Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Thực trạng việc học tiếng anh và một số yếu tố liên quan đến việc học tiếng anh của sinh viên cử nhân chính quy y tế công cộng năm ba, năm tư trường đại học y tế công cộng năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.75 KB, 46 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:
TRẠNG VIỆC HỌC TIẾNG ANH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN CỬ NHÂN THỰC CHÍNH QUY Y
TẾ CƠNG CỘNG NĂM BA, NĂM TƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG
CỘNG NĂM 2019

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Đình Cẩm Vân – CNCQ YTCC14 1- A2
Cơ quan (Tổ chức) chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế cơng cộng
Mã số đề tài (nếu có):

Năm 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VIỆC HỌC TIẾNG ANH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN CỬ NHÂN CHÍNH QUY Y
TẾ CƠNG CỘNG NĂM BA, NĂM TƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG
CỘNG NĂM 2019.

Chủ nhiệm đề tài: Sinh viên Nguyễn Đình Cẩm Vân – CNCQ YTCC14 1-A2
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng


Cấp quản lý: Cấp cơ sở
Mã số đề tài (nếu có):
Thời gian thực hiện: từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 11 năm 2019
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 5.420.000 đồng
Trong đó: kinh phí SNKH: 5.420.000 đồng
Nguồn khác (nếu có): 0 đồng
Năm 2019


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

1. Tên đề tài: Thực trạng việc học tiếng Anh và một số yếu tố liên quan đến việc học
tiếng Anh của sinh viên Cử nhân chính quy Y tế công cộng năm ba, năm tư trường
Đại học Y tế công cộng năm 2019.
2. Chủ nhiệm đề tài: Sinh viên Nguyễn Đình Cẩm Vân – CNCQ YTCC14 1-A2
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế cơng cộng
4. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
5. Thư ký đề tài: Sinh viên Phạm Thùy Trang – CNCQ YTCC15 1-A1
6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):
7. Danh sách những người thực hiện chính:
- Sinh viên Phạm Thùy Trang – CNCQ YTCC15 1-A1
- Sinh viên Nguyễn Việt Anh – CNCQ YTCC15 1-A1
- Sinh viên Nguyễn Hồng Phi – CNCQ YTCC14 1-A3
8. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có): khơng có
(a) Đề tài nhánh 1 (đề mục 1)
- Tên đề tài nhánh:
- Chủ nhiệm đề tài nhánh:
(b) Đề tài nhánh 2
- Tên đề tài nhánh
- Chủ nhiệm đề tài nhánh

9. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 11 năm 2019


DANH MỤC VIẾT TẮT

CEFR

Khung tham chiếu trình độ ngơn ngữ chung Châu Âu
(Common European Framework of Reference for
Languagues)

CNCQ

Cử nhân chính quy

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐLC

Độ lệch chuẩn

IELTS

Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế
(International English Language Testing System)

KNLNNVN


Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

NGOs

Các tổ chức phi Chính phủ
(Non – Governmental Organization)

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TOEFT

Bài kiểm tra năng lực tiếng Anh quốc tế
(Test Of English as a Foreign Language)

TOEIC

Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế
(Test of English for International Communication)

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

YTCC


Y tế công cộng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng so sánh mức độ tiếng Anh tương tích giữa KNLNNVN với CEFR .7
Bảng 4.1. Thơng tin chung của đối tượng nghiên cứu (n= 281) ..............................14
Bảng 4.2. Sở thích và nhận định học tiếng Anh của sinh viên (n= 281) ..................15
Bảng 4.3. Hình thức tự học tiếng Anh của sinh viên (n= 281) .................................16
Bảng 4.4. Trình độ tiếng Anh của sinh viên (n=281) ...............................................16
Bảng 4.5. Yếu tố gia đình của đối tượng nghiên cứu (n= 281) ................................18
Bảng 4.6. Yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh đối tượng nghiên cứu (n= 281)
...................................................................................................................................19
Bảng 4.7. Lợi ích của CLB tiếng Anh cho sinh viên (n= 281) .................................20
Bảng 4.8. Đánh giá mối liên quan giữa mức độ tự học tiếng Anh của đối tượng
nghiên cứu và một số yếu tố liên quan (n= 281) .......................................................21


MỤC LỤC
A. BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................ 1
B. NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CẤP CƠ SỞ ............................................................................................................... 4
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................4
2. Tổng quan đề tài ..............................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ..................................10
4. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................14
5. Bàn luận .........................................................................................................25
6. Kết luận và khuyến nghị...............................................................................27
7. Tài liệu tham khảo ........................................................................................29
8. Phụ lục ............................................................................................................30



A. BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

THỰC TRẠNG VIỆC HỌC TIẾNG ANH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN CỬ NHÂN
CHÍNH QUY Y TẾ CÔNG CỘNG NĂM BA, NĂM TƯ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG NĂM 2019
Nhóm nghiên cứu: Nguyễn Đình Cẩm Vân, Nguyễn Hồng Phi, CNCQ khóa K14
trường Đại học Y tế công cộng, Phạm Thùy Trang, Nguyễn Việt Anh, sinh viên
khóa K15 trường Đại học Y tế cơng cộng
Hướng dẫn: PGS. TS. Lã Ngọc Quang, Trưởng phòng Đào tạo Đại học, trường
Đại học Y tế công cộng, ThS. Nguyễn Bá Học, giảng viên bộ môn ngoại ngữ,
trường Đại học Y tế cơng cộng

TĨM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế và là một
trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi. Các nghiên cứu trong và ngồi nước
đã chỉ ra có sự khác nhau về hiệu quả học tiếng Anh ở các nhóm sinh viên với các
mục tiêu học tiếng Anh khác nhau, tuy nhiên, phần lớn sinh viên Việt Nam – đặc biệt
là những sinh viên không chuyên ngoại ngữ, việc học tiếng Anh thường bị động và
mang lại kết quả khơng cao. Nhằm mục đích tìm hiểu về tình trạng này cũng như
nâng cao nhận thức cho sinh viên về vị trí, vai trị của việc học tiếng Anh và cung cấp
thông tin giúp nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên
quan đến việc học tiếng Anh của sinh viên CNCQ YTCC năm ba, năm tư trường Đại
học Y tế công cộng năm 2019.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm toàn bộ 281 sinh viên hai khóa CNCQ YTCC15 – 1A
và CNCQ YTCC16 – 1A.

Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần sinh viên khơng có khả năng sử dụng
tiếng Anh hiệu quả, trên 50% sinh viên tự nhận khả năng tiếp nhận và truyền đạt
nguồn thông tin tiếng Anh văn bản và âm thanh của bản thân chỉ ở mức “trung bình”.
Nghiên cứu tiến hành trên 281 sinh viên CNCQ YTCC năm ba và năm tư, có 19,6%
tự học tiếng Anh ở mức độ thường xuyên. Kết quả cũng chỉ ra rằng, có mối liên quan
giữa mục tiêu học tiếng Anh với mức độ tự học tiếng Anh của sinh viên. Các sinh
viên có có mục đích học tiếng Anh cụ thể (bao gồm: đủ điều kiện ra trường, đọc thông
tin – giao tiếp tiếng Anh, phát triển chuyên môn YTCC và du học) cao gấp từ 1,2 đến
6 lần so với các sinh viên khơng có mục tiêu học tiếng Anh. Ngoài ra, một số yếu tố
khác ảnh hưởng đến mức độ tự học tiếng Anh của sinh viên hai năm cuối bao gồm:

1


sở thích học tiếng Anh, trình độ tiếng Anh hiện tại, kỳ vọng của gia đình, phân lớp
tiếng Anh hiện tại và tham gia CLB tiếng Anh tại trường, với p<0,05.
Kết luận và kiến nghị: Thực tế, sinh viên có thái độ tích cực với việc học tiếng Anh
nhưng trình độ hạn chế do ảnh hưởng từ phương pháp học cũ. Việc học tiếng Anh
của sinh viên tập trung nhiều vào ngữ pháp trong khi tiếng Anh đòi hỏi nhiều kỹ năng
hơn thế, đặc biệt là thành thạo cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết. Hầu hết sinh viên
khơng học tiếng Anh vì sở thích, họ coi tiếng Anh là mơn học bắt buộc, chủ yếu vì
các động cơ dựa trên phương tiện như tăng khả năng được tuyển dụng, tăng cơ hội
tìm kiếm có được việc làm tốt sau khi tốt nghiệp hoặc động lực tích hợp như theo
đuổi ước mơ du học. Tuy nhiên, những động cơ này không thực sự cấp bách để khiến
học sinh học tiếng Anh chăm chỉ và tự nguyện để đạt được kết quả mong muốn.
Ngoài ra, những động cơ này bị ảnh hưởng phần lớn bởi khả năng tự học của học sinh
và các yếu tố bên ngoài khác như mơi trường học tiếng Anh, gia đình, giáo viên và
tài liệu học tập.

CURRENT SITUATION AND RELATED FACTORS ON THE

LEARNING ENGLISH OF 3TH AND FINAL YEAR FULL-TIME
STUDENTS AT HANOI UNIVERSITY OF PUBLIC HEALTH IN 2019
Researchers: Nguyen Dinh Cam Van, Nguyen Hong Phi, the alumni, Hanoi
University of Public Health, Pham Thuy Trang, Nguyen Viet Anh, the fourth year
student, Hanoi University of Public Health
Instructor: A/Prof. La Ngoc Quang, Head of Undergraduate Education
Management Department, Hanoi University of Public Health, Nguyen Ba Hoc,
Lecturer at Foreign Languages Department, Hanoi University of Public Health

ABSTRACT
Background: English is an international language and one of the most widely used
languages. Domestic and foreign studies have shown differences in English learning
effectiveness among groups of students with different English learning goals,
however, the majority of Vietnamese students - especially students non-foreign
language professionals, learning English is often passive and results are not high.
The study has two specific objectives: (1) To describe the current situation of English
learning of third and final year students at the Hanoi University of Public Health in
2019 and (2) To analyze the related factors on the learning English of third and final
year students at the Hanoi University of Public Health in 2019.

2


Objects and methodology: This is cross-sectional study with quantitative method on
281 students who is studying at CNCQ YTCC15 - 1A and CNCQ YTCC16 - 1A.
Results: Research results showed that most students do not have the ability to use
English effectively, more than 50% of students perceive themselves as able to receive
and communicate the information by English text and audio at an "average" level.
The study was conducted on 281 Bachelor of Public Health students in the third and
final year, specialized Public Health, 19.6% self-taught English on a regular level.

The results also showed that there is a relationship between the goals of learning
English and the level of English self-study of students. Students who have a specific
purpose of learning English (including: being eligible to graduate, reading
information - communicating by English, developing public health career and
studying abroad) are 1.2 to 6 times higher than others who have no goal.
Besides, there is a range of factors also affecting the level of English self-study,
including: English interest, current English level, family expectations, current
English classifications and joining the English club of Hanoi University of Public
Health, with p <0.05.
Conclusions and recommendations: The reality of students studying English has a
positive attitude towards English but due to the limited proficiency and partly
influenced by the way of teaching and learning from the lower level, it is only
grammatical while actually, learning English requires more, in particular be
proficient in all 4 skills: listening, speaking, reading, and writing. Most students don’t
learn English because of hobbies, they consider English to be a compulsory subject,
mainly because of means-based motivations such as increasing the likelihood of
being recruited or increasing search opportunities get a decent job after graduation or
an integrated motivation like pursuing the dream of study abroad. However, these
incentives are not really urgent to make students to study English hard and voluntarily
to achieve the desired results. In addition, these motives are largely influenced by
students' self-study ability and other external factors such as English learning
environment, families, teachers and learning materials.

3


B. NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CẤP CƠ SỞ
1. Đặt vấn đề
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế và là một trong những ngôn ngữ được sử dụng

rộng rãi. Theo số liệu thống kê của Ethnologue: Languagues of the World (2017),
tiếng Anh được sử dụng phổ biến trên 101 quốc gia và là ngơn ngữ chính thức của
hơn 35 quốc gia trên Thế giới. Theo tờ Washington Post (2017), tiếng Anh là ngôn
ngữ được nhiều người học nhất trên Thế giới, với hơn 1,5 tỉ người đang theo học.
Các nghiên cứu trong và ngồi nước đã chỉ ra có sự khác nhau về hiệu quả học
tiếng Anh ở các nhóm sinh viên với các mục tiêu học tiếng Anh khác nhau. Một bộ
phận sinh viên đã có định hướng rõ ràng như là đi du học hay phát triển chun mơn
địi hỏi tiếng Anh, vì vậy họ có nhu cầu học tiếng Anh rất cao và tự học tiếng Anh
một cách nghiêm túc [1-5]. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên Việt Nam hiện nay – đặc
biệt là những sinh viên không chuyên ngoại ngữ, việc học tiếng Anh thường bị động
và mang lại kết quả không cao.
Việt Nam đang ngày một hội nhập với Thế giới trong hầu hết các ngành nghề, vì
vậy việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) trong giai đoạn hiện
nay là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong ngành Y tế công cộng (YTCC) – vốn được
coi là một ngành mới tại Việt Nam. Trên thực tế, cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng hơn đối
với nhóm sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh, đặc biệt trong ngành
YTCC, khi sinh viên muốn trải nghiệm những môi trường làm việc mới (như NGOs,
các Viện và Trung tâm nghiên cứu liên quan đến YTCC), tiếng Anh được xem như
một trong những tiêu chí tuyển chọn bắt buộc.
Nhận thấy có rất ít nghiên cứu về lĩnh vực năng lực học tiếng Anh của sinh viên
chun ngành YTCC, chính vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện nghiên
cứu “Thực trạng việc học tiếng Anh và một số yếu tố liên quan đến việc học tiếng
Anh của sinh viên Cử nhân chính quy Y tế công cộng năm ba, năm tư trường Đại
học Y tế công cộng năm 2019” với mục tiêu mô tả thực trạng việc học tiếng Anh và
phân tích một số yếu tố liên quan đến việc học tiếng Anh của sinh viên năm ba, năm
tư Cử nhân chính quy (CNCQ) trường Đại học Y tế công cộng. Với mong muốn cung
cấp một tài liệu tham khảo có giá trị trong việc đánh giá năng lực tiếng Anh sinh viên
Y tế công cộng và chương trình đào tạo tiếng Anh tại trường Đại học Y tế cơng cộng
có phù hợp với sinh viên hay không.
1.1. Mục tiêu nghiên cứu

