Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.86 KB, 20 trang )

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty kinh doanh Than Hà Nội có trụ sở chính tại số 5 Phan Đình Giót -
Thanh Xuân - Hà Nội. Công ty là 1 trong 10 đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần
kinh doanh Than miền Bắc thuộc tổng Công ty Than Việt Nam hoạt động chính
của Công ty là mua Than ở mỏ và bán Than cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng
Than trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Thực hiện chủ trương của nhà nước về quản lý vật tư theo ngành từ sản xuất
đến lưu thông, phân phối, Chính phủ đã ra quyết định số 254/CP ngày 15/11/1974
chuyển giao nhiệm vụ quản lý, cung ứng Than từ Bộ Vật tư sang bộ Điện và Than.
Ngày 09/12/1974 Bộ điện và than đã ra quyết định số 1878/ĐT – QLKT tiếp nhận
các tổ chức chuyên kinh doanh cung ứng than và thành lập “Tổng công ty quản lý
và phân phối Than” gồm 7 đơn vị trực thuộc, trong đó có “Công ty quản lý và phân
phối Than Hà Nội”. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1975.
Do yêu cầu của công tác và đòi hỏi của nhiệm vụ nên công ty đã qua nhiều lần
đổi tên cho phù hợp:
Từ năm 1975 đến năm 1978 là công ty quản lý và phân phối than Hà Nội thuộc
tổng công ty quản lý và phân phối Than, bộ Điện và Than.
Từ năm 1979 đến năm 1981 đổi tên thành “Công ty quản lý và cung ứng Than
Hà Nội” thuộc tổng công ty quản lý và cung ứng Than, bộ Điện và Than.
Từ năm 1982 đến tháng 6/1993 đổi tên thành “Công ty cung ứng Than Hà Nội”
trực thuộc tổng công ty cung ứng Than, bộ Mỏ và Than.
Sau đó, công ty có một biến động tổ chức: Ngày 01/01/1988, Bộ ra quyết định xác
nhập xí nghiệp cơ khí vận tải và cung ứng than Hà Nội.
Theo chủ trương của nhà nước thành lập lại xí nghiệp. Ngày 30/06/1993 bộ
năng lượng ban hành quyết định số 448/NL – TCCB thành lập doanh nghiệp nhà
nước “Công ty cung ứng Than Hà Nội” trực thuộc “Công ty kinh doanh và chế
biến Than Việt Nam”.
Năm 1995, nhà nước thành lập tổng công ty Than Việt Nam, trong đơn vị thành


viên của tổng công ty có “Công ty chế biến và kinh doanh Than miền Bắc”. Tháng
10/2003 Tổng công ty Than Việt Nam ban hành quyết định số 160/QĐ-TCCB đổi
tên thành Công ty chế biến và kinh doanh Than Hà Nội trực thuộc Công ty TNHH
1 thành viên chế biến và kinh doanh Than miền Bắc thuộc tổng Công ty Than Việt
Nam.
Ngày 19/12/2006, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần kinh doanh Than miền
Bắc ban hành quyết định số 1991/QĐ-HĐQT về việc đổi tên Công ty chế biến và
kinh doanh Than Hà Nội thành Công ty kinh doanh Than Hà Nội.
Sau 30 năm hoạt động, Công ty kinh doanh Than Hà Nội đã tạo dựng được một
vị thế vững chắc trên thị trường. Bằng sự nỗ lực và phấn đấu của toàn bộ tập thể
cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý, kinh doanh, nghiên cứu nắm bắt thị
trường. Công ty đã và đang không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng nhằm nâng
cao uy tín của công ty. Đặc biệt công ty luôn quan tâm đảm bảo mức thu nhập thoả
đáng cho cán bộ công nhân viên. Hiện nay, tình hình kinh doanh của công ty rất ổn
định và phát triển thuận lợi.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng
Ngành Than nói chung, Công ty kinh doanh Than Hà Nội nói riêng có chức
năng quản lý vật tư than cho nền kinh tế quốc dân từ trung ương đến địa phương,
trong khu vực Hà nội và các tỉnh lân cận. Thông qua đó nhằm thúc đẩy nền kinh tế
thị trường phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động, tăng thu cho ngân sách
nhà nước.
2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của Công ty kinh doanh Than Hà Nội là kinh doanh than trên
địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Tiêu
thụ than là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công ty.
Để phù hợp với chức năng của mình, ở từng nhiệm kỳ khác nhau nhiệm vụ đặt
ra của công ty cũng có sự khác nhau. Trước đây, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là
thu mua, tiêu thụ than cho mỏ, cung ứng, phân phối than theo kế hoạch của Nhà
nước. Hiện nay, với chức năng kinh doanh than theo cơ chế thị trường, công ty đặt

