào. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của điều dưỡng lâm sàng tại một
số bệnh viện và đang học liên thông tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành năm
2019” nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng của các ĐD
lâm sàng đang vừa học vừa làm, từ đó góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm hạn
chế tình trạng căng thẳng trong nhóm đối tượng này.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả tình trạng căng thẳng của điều dưỡng sản bệnh viện đang học liên
thông tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của điều dưỡng sản bệnh
viện đang học liên thông tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành năm 2019.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Căng thẳng
Trong cuộc sống hiện đại, khi xã hội càng phát triển, căng thẳng xuất hiện
ngày càng nhiều bao gồm các biểu hiện khó chịu hay những áp lực của đời sống cá
nhân.
Năm 1915, bác sĩ chuyên khoa thần kinh nổi tiếng của Hoa Kỳ - Walter
Cannon - là người đầu tiên đưa ra khái niệm căng thẳng, theo ông, căng thẳng là
biểu hiện khó chịu hay những áp lực của đời sống cá nhân [31].
Năm 1984, Lazarus và Folkman tuyên bố rằng căng thẳng là một mối quan
hệ tương hỗ năng động giữa con người và môi trường [43].
Căng thẳng bao gồm hai khía cạnh (i) tình huống căng thẳng dùng để chỉ tác
nhân kích thích gây ra căng thẳng và (ii) đáp ứng căng thẳng dùng để chỉ trạng thái
cơ thể con người phản ứng với căng thẳng [17].
Căng thẳng liên quan nghề nghiệp là sự tương tác giữa các điều kiện lao
động với đặc trưng của người lao động khiến cho các chức năng bình thường về tâm
lý hay sinh lý hoặc cả hai bị thay đổi. Nói cách khác căng thẳng nghề nghiệp là
những địi hỏi lao động vượt quá năng lực ứng phó của người lao động [5].

Như vậy có thể xem căng thẳng như sự đáp ứng của con người trước một nhu
cầu hoặc là sự tương tác trong mối quan hệ giữa con người với mơi trường xung
quanh. Nói cách khác, căng thẳng bình thường góp phần làm cho cơ thể thích nghi,
nếu đáp ứng của cá nhân với với căng thẳng không đầy đủ, khơng thích hợp và cơ
thể khơng tạo ra được cân bằng mới thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối
loạn, dẫn đến những thay đổi về sinh lý, tâm lý, hành vi tạo ra những căng thẳng
bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài [12].
1.1.2. Phân loại căng thẳng
1.1.2.1. Căn cứ vào mức độ căng thẳng


5

Căng thẳng bình thường: Sự đáp ứng là thích hợp và giúp cho cá thể có
được những phản ứng đúng, nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi chịu tác động từ
bên ngoài.
Căng thẳng bệnh lý: Khả năng đáp ứng của cá thể tỏ ra không đầy đủ hay
không thích hợp, khơng thể tạo ra ngay một cân bằng mới, vì vậy xuất hiện rối loạn
chức năng, thể hiện qua các dấu hiệu tâm thần, cơ thể và tập tính tạm thời hay kéo
dài [23].
1.1.2.2. Căn cứ vào nguyên nhân gây căng thẳng
Căng thẳng sinh thái: là căng thẳng mà yếu tố gây nên có nguồn gốc sinh thái, phát
sinh từ mối quan hệ giữa môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi của chủ
thể.
*Căng thẳng do chấn thương, bệnh tật: là một trong những nguyên nhân gây
nên căng thẳng sinh thái, vì nó trực tiếp làm tổn hại suy giảm đến chức năng hoạt
động của thực thể.
*Căng thẳng do tiếng ồn và các tác động vật lý, sinh hóa: là nguyên nhân
gây nên căng thẳng sinh thái.
Căng thẳng tâm lý - xã hội: các yếu tố tâm lý – xã hội tác động gây nên căng

