Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thành tích xuất bản quốc tế một số chỉ số đo lường và phân tích ban đầu tại các đơn vị đào tạo và nghiên cứu y dược ở việt nam và đông nam á, tháng 6 năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.58 MB, 82 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI: THÀNH TÍCH XUẤT BẢN QUỐC TẾ:
MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH BAN ĐẦU
TẠI CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU Y DƯỢC
Ở VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á, THÁNG 6 NĂM 2019

Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Tuyết Hạnh
Mã số đề tài (nếu có): 20.18-18.CS-HUPH

Năm 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI: THÀNH TÍCH XUẤT BẢN QUỐC TẾ:
MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH BAN ĐẦU
TẠI CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU Y DƯỢC
Ở VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á, THÁNG 6 NĂM 2019

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Tuyết Hạnh
Cấp quản lý: Trường Đại học Y tế Cơng cộng
Mã số đề tài (nếu có): 20.18-18.CS-HUPH
Thời gian thực hiện: từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 32.557.000 đồng


Trong đó: kinh phí SNKH:

32.557.000 đồng

Nguồn khác (nếu có):

0

Năm 2019

đồng


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI: THÀNH TÍCH XUẤT BẢN QUỐC TẾ:
MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH BAN ĐẦU
TẠI CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU Y DƯỢC
Ở VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á, THÁNG 6 NĂM 2019

1.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Tuyết Hạnh

2.

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng

3.


Thư ký đề tài: Ths. Nguyễn Thị Minh Thành

4.

Danh sách những người thực hiện chính:

- TS. Trần Thị Tuyết Hạnh
- TS. Dương Minh Đức
- ThS. Nguyễn Thị Minh Thành
- CN. Dương Hải Yến
- CN. Nguyễn Phương Anh
- CN. Nguyễn Mạnh Hùng
- CN. Nguyễn Hồng Phi


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU ........................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
1.1.

Thực trạng công bố quốc tế và các chỉ số đánh giá xuất bản quốc tế trên thế giới.24

1.2.

Thực trạng công bố quốc tế và các chỉ số đánh giá xuất XBQT tại Việt Nam .. 25

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 8
2.1.


Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 8

2.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................ 8

2.3.

Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 8

2.4.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 10

2.5.

Biến số chính trong nghiên cứu .......................................................................... 11

2.6.

Quản lý và phân tích số liệu ............................................................................... 11

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 12
3.1.

Tổng quan chỉ số đánh giá uy tín nhà xuất bản, tạp chí khoa học, nhà nghiên

cứu……………………………………………………………………………………..12
3.2.


Xây dựng hồ sơ xuất bản quốc tế của giảng viên, nghiên cứu viên trường

ĐHYTCC ....................................................................................................................... 19
3.3.

Mô tả thực trạng thành tích xuất bản quốc tế của một số trường đại học/khoa, viện

nghiên cứu Y dược tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á năm 2019 ........................ 24
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................................... 35
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 43
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 48
PHỤ LỤC 1. BÀI BÁO ĐƯỢC XUẤT BẢN TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC NGHIÊN
CỨU SỨC KHOẺ VÀ PHÁT TRIỂN ........................................................................... 53
PHỤ LỤC 2. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN YTCC ĐÃ BẢO VỆ .......... 62


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách các trường, khoa, viện nghiên cứu thuộc Y Dược tại Việt Nam....... 9
Bảng 2.2: Danh sách một số trường đại học thuộc khối ngành y dược trong khu vực Đông
Nam Á ............................................................................................................................... 10
Bảng 2.3 Bảng biến số nghiên cứu.................................................................................... 11
Bảng 1: Tổng hợp IF của 12.271 tạp chí trong danh mục SCIE và SSCI năm 2018……14
Bảng 3.1: Hồ sơ thành tích xuất bản quốc tế của GV, NCV trường ĐH YTCC tính đến thời
điểm 6/2019 xếp theo chỉ số h-index…………………………………………………….20
Bảng 3.2: Số thành viên trên RG và thành tích XBQT của top 15 trường, khoa, viện nghiên
cứu Y Dược Việt Nam, 6/2019 ......................................................................................... 25
Bảng 3.3: Thành tích xuất bản quốc tế của trường ĐHYTCC và 13 trường ĐH, VNC khối
Y Dược khu vực Đông Nam Á, 6/2019 ............................................................................ 31



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thành tích xuất bản quốc tế của top 15 các trường đại học, viện nghiên cứu
khối Y Dược tại Việt Nam, 6/2019 tính theo số lượng bài báo xuất bản .......................... 26
Biểu đồ 3.2: Thành tích xuất bản quốc tế của top 15 các trường đại học, viện nghiên cứu
khối Y Dược, 6/2019 theo chỉ số h-index ......................................................................... 27
Biểu đồ 3.3: Thành tích xuất bản quốc tế của top 15 các trường đại học, viện nghiên cứu
khối Y Dược, 6/2019 theo số lượt trích dẫn ...................................................................... 28
Biểu đồ 3.4: Thành tích xuất bản quốc tế của ĐHYTCC và 13 trường ĐH, VNC khối Y
Dược trong khu vực Đông Nam Á, 6/2019 ....................................................................... 29
Biểu đồ 3.5: Thành tích xuất bản quốc tế của ĐHYTCC và 13 trường ĐH, VNC khối Y
Dược thuộc khu vực Đông Nam Á, 6/2019 theo h-index ................................................. 32
Biểu đồ 3.6: Số lượt trích dẫn, ResearchGate 6/2019 ....................................................... 33


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Top 20 đại học Việt Nam có cơng bố ISI nhiều nhất cho năm học 2016-2017 và
có cơng bố trên tập san IF cao trong 2 năm ........................................................................ 7
Hình 3.2: Quy trình xây dựng hồ sơ thành tích xuất bản quốc tế của GV, NCV trường ĐH
YTCC ................................................................................................................................ 19


