Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Lý do và quan điểm về sử dụng thuốc lá điện tử trong nhóm thanh niên có sử dụng thuốc lá điện tử tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.23 KB, 51 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: LÝ DO VÀ QUAN ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
TRONG NHÓM THANH NIÊN CÓ SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
TẠI HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài: Đào Quang Tiến
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
Mã số đề tài: 04.17-17.SV-HUPH

Năm 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: Lý do và quan điểm về sử dụng thuốc lá điện tử trong nhóm thanh niên
có sử dụng thuốc lá điện tử tại Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài: Đào Quang Tiến
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
Cấp quản lý: cấp cơ sở
Mã số đề tài: 04.17-17.SV-HUPH
Thời gian thực hiện: từ tháng 06 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 7,49 triệu đồng
Trong đó: kinh phí SNKH: 5 triệu đồng
Nguồn khác: 2,49 triệu đồng



Năm 2017


Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở

1. Tên đề tài: Một số đặc điểm về sử dụng thuốc lá điện tử của thanh niên Hà Nội năm
2017
2. Chủ nhiệm đề tài: Đào Quang Tiến
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế cơng cộng
4. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Y tế cơng cộng
5. Thư ký đề tài: Phí Quỳnh Trang
6. Phó chủ nhiệm đề tài: Lê Thu Giang
7. Danh sách những người thực hiện chính:
- Đồn Thị Thùy Dương
- Đào Quang Tiến
- Phí Quỳnh Trang
- Lê Thu Giang
- Nguyễn Hoàng Nam
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 06 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017


MỤC LỤC
TĨM TẮT............................................................................................................................ 1
ABSTRACT ........................................................................................................................ 2
Phần A: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài ................................................................... 3
Phần B: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở ............................. 5
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................. 6
2.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu .............................................................. 6

2.2. Cấu tạo của thuốc lá điện tử. .................................................................................. 7
2.3. Tinh dầu của thuốc lá điện tử ................................................................................. 7
2.4. Những tác động của thuốc lá điện tử ..................................................................... 8
2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng của thuốc lá điện tử ..................................................... 10
2.6. Khung lý thuyết trong nghiên cứu ....................................................................... 13
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 13
3.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................ 13
3.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 14
3.3. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................. 14
3.4. Tiếp cận đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 15
3.5. Thu thập thơng tin ................................................................................................ 16
3.6. Quản lý và phân tích số liệu ................................................................................. 17
3.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................. 18
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 18


4.1. Đối tượng tham gia nghiên cứu ........................................................................... 18
4.2. Sơ lược về thuốc lá điện tử tại Hà Nội ................................................................. 20
4.3. Hoàn cảnh bắt đầu sử dụng và lý do sử dụng thuốc lá điện tử ............................ 22
4.4. Ưu điểm của thuốc lá điện tử so với thuốc lá thông thường ................................ 26
4.5. Thời điểm và khu vực thường sử dụng thuốc lá điện tử ...................................... 30
4.6. Cảm nhận của những người đã và đang sử dụng thuốc lá điện tử về thái độ của
những người xung quanh với thuốc lá điện tử............................................................... 32
4.7. Truyền thông về thuốc lá điện tử ......................................................................... 36
5. BÀN LUẬN ................................................................................................................ 38
6. KẾT LUẬN................................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 42


TÓM TẮT

Thuốc lá điện tử được sử dụng ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là trong nhóm
người trẻ tuổi. Mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng sản phẩm này nhanh chóng
được những người trẻ tuổi tại các thành phố lớn tiếp nhận và sử dụng. Nghiên cứu này
được thực hiện để mô tả đặc điểm và thái độ về sử dụng thuốc lá điện tử của thanh niên
tại Hà Nội năm 2017.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cách tiếp cận nghiên cứu hiện
tượng, sử dụng phương pháp bông tuyết lăn để chọn mẫu. Tổng số 11 thanh niên từ 18
– 30 tuổi đang sinh sống và làm việc trên sáu quận nội thành thành phố Hà Nội đã tham
gia nghiên cứu. Trong số đó, 8 người hiện đang sử dụng, 3 người đã từng sử dụng
thuốc lá điện tử. Thông tin được nhóm sinh viên trường Đại học Y tế cơng cộng thu
thập từ tháng 8/2017 đến tháng 11/2017.
Kết quả: Những người sử dụng thuốc lá điện tử chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là
những người nghiện thuốc lá lâu năm, sử dụng thuốc lá điện tử để giảm hoặc cai thuốc
lá thơng thường. Nhóm này thường tìm hiểu thơng tin về thuốc lá điện tử khá kỹ và từ
nhiều nguồn khác nhau, cân nhắc các yếu tố lợi, hại khi sử dụng. Nhóm thứ hai là
nhóm ở độ tuổi trẻ hơn, sử dụng thuốc lá điện tử do tò mò, muốn trải nghiệm những
thứ mới lạ, họ sử dụng thuốc lá điện tử bởi sự đa dạng về mùi thơm, khả năng tạo khói
và cũng để thể hiệnbản thân. So với thuốc lá thông thường, người sử dụng thuốc lá điện
tử cảm thấy thuốc lá điện tử ít có ảnh hưởng đến sức khỏe hơn, cả cho người hút chủ
động và thụ động. Sử dụng thuốc lá điện tử cũng được người thân, bạn bè của họ chấp
nhận dễ dàng hơn so với thuốc lá thông thường hoặc các chất gây nghiện khác. Thông
tin truyền thông về thuốc lá điện tử hiện đang rất hạn chế mà khơng có bằng chứng cụ
thể. Cần nhiều nghiên cứu về thuốc lá điện tử như tác dụng trong việc giảm, cai thuốc
lá thông thường cũng như tác động của thuốc lá điện tử đến sức khỏe con người.

