Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những suy nghĩ nhỏ về một loại thể văn học còn nhỏ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.26 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NHỮNG SUY NGHĨ NHỎ VỀ </b>


<b>MỘT LOẠI THỂ VĂN HỌC CÒN NHỎ Ở VIỆT NAM. </b>

<b> </b>



<b>T. S Nguyễn Văn Nam </b>


<i><b>Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH & NV </b></i>




Chúng ta đã thấy rất rõ thực trạng không mấy sáng sủa của truyện trinh thám – hình
sự Việt Nam lâu nay. Trên các báo và các trang mạng không thiếu những than thở về sự thua
sút của loại thể văn học này ở Việt Nam so với thế giới ( Tôi xin tạm dùng từ “ loại thể ” để
chỉ tiểu thuyết trinh thám – hình sự , một phân nhánh của tiểu thuyết , trong khi việc sử dụng
các thuật ngữ “ thể loại ” như thể loại tiểu thuyết , “ loại hình ” như loại hình tự sự , “ thể tài
” như thể tài sử thi , ở Việt Nam còn chưa thật sự thống nhất ) . Nhà nghiên cứu Đặng Anh
Đào nhận định : “ Nếu có một khác biệt về sự phát triển của các loại hình tiểu thuyết ở Việt
Nam so với tiểu thuyết nước ngồi, đó chính là sự xuất hiện muộn mằn và còi cọc của
truyện trinh thám. ” Còn tác giả Thy Ngọc băn khoăn trước ấn tượng tổng quát về loại thể
<b>như “ Một bức tranh ảm đạm? ” và đưa ra nhận xét khá bi quan : “ cái gọi là “dòng văn </b>
học trinh thám Việt Nam” – chỉ là một vạch chỉ rất đỗi mờ nhòe và đứt gãy trong lịch sử văn
học nước nhà. ” Giữa năm 2010 , báo Văn hoá thể thao đã mở cả một chuyên đề về loại thể
văn học này nhưng các ý kiến tham gia cũng không tỏ ra lạc quan là mấy .


Trong khi đó , truyện trinh thám – hình sự nước ngồi lại đang chiếm lĩnh mạnh mẽ thị
trường sách trong nước . Thuận theo dòng ảnh hưởng của loại thể văn học này từ thế giới
tràn vào nước ta, truyện trinh thám hình sự của Sidney Sheldon được dịch nhiều và được
đón nhận khá nồng nhiệt ở Việt Nam . Tất nhiên trong bối cảnh tiếp nhận văn hoá hiện đại
thì cũng như bất kỳ một tác giả , tác phẩm nào khác, sáng tác của Sidney Sheldon được đánh
giá theo những cách hết sức khác nhau . Một cách nhìn khơng mấy xa lạ là coi truyện của


ơng nói riêng và truyện trinh thám – hình sự nói chung thuộc phạm trù cận văn học . Mà đã
là cận văn học thì dù có được ca ngợi, được khẳng định là hay, hấp dẫn , ăn khách , thậm chí
đang lên ngơi …đến đâu cũng vẫn cần đến một sắc thái chiếu cố nhất định để có thể lân la
tới gần văn học ; kể cả khi đã có một thái độ cởi mở rộng rãi với chức năng giải trí của nghệ
thuật , cái chức năng được coi là nổi trội nhất trong dòng phụ lưu “ cận văn học ” này. Ta có
thể đọc thấy những dịng sau về Sidney Sheldon được dịch trên mạng khi tra vào từ khoá tên
ông :


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhận như vậy , tơi - một độc giả bình thường ở Việt Nam, một góc xa của văn học trinh thám
– hình sự thế giới , với khả năng cảm nhận toàn cảnh văn chương dĩ nhiên là vô cùng hạn
chế trên nhiều phương diện , chắc chắn khơng thể có tham vọng đưa ra những quyết đoán
nghiêng hẳn về hướng nào khi đánh giá sáng tác của nhà văn Sidney Sheldon…Nhưng khi
đặt sách truyện của ông vào trong những tương quan nhất định với các sáng tác cùng loại thể
ở Việt Nam, ta vẫn có thể rút ra được đôi điều suy ngẫm không hẳn là vơ ích về bí quyết
chinh phục độc giả của nhà văn Mỹ và đó cũng chính là một điểm yếu của nhà văn Việt Nam
.


Theo tôi , một trong những nét độc đáo nhất , làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của
tiểu thuyết Sidney Sheldon làtrong mỗi tác phẩm đó bao giờ cũng xuất hiện những nhân vật
có bản sắc độc đáo , có tính cách cực kỳ mạnh mẽ với những chiều kích được đẩy lên đến
mức độ cao , để lại ấn tượng mạnh về tầm vóc của nhân cách con người .