thẳng.
Căng thẳng sinh lý: học thuyết hành vi đưa ra mơ hình (S-R) kích thích – phản
ứng, quan điểm này nhấn mạnh đến những đáp ứng thần kinh và thể dịch [19].
1.1.3. Ngun nhân gây ra căng thẳng
Căng thẳng có tính chất tự diễn tiến trong thời gian dài hoặc xảy ra một cách
đột ngột quá sức chịu đựng của cá nhân. Ngun nhân căng thẳng có thể xuất phát
từ mơi trường bên ngồi, cũng có thể xuất phát từ chính bên trong con người, cùng
một sự kiện tác động nhưng mỗi người sẽ có một nhận định riêng về sự kiện đó
mang tính đe dọa, có hại hay thách thức và sẽ có các biểu hiện căng thẳng khác
nhau. Sự khác biệt đó là do mỗi người có q trình nhận thức diễn ra không như
nhau. Như vậy nguyên xuất phát từ chính bản thân mỗi người là nguyên nhân quan
trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ căng thẳng của mỗi cá nhân [40].


6

Theo Đặng Phương Kiệt (2004) và F.B.Furagher (2004), các nguyên nhân
gây căng thẳng có thể đến từ các yếu tố thảm họa thiên nhiên (bão, lũ lụt, động đất,
sóng thần …), các yếu tố xã hội (chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, tắc đường …),
các yếu tố cá nhân (tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập …), các yếu tố về
cơng việc (tính chất cơng việc, mơi trường làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp,
sự động viên khuyến khích …), các yếu tố về gia đình (ly thân/ ly hôn, mất người
thân, xung đột của các thành viên trong gia đình …) [5],[33].
Theo Trịnh Tất Thắng (2017), căng thẳng với những hoàn cảnh gây ra bởi
những quan hệ giữa người với người, những mâu thuẫn trong gia đình, đồng nghiệp,
căng thẳng trong học hành, thi cử, nhưng thực ra đứng trước bất kỳ một thay đổi
nào cũng có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng. Những thay đổivề khí hậu, sự khác
biệt về văn hóa, những thay đổi trong nghề nghiệp, công việc như nhận công việc
mới, thay đổi nơi ở, nơi làm việc.Thay đổi về cơ thể như ở tuổi dậy thì, tiền mãn
kinh, tuổi già bệnh tật. Như vậy các yếu tố gây căng thẳng có thể được chia thành 4

cấp độ: cá nhân, gia đình, tổ chức đơn vị và mơi trường (tự nhiên và xã hội) [13].
1.1.4. Các mức độ căng thẳng
Theo Đặng Phương Kiệt, căng thẳng có 3 mức độ[5]:
Mức độ nhẹ: là mức độ làm cho chủ thể cảm nhận như một thách thức, có thể là
một kích thích làm tăng thành tích.
Mức độ vừa: là phá vỡ ứng xử, có thể dẫn đến những hành động lặp đi lặp lại.
Mức độ nặng: là mức độ ngăn chặn ứng xử và gây ra những phản ứng lệch lạc.
Theo Nguyễn Thị Hải, căng thẳng chia thành 3 mức độ [3]:
Mức độ 1 - ít trầm trọng: khi căng thẳng chỉ biểu hiện một mặt, khơng kéo dài,
chủ thể có thể tự khắc phục được.
Mức độ 2 - trầm trọng: khi căng thẳng biểu hiện hai hay một số mặt lặp đi lặp lại
trong thời gian tương đối dài, phải khắc phục trong thời gian nhất định.
Mức độ 3 - rất trầm trọng: khi căng thẳng biểu hiện ở nhiều mặt, diễn ra trong
thời gian khá dài, phải khắc phục trong thời gian rất dài.
1.1.5. Các biểu hiện của căng thẳng