ra một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm, hàng quý về sản xuất kinh
doanh theo sự chỉ đạo của Công ty cổ phần kinh doanh Than Miền Bắc và tuân thủ
đúng Pháp luật của Nhà nước .
Quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả đặc biệt là nguồn vốn
do Ngân sách cấp. Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, thực
hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và cấp trên.
Thực hiện đầy đủ các cam kết, hợp đồng nói chung (Hợp đồng mua, Hợp đồng
bán, Hợp đồng vận chuyển), Quản lý và sử dụng lao động đúng pháp luật của Nhà
nước ban hành theo phân cấp thoả ước lao động tập thể của Công ty cổ phần kinh
doanh Than Miền Bắc.
Cuối mỗi niên độ kế toán, công ty phải lập báo cáo quyết toán tài chính và vận
chuyển toàn bộ lợi nhuận còn lại lên công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc
sau đó thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước.
3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty kinh doanh Than Hà Nội là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc
Công ty chế biến và kinh doanh Than miền Bắc, do đó hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty chịu sự điều tiết cảu Công ty chế biến và kinh doanh Than miền
Bắc. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như sau:
Tất cả các hợp đồng mua bán, vận chuyển, bốc xếp than trong khau mua, bán
đều do Công ty ký kết và chịu trách nhiệm thanh toán. Các trạm căn cứ vàio nội
dung của hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết để tổ chức quá trình thực hiện
hợp đồng. Nếu có vướng mắc các trạm phải báo cáo để Công ty giải quyết, tuyệt
đối các trạm không được tự ý sửa đổi hợp đồng.
Giá bán Than do Công ty quyết định. Các trạm căn cứ vào bảng giá đã được
duyệt để thực hiện cơ cấu giá bán. Công ty kiểm tra, rà soát và căn cứ vào tình hình
cụ thể ở từng thời điểm để quyết định giá bán phù hợp.
Hàng tuần các trạm phải nộp toàn bộ số tiền bán Than về Công ty hoặc cho
Ngân hàng.
Hàng tháng các trạm phải lập kế hoạch chi tiêu để ban Giám Đốc duyệt. Phòng

kế hoạch công ty lập dự trù số tiền cần chi để các trạm có thể chủ động hoạt động
kinh doanh.
Theo định kỳ 3 ngày 1 lần, các trạm phải chuyển toàn bộ chứng từ phát sinh về
phòng kế toán Công ty. Các trạm phải chịu trách nhiệm trước Công ty và các cơ
quan Nhà nước về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ đó.
Cuối tháng khi quyết toán xong, Công ty sẽ giữ lại khoản tiền thu cố định sau:
Tiền mua than ở mỏ, tiền vận chuyển bốc dỡ than từ xà lan lên bãi, khấu hao cơ
bản, thuế đất, thuế môn bài, thuế GTGT, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí
công đoàn.
Sơ đồ 16: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
(Phần
phụ lục)
Qua biểu trên ta thấy:
Tổng doanh thu bán hàng của Công ty năm sau tăng so với năm trước (do sản
lượng tiêu thụ tăng 23.613,9 tấn với tỷ lệ tăng 11,56%). Doanh thu năm 2007 tăng
so với năm 2006 đạt 123,06% tăng 23,06%.
Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng từ 230.402.621 năm
2006 lên 279.333.455 năm 2007 tăng 21,24% tương ứng với số tiền là 48.930.834
đồng. Như vậy, Công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh và mở rộng thị trường
tiêu thụ để tăng doanh thu vào các năm tới theo kế hoạch vạch ra.
Tình hình vốn của Công ty:
Sơ đồ 17: TÌNH HÌNH VỐN CỦA CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI
(Phần phụ lục)
Công ty kinh doanh Than Hà Nội là một Doanh nghiệp nhà nước do đó nguồn
vốn chủ yếu của Công ty là do ngân sách nhà nước cấp. Thêm vào đó là nguồn vốn
tự bổ sung. Với việc sử dụng và quản lý hiệu quả, số vốn của Công ty luôn luôn
được bảo toàn và phát triển.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Sơ đồ 18: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI
(Phần phụ lục)
Nói đến cơ chế thị trường là nói đến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các
tổ chức kinh tế ở mọi thành phần và ở mọi lĩnh vực khác nhau. Cạnh tranh là động
lực để phát triển kinh tế. Muốn tồn tại được thì các doanh nghiệp phải giải quyết
được bài toán tổ chức, quản lý doanh doanh nghiệp sao cho có hiệu quả. Công ty
kinh doanh Than Hà Nội sau những trải nghiệm đã chọn cơ cấu tổ chức quản lý
theo mô hình trực tuyến chức năng. Nhờ chọn được cơ cấu phù hợp nên bộ máy
quản lý của công ty đã hoạt động có hiệu quả.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng mô hình khoán – quản lý đối với các trạm:
khoán về sản lượng và quản về chứng từ hàng hoá. Toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của các trạm đều phải nằm trong vòng khuôn khổ, kiểm soát về quy
định đã được cụ thể hoá của Công ty Than Hà Nội.
4.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí
* Ban Giám đốc công ty :
Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành toàn
bộ hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc kinh doanh của
công ty Nhà nước cấp trên, trước Nhà nước và Pháp luật. Để điều hành các hoạt
động của công ty, Ban Giám đốc không những chỉ đạo thông qua các phòng ban
chức năng mà còn trực tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh của các trạm.
* Các phòng ban chức năng:
Gồm phòng tổ chức hành chính, phòng Kế toán và phòng Kế hoạch thị trường.
Các phòng này có chức năng, nhiệm vụ tham mưu và trợ giúp cho Ban Giám đốc
công ty theo lĩnh vực công việc được quy định cụ thể, đồng thời phải chịu trách
nhiệm trước Ban Giám đốc về hoạt động của mình.
* Các trạm than, xưởng than:
Bốn trạm chế biến và kinh doanh đóng ở Cổ Loa, Giáp Nhị, Ô Cách và Vĩnh
Tuy. Các trạm này là nơi tổ chức thực hiện tiếp nhận than, chế biến than, quản lý
than cũng như quản lý các tài sản được Công ty giao để sử dụng. Trạm trực tiếp
thực hiện các nghiệp vụ mua, bán, chế biến, vận chuyển than theo kế hoạch của