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐH

Đại Học


ĐHTĐT

Đại học Tôn Đức Thắng

ĐNA

Đông Nam Á

DNMS

Duke – NUS Medical school – Singapore

GV

Giảng Viên

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCV

Nghiên cứu viên

RG


ResearchGate

Trường ĐHYTCC

Trường Đại học Y tế Công cộng

UHSL

University of Health Science – Lào

VNC

Viện nghiên cứu

VVSDTTW

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương


THÀNH TÍCH XUẤT BẢN QUỐC TẾ:
MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH BAN ĐẦU
TẠI CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU Y DƯỢC
Ở VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á, THÁNG 6 NĂM 2019
Trần Thị Tuyết Hạnh (Phòng QLKH&CN, Trường ĐHYTCC)
Dương Minh Đức (Trung tâm NCKHSK, Trường ĐHYTCC)
Nguyễn Thị Minh Thành (Phòng QLKH&CN, Trường ĐHYTCC)
Dương Hải Yến (Phòng QLKH&CN, Trường ĐHYTCC)
Nguyễn Phương Anh (Phòng QLKH&CN, Trường ĐHYTCC)
Nguyễn Mạnh Hùng (Trung tâm NCKHSK, Trường ĐHYTCC)

Nguyễn Hồng Phi (Phòng QLKH&CN, Trường ĐHYTCC)
* Tóm tắt tiếng Việt
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Hiện nay xuất bản khoa học quốc tế hay công bố
quốc tế đã và đang được coi là bằng chứng có giá trị nhất đối với thành tích, uy tín khoa
học của mỗi cá nhân nhà khoa học và của các cơ quan, tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa
học (NCKH). Đây cịn là tiêu chí được coi trọng trong việc tài trợ cho các cơng trình nghiên
cứu của các nhà tài trợ trên thế giới. Đối với giảng viên, nghiên cứu viên của các trường
đại học, cơng bố quốc tế là thước đo thành tích nghiên cứu và khả năng hội nhập của các
nhà khoa học. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để xem xét cơng nhận
học hàm giáo sư, phó giáo sư. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá thành tích xuất bản quốc
tế của các cơ sở giáo dục đại học và viện nghiên cứu, đặc biệt là khối ngành y dược cả ở
Việt Nam và khu vực Đông Nam Á (ĐNA) cịn rất ít hoặc chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thành tích xuất bản quốc tế: Một số chỉ
số đo lường và phân tích ban đầu tại các đơn vị đào tạo và nghiên cứu y dược ở Việt
nam và Đông Nam Á, tháng 6 năm 2019” với mục tiêu giới thiệu một số khái niệm và
chỉ số hiện đang sử dụng rộng rãi trên thế giới để đánh giá uy tín nhà xuất bản, tạp chí khoa
học và thành tích xuất bản quốc tế của nhà nghiên cứu. Đồng thời, đề tài cũng nhằm xây
dựng hồ sơ xuất bản quốc tế của giảng viên và nghiên cứu viên trường ĐHYTCC và sử
dụng 3 chỉ số chính để mơ tả thành tích xuất bản quốc tế của một số trường đại học, viện
nghiên cứu Y Dược tại Việt Nam và khu vực ĐNA.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng
nghiên cứu bao gồm toàn bộ hồ sơ xuất bản quốc tế của 7.521 giảng viên (GV), nghiên


cứu viên (NCV) của các trường đại học, khoa có đào tạo về y dược và viện nghiên cứu y
dược ở Việt Nam và một số trường ở khu vực Đơng Nam Á có hồ sơ trên cơ sở dữ liệu
(CSDL) ResearchGate (RG).
Kết quả và phát hiện chính: Các chỉ số được áp dụng phổ biến hiện nay là chỉ số tác
động (Impact Factor, viết tắt là IF), chỉ số h-index, chỉ số số lượng trích dẫn dùng để đánh
giá uy tín nhà nghiên cứu và một số danh mục tạp chí khoa học uy tín như ISI, Scopus và

Pubmed. Tỷ lệ GV, NCV của trường ĐHYTCC có hồ sơ trên CSDL RG là 86,7%. Trong
đó 74,4% có từ 1 bài báo quốc tế trở lên.
Tại Việt Nam, có tới 26 trong tổng số 56 trường đại học, khoa có đào tạo y dược và viện
nghiên cứu thuộc khối ngành Y – Dược hiện chưa có thành viên nào có tài khoản trên RG,
chiếm tới 46,4%. 5 đơn vị trong nước có tỷ lệ GV, NCV có từ 30 bài báo quốc tế trở lên
cao nhất lần lượt là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VVSDTTW) (15,8%), trường
ĐHYTCC (11,5%), Đại học Tôn Đức Thắng (Khoa Khoa học ứng dụng và Khoa Dược)
(9,5%), Khoa Y Dược trường Đại học Quốc Gia Hà Nội (5,5%) và Trường Đại học Y Hà
Nội (3,1%). Tỉ lệ này ở một số trường trong khu vực ĐNA là Duke – NUS Medical School
– Singapore (DNMS) (17%), Chulaongkom University (12,4%) và University of Health
Science – Lào (UHSL) (6,3%). Tỷ lệ GV, NCV có H-index >= 10 cao nhất ở VVSDTTW
(19,3%), trường ĐHYTCC (7,7%), Học viện Quân Y (5%), Đại học Tôn Đức Thắng (Khoa
Khoa học ứng dụng và Khoa Dược) (4,8%) và ĐH Nguyễn Tất Thành (3,8%). Tỉ lệ này ở
một số trường trong khu vực ĐNA là DNMS (23,3%), Chulalongkom University (11%) và
UHSL (6,3%). Về tổng số lượt trích dẫn, 5 đơn vị trong nước có tỷ lệ GV, NCV có tổng
số lượt trích dẫn của tất cả các bài báo quốc tế >=1000 lần cao nhất tiếp tục là VVSDTTW
(14%), ĐH Tân Tạo (2,6%), ĐHYTCC (2,2%), ĐH Y Dược Cần Thơ (1,1%), Cao Đẳng
Y Dược Huế (0,9%), đối với khu vực ĐNA. Một số đơn vị đạt tỷ lệ cao ở ĐNA là DNMS
(14,4%), UHSL (6,3%), Chulalongkom University (5,7%) và NUS (3,1%).
Kết luận và khuyến nghị: Các chỉ số được áp dụng phổ biến hiện nay để đánh giá uy
tín, thành tích xuất bản quốc tế của các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu và đào tạo gồm
IF dùng để đánh giá uy tín tạp chí, h-index, chỉ số trích dẫn dùng để đánh giá uy tín nhà
nghiên cứu và 1 số danh mục tạp chí khoa học uy tín như ISI, Scopus và Pubmed. Nhìn
chung các chỉ số đánh giá thành tích xuất bản quốc tế của các GV, NCV trường ĐHYTCC
là tương đối tốt so với các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trong khối Y, Dược tại Việt Nam
(chỉ sau VVSDTTW). Thành tích xuất bản quốc tế của đa phần các trường đại học/khoa có
đào tạo về Y- dược và viện nghiên cứu Y dược tại Việt Nam còn khá hạn chế. Nhìn chung
các đơn vị thuộc nhóm NCKH sức khỏe và Y tế cơng cộng có các chỉ số thành tích xuất
bản quốc tế cao hơn so với nhóm khoa, trường đại học y học về lâm sàng. Thành tích xuất
bản quốc tế của các GV, NCV của VVSDTTW và ĐHYTCC có hồ sơ trên RG gần tương