7

Căng thẳng là một phần tất yếu, không thể tránh khỏi trong cuộc sống của
con người. Căng thẳng nếu nhìn nhận ở khía cạnh tích cực thì nó là sự biểu hiện đáp
ứng của cá nhân đối với những yếu tố tác nhân, hay tình huống trong cuộc sống mà
con người phải đối mặt. Giúp con người thích nghi, hịa hợp cùng sống chung với
căng thẳng, biến nó thành động lực giúp con người phát triển [14].
Căng thẳng tiêu cực có thể phá vỡ cân bằng trong cuộc sống của con người
làm nẩy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như suy kiệt, lo âu, trầm cảm ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của bản thân và xã hội [18].
Người bị căng thẳng thường có các biểu hiện về thực thể (như tăng nhịp tim,
tăng huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi, thở ngắn hôi, ra mồ hôi …). Biểu hiện về cảm
xúc (như cảm thấy khó chịu, dễ cáo gắt, buồn bả, chán nản, thờ ơ, không thân thiện,

sa sút tinh thần …). Có những hành vi như lạm dụng thuốc lá, rượu, bia, dễ gây hấn,
bất cần, xáo trộn các sinh hoạt hằng ngày (ăn uống, giấc ngủ), mất tập trung, hay
quên, xa lánh mọi người …Nếu căng thẳng kéo dài sẽ tổn hại đến hệ miễn dịch và
các chức năng sinh lý khác, làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể
cũng như sự xâm nhập của vi khuẩn và làm tăng nguy cơ gây tử vong [22].
1.1.6. Ảnh hưởng của căng thẳng
Một số ảnh hưởng sinh lý, đồng thời là những biểu hiện cụ thể của căng thẳng
[5]:
Ảnh hưởng đến tim mạch: rối loạn nhịp tim, huyết áp, thiếu máu cơ tim cục bộ.
Ảnh hưởng đến hệ bài tiết: đổ mồ hôi một cách khác thường như để mồ hôi tay.
Ảnh hưởng đến cơ khớp: khiến cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi: lưng, cổ, hàm hay
mặt dễ bị đơ hoặc đau nhức.
Ảnh hưởng đến da: da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa, dễ nổi mụn, có khi
cịn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm, bội nhiễm.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón,
đồng thời tạo ra những thay đổi trong ăn uống như ăn không ngon miệng, ăn quá
nhiều hoặc ít hơn bình thường, khơng muốn ăn.


8

Ảnh hưởng đến sinh dục: giảm nhu cầu tình dục, lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt,
đau bụng nhiều hơn khi hành kinh.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ: rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ chập chờn, hay thức
giấc, hay có ác mộng.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt và nhiều trường
hợp gây chứng suy nhược thần kinh.
1.1.7. Điều dưỡng và căng thẳng nghề nghiệp
1.1.7.1. Điều dưỡng
Theo WHO, điều dưỡng là sự bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các

khả năng; dự phòng bệnh và sang thương; xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị
đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã
hội [40].
Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ
sự hồi phục sức khỏe của người bệnh. Florent Nightingale đã nhấn mạnh đến công
việc của người điều dưỡng như là một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế, nhạy
cảm…để kết hợp, hóa giải, cải biến và sử dụng chính các yếu tố, những tác động
của môi trường xung quanh để giúp người bệnh hồi phục một cách tự nhiên [39].
1.1.7.2. Căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng
Theo Lazarus và Folkman (1984), điều dưỡng là một nghề rất đặc thù, đặc
điểm và tính chất cơng việc chính là các yếu tố gây căng thẳng. Và đặc điểm cá
nhân của điều dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng mức độ căng thẳng [43].
Căng thẳng ở mức độ vừa được coi như một động lực làm việc và cung cấp
năng lượng cần thiết để chấp nhận thách thức. Tuy nhiên, nếu áp lực rất cao sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến nhân viên và tổ chức [44].
Căng thẳng liên quan đến công việc gây ra từ mâu thuẫn giữa yêu cầu công
việc và khả năng của cá nhân để thực hiện các công việc đó. Một cá nhân có mức độ
hài lịng với cơng việc thể hiện rằng cá nhân đó có trạng thái tâm lý ổn định, vì
trạng thái tâm lý liên quan đến đặc điểm và tính cách của con người. Sự khơng hài
lịng trong cơng việc làm gia tăng mức độ căng thẳng [45].



×