Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại thành phố cần thơ năm 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

THÂN NGỌC HÀ

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN AN TỒN THỰC PHẨM CỦA CƠ
SỞ NƯỚC UỐNG ĐĨNG CHAI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

Hà Nội, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

THÂN NGỌC HÀ

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN AN TỒN THỰC PHẨM CỦA CƠ
SỞ NƯỚC UỐNG ĐĨNG CHAI TẠI THÀNH PHỐ CẦN
THƠ NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà

Hà Nội, 2020




i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và hoàn thành Luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng đã
hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt q trình thực hiện Luận văn. Q Thầy, Cơ
Trường Đại học Y tế Cơng cộng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến
thức thiết thực. Ban Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Cần
Thơ, Ban Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận, huyện, Ban Lãnh đạo phòng Y tế quận,
huyện đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu. Các
đồng nghiệp Chi cục An tồn thực phẩm thành phố Cần Thơ đã hợp tác và cung cấp
những thông tin để phục vụ cho nghiên cứu. Tập thể lớp cao học Y tế cơng cộng
khóa 22 tại Đồng Tháp đã động viên và hỗ trợ trong suốt q trình học tập và hồn
thành luận văn. Gia đình đã động viên tinh thần để an tâm học tập.
Trân trọng cảm ơn!


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4

1.1. Tổng quan về nước uống đóng chai .....................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm chung ....................................................................................4
1.1.2. Quy trình sản xuất nước uống đóng chai ..........................................................5
1.1.3. Ảnh hưởng của mất an toàn thực phẩm nước uống đóng chai tới sức khoẻ .....6
1.2. Các quy định điều kiện an tồn thực phẩm nước uống đóng chai ở Việt Nam -- 6
1.2.1. Về thủ tục hành chính, pháp lý .........................................................................6
1.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai ...................7
1.2.3. Điều kiện đối với trang thiết bị, dụng cụ sản xuất nước uống đóng chai .........7
1.2.4. Quy định về nơi súc rửa vỏ bình .......................................................................7
1.2.5. Thực hành vệ sinh cơ sở sản xuất .....................................................................7
1.2.6. Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất nước uống đóng chai .......................7
1.3. Quy định về tiêu chuẩn đối với sản phẩm nước uống đóng chai .........................8
1.3.1. Nguồn nước dùng để sản xuất nước uống đóng chai ........................................8
1.3.2. u cầu về an tồn thực phẩm sản phẩm nước uống đóng chai .......................8
1.4. Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng
chai ..............................................................................................................................9
1.5. Thực trạng nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng chai tại các cơ sở sản xuất
...................................................................................................................................12
1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở sản
xuất nước uống đóng chai .........................................................................................14


iii

1.6.1. Nhóm yếu tố thuộc về cơ sở sản xuất .............................................................14
1.6.2. Nhóm yếu tố thuộc về cơng tác quản lý ..........................................................16
1.7. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ........................................................................16
1.7.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................16
1.7.2 Thơng tin về các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai ....................................17
Khung lý thuyết .........................................................................................................17

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................19
2.1.1. Đối tượng ........................................................................................................19
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................................19
2.1.3. Tiêu chuẩn không lựa chọn .............................................................................19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................20
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................20
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................20
2.4.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................21
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................21
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu định lượng .......................................................21
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu định tính ..........................................................22
2.5.3. Cơng cụ thu thập số liệu ..................................................................................23
2.6. Các biến số trong nghiên cứu .............................................................................23
2.6.1. Các biến số trong nghiên cứu định lượng .......................................................23
2.6.2. Các chủ đề trong nghiên cứu định tính ...........................................................24
2.7. Các thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .....................................................................24
2.7.1. Thước đo các tiêu chí ......................................................................................24
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá ........................................................................................24
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................25
2.8.1. Số liệu định lượng...........................................................................................25
2.8.2. Số liệu định tính..............................................................................................25
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .........................................................................26


iv

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................27
3.1. Thông tin chung của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai ................................27