1.1.1. Mô tả thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên CNCQ YTCC năm ba, năm
tư trường Đại học Y tế công cộng năm 2019.
1.1.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc học tiếng Anh của sinh viên CNCQ
YTCC năm ba, năm tư trường Đại học Y tế công cộng năm 2019.
2. Tổng quan đề tài
4


2.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước liên quan tới đề tài

Châu Á hiện nay đang chuyển mình vơ cùng mạnh mẽ, phát triển trong tất cả các
lĩnh vực. Đa số các nước thuộc khu vực Châu Á đã có những chính sách để tăng
cường khả năng tiếng Anh cho cơng dân, tuy nhiên thực tế chưa đem lại kết quả tương
xứng. Nghiên cứu của Evans và Morrison (2011) tìm hiểu những khó khăn của sinh
viên năm nhất tham gia chương trình học bằng tiếng Anh tại một Đại học của Hồng
Kông, kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên gặp phải bốn khó khăn lớn: (i) khó hiểu
các thuật ngữ chun mơn; (ii) khó tiếp thu nội dung bài giảng; (iii) khơng có phương
pháp và kỹ năng học phù hợp; và (iv) không đáp ứng được yêu cầu của môn học và
của nhà trường [6]. Tại Hàn Quốc, một số mơn học trong chương trình Đại học được
giảng dạy bằng tiếng Anh, kết quả cho thấy những môn được dạy bằng tiếng Anh sẽ
khơng có sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên, sinh viên không được giảng viên
sửa lỗi về ngôn ngữ, sinh viên không hiểu nội dung bài giảng vì kĩ năng nghe và nói
tiếng Anh kém [2, 7]. Một nghiên cứu khác được triển khai tại Nhật Bản cho kết quả
25% số môn học ở trường Đại học được giảng bằng tiếng Anh tuy nhiên số sinh viên
theo học các mơn này rất ít vì họ khơng nghe hiểu giảng viên nói gì [1]. Đối với Trung
Quốc, các nghiên cứu về hiệu quả giảng dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh ở các
trường Đại học trọng điểm chỉ ra rằng các chương trình này khơng mang lại hiệu quả
đối với việc phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh của sinh viên [3, 8].

2.1.1. Năng lực tiếng Anh
Khi xem xét năng lực tiếng Anh của sinh viên, mỗi sinh viên đều có năng lực học
của riêng mình cùng khả năng tiếp thu và truyền đạt khác nhau. Theo từ điển của
Trường Đại học Nam Queensland (2016), “Năng lực tiếng Anh” được định nghĩa là
khả năng người học sử dụng tiếng Anh để truyền tải thông tin thơng qua hình thức
nói hoặc viết trong q trình học của họ [9].
2.1.2. Động cơ học tiếng Anh
Trong quá trình học tập, động cơ học tập là khái niệm thường được sử dụng. Khái
niệm động cơ thường được sử dụng gắn liền với kết quả học tập. Nhìn chung, có
nhiều cách hiểu về khái niệm động cơ và khái niệm này đã được các nhà nghiên cứu
nhìn nhận theo những khía cạnh khác nhau. Gardner (1985) cùng các cộng sự định
nghĩa động cơ theo hướng liên hệ tới quá trình học ngoại ngữ như sau: “Động cơ là
sự kết hợp của sự nỗ lực và niềm ước ao mong muốn đạt được mục đích của việc học
ngoại ngữ cùng với thái độ tích cực của người học đối với một ngôn ngữ mới [9].
Tương tự với trường hợp của Ellis (1994), ơng cũng có cùng quan điểm với Gardner
khi cho rằng: “Động cơ học ngoại ngữ liên quan tới nỗ lực của người học trong việc
tiếp thu ngôn ngữ nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn học tập của họ” [10].
2.1.3. Tự học

5


Tự học là một kĩ năng quan trọng giúp sinh viên học tập có hiệu quả hơn. Việc tự
học của sinh viên giữ vai trị rất quan trọng, nó là nhân tố trực tiếp nâng cao chất
lượng đào tạo ở các trường Đại học. Theo Henri (1981): “Tự học là khả năng tự lo
cho việc học của chính mình. Tự học là quá trình bản thân người học độc lập, tự giác
chiếm lĩnh tri thức, tích cực tìm tịi, phân tích sách vở, tài liệu tham khảo bằng những
phương pháp phù hợp trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên” [11].
2.2.


Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài

Qua các nghiên cứu về thực trạng học tiếng Anh tại các trường Đại học ở Việt
Nam, việc học tiếng Anh ở sinh viên Việt Nam vẫn còn một số hạn chế và khó khăn.
Theo tác giả Lý Cẩm Hùng và Đỗ Lê Phi, sinh viên có nhu cầu rất lớn về việc tăng
cường bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) trong chương trình học mơn tiếng Anh
chun ngành [4]. Nghiên cứu về “Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên không
chuyên tại Đại học Trà Vinh đã chỉ ra rằng chỉ có 22% số sinh viên tham gia nghiên
cứu có trình độ tiếng Anh đạt cấp độ A2, sinh viên dành rất ít thời gian cho việc tự
trau dồi khả năng ngoại ngữ [5]. Nghiên cứu được thực hiện tại một số trường Đại
học ở TP. HCM đã cho thấy có đến 51% số sinh viên đi học thêm ngoại ngữ ở các
trung tâm cho dù họ luôn đạt được điểm từ trung bình khá trở lên ở trong chương
trình đào tạo tiếng Anh tại trường Đại học. Số sinh viên đạt chứng chỉ quốc tế chỉ có
3%. Khi kết thúc năm thứ hai Đại học, phần lớn sinh viên chỉ đạt được từ 360-370
điểm TOEIC và hoàn toàn khơng có khả năng diễn đạt ý tưởng của mình. Kết thúc
bốn năm Đại học, trình độ ngoại ngữ của sinh viên cũng chỉ đạt khoảng 400 điểm
TOEIC, với trình độ này sinh viên Việt Nam chưa đủ điều kiện để được xét tham gia
chương trình tiếng Anh dự bị Đại học của các nước bản ngữ [4].
Kết quả nghiên cứu tại các trường Đại học ở TP. HCM của tác giả Vũ Thị Phương
Anh cũng chỉ ra rằng: “Tiếng Anh đầu vào của các sinh viên là chênh lệch nhau (từ
khi cịn học phổ thơng) khiến cho việc học tập tiếng Anh chuyên ngành trên Đại học
gặp nhiều khó khăn”. Kết quả khảo sát sinh viên đã học tiếng Anh ở bậc THPT với
thời gian học từ 6 năm trở lên (tức học tiếng Anh hệ 7 năm) với tỷ lệ là 95.7%, điều
đáng chú ý là có đến 89,5% trong số sinh viên này cho rằng mình khơng có khả năng
sử dụng tiếng Anh hiệu quả [12].
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về một số yếu tố chính làm
giảm động cơ học tiếng Anh của sinh viên, tác giả Nguyễn Thị Lành và cộng sự đã
thu được kết quả cho thấy những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hứng thú học tập của
sinh viên bao gồm: sự thiếu tự tin trong các giờ học tiếng Anh; phương pháp giảng
dạy của giáo viên; tài liệu học tập và môi trường học tập. Tuy rằng giảng viên đã

chuẩn bị tốt các hoạt động chuyên môn trước khi bắt đầu giảng dạy các nội dung
chính của chương trình đào tạo nhưng mức độ hiệu quả của q trình dạy và học vẫn
cịn rất hạn chế vì các lý do sau: khơng đủ thời gian để ôn lại nhưng kiến thức ngữ
pháp cho sinh viên; mất nhiều thời gian và cơng sức để giải thích các thuật ngữ chuyên
6


ngành cho sinh viên; phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, do đó khơng thu hút được
sự chú ý và u thích của sinh viên. Ngun nhân dẫn đến tình hình này một phần
cũng do sinh viên dành rất ít thời gian để tự học và tăng cường khả năng Anh ngữ
của mình, cụ thể có hơn 80% sinh viên có số giờ tự học ít hơn 10 giờ/tuần [5].
Bên cạnh những khó khăn cịn tồn đọng thì vẫn có nhiều kết quả tích cực. Ví dụ
một nghiên cứu tại trường Đại học Nghệ thuật cho thấy có đến 93% sinh viên được
hỏi cho biết rất thích học tiếng Anh và ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh đối
với học tập trong lĩnh vực chuyên môn cũng như cuộc sống sau này của bản thân [4].
Ngoài ra, sinh viên cũng nhận thức được tầm quan trọng rất lớn của hai kỹ năng nghe
và nói trong tiếng Anh bên cạnh từ vựng và ngữ pháp [4].
2.3.

Thang đo đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên Việt Nam

Hiện nay, năng lực tiếng Anh đã được luật pháp Việt Nam quy định thành một
“Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” được Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành theo thơng tư số 01/2014/TT-BGDĐT. Theo đó, khung năng lực ngoại ngữ
6 bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN) áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại
ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
KNLNNVN được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng Common European
Framework of Reference for Languagues (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh
của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại
ngữ ở Việt Nam. CEFR là một hệ thống gồm 6 mức trình độ dùng để mơ tả các mức

trình độ ngoại ngữ của một người từ lúc mới học đến khi thành thục như người bản
ngữ là Tiền sơ cấp (A1: Pre-elementary), Sơ cấp (A2: Elementary), Sơ trung cấp (B1:
Lower Intermediate), Cao trung cấp (B2: Upper-intermediate), Cao cấp (C1:
Advanced), và Tối cao cấp (C2: Very Advanced).
KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc
1 đến 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như bảng dưới
đây:
Bảng 2.1. Bảng so sánh mức độ tiếng Anh tương thích giữa KNLNNVN với CEFR
KNLNNVN
Sơ cấp
Trung cấp
Cao cấp

Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6

CEFR
A1
A2
B1
B2
C1
C2

Theo thông tư này, nội dung của KNLNNVN bao gồm 6 bước mơ tả cả bốn kỹ
năng nghe – nói – đọc – viết theo từng bậc, từ đó có thể lấy các tiêu chí đánh giá trên

áp dụng lên đối tượng sinh viên của nghiên cứu và tiến hành đánh giá theo cấp – bậc.
7


Thang đo này phù hợp với chương trình giảng dạy ngoại ngữ của trường Đại học Y
tế cơng cộng vì điểm phân loại đầu vào của sinh viên trong trường hiện đang được để
ở mức sơ cấp (tương đương trình độ là A1 và A2). Hiện nay, trường Đại học Y tế
cơng cộng chưa có một chuẩn tiếng Anh đầu ra cụ thể dành cho sinh viên tốt nghiệp
ra trường, vì vậy, NNC dựa vào thang đo này để mơ tả năng lực tiếng Anh của sinh
viên cử nhân Y tế công cộng năm ba và năm tư trường Đại học Y tế công cộng.
2.4.

Khung lý thuyết của nghiên cứu

8


9


2.5.

Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

Trường Đại học Y tế cơng cộng có trụ sở tại số 1A đường Đức Thắng, TP. Hà
Nội. Được thành lập từ năm 2001 tiền thân là trường Cán bộ quản lý y tế, trường Đại
học Y tế công cộng là trường Đại học đầu tiên của cả nước đào tạo về lĩnh vực YTCC.
Qua gần 20 năm hoạt động, trường hiện có cơ sở vật chất khang trang, giáo trình và
chương trình học hiện đại, tiên tiến, đội ngũ giảng viên có chất lượng, giàu tâm huyết
được đào tạo tại các trường danh tiếng trên thế giới. Đặc biệt, trường Đại học Y tế