đồng với thành tích của các GV, NCV một số trường đại học, viện nghiên cứu thuộc khối
y dược trong khu vực Đông Nam Á.
Để tạo điều kiện xếp hạng các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước về thành tích
xuất bản quốc tế cần khuyến khích GV, NCV thực hiện các nghiên cứu có chất lượng, xuất
bản quốc tế và xây dựng hồ sơ thành tích xuất bản quốc tế trên cơ sở dữ liệu RG. Các GV,
NCV cần chủ động tăng cường thành tích nghiên cứu và xuất bản quốc tế, xác định các
hướng nghiên cứu phù hợp với thành tích chun mơn và ưu tiên phát triển NCKH của bản
thân và đơn vị để dần cải thiện các chỉ số đánh giá thành tích XBQT.


*

Abstract

Introduction and objectives: In recent years, international scientific publications have
been considered as the most valuable evidence for scientific competence and prestige of
scientists, universities and research institutes. This is also an important criteria in funding
for research that donors and funding agencies around the world have applied. For lecturers
and researchers, international publication is a measure of research achievement. In
Vietnam, this has become the most important criteria to consider the recognition of
professor and associate professor titles. However, there are very few studies to assess the
international publishing achievement of universities and research institutes, especially, in
the health, medicine and pharmacy sector. The study titled “The international scientific
publication achievement: Indicators and initial analysis at medical, public health,
pharmacy training and research institutes in Vietnam and Southeast Asia in 2019”
was conducted with the aim to provide an overview of research and publication metrics,
which are now widely used around the world to evaluate the reputation of publishers,
scientific journals and the international scientific publishing achievement of lecturers and

researchers. This study also aimed to build a database of international scientific publication
achievement of all lecturers and researchers of HUPH as well as to assess the international
scientific publishing achievement of some universities and medical research institutes in
the Health sector in Vietnam and in Southeast Asia in 2019.
Methodology: A cross-sectional descriptive study was conducted from May to December
2019. The research participants include publication profiles on ResearchGate (RG)
database of 7,521 lecturers, researchers of medical and pharmacy universities, faculties and
research institutes in Vietnam and Southeast Asia in June 2019.
Results: Common research metrics included Impact Factor (IF) that has been used to
evaluate journal reputation; h-index and citation index have been used to evaluate
researchers’ reputation and the list of prestige scientific journals included ISI, Scopus and
PubMed indexed journals. The percentage of lecturers and researchers of HUPH with
publication profiles on RG database was 86.67%, of which 74.4% had 1 or more
international articles and 25.6% had no article published on international journals. In
Vietnam, 26 out of 56 (46.4%) medical, health and pharmacy research and training
institutes did not have any lecture and/or researcher with record on the ResearchGate
database. Five institutes with the highest proportions of lecturers, researchers who had
more than 30 international scientific articles were National Institute of Hygiene and
Epidemiology (NIHE) (15.8%), HUPH (11.15%), Ton Duc Thang University (TDTU)


(9.5%), Department of Medicine and Pharmacy of Hanoi National University (5.5%) and
Hanoi Medical University (3.1%). This proportion in Duke - NUS Medical school Singapore (DNMS) was 17%, Chulalongkorn University was 12.4%, and University of
Health Science - Laos (UHSL) was 6.3%.
The institutes with the highest proportions of lecturers, researchers with h-index >= 10
were NIHE (19.3%), HUPH (9%), Military Medical Academy (5%), TDTU (4.8%) and
Nguyen Tat Thanh University (3.8%). This proportion in DNMS was 23.3%,
Chulalongkorn University was 11% and UHSL was 6.3%. Regarding the total number of
citations, five institutes had the highest percentages of lecturers and researchers with
number of citations of all international articles >=1000 was NIHE (14%), Tan Tao

University (2.6%), HUPH (2.2%), Can Tho University of Medicine and Pharmacy (1.1%),
and Hue College of Medicine and Pharmacy (0.9%). The proportion in DNMS was 14.4%,
UHSL was 6.3%, Chulalongkorn University was 5.7% and NUS was 3.1%.
Conclusion and recommendations: There are many different indicators to evaluate the
reputation of scientific journals and international publishing achievement of health
researchers. The international publishing achievement of the majority of universities,
institutes in Vietnam was still quite limited. In general, Public Health institutes had higher
international scientific publication achievement than that of the pharmacy and medical
institutes. The achievements of NIHE and HUPH were comparable to those of other
universities and research institutes in the Southeast Asia region.
In order to solve some issues mentioned above, universities and research institutes should
encourage lecturers and researchers to implement research, build international scientific
publication skills and create personal profile on RG database. For HUPH, lecturers and
researchers with little research, currently had no international publication should be
supported and encouraged to involve in research projects and publish research results in
scientific journals. Lecturers and researchers working at HUPH should be proactive in
building and updating achievement profiles on RG and participating in different projects
to build up research and scientific publication achievements.


1. Kết quả nổi bật của đề tài
Đề tài nghiên cứu “Thành tích xuất bản quốc tế: Một số chỉ số đo lường và phân
tích ban đầu tại các đơn vị đào tạo và nghiên cứu y dược ở Việt nam và Đơng Nam Á,
tháng 6 năm 2019” đã có những đóng góp mới nhất định trong việc cung cấp tài liệu tham
khảo có giá trị góp phần xây dựng và áp dụng có hiệu quả các tiêu chí đánh giá tạp chí/bài
báo khoa học ở Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó là kết quả đánh giá thành tích
xuất bản quốc tế ở cấp độ giảng viên, nghiên cứu viên của các trường đại học, viện nghiên
cứu thuộc khối ngành Y – Dược ở Việt Nam từ đó xem xét đánh giá và xếp hạng thành
tích xuất bản quốc tế đối với các đơn vị này.
Cụ thể bao gồm: Tổng quan và chỉ ra các chỉ số được áp dụng phổ biến và đáng tin cậy

hiện nay như IF dùng để đánh giá uy tín tạp chí, h-index, chỉ số trích dẫn dùng để đánh
giá uy tín nhà nghiên cứu và 1 số danh mục tạp chí khoa học uy tín như ISI, Scopus và
Pubmed. Xây dựng hồ sơ thành tích xuất bản quốc tế của giảng viên, nghiên cứu viên
trường Đại học Y tế Công cộng; Mơ tả thực trạng thành tích xuất bản quốc tế của một số
trường đại học/khoa có đào tạo về Y- dược và viện nghiên cứu Y dược tại Việt Nam và
khu vực Đông Nam Á năm 2019 dựa trên 3 chỉ số chính là số lượng bài báo quốc tế, hindex và tổng lượt trích dẫn. Những đóng góp này của đề tài đạt được thơng qua việc
hồn thành 05 sản phẩm khoa học và công nghệ là: Báo cáo đề tài và bảng số liệu; Hồ sơ
xuất bản quốc tế của các giảng viên, nghiên cứu viên trường Đại học Y tế công cộng; Các
chỉ số đánh giá số lượng và chất lượng nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên; Bài

báo được xuất bản trên Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Phụ
lục 1); 1 khố luận cử nhân Y tế cơng cộng đã bảo vệ thành công (Phụ lục 2).
2. Áp dụng vào thực thiễn đời sống xã hội
Báo cáo tổng quan các chỉ số đánh giá số lượng, chất lượng nghiên cứu của giảng viên,
nghiên cứu viên đã được gửi tới Hội đồng giáo sư Nhà nước để làm tài liệu tham khảo. Kết
quả nghiên cứu cũng được Phòng QLKH&CN trường ĐH YTCC sử dụng để xây dựng các
chỉ số Đảm bảo chất lượng QLKH&CN của Nhà trường, nhằm phục vụ nâng cao chất
lượng QLKH&CN, đáp ứng công tác theo dõi thực hiện Kế hoạch chiến lược Phát triển
trường ĐHYTCC giai đoạn 2018-2023, cũng như để cung cấp số liệu và minh chứng cho
công tác đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDDT
ngày 19/5/2017.


Ngoài ra, triển vọng áp dụng những kết quả này trong tương lai trong đánh giá, xếp hạng
thành tích nghiên cứu khoa học, xuất bản quốc tế của GV, NCV và các đơn vị đào tạo,
nghiên cứu là rất lớn. Hiện nay chưa có nhiều tài liệu tổng quan một cách đầy đủ và cập
nhật trong khi nhu cầu thông tin về các chỉ số đánh giá nhằm đánh giá, xếp loại thành tích
xuất bản quốc tế của các trường đại học, viện nghiên cứu không chỉ thuộc khối ngành Y Dược mà còn thuộc tất cả các khối ngành khác đảm bảo được tính khoa học, khả thi và có
tính so sánh với các nghiên cứu trong nước và trên thế giới là lớn. Việc xây dựng hồ sơ
thành tích xuất bản quốc tế và của giảng viện nghiên cứu viên cũng như đánh giá thực trạng

thành tích xuất bản quốc tế của các trường đại học, viện nghiên cứu thuộc khối ngành Y –
Dược ở Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á là cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề
tài này đáp ứng đủ và đảm bảo chất lượng cho những nhu cầu đó, hứa hẹn có tính ứng dụng
lớn khơng chỉ riêng đối với trường Đại học Y tế công cộng, các trường đại học, viện nghiên
cứu thuộc khối ngành Y – Dược mà cịn hữu ích với các trường đại học, viện nghiên cứu
thuộc các lĩnh vực khác.
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt
Đề tài được thực hiện đúng tiến độ, đầy đủ các mục tiêu nghiên cứu và sản phẩm tạo ra
so với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt trước đó. Cụ thể đề tài thực hiện đúng tiến
độ từ tháng 5/2019 và hoàn thành vào tháng 12/2019. Hoàn thành 03 mục tiêu nghiên cứu
đề ra bao gồm: 1) Tổng quan về các chỉ số đánh giá thành tích xuất bản quốc tế được áp
dụng trên thế giới và Việt Nam; 2) Xây dựng hồ sơ thành tích xuất bản quốc tế của Đại học
Y tế công cộng; 3) Mơ tả thực trạng thành tích xuất bản quốc tế của một số trường đại
học/khoa có đào tạo về Y - Dược và viện nghiên cứu y dược việt nam và khu vực Đông
Nam Á. Tạo ra đầy đủ 04 sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu như đã ghi rõ trong đề cương,
cụ thể là: Báo cáo đề tài và bảng số liệu; Hồ sơ xuất bản quốc tế của các giảng viên, nghiên
cứu viên trường Đại học Y tế công cộng; Các chỉ số đánh giá số lượng và chất lượng nghiên
cứu của giảng viên, nghiên cứu viên; Bài báo khoa học trong nước. Ngoài ra chủ nhiệm đề
tài cịn hướng dẫn 1 khố luận cử nhân YTCC tốt nghiệp thành cơng về nội dung này. Nhìn
chung việc thực hiện đề tài diễn ra tương đối thuận lợi, khơng gặp khó khăn trong cơng tác
quản lý khoa học và công nghệ cũng như trong vấn đề tài chính. Đề tài đã hồn thành 100%
khối lượng cơng việc và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu khoa học và chỉ tiêu cơ bản của các
sản phẩm khoa học công nghệ.