3.2. Đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước
uống đóng chai ..........................................................................................................30
3.3. Xác định tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng chai .........................35
3.4. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở
sản xuất nước uống đóng chai ...................................................................................37
3.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về cơ sở sản xuất .............................................................37
3.4.2. Nhóm yếu tố thuộc về quản lý ........................................................................41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................45
4.1. Điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai .......45
4.2. Tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật trong mẫu nước uống đóng chai................................50
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất
nước uống đóng chai .................................................................................................53
4.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về cơ sở sản xuất .............................................................53
4.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về quản lý ........................................................................58
4.4. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................59
KẾT LUẬN ...............................................................................................................61
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ....................................................................................................................1
Phụ lục 1: Các biến số nghiên cứu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm ............1
Phụ lục 2: Các biến số nghiên cứu về ơ nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng
chai ............................................................................................................................11
Phụ lục 3: Thước đo các tiêu chí đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở
sản xuất nước uống đóng chai ...................................................................................12
Phụ lục 4: Bảng kiểm đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất nước
uống đóng chai trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2020 .....................................15
Phụ lục 5: Bảng chấm điểm điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất nước
uống đóng chai ..........................................................................................................21



v

Phụ lục 6: Phương pháp thử vi sinh vật ....................................................................24
Phụ lục 7: Phiếu kết quả thử nghiệm ........................................................................25
Phụ lục 8: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm thành phố Cần Thơ, Trung tâm Y tế và Phòng Y tế quận,huyện ....................26
Phụ lục 9: Hướng dẫn phỏng vấn sâu chủ cơ sở sản xuất nước uống đóng chai ......27
Phụ lục 10: Hướng dẫn phỏng vấn sâu người trực tiếp sản xuất ..............................28


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP:

An toàn thực phẩm

ATVSTP:

An toàn vệ sinh thực phẩm

BYT:

Bộ Y tế

NUĐC:

Nước uống đóng chai


PVS:

Phỏng vấn sâu

PYT:

Phòng Y tế

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

RO (Reverse Osmosis): Thẩm thấu ngược
TTYT:

Trung tâm Y tế

VSV:

Vi sinh vật


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước uống đóng chai………………………..8
Bảng 3.1: Đặc điểm của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai (n=116)....................28
Bảng 3.2: Quy mô của các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai (n=116) ................29
Bảng 3.3: Kiểm nghiệm nguồn nước sử dụng, kiểm nghiệm mẫu nước uống đóng
chai (n=116) ..............................................................................................................29

Bảng 3.4: Kế hoạch bảo dưỡng, kiểm định, thay thế hệ thống thiết bị, dụng cụ
(n=116) ......................................................................................................................30
Bảng 3.5: Thủ tục hành chính của cơ sở (n=116) .....................................................31
Bảng 3.6: Điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai (n=116)
...................................................................................................................................31
Bảng 3.7: Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất nước uống đóng chai (n=116)...............32
Bảng 3.8: Quy định điều kiện nơi vệ sinh vỏ bình tái sử dụng (n=116) ...................33
Bảng 3.9: Thực hành vệ sinh tại cơ sở sản xuất (n=116) ..........................................33
Bảng 3.10: Người trực tiếp sản xuất nước uống đóng chai (n=116) ........................34
Bảng 3.11: Tỷ lệ ơ nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng chai (n=58) ................35
Bảng 3.12: Tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng chai theo điều kiện an
tồn thực phẩm của cơ sở sản xuất (n=58) ................................................................36
Bảng 3.13: Tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng chai theo nguồn nước
sử dụng để sản xuất (n=58) .......................................................................................37