Cần phải nói ngay từ đầu là những tính cách mạnh ở đây khơng hồn toàn trùng với các
khái niệm một thời vô cùng quen thuộc trong nền văn học của chúng ta : nhân vật chính
diện, nhân vật tích cực - người mang lý tưởng…Nhân vật chính trong tiểu thuyết Sidney
Sheldon có thể là tốt , rất tốt ; nhưng cũng có thể là xấu , rất xấu . Và nếu họ có tốt thì cũng
khơng hồn thiện đến mức thánh nhân , như một hình ảnh lý tưởng , mà thường là những
tính cách đa diện và phức tạp . Nhưng họ mạnh mẽ , đầy cá tính và lớn lao ngay cả trong bản
tính thiện hay ác, tốt hay xấu của mình.



<i> Đó có thể là một Lara Cameron ( The Stars Shine Down (1992) - Sao chiếu mệnh ), một </i>
<i>Jamie McGregor và con gái Kate McGregor (Master of the Game (1982) - Người đàn bà quỷ </i>
quyệt )… những con người thép mạnh mẽ , không bao giờ biết thoả mãn, không bao giờ cạn
vơi khát vọng và có thể lao đi như tên lửa đến tận cùng mục đích , tận cùng cuộc đời . Có
khi họ xuất hiện trong thế đối đầu một mất một còn giữa hai sức mạnh đều dữ dội như nhau
: Jaime Miro - người nổi loạn và đại tá Ramon Acoca, người đứng đầu GOE, nhóm hành
<i>động đặc biệt, được thành lập để săn lùng những kẻ khủng bố người Basque (The Sands of </i>
<i>Time</i> (1988) - Cát bụi thời gian ) . Khi thì đó là những gã đàn ơng ghê gớm mà trong mỗi
con người đó lịng quả cảm và sự tàn nhẫn đều đạt đến mức tận cùng như nhau , trí tuệ sắc
<i>bén bao nhiêu thì lương tri cùn mịn bấy nhiêu như nhà tỷ phú Constantin Denmiris (The </i>


<i>Other Side of Midnight</i> (1973) - Phia bên kia nửa đêm ) hay gã tướng cướp Michael Moretti


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trong sách truyện của ông . Nhìn chung , đó là những nhân vật không chấp nhận sự nhợt
nhạt, sự nửa vời . Họ thường vượt lên trên cái bình thường , họ là những con người đặc biệt .
Vừa như điều kiện cần thiết cho sự bộc lộ của những tính cách dữ dội, đầy sức mạnh đó
lại vừa như hệ quả tất yếu được tạo nên bởi những con người tràn trề khát vọng và năng lực
sống đó , các âm mưu , toan tính , dự định , ước mơ của nhân vật thường vươn lên đến tầm
vóc khổng lồ , cịn mạng lưới quan hệ của nhân vật thì mở rộng ra đến quy mơ toàn quốc ,
toàn cầu . Và nếu khả năng xây dựng những tính cách đặc biệt mạnh mẽ , mang bản sắc thật
độc đáo được coi là một đặc điểm thuộc cách cảm nhận về thế giới và con người của nhà
văn thì tạo dựng những tình huống “ tới hạn ” có tác dụng để cho tính cách nhân vật bộc lộ
đến tận cùng, rực rỡ, chói sáng các phẩm chất tiềm tàng của nó lại là một trong những kỹ
năng nghề nghiệp điêu luyện của Sidney Sheldon. Về phương diện này , Sidney Sheldon dĩ
nhiên cũng xuất sắc không kém và không khác các tác giả cùng thể loại với những cốt
truyện nhiều thách đố , bước ngoặt, đỉnh điểm , có sức lơi cuốn, hấp dẫn , gay cấn đến nghẹt
thở và gấp gáp đến chóng mặt…Nhưng sự khác biệt của phong cách Sidney Sheldon là
trong sách của ông, cốt truyện không hề chiếm địa vị độc tơn hay số một . Nói cách khác,
tiểu thuyết Sidney Sheldon thường là câu chuyện về một số phận ; nó chủ yếu được tổ chức
xoay quanh một hạt nhân tính cách và sự vận động , sự triển khai của tính cách ấy . Trong


khi đó , rất nhiều tác phẩm của các tác giả khác ở loại thể này lại được tổ chức theo mơ hình
một chuỗi sự kiện làm thành đường dây cốt truyện trung tâm , cuốn theo và thải loại các
nhân vật có liên quan . Cấu trúc lấy tính cách nhân vật làm trung tâm như vậy trong một thể
loại mà cốt truyện giữ vai trò đặc biệt quan trọng làm nên sự khác biệt của truyện Sidney
Sheldon . Đó vừa là điều kiện vừa là hệ quả của thiên hướng chú trọng đến việc khắc hoạ
thật đậm nét những tính cách vơ cùng mạnh mẽ và độc đáo .


Chính sự xuất hiện của những tính cách sắc nét, những “ nhân cách mạnh ” , những
thuộc tính người chói lọi … như vậy đã lý giải vì sao truyện của Sidney Sheldon vẫn có sức
cuốn hút người đọc ở một thời đại mà nói như nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào, “ truyện trinh
thám - có nghĩa là cuốn sách - đang phải đứng trước một đối thủ dễ dàng chinh phục công
chúng rộng rãi: những phương tiện nghe - nhìn dễ tiếp cận hơn biết bao nhiêu … khi chỉ cần
bấm một nút, là đã có một xê ri phim trinh thám non-stop …” .


Liên hệ với tiểu thuyết chưởng của Kim Dung , ta sẽ thấy trong đó hai nhân vật gây ấn
tượng sâu đậm nhất , được hâm mộ vào bậc nhất là Lệnh Hồ Xung, Trương Vô Kỵ cũng
chính là hai tính cách mạnh mẽ nhất, được mô tả đa diện, trọn vẹn , đầy đủ nhất .


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

truyện trinh thám – hình sự Việt nam là một trong những nhược điểm chính của nó . Chính
một phần bởi thế mà loại thể này chưa có được một vị trí đáng kể trong văn chương Việt
Nam . Bởi vì , nói như nhà văn Michael Connelly, tiểu thuyết gia trinh thám người Mỹ nổi
tiếng : "Sáng tạo một nhân vật trung tâm để có thể hấp dẫn và tìm được sự đồng cảm sâu
sắc nơi độc giả chính là điểm lớn nhất mà người viết phải đối mặt khi đến với thể loại trinh
thám. Đây gần như là nhiệm vụ khó khăn nhất ” . Và ông cũng không quên mở rộng ra :
"Tôi cho rằng một quyển tiểu thuyết hình sự - giống như bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào - thành
công hay thất bại đều do cách xây dựng nhân vật".


Trong thời đại ngày nay, người ta nói nhiều đến những nền văn học thiếu vắng con
người , đến sự phân rã của tính cách , sự mất tích của nhân vật , sự tan vỡ của cảm nhận toàn
vẹn về thế giới… Mà quả thật, tai hại thay và hiển nhiên thay , tất cả những tha hoá , những


suy đồi , mất hút , tan rã đó lại đều là một phần thực tại khơng thể chối bỏ ! Cho nên cũng
không nên và không thể chối bỏ văn chương hậu hiện đại, cách nhìn thế giới theo kiểu hậu
hiện đại …với cơ sở hợp lý của nó .


Nhưng có một thực tế ngược lại trong tiếp nhận văn học là


cũng như từ bao đời , đông đảo người đọc ngày nay ( phải chăng vì đơng đảo cho nên đặc
điểm cơ bản của tồn khối dĩ nhiên là bình dân ? ) vẫn khát khao được đón nhận những nhân
cách mạnh mẽ cả trong bản năng và ý thức , tràn đầy năng lượng sống , đủ sức chiến thắng
tất cả các sức mạnh thù địch để lao đi một cách khơng do dự đến tận cùng mục đích tự thân
của mình . Hình như ít ra đó cũng là một phương cách để an ủi , để đền bù cho những bất
như ý của cuộc đời . Người đọc càng cảm thấy nhỏ bé , yếu đuối , bất lực bao nhiêu, càng
thích thú bấy nhiêu khi đọc về những nhân cách mạnh mẽ, lớn lao , những con người thành
đạt, thành công , chiến thắng . Nhưng tôi vẫn thiên về một cách nhìn lạc quan hơn thế .
Những khát khao đó mang đầy tính nhân bản . Nó có thể được coi là cổ xưa , ngây thơ giống
những ước mơ về chiến thắng của các nhân vật anh hùng thần thoại rồi cổ tích …Nó cũng có
thể được coi là hoang tưởng , hão huyền trong một thế giới mà con người ngày càng bị tha
hoá và mất hút giữa những sức mạnh xa lạ . Nhưng chắc chắn nhân loại chưa thể thơi khơng
cịn lạc quan về mình , khơng cịn ước mơ , khơng cịn khát vọng . Và trong số những khát
vọng đó , thì giấc mơ về những tính cách mạnh mẽ , những nhân cách đầy đặn vẫn mãi là
một nguồn cảm hứng say đắm , một khao khát nhân sinh đích thực.


</div>

<!--links-->

×