Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Trồng cây hài hòa phong thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.01 KB, 5 trang )

rồng cây hài hòa
phong thủy
Người viết: Hai Đô
16/02/2008
Trong Phong Thủy, cũng như văn hóa
truyền thống Việt Nam, thường có rất nhiều
câu châm ngôn cửa miệng cha ông ta truyền
lại nhằm đúc kết kinh nghiệm, giải pháp về
phong thủy nơi ăn chốn ở sao cho dễ nhớ dễ
thuộc.
“Trước cau sau chuối” là một trong những
kinh nghiệm về bố trí cảnh quan cho ngôi
nhà. Ngôi nhà truyền thống đa phần đều
quay về hướng Nam và lân cận Nam để đón
gió mát và tránh nắng Tây cũng như gió Bắc
lạnh.
Vì thế phần trước của mỗi ngôi nhà nên
trồng cau (hay nói chung là cây thân cột thẳng, lá đẹp như cau hoàng đế, thiên tuế, cọ, dừa
cảnh, chuối rẽ quạt…) để vừa không ngăn cản nắng sớm và gió mát, ít rụng lá, vừa được
dáng vươn cao thẳng đẹp như những hàng chào danh dự trước sân nhà.
Còn “sau chuối” là nên trồng những loại cây có lá to và dày, mọc nhanh và ken sát nhau
(như chuối, bàng…) để những cây này ngăn gió lạnh hướng Bắc và Đông - Bắc, ngăn nắng
gắt buổi chiều Tây - Bắc và giữ ấm cho phần sau nhà.
Khoa học tự nhiên và khoa học Phong Thủy đã chứng minh sự quan trọng của thực vật đối
với không gian sống như cung cấp dưỡng khí, lọc giảm bức xạ và tiếng ồn, tạo cảm giác vui
tươi sống động và thư giãn tinh thần…
Đô thị ngày càng phát triển, khoảng không càng bị thu hẹp khiến mỗi người chủ nhà càng
cần quan tâm hơn nữa đến việc bố trí cây xanh cho nội - ngoại thất sao cho Trường Khí
ngôi nhà của mình được cải thiện tốt nhất.
Cây không chỉ là vật trang trí
Cây cối luôn đóng vai trò liên kết giữa con người với thế giới tự nhiên. Do vậy, dùng cây


cối trong nội thất chính là liệu pháp Tiếp Nối Khí một cách đơn giản và dễ điều chỉnh nhất.
Một căn phòng làm việc có nhiều loại trang thiết bị, hãy thử đặt vài chậu kiểng, bình hoa
trên bàn và giỏ lan trên bậu cửa sổ chảng hạn. Hiệu quả giảm stress sẽ đến rõ rệt nhờ việc
hài hòa tính Âm Dương của các hành Mộc – Kim trong Ngũ hành.
Cũng cần quan niệm nhà ở không phải là rừng hay vườn cây, việc trồng cây phải tương
quan hài hòa với tỷ lệ không gian sống. Cây cối nhiều quá nếu không có hệ thống sắp xếp
hợp lý sẽ dẫn đến ẩm thấp, tối tăm, vướng víu tầm mắt và dễ sinh hỏa hoạn (Mộc sinh
Hỏa).
Ta có thể thấy, dù là lâu đài phương Tây hay nhà vườn phương Đông, dù được diện tích đất
rộng nằm giữa vườn cây thì phần chung quanh ngôi nhà vẫn phải là một khoảng trống
thoáng đãng, chọn lọc các loại cây và tránh tình trạng cây cối luộm thuộm che chắn hay
mọc bừa bãi sát nhà ở.
Tình trạng của cây cối cũng là thước đo Sinh Khí cho mỗi ngôi nhà. Khi một loại cây trồng
có dấu hiệu tàn úa, cần khắc phục ngay để duy trì Trường Khí. Gần thì điều chỉnh tại cây đó
như xới đất, tưới nước hay tỉa cành, xa hơn là quan sát cả không gian chung quanh xem có
bị nắng nóng hay để cây quá sâu trong nhà khiến thiếu dưỡng khí hay không.
Tốt nhất là nên chọn các loại cây phù hợp với cấu trúc, hình khối và hướng của nhà (cây ưa
nước, ưa nắng hay thích bóng râm, cây sậm lá hay nhiều hoa…).
Những bộ cây truyền thống và các quan niệm về cây cảnh hài hòa Phong Thủy
Những bộ cây truyền thống được Phong Thủy xem là Cát Tường, mang lại Sinh Khí trong
nhà ở, có thể sắp xếp tuơng ứng với các bộ sau:
a. Bộ Tứ Linh: Đa - Sung - Sanh - Si, vốn là những cây dáng lâu năm, dáng đẹp, rễ bám bền
chắc và cành lá sum suê.
b. Bộ Tứ Quý: Tùng - Trúc - Cúc - Mai, tương ứng theo bốn mùa trong năm, trong đó Tùng
và Trúc tượng trưng cho nam tử trượng phu, còn Cúc - Mai tương trưng cho nữ nhi hiền
thục.
c. Bộ Tam Đa: Sung sai quả tượng trưng cho Phúc, Lộc Vừng tượng tượng cho Lộc, Thiên
Tuế hay Vạn Tuế tượng trưng cho Thọ.
Các nghệ nhân cây cảnh thường tạo dáng cây theo các chủ đề truyền thống như Tam Cương
Ngũ Thường, Tam Tòng Tứ Đức, Nhị Thập Tứ Hiếu… trong đó các phần Ngọn, Thân, Rễ

tương đương với Thiên - Địa - Nhân, phải hài hòa không được xem nhẹ phần nào.
Tiêu chuẩn cơ bản là Nhất Hình - Nhì Thế - Tam Chi - Tứ Diệp nhằm có được những dáng
cây hài hòa, khỏe mạnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ truyền thống vừa tạo nên hình
thế tươi đẹp cho người thưởng ngoạn và nơi ở.
“ Trước cau sau chuối” - quan niệm về cảnh quan cho nhà ở
Trong Phong Thủy, cũng như văn hóa truyền thống Việt Nam, thường có rất
nhiều câu châm ngôn cửa miệng cha ông ta truyền lại nhằm đúc kết kinh
nghiệm, giải pháp về phong thủy nơi ăn chốn ở sao cho dễ nhớ dễ thuộc.
“Trước cau sau chuối” là một trong những kinh nghiệm về bố trí cảnh quan
cho ngôi nhà. Ngôi nhà truyền thống đa phần đều quay về hướng Nam và
lân cận Nam để đón gió mát và tránh nắng Tây cũng như gió Bắc lạnh.
Vì thế phần trước của mỗi ngôi nhà nên trồng cau (hay nói chung là cây
thân cột thẳng, lá đẹp như cau hoàng đế, thiên tuế, cọ, dừa cảnh, chuối rẽ
quạt…) để vừa không ngăn cản nắng sớm và gió mát, ít rụng lá, vừa được
dáng vươn cao thẳng đẹp như những hàng chào danh dự trước sân nhà.
Còn “sau chuối” là nên trồng những loại cây có lá to và dày, mọc nhanh và
ken sát nhau (như chuối, bàng…) để những cây này ngăn gió lạnh hướng
Bắc và Đông - Bắc, ngăn nắng gắt buổi chiều Tây - Bắc và giữ ấm cho
phần sau nhà.
Khoa học tự nhiên và khoa học Phong Thủy đã chứng minh sự quan trọng
của thực vật đối với không gian sống như cung cấp dưỡng khí, lọc giảm
bức xạ và tiếng ồn, tạo cảm giác vui tươi sống động và thư giãn tinh
thần…
Đô thị ngày càng phát triển, khoảng không càng bị thu hẹp khiến mỗi người
chủ nhà càng cần quan tâm hơn nữa đến việc bố trí cây xanh cho nội -
ngoại thất sao cho Trường Khí ngôi nhà của mình được cải thiện tốt nhất.
Cây không chỉ là vật trang trí
Cây cối luôn đóng vai trò liên kết giữa con người với thế giới tự nhiên. Do
vậy, dùng cây cối trong nội thất chính là liệu pháp Tiếp Nối Khí một cách
đơn giản và dễ điều chỉnh nhất. Một căn phòng làm việc có nhiều loại trang

thiết bị, hãy thử đặt vài chậu kiểng, bình hoa trên bàn và giỏ lan trên bậu
cửa sổ chảng hạn. Hiệu quả giảm stress sẽ đến rõ rệt nhờ việc hài hòa tính
Âm Dương của các hành Mộc – Kim trong Ngũ hành.
Cũng cần quan niệm nhà ở không phải là rừng hay vườn cây, việc trồng
cây phải tương quan hài hòa với tỷ lệ không gian sống. Cây cối nhiều quá
nếu không có hệ thống sắp xếp hợp lý sẽ dẫn đến ẩm thấp, tối tăm, vướng
víu tầm mắt và dễ sinh hỏa hoạn (Mộc sinh Hỏa).
Ta có thể thấy, dù là lâu đài phương Tây hay nhà vườn phương Đông, dù
được diện tích đất rộng nằm giữa vườn cây thì phần chung quanh ngôi
nhà vẫn phải là một khoảng trống thoáng đãng, chọn lọc các loại cây và
tránh tình trạng cây cối luộm thuộm che chắn hay mọc bừa bãi sát nhà ở.
Tình trạng của cây cối cũng là thước đo Sinh Khí cho mỗi ngôi nhà. Khi
một loại cây trồng có dấu hiệu tàn úa, cần khắc phục ngay để duy trì
Trường Khí. Gần thì điều chỉnh tại cây đó như xới đất, tưới nước hay tỉa
cành, xa hơn là quan sát cả không gian chung quanh xem có bị nắng nóng
hay để cây quá sâu trong nhà khiến thiếu dưỡng khí hay không.
Tốt nhất là nên chọn các loại cây phù hợp với cấu trúc, hình khối và hướng
của nhà (cây ưa nước, ưa nắng hay thích bóng râm, cây sậm lá hay nhiều
hoa…).
Những bộ cây truyền thống và các quan niệm về cây cảnh hài hòa Phong
Thủy
Những bộ cây truyền thống được Phong Thủy xem là Cát Tường, mang lại
Sinh Khí trong nhà ở, có thể sắp xếp tuơng ứng với các bộ sau:
a. Bộ Tứ Linh: Đa - Sung - Sanh - Si, vốn là những cây dáng lâu năm, dáng
đẹp, rễ bám bền chắc và cành lá sum suê.
b. Bộ Tứ Quý: Tùng - Trúc - Cúc - Mai, tương ứng theo bốn mùa trong năm,
trong đó Tùng và Trúc tượng trưng cho nam tử trượng phu, còn Cúc - Mai
tương trưng cho nữ nhi hiền thục.
c. Bộ Tam Đa: Sung sai quả tượng trưng cho Phúc, Lộc Vừng tượng tượng
cho Lộc, Thiên Tuế hay Vạn Tuế tượng trưng cho Thọ.

Các nghệ nhân cây cảnh thường tạo dáng cây theo các chủ đề truyền thống
như Tam Cương Ngũ Thường, Tam Tòng Tứ Đức, Nhị Thập Tứ Hiếu…
trong đó các phần Ngọn, Thân, Rễ tương đương với Thiên - Địa - Nhân,
phải hài hòa không được xem nhẹ phần nào.
Tiêu chuẩn cơ bản là Nhất Hình - Nhì Thế - Tam Chi - Tứ Diệp nhằm có
được những dáng cây hài hòa, khỏe mạnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục thẩm
mỹ truyền thống vừa tạo nên hình thế tươi đẹp cho người thưởng ngoạn
và nơi ở.

×