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai theo địa điểm nghiên
cứu (n=116) ...............................................................................................................27
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ (%) cơ sở đạt các tiêu chí theo quy định của Bộ Y tế (n=116) ...34
Biểu đồ 3.3: Mức độ nhiễm vi sinh vật trong mẫu nước uống đóng chai (n=58) .....36


ix

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Nước uống đóng chai là sản phẩm dùng để uống trực tiếp, rất tiện dụng nên
được sử dụng phổ biến ở môi trường làm việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Thành phố Cần Thơ có 116 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai với quy mơ kinh tế
hộ gia đình là chủ yếu. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá điều kiện
an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, xác định tỷ lệ ơ nhiễm
vi sinh vật trong nước uống đóng chai và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến
điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất tại thành phố Cần Thơ năm 2020.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp
nghiên cứu định tính, thực hiện từ tháng 02 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020.
Nghiên cứu định lượng đã chọn toàn bộ 116 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai
trên địa bàn để đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm, và 58 mẫu nước thành phẩm
loại 19-20 lít để xét nghiệm 5 chỉ tiêu vi sinh vật. Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ
thuật phỏng vấn sâu có chủ đích 27 đối tượng, gồm: Lãnh đạo làm cơng tác quản lý
an tồn thực phẩm (2 người tuyến thành phố, 9 người tuyến quận, huyện) và người
làm việc tại cơ sở sản xuất (8 người là chủ cơ sở, 8 người trực tiếp sản xuất).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, tỷ lệ cơ sở đạt các tiêu chí về điều kiện an tồn thực
phẩm là 44,0%, tỷ lệ nhiễm vi sinh vật trong sản phẩm nước uống đóng chai là
39,7%. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện an toàn thực phẩm chủ yếu: Chủ
cơ sở và người trực tiếp sản xuất thiếu hiểu biết về quy trình sản xuất nước uống
đóng chai, duy trì các điều kiện an tồn thực phẩm của chủ cơ sở kém. Tần suất
kiểm tra chưa phù hợp do nguồn lực không đảm bảo, việc thông báo thời gian đến
cơ sở kiểm tra theo quy định làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra do đó cũng ảnh
hưởng đến duy trì điều kiện đảm bảo an tồn thực phẩm.
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra khuyến nghị: 1/Cơ sở sản xuất phải
chấp hành đúng qui định về an toàn thực phẩm và phải chịu trách nhiệm về chất
lượng sản phẩm của mình khi lưu thơng trên thị trường. 2/ Kiểm tra đột xuất đối với
các cơ sở sản xuất bị nhiễm vi sinh vật và tăng tần suất kiểm tra định kỳ 2 lần/năm


x

đối với các cơ sở sản xuất khơng duy trì các điều kiện về an toàn thực phẩm theo

quy định.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là một loại thức uống không thể thiếu được đối với cơ thể chúng ta.
Nước chiếm 70% - 80% trọng lượng cơ thể và nó phân phối khắp nơi trong cơ thể.
Trong điều kiện bình thường, người lớn trung bình cần khoảng 2 – 2,5 lít
nước/người/ngày (1). Nước uống đóng chai là sản phẩm dùng để uống trực tiếp (2),
hiện đã trở thành một sản phẩm được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày
và trên thị trường có đa dạng thương hiệu, nhãn hàng. Do tiền đầu tư thấp, cơng
nghệ sản xuất nước uống đóng chai tương đối đơn giản nên đã được nhiều nhà đầu
tư quan tâm sản xuất sản phẩm này.
Để sản phẩm nước uống đóng chai an tồn về chất lượng, ngồi việc đầu tư
hệ thống thiết bị sản xuất phù hợp cho hoạt động sản xuất còn cần phải chấp hành
các yêu cầu bảo đảm về điều kiện an toàn thực phẩm trong thiết kế, xây dựng đảm
bảo theo nguyên tắc một chiều phù hợp với các công đoạn trong dây chuyền sản
xuất và được phân thành các khu cách biệt, bảo đảm tránh ô nhiễm chéo giữa các
công đoạn hoặc khu vực khác, nguồn nước dùng để sản xuất được kiểm nghiệm
theo quy định, việc duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm sốt q trình sản
xuất nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
(QCVN 6-1:2010/BYT), thực hành vệ sinh cá nhân của nhân viên,… Nếu các cơ sở
sản xuất nước uống đóng chai khơng chấp hành các u cầu về điều kiện an tồn
thực phẩm, quy trình chiết rót khơng đảm bảo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe
người tiêu dùng khi uống trực tiếp những loại nước uống đóng chai kém chất lượng
sẽ nhiễm các kim loại nặng, vi sinh vật, thậm chí cả những sinh vật mủ xanh (loại vi
khuẩn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người như viêm màng tim, viêm đường
hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng máu…). Do vậy, hiện nay người tiêu dùng cũng
như của các cơ quan quản lý nhà nước luôn quan tâm đến việc cơ sở sản xuất phải