Về việc đánh giá sử dụng kinh phí, đề tài có tổng mức kinh phí thực hiện là 32.557.000
VNĐ, trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học chiếm 100%. Tồn bộ kinh phí 32.557.000
VNĐ đã được thanh quyết tốn.

4. Các ý kiến đề xuất

Nhu cầu phát triển NCKH và XBQT là thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và
nghiên cứu, tuy nhiên cần phải có những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và phù hợp, để đạt được
điều đó cần phải có cơ sở và bằng chứng rõ ràng. Chính vì vậy đối với trường Đại học
YTCC nói riêng và các đơn vị đào tạo cấp đại học và viện nghiên cứu nói chung cần xây
dựng hồ sơ thành tích xuất bản quốc tế của GV, NCV làm cơ sở đặt ra các mục tiêu phát
triển KHCN của đơn vị.
Đề tài “Thành tích xuất bản quốc tế: Một số chỉ số đo lường và phân tích ban đầu tại
các đơn vị đào tạo và nghiên cứu y dược ở Việt nam và Đông Nam Á, tháng 6 năm 2019”
mới chỉ cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng thành tích xuất bản quốc tế,
chưa có bộ cơng cụ được chuẩn hóa nhằm xếp hạng cụ thể các trường đại học, viện nghiên
cứu thuộc khối ngành Y – Dược tại Việt Nam và trong khu vực Đơng Nam Á. Bên cạnh
đó xếp hạng các trường đại học và viện nghiên cứu là nhu cầu tất yếu và khách quan trong
việc đánh giá chất lượng đào tạo, nghiên cứu của mỗi một đơn vị. Chính vì vậy cần thực
hiện tiếp các nghiên cứu đánh giá và xếp hạng chi tiết thành tích xuất bản quốc tế của các
trường đại học, viện nghiên cứu thuộc khối ngành Y – Dược tại Việt Nam và trong khu
vực Đông Nam Á trong thời gian tới.


1
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là các hoạt động chủ động, tích cực và có hệ thống của
con người nhằm mơ tả, phân tích và giải thích thế giới xung quanh. Cùng với sự phát triển
của xã hội ngày nay là muôn ngàn những câu hỏi nghiên cứu, vấn đề mới được đặt ra, yêu
cầu chúng ta giải quyết. Chính vì vậy, NCKH ngày càng trở nên quan trọng trong việc cung
cấp các bằng chứng giúp cho việc cải thiện mọi mặt của cuộc sống con người. Một cơng
trình NCKH chưa thể được coi là đã hồn thành một cách có chất lượng nếu như kết quả
của nghiên cứu đó chưa được xuất bản một cách chính thống dưới dạng các bài báo khoa

học có phản biện. Trên thế giới, quan điểm “Xuất bản hay lụi tàn/ Publish or perish” đã và
đang được thảo luận khá nhiều và thường được dùng để mô tả tầm quan trọng của việc
xuất bản khoa học đối với việc đánh giá thành tích, uy tín của các nhà nghiên cứu [22].
Xuất bản khoa học quốc tế chính là bằng chứng thể hiện có giá trị nhất đối với thành tích,
uy tín khoa học của mỗi cá nhân và của cả cơ quan, tổ chức [24]. Quan điểm “Khơng có
xuất bản, khơng có tài trợ/ No publication, no funding” đã và đang được coi trọng bởi các
nhà nghiên cứu cũng như các nhà tài trợ trên thế giới hiện nay.
Hoạt động NCKH được xác định là một trong những nhiệm vụ cơ bản của giảng viên
các trường đại học, nhất là trường đại học định hướng nghiên cứu. Đối với giảng viên,
NCKH tạo tiền đề cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Ngược lại, công tác giảng dạy
phản ánh kết quả của hoạt động NCKH. Có thể khẳng định rằng, cùng với hoạt động giảng
dạy, NCKH là thước đo thành tích chuyên môn của giảng viên [1],[8]. Kết quả NCKH thể
hiện ở công bố quốc tế không chỉ là thước đo thành tích nghiên cứu và khả năng hội nhập
của các nhà khoa học mà cịn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá và xếp
hạng các trường đại học. Hiện nay, có nhiều chỉ số đã và đang được sử dụng để đánh giá
thành tích, uy tín của các nhà nghiên cứu, ví dụ như chỉ số h-index, chỉ số i10-index, RG
score, v.v. [17],[18],[20],[28], [29],[38],[41]; đánh giá uy tín các tạp chí, ví dụ như hệ số
ảnh hưởng của tạp chí khoa học (Impact factor – IF)... Các chỉ số này được tính tốn và
sẵn có tại một số cơ sở dữ liệu như ResearchGate, Google Scholar,... [21],[35]. Cơ sở dữ
liệu Scimago Journal & Country Rank hiện đang dùng các chỉ số “số xuất bản quốc tế”,
“số bài báo được trích dẫn”, “số lần trích dẫn”, “số lần tự trích dẫn”, “số lần trích dẫn tính
bình qn trên mỗi bài báo” và “chỉ số H index” để xếp hạng thành tích xuất bản quốc tế


2
của các quốc gia theo năm và theo từng lĩnh vực (sử dụng số liệu trong các năm 19962017) [39].
Ở Việt Nam, kể từ năm 2019, xuất bản khoa học quốc tế cũng đã trở thành tiêu chí bắt
buộc để xem xét cơng nhận học hàm giáo sư, phó giáo sư cũng như q trình đào tạo tiến
sỹ [16]. Khơng chỉ số lượng bài báo quốc tế được xuất bản, số lượt trích dẫn của các ứng
viên giáo sư, phó giáo sư gần đây cũng bắt đầu được quan tâm [17]. Xuất bản khoa học

quốc tế cũng được coi là tiêu chí quan trọng để xếp hạng các trường đại học tại Việt Nam
(cả về tiêu chí khoa học và hội nhập quốc tế), là cơ sở để các nhà tài trợ xét duyệt các đề
xuất dự án và đánh giá sự thành công của một dự án. Quỹ Phát triển Khoa học và Công
nghệ Quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) cũng sử dụng tiêu chí xuất bản khoa học quốc tế
để xem xét tài trợ cho các đề tài NCKH cơ bản. Trong 5 năm qua đã có một số phân tích
xếp hạng xuất bản quốc tế các trường đại học ở Việt Nam dựa trên số ấn phẩm xuất bản
[4],[5]. Tuy nhiên, một số chỉ số đánh giá thành tích xuất bản quốc tế cịn mới, các nghiên
cứu đánh giá thành tích xuất bản quốc tế của các cớ sở giáo dục đại học và viện nghiên cứu
cả trong nước và khu vực Đơng Nam Á cịn rất ít, đặc biệt là ở các trường đại học, viện
nghiên cứu trong khối ngành y dược hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách
tồn diện. Vì vậy, nghiên cứu “Thành tích xuất bản quốc tế: Một số chỉ số đo lường và
phân tích ban đầu tại các đơn vị đào tạo và nghiên cứu y dược ở Việt Nam và Đông
Nam Á, năm 2019” được thực hiện với mục tiêu xây dựng hồ xuất bản quốc tế của giảng
viên, nghiên cứu viên trường ĐHYTCC và mô tả thành tích xuất bản quốc tế của một số
trường đại học, khoa đào tạo y dược và viện nghiên cứu y dược tại Việt Nam và khu vực
Đông Nam Á năm 2019 dựa trên 3 chỉ số chính là số bài báo quốc tế đăng tải, chỉ số trích
dẫn và h-index.


3

MỤC TIÊU
Mục tiêu 1: Tổng quan về các chỉ số đánh giá thành tích xuất bản quốc tế được áp dụng
trên thế giới và Việt Nam.
Mục tiêu 2: Xây dựng hồ sơ xuất bản quốc tế của giảng viên và nghiên cứu viên trường
Đại học Y tế công cộng.
Mục tiêu 3: Mơ tả thành tích xuất bản quốc tế của một số trường đại học/khoa có đào
tạo về Y- dược và viện nghiên cứu Y dược tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á năm
2019.



4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Thực trạng công bố quốc tế và các chỉ số đánh giá xuất bản quốc tế trên thế
giới

Trên thế giới, khái niệm “công bố hay lụi tàn” (“Publish or perish”) được dùng để mô
tả áp lực của các GV, NCV trong việc đăng tải các kết quả NCKH trên các tạp chí quốc tế
để đảm bảo phát triển nghề nghiệp [22]. Công bố thành công các bài báo khoa học trên các
tạp chí quốc tế giúp các giảng viên, nghiên cứu viên, các trường đại học và viện nghiên
cứu thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học, các đơn vị tài trợ và đóng vai trị quan
trọng trong sự nghiệp nghiên cứu cũng như đảm bảo kinh phí cho các dự án NCKH [24].
Có thể thấy cơng bố quốc tế vừa có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân nhà khoa học, đồng
thời là một trong các tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trường đại học. Bài báo được đăng
tải trên các tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục của Viện Thông tin Khoa học (Institute
for Scientific Information, viết tắt là danh mục ISI) và số lần được trích dẫn là một trong
những thước đo chất lượng cơng trình nghiên cứu, năng lực nghiên cứu và khả năng hội
nhập của nhà khoa học [20]. Hiện trên thế giới có các chỉ số khác nhau được sử dụng để
đánh giá thành tích và hiệu suất xuất bản quốc tế, ví dụ sử dụng số bài báo được đăng tải
trên các tạp chí trong danh mục ISI/SCOPUS, số lần trích dẫn, số bài báo mỗi giảng viên
(nhà khoa học) đăng tải mỗi năm, chỉ số h-index, chỉ số i10-index v.v.
[18],[20],[28],[38],[41]. Các chỉ số có thể đánh giá trên cơ sở dữ liệu ResearchGate, Google
Scholar… Trong khoảng 20 năm qua đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới
về các chỉ số đánh giá thành tích xuất bản quốc tế, phương pháp và cơ sở dữ liệu đánh giá
cũng như phân tích các ưu và nhược điểm riêng của từng chỉ số [28],[29],[38].
Đặc biệt trong thời gian gần đây khi các hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử ngày càng phát
triển giúp thống kê số bài báo khoa học một nhà nghiên cứu đã đăng tải, số lần mỗi bài báo
được đọc, được trích dẫn… thì khoa học đánh giá thành tích xuất bản quốc tế của các nhà

nghiên cứu đã phát triển mạnh mẽ. Các cơ sở dữ liệu lớn về thành tích xuất bản quốc tế
của các nhà khoa học trên thế giới có thể kể đến Google Scholar, ResearchGate, SCOPUS,
ORCID…[21],[35]. Mỗi cơ sở dữ liệu trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định, ví dụ
ORCID có độ chính xác cao nhưng khơng có tính năng tự động cập nhật các chỉ số về
thành tích xuất bản quốc tế của thành viên, Google Scholar phổ biến nhưng tính chính xác
thấp hơn so với các CSDL khác, Pubmed đáng tin cậy nhưng thiếu chỉ số quan trọng như


5
h-index. CSDL RG tổng hợp được tất cả những ưu điểm của các CSDL kể trên, ngồi ra
RG cịn tổng hợp danh sách thành viên dựa trên đơn vị công tác, rất phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu này là xây dựng hồ sơ xuất bản quốc tế và mô tả thành tích xuất bản quốc tế
của GV, NVC các trường đại học, viện nghiên cứu y dược tại Việt Nam và trong khu vực
ĐNA. Cụ thể kết quả nghiên cứu được trình bày ở Chương 3.
Ngày nay, kết quả NCKH thể hiện ở cơng bố quốc tế, ngồi là thước đo thành tích nghiên
cứu và khả năng hội nhập của các nhà khoa học, còn là một trong những tiêu chí quan trọng
để đánh giá và xếp hạng các trường đại học. Kết quả NCKH được đăng tải trên các tạp chí
khoa học uy tín trên thế giới trong danh mục ISI, số lần trích dẫn, h- index… là các tiêu
chí để các viện nghiên cứu, trường đại học sử dụng làm nguồn tham khảo chính để đánh
giá, xếp hạng thành tích nghiên cứu KHCN của một quốc gia, một viện, một trường đại
học, một cá nhân nhà khoa học hay một nghiên cứu sinh [20],[28],[39] . Ví dụ cơ sở dữ
liệu Scimago Journal & Country Rank hiện đang dùng các chỉ số “số công bố quốc tế”, “số
bài báo được trích dẫn”, “số lần trích dẫn”, “số lần tự trích dẫn”, “số lần trích dẫn tính bình
qn trên mỗi bài báo” và “chỉ số h-index” để xếp hạng thành tích xuất bản quốc tế của
các quốc gia theo năm và theo từng lĩnh vực, với cơ sở dữ liệu từ năm 1996-2017 [39] .
Đánh giá thành tích xuất bản quốc tế ở cấp độ cá nhân có thể được thực hiện sử dụng cơ
sở dữ liệu ResearchGate, Google Scholar và các chỉ số được sử dụng bao gồm: “số bài báo
đã xuất bản”, “số lần được trích dẫn”, “chỉ số h-index”, “chỉ số RG score”, “i-10 index”…
[26],[36]. Một trong những mục tiêu của nghiên cứu này là tổng quan về các chỉ số đánh
giá uy tín của nhà xuất bản, tạp chí và thành tích xuất bản quốc tế được áp dụng trên thế

giới và Việt Nam. Kết quả chi tiết được trình bày ở Chương 3.
1.2.

Thực trạng công bố quốc tế và các chỉ số đánh giá xuất bản quốc tế tại Việt
Nam

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây NCKH được xem là một trong 2 nhiệm vụ
sống còn của các trường đại học (ĐH) để thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo. Trong các
nghị quyết của Chính phủ cũng như chiến lược phát triển của Bộ GD&ĐT cũng luôn nhấn
mạnh các trường ĐH phải là các trung tâm NCKH, chuyển giao và ứng dụng công nghệ
vào sản xuất và đời sống. Ngày 29/7/2017, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ
KH&CN tổ chức Hội nghị “Phát triển khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại
học giai đoạn 2017-2025”, trong đó một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra là đưa


6
NCKH thành văn hóa của mỗi trường [6]. Theo ơng Nguyễn Hữu Cương – Cục Quản lý
Chất lượng, Bộ GD&ĐT “Cơng bố quốc tế nào cũng khó, nhưng đây là con đường tất yếu
để các nhà khoa học Việt Nam vươn lên hội nhập với khoa học thế giới. Một giảng viên
Đại học không thể tách rời nghiên cứu với giảng dạy” [3]. Báo cáo kết quả khảo sát hoạt
động khoa học công nghệ (KH&CN) tại 142 cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2011-2016
của một nhóm nghiên cứu độc lập được trình bày tại hội nghị cho thấy, khu vực các trường
đại học đóng góp hơn 1/2 (50,08%) tổng số nhân lực KH&CN của cả nước, giai đoạn 20112015, tổng số sản phẩm KH&CN của khối các trường đại học chiếm hơn 2/3 trong cả nước
[6]. Theo báo cáo này, trong 142 trường đại học có 945 nhóm nghiên cứu, trung bình mỗi
trường có khoảng 7 nhóm nghiên cứu.
Thực tế hiện nay, chỉ tính tiến sĩ và giáo sư thì lực lượng nghiên cứu đã rất nhiều, song
cơng bố quốc tế của Việt Nam còn rất thấp [6]. Theo báo cáo, khối các trường kỹ thuật
công nghệ, bên cạnh các sản phẩm thương mại và các bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ, khối
trường này ln có tỷ lệ công bố quốc tế cao nhất. Trong giai đoạn 2011-2016, khối trường
này (16 trường) công bố quốc tế 1.733/5.738 bài báo quốc tế của cả nước, chiếm 30% toàn

ngành. Tuy nhiên, so với các ĐH khác trong khu vực thì năng suất NCKH khá thấp. Khối
các trường nơng - lâm - ngư - y đã có 3.349 bài đăng trên các kỷ yếu hội thảo quốc gia và
quốc tế. Nếu so sánh với nguồn nhân lực hiện có thì số lượng đề tài NCKH của khối trường
này rất khiếm tốn, bình quân chỉ đạt 0,74 bài/cán bộ khoa học trong 5 năm (2011-2016)
[2]. ĐH Quốc gia TPHCM, trung bình mỗi cán bộ nghiên cứu nhận được kinh phí đầu tư
cho NCKH là 16 triệu đồng/năm và năng suất của mỗi giảng viên (chỉ tính tiến sĩ) có bài
báo quốc tế (ISI/SCOPUS) chỉ đạt 0,6 bài/năm [2]. Còn đối với ĐH Quốc gia Hà Nội thì
tính trung bình 01 năm 01 nhà khoa học của Trường ĐH Kinh tế công bố 1,45 bài và các
nhà khoa học trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn công bố được gần 1 bài. Các trường
khác, 1 năm đạt khoảng 0,5 bài [7].
Có thể thấy cơng bố khoa học của Việt Nam tăng nhanh trong 5 năm qua nhưng số
lượng vẫn thấp trong khu vực. Gần 80% công bố khoa học từ Việt Nam là do hợp tác quốc
tế. Vì vậy chất lượng nghiên cứu của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Theo thống kê của
trang web khoa học thế giới (Web of Science), dữ liệu trích xuất từ thơng tin của gần 8.500
bài báo ISI có xuất xứ Việt Nam trong 3 năm từ 2015 đến giữa 2017, cho thấy top 20
trường đại học Việt Nam công bố ISI năm học 2016-2017 có số bài báo xuất bản từ 34 bài