công cộng là trường Đại học đầu tiên trong khối ngành Y – Dược có chương trình
đào tạo đạt chuẩn kiểm định các trường Đại học Đông Nam Á (AUN-QA).
Bộ môn Ngoại ngữ là đơn vị cung cấp kiến thức về ngoại ngữ cho mọi loại hình
đào tạo tại trường Đại học Y tế công cộng. Trước khi vào học kỳ đầu tiên của năm
nhất, sinh viên mới vào trường phải tham gia vào kỳ thi phân loại để xác định trình
độ đầu vào tiếng Anh phù hợp, phục vụ cho việc phân lớp tiếng Anh theo trình độ
đâu vào của sinh viên. Với sinh viên chuyên ngành Y tế công cộng, dựa vào trình độ
đầu vào tiếng Anh, sinh viên được xếp vào 2 nhóm trình độ khác nhau là trình độ
tiếng Anh A1 (Elementary) và A2 (Pre – Intermediate), mỗi nhóm trình độ gồm hai
lớp với số sinh viên mỗi lớp khoảng 40 sinh viên. Mỗi nhóm trình độ được áp dụng
chương trình giảng dạy khác nhau, phù hợp với trình độ đầu vào của sinh viên trường.
Sau mỗi năm học, bộ môn sẽ dựa vào điểm thi hết học phần của kỳ II để chia lại lớp
học theo hai nhóm trình độ. Đến năm thứ ba, tất cả các lớp học một chương trình
chung là tiếng Anh chuyên ngành YTCC và tập trung phát triển các kỹ năng ngơn
ngữ nghe, nói, đọc và viết.
Sinh viên Cử nhân chính quy Y tế cơng cộng có tổng cộng 6 kỳ học tiếng Anh với
2 tín chỉ/kỳ học. Mỗi lớp học có 01 giáo viên giảng dạy và hỗ trợ học tập để theo dõi
hoạt động học tập của sinh viên. Sau mỗi kỳ học đều có một bài kiểm tra tiếng Anh
ở cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết để đánh giá sự tiến bộ và năng lực tiếng Anh
của sinh viên qua các năm.
3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
3.2.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC): tất cả các sinh viên năm ba, năm tư hệ CNCQ
chuyên ngành Y tế công cộng của Trường Đại học Y tế công cộng.
Tiêu chuẩn lựa chọn:

 Sinh viên CNCQ năm ba, năm tư của trường Đại học Y tế công cộng đang
theo học tại trường trong khoảng thời gian từ ngày 01/06/2019 đến ngày
01/10/2019.
 Sinh viên CNCQ đang theo học chuyên ngành Y tế công cộng.
10


 Sinh viên đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
 Sinh viên CNCQ YTCC năm ba, năm tư không học tiếng Anh tại trường.
3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Áp dụng phương pháp mẫu toàn bộ cho nghiên cứu. Toàn bộ sinh viên đang học
hệ CNCQ năm ba và năm của Trường Đại học Y tế công cộng, chuyên ngành Y tế
công cộng. Cụ thể: 133 sinh viên CNCQ YTCC15-1A và 148 sinh viên CNCQ
YTCC16-1A.
Tổng cỡ mẫu của nghiên cứu là 281 sinh viên.
3.4. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1. Kỹ thuật thu thập số liệu
Phát vấn giấu tên đối với sinh viên năm ba (CNCQ YTCC16 – 1A) và sinh viên
năm tư (CNCQ YTCC15 – 1A) bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Điều tra viên chuẩn
bị đầy đủ bộ câu hỏi dành cho sinh viên đã được in sẵn. Mỗi sinh viên có một mã số
phiếu để nhóm nghiên cứu quản lý. Phiếu điều tra được thu lại sau giờ nghỉ giải lao.
3.4.2. Công cụ thu thập số liệu
Phiếu hỏi tự điền được thiết kế với ba loại câu hỏi là: câu hỏi tự điền, câu hỏi
nhiều lựa chọn và câu hỏi một lựa chọn.
Các câu hỏi được thiết kế để trả lời cho các biến số tương ứng trong nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ ra bốn nhóm biến số chính, bao gồm: (1) thông tin cá nhân, (2) yếu
tố thuộc về việc học tiếng Anh, (3) yếu tố gia đình và (4) yếu tố nhà trường ảnh hưởng
đến việc học tiếng Anh của ĐTNC. Bảng biến số chi tiết được trình bày trong Phụ
lục 1.

Các câu hỏi được thiết kế để trả lời cho các biến số tương ứng trong nghiên cứu
chi tiết, được trình bày trong Phụ lục 2.
3.4.3. Tở chức thực hiện thu thập
Nhân lực: 4 thành viên trong nhóm nghiên cứu.
Tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch từ ngày 01/06/2019.
a. Bước 1: Thử nghiệm bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi điều tra được thử nghiệm trên 8 sinh viên khóa CNCQ YTCC15-1A
của Trường Đại học Y tế cơng cộng, mỗi lớp chọn ngẫu nhiên 2 sinh viên. Khóa
CNCQ YTCC15-1A có những đặc điểm phù hợp để làm một mẫu thu nhỏ như: học
chun ngành Y tế cơng cộng, có đầy đủ sinh viên thuộc bốn lớp tiếng Anh (A, B, C,
D) được tổ chức tại trường, đã và đang học tiếng Anh chuyên ngành, đồng ý tham gia
thử nghiệm.
11


Hoạt động thử nghiệm giúp nhóm nghiên cứu tìm hiểu được tính hợp lý trong việc
bố trí câu hỏi, mức độ hoàn thành phiếu, thời gian hoàn thành phiếu cũng như trở
ngại trong q trình thu thập thơng tin ở cả hai khóa sinh viên CNCQ YTCC15 – 1A
và CNCQ YTCC16 – 1A.
Các thành viên trong nhóm nghiên cứu sẽ thảo luận và thống nhất các khái niệm
sử dụng trong bộ câu hỏi, những nghiên cứu để có thể giải đáp các thắc mắc liên quan
đến nội dung phiếu hỏi trong phiếu điền, cách thức tiến hành thu thập thông tin và
các yêu cầu của nghiên cứu trong khi thực hiện thu thập thông tin.
Thống nhất cách thu thập thông tin với cỡ mẫu, phương pháp, cách thức lựa chọn
các lớp khi phát vấn và đề nghị sự phối hợp thực hiện với các cán bộ lớp của các lớp
CNCQ YTCC15 – 1A và CNCQ YTCC16 – 1A.
b. Bước 2: Thu thập thông tin
Thực hiện hoạt động phát vấn đối với sinh viên của 2 khóa CNCQ YTCC16 – 1A
và CNCQ YTCC15 – 1A:
-


Nhân lực: 4 điều tra viên/lớp; có sự giúp đỡ của cán bộ lớp.
Buổi phát vấn diễn ra vào thời gian nghỉ giữa giờ của tiết học kéo dài trong 20
phút.
Hoạt động diễn ra:
o 2 phút giới thiệu làm quen, giới thiệu khái quát nghiên cứu, hướng dẫn điền
phiếu và giải đáp thắc mắc chung.
o 15 phút để sinh viên tiến hành điền phiếu.
o 3 phút để các bạn sinh viên hoàn tất, điều tra viên kiểm phiếu và kiểm tra
thông tin.
c. Bước 3: Nghiên cứu viên tổng hợp phiếu
Kiểm tra số phiếu phát ra và số phiếu thu vào ứng với số ĐTNC tham gia.

Kiểm tra các phiếu sai thông tin hoặc không hợp lệ để tiến hành chỉnh sửa hay
loại bỏ phiếu sao cho đảm bảo tính khách quan.
3.5. Phương pháp xử lí số liệu
3.5.1. Phương pháp làm sạch số liệu
Làm sạch số liệu thô: Các điều tra viên sau khi thu thập kiểm tra lại tồn bộ các
phiếu thu thập với mục đích: loại bỏ các phiếu chưa hợp lệ, kiểm tra tính trình tự và
hợp lý của các phương án lựa chọn, hiệu chỉnh lại nhưng vẫn đảm bảo tính khách
quan của bộ câu hỏi.
Làm sạch số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0: Bộ số liệu sau khi nhập được tổng
hợp và chuyển sang phần mềm SPSS để tiến hành làm sạch.
3.5.2. Xử lý số liệu

12


Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập liệu. Quá trình nhập liệu bao gồm các
bước:

-

-

Xây dựng bộ câu hỏi nhập liệu trên phần mềm Epidata.
Thử nghiệm nhập liệu: rút ngẫu nhiên 5% phiếu đã thu thập và nhập thử: phát hiện
các lỗi trong form nhập liệu, thiết lập các ràng buộc đối với giá trị của biến số
trong quá trình nhập liệu.
Tập huấn nhập liệu: các nhập liệu viên được tập huấn trước về bộ câu hỏi, về cách
mã hóa trước khi nhập liệu.
Nhập liệu lần 1: nhập tồn bộ số phiếu bằng phần mềm Epidata 3.1 bởi 2 nhập
liệu viên.
Nhập liệu lần 2: chọn ngẫu nhiên 20% số phiếu và nhập lại lần 2 bởi người nhập
liệu viên còn lại. Tiến hành so sánh giữa 2 lần nhập, phát hiện lỗi sai và tiến hành
chỉnh sửa.
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích sớ liệu:

Cả thống kê mô tả và thống kê suy luận được thực hiện. Thống kê mơ tả được
thực hiện thơng qua tính tốn tần số và giá trị tỷ lệ phần trăm. Thống kê suy luận
được thực hiện bằng kiểm định khi bình phương.
- Sử dụng kiểm định khi bình phương để xác định mối liên quan với ngưỡng kiểm
định có ý nghĩa thống kê áp dụng là p < 0.05.
3.6. Sai số và kiểm sốt sai số
3.6.1. Sai sớ
-

Sai sớ hệ thớng: nhầm lẫn hoặc sai sót trong q trình xây dựng bộ câu hỏi, nhầm
bước chuyển hoặc gây khó trả lời cho người điền phiếu. Sự cố tình trả lời sai do bạn
sinh viên lo sợ người khác biết thông tin, phản ánh lại với gia đình, nhà trường nên
có thể trả lời sai sự thật.

Sai số nhắc lại: trong một số trường hợp, đối tượng tham gia phỏng vấn không
nhớ chính xác thơng tin được hỏi.
Sai sớ nhập liệu viên: số liệu có thể chưa chuẩn xác trong q trình nhập liệu, dẫn
đến sai số cho kết quả đầu ra.
Các ĐTNC không hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa của câu hỏi nên không trả lời đầy
đủ, đúng các câu hỏi.
3.6.2. Kiểm soát sai số
- Tập huấn cẩn thận cho điều tra viên, đảm bảo kỹ năng làm quen, tư vấn và quản
lý phiếu hỏi.
- Tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi ít nhất 2 lần đề chỉnh sửa, bổ sung.
- Giải thích rõ ràng mục đích của nghiên cứu và nhấn mạnh tính khuyết danh của
ĐTNC.

13


Sử dụng phương tiện hỗ trợ nhắc lại: lịch trình, thời gian, hình ảnh, sản phẩm, sự
kiện, hạn chế khoảng thời gian nhắc lại.
- Chọn nhập liệu viên có trình độ tốt, làm sạch số liệu khi tiết hành nhập liệu và
trước khi phân tích số liệu.
- Tiến hành phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi và chất lượng
thông tin.
3.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
-

Đề tài nghiên cứu chỉ được tiến hành khi được Hội đồng Đạo đức nghiên cứu Y
Sinh học của Trường Đại học Y tế công cộng phê duyệt.
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm ba, năm tư CNCQ chuyên ngành Y tế công
cộng, trường Đại học Y tế công cộng, số 1 Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Do đó, trước khi tiến hành nghiên cứu cần có sự thơng qua của Ban giám hiệu Trường

Đại học Y tế công cộng và chỉ tiến hành thu thập thơng tin khi có sự đồng ý của Ban
giám hiệu Nhà trường.
Các đối tượng được giải thích thơng tin rõ ràng và đầy đủ về mục đích, phương
pháp của nghiên cứu cũng như những lợi ích theo dự đốn, các rủi ro có thể gặp của
nghiên cứu này hoặc những điều khó chịu có thể xả ra đối với đối tượng tham gia
nghiên cứu. Điều tra viên cũng giải thích tính chất tự nguyện khi tham gia nghiên cứu
này và quyền được từ chối vào bất cứ thời điểm nào khi tham gia, mọi từ chối trả lời
đều được chấp nhận.
Mọi thông tin về đối tượng và số liệu của cuộc điều tra đều được lưu giữ, đảm bảo
tính riêng tư, bảo mật.
Danh tính và các thơng tin cá nhân của ĐTNC được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối
và thơng tin đảm bảo chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu hoa học, không
phục vụ cho lợi ích nào khác.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Mơ tả thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên Cử nhân chính quy năm
ba, năm tư trường Đại học Y tế công cộng năm 2019
Bảng 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n= 281)
Nội dung
Giới tính

Dân tộc

Sinh viên năm

Nữ
Nam
Kinh
Mường
Tày
Dao

Thái
Năm ba
Năm tư

Tần số
210
71
268
3
8
1
2
142
139

Tỷ lệ (%)
74,7
25,3
95
1,1
2,8
0,4
0,7
50,5
49,5
14


Nơi ở
Khu vực ngoại trú

(n = 247)
Lớp tiếng Anh đang theo
học tại trường

Ngoại trú
Nội trú
Nông thôn
Thành thị
Lớp tiếng Anh A
Lớp tiếng Anh B
Lớp tiếng Anh C
Lớp tiếng Anh D

247
34
45
202
76
64
73
68

87,9
12,1
18,2
81,8
27
22,8
26
24,2


Kết quả khảo sát 281 sinh viên của hai khóa CNCQ YTCC15 – 1A và CNCQ
YTCC16 – 1A cho kết quả tỷ lệ sinh viên tham gia theo giới: 74,7% nữ và 25,3%
nam sinh viên. Số lượng sinh viên phân bố khá đồng đều ở hai khóa với tỷ lệ lần lượt
là 50,5% (sinh viên năm ba) và 49,5% (sinh viên năm tư).
Sinh viên tham gia nghiên cứu đa số là dân tộc Kinh (95%). Phần lớn sinh viên
hiện đang sống ở khu vực thành thị (81,8%).
Bảng 4.2. Sở thích và nhận định học tiếng Anh của sinh viên (n= 281)

Sở thích học
tiếng Anh

Mục tiêu học
tiếng Anh

Nội dung
Rất thích
Thích
Bình thường
Khơng thích
Khơng có mục tiêu gì
Đủ để hồn thành chương trình học tại
trường
Đủ để đọc thơng tin và giao tiếp với
người nói tiếng Anh
Đủ để phát triển chuyên môn y tế công
cộng
Đủ để đọc thơng tin và giao tiếp với
người nói tiếng Anh và phát triển
chun mơn y tế cơng cộng

Đủ để hồn thành chương trình học, đọc
thơng tin và giao tiếp với người nước
ngồi, phát triển chun mơn y tế
Du học
Chứng chỉ tiếng Anh

Tần số
22
87
136
36
13

Tỷ lệ (%)
7,8
31
48,4
12,8
4,6

66

23,5

105

37,4

89


31,7

3

1,1

2

0,7

2
1

0,7
0,3

Bảng 4.2 mơ tả sở thích và mục đích học tiếng Anh của ĐTNC. Đa số sinh viên
trả lời “bình thường” khi được hỏi về sở thích học tiếng Anh (48,4%). Đối với các
câu hỏi nhận định về khả năng tiếp nhận và truyền đạt nguồn thông tin tiếng Anh (văn
bản và âm thanh) của bản thân, số lượng sinh viên tự nhận định bản thân ở mức “trung
bình” chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ luôn trên 50%, cụ thể tỷ lệ lần lượt là 68,3%, 51,6%;
60,9% và 53,4%. Số lượng sinh viên trả lời “kém” nhiều hơn số câu trả lời “tốt”.
15


Đối với các câu hỏi nhận định về lợi ích của việc học tiếng Anh, đa số sinh viên
đồng ý với các nhận định về “Tiếng Anh tốt giúp nâng cao khả năng được tuyển dụng
khi xin việc” (98,9%), “Tiếng Anh tốt sẽ giúp tăng mức lương khi xin việc” (97,2%)
và “Tiếng Anh tốt giúp nâng cao khả năng phát triển trong công việc” (98,6%).
Khi được hỏi về các kỹ năng muốn được ưu tiên phát triển, có 76,5% sinh viên

chọn kỹ năng nói “speaking” là kỹ năng mong muốn được cải thiện nhất, sau đó lần
lượt là nghe (listening) (15,3%), đọc (reading) (5,3%) và viết (writing) (2,9%). Thêm
vào đó, sinh viên phần lớn nhận định kỹ năng đọc (reading) là kỹ năng tốt nhất
(56,2%) và kỹ năng nghe (listening) là kỹ năng kém nhất (52,7%).
Đối với các mục tiêu học tiếng Anh, đa số sinh viên học tiếng Anh vì “đủ để đọc
thơng tin và giao tiếp với người nói tiếng Anh” (37,4%). Bên cạnh đó, 31,7% sinh
viên học tiếng Anh vì “đủ để phát triển chun mơn Y tế cơng cộng”; 23,5% “đủ để
hồn thành chương trình học tại trường”; 0,7% “du học” và 4,6% sinh viên “khơng
có mục tiêu gì”.
Bảng 4.3. Hình thức tự học tiếng Anh của sinh viên (n= 281)
Nội dung
Mức độ tự học thường
xuyên tiếng Anh

Thời gian tự học trong
một tuần (n = 263)

Không học
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Dưới 1 giờ
Từ 1 – 3 giờ
Từ 3 – 7 giờ
Trên 7 giờ

Tần số
18
61
147

55
82
114
50
17

Tỷ lệ (%)
6,4
21,7
52,3
19,6
31,4
43,2
18,9
6,4

Đa số sinh viên (57,7%) áp dụng thêm hình thức “tự học tại nhà” để học tiếng
Anh trong khi 31,7% sinh viên “chỉ học trên trường” (Bảng 4.3). Ngồi ra, sinh viên
cịn học thêm tại các trung tâm dạy tiếng Anh (19,6%), tham gia các CLB giao tiếp
tiếng Anh (7,5%) hay lựa chọn hình thức “giao tiếp với người bản xứ” (8,9%). Kết
quả về mức độ tự học thường xuyên tiếng Anh của sinh viên: đa số sinh viên trả lời
“thỉnh thoảng” (52,3%); 21,7% “hiếm khi”; 19,6% “thường xuyên” và 6,4% “không
học”. Thời gian tự học trung bình của phần lớn sinh viên trong 1 tuần là từ 1-3 giờ
(43,2%); 31,4% sinh viên tự học dưới 1 giờ; 18,9% sinh viên tự học từ 3-7 giờ và trên
7 giờ là 6,4%. Với câu hỏi “Phương tiện học tiếng Anh thường sử dụng”, sinh viên
liệt kê bao gồm: sách giáo trình (73,7%), mạng Internet (71,5%), tài liệu tìm thêm
như sách, báo,… (22,1%) và phần mêm CD-ROM (8,2%).
Bảng 4.4. Trình độ tiếng Anh của sinh viên (n=281)
Nội dung


Tần số

Tỷ lệ
(%)

16


Mức độ trình độ tiếng
Anh

Lý do khiến trình độ
tiếng Anh chưa tốt

Điểm trung bình mơn
tiếng Anh kỳ gần nhất
Tham gia kỳ thi chứng
chỉ tiếng Anh quốc tế
Kỳ thi cấp chứng chỉ
tiếng Anh quốc tế
tham gia lần gần đây
nhất
(n= 12)

A1 (tương đương với kiến thức
trong quyển elementary)
A2 (tương đương với kiến thức
trong quyển pre-intermediate)
B1 (tương đương với kiến thức
trong quyển intermediate)

B2
C1
C2
Không tự tin giao tiếp (n= 281)
Vốn từ vựng chưa nhiều (n= 281)
Không hứng thú (n= 281)
Môi trường học tập không phù
hợp (n= 281)
Ít tài liệu học tập (n= 281)
Đã tốt (n= 281)

98

34,9

79

28,1

67

23,8

16
8
13
172
198
67


5,7
2,9
4,6
61,2
70,5
23,8

42

14,9

20
2

7,1
0,7

(TB ± ĐLC)

6,4 ± 1,2

Chưa từng
Đã từng
IELTS
TOEIC
Cambrigde

269
12
6

3
1

95,7
4,3
50
25
8,3

Không nhớ

2

16,7

Hầu hết sinh viên có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc hàng ngày, có thể
giới thiệu bản thân và người khác, giao tiếp về các vấn đề cơ bản bằng tiếng Anh
(71,5%). Sinh viên đa số đang ở mức độ tiếng Anh A1 (34,9%). Các mức trình độ
cao hơn có kết quả được ghi lại như sau: 28,1% A2; 23,8% B1; 5,7% B2; 2,9% C1
và 4,6% C2. Theo đó, có đến 95,7% sinh viên khơng hài lịng với tiếng Anh hiện tại
của bản thân và muốn được nâng cao thêm. Lý do của việc kém tiếng Anh được sinh
viên đưa ra bao gồm: không tự tin giao tiếp (61,2%), vốn từ vựng chưa nhiều (70,5%),
không hứng thú với tiếng Anh (23,8%), “môi trường học tập không phù hợp” (14,9%)
và ít tài liệu học tập (7,1%).
Đối với các câu hỏi đánh giá thực tế về trình độ tiếng Anh của sinh viên, điểm
trung bình mơn của sinh viên là 6,4 ± 1,2 ĐLC và 95,7% sinh viên trả lời chưa từng
tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nào. Bên cạnh đó, 6 sinh viên từng
tham gia kỳ thi IELTS với điểm số trung bình là 6,1 ± 1,06 ĐLC, 3 sinh viên từng
tham gia kỳ thi TOEIC với điểm trung bình trong khoảng 499,3 ± 40,4 ĐLC (Bảng
4.4).


17


Bảng 4.5. Yếu tố gia đình của sinh viên (n= 281)
Nội dung

Trình độ học vấn cao nhất của
bố

Trình độ học vấn cao nhất của
mẹ

Trung bình thu nhập trung bình
tháng của gia đình (Đơn vị:
triệu đồng) (n = 225)
Thời điểm gia đình định hướng
học tiếng Anh

Kỳ vọng của gia đình về trình
độ tiếng Anh

Thành viên trong gia đình
thơng thạo tiếng Anh
Mức độ thường xuyên sử dụng
tiếng Anh khi giao tiếp với
người đó

Tần số
Tiểu học

THCS
THPT
Trung cấp/ Cao đẳng
Đại học
Sau Đại học
Khơng biết
Tiểu học
THCS
THPT
Trung cấp/ Cao đẳng
Đại học
Sau Đại học
Không biết
(TB ± ĐLC)

6
42
75
39
83
17
19
7
47
73
37
89
13
15


Tỷ lệ
(%)
2,1
14,9
26,7
13,9
29,5
6
6,8
2,5
16,7
26
13,2
31,7
4,6
5,3

14,9 ± 9,5

Mẫu giáo
Tiểu học
THCS
THPT
Đại học
Kiếm được việc làm
Du học
Đủ điều kiện ra trường
Đủ để giao tiếp
Có chứng chỉ tiếng Anh
Khơng kỳ vọng


14
148
71
30
18
213
34
26
2
1
5

5
52,8
25,3
10,7
6,4
75,8
12,1
9,2
0,7
0,4
1,8



52

18,5


Khơng
Khơng bao giờ
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xun

229
3
19
24
6

81,5
5,8
36,5
46,2
11,5

Đối với một số yếu tố thuộc về gia đình đối tượng nghiên cứu (bảng 4.5), đa số
trình độ học vấn của bố mẹ sinh viên ở bậc Đại học. Mức thu nhập bình quân của các
gia đình sinh viên giao động trong khoảng 14,9 ± 9,5. Thời điểm gia đình định hướng
cho sinh viên học tiếng Anh được ghi nhận nhiều nhất trong giai đoạn tiểu học
(52,8%), sau đó là THCS (25,3%). Đa số bố mẹ (75,8%) kỳ vọng con cái kiếm được
18


việc làm sau khi ra trường, một số khác mong muốn con đi du học (12,1%), “đủ điều
kiện ra trường” (9,2%), “đủ để giao tiếp tiếng Anh” (0,7%), “có chứng chỉ tiếng Anh”
(0,4%) và tỷ lệ “không kỳ vọng” là 1,8%.

Ngồi ra, đối với các các sinh viên có bố/mẹ hoặc cả bố và mẹ thông thạo tiếng
Anh, nhưng khi được hỏi về “Mức độ thường xuyên sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp
với người đó”, phần lớn sinh viên lựa chọn “thỉnh thoảng” (46,2%) và “hiếm khi”
(36,5%) bên cạnh những câu trả lời “thường xuyên” (11,5%) và “không bao giờ”
(5,8%) sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp với gia đình.
Bảng 4.6. Yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên (n= 281)

Không đồng đều

189

Tỷ lệ
(%)
67,3

Đồng đều

92

32,7

166

59,1

55

19,6

48


17,1

148

52,7

3
6
5
48
233
50
31
139
59
2

1,1
2,1
1,8
17,1
82,9
17,8
11
49,5
21
0,7

Nội dung

Sự đồng đều về trình độ
tiếng Anh của sinh viên
trong lớp

Nhận định về phương
pháp giảng dạy tiếng
Anh tại trường

Yêu cầu hỗ trợ từ giảng
viên ngoài giờ lên lớp
Điểm số trên lớp giúp
tăng hứng thú học

Tần số

Giảng viên sử dụng các phương
pháp giúp phát triển kỹ năng của
sinh viên (n= 281)
Bài giảng hấp dẫn (n= 281)
Phương pháp giảng dạy thu hút
sự quan tâm của sinh viên
(n= 281)
Giảng viên nhiệt tình giải đáp
thắc mắc (n= 281)
Bình thường (n= 281)
Khơng hấp dẫn (n= 281)
Khơng ý kiến (n= 281)

Khơng
Rất khơng đồng ý

Khơng đồng ý
Khơng ý kiến
Đồng ý
Rất đồng ý

Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.6 chỉ ra một số yếu tố liên quan đến việc học
tiếng Anh của ĐTNC. Cụ thể, có 67,3% sinh viên cho rằng trình độ tiếng Anh của
các thành viên trong lớp không đồng đều và 67,7% sinh viên bị ảnh hưởng do trình
độ tiếng Anh trong lớp khơng đồng đều. Đối với các lý do gây ảnh hưởng đến việc
học của sinh viên khi trình độ lớp học khơng đồng đều, đa số sinh viên nhận định
rằng bản thân không theo kịp các bạn (68%); 28,9% sinh viên cho rằng kiến thức
được giảng dạy tại trường quá ít và 3,1% trả lời “không biết”.

19


×