chấp hành tốt các điều kiện an toàn thực phẩm để đem ra thị trường chất lượng sản
phẩm nước uống đóng chai an tồn, khơng bị nhiễm vi sinh vật.
Theo thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Cần Thơ
đến hết tháng 05/2020, Cần Thơ có 116 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai. Nhìn


2

chung các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại Cần Thơ có quy mơ kinh tế hộ
gia đình, sản phẩm nước uống đóng chai đa phần là loại 19 lít hoặc 20 lít với sản
lượng trung bình mỗi ngày từ 13.320 – 16.550 bình/ngày đáp ứng được thị trường
tiêu thụ tại Cần Thơ và tỉnh giáp ranh. Năm 2019 Chi cục đã hậu kiểm kiểm tra định
kỳ tại 58 cơ sở nhận thấy có 25/58 cơ sở (43,1%) khơng tn thủ các qui định về
điều kiện an tồn thực phẩm và 21/58 sản phẩm nước uống đóng chai (36,2%)
nhiễm vi sinh vật (3). Với số lượng 111 cơ sở sản xuất và với sản lượng sản phẩm
được đưa ra thị trường hàng ngày như trên, chất lượng nước uống đóng chai loại
bình 19 lít hoặc 20 lít là điều đáng quan tâm.
Mặt khác, trong năm 2018 Chính phủ ban hành một số Nghị định về quản lý
an toàn thực phẩm trong đó Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm
2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã thể hiện
sự thay đổi tư duy quản lý, từ tiền kiểm sang hậu kiểm phân quyền mạnh mẽ hơn và
nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm thông qua việc tự cơng bố
sản phẩm, tự kiểm sốt chất lượng sản phẩm, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận,… Vậy nếu
giao cơ sở tự sản xuất, tự chịu trách nhiệm, cơ quan chức năng hậu kiểm, kiểm tra
thì việc chấp hành điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất ra sao? Mẫu nước
uống đóng chai trên địa bàn thành phố Cần Thơ bị nhiễm vi sinh vật với tỷ lệ bao
nhiêu? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến điều kiện an tồn thực phẩm của cơ sở sản
xuất nước uống đóng chai?
Để trả lời các câu hỏi trên, học viên thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá

điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại thành
phố Cần Thơ năm 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại
thành phố Cần Thơ năm 2020.
2. Xác định tỷ lệ ơ nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng chai tại một số cơ sở sản
xuất nước uống đóng chai tại thành phố Cần Thơ năm 2020.
3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện an tồn thực phẩm của cơ sở
sản xuất nước uống đóng chai tại thành phố Cần Thơ năm 2020.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nước uống đóng chai
1.1.1. Một số khái niệm chung
Nước uống đóng chai (NUĐC) là sản phẩm nước đóng chai được dùng uống
trực tiếp, có thể chứa khống chất và carbon dioxyd tự nhiên hoặc bổ sung nhưng
khơng phải là nước khống thiên nhiên đóng chai và khơng chứa đường, chất tạo
ngọt, chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác (2).
An toàn thực phẩm (ATTP) là việc bảo đảm để thực phẩm khơng gây hại đến
sức khỏe, tính mạng con người (4).
Điều kiện ATTP là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối
với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh
doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục

đích bảo đảm thực phẩm an tồn đối với sức khoẻ, tính mạng con người (4).
Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) (5): Quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ, sản phẩm
thực phẩm đều có thể có nguy cơ bị ơ nhiễm các tác nhân hóa học, sinh học và vật
lý nếu không chấp hành tốt yêu cầu ATTP hoặc bảo quản sản phẩm không đúng
cách thì gây nguy hiểm đến sức khỏe con người và có thể dẫn đến NĐTP, thường
được biểu hiện dưới 2 dạng:
- Ngộ độc cấp tính: do ăn phải thực phẩm chứa dung dịch tẩy với lượng lớn
hoặc ô nhiễm vi sinh vật (VSV), thời gian ủ bệnh khoảng từ 1-36 giờ, có những dấu
hiệu tiêu hóa: nơn mửa, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy và có thể có biểu hiện khác:
đau đầu, sốt hoặc tê liệt thần kinh.
- Ngộ độc mãn tính: do ăn phải các thức ăn ơ nhiễm các chất hố học liên tục
trong thời gian dài, khơng có dấu hiệu rõ ràng khi ăn phải thực phẩm bị ơ nhiễm,
nhưng chất độc trong thức ăn sẽ tích lũy ở những bộ phận trong cơ thể làm cơ thể
suy nhược, mệt mỏi.


5

1.1.2. Quy trình sản xuất nước uống đóng chai
Theo hướng dẫn của Cục ATTP, các cơng đoạn quy trình sản xuất NUĐC gồm (6):
Nguồn nước dùng để sản xuất
Bồn chứa
Lọc thơ nhằm loại bỏ tất cả các thành phần có kích thước trên 10μm
(Vật liệu lọc: cát, sỏi, đá, thạch anh và các vật liệu khác)
Khử mùi bằng than hoạt tính có tác dụng hấp thụ mùi, chất
độc hại, độc tố, chất hữu cơ,... lẫn trong nước

Trao đổi ion có tác dụng làm mềm nước, làm giảm nồng độ các ion canxi và
magie là chất gây ra độ cứng cho nước


Lọc tinh (màng vi lọc kích thước 5µm)

Lọc RO khoảng 50-70% những nguyên tố nước sẽ thẩm thấu qua lớp màng lọc 0,001µm rồi đi ra
đường nước sạch; phần nước bỏ không sử dụng sản xuất sẽ đi theo đường nước thải ra ngồi

Sục khí Ozon liên tục
nhằm tiêu diệt VSV

Bồn chứa trung gian

Lọc tinh (màng vi lọc kích thước 0,2 µm)
Vỏ chai
Máy rửa chai

Chai PET
Súc rửa sạch
Tráng nước sau lọc RO

Vỏ bình

Bồn rửa/
Máy rửa tự động

Đèn UV giúp diệt hơn 90% vi khuẩn có
trong nước
Chiết rót
Đóng nắp, dán nhãn
Thành phẩm

Sử dụng dung dịch tẩy

rửa để rửa
Rửa sạch bằng nước

Tráng nước sau lọc RO

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất nước uống đóng chai


6

1.1.3. Ảnh hưởng của mất an toàn thực phẩm nước uống đóng chai tới sức khoẻ
Nếu các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai khơng chấp hành các u cầu
về điều kiện an tồn thực phẩm có nguy cơ làm sản phẩm NUĐC bị ơ nhiễm VSV
có thể gây nhiều loại bệnh cho người uống, từ tiêu chảy đến nhiễm trùng huyết,
thậm chí gây tử vong. Một loại vi khuẩn điển hình, nguy hiểm gây bệnh trong nước
là Pseudomonas aeruginosa, có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết,... Người bị
thương có vết trầy xước chảy máu mà rửa nguồn nước có nhiễm Pseudomonas
aeruginosa thì có thể làm bệnh nặng thêm. Khi mẫu NUĐC bị nhiễm vi khuẩn
E.coli có thể dễ dàng khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng NĐTP như tiêu
chảy, nôn mửa, sốt… Đặc biệt, những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và những người
mệt mỏi kéo dài khiến sức đề kháng giảm sút càng dễ bị nhiễm khuẩn. Trong quá
trình thanh lọc và khử trùng nước nếu có cơ sở nào khơng đảm bảo ngun tắc an
tồn vệ sinh thì vi khuẩn Staphylococcus aureus có thể trú ngụ trong NUĐC và là
nguyên nhân chủ yếu khiến gây ra dị ứng nếu bạn uống phải nước này. Đồng thời,
vi khuẩn Staphylococcus aureus, Coliform tổng số và Escherichia coli cũng gây
khó chịu cho đường ruột, tiêu chảy cấp và là chỉ báo cho việc nước bị nhiễm bẩn
bởi phân người, động vật (5).
1.2. Các quy định điều kiện an tồn thực phẩm nước uống đóng chai ở Việt
Nam
Để bảo đảm sản xuất NUĐC an toàn cần tuân thủ về các thủ tục hành chính,

điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở sản xuất, điều kiện trang thiết bị dụng cụ sản
xuất, điều kiện nơi súc rửa vỏ bình, thực hành vệ sinh tại cơ sở sản xuất, điều kiện
người trực tiếp sản xuất theo quy định tại Luật ATTP năm 2010 (4), Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 (7), Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày
12/11/2018 (8). Nếu cơ sở không tuân thủ các yêu cầu nêu trên sẽ bị xử lý vi phạm
hành chính theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 (9).
1.2.1. Về thủ tục hành chính, pháp lý
Cơ sở sản xuất phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, thực hiện tự công bố sản phẩm (7, 8).


7

1.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai
Theo qui định tại Điều 19, Điều 20 Luật ATTP năm 2010 (4) bao gồm: địa
điểm, môi trường; thiết kế xây dựng khu vực sản xuất; kết cấu nhà xưởng; khu vực
chiết rót; nhà vệ sinh; khu vực thay đồ bảo hộ lao động; kho bảo quản thành phẩm.
1.2.3. Điều kiện đối với trang thiết bị, dụng cụ sản xuất nước uống đóng chai
Qui định tại Điều 19, Điều 20 Luật ATTP năm 2010 (4) bao gồm: trang thiết
bị dụng cụ sản xuất NUĐC được chế tạo bằng vật liệu không bị thôi nhiễm các chất
độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi sản phẩm; thiết bị phịng chống cơn
trùng và động vật gây hại; thiết bị dụng cụ giám sát chất lượng; thiết bị khử trùng
sản phẩm NUĐC; bao bì chứa đựng NUĐC được làm sạch đúng yêu cầu; bồn rửa
tay nơi sản xuất có trang bị xà phịng và phương tiện làm khô tay.
1.2.4. Quy định về nơi súc rửa vỏ bình
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 (8) thì nơi súc rửa
vỏ bình phải đảm bảo các yêu cầu về địa điểm, kết cấu, mơi trường xung quanh; có
các bể rửa vỏ bình, dụng cụ rửa vỏ bình hoặc máy rửa tự động an tồn; vị trí phơi
bình sau khi rửa sạch; dung dịch tẩy rửa phải có nguồn gốc và được phép sử dụng.
1.2.5. Thực hành vệ sinh cơ sở sản xuất

Xây dựng kế hoạch vệ sinh phòng chiết rót, khu vực rửa vỏ bình, khu vực
chứa đựng sản phẩm thường xuyên; tuân thủ quy trình vệ sinh chai/bình: rửa bằng
dung dịch tẩy rửa, rửa kỹ lại bằng nước, cuối cùng bình được tráng bằng nước thành
phẩm; cách bật/tắt đèn diệt khuẩn khơng khí trong phịng chiết rót đạt hiệu quả;
thực hành chiết rót NUĐC đảm bảo.
1.2.6. Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất nước uống đóng chai
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày
12/11/2018 “Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức về
ATTP và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn,
viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh
doanh thực phẩm”. Thực hành vệ sinh cá nhân của người trực tiếp sản xuất chiết rót
sản phẩm theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
ngày 12/11/2018.