Công ty giao. Tương ứng với các nhiệm vụ kinh tế phát sinh ở trạm, kế hoạch trạm
lập các chứng từ gửi về phòng kế toán của Công ty, hàng ngày theo cơ chế ghi
chép báo sổ, đối chiếu giữa thủ kho, kế toán và nhà cân. Căn cứ vào đơn giá tiền
lương và cơ chế khoán sẩn lượng mà Công ty giao, trạm được uỷ quyền ký kết hợp
đồng thuê lao động ngắn hạn để bốc xếp, vận chuyển than.
Như vậy, Việc áp dụng cơ cấu quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng vừa
phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ
huy của hệ thống trực tuyến.
5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội
5.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty kinh doanh Than Hà Nội tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập
chung. Toàn bộ công ty có một phòng kế toán duy nhất làm nhiệm vụ hạch toán
tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh té phát sinh trong quá trình kinh doanh và lập
báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
Sơ đồ 19: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY ( Phần phụ lục)
Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng: là người có vị trí cao nhất trong bộ máy kế toán của công ty có
nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo mọi công việc kế toán từ việc lập chứng từ, sổ sách,
hạch toán đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp sổ sách và quyết toán tài chính. Kế toán
trưởng chịu trách nhiệm cao nhất về tính xác thực của thông tin kê toán trong tất cả
các báo cáo tài chính được lập.
Bộ phận kế toán hàng mua và hàng tồn kho: có nhiệm vụ thu thập các chứng từ
kế toán về mua hàng và có nhiệm vụ theo dõi chi tiết cấu thành nên giá vốn hàng
mua, chi tiết cho từng loại hàng va nguồn hàng. Từ đó, tổ chức kế toán mua hàng
vào các sổ chi tiết hàng mua và tổng hợp hàng mua theo chủng loại, số lượng, đơn
giá và giá trị. Đồng thời kế toán còn phải theo dõi hàng nhập – xuất – tồn của các
trạm vào sổ tổng hợp nhập – xuất – tồn.
Bộ phận kế toán hàng bán và thanh toán tiền hàng: có nhiệm vụ thu thập các
hoá đơn bán hàng và các chứng từ khắc phục vụ cho việc tính toán, xác định kết
quả. Theo dõi việc thanh toán với người bán và người mua của các trạm kinh

doanh, theo dõi việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ của khách hàng, thanh
toán lương và bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên.
Bộ phận kế toán quỹ : có nhiệm vụ tập hợp các phiếu thu, phiếu chi vào sổ quỹ.
Bộ phận kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ tổ chức ghi chép, phản ánh tổng
hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị
tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm tài sản cố định, tính toán và phân bổ số
khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Bộ phận kế toán tổng hợp: sẽ căn cứ vào sổ kế toán và các chứng từ ban đầu
như chứng từ mua hàng, bán hàng, thu chi tiền mặt và các sổ chi tiết để tập hợp chi
phí sản xuất kinh doanh. Sau đó phân bổ các chi phí đó theo đúng nguyên tắc và
lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán.
Nhân viên kinh tế ở các trạm: có nhiệm vụ viết hoá đơn bán hàng cho khách
hàng, thu tiền, tập hợp các chứng từ và lập báo cáo các chứng từ ban đầu.
5.2. Tổ chức hệ thống chứng từ
Công ty kinh doanh Than Hà Nội sử dụng chứng từ kế toán tuân theo quy định
1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính và các văn bản, thông tư
hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Trong kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng, kế toán sử dụng các chứng từ sau đây:
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho: Mẫu số 02-VT ban hành theo quyết định 1141-
TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính
Hoá đơn GTGT và hoá đơn cước vận chuyển theo mẫu ban hành cùng quyết
định số 3721 TCT/NV1 ngày 21/07/1999
Phiếu giao hàng
Các bàng sao kê bán hàng (Mẫu số 02/SK-MB) (Dùng trong phương thức bán
lẻ Than)
Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi (Mẫu số 01, 02-TT ban hành theo
quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính)
Biên lai thu tiền: Mẫu số 05-TT ban hàng theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT
ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính
Khi nhập kho, căn cứ vào hoá đơn mua hàng, các chứng từ khác có liên quan,

kế toán trạm kiểm tra rồi viết phiếu Nhập kho để làm thủ tục nhập kho, Phiếu Nhập

×