1


ABSTRACT
Electronic cigarettes (e-cigarettes) are being more prevalence, especially among young

people. Although newly being introduced in Vietnam, e-cigaretteshave been rapidly
accepted and used by young people in major cities. This study was conducted to
describe the pattern and atitude about the use of electronic cigarettes by the youth in
Hanoi in 2017.
The research used a qualitative research method with a phenomenological approach,
using a snowball technique to select samples. A total number of 11 persons from 18 to
30 years old, whowere living and working in 6 districs of Hanoi participated in the
research. Of those, 8 persons were current used e-cigarettes, others used to be. Data
was collected by students of the University of Public Health from August 2017 –
November 2017.
Results: E-cigaretteoften used among smokers and young people. Among smokers,
attempts to quit smoking and a strong desire to stop tobacco were reported as a reason
for starting using e-cigarette. Those people usually look-up for information onecigarettes from various sources, considering the advantages and disadvantages before
using e-cigarettes. Other reason for trying e-cigarettes were curiosity, offer to try by
someone, attractiveness of e-liquid flavors and taste, and of vaping tricks of smoke.
Smokers found that e-cigarettesare likely to be much less, if at all, harmful to users or
bystanders. Even long-term health effects of e-cigarettes use are unknown, they feel
their health status are improved comparing with using smoke. E-cigarettes users were
also more likely to be accepted by others people, such as family members, friends than
smokers. Information on e-cigarettes was limited and mainly overstates the harm
without evidence. More evidenceon e-cigarettes as a safer alternative to smoking and a
possible pathway to complete cessation of nicotine as well as long-term health effects
of e-cigarettes need to studies and disseminated.

2


Phần A: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
1. Kết quả nổi bật của đề tài
(a) Đóng góp mới của đề tài: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tim

̀ hiể u về đặc
điểm và thái độ về sử dụng thuốc lá điện tử của thanh niên Hà Nội.
(b) Kết quả cụ thể:Báo cáo kết quả nghiên cứu được Hội đồng khoa học trường Đại
học Y tế công cộng thông qua
(c) Xuất bản 01 bài đăng trên tạp chí khoa học trong nước: Hiện đã thực hiện
(d) Hiệu quả về đào tạo: Thực hiện đề tài giúp nhóm sinh viên nâng cao kiến thức và
kỹ năng thực hiện nghiên cứu, viết báo cáo nghiên cứu khoa học.
(e) Hiệu quả về xã hội: Đề tài là cơ sở để nhìn nhận được những quan điểm của thanh
niên Hà Nội về thông tin thuốc lá điện tử, đồng thời làm nổi bật một số đặc điểm về
hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, từ đó khuyến nghị cần tiếp tục có các nghiên cứu
về tác dụng giảm, cai thuốc lá thông thường của thuốc lá điện tử cũng như có các
nghiên cứu về tác động của thuốc lá điện tử đến sức khỏe con người.
(f) Các hiệu quả khác.
2. Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội
3. Đánh giá thực tiễn đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê
duyệt
(a) Tiến độ: Nghiên cứu đạt đúng tiến độ thực hiện theo thời gian được phê duyệt, từ
tháng 06 năm 2017 tới tháng 12 năm 2017.
(b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu:Đề tài thực hiện đủ mục tiêu nghiên cứu đã đề ra,
trong đó có mơ tả đặc điểm và thái độ về sử dụng thuốc lá điện tử của thanh niên
Hà Nội năm 2017.
(c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương:
-

Báo cáo kết quả nghiên cứu được Hội đồng khoa học trường Đại học Y tế công
cộng thông qua

-

01 bài báo để gửi đăng trên tạp chí khoa học trong nước: chưa thực hiện, sẽ tiếp

tục thực hiện trong thời gian tới
3


(d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí: Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 7,49 triệu đồng.
Trong đó, nhóm nghiên cứu sử dụng kinh phí SNKH là 5 triệu đồng. Nguồn kinh
phí cịn lại là 2,49 triệu do cá nhân thành viên nhóm nghiên cứu tự túc.
4. Các ý kiến đề xuất
Nhóm nghiên cứu xin có ý kiến đề xuất về thời gian triển khai đề tài trong các năm tới
nên thực hiện sớm hơn, để giúp các nhóm nghiên cứu kịp đạt tiến độ thực hiện theo đề
cương đã đề ra. Thời gian 4 tháng vừa để thu thập, phân tích thơng tin, viết báo cáo
nghiên cứu vừa đăng báo là quá ngắn. Kinh phí cho đề tài cũng cần được khuyến khích
nhiều hơn.

4


Phần B: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc lá điện tử là thiết bị mơ phỏng hình dạng và tạo cảm giác cho người sử dụng
giống như sử dụng thuốc lá truyền thơng.Năm 2010, tại Mỹ có khoảng 1.8 % số người
trưởng thành đã từng sử dụng thuốc lá điện tử và tỷ lệ này tăng lên 13% vào năm 2013.
Tỷ lệ người đang sử dụng tăng từ 0.3% lên 6.8%. Hơn một nửa số người hút thuốc ở
Mỹ đã thử thuốc lá điện tử. Số lượng các cửa hàng dành riêng cho việc bán sản phẩm
thuốc lá điện tử đã tăng vọt, và ước tính có hơn 10 000 cửa hàng thuốc lá điện tử ở Mỹ
trong thập kỷ vừa qua, đại diện cho ước tính một phần ba của thị trường thuốc lá và
lĩnh vực phát triển nhanh nhất[1].

Cho đến nay, bằng chứng về tác động của thuốc lá điện tử đến sức khỏe vẫn chưa chắc
chắn, tuy nhiên, nhìn chung thuốc lá điện tử được nhận định là ít tác hại đến sức khỏe
hơn so với thuốc lá thông thường. Thuốc lá điện tử sử dụng cơ chế đun sơi tinh dầu với
thành phần chính là nicotine, khơng có đốt cháy vì có thể giảm biến đổi một số chất
trong tinh dầu thành các chất gây hại do quá trình đốt cháy[2].
Nhiều chuyên gia y tế cơng cộng lo ngại rằng thuốc lá điện tử có thể có tác động tiêu
cực đến sức khỏe của người sử dụng, khuyến khích hút thuốc, duy trì việc sử dụng các
sản phẩm nicotine và thuốc lá trong số những người hút thuốc, giảm hiệu quả của
những nỗ lực phòng chống tác hại thuốc lá. Mặc dù thuốc lá điện tử ngày càng trở nên
phổ biến nhưng thông tin về sử dụng thuốc lá điện tử cịn khá ít. Một nghiên cứu tại
Mỹ cho thấy nhận thức về thuốc lá điện tử đã tăng gấp đôi từ 16.4% năm 2009 lên 32.2
% trong năm 2010, trong khi những người nhận thức về sản phẩm tăng gấp bốn lần từ
0.6% đến 2.7%[3].
Một số nghiên cứu cho thấy thuốc lá điện tử có thể có hiệu quả trong việc giúp người
hút thuốc lá bỏ thuốc và ngăn ngừa tái phát, nhưng đã có rất ít nghiên cứu được cơng
bố để giải thích tại sao điều này có thể xảy ra. Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ về việc
sử dụng thuốc lá điện tử được tiến hành bằng cách phỏng vấn người dùng cá nhân; các
5


chủ đề chính liên quan đến việc sử dụng thuốc lá đã được xác định, chẳng hạn như văn
hoá "vape" và sự hỗ trợ xã hội và thông tin trong cộng đồng[2].
Tại Việt Nam, thuốc lá điện tử mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam được vài năm
và trở thành một thú chơi được coi là thời thượng của các bạn trẻ.Theo thơng tin chúng
tơi tìm hiểu, hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào thực hiện về đề tài này. Nghiên
cứu này được thực hiện để mô tả quan điểm của thanh niên về thuốc lá điện tử và một
số đặc điểm về hành vi sử dụng thuốc lá điện tử của thanh niên năm 2017 tại Hà Nội.
Nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin và cách nhìn nhận khách quan về thuốc lá điện
tử của thanh niên tại Hà Nội. Qua đó có những kiến nghị có thể góp phần xây dựng
chương trình phịng chống thuốc lá hiệu quả hơn.

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.

Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

* Thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử là mơ phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá thông thường,
nhưng chúng bao gồm vỏ kim loại trong đó một bộ làm mát dùng pin tạo ra một hơi hít
vào từ hộp mực có chứa chất làm ướt (ví dụ propylen glycol hoặc glycerol), hương vị,
Nicotine hoặc trong một số trường hợp các thuốc khác (rimonabant, Aminotadalafil). Thuốc lá điện tử cũng tạo ra khói và đưa nicotine vào cơ thể, nhưng khói của
thuốc lá điện tử đặc hơn và có mùi thơm rất dễ chịu, người dùng cũng có thể kiểm sốt
được lượng nicotine mà mình muốn sử dụng. Xuất hiện, kích thước, xử lý và các đặc
tính hít miệng tương tự như trong thuốc lá điếu và có thể quan trọng trong việc hỗ trợ
người hút thuốc lá bỏ thuốc lá[4].

6


2.2.

Cấu tạo của thuốc lá điện tử.
Hình 1. Cấu trúc của mơ hình thuốc lá điện tử tiêu chuẩn (e-Cigarette).

Thuốc lá điện tử chạy bằng pingiống như thuốc lá được thiết kế nhằm mục đích cung
cấp nicotine bằng một dung dịch bay hơi. Các dung dịch cung cấp một hương vị và
cảm giác vật lý tương tự như khói thuốc lá hít vào nhưng khơng diễn ra sự cháy. Nó
bao gồm các thành phần chính sau:

(1) Ống hút: Một cái ống nhựa dùng một lần - giống như một bộ lọc thuốc lá thuốc lá
có chứa chất hấp thụ bão hòa với dung dịch lỏng của glycol propylen và glycerin thực
vật, trong đó nó có thểđược hịa tan nicotine);
(2) Thiết bị phun: Bộ phận làm nóng làm bốc hơi chất lỏng trong ống hút và tạo ra khói
với mỗi lần phun);
(3) Thành phần pin:Thân máy của thiết bị - giống như thuốc lá điếu - có chứa pin
lithium-ion có thể sạc lại được. Thân của thiết bị cũng chứa một cảm biến khơng khí
điện tử để tự động kích hoạt các yếu tố sưởi ấm khi hút và làm sáng lên một đèn báo
LED đỏ để kích hoạt tín hiệu của thiết bị với mỗi lần phun. Đèn LED cũng báo hiệu
pin yếu[5].
2.3.