8

1.3. Quy định về tiêu chuẩn đối với sản phẩm nước uống đóng chai
1.3.1. Nguồn nước dùng để sản xuất nước uống đóng chai
Cần đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia chất lượng nước ăn uống (10).
1.3.2. Yêu cầu về an tồn thực phẩm sản phẩm nước uống đóng chai
Để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, các cơ sở sản xuất NUĐC cần tuân
theo các yêu cầu bảo đảm ATTP. NUĐC nếu có các chỉ tiêu hóa học, chỉ tiêu VSV
khơng phù hợp theo QCVN 6-1:2010/BYT (2) thì khơng an tồn và nếu NUĐC có
chỉ tiêu vi sinh vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ gây tổn hại sức khỏe người uống.
Theo QCVN 6-1:2010/BYT (2) của Bộ Y tế khi kiểm nghiệm 05 VSV như:
Pseudomonas aeruginosa, Streptococci feacal, Escherichia coli, bào tử vi khuẩn kỵ
khí khử sulfit và Coliform tổng số không được hiện diện trong mẫu NUĐC. NUĐC
bảo đảm khi khơng có sự hiện diện bất kỳ một loại vi khuẩn nào có mặt trong sản

phẩm.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước uống đóng chai
TT

1

Chỉ tiêu kiểm
nghiệm

Phương pháp thử

E. coli hoặc

TCVN 6187-1:2009

Coliform chịu

(ISO 9308-1:2000,

nhiệt

With Cor 1:2007)
TCVN 6187-1:2009

2

Coliform tổng số

(ISO 9308-1:2000,
With Cor 1:2007)


3

4

5

Streptococcus

ISO 7899-2 : 2000

aeruginosa

Không
phát hiện

Không
phát hiện
Không
phát hiện

faecalis
Pseudomonas

Yêu cầu

ISO 16266 : 2006

Không
phát hiện


Bào tử vi khuẩn

TCVN 6191-1 : 1996

Khơng

kỵ khí khử sulfit

(ISO 6461-2:1986)

phát hiện

Đơn vị tính

CFU/250ml

CFU/250ml

CFU/250ml

CFU/250ml

CFU/50ml


9

1.4. Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống
đóng chai

Nghiên cứu của Euromonitor International (Tập đoàn nghiên cứu thị trường)
cho biết thị trường nước đóng chai thế giới đến năm 2022 có thể tăng gần gấp đôi
lên mức 319 tỉ USD về giá trị. Tại thị trường Mỹ lĩnh vực NUĐC trong năm 2015
đạt giá trị gần 170 tỉ USD và đến thời điểm 2020 tăng thêm 10% giá trị của năm
2015. Dự báo, NUĐC chiếm ưu thế với hơn 35% trong tổng thị phần thị trường,
trong khi đó đồ uống có ga đạt khoảng 22%. Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương
sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới về tăng trưởng: Ấn Độ sẽ là nước tăng trưởng nhanh
nhất (khoảng 15,1%/năm) và Bắc Mỹ được kỳ vọng sẽ chiếm thị phần lớn nhất trên
thế giới (11). NUĐC nếu không an toàn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người
uống do đó đã có rất nhiều nghiên cứu về chất lượng sản phẩm NUĐC.
Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả, NUĐC không đạt về chỉ tiêu
VSV là chủ yếu. Nghiên cứu của tác giả M Moniruzzaman năm 2011 tại
Bangladesh tỷ lệ mẫu NUĐC nhiễm Coliform tổng số và Pseudomonas aeruginosa
trên 80% (12). Nghiên cứu của Sasikaran.S năm 2012 tại bán đảo Jaffina (Sri
Lanka), tỷ lệ nhiễm VSV là 14% trong đó tỷ lệ nhiễm Coliform tổng số là 9% (13).
Kết quả nghiên cứu của Fisher và cộng sự năm 2015 về nước uống đóng chai/đóng
gói được lưu trữ trong gia đình ở Freetown, Sierra Leone – Châu Phi, các mẫu
NUĐC bị nhiễm chủ yếu là: Escherichia Coli, Coliform tổng số (14).
Báo Người lao động trích dẫn thơng tin trên Enca, giới chức y tế khu vực
Đông Bắc Tây Ban Nha ngày 25/4/2016 cho biết “Hơn 4.000 người đã đổ bệnh vì
virus viêm dạ dày – ruột sau khi uống phải NUĐC nhiễm chất thải người. Sở Y tế
khu vực Catalonia cho biết có 4.146 người đã mắc các triệu chứng buồn nơn, nơn
mửa và sốt, trong đó có 6 người phải vào bệnh viện”. Ơng Albert Bosch, giáo sư vi
trùng học tại Đại học Barcelona, người chịu trách nhiệm phân tích mẫu nước nhiễm
độc, cho biết: “Đây là lần đầu tiên trên thế giới loại virus norovirus xuất hiện trong
nước đóng chai. Điều này thường xảy ra với nước máy hơn. Nhưng đây là nước
đóng chai, có cả một quy trình sản xuất và chúng tơi khơng biết nó lẫn tạp chất ở
bước nào”. Norovirus là một loại virus hiếm gặp gây nguy hiểm tới tính mạng con