7
đến 540 bài/năm. Trường ĐH YTCC đứng thứ 14 trong danh sách với 42 bài/năm. Đáng
chú ý, trường ĐH YTCC cũng là một trong 20 trường có cơng bố trên các tập san có chỉ
số tác động (impact factor – IF) cao (Hình 1) [4]. Theo một bài tổng hợp công bố quốc tế
trên nguồn dữ liệu từ SCOPUS của các đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu
của Việt Nam có tổng số ấn phẩm lớn hơn 20 và số bài báo tạp chí trên 10 trong 1,5 năm
qua (1/2017- 6/2018) cho thấy hiện có 75 trường đại học và viện nghiên cứu nằm trong
danh sách này và trường ĐH YTCC xếp thứ 23 với tổng 86 ấn phẩm (77 bài báo quốc tế)
[5]. Chi tiết kết quả tổng quan tài liệu về các chỉ số đánh giá uy tín của nhà xuất bản, tạp
chí và thành tích xuất bản quốc tế của GV, NCV được trình bày ở Chương 3- Kết quả.

Hình 1.1: Top 20 đại học Việt Nam có cơng bố ISI nhiều nhất

cho năm học 2016-2017 và có cơng bố trên tập san IF cao trong 2 năm


8
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các giảng viên, nghiên cứu viên của các trường đại học, khoa
có đào tạo về Y, Dược và viện nghiên cứu thuộc khối ngành Y, Dược tại Việt Nam và một
số trường trong khu vực Đơng Nam Á có tài khoản trên CSDL RG đến thời điểm tháng
6/2019.
*

Tiêu chuẩn lựa chọn
- Giảng viên, nghiên cứu viên hiện đang làm việc tại trường các trường Đại học, khoa,
viện nghiên cứu thuộc khối ngành Y Dược tại Việt Nam và một số trường trong khu
vực Đông Nam Á có tài khoản trên CSDL RG đến thời điểm tháng 6/2019.

*

Tiêu chuẩn loại trừ
- Tài khoản trên CSDL RG thuộc khoa Y, Dược, Y tế công cộng nhưng thông tin
không rõ ràng để xác định là GV, NCV hay học viên.

*

Lý do lựa chọn cơ sở dữ liệu từ ResearchGate:


CSDL RG được lựa chọn vì CSDL này cho phép tìm kiếm các giảng viên, nghiên cứu
viên theo đơn vị cơng tác (ví dụ khi tìm với từ khố Hanoi University of Public Health thì
sẽ tìm thấy tất cả các thành viên của trường ĐH YTCC đã có tài khoản trên CSDL này).
Ngồi ra, CSDL ResearchGate cũng có chức năng tự động cập nhật các xuất bản quốc tế
của các thành viên và tính sẵn có của các chỉ số thể hiện thành tích xuất bản quốc tế của
các thành viên như chỉ số h-index, số lượt trích dẫn. Đây là các ưu điểm vượt trội để nhóm
nghiên cứu sử dụng CSDL RG trong nghiên cứu này thay vì chọn CSDL Google Scholar
hay ORCID.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng thiết kế mơ tả cắt ngang.
Phương pháp chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu chọn toàn bộ GV, NCV hiện đang làm việc,
cơng tác tại các trường đại học, khoa có đào tạo về y dược và viện nghiên cứu thuộc khối


9
ngành y dược tại Việt Nam, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn để tiến hành đánh
giá thành tích xuất bản quốc tế.
Bảng 2.1: Danh sách các trường, khoa, viện nghiên cứu thuộc Y Dược tại Việt Nam
STT Trường Đại học, Cao đẳng thuộc khối ngành y dược
1

Học viện Quân Y

26. ĐH kỹ thuật y dược Đà Nẵng

2

ĐH Y Hà Nội


27. ĐH Tây Nguyên

3

ĐH Dược Hà Nội

28. ĐH Trà Vinh

4

Khoa Y-dược - Đại học Quốc gia Hà Nội 29. ĐH Buôn Ma Thuật

5

ĐH YTCC

30. ĐH công nghệ tp HCM

6

Học viện Y dược học cổ truyền

31. ĐH Phan Châu Trinh

7

ĐH Thành Đô

32. ĐH kinh doanh và công nghệ HN


8

ĐH Đại Nam

33. ĐH điều dưỡng Nam Định

9

ĐH Thăng Long

34. ĐH Bình Dương

10

ĐH Y dược tp HCM

35. ĐH Lạc Hồng

11

ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

36. ĐH công nghệ Miền Đông

12

Khoa Y - ĐH quốc gia tp HCM

37. ĐH Tây Đô


13

ĐH Tôn Đức Thắng

38. ĐH công nghệ Đồng Nai

14

ĐH Dân lập Văn Lang

39. ĐH quốc tế Miền Đông

15

ĐH Nguyễn Tất Thành

40. ĐH Phenikaa

16

ĐH Y-Dược - ĐH Huế

41. ĐH Cửu Long

17

ĐH Y dược Cần Thơ

42. ĐH Thành Đơng


18

ĐH Y dược Thái Bình

43. ĐH nam Cần Thơ

19

ĐH Y dược - ĐH Thái Nguyên

44. ĐH Trưng Vương

20

Khoa Y dược - ĐH Đà Nẵng

45. ĐH Hòa Bình

21

ĐH Y dược Hải Phịng

46. ĐH Tân Tạo

22

ĐH kỹ thuật y tế Hải Dương

47. Trường CĐ Dược TW Hải Dương


23

ĐH Y khoa Vinh

48. Trường CĐ Nghề KTTB Y tế

24

Đại học Yersin Đà Lạt

49. Trường CĐ Y tế Huế

25

ĐH dân lập Duy Tân

Viện nghiên cứu thuộc khối ngành y dược
50

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW

54. Viện Pasteur Tây Nguyên

51

Trung tâm ĐTBD cán bộ dân số - Y tế

55. Viện Pasteur HCM



×