Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa khu vực cẩm phả tỉnh quảng ninh năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

-----------------------------------

HỒNG LAN ANH

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG NINH
NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

-----------------------------------

HỒNG LAN ANH

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC CẨM PHẢ TỈNH QUẢNG NINH
NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802



HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH

HÀ NỘI, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ tận tình của q
thầy cơ, người thân trong gia đình và bạn bè.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng đào tạo sau đại học, các thầy cô
giáo, các khoa phịng có liên quan của Trường Đại học y tế Công cộng đã giúp đỡ, và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cơ PGS.TS. Trần Thị
Tuyết Hạnh đã tận tình định hướng, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên Phòng Quản lý
chất lượng Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện và hỗ
trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã ln động
viên, khích lệ và ủng hộ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Hoàng Lan Anh


ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTYT

Chất thải y tế

ĐKKV

Đa khoa khu vực

PHCN

Phục hồi chức năng


QLCTRYT

Quản lý chất thải rắn y tế

DBFO

EPA

Mơ hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành
(Design - Build - Operate - Transfer)
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (Environmental
Protection Agency)

HBV

Virus viêm gan B (Hepatitis B virus)

HCV

Virus viêm gan C (Hepatitis C virus)

HIV
PPP
UNICEF
WHO

Virus suy giảm miễn dịch ở người (Human
Immunodeficiency Virus)
Hợp tác công - tư (Public - Private Partnership)
Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (United

Nations International Children's Emergency Fund)
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1.Một số khái niệm ............................................................................................. 4
1.2.Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe .......................... 11
1.3.Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế............................................................. 13
1.4.Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải y tế ....................... 21
1.5.Giới thiệu chung về địa điểm nghiên cứu ..................................................... 25
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 31
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 31
2.3. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 31
2.4. Cỡ mẫu ......................................................................................................... 31
2.5.Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu .................................................. 33
2.6.Biến số nghiên cứu ........................................................................................ 35
2.7.Phương pháp phân tích số liệu: ..................................................................... 37
2.8.Sai số và cách khống chế sai số .................................................................... 37
2.9.Đạo đức nghiên cứu ...................................................................................... 38
Chương 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 40
3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả tỉnh Quảng
Ninh năm 2019 .......................................................................................................... 40
3.1.1. Thực trạng các loại hồ sơ, sổ sách báo cáo về quản lý CTRYT ............... 40
3.1.2. Thực trạng phân loại CTRYT ................................................................... 41

3.1.2.1. Thực trạng trang bị, cơ sở vật chất phân loại CTRYT .................................................... 41
3.1.2.2. Thực trạng hoạt động thu gom CTRYT............................................................................ 43
3.1.2.3. Thực trạng hoạt động lưu giữ CTRYT.............................................................................. 45
3.1.2.4. Thực trạng vận chuyển và xử lý CTRYT ......................................................................... 47


iv

3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện
ĐKKV Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh năm 2019 ..................................................... 49
Chương 4BÀN LUẬN ............................................................................................. 55
4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả ......... 55
4.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện
ĐKKV Cẩm Phả .................................................................................................. 61
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại chất thải y tế ......................................................................... 7
Bảng 1.2. Số cơ sở y tế toàn quốc năm 2017 ...................................................... 16
Bảng 1.3.Thống kê hiện trạng phát sinh và xử lý chất thải rắn y tế trong 06 tháng
đầu năm 2018 tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 20
Bảng 2.1. Tổng hợp cỡ mẫu cho các nội dung nghiên cứu ................................................... 32
Bảng 2.2. Phương pháp chọn mẫu và kỹ thật thu thập số liệu............................................... 34
Bảng 3.1. Thực trạng các loại hồ sơ, sổ sách về quản lý chất thải rắn y tế .......................... 40
Bảng 3.2. Thực trạng trang bị, cơ sở vật chất phân loại CTRYT ......................................... 41

Bảng 3.3. Thực trạng hoạt động phân loại CTRYT ............................................................... 42
Bảng 3.4. Thực trạng hoạt động thu gom CTRYT................................................................. 43
Bảng 3.5. Thực trạng lưu giữ CTRYT của Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả............................ 45
Bảng 3.6. Thực trạng vận chuyển CTRYT.............................................................................. 47
Bảng 3.7. Thực trạng xử lý CTRYT của Bệnh viện ĐKKV Cẩm Phả ............................... 48

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2. Sơ đồ quản lý rác thải y tế tại Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả tỉnh
Quảng Ninh ......................................................................................................... 27
Hình 3.1: Trang bị thùng thu gom CTRYT trên xe tiêm ....................................................... 42
Hình 3.2: Sơ đồ đường nội bộ vận chuyển CTRYT............................................................... 44
Hình 3.3. Khu lưu giữ chất thải rắn y tế.................................................................................... 46


vi

TÓM TẮT
Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh là một trong hai đơn
vị được Bộ Y tế triển khai mơ hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại lây nhiễm theo
mơ hình cụm bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Để tìm hiểu thực trạng
quản lý chất thải rắn y tế sau tác động của dự án và phân tích một số yếu tổ ảnh
hưởng tại đợn vị, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng quản lý chất thải
rắn y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả
tỉnh Quảng Ninh năm 2019”. Với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng quản lý chất
thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh năm 2019. 2.
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh
viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh năm 2019.
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nghiên cứu tập trung vào các đối tượng
là cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý chất thải rắn y tế; Nhân viên y tế trực tiếp
tham gia vào quá trình xử lý chất thải rắn y tế; Lãnh đạo bệnh viện, trưởng khoa

Kiểm soát nhiễm khuẩn, điều dưỡng trưởng, điều dưỡng viên. Thời gian nghiên cứu
diễn ra từ tháng 2/2019 đến tháng 7/2019 tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả phường Cẩm Thịnh - thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu thu thập
thông tin bằng phương pháp định tính và định lượng.
Nhìn chung, cơng tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất
thải rắn y tế được thực hiện tương đối tốt theo đúng qui định, trong đó hoạt động
phân loại chất thải đạt 100%, cơ sở vật chất cho hoạt động phân loại chất thải đạt
95%, hoạt động thu gom chất thải rắn y tế đạt 99%, lưu giữ và xử lý chất thải đạt tỉ lệ
100%. Đồng thời nghiên cứu cũng đã chỉ ra những yếu tố chính ảnh hưởng tới công
tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đó là: Thiếu nhân lực cho các hoạt động
kiểm tra, giám sát quản lý chất thải rắn y tế; Cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ quy
trình quản lý chất thải rắn y tế chưa đầy đủ ở một số khoa; Việc thực hiện Sổ tay quản
lý chất thải chưa hiệu quả; Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ý thức chưa cao trong
phân loại chất thải rắn y tế. Bên cạnh đó, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả


vii

quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện. Trong đó, cần đẩy mạnh chú trọng đến việc
nâng cao kiến thức và nhận thức cho nhân viên y tế về quản lý chất thải rắn y tế; Bổ
sung thêm cán bộ thực hiện công tác quản lý chất thải y tế; Trang bị cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho các khoa còn thiếu; Tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hành Sổ tay
quản lý chất thải y tế; đồng thời cũng đề xuất với tỉnh Quảng Ninh, Sở Y tế cần có cơ
chế hỗ trợ chi phí cho công tác bảo vệ môi trường của bệnh viện.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với nâng cấp cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế, gia tăng số giường bệnh,
nâng cao chất lượng dịch vụ khám và chữa bệnh đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm

sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân là sự gia tăng về rác thải Y tế. Theo một
báo cáo tháng 2 năm 2018 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trong tổng số
lượng chất thải do các hoạt động chăm sóc sức khỏe tạo ra, có khoảng 85% là
chất thải chung, khơng nguy hại; 15% cịn lại được coi là chất độc hại có thể lây
nhiễm, độc hại hoặc phóng xạ [31]. Mỗi năm, ước tính có khoảng 16 tỷ mũi
tiêm được tiêm trên tồn thế giới, nhưng khơng phải tất cả các kim tiêm và bơm
tiêm đều được xử lý đúng cách. Trong năm 2015, kết quả đánh giá của
WHO/UNICEF cho thấy chỉ hơn một nửa các cơ sở y tế lấy mẫu từ 24 quốc gia
(58%) có đủ hệ thống để xử lý an toàn chất thải y tế [31].
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2017, trung bình mỗi
ngày các bệnh viện thải ra khoảng 47-50 tấn chất thải nguy hại, mức độ gia tăng
khoảng 7,6%. Dự báo đến năm 2025, lượng CTNH y tế tiếp tục gia tăng, lượng
phát sinh trên cả nước đến năm 2025 ước khoảng 900 tấn/ngày (tương đương
33.500 tấn/năm). Trong khoảng hơn 300 tấn CTNH y tế mỗi ngày trên phạm vi
tồn quốc chỉ có 1/3 được đốt bằng lị đốt đảm bảo an tồn mơi trường. Số lị đốt
rác thải y tế này mới chỉ phục vụ cho 453 bệnh viện và cơ sở y tế, chiếm khoảng
40% số bệnh viện [3]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc xử lý chất thải
nguy hại lây nhiễm tại các đơn vị thường được xử lý tại các đơn vị y tế với các
lị đốt trung bình hoặc lị đốt cỡ nhỏ hoặc vận chuyển xử lý tại các khu xử lý tập
trung [12] [13] [8] [14]. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt
về kết quả quản lý chất thải y tế và kiến thức, hiểu biết của nhân viên y tế.
Tại Quảng Ninh, số lượng rác thải y tế dự tính sẽ là 3.680 tấn/năm vào
năm 2020 và vào năm 2030 là 4.551 tấn/năm [19]. Năm 2016, Bệnh viện
ĐKKV Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh là một trong hai đơn vị được Bộ Y tế triển


2

khai mơ hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại lây nhiễm theo mơ hình cụm bằng
nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy

hại lây nhiễm phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh của Bệnh viện thì cịn có
nhiệm vụ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại lây nhiễm cho các đơn vị y tế lân cận.
Để tìm hiểu thực trạng quản lý chất thải rắn y tế sau tác động của dự án và phân
tích một số yếu tổ ảnh hưởng tại đợn vị, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực
trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa
khoa khu vực Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh năm 2019”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực
Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế
tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh năm 2019.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Một số khái niệm
Theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy

định về quản lý chất thải và phế liệu [6], có một số định nghĩa cơ bản như sau:
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải

ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [6].
Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy
hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới
ngưỡng chất thải nguy hại [6].
Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải [6].
Xử lý chất thải là q trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn
lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải [6].
Đối với chất thải y tế được liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường
thống nhất tại Thơng tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 [4],
trong đó quy định một số khái niệm cụ thể đối với lĩnh vực quản lý chất thải y
tế gồm:
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ
sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải
y tế [4].
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc
tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm
và chất thải nguy hại không lây nhiễm [4].
Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực
hiện [4].


5

Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh
và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y
tế [4].
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có

nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi
lưu giữ hoặc tiêu hủy [4].
Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi
lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử
lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập
trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải
y tế [4].
1.1.1. Phân định chất thải y tế
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), chất thải Y tế được phân định thành 8
nhóm [30] gồm:
Chất thải lây nhiễm: Chất thải bị nhiễm máu và các chất dịch cơ thể khác,
chất thải từ bệnh nhân bị nhiễm trùng; Chất thải bệnh lý: Gồm mô người, nội
tạng hoặc chất lỏng, bộ phận cơ thể và xác động vật bị gây bệnh; Chất thải sắc
nhọn: Chất thải có thể gây tổn thương khi tiếp xúc như ống tiêm, kim tiêm, dao
mổ và lưỡi dao dùng một lần; Chất thải hóa học: dung môi và thuốc thử được sử
dụng cho các chế phẩm trong phịng thí nghiệm, chất khử trùng và kim loại nặng
có trong các thiết bị y tế; Chất thải dược phẩm: Thuốc và vắc-xin đã hết hạn,
chưa sử dụng và bị ơ nhiễm; Chất thải độc tính di truyền: Chất thải chứa các
chất có đặc tính gây độc gen như thuốc gây độc tế bào được sử dụng trong điều
trị ung thư và các chất chuyển hóa của chúng; Chất thải phóng xạ: Gồm các sản
phẩm bị ơ nhiễm bởi các hạt nhân phóng xạ bao gồm vật liệu chẩn đốn phóng
xạ hoặc vật liệu xạ trị; Chất thải khơng nguy hại hoặc chất thải thông thường:
Chất thải không gây ra bất kỳ nguy cơ sinh học, hóa học, phóng xạ hoặc vật lý
cụ thể nào [30].


6

Tại Việt Nam, theo hướng dẫn tại Thông tư số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT ngày 31/12/2015 chất thải y tế được phân định thành 3 nhóm [4] như
sau:

Chất thải lây nhiễm bao gồm: (1) Chất thải lây nhiễm là những vật sắc
nhọn, có thể gây ra các vết rách hoặc xuyên thủng; (2) chất thải rắn lây nhiễm
không sắc nhọn bao gồm: các chất thải thấm máu, dịch cơ thể, dây truyền dính
máu, truyền plasma (bao gồm cả túi máu), găng tay y tế, catheter, kim luồn
mạch máu không sắc nhọn, ống hút đờm, ống thông tiểu, ống thông dạ dày và
các ống dẫn lưu khác, bột bó trong gẫy xương hở; (3) Chất thải có nguy cơ lây
nhiễm cao bao gồm: chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh
phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm; (4) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô,
bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm [4].
Chất thải nguy hại khơng lây nhiễm bao gồm: Dược phẩm, hóa chất thải
bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; Thiết
bị y tế vỡ, hỏng có chứa thuỷ ngân hoặc các kim loại nặng, hàn răng amalgam
thải bỏ; Thuốc điều trị ung thư (hóa trị) Các loại chất thải nguy hại khác như dầu
mỡ thải, giẻ lau các chất độc hại, mực máy in…; Chất thải nguy hại khác [4].
Chất thải y tế thông thường: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh
hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế [4].
1.1.2. Quản lý chất thải y tế
Thông tư số 58/2015/TTLTBYTBTNMT ngày 31/12/2015 quy định về
việc quản lý chất thải y tế thực hiện khái quát theo các bước sau:
Bước 1: Phân loại, thu gom
Bước 2: Vận chuyển
Bước 3: Lưu giữ
Bước 4: Xử lý
1.1.2.1. Phân loại chất thải y tế
Phân

loại

chất


thải

y

tế

đã

được

58/2015/TTLT/BYT/BTNMT [4] theo bảng dưới đây:

quy

định

tại

TT

số


7

Bảng 1.1: Phân loại chất thải y tế [4]

1.1.2.2. Thu gom chất thải y tế
Công tác thu gom chất thải y tế được quy định như sau:
Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu

giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Trong quá trình thu gom, túi đựng chất
thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm khơng bị
rơi, rị rỉ chất thải trong quá trình thu gom. cơ sở y tế quy định tuyến đường và
thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu
vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế. Chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất
thải trong khuôn viên cơ sở y tế[4];
Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất
thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày.


8

1.1.2.3. Lưu giữ chất thải y tế
Khu vực lưu giữ chất thải y tế được cơ sở y tếbố trí trong khuôn viên cơ
sở y tế phải đáp ứng các u cầu sau:
Có mái che; nền đảm bảo khơng bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy
tràn từ bên ngoài vào, khơng bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngồi khi có sự cố rị
rỉ, đổ tràn. Bố trí vị trí phù hợp để đặt các dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y
tế. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải phù hợp với từng loại chất thải và lượng chất
thải phát sinh trong cơ sở y tế. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một
phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa.
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có nắp đậy kín, có biểu tượng loại chất
thải lưu giữ theo đúng quy định. Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm: Đối với
chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm
tại cơ sở y tế:
Trong điều kiện bình thường: khơng q 02 ngày.
Thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C: tối đa là 07 ngày.
Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05
kg/ngày: không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường.

Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử
lý theo mơ hình cụm hoặc mơ hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày.
Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và
thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.
1.1.2.4. Vận chuyển chất thải y tế
Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến
cơ sở xử lý cho cụm phải thực hiện bằng các hình thức sau [4]:
Cơ sở y tế trong cụm th đơn vị bên ngồi có giấy phép xử lý chất thải
nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận
chuyển chất thải của cơ sở y tếđến cơ sở xử lý cho cụm. Đối với chủ xử lý chất
thải nguy hại, chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại tham gia vận chuyển
chất thải y tế trong cụm nhưng nằm ngoài phạm vi của giấy phép do cơ quan


9

nhà nước có thẩm quyền cấp phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép trước khi thực
hiện theo quy định [4]. Cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị
khác để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm
phải được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt tại
kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh [4].
Phương tiện vận chuyển: cơ sở y tế, đơn vị được thuê vận chuyển chất
thải y tế nguy hại sử dụng xe thùng kín hoặc xe bảo ôn chuyên dụng để vận
chuyển hoặc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển chất
thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm [4].
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận
chuyển phải đáp ứng các yêu cầu: Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu
được va chạm, không bị rách vỡ bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an tồn
trong q trình vận chuyển. Có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy
định với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu

trên thiết bị lưu chứa chất thải. Được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên
phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển
chất thải [4].
Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các
thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm khơng bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên
đường vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển chất thải y tế từ cơ sở y tế về cơ
sở xử lý chất thải y tế cho cụm, khi xảy ra tràn đổ, cháy, nổ chất thải y tế hoặc
các sự cố khác phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố môi
trường theo quy định của pháp luật. Chất thải y tế thông thường thực hiện theo
quy định pháp luật về quản lý chất thải thông thường [4].
1.1.2.5. Xử lý chất thải y tế
Hiện nay các cơ sở y tế đang áp dụng 3 hình thức xử lý: (1) Xử lý tại cơ
sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại
tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế; (2) Xử lý chất thải y tế nguy hại theo


10

mơ hình cụm cơ sở y tế; (3) Tự xử lý tại cơng trình xử lý chất thải y tế nguy hại
trong khuôn viên cơ sở y tế [4].
Theo Bộ Y tế, hiện nay có một số các phương pháp xử lý CTRYT [7] sau:
Thiêu đốt: Là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao trong các lị đốt chun
dụng có nhiệt độ từ 8000C-12000C hoặc lớn hơn để đốt CTRYT. Phương pháp
đốt có ưu điểm là xử lý được đa số các loại CTRYT, làm giảm tối đa về mặt thể
tích của chất thải. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp đốt là nếu chế độ vận
hành không chuẩn và khơng có hệ thống xử lý khí thải sẽ làm phát sinh các chất
độc hại như Dioxin, Furan gây ô nhiễm mơi trường thứ cấp; chi phí vận hành,
bảo dưỡng và giám sát môi trường cao. Ở Việt Nam từ 500 lò đốt tại thời điểm
năm 2011 đến năm 2017 số bệnh viện còn sử dụng lò đốt chất thải y tế chỉ còn
gần 200 lò đốt, tuy nhiên số lò đốt trên chỉ phục vụ cho 453 bệnh viện và cơ sở

y tế, chiếm khoảng 40% số bệnh viện [3].
Phương pháp khử khuẩn bằng vi sóng: Có hai phương pháp đó là sử dụng
vi sóng thuần túy trong điều kiện áp suất thường (có hoặc khơng có bổ sung
nước/hơi nước) và sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điều kiện
nhiệt độ, áp suất cao. Trong phương pháp này thường đi kèm các thiết bị máy
cắt, nghiền và máy ép để giảm thể tích chất thải. Các loại CTLN có thể xử lý
được: CTLN khơng sắc nhọn: có thấm máu, dịch sinh học, chất thải từ buồng
cách ly, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và chất thải giải phẫu. CTR sau khi
khử khuẩn, giảm thể tích đạt tiêu chuẩn có thể xử lý, đem đi tái chế và tiêu hủy
như chất thải thông thường.
Một phương pháp xử lý mới của PVC - chất thải y tế bằng methanol gần
tới hạn: Khử clo và thu hồi phụ gia.
Trong cơng trình này, một quy trình mới đã được phát triển để khử clo và
thu hồi các chất phụ gia từ chất thải y tế PVC như ống để truyền máu và thu
thập mẫu cho nước tiểu bằng cách sử dụng metanol gần tới hạn. Thứ tự hiệu quả
khử clo của các mẫu ở cùng điều kiện phản ứng như sau: TFT> PVC nguyên
chất> SCFU. Kết quả này cho thấy q trình NCM có lợi cho cả khử clo và thu


11

hồi phụ gia từ PVC-rác thải y tế, và đã có một triển vọng ứng dụng rộng rãi cho
các chất thải quản lý chất thải PVC [28].
1.2.

Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe
Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe
Theo Cục quản lý mơi trường Y tế, CTYT có thể gây ra nhiều tác động

xấu tới sức khỏe con người như: lây bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế,

đặc biệt là sự cố thương tích do chất thải sắc nhọn. Dạng phơi nhiễm nghề
nghiệp phổ biến nhất qua đường máu của nhân viên y tế trong quá trình thực
hiện quản lý chất thải là bị thương do các kim tiêm lây nhiễm [7].
Trong các nhóm CTYT, thì chất thải sắc nhọn và chất thải lây nhiễm được
coi là loại chất thải nguy hiểm, phổ biến trong nhóm chất thải nguy hại. Trong
đó chất thải sắc nhọn ngồi nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm cịn có khả năng
gây chấn thương cho người trực tiếp tiếp xúc với nó. Việc phân loại chất thải
không đúng quy định cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các chấn
thương đối với chất thải y tế sắc nhọn. Nghiên cứu năm 2008 tại một cơ sở xử lý
chất thải y tế tại Anh cho thấy trong số 515 người được phỏng vấn thì số người
bị chấn thương do chất thải sắc nhọn là 40 người, trong số đó có 34 người bị
chấn thương do việc phân loại không đúng cách [21]. Một nghiên cứu tại
Bangladesh năm 2002 cho thấy trong số các nhân viên thực hiện thu gom, phân
loại rác thải y tế có một số người bị mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan
siêu vi B, C, thương hàn, bệnh da/dị ứng, tiêu chảy, kiết lỵ, lao và sốt rét [20].
Nghiên cứu tại 14 vùng địa lý năm 2005 đã cho thấy, chấn thương do chất thải
rắn y tế sắc nhọn cho nhân viên y tế đã gây ra 66.000 ca nhiễm vi rút viêm gan
B (HBV), 16.000 ca nhiễm siêu vi rút viêm gan C (HCV) và 200-5000 ca nhiễm
HIV trong số nhân viên y tế [27].
Ngoài ra, mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm
có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thương và bỏng,... Hóa
chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi,… có thể xâm


12

nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp và tiêu hóa,... gây bỏng, tổn thương da,
mắt, màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận,…[7]
Dioxin là một trong những hóa chất độc hại nhất được lồi người biết đến.
Dioxin có liên quan đến ung thư, rối loạn hệ thống miễn dịch, tiểu đường, dị tật

bẩm sinh và làm gián đoạn sự phát triển tình dục. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư
Quốc tế, một chi nhánh của WHO, đã thừa nhận ung thư điôxin gây ra tiềm
năng và phân loại nó là chất gây ung thư ở người. Để tránh sản xuất điôxin,
không nên sử dụng túi nhựa clo (và tốt nhất là không có hợp chất clo khác) vào
lị đốt. Khơng được đốt túi màu đỏ vì màu đỏ chứa cadmium, gây ra khí thải độc
hại. Thủy ngân là một chất độc thần kinh mạnh có thể vượt qua hàng rào máu
não cũng như nhau thai. Những lo ngại của công chúng về khí thải lị đốt, cũng
như việc tạo ra các quy định của liên bang đối với lò đốt chất thải y tế, đang
khiến nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe phải suy nghĩ lại về lựa chọn xử lý chất
thải y tế [22].
Tác động của chất thải y tế tới môi trường
Đối với môi trường, khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn
lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm mơi trường
đất, nước, khơng khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, hệ sinh thái.
Hầu hết chất thải y tế được đốt, một thực tế chất thải y tế tồn tại trong thời gian
ngắn vì những tác hại về mơi trường. Lị đốt chất thải y tế thải ra chất gây ơ
nhiễm khơng khí độc hại và dư lượng tro độc hại là nguồn chính của điơxin
trong mơi trường. Dư lượng tro độc hại được gửi đến các bãi chơn lấp để xử lý
có khả năng thấm vào nước ngầm. Chất thải y tế đã được Cơ quan Môi trường
Hoa Kỳ xác định là nguồn phát thải không khí độc hại lớn thứ ba được biết đến
và là tác nhân của khoảng 10% lượng phát thải thủy ngân cho môi trường từ các
hoạt động của con người. Nếu các vật phẩm chứa thủy ngân được cho vào túi
màu đỏ để chứa chất thải lây nhiễm và được gửi đến lị đốt hoặc cơng nghệ xử
lý chất thải khác, thủy ngân sẽ gây ô nhiễm môi trường. Thủy ngân trong không


13

khí sau đó bước vào một chu kỳ phân phối tồn cầu trong mơi trường, làm ơ
nhiễm cá và động vật hoang dã [22].

Ở Việt Nam, mỗi ngày 350 – 400 tấn chất thải y tế, trong đó, 42 tấn chất
thải y tế độc hại cần được xử lý. Chất thải từ các bệnh viện chưa qua xử lý xả ra
môi trường đang là một vấn đề gây bức xúc trong nhân dân các khu vực lân cận
vì nó gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Việc sử dụng các lị đốt thủ cơng
khơng đảm bảo quy chuẩn quốc gia cũng là nguồn gây ơ nhiễm khơng khí, đặc
biệt là Dioxin và Furan do lị đốt khơng có hệ thống xử lý khí thải và nhiệt độ
của buồng đốt thấp dưới 8000C [3]. Nước thải của một số bệnh viện ô nhiễm
nặng vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép: 82,54% tụ cầu vàng, 15% trực
khuẩn mủ xanh, 52% E.coli… Chúng có hàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần
cho phép với nhiều loại vi khuẩn nấm, ký sinh trùng, virut … , sẽ lây nhiễm
ngược lại con người và động vật.
1.3.

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế

1.3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), chất thải y tế bao gồm tất cả chất thải
được tạo ra trong các cơ sở y tế, trung tâm nghiên cứu và phịng thí nghiệm liên
quan đến các dịch vụ y tế. Ngồi ra, nó bao gồm các loại chất thải tương tự có
nguồn gốc từ các nguồn nhỏ và phân tán, bao gồm cả chất thải được sản xuất
trong q trình chăm sóc sức khỏe được thực hiện tại nhà (ví dụ lọc máu tại nhà,
tự tiêm insulin, chăm sóc phục hồi). Từ 75% đến 90% chất thải có tính chất
giống với chất thải sinh hoạt và thường được gọi là chất thải sinh hoạt, khơng
nguy hiểm. 10-25% cịn lại CTYT được coi là chất thải nguy hại và có thể gây
ra nhiều rủi ro về mơi trường và sức khỏe [29]. Mỗi năm ước tính có khoảng 16
tỷ bơm kim tiêm được sử dụng trên toàn thế giới, nhưng không phải bơm kim
tiêm nào cũng được xử lý đúng cách [30].
Quản lý chất thải y tế là một chủ đề quan tâm sâu sắc trong số tất cả các nước
phát triển. Mặc dù bản chất nghiêm trọng của vấn đề này, có rất ít sự chú ý đến
nó ở các nước đang phát triển châu Á, tất cả đều thiếu chiến lược quản lý chất



14

thải, chính sách mạnh mẽ, kiến thức đúng đắn, nhận thức, quy định nghiêm ngặt,
luật pháp, đủ tiền và quan trọng nhất là thực hiện của họ. Có một nhu cầu cấp
thiết cho sự tiến bộ trong cả khía cạnh cơng nghệ và chiến lược quản lý. Tuy
nhiên, theo tình hình hiện tại ở các quốc gia hạn chế tài nguyên này, một số biện
pháp phòng ngừa, chẳng hạn như phân loại chất thải thích hợp, có thể giúp cải
thiện tình trạng này, cùng với việc giảm chi phí xử lý. Một hệ thống quản lý
thơng tin hiệu quả có thể được áp dụng từ các nước phát triển để quản lý kho
chứa chất thải, vận chuyển chất thải, và xử lý chất thải đúng cách. Hơn nữa, để
kiểm soát tình hình, ngân sách đặc biệt cần được sửa chữa để quản lý chất thải y
tế; Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác cũng có thể tham gia
vào việc khởi xướng một kế hoạch tiến bộ. Việc áp dụng các cơng nghệ mới có
thể giúp giảm chi phí quản lý với các yêu cầu lao động tối thiểu cùng với giảm
thiểu rủi ro. Tuy nhiên, ngay cả sau khi tất cả các bước này được thực hiện, sẽ
mất một khoảng thời gian đáng kể để tình huống đạt đến mức chấp nhận được
[24].
Tùy theo mơ hình hoạt động của cơ sở y tế, mức thu nhập của từng quốc gia,
sử dụng các kỹ thuật y tế khác nhau thì lượng phát sinh chất thải y tế cũng khác
nhau. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, tại một số quốc gia có mức thu
nhập thấp như Paskistan, Tanzania, Nam Phi lượng phát sinh chất thải y tế thấp
hơn so với các nước phát triển. Tại Paskistan đối với cơ sở y tếlà bệnh viện là có
mức phát sinh chất thải y tế trung bình là 2,07kg/giường bệnh/ngày; phịng
khám là 0,075kg/bệnh nhân/ngày (trong đó chất thải lây nhiễm là
0,06kg/người/ngày), tương tự các con số này với Tanzania mức phát sinh chất
thải y tế trung bình là 0,14kg/bệnh nhân/ngày và chất thải lây nhiễm là 0,02
kg/bệnh nhân/ngày. Tại Mỹ, các con số này gấp hơn 5 lần so với Paskistan và 10
lần so với Tanzania, cụ thể: Đối với các cơ sở y tếlà bệnh viện đa khoa ở đơ thị

thì lượng phát sinh chất thải y tế là 10,7kg/giường bệnh/ngày (lượng chất thải
lây nhiễm là 2,79kg/bệnh nhân/ngày); Bệnh viện đa khoa ở vùng nông thôn
lượng chất thải y tế phát sinh là 6,4kg/giường bệnh/ngày; Phòng khám là


15

1,78kg/ bệnh nhân/ngày (lượng rác lây nhiễm là 0,67kg/ ngày)[29]. Các nước
phát triển đã áp dụng công nghệ không đốt như khử khuẩn bằng hơi nước, khử
khuẩn bằng vi sóng, khử khuẩn bằng hóa chất, cơng nghệ tan chảy hay
plasma… Lò hấp được các bệnh viện trên thế giới sử dụng để khử khuẩn vật
liệu nuôi cấy vi sinh vật (xử lý sơ bộ chất thải lây nhiễm cao) trong khoa xét
nghiệm từ những năm 1970. Khử khuẩn bằng hơi nước kết hợp với nghiền cắt
đã trở nên phổ biến ở Hàn Quốc, đạt tỷ lệ 46,4% trong số các phương pháp để
xử lý CTRYT vào năm 2022.. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, hầu hết CTRYT hiện
đang được xử lý bởi các nhà máy xử lý tập trung.
Qua nghiên cứu tổng hợp dựa trên cơ sở dữ liệu điện tử từ 17 nghiên cứu,
tổng hợp năm 2019 tại Etiopia cho thấy, tỷ lệ chất thải nguy hại được tạo ra
trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Ethiopia là cao không thể chấp nhận
được, dao động từ 21 đến 70%. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng khơng có
thực hành phân loại chất thải thích hợp tại nguồn phát sinh. Xử lý chất thải y tế
bằng cách sử dụng lò đốt thấp và /hoặc đốt mở và xử lý mở tro đốt lò đốt là rất
phổ biến. Thiếu nhận thức từ các nhân viên y tế, các tiện ích quản lý chất thải
thích hợp và thực thi từ các cơ quan quản lý chủ yếu được xác định là một yếu
tố phổ biến được chia sẻ bởi hầu hết các nghiên cứu. Chất thải y tế thực hành
quản lý tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Ethiopia là khơng đạt u cầu. Cần
có sự giám sát chặt chẽ quá trình xử lý chất thải của các cơ quan quản lý hoặc
các bên liên quan khác [33].
Một nghiên cứu khác tại Bệnh viên Đại học Cocody (2015), chỉ ra rằng
việc quản lý chất thải y sinh là khơng hợp lý vì: chính sách quản lý khơng đầy

đủ , thiếu nguồn lực vật chất và đào tạo nhân viên [26].
Như vậy, có thể thấy việc quản lý chất thải rắn y tế tại các nước trên thế
giới có sự khác nhau, chất lượng phân loại xử lý chất thải tăng lên sau khi có
can thiệp, các chính phủ cần có chính sách, khả năng cân đối nguồn tài chính
phù hợp để quản lý CTRYT.
1.3.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam


16

Tính đến tháng 10/2017, Bộ TN&MT đã cấp Giấy phép xử lý CTNH cho
107 cơ sở, trong đó có 7 cơ sở thực hiện việc xử lý chất thải y tế nguy hại theo
mơ hình tập trung (chỉ xử lý riêng chất thải y tế) tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ
An, Quảng Nam, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh, An Giang. Các cơ sở này đa
phần chỉ thu gom, xử lý chất thải y tế phát sinh trong nội bộ tỉnh, thành phố và
có cơng suất xử lý phổ biến ở mức từ 600 - 2.000 tấn/năm. Ngồi ra, cịn có các
đơn vị xử lý CTNH cũng thực hiện việc thu gom chất thải y tế phát sinh và xử lý
tại lò đốt CTNH đã được cấp phép như tại các tỉnh Hải Dương, Quảng Ngãi,
Nam Định… với công suất xử lý của lò đốt từ 100 kg/h đến 2.000 kg/h. Trong
năm 2016, các đơn vị đã được Bộ TN&MT cấp phép đã xử lý hơn 11.600 tấn
chất thải y tế nguy hại do các bệnh viện, cơ sở y tế chuyển giao. Lượng chất thải
y tế nguy hại còn lại được các cơ sở y tế xử lý tại chỗ hoặc xử lý theo mơ hình
cụm. Hình thức này có ưu điểm là xử lý chất thải y tế nguy hại ngay tại nơi phát
sinh, nhưng cũng có nhược điểm là nếu khơng được quản lý chặt chẽ thì sẽ phát
sinh chất thải thứ cấp gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng [20]
Những năm gần đây, mạng lưới y tế, nhất là y tế cơ sở, ngày càng được
củng cố và phát triển. Tính đến tháng 3/2017, cả nước có 13.674 cơ sở y tế công
và tư [3].
Bảng 1.2. Số cơ sở y tế toàn quốc năm 2017

STT

Danh sách

Số lượng

1

Cơ sở khám chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương,
tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân

1.253

2

Cơ sở thuộc hệ dự phòng tuyến Trung ương, tỉnh, huyện

1.037

3
4

Cơ sở đào tạo y dược tuyến Trung ương, tỉnh
Cơ sở sản xuất thuốc

5

Trạm y tế xã

6


Các loại hình khác
(Nguồn: Báo cáo mơi trường Quốc gia 2017)

77
180
11.104
23


×