10

người nhưng có khả năng lây nhiễm cao. Nó thường lan truyền từ người bệnh, từ
nước hoặc thực phẩm bẩn. Hầu hết người nhiễm virus sẽ khỏe lại sau hai đến ba
ngày (15).
NUĐC khơng an tồn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người uống do đó các đơn
vị quản lý cần có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ chất lượng sản phẩm NUĐC.
Tại Việt Nam các cơ sở sản xuất NUĐC chưa chấp hành đầy đủ các điều
kiện ATTP theo các tiêu chí của Bộ Y tế (chỉ đạt từ 16,9% đến 37,1%). Theo kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Mai tại quận Hoàng Mai, Hà Nội năm
2014, tỷ lệ đạt điều kiện an toàn thực phẩm 57,9% (16); kết quả nghiên cứu của
Quách Vĩnh Thuận năm 2015 tại Sóc Trăng, tỷ lệ các cơ sở sản xuất NUĐC đạt
điều kiện ATTP là 29,7% (17); theo kết quả nghiên cứu của Vũ Kim Yên tại tỉnh
Bắc Ninh năm 2016, tỷ lệ cơ sở sản xuất đạt quy định về điều kiện ATTP là 16,9%
(18), kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Diệu Huế tại Ninh Bình năm 2016, tỷ
lệ đạt về điều kiện ATTP là 37,1% (19) và kết quả nghiên cứu của tác giả Lâm Tấn
Toàn tại tỉnh Đồng Tháp năm 2016 thì tỷ lệ đạt điều kiện ATTP là 34,5% (20).


Về thủ tục hành chính: kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đạt tại

các cơ sở sản xuất NUĐC tỉnh Bình Dương năm 2013 (21): 98,6% cơ sở có giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, về công bố chất lượng đạt 97,7%. Tại các cơ
sở sản xuất NUĐC tại tỉnh Cà Mau năm 2017, tỷ lệ đạt về thủ tục hành chính là
54% (22).


Về điều kiện cơ sở vật chất:
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Hạc Văn Vinh, Bùi Văn Huấn tỉnh Hịa


Bình năm 2015 (23): 66,7% cơ sở sản xuất NUĐC có dây chuyền súc rửa và tiệt
trùng vỏ chai không đảm bảo vệ sinh theo quy định được Bộ Y tế, 71,4% cơ sở sản
xuất áp dụng qui trình chiết rót thủ cơng, có 38,1% cơ sở bố trí quy trình sản xuất
chưa theo ngun tắc một chiều, 42,9% cơ sở không thực hiện kiểm nghiệm nguồn
nước theo quy định.
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kim Huê tại Phú Yên năm 2016: thiết kế xây
dựng chưa theo ngun tắc 1 chiều (40%), nơi chiết rót khơng kín (52%) (24). Kết
quả nghiên cứu của tác giả Kiều Lộc Thịnh tại Kiên Giang năm 2012 như sau (25):


11

không đạt về xây dựng nhà xưởng với tỷ lệ 27%; khơng đạt u cầu độ dốc thốt
nước là 45%; không đạt nơi bảo quản là 9%. