Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Đánh giá nhu cầu đào tạo thạc sĩ chuyên ngành sức khỏe môi trường và thạc sĩ y tế công cộng định hướng sức khoẻ môi trường tại việt nam năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 152 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: Đánh giá nhu cầu đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Sức khỏe môi
trường và Thạc sĩ Y tế công cộng định hướng Sức khoẻ môi trường
tại Việt Nam năm 2016

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thanh Hương
Cơ quan (Tổ chức) chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế cơng cộng
Mã số đề tài (nếu có): YTCC_CS 70

Năm 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: Đánh giá nhu cầu đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Sức khỏe môi
trường và Thạc sĩ Y tế công cộng định hướng Sức khoẻ môi trường
tại Việt Nam năm 2016
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thanh Hương
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế cơng cộng
Cấp quản lý: Khoa Sức khỏe môi trường – Nghề nghiệp
Mã số đề tài (nếu có): YTCC_CS 70
Thời gian thực hiện: từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 324.800 triệu đồng
Trong đó: kinh phí SNKH: 0 triệu đồng


Nguồn khác (nếu có): 324. 800 triệu đồng

Năm 2017


Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
1. Tên đề tài: Đánh giá nhu cầu đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Sức khỏe môi trường và
thạc sĩ y tế công cộng định hướng Sức khoẻ môi trường tại Việt Nam năm 2016
2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thanh Hương
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
4. Cơ quan quản lý đề tài: Khoa Sức khỏe môi trường – Nghề nghiệp
5. Thư ký đề tài: Ths Trần Khánh Long
6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):
7. Danh sách những người thực hiện chính:
-

TS. Lê Thị Thanh Hương

-

TS. Trần Thị Tuyết Hạnh

-

Ths. Trần Khánh Long

-

Ths. Trần Thị Thu Thủy


-

TS. Nguyễn Thúy Quỳnh

-

TS. Nguyễn Ngọc Bích

-

Ths. Lê Thị Thu Hà

-

Ths. Phùng Xuân Sơn

-

Ths Công Ngọc Long

-

Ths Lưu Quốc Toản

8. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có)
(a) Đề tài nhánh 1 (đề mục 1)
- Tên đề tài nhánh:
- Chủ nhiệm đề tài nhánh:
(b) Đề tài nhánh 2
- Tên đề tài nhánh

- Chủ nhiệm đề tài nhánh
9. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

BYT

Bộ Y tế

CB

Cán bộ

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐTS

Đánh giá tác động sức khỏe

GĐ/PGĐ

Giám đốc/phó giám đốc


HUPH

Trường Đại học Y tế cơng cộng

MT

Mơi trường

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

SKMT

Sức khỏe môi trường

SKNN

Sức khỏe nghề nghiệp

SKTH

Sức khỏe trường học

SV

Sinh viên

SYT


Sở y tế

Ths

Thạc sĩ

TNMT

Tài nguyên và mơi trường

TNTT

Tai nạn thương tích

TTPC

Trung tâm phịng chống

TTYTDP

Trung tâm y tế dự phịng



Trung ương

VSDT

Vệ sinh dịch tễ


VSMT

Vệ sinh mơi trường

YTCC

Y tế công cộng


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...............................................................................................................................IV
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................................VI
PHẦN A: BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................. 1
PHẦN B : TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 7
PHẦN C: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP
CƠ SỞ ........................................................................................................................................ 1
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................................... 3
2.1.

Giới thiệu về đánh giá nhu cầu đào tạo ...................................................................... 3

2.2.

Đánh giá nhu cầu đào tạo về sức khoẻ môi trường ở Việt Nam ............................... 4

2.3.


Nhu cầu đào tạo cán bộ làm việc trong lĩnh vực SKMT trong giai đoạn tới .......... 5

2.4.

Các văn bản, chính sách về SKMT và định hướng phát triển SKMT ở Việt Nam 7

2.5.

Tổng quan về các năng lực cơ bản của các cán bộ thực hiện các hoạt động SKMT
10

2.6.
3.

Khung lý thuyết .......................................................................................................... 16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 17

3.1.

Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................... 17

3.2.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 17

3.3.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 17


3.4.

Cỡ mẫu và chọn mẫu và phương pháp thu thập số liệu ......................................... 17

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 19

3.6.

Biến số nghiên cứu ...................................................................................................... 20

3.7.

Đạo đức nghiên cứu .................................................................................................... 21

4.
4.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................. 23
Danh mục các công việc liên quan đến lĩnh vực SKMT ở Việt Nam và một số

thuận lợi, khó khăn trong thực hiện cơng tác SKMT ......................................................... 23
4.2.

Năng lực cần có của các cán bộ làm việc trong lĩnh vực SKMT ở trình độ Thạc sỹ
36

4.3.


Nhu cầu đào tạo bậc học thạc sĩ (thạc sĩ chuyên ngành SKMT/thạc sĩ YTCC định

hướng SKMT) ......................................................................................................................... 44
4.4.

Đề xuất khung chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành SKMT và thạc sĩ y tế

công cộng định hướng SKMT................................................................................................ 61
5.

BÀN LUẬN ..................................................................................................................... 74


5.1.

Danh mục các công việc liên quan đến lĩnh vực SKMT ở Việt Nam và một số

thuận lợi, khó khăn trong thực hiện công tác SKMT ......................................................... 74
5.2.

Năng lực cần có của các cán bộ làm việc trong lĩnh vực SKMT ở trình độ Thạc sỹ
77

5.3.

Nhu cầu đào tạo thạc sĩ chuyên ngành SKMT và thạc sĩ y tế công cộng định

hướng SKMT .......................................................................................................................... 79
5.4.


Đề xuất khung chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành SKMT/ thạc sĩ YTCC

định hướng SKMT.................................................................................................................. 81
5.5.

Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................. 86

6.

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 90

7.

KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................... 933

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 96
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. I


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Khuyến nghị về 14 kỹ năng chính của cán bộ SKMT theo 3 nhóm năng

10

lực
Bảng 2.2. Các năng lực chính của nhóm thạc sĩ chuyên ngành SKMT và nhóm


12

thạc sĩ Y tế công cộng định hướng SKMT
Bảng 2.3 Các năng lực cần thiết trong lĩnh vực SKMT theo ba nhóm năng lực

14

ở trình độ cử nhân YTCC định hướng SKMT
Bảng 4.1: Số lượng và thành phần tham gia phỏng vấn sâu theo đơn vị

30

Bảng 4.2: Tổng hợp thực tế các hoạt động chính liên quan đến SKMT của các

32

đơn vị tham gia nghiên cứu
Bảng 4.3. Danh mục các công việc liên quan tới SKMT ở các tuyến cần trình độ

38

thạc sỹ
Bảng 4.4. Năng lực cần có của cán bộ làm cơng tác SKMT theo đánh giá của

39

lãnh đạo
Bảng 4.5. Nhận xét về sự phù hợp và mức độ cần thiết của các năng lực SKMT

41


đề xuất cho trình độ thạc sỹ
Bảng 4.6. Danh mục năng lực cần có của cán bộ SKMT có trình độ thạc sĩ

43

chun ngành SKMT và thạc sĩ YTCC định hướng SKMT
Bảng 4.7. Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn (N=298)

45

Bảng 4.8. Danh mục các năng lực (kỹ năng) cần thiết nhất của cán bộ SKMT

60

Bảng 4.9. Thành phần tham gia họp đề xuất nội dung và hình thức đạo tạo của

62

chương trình “Thạc sĩ chuyên ngành SKMT” và “Thạc sĩ YTCC định hướng
SKMT”
Bảng 4.10. Đề xuất các nội dung cần giảng dạy trong chương trình đào tạo Thạc

64

sĩ chuyên ngành SKMT và Thạc sĩ YTCC định hướng SKMT
Bảng 4.11. Loại hình đào tạo mong muốn của các cán bộ SKMT (N=298)

68


Bảng 6.1. Một số nội dung dự kiến đề xuất đưa vào chương trình đào tạo Thạc sĩ

88

chuyên ngành SKMT và thạc sĩ YTCC định hướng SKMT tại Trường Đại học Y
tế công cộng


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Khung lý thuyết của nghiên cứu

16

Biểu đồ 4.1. Thực trạng được đào tạo về nhóm năng lực “Đánh giá nguy cơ

47

(rủi ro) SKMT”
Biểu đồ 4.2. Thực trạng được đào tạo về nhóm năng lực “Quản lý SKMT”

48

Biểu đồ 4.3. Thực trạng được đào tạo về nhóm năng lực “Truyền thơng nguy

49

cơ, giao tiếp, đào tạo”
Biểu đồ 4.4. Tần suất thực hiện năng lực thuộc nhóm “Đánh giá nguy cơ (rủi


50

ro) SKMT” của các đối tượng tham gia nghiên cứu
Biểu đồ 4.5. Tần suất thực hiện các năng lực thuộc nhóm năng lực “Quản lý

52

SKMT”
Biểu đồ 4.6. Tần suất thực hiện các năng lực thuộc nhóm năng lực “Truyền

53

thơng nguy cơ, giao tiếp, đào tạo”
Biểu đồ 4.7. Mức độ tự tin khi áp dụng nhóm năng lực “Đánh giá nguy cơ (rủi

54

ro) SKMT”
Biểu đồ 4.8. Mức độ tự tin khi áp dụng nhóm năng lực “Quản lý SKMT”

55

Biểu đồ 4.9. Mức độ tự tin khi áp dụng nhóm năng lực “Truyền thơng nguy

56

cơ, giao tiếp, đào tạo”
Biểu đồ 4.10. Nhu cầu đào tạo các năng lực thuộc nhóm năng lực “Đánh giá

57


nguy cơ (rủi ro) SKMT”
Biểu đồ 4.11. Nhu cầu đào tạo các năng lực thuộc nhóm năng lực “Quản lý

58

SKMT”
Biểu đồ 4.12. Nhu cầu đào tạo các năng lực thuộc nhóm năng lực “Truyền
thông nguy cơ, giao tiếp, đào tạo”

59


PHẦN A: BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH SỨC
KHỎE MÔI TRƯỜNG VÀ THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG ĐỊNH HƯỚNG
SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM NĂM 2016
TS. Lê Thị Thanh Hương (Bộ môn Sức khỏe môi trường, Trường ĐH Y tế công
cộng)
TS. Trần Thị Tuyết Hạnh (Bộ môn Sức khỏe môi trường, Trường ĐH Y tế công
cộng)
Ths. Trần Khánh Long (Bộ môn Sức khỏe môi trường, Trường ĐH Y tế công cộng)
Ths. Trần Thị Thu Thủy (Bộ môn Sức khỏe an tồn nghề nghiệp, Trường ĐH Y tế
cơng cộng)
TS. Nguyễn Thúy Quỳnh (Bộ mơn Sức khỏe an tồn nghề nghiệp, Trường ĐH Y tế
cơng cộng)
TS. Nguyễn Ngọc Bích (Bộ mơn Sức khỏe an tồn nghề nghiệp, Trường ĐH Y tế
cơng cộng)
Ths. Lê Thị Thu Hà (Bộ môn Dinh dưỡng và Vệ sinh an tồn thực phẩm, Trường ĐH

Y tế cơng cộng)
Ths. Phùng Xuân Sơn (Bộ môn Sức khỏe môi trường, Trường ĐH Y tế công cộng)
Ths Công Ngọc Long (Bộ mơn Phịng chống thảm họa, Trường ĐH Y tế cơng cộng)
Ths Lưu Quốc Toản (Bộ môn Dinh dưỡng và Vệ sinh an tồn thực phẩm, Trường
ĐH Y tế cơng cộng)
* Tóm tắt tiếng Việt:
Nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng và nhu cầu đào tạo sát với thực tế,
Trường Đại học Y tế công cộng (ĐH YTCC) đặc biệt quan tâm đến những nhu cầu và
thay đổi về chính sách và chiến lược của ngành cũng như những thách thức mà thực tế đặt
ra. Trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về sức khỏe môi trường
(SKMT) nhưng hiện chưa có đơn vị đào tạo nào tiến hành đào tạo loại hình thạc sĩ chuyên
ngành SKMT cũng như thạc sĩ y tế công cộng (YTCC) định hướng SKMT. Kết quả rà
sốt của Khoa Sức khỏe mơi trường – Nghề nghiệp về chức năng, nhiệm vụ của các đơn
vị làm việc trong lĩnh vực SKMT cho thấy các vị trí, cơng việc liên quan tới lĩnh vực
SKMT đều cần những cán bộ làm việc có các kỹ năng về chuyên ngành này. Báo cáo của
1