Tinh dầu của thuốc lá điện tử

Tinh dầu của thuốc lá điện tử gồm các thành phần:
7


- Nước: Nhiều loại "tinh dầu thuốc lá" có chứa nước (H2O). Lượng nước này sẽ
được làm nóng lên bằng một cuộn dây kim loại, hóa thành các hạt nước nhỏ hơn lẫn
trong khói để người hút hút vào.
- Propylene Glycol: Đây thường được xem là một loại chất an toàn trong sử dụng
trong thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm. Nó cũng thường được dùng trong các máy tạo
khói hoặc sương mù nhân tạo trên sân khấu,... Tuy nhiên, nó có thể gây kích ứng phổi
và mắt, có thể gây hại cho những người bị bệnh phổi mãn tính như hen suyễn, nghẽn
khí kinh niên,...
- Glycerin: Một hóa chất khơng màu, khơng mùi và có vị hơi ngọt, tương tự như
Propylene Glycol.
- Chất tạo mùi: Hiện đang có hàng trăm loại mùi tinh dầu thuốc lá khác nhau, như
cherry, táo, cam hoặc mùi vị như bánh kem, chocolate,... hoặc thậm chí là mùi thuốc lá

thật.
- Các hạt nhỏ và kim loại: Trong thuốc lá điện tử cũng có thể chứa các hạt bụi nhỏ
(Particulates). Mật độ các hạt bụi trong thuốc lá điện tử là tương tự như thuốc lá thật
nhưng cho tới nay, chưa có đủ nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức độ an
toàn/nguy hiểm của việc hút các hạt bụi do thuốc lá điện tử tạo ra .Các loại kim loại
độc như thiếc, nickel, catmi, chì và thủy ngân cũng có thể xuất hiện trong hơi khói của
thuốc lá điện tử[6].
2.4.

Những tác động của thuốc lá điện tử

* So với thuốc lá thông thường
Theo kết quả của một nghiên cứu đã hoàn thành bởi 178 người cho thấy hầu như tất cả
những người tham gia sử dụng thuốc lá điện tử chủ yếu để bỏ thuốc lá thông thường
hoặc giảm thiểu các tác hại liên quan đến hút thuốc lá thông thường, trong số họ đã
thành công với mục tiêu này. Tuy nhiên hầu hết những người tham gia nghiên cứu
không nghĩ rằng thuốc lá điện tử hoàn tàn an toàn (82%), nhưng họ nghĩ rằng chúng ít

8


nguy hiểm hơn thuốc lá thông thường và 60% tin rằng thuốc lá điện tử gây nghiện,
nhưng ít hơn so với thuốc lá truyền thống[7].
* Tác hại của thuốc lá điện tử:
Vấn đề về thuốc lá điện tử là do các chất gây ô nhiễm trong chất lỏng điện tử hoặc 'ejuice' và các mối nguy liên quan đến việc tiếp xúc với da. Do thiếu các tiêu chuẩn và
kiểm soát sản xuất, độ tinh khiết của chất lỏng điện tử thường không thể đảm bảo, và
việc kiểm tra một số sản phẩm đã cho thấy có sự hiện diện của các chất độc hại. Chất
nicotin trong chất lỏng điện tử có thể nguy hiểm nếu khơng được xử lý và có thể độc
hại cho trẻ sơ sinh và trẻ em ở các cấp có trong e-liquid[8]. Bao bì an tồn cho trẻ em
hoặc trẻ em, các khóa an tồn cho trẻ em (như những chiếc có trong hộp bật lửa) và

hướng dẫn đúng cách xử lý e-lỏng an toàn có thể giúp giảm bớt một số rủi ro. Một
bằng sáng chế thảo luận về việc sử dụng sinh trắc học và cảm biến để xác định người
tiêu dùng theo độ tuổi; cơng nghệ này có thể được sử dụng để ngăn ngừa một số trẻ em
sử dụng bằng cách sử dụng kiểm tra độ tuổi.
Các mối quan tâm khác bao gồm các vật liệu được sử dụng trong quá trình tạo ra bình
phun, lão hóa và bẩn. thuốc lá có sử dụng cơ chế gia nhiệt để tạo ra một lớp nicôpin
phát ra các hạt kim loại và thậm chí các hạt nano của các thành phần cuộn dây nóng
trong bình phun, như sắt, niken và crom[9]. Kim loại chì, niken và crom xuất hiện trên
Food and Drug của Hoa Kỳ Danh mục các chất độc hại và có khả năng gây hại (FDA)
của Cơ quan Quản lý (FDA). Sự an tồn của việc hít phải những hạt kim loại này và
các hạt nano chưa được nghiên cứu và có thể gây ra mối lo ngại. Việc sử dụng các cơ
chế thay thế aerosol thay thế có thể giảm bớt một số trong các câu hỏi an toàn này, mặc
dù không chắc chắn liệu các phương án này cũng có thể tạo ra phát tán hạt và hạt nano
hay không. Hơn nữa, hiệu suất thuốc lá dài hạn và thế hệ HPHC liên quan chưa được
nghiên cứu.Khi tuổi của thuốc lá và trở nên xáo trộn, sản phẩm mà chúng sinh ra có thể
thay đổi. Tự động hoặc bằng tay làm sạch yếu tố làm nóng cần được xem xét thiết
kế[10].

9


2.5.

Một số yếu tố ảnh hưởng của thuốc lá điện tử

* Yếu tố sức khỏe
Theo cảnh báo của FDA (cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) về nguy cơ sức
khỏe gây ra bởi thuốc lá điện tử, trong thành phần của thuốc lá điện tử có các chất gây
độc cho con người và có thể làm tăng nguy cơ gây nghiện ở những người trẻ tuổi và có
thể dẫn đến việc sử dụng các loại sản phẩm khác của thuốc lá ở trẻ em, bao gồm cả

thuốc lá truyền thống. Một nghiên cứu về xu hướng trong nhận thức và sử dụng thuốc
lá điện tử ở người lớn tại Mỹ vào năm 2010-2013 chỉ ra rằng, thuốc lá điện tử chắc
chắn tác động tới sức khỏe của cộng đồng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam California đã phân tích phản ứng nghiên cứu từ
hơn 2.000 thanh thiếu niên, những người tham gia nghiên cứu được hỏi về các triệu
chứng của viêm phế quản mãn tính, chẳng hạn như ho hàng ngày trong 3tháng liền. Kết
quả cho thấy, những người đang sử dụng thuốc lá điện tử có 85% khả năng có các
nhiễm trùng phổi hoặc 71% những người hút thuốc lá thường xuyên hoặc bị phơi
nhiễm với khói thuốc lá. Ngồi ra, có 41% số thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử
tự báo cáo các triệu chứng về viêm phế quản của họ.Trong một báo cáo của CDC chỉ ra
rằng: Thuốc lá điện tử có khả năng gây hại và có lợi cho cộng đồng. Nhưng điều quan
trọng là phải xem xét tác động của chúng lên quần thể cụ thể, bao gồm thanh niên, phụ
nữ mang thai và người trưởng thành[11].
* Yếu tố xã hội
Ngoài những tác động về sức khỏe cho người sử dụng, yếu tố tác động xã hội của
thuốc lá điện tử cịn có một số tác động như việc quảng cáo sản phẩm thuốc lá dẫn tới
việc dễ lôi kéo thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá, chi tiêu để quảng cáo thuốc lá điện tử
đã tăng nhanh chóng kể tử năm 2011. Khoảng 69% học sinh trung học và cao học đã
được tiếp xúc với thuốc lá điện tử trong các cửa hàng bán lẻ, trên mạng internet, trong
các tạp chí/ báo chí, hay trên truyền hình/phim. Tiếp súc với quảng cáo thuốc lá điện tử
có thể góp phần làm tăng việc sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ. Một nghiên cứu
của Mỹ về thuốc lá điện tử vào năm 2011-2014 cho thấy rằng những công ty sản xuất
10


thuốc lá điện tử đã nhanh chóng chi tiêu cho việc quảng cáo tăng từ 6,4 triệu đô la
trong năm 2011 lên đến 115 triệu đô-la trong năm 2014[12].
Hiện nay thuốc lá điện tử vẫn chưa được cấp phép bán chính thức ở Việt Nam nhưng
những sản phẩm về thuốc lá điện tử đã được bày bán trên thị trường, nhất là trên các
trang mạng xã hội. Đây là một vấn đề mới, có nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe con người

cần được nghiên cứu nhiều hơn tại Việt Nam và các cơ quan chức năng cần vào cuộc
để sớm có một quy định cho việc mua bán và sử dụng thuốc lá điện tử.
* Yếu tố cá nhân
Một số người dùng thuốc lá cũng cảm nhận được thuốc lá điện tử an toàn hơn thuốc lá
hoặc các phương pháp khác ngừng thuốc lá truyền thống. Năm 2013, nhà nghiên cứu
Adkison phát hiện ra rằng 71% người hút thuốc nhận thức thuốc lá điện tử là an toàn
hơn thuốc lá truyền thống và 22% khơng chắc chắn đó là an tồn hơn, đáng ngạc nhiên
28% cịn nhận thuốc lá điện tử an toàn hơn liệu pháp thay thế nicotine, và 32% khơng
chắc chắn đó là an tồn hơn. Trong nhóm tập trung với 66 cá nhân trong độ tuổi 18-26
năm ở Minnesota, năm 2012. Etter và Bullen (2011) cũng cho thấy 84% người dùng sử
dụng vì họ nhận thức thuốc lá điện tử là an toàn hơn thuốc lá thông thường và năm
2013 Adkison phát hiện ra rằng 70,3% số người được nhận thức thuốc lá điện tử coi
chúng như ít có hại hơn thuốc lá[13].
Các nghiên cứu từ Mỹ cho thấy người hút thuốc bắt đầu sử dụng thuốc lá sau khi họ
biết được từ quảng cáo (bao gồm trên Internet), thơng qua gia đình và bạn bè. Những
người khác cho biết động lực để bắt đầu bao gồm tị mị, cố gắng bỏ hút thuốc hoặc
giảm tình trạng hút thuốc lá và được sử dụng ở những nơi cấm hút thuốc lá truyền
thống[2, 14].
Cần thêm các nghiên cứu khoa học để đánh giá tính an tồn và hiệu quả của thuốc lá
điện tử. Các chủ đề cho nghiên cứu trong tương lai bao gồm: Sự hiểu biết về thiết kế và
chức năng của sản phẩm hiện tại trên thị trường Mỹ không đầy đủ.Thuốc lá điện tử
biến đổi và tăng điện áp xuất hiện để đưa ra khả năng làm tăng nồng độ nicotin.35 Điện
11


thế cao hơn và các tính năng khác có thể làm tăng khả năng thao tác kích thước hạt và
tăng khối lượng ao. Có ít nghiên cứu về các chức năng này. Hiểu được tất cả các tài
liệu liên quan đến sản xuất bình xịt. Các nguy cơ liên quan đến việc sử dụng pin cần
được nghiên cứu thêm. Các cơ chế thất bại và tần số của các mối nguy về cháy, sốc và
nổ là khơng rõ. Có thể có sự hiện diện, chức năng và khả năng của phần mềm, cảm

biến và bộ vi xử lý kết hợp vào thuốc lá điện tử chưa được biết. Không biết những dữ
liệu về sức khoẻ hoặc địa hình đang được thu thập hay dữ liệu có thể ảnh hưởng như
thế nào hoặc ảnh hưởng đến các quy định và chính sách về sức khoẻ. Các lỗ hổng phần
mềm cũng không rõ. Sự vắng mặt của các tiêu chuẩn thử nghiệm các giao thức thỏa
hiệp so sánh giữa các nghiên cứu. Các giao thức kiểm tra chuẩn cho phép kiểm tra có ý
nghĩa, phân loại và so sánh các kết quả kiểm tra thuốc lá điện tử sẽ là một công cụ
nghiên cứu có giá trị. Cần có kiến thức về vòng đời sản phẩm, sự xuống cấp theo thời
gian, hiệu suất thành phần của bên thứ ba và sử dụng sai mục đích[10].

12


2.6.

Khung lý thuyết trong nghiên cứu

Lý do và quan điểm về sử dụng thuốc lá điện tử trong nhóm thanh niên có sử dụng
thuốc lá điện tử tại Hà Nội

Lý do sử
dụng
thuốc lá
điện tử:
- Cai hút
thuốc lá
thông
thường?
- Thể hiện
bản thân?
- Do bạn

bè, người
thân
thuyết
phục?

Quan điểm sử dụng thuốc lá
điện tử

Thuốc lá
điện tử có
nhiều ưu
điểm hơn
thuốc lá
thơng
thường

Tác dụng
cai thuốc lá
thơng
thường của
thuốc lá
điện tử

3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Địa điểm nghiên cứu


Hạn chế
của thuốc lá
điện tử so
với thuốc lá
thông
thường

Thời điểm
và địa
điểm
thường sử
dụng thuốc
lá điện tử

Quan điểm
về thái độ
của những
người xung
quanh khi sử
dụng thuốc
lá điên tử

Chúng tôi chọn 6 quận nội thành Hà Nội là địa bàn để nghiên cứu. Qua tìm hiểu thơng
tin ban đầu, chúng tôi biết rằng Hà Nội hiện đang là một trong hai thành phố có số
lượng người biết đến và sử dụng thuốc lá điện tử nhiều nhất tại Việt Nam.

13



3.2.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm các thanh niên từ 18-30 tuổi.
Theo Luật Thanh Niên Việt Nam (Số 53/20005/QH1), thanh niên là công dân Việt
Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.Trên thực tế, có những bạn trẻ dưới 18 tuổi
có hút thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, chúng tôi chọn thanh niên từ 18 tuổi trở lên do việc
tiếp cận đối tượng dưới 18 tuổi cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người bảo lãnh.
Hành vi hút thuốc lá, trong đó có thuốc lá điện tử khơng phải là hành vi được ủng hộ
trong xã hội và yêu cầu sự đồng ý của cho mẹ có thể ảnh hưởng khơng tốt đến đối
tượng nghiên cứu. Theo Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Luật số:
09/2012/QH13), người chưa đủ 18 tuổi cũng không được phép sử dụng, mua, bán
thuốc lá khiến việc tiếp cận đối tượng dưới 18 tuổi cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
3.3.

Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu định tính, là nghiên cứu
khám phá đầu tiên. Không nhằm thống kê các con số, mà nhằm tìm hiểu những trải
nghiệm, hồn cảnh, cảm nhận từ góc nhìn của người trong cuộc. Chúng tơi dùng cách
tiếp cận nghiên cứu hiện tượng.
Chọn mẫu
Chúng tôi sử dụng phương pháp “bông tuyết lăn” (Snow ball)để tiếp cận đối tượng
nghiên cứu.Việc tiếp cận áp dụng phương pháp “bơng tuyết lăn” có nghĩa là từ một số
đối tượng mà chúng tơi tìm được ban đầu, họ sẽ giới thiệu thêm những đối tượng khác.
Để thông tin được đa dạng chúng tôi chọn chủ đích đối tượng tham gia nghiên cứu
thuộc các nhóm:
(1) Đang hút chỉ thuốc lá điện tử: có thể đã từng hút thuốc lá thơng thường hoặc chưa,

để tìm hiểu hoàn cảnh sử dụng và các đặc điểm sử dụng thuốc lá điện tử
(2) Người vừa hút thuốc lá điện tử vừa hút thuốc lá truyền thống để tìm hiểu xem vì
14


sao họ sử dụng song song cả hai loại cùng một lúc.
(3) Có hút thuốc lá điện tử nhưng hiện giờ đã bỏ để tìm hiểu các thơng tin vì sao họ lại
ngưng sử dụng thuốc lá điện tử.
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu chính là phương pháp phỏng vấn sâu. Số cuộc phỏng vấn
là 15, thơng tin đã bão hịa.
Trước khi bắt đầu thu thập dữ liệu, chúng tôi sử dụng một bản hướng dẫn phỏng vấn
tương đối mở,trong đó có liệt kê một số chủ đề chính. Đây là những chủ đề mà chúng
tơi mường tượng trước cóliên quan đến mục tiêu của nghiên cứu như hoàn cảnh sử
dụng thuốc lá điện tử, thông tin về sử dụng thuốc lá điện tử, ảnh hưởng của những
người xung quanh đến việc sử dụng thuốc lá điện tử..v.v.
3.4.

Tiếp cận đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tiếp cận các đối tượng chúng tôi quen biết từ trước. Sau đó giới thiệu cho họ
về nghiên cứu, xin phép được phỏng vấn. Khi kết thúc phỏng vấn nhóm đã nhờ đối
tượng là chủ cửa hàng bán thuốc lá điện tử giới thiệu các đối tượng đang sử dụng bao
gồm các đối tượng mới sử dụng một tháng và những người đã sử dụng được vài năm.
Chúng tôi tiếp cận làm quen với các đối tượng tiếp theo qua số điện thoại, mạng xã hội
và gặp đối tượng đểgiới thiệu về nghiên cứu và xin phép được phỏng vấn.
Nhóm đã tiếp cận 13 người, trong đó có 2 người từ chối, tỷ lệ từ chối là 15,4%. Tổng
số 11 cuộc phỏng vấn sâu đã được thực hiện trong đó có 6 người đang hút thuốc lá điện
tử và không hút thuốc lá thông thường, 2 người vừa hút thuốc lá điện tử vừa hút thuốc
lá thông thường, 3 người đã hút thuốc lá điện tử nhưng hiện đã bỏ hẳn thuốc lá điện tử.


15


Sơ đồ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu được trình bày chi tiết tại Hình 2.
SƠ ĐỒ TIẾP CẬN CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3-01

4-01
2-03

4-02
2-01

2-05

2-02

3-02
4-03

2-06

2-06

Đối tượng nghiên cứu được giới thiệu
Đối tượng nghiên cứu gặp trực tiếp, không thông qua người khác
Giới thiệu
2


Người hiện chỉ hút thuốc lá điện tử

3

Người vừa hút thuốc lá điện tử vừa hút thuốc lá thông thường

4

Người đã bỏ thuốc lá điện tử

2-01

Người hiện chỉ hút thuốc lá điện tử, cuộc PVS số 01

3.5.

Thu thập thơng tin

Nhóm nghiên cứu bao gồm 4 sinh viên trường Đại học Y tế công cộng, hai nam và hai
nữ và một nghiên cứu viên có kinh nghiệm và được đào tạo phương pháp nghiên cứu
định tính, có quan tâm đến thuốc lá điện tử.
Nhóm sinh viên là người trực tiếp đi phỏng vấncó nhiều ưu điểm. Thứ nhất, nhóm sinh
viên cùng độ tuổi hoặc gần độ tuổi với những người tham gia nghiên cứu, dễ tiếp cận
16


và trao đổi cởi mở với những người có sử dụng thuốc lá điện tử. Thứ hai, do là sinh
viên đang thực hiện nghiên cứu, đối tượng tham gia nghiên cứu cũng nhiệt tình, dễ
đồng ý tham gia nghiên cứu và cũng sẵn sàng chia sẻ thông tin hơn.

Tuy nhiên, nhóm sinh viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm về thực hiện nghiên cứu,
về thực hiện phỏng vấn sâu. Để khắc phục hạn chế này, trước khi đi phỏng vấn, nhóm
đã tập trung để được tập dượt, tư vấn về phương pháp và cách thức thực hiện phỏng
vấn. Sau mỗi cuộc phỏng vấn, nhóm ngồi lại cùng gỡ băng, thảo luận về các chủ đề,
nội dung thông tin đã thu thập được. Quá trình nghiên cứu thực địa là một q trình
vừa thu thập dữ liệu, vừa phân tích. Chúng tôi đã liên tục thảo luận, xác định tập trung
hơn các câu hỏi, các vấn đề tìm hiểu, sơ bộ đưa ranhững cách hiểu đã thu được về thực
trạng sử dụng thuốc lá điện tử.
Các cuộc phỏng vấn được tiến hành ở những nơi có bối cảnh thoải mái và yên tĩnh như
các quán cà phê và cửa hàng bán thuốc lá điện tử. Người phỏng vấn giải thích mục đích
nghiên cứu, các quy tắc bảo mật thơng tin, trả lời các thắc mắcliên quan đến nghiên
cứu của người tham gia và xin phép sự tham gia tự nguyện của họ vào nghiên cứu. Các
cuộc phỏng vấn cũng được xin phép ghi âm. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 15 phút –
25 phút.
Thời gian thu thập thông tin được thực hiện từ tháng 10/2017 – 11/2017.
3.6.

Quản lý và phân tích số liệu

Tất cả cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm và gỡ băng theo đúng nguyên văn. Những
người thu thập thơng tin cũng ghi lại tóm tắt thơng tin của cuộc phỏng vấn. Sau đó,
chúng tơi đọc các bảng gỡ băng, mã hóa. Phân tích nội dung được áp dụng để tìm kiếm
các chủ đề nổi bật về thuốc lá điện tử cũng như đặc điểm và hành vi sử dụng thuốc lá
điện tử. Phần mềm mindmap được sử dụng để nhóm các nhóm chủ đề. Việc xác định
chủ đề báo cáo, bàn nội dung, bàn cách thể hiện, góp ý,sửa chữa và bổ sung bản thảo
cũng đều có sự tham gia của tất cả các thành viên nhóm nghiêncứu. Đây là một cách
quan trọng để đảm bảo chất lượng của nội dung báo cáo.
17



Các chủ đề nổi bật được thống nhất phân tích từ dữ liệu bao gồm:
-

Thông tin chung về thuốc lá điện tử;

-

Mục đích/hồn cảnh sử dụng thuốc lá điện tử;

-

Thời điểm và nơi sử dụng thuốc lá điện tử,

-

Thái độ của bản thân và những người xung quanh về thuốc lá điện tử

-

Thông tin truyền thông về thuốc lá điện tử.

Phần kết quả sau đây sẽ mô tả chi tiết đối tượng tham gia nghiên cứu cũng như các nội
dung về thuốc lá điện tử.
3.7.

Đạo đức nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Y tế công cộng
thông qua theo Quyết định số 364/2017/YTCC-HD3 ngày 26 tháng 9 năm 2017.
Tất cả những người tham gia đều ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu trước khi

thực hiện phỏng vấn và ghi âm.
4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.

Đối tượng tham gia nghiên cứu

Thông tin chi tiết về những người trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1.
Thời gian sử

Trình
ID

Tuổi độ học

Nghề nghiệp

vấn

ID
25
2-01

Đặc điểm sử

dụng/thời gian

dụng


bỏ thuốc lá
điện tử

Đại

Nhân viên

học

văn phòng

Đang sử dụng

18

Gần 1 năm

Thời gian sử
dụng thuốc lá
thông thường

Không sử
dụng


ID
22
2-02
ID


Đại
học

Đang sử dụng
Tự do

Cao

Nhân viên

đẳng

văn phòng

Đại

Nhân viên

2-04

học

văn phòng

ID

Đại

30

2-03
ID
30

19
2-05

học

ID

Đại

29
2-06

học

Đang sử dụng

Đang sử dụng

Đang sử dụng
Sinh viên

Đang sử dụng
Tự do

18 tháng, dùng


Không sử

hàng ngày

dụng

18 tháng, dùng

Không sử

hàng ngày

dụng

12 tháng, dùng

Không sử

hàng ngày

dụng

14 tháng, dùng

Không sử

hàng ngày

dụng


36 tháng, dùng

Không sử

hàng ngày

dụng

Vừa sử dụng
ID
25

THPT

3-01

ID
25
3-02

Nhân viên

TLĐT vừa sử

12 tháng, dùng

60 tháng, dùng

văn phòng


dụng TLTT

hàng ngày

hàng ngày

1 tháng, dùng

96 tháng, dùng

hàng ngày

hàng ngày

Đã bỏ và hiện

Đã bỏ được 6

Không sử

không sử dụng

tháng

dụng

Đã bỏ và hiện

Đã bỏ được 2


Khơng sử

khơng sử dụng

tháng

dụng

Đại

Nhân viên

học

văn phịng

ID
21

THPT

Tự do

20

THPT

Tự do

4-01

ID
4-02

Vừa sử dụng
TLĐT vừa sử
dụng TLTT

19


Sử dụng thuốc
ID
27
4-03

Đại

Nhân viên

Đã bỏ và hiện

Đã bỏ được 14

lá thơng

học

văn phịng

khơng sử dụng


tháng

thường được
84 tháng

Tổng số có 11 người tham gia nghiên cứu. Người tham gia nhỏ nhất là 19 và cao nhất
là 30 tuổi. Về trình độ học vấn: 7 người có trình độ học vấn đại học, 1 người xong cao
đẳng và 3 người hết trung học phổ thơng. Có 6 người là nhân viên văn phịng, 4 lao
động tự do, 1 sinh viên.
Về sử dụng thuốc lá điện tử: 8 người hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó có 6
người chỉ sử dụng thuốc lá điện tử, 2 người vừa sử dụng thuốc là điện tử vừa sử dụng
thuốc lá thông thường. Trong 8 người này, người dùng ít nhất là một tháng, dùng nhiều
nhất đã được ba năm. 7/8 người đã sử dụng thuốc lá điện tử hơn 1 năm. Tất cả những
người đang sử dụng đều sử dụng thuốc lá điện tử hàng ngày. Thời gian bỏ thuốc lá điện
tử của ba người đã bỏ thuốc là từ 2 tháng đến 14 tháng. Trong số 11 người đã/đang
dùng thuốc lá điện tử, 9 người đã từng/đang hút thuốc lá thông thường, 2 người chưa
từng hút thuốc lá thông thường trước khi thử và sử dụng thuốc lá điện tử.
4.2.

Sơ lược về thuốc lá điện tử tại Hà Nội

Về cấu tạo
Trong 15 người tham gia phỏng vấn sâu thì có 4 người có kiến thức chi tiết về cấu tạo
thuốc lá điện tử.Về cơ bản, cấu tạo thuốc lá điện tử gồm 2 thành phần chính đó là Box,
Tank và ngun liệu chính dùng để hóa hơi là tinh dầu hay cịn được gọi là Juice.
Trong tinh dầu có rất nhiều chất hóa học nhưng 3 loại chính là Propylene Glycol (PG),
Glycerin thực vật (VG), Flavor, cịn nicotine thì người dùng có thể mua theo yêu cầu
của họ có loại có nicotine có loại khơng có nicotine. Theo chia sẻ của những người
trong nghiên cứu thì PG và VG là hai chất phụ gia có trong thực phẩm về lý thuyết đó


20


×