Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.88 KB, 11 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN
HÀNG TẠI CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI
I. NHẬN XÉT VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI
CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI
Trong nền kinh tế hiện nay, kết quả công tác kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó phản ánh thực trạng kinh doanh
của doanh nghiệp dựa trên các số liệu cụ thể, giúp cho ban lãnh đạo để ra đường lối
kinh doanh có hiệu quả nhất. Đồng thời, công tác tiêu thụ hàng hoá cũng giúp
doanh nghiệp thự hiện tốt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Có thể nói, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng rất được coi
trọng trong Công ty kinh doanh Than Hà Nội. Qua thời gian thực tập tại Công ty,
tôi nhận thấy Công ty đã đạt được một số ưu diểm và tồn tại một số nhượ điểm
sau:
1. Ưu điểm
Công ty luôn chủ động nắm bắt nhu cầu khách hàng, tạo điều kiện cho việc mua
và thanh toán tiền hàng được thực hiện một cáh hợp lý và thuận tiện, nâng cao uy
tín của công ty trên thị trường.
Bộ phận quản lý, trong đó bộ máy kế toán đã không ngừng hoàn thiện, đăc biệt
là bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Mặt hàng Than là một
mặt hàng đa dạng, có nhiều chủng loại Than. Do vây, việc theo dõi công tác bán
hàng không hề đơn giản, đòi hỏi có sự thống nhất về phạm vi, phương pháp tính
toán khoa học hợp lý. Trên thực tế, bộ phận kế toán tiêu thụ của công ty đã phản
ánh, ghi chép đầy đủ tình hình bán hàng, chi tiết về số lượng giá trị hàng hoá xuất
bán, hàng đã bán ra và tồn cuối kỳ, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho nhà
quản lý. Kế toán tiêu thụ đã thực hiện đúng nguyên tắc và phản ánh đầy đủ doanh
thu, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước.
Các chứng từ kế toán của công ty được lập đều tuân thủ theo các quy định tài
chính hiện hành. Các nghiệp vụ mua bán Than đều có hoá đơn tài chính với đầy đủ
chữ ký của các cá nhân có liên quan. Chứng từ của công ty được sắp xếp, phân loại
theo từng nghiệp vụ tài chính và theo trình tự thời gian một cách hợp lý. Chứng từ
kế toán ở các trạm gửi về công ty định kỳ 3 ngày một lần, cách làm này làm cho


công việc kế toán được thực hiện một cách thường xuyên liên tục, không tạo áp lực
vào cuối tháng cho phòng kế toán.
Tổ chức hệ thống sổ sách và luân chuyển sổ sách ở công ty là hợp lý, khoa học,
đảm bảo nguyên tắc của chế độ sổ sách kế toán hiện hành, phù hợp với khả năng
trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán và đặc điểm quản lý của công ty. Mỗi kế toán
viên được phân công theo dõi và lập một số sổ nhất định, giúp cho việc ghi chép
được thống nhất, đảm bảo thuận tiên cho công tác kiểm tra, đối chiều giữa các bộ
phận kế toán.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho
là hợp lý, vì phương pháp này giúp công việc ghi chép chính xác, kịp thời thuận
tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức chặt chẽ phù hợp với tình hình đặc
điểm thực tế. Đội ngũ kế toán có năng lực, trình độ, nhiệt tình trong công tác nên
các việc được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Việc lập báo cáo tiến hành một
cách đều đặn, đúng định kỳ đảm bảo cho việc cung cấp thông tin tài chính nhanh,
chính xác và đầy đủ.
2. Nhược điểm
Công ty bán theo hợp đồng số lượng lớn hàng hoá cho các doanh nghiệp thanh
toán theo hình thức trả chậm. Nên còn một số lượng tiền chưa thu được, nhưng
công ty chưa lập dự phòng phải thu khó đòi.
Công ty sử dụng TK 641_”Chi phí bán hàng” để hạch toán cả chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp, điều này không đúng với cơ chế quản lý tài chính
hiện hành, đồng thời gây khó khăn cho công tác dự toán chi phí và kiểm soát chi
phí của doanh nghiệp.
Hệ thống tài khoản của công ty còn khá đơn giản, ít có các tài khoản chi tiết, kế
toán chủ yếu sử dụng các tài khoản tổng hợp để theo dõi doanh thu, chi phí và hạch
toán kết quả kinh doanh. Điều này làm chi việc theo dõi thông tin chi tiết khá khó
khăn.
Công ty có nhiều khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán bằng chuyển
khoản. Tuy nhiên, công ty chưa áp dụng các biện pháp như: khuyến mãi, chiết

khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, trong công tác bán hàng để khuyến khích
khách hàng tăng cường tiêu thụ hàng hoá của công ty.
Chi phí bán hàng của công ty phát sinh còn khá lớn, nên xem xét lại để tiết
kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI
Qua quá trình thực tập tại Công ty, trên cơ sở tìm hiểu, nắm vững tình hình thực
tế cũng như những vấn đề lý luận đã được học, tôi nhận thấy trong công tác kế toán
bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty còn có những hạn chế mà nếu
có được khắc phụ thì phần hành kế toán nay của Công ty sẽ được hoàn thiện hơn,
có hiệu quả hơn. Tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán
bán hàng tại Công ty như sau:
1. Hoàn thiện hạch toán ban đầu
Đặc điểm của kế toán tài chính là kế thừa số liệu cảu các phần hành kế toán
trước đó như: kế toán bán hàng, kế toán chi phí kinh doanh, kế toán các hoạt động
kinh doanh khác. Do đó các chứng từ phát sinh đều là các chứng từ tự lập. Các
chứng từ này được sử dụng trong nội bộ đơn vị làm căn cứ để hạch toán kết quả
kinh doanh. Mục đích của việc lập các chứng từ này là để tập hợp và phảm ánh
một cách đầy đủ và chi tiết các khoản doanh thu, chi phí (theo từng hoạt động kinh
doanh), được kết chuyển để xác định kết quả kinh daonh. Số liệu được phản ánh
trong các chứng từ này được thu thập từ các sổ cái TK 511, TK 632, TK 641,… và
các sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết chi phí kinh doanh. hoặc từ các nhật
ký chứng từ số 7, số 8.
Do Công ty đang quản lý và hạch toán các nghiệp vụ mua bán theo từng chủng
loại và theo từng trạm kinh doanh, nên khi kế thừa số liệu của phần hành kế toán
trước đó, kế toán tài chính cần lập các chứng từ có thể giúp cho việc hạch toán chi
tiết kết quả theo từng địa điểm phát sinh. Chẳng hạn như bảng tổng hợp chi phí
kinh doanh của các trạm lập theo mẫu sau:
Mẫu số 1 ( phần phụ lục)
2. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán

2.1. Hoàn thiện tài khoản kế toán phản ánh chiết khấu thương mại và giảm giá
hàng bán
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều tập thể và cá nhân hoạt động kinh doanh
mặt hàng Than nên tình hình cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Công ty hiện nay đang
có một lượng khách hàng truyền thống, là những nhà máy, xí nghiệp lớn. Những
khách hàng này thường mua Than với số lượng lớn, thanh toán bằng séc. Do vậy,
Công ty nên áp dụng một số biện pháp khuyến mãi như bớt giá, chiết khấu thương
mại khi khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán tiền nhanh, nhằm giữ được
khách hàng. bằng biện pháp khuyến mãi này có thể Công ty còn tăng được khối
lượng khách hàng trong tương lai vì có sự ưu đãi trong việc bán hàng và thanh
toán. Khi áp dụng các biện pháp này kế toán phải mở TK 521 “Chiết khấu thương
mại” và TK 532 “ Giảm giá hàng bán” để theo dõi.
Phương pháp kế toán TK 521 “ chiết khấu thương mại” như sau:
Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh:
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp theo chiết khấu thương mại
Có TK 111, 112, 131: Số tiền trả lại hoặc giảm nợ cho khách hàng
Cuối kỳ, kết chuyển số tiền ( Chiết khấu bán hàng đã chấp thuận) cho khách
hàng sang TK 511 “ Doanh thu bán hàng”
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 521: Chiết khấu bán hàng
Phương pháp kế toán TK 532 “giảm giá hàng bán”
Khi phát sinh nghiệp vụ giảm giá hàng bán, kế toán phản ánh:
Nợ TK 532: Số tiền giảm giá cho hàng bán
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp theo số tiền giảm giá
Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền trả lại hoặc giảm nợ cho khách hàng
Cuôi kỳ hạch toán kết chuyển giảm giá hàng bán để điều chỉnh giảm doanh thu:
Nợ TK 511: Giảm giá hàng bán
Có TK 532: Kết chuyển giảm giá hàng bán
2.2. Hoàn thiện tài khoản kế toán phản ánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý

doanh nghiệp
Các nhà quản lý kinh doanh rất cần biết các thông tin chi tiết, cụ thể về các
khoản mục chi phí cũng như việc sử dụng các loại phí này, để từ đó lập dự toán chi
phí và chủ động điều tiết chi phí. Nhưng ở Công ty, tất cả các khoản chi phí phát
sinh đều được phản ánh trên TK 641 “ Chi phí bán hàng” và không hạch toán chi
tiết theo từng khoản mục chi phí. Do đó, thông tin mà kế toán cung cấp chưa đáp
ứng được ưu cầu của công tác quan lý.
Kế toán nên mở TK 642 “ Chi phí QLDN” để hạch toán riêng chi phí quản lý
phát sinh tại Công ty. Tài khoản này dùng để tập hợp các khoản chi phí phát sinh ở
bộ phận văn phòng Công ty và các chi phí liên quan đến tất cả hoạt động kinh

×