Hội Y tế công cộng Việt Nam năm 2015 cho thấy tại Việt Nam, chưa có cán bộ được đào
tạo chuyên ngành, bài bản về SKMT, ngoại trừ một số cán bộ được đào tạo tại các cơ sở
đào tạo ở nước ngoài. Xuất phát từ những thực tế này, Trường ĐHYTCC tiến hành nghiên
cứu “Đánh giá nhu cầu đào tạo thạc sĩ chuyên ngành SKMT và thạc sĩ YTCC định
hướng SKMT tại Việt Nam năm 2016” với 4 mục tiêu:
1. Mô tả danh mục công việc mà các cán bộ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến
lĩnh vực SKMT ở Việt Nam đang thực hiện và vị trí đảm nhiệm của họ.
2. Đề xuất danh mục các năng lực cần có của các cán bộ làm việc trong lĩnh vực
SKMT ở trình độ thạc sĩ.
3. Xác định nhu cầu đào tạo bậc học thạc sĩ (chuyên ngành SKMT và YTCC định
hướng SKMT) của các cán bộ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến SKMT.
4. Đề xuất những nội dung chính cần đưa vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên

ngành SKMT và thạc sĩ y tế công cộng định hướng SKMT ở Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2016 đến tháng 01/2017 tại 7 tỉnh/thành phố
đại diện cho 7 vùng sinh thái, kinh tế xã hội ở Việt Nam bao gồm: Điện Biên, Hà Nội, Hà
Tĩnh, Bình Định, Đăk Lăk, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Nghiên cứu được thiết kế
dưới dạng thiết kế nghiên cứu cắt ngang áp dụng phương pháp kết hợp định tính và định
lượng. Về cấu phần định tính, tổng quan tài liệu, 29 cuộc phỏng vấn sâu và 2 hội thảo
chuyên gia đã được thực hiện. Ngoài ra cịn hai cuộc thảo luận nhóm chun gia với tuyến
tỉnh (17 cán bộ) và tuyến trung ương (20 cán bộ). Đối với cấu phần định lượng, tổng cộng
361 phiếu được phát đến các cán bộ đang thực hiện các công việc liên quan đến SKMT tại
các khoa/phòng thuộc các đơn vị tuyến trung ương và tuyến tỉnh, trong đó 298 phiếu phát
vấn được thu về, tỉ lệ trả lời phiếu 82,5%.
Kết quả cho thấy danh mục các công việc liên quan tới SKMT ở các tuyến tại Việt
Nam cần có trình độ thạc sĩ đều thuộc ba nhóm cơng việc lớn là: (1) Các công việc liên
quan tới đánh giá, quan trắc, nghiên cứu trong lĩnh vực SKMT; (2) Các công việc liên
quan tới công tác quản lý, lập kế hoạch và triển khai kế hoạch SKMT; (3) Các công việc
liên quan tới truyền thông, giao tiếp, đào tạo, báo cáo trong lĩnh vực SKMT. Tổng cộng có
13 năng lực cần có của các cán bộ làm việc trong lĩnh vực SKMT được xây dựng và thuộc
về ba nhóm năng lực lớn là (1) Đánh giá nguy cơ (rủi ro) SKMT; (2) Quản lý SKMT và
(3) Truyền thông nguy cơ, giao tiếp, đào tạo.

2


Về nhu cầu đào tạo bậc học thạc sĩ chuyên ngành SKMT và thạc sĩ YTCC định
hướng SKMT cho thấy thực trạng được đào tạo chính quy về các năng lực SKMT hiện
còn rất thấp. Tần suất “thường xuyên” và “thỉnh thoảng” áp dụng các năng lực SKMT ở
trình độ thạc sĩ dao động từ 28,2% đến 55,7%. Mức độ tự tin của các cán bộ khi thực hiện
các công việc cao nhất ở nhóm năng lực “Truyền thơng nguy cơ, giao tiếp, đào tạo” và
thấp nhất ở năng lực “Lập kế hoạch và thực hiện đánh giá tác động sức khoẻ theo các
hướng dẫn hiện hành”. Nhu cầu đào tạo đối với các năng lực SKMT ở trình độ thạc sĩ khá

cao (trên 80%). Mức độ “rất cần đào tạo” ở các năng lực đều dao động trên 20%. Phương
pháp dạy-học cần đảm bảo tích cực, gắn với thực địa và cấu phần thực hành cần chiếm
50% tổng thời lượng chương trình giảng dạy. Hình thức đào tạo mong muốn gồm tập huấn
ngắn hạn lẫn đào tạo chính quy theo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành SKMT
hoặc thạc sĩ YTCC định hướng SKMT. Có 40,9% số cán bộ tham gia phỏng vấn mong
muốn được học chương trình thạc sĩ của trường xây dựng.
Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay, Trường ĐH YTCC nên cân nhắc xây dựng
chương trình đào tạo về SKMT, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1-5 năm tới nên xây dựng
và triển khai chương trình đào tạo Ths YTCC định hướng SKMT, dựa trên chương trình
đào tạo Ths YTCC đang triển khai tại trường. Học viên học định hướng SKMT cần hồnh
thành 15 tín chỉ các mơn học chun ngành SKMT và làm luận văn về lĩnh vực SKMT.
Trong 5-10 năm tới Trường xây dựng chương trình đào tạo Ths SKMT. Để chương trình
được triển khai thì nhà trường cần tiến hành các thủ tục xin mở mã ngành đạo tạo Ths
SKMT. Chương trình đào tạo cần đảm bảo học viên sau khi tốt nghiệp có đủ 13 năng lực
SKMT theo 3 nhóm như mơ tả ở trong báo cáo.

3


*Tóm tắt tiếng Anh (Abstract)

THE TRAINING NEED ASSESSMENT OF THE MASTER OF
ENVIRONMENTAL HEALTH AND MASTER OF PUBLIC HEALTH
TRACKING ENVIRONMENTAL HEALTH IN VIET NAM, 2016
Author:
Le Thi Thanh Huong, PhD, MSc (Principal investigator) - Hanoi University of
Public Health
Tran Thi Tuyet Hanh, PhD, MPH - Hanoi University of Public Health
Tran Thi Thu Thuy, MPH, MSc - Hanoi University of Public Health
Tran Khanh Long, MPH - Hanoi University of Public Health

Nguyen Thuy Quynh, Assoc.Prof, MD, PhD - Hanoi University of Public Health
Nguyen Ngoc Bich, MD, PhD - Hanoi University of Public Health
Le Thị Thu Ha, MSc - Hanoi University of Public Health
Phung Xuan Son, MPH - Hanoi University of Public Health
Cong Ngoc Long, MPH - Hanoi University of Public Health
Luu Quoc Toan, MPH - Hanoi University of Public Health
In order to continuously improve the quality of the training program that meets
social actual needs, the Hanoi University of Public Health (HUPH) (previously known
as Hanoi School of Public Health) especially focuses on the changes of policies and
strategies of different sectors in Viet Nam and the needs of the improved human
resources in the health sector and related sectors. Different aspects of environmental
health, such as environmental health, occupational health, food safety require attention
from ministries and agencies and the public. In the context of environmental pollution
which causes negative impacts on human health, the school focuses on training student
oriented environmental- occupational health. The training of the bachelor of public
health (BPH) majoring in environmental & occupational health (EOH) was developed
and recruited students in the school year 2011-2012. Up to this time, there were 4
batches of BPH majoring EOH graduated. However, the post graduate program in
environmental health (EH) is still a gap in Viet Nam, and there have none of such
4


program existed in Viet Nam, either the MPH majoring in EH or the Master program
in EH [11]. Meanwhile, Vietnam is facing many challenges in EH. A recent reviewing
report conducted by the Hanoi School of Public Health on functions and tasks of the
staffs working in the field of Environmental & Occupational Health indicates that
officials working in EOH area needed to work with skills such as leading, guiding,
supervising and implementing the activities of EH, Occupational health (OH) and food
safety, communication with the community, as well as the relevant skills to perform,
conducting research in EH areas etc. A Viet Nam Public Health Association’s Report

in 2015 revealed that there were no standard training program on EH, and only few
staff were trained in EH abroad. Based on the above reasons, the study “The training
need assessment of the Master of Environmental Health and Master of Public
Health tracking environmental health in Viet Nam, 2016” is undertaken, with the
following objectives:
1. To describe the list of environmental health tasks that required staff at the
master level to conduct and their working position
2. To propose the list of environmental health core competencies for staff at
master level
3. To assess the training need at the master level for the master of environmental
health and master of public health tracking environmental health.
4. To propose courses that should be included in the training programs for the
master of environmental health and master of public health tracking
environmental health in Viet Nam.
The study was conducted from September 2016 to January 2017 at 7 cities/
provinces which were representative for 7 ecological & socio-economic regions of
Viet Nam, including Dien Bien, Hanoi, Ha Tinh, Binh Dinh, Dak Lak, Hochiminh city
and Can Tho. It was a cross sectional study using mix method (qualitative and
quantitative). The qualitative survey included the desk review, 29 indepth interviews
and two consultative workshops. In addition to that, there were two focus group
discussions with experts at central (20 experts) and provincial (17 experts) levels. With
quantitative survey, there were 361 self-administered questionnaires to be sent to staffs

5


who were working in environmental health at central and provincial levels. 298
questionnaires were returned, making the response rate of 82.5%.
Results showed that the list of EH tasks at different levels of Viet Nam that
required staff at master level included 3 major task groups related to: (1) assessment,

mornitoring and research in EH, (2) management, planning and implementation in EH,
(3) communication, training and report in EH. Totally, there were 13 EH core
competencies for staff at master level were proposed: (1) EH risk assessment, (2) EH
management and (3) EH risk communication and training. The official training on EH
core competencies in Viet Nam was very poor. The frequency of “usually” and
“sometimes” applying EH core competencies at master level ranged from 28.2% to
55.7%. The level of “confidence”of staff when implementing EH tasks were highest
with the core competencies group “EH risk communication and training” and were
lowest with the competencies “Planning and implementing the health impact
assessment based on current legislations”. The training need assessment for the EH
core competencies was relatively high (more than 80%). The level of “urgent need for
training” at all competencies were more than 20%. The training methods were
suggested as active teaching – learning method, field based. The practical component
should be 50% of the total training time. The expected training modes included short
courses and official programs such as master of environmental health or master of
public health tracking EH. Totally, there were 40.9% staff expected to study the master
of environmental health or master of public health tracking EH developed by HUPH.
To meet the current urgent need, HUPH should consider to develop the master
program related to EH, which should be divided into two periods. For the next 5 years,
HUPH should develop and implement the master of public health majoring in EH,
which was based on the current master of public health program. Students who follow
this tracking should complete 15 credits of EH subjects and conduct their thesis with
EH topics. In the next 5 to 10 years, HUPH should focus on the development of the
master of environmental health. The university needs to implement all necessary
procedures with the Ministry of Education and Training for this new program. The
new program needs to assure that graduates will acquire 13 EH core competencies at
master level.
6



PHẦN B : TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
1. Kết quả nổi bật của đề tài.
(a) Đóng góp mới của đề tài: Đề tài đã chỉ ra nhu cầu cấp thiết về việc tiến hành
đào tạo chương trình thạc sĩ Sức khỏe mơi trường và thạc sĩ Y tế công cộng
định hướng sức khỏe môi trường tại Việt Nam.
(b) Kết quả cụ thể (các sản phẩm cụ thể):
Đề tài đã đưa ra được một số kết quả cụ thể sau:
-

Đã mô tả được danh mục các công việc liên quan đến lĩnh vực SKMT ở Việt
Nam cần có trình độ thạc sĩ và thuộc 3 nhóm công việc lớn: (1) Các công việc
liên quan tới đánh giá, quan trắc, nghiên cứu trong lĩnh vực SKMT, (2) Các
công việc liên quan tới công tác quản lý, lập kế hoạch và triển khai kế hoạch
SKMT, (3) Các công việc liên quan tới truyền thông, giao tiếp, đào tạo, báo cáo
trong lĩnh vực SKMT

-

Đã đề xuất được danh mục 13 năng lực SKMT dành cho cán bộ có trình độ thạc
sĩ, thuộc về 3 nhóm năng lực lớn là 1) Đánh giá nguy cơ (rủi ro) SKMT, (2)
Quản lý SKMT và (3) Truyền thông nguy cơ, giao tiếp, đào tạo.

-

Đã xác định được nhu cầu đào tạo bậc học thạc sĩ chuyên ngành SKMT và thạc
sĩ YTCC định hướng SKMT, với hơn 80% có nhu cầu đào tạo ở tất cả 13 năng
lực.

-


Xác định được một số nội dung chính cần đưa vào chương trình đào tạo: bao
gồm các nội dung bắt buộc (thống kê, dịch tễ, biến đổi khí hậu và sức khỏe,
đánh giá/quản lý và truyền thơng nguy cơ SKMT, đánh giá tác động môi
trường/sức khỏe, quan trắc chất lượng mơi trường nước, khơng khí, quản lý
chất thải, luật và chính sách SKMT). Một số nội dung tự chọn cũng được đề
xuất như Kinh tế y tế/Ứng dụng công nghệ viễn thám (GIS) trong quản lý –
giám sát các vấn đề SKMT, các bệnh liên quan tới môi trường và các bệnh dịch
khẩn cấp mới nổi

-

Xác định được có sự tồn tại song song hai nhu cầu về chương trình đề xuất của
trường:
o Chương trình thạc sĩ YTCC định hướng SKMT giúp đào tạo nhân lực
SKMT (phù hợp với ngành y tế) trong giai đoạn trước mắt
7


o Chương trình thạc sĩ chuyên ngành SKMT giúp đào tạo nhân lực SKMT
bài bản trong tương lai dài hơi hơn
(c) Hiệu quả về đào tạo: Sau khi chương trình được xây dựng, Trường ĐH YTCC
sẽ giúp đào tạo được đội ngũ CB có trình độ thạc sĩ được đào tạo bài bản về
SKMT để đáp ứng được các công việc hàng ngày của họ.
(d) Hiệu quả về xã hội: Việc có được đội ngũ cán bộ SKMT được đào tạo bài bản
sẽ giúp các cán bộ công tác trong lĩnh vực SKMT có khả năng ứng phó được
với các thách thức về SKMT của đất nước. Các thông tin về các sự cố môi
trường cũng sẽ được truyền tải tới các bên liên quan và cộng đồng một cách
trung thực, khách quan, tránh hoang mang cho cộng đồng và tránh được những
hệ lụy xấu đi kèm cho xã hội.
(e) Các hiệu quả khác: không.

2. Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội.
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.
(a) Tiến độ: đúng thời hạn.
(b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: thực hiện được đầy đủ các mục tiêu nghiên
cứu.
(c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: đủ các sản phẩm như đề
cương dự kiến.
(d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí:
Tồn bộ kinh phí đã được quyết tốn: 324.800 triệu đồng
Chưa thanh quyết toán: 476.880 triệu đồng
Tỉ lệ giải ngân: 40,5%
Lý do tồn đọng kinh phí: USAID đóng kinh phí vào 31/10/2016 nên một số
hoạt động như tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu ở các vùng miền
không kịp quyết tốn trước 31/10/2016.
4. Các ý kiến đề xuất: Khơng

8


PHẦN C: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và nhu cầu đào tạo sát với thực tế,

Trường Đại học Y tế công cộng (ĐH YTCC) đặc biệt quan tâm đến những nhu cầu và
thay đổi về chính sách và chiến lược của ngành, đặc biệt là các chính sách liên quan tới
mơi trường, sức khỏe, sức khỏe nghề nghiệp, an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu, các
bệnh truyền nhiễm khẩn cấp mới nổi… đang là những thách thức cần được chú trọng.

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng xảy ra trên diện rộng đã và đang có
những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, Trường chú trọng tới việc đào tạo loại
hình học viên, sinh viên theo định hướng Sức khỏe mơi trường – nghề nghiệp (SKMTNN). Chương trình cử nhân y tế công cộng (YTCC) định hướng SKMT-NN đã được
xây dựng và chính thức đào tạo sinh viên chính quy từ năm học 2011-2012. Đến nay,
đã có 4 khóa sinh viên theo định hướng này tốt nghiệp. Tuy nhiên, loại hình đào tạo
đội ngũ cán bộ sức khỏe mơi trường (SKMT) ở bậc học thạc sĩ ở Việt Nam hiện nay
còn đang thiếu. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có đơn vị đào tạo nào tiến hành đào tạo loại
hình thạc sĩ chuyên ngành SKMT cũng như thạc sĩ YTCC định hướng SKMT [12],
ngoại trừ Học viện Quân Y là đơn vị duy nhất trong tồn quốc có mã ngành Thạc sĩ
chuyên ngành Y học dự phòng (Sức khỏe môi trường) với mã số đào tạo 60.72.73. Tuy
nhiên, chương trình đào tạo của Học viện Quân Y chủ yếu giảng dạy về bệnh học và
Sức khỏe nghề nghiệp (SKNN), chỉ có một vài mơn liên quan tới nội hàm SKMT như
vi sinh y học, hóa sinh, ký sinh trùng, vệ sinh học đại cương và SKMT với thời lượng
mỗi mơn học là 2 tín chỉ [10].
Trong khi đó, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về SKMT. Kết quả rà
sốt của Khoa Sức khỏe mơi trường – Nghề nghiệp về chức năng, nhiệm vụ của các
đơn vị làm việc trong lĩnh vực SKMT cho thấy các vị trí, công việc liên quan tới lĩnh
vực SKMT đều cần những cán bộ làm việc có các kỹ năng như chỉ đạo, hướng dẫn,
giám sát, tổ chức thực hiện các hoạt động về SKMT, giao tiếp với cộng đồng, truyền
thông nguy cơ, đánh giá tác động sức khỏe của các chương trình, dự án, phiên giải
được các số liệu về SKMT, tư vấn hiệu quả các biện pháp can thiệp SKMT nhằm giảm
thiểu tác động có hại của mơi trường tới sức khỏe, phân tích chuyên sâu các xét
1


nghiệm hóa, lý, vi sinh về nước, khơng khí, sử dụng GIS và công nghệ viễn thám trong
quản lý các bệnh liên quan tới môi trường, cũng như các kỹ năng liên quan tới thực
hiện, triển khai nghiên cứu về các lĩnh vực SKMT v.v.[18]. Trong khi đó, báo cáo
đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA) cử nhân YTCC định hướng SKMT-NN cho thấy ở
bậc đào tạo cử nhân, các cán bộ chỉ tham gia giám sát, tham gia tổ chức, tham gia thực

hiện các hoạt động về SKMT, SKNN và an tồn thực phẩm, giao tiếp với cộng đồng,
có kỹ năng thực hiện nghiên cứu về các lĩnh vực SKMT [16]. Báo cáo của Hội YTCC
Việt Nam năm 2015 cho thấy tại Việt Nam, chưa có cán bộ (CB) được đào tạo chuyên
ngành, bài bản về SKMT, ngoại trừ một số ít CB được đào tạo tại các cơ sở đào tạo ở
nước ngoài [11].
Từ những cơ sở trên, việc tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo của CB làm việc
trong lĩnh vực SKMT ở bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) là cần thiết và mang tính thời
sự nhằm xác định nhu cầu đào tạo đội ngũ CB làm việc trong lĩnh vực SKMT hiện nay
như Thạc sĩ chuyên ngành SKMT, thạc sĩ YTCC định hướng SKMT. Xuất phát từ
những thực tế này, Trường Đại học Y tế công cộng tiến hành nghiên cứu “Đánh giá
nhu cầu đào tạo thạc sĩ chuyên ngành SKMT và thạc sĩ YTCC định hướng SKMT
tại Việt Nam, 2016” với các mục tiêu sau đây:
Mục tiêu chung
Đánh giá nhu cầu đào tạo thạc sĩ chuyên ngành SKMT và thạc sĩ Y tế công cộng
định hướng Sức khỏe môi trường tại Việt Nam năm 2016.
Mục tiêu cụ thể
1. Mô tả danh mục công việc mà các cán bộ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến
lĩnh vực SKMT ở Việt Nam đang thực hiện.
2. Đề xuất danh mục các năng lực cần có của các cán bộ làm việc trong lĩnh vực
SKMT ở trình độ thạc sĩ.
3. Xác định nhu cầu đào tạo bậc học thạc sĩ (chuyên ngành SKMT và YTCC định
hướng SKMT) của các cán bộ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến SKMT.
4. Đề xuất nội dung chính cần đưa vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành
SKMT và thạc sĩ y tế công cộng định hướng SKMT ở Việt Nam.

2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.


Giới thiệu về đánh giá nhu cầu đào tạo

2.1.1. Khái niệm đánh giá nhu cầu đào tạo
Khi người lao động làm việc tại một vị trí nhất định khơng có đủ năng lực để đáp
ứng u cầu cơng việc, họ sẽ có nhu cầu nâng cao năng lực bản thân nếu muốn tiếp tục
thực hiện công việc hiện tại. Như vậy, nhu cầu đào tạo nảy sinh khi có một ‘khoảng
cách’ giữa năng lực địi hỏi cần phải có của một người để thực hiện cơng việc của họ
và năng lực thực tế mà họ có [19]. “Đánh giá nhu cầu đào tạo”, hoặc “phân tích nhu
cầu đào tạo” là phương pháp xác định có hay khơng có nhu cầu đào tạo, và nếu có thì
loại hình đào tạo nào là cần thiết để lấp đầy những thiếu hụt giữa năng lực thực tế và
yêu cầu công việc [19]. Kết quả phân tích nhu cầu đào tạo sẽ chỉ ra những nội dung chi
tiết của một khoá đào tạo sao cho những kiến thức và kỹ năng mà học viên thu được
trong khoá đào tạo sẽ nâng cao năng lực và cho phép họ thực hiện công việc ở mức độ
có thể chấp nhận được. Ngồi ra việc phân tích nhu cầu đào tạo cũng giúp xác định
những đối tượng cần phải đào tạo cũng như nội dung chính của chương trình đào tạo.
Kết quả từ một cuộc đánh giá nhu cầu đào tạo được triển khai đúng phương pháp sẽ
cung cấp thông tin đề ra những giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết được những vấn đề
thực sự đang tồn tại [19], [26], [28]. Xác định hay đánh giá nhu cầu đào tạo là bước
đầu tiên khi xây dựng bất kỳ một chương trình đào tạo mới nào và đây cũng là bước
then chốt đảm bảo cho tính hiệu quả và thực tiễn của chương trình đào tạo đó. Trước
khi mở ra một chương trình đào tạo, những người quản lý đào tạo cần phải xác định
được đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, thời gian, địa điểm bắt đầu và kết thúc khóa
đào tạo cũng như cách thực triển khai hoạt động đào tạo cụ thể [22].
2.1.2. Các bước tiến hành nhu cầu đào tạo
Bước đầu tiên trong việc thiết kế một chương trình đào tạo là tiến hành đánh giá
nhu cầu. Việc đánh giá nhằm mô tả khoảng cách giữa “năng lực hiện có” trong hiện tại
và “năng lực mong muốn”. Q trình đánh giá nhu cầu đào tạo có thể được thực hiện
qua 4 đến 6 bước [23], [24], tuy nhiên hoạt động này đều bao hàm những nội dung
chính như phân tích thiếu hụt trong triển khai cơng việc, xác định ưu tiên và tầm quan

trọng, xác định nguyên nhân của các vấn đề phát sinh khi thực hiện công việc, xây

3


dựng các giải pháp v.v. Kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo là cơ sở để thiết kế, xây
dựng và đánh giá chương trình đào tạo [22], [21].
2.1.3. Các phương pháp tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo
Việc lựa chọn phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo phụ thuộc vào mục đích,
phạm vi của cuộc đánh giá và nguồn lực sẵn có. Tùy tình hình thực tế mà nhóm nghiên
cứu có thể áp dụng kết hợp các phương pháp khác nhau, bao gồm: rà soát tài liệu sẵn
có, phân tích các thơng tin đặc thù liên quan đến chủ đề quan tâm (như thực trạng các
vấn đề SKMT hiện nay, năng lực quản lý công tác này v.v.), phỏng vấn sâu và quan
sát, khảo sát.
2.2.

Đánh giá nhu cầu đào tạo về sức khoẻ môi trường ở Việt Nam
Tại Việt Nam, công tác đánh giá nhu cầu đào tạo cũng tuân thủ theo các bước mô

tả ở trên, thực hiện với mục đích xây dựng chương trình đạo tạo mới hoặc đánh giá
hiệu quả, chất lượng chương trình hiện có. Các bộ, ngành cũng thường xuyên tổ chức
đánh giá hoặc xác định nhu cầu đào tạo để lập kế hoạch năm cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực của ngành. Tuy nhiên, việc đánh giá nhu cầu đào tạo Thạc sĩ
(Ths) SKMT hoặc Ths. YTCC định hướng SKMT tại Việt Nam một cách toàn diện
chưa được triển khai. Hiện mới có một cuộc đánh giá của trường Đại học Y tế công
cộng năm 2009 đối với chương trình cử nhân YTCC định hướng SKMT-NN ở bậc học
đại học, qua đó thể hiện nhu cầu bức thiết cần đào tạo một số lĩnh vực chuyên sâu về
SKMT-NN, đặc biệt tại các tuyến tỉnh, huyện như các kỹ năng đánh giá chương trình,
truyền thơng, quản lý chương trình SKMT-NN. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại đã qua
7 năm, kết hợp với nhiều thay đổi mang tính chiến lược của đất nước như Quy hoạch

phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Thủ tướng chính phủ; Quy
hoạch phát triển nhân lực ngành Tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012 – 2020 theo
quyết định số 2476/QĐ-BTNMT ngày 30/12/2011 với hai giai đoạn 2012-2015 và
2016-2020 hay sự ra đời của một số chương trình đào tạo chính quy như cử nhân
YTCC định hướng SKMT-NN từ năm 2012, nhu cầu đào tạo SKMT đã có nhiều biến
chuyển. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo Ths. SKMT và Ths. YTCC định hướng SKMT
là hết sức cần thiết để làm cơ sở xây dựng các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu
thực tế và trong quá trình phát triển của đất nước.

4


2.3.

Nhu cầu đào tạo cán bộ làm việc trong lĩnh vực SKMT trong giai đoạn tới

Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 quy định các nội dung liên quan đến bảo
vệ mơi trường nói chung và SKMT nói riêng gồm có:
-

Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

-

Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách
bền vững

-


Ứng phó với biến đổi khí hậu

-

Bảo vệ mơi trường biển và hải đảo, nước, đất và khơng khí

-

Bảo vệ mơi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu
dân cư,

-

Quản lý chất thải rắn, lỏng

-

Quản lý và Kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ

-

Xử lý ơ nhiễm, phục hồi và cảí thiện mơi trường

-

Phịng ngừa, ứng phó, khắc phục và xử lý sự cố môi trường

-

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường


-

Quan trắc môi trường

-

Quản lý thông tin, chỉ thị, thống kê và báo cáo mơi trường [13]

Qua đó Luật đã thể hiện phạm vi và nội dung năng lực yêu cầu đối với cán bộ làm việc
trong lĩnh vực mơi trường nói chung và SKMT nói riêng trong giai đoạn mới. Về mặt
quy mô số lượng nhân lực, Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ
2011-2020, định hướng phát triển ngành Tài nguyên, môi trường được chia thành 2
thời kỳ với mục tiêu cụ thể như sau:
-

Thời kỳ 2011 - 2015, đào tạo mới và đào tạo nâng cao từ 6.000 - 8.000 cán bộ
trình độ đại học về tài nguyên và môi trường, đào tạo mới từ 800 - 1.000 cán bộ
trình độ thạc sỹ và từ 150 - 200 cán bộ trình độ tiến sỹ. Trong thời kỳ 2011 2015, hàng năm có khoảng 4.000 - 7.000 lượt cán bộ các cơ quan Trung ương;
từ 6.000 - 10.000 lượt cán bộ các cơ quan cấp tỉnh và từ 10.000 - 14.000 lượt
cán bộ các cơ quan cấp huyện được bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ.
5


-

Thời kỳ 2016 - 2020, đào tạo mới và đào tạo nâng cao khoảng 3.000 - 4.000 cán
bộ trình độ đại học, đào tạo mới khoảng 2.000 - 2.500 cán bộ trình độ thạc sỹ và

khoảng 300 - 350 cán bộ trình độ tiến sỹ. Trong thời kỳ 2016 - 2020, hàng năm
có khoảng 6.000 - 8.000 lượt cán bộ các cơ quan Trung ương; từ 7.000 - 10.000
lượt cán bộ các cơ quan cấp tỉnh và từ 14.000 - 20.000 lượt cán bộ các cơ quan
cấp huyện được bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài Ngun và Mơi trường (TNMT) đã ban hành quyết định số
2476/QĐ-BTNMT ngày 30/12/2011 về việc Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tài
nguyên và môi trường giai đoạn 2012 – 2020 [2] trong đó nhu cầu đào tạo qua các giai
đoạn:
Giai đoạn 2012 - 2015
-

Đào tạo từ 100 đến 120 tiến sỹ, ưu tiên đối với các lĩnh vực đất đai, khí tượng
thủy văn và biến đổi khí hậu, địa chất và khống sản, tài ngun nước, đo đạc
và bản đồ, biển và hải đảo, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường.

-

Đào tạo từ 500 đến 700 thạc sỹ trong các chuyên ngành về quản lý kinh tế,
chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.

-

Đào tạo mới, đào tạo chuyển đổi và đào tạo nâng cao từ 3.000 đến 4.000 cán bộ
có trình độ đại học các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.

-

Đào tạo, bồi dưỡng hàng năm từ 4.000 đến 7.000 lượt cán bộ, cơng chức, viên
chức cấp trung ương, trong đó có từ 2.000 đến 3.500 lượt cán bộ, cơng chức,

viên chức được tiếp cận các kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới về tài
nguyên và môi trường.

-

Đào tạo, bồi dưỡng hàng năm từ 6.000 đến 10.000 lượt cán bộ, công chức, viên
chức cấp tỉnh; từ 10.000 đến 14.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp
huyện và cấp xã; trong đó từ 1.000 đến 1.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức
cấp tỉnh, cấp huyện được tiếp cận các kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế
giới về tài nguyên và môi trường.
Giai đoạn 2016 - 2020
- Tiếp tục tăng cường và mở rộng đào tạo đại học, sau đại học các chuyên

ngành về tài nguyên và mơi trường, trong đó lưu ý các chun ngành về quản lý, kinh
tế ngành tài nguyên và môi trường, số lượng khoảng 100 đến 150 cán bộ trình độ tiến
6


sỹ; 700 đến 800 cán bộ trình độ thạc sỹ; đào tạo mới và đào tạo nâng cao khoảng 1.500
đến 2.000 cán bộ trình độ đại học.
- Đào tạo, bồi dưỡng hàng năm từ 6.000 đến 8.000 lượt cán bộ, công chức, viên
chức cấp trung ương; từ 7.000 đến 10.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh
và từ 14.000 đến 20.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã về
chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới về tài ngun và
mơi trường.
Trong đó một số lĩnh vực liên quan đến SKMT cụ thể gồm:
- Lĩnh vực môi trường: nhân lực hiện có khoảng 10.000 người, giai đoạn 20122020 cần thay thế và tuyển mới khoảng 10.000 người phục vụ cơng tác quản lý nhà
nước.
- Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu: nhân lực hiện có khoảng trên
4.000 người, giai đoạn 2012-2020 cần tuyển khoảng 600 đến 1.000 người chủ yếu để

bổ sung, thay thế đội ngũ cán bộ nghỉ hưu.
Trong đó, theo Luật Bảo vệ mơi trường năm 2014, Bộ TNMT được Chính phủ
giao nhiệm vụ là đơn vị đầu mối để điều phối, chỉ đạo, quản lý nhà nước và triển khai
các hoạt động về SKMT trong toàn quốc, kết hợp chặt chẽ với Bộ Y tế (BYT) và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng như một số bộ, ngành khác.
Đồng thời, chiến lược phát triển ngành của các Bộ có liên quan cũng nhấn mạnh việc
phát triển, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng các cơng việc được giao.
2.4.

Các văn bản, chính sách về SKMT và định hướng phát triển SKMT ở Việt
Nam
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra định nghĩa về SKMT như sau: “SKMT đề cập

đến mọi yếu tố sinh học, hóa học, vật lý và các yếu tố liên quan khác trong mơi trường
có tác động đến sức khỏe con người; đánh giá và kiểm sốt các yếu tố mơi trường có
khả năng tác động đến sức khỏe nhằm phịng ngừa bệnh tật và tạo mơi trường trong
sạch, có lợi cho sức khỏe” [29]. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 cũng đưa
ra định nghĩa: “SKMT là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi trường có
tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người” [13]. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
SKMT mà Chính phủ giao cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, được qui
định rõ trong Luật Bảo vệ môi trường và một số bộ Luật khác có liên quan, cho đến
7


nay Việt Nam đã có một bộ máy, hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước và
khá nhiều văn bản qui phạm liên quan đến các lĩnh vực khác nhau về SKMT. Tuy
nhiên, qua thực tế đã hoạt động trong nhiều năm qua, vấn đề quản lý SKMT vẫn chưa
được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất, rõ ràng và có hệ thống ở cơ quan đầu
mối là Bộ TNMT cũng như ở các Bộ/ngành liên quan. Hiện vẫn chưa xây dựng được
một cơ chế điều phối và phối hợp hoạt động hiệu quả trong quản lý nhà nước về

SKMT; các nội dung hoạt động quản lý, công cụ đo lường, đánh giá tác động SKMT
cũng chưa được hoàn thiện.
Việt Nam cũng đã tham gia nhiều văn bản, chính sách quốc tế về SKMT, ví dụ
đã ký Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP); Cơng
ước Basel về Kiể m soát chấ t thải xuyên biên giới và Công ước Rotterdam về về các
thủ tục thông báo trước đối với một số hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nguy hại
trong thương mại quốc tế, ký cam kết tham gia hiệp định khung UNFCCC từ giai đoạn
1992 – 1994, ký kết nghị định thư Kyoto giai đoạn 1998 – 2002, tham gia hội nghị
thượng đỉnh của Liên Hợp quốc hàng năm về biến đổi khí hậu… Để thực hiện tốt các
cam kết về bảo vệ môi trường với quốc tế cần củng cố vai trò đầu mối, điều phối của
Bộ TNMT và sự tham gia của các Bộ ngành liên quan trong thực hiện các Công ước
quốc tế về SKMT, trong đó Bộ Y tế đóng vai trị quan trọng. Tuy nhiên, đến thời điểm
hiện tại vẫn chưa có chiến lược hay kế hoạch hành động quốc gia về SKMT mặc dù đã
có một số bản dự thảo được đệ trình lên Chính phủ nhưng chưa được thơng qua. Hiện
nay Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á chưa đưa ra kế hoạch
hành động quốc gia về SKMT (NEHAP). Chính vì vậy, ngồi việc Luật BVMT 2014
nêu ra định nghĩa về SKMT và Chính phủ giao cho Bộ TNMT là đơn vị đầu mối trong
chỉ đạo, quản lý và thực hiện SKMT ở Việt Nam thì các định hướng, quy hoạch phát
triển ngành SKMT là chưa rõ ràng tính đến thời điểm này [11].
Mặc dù vậy, trong thời gian qua Việt Nam đã triển khai các chương trình, kế
hoạch và hành động có liên quan đến SKMT, với sự tham gia, phối hợp của nhiều bộ,
ngành khác nhau, trong đó các Bộ có vai trị quan trọng là Bộ TNMT, BYT, Bộ
NN&PTNT. Ví dụ: Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn, giai đoạn giai đoạn 1999 – 2005, 2006-2010, 2011-2015; Chương trình
mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu được Chính phủ phê duyệt theo Quyết
8


định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ [15]; Dự án
phòng chống sốt rét và Dự án phòng chống sốt xuất huyết trong Chương trình mục tiêu

quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS và
trong chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012-2015; Chương trình phịng
chống tiêu chảy; Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Y tế giai đoạn 2009-2015; Đề án
tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;
Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an tồn thực phẩm giai đoạn 2006-2010 và
giai đoạn 2012-2015; Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030… Về luật pháp, ngoài Luật Bảo vệ môi trường (2014), các
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực SKMT cịn có Luật An tồn thực phẩm
(2010), Luật Phòng chống Thiên tai (2012), Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (2015),
Bộ Luật Hình sự (sửa đổi năm 2015). Để quản lý tốt hơn các thách thức SKMT mà
Việt Nam đang và sẽ đối mặt cũng như thực hiện tốt các văn bản, chính sách, cam kết
SKMT quốc tế mà Việt Nam tham gia, việc xây dựng lộ trình, cơ chế quản lý SKMT
và đào tạo cán bộ có chun mơn về SKMT là cần thiết [11].
Theo Thông tư 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở y tế thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và phòng y tế thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh [5], trong đó Điều 2 – Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế
gồm nhiều mảng chuyên môn, với Điểm 6 quy định rõ về về y tế dự phòng, Sở có
nhiệm vụ: “Chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện quy định chuyên môn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; HIV/AIDS; dự phòng và
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện; bệnh không lây nhiễm; bệnh nghề nghiệp,
tai nạn thương tích; sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, vệ sinh và sức khỏe
lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; hóa chất, chế phẩm diệt cơn
trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn tỉnh”. Như vậy, để
thực hiện tốt chức năng này thì Sở Y tế và Phịng Y tế cần có cán bộ được đào tạo về
chun mơn SKMT. Đồng thời, Thông tư cũng quy định tại Điều 3 (Khoản 4a) về việc
thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập các Trung
tâm có cùng chức năng. Như vậy, định hướng phát triển SKMT trong giai đoạn tới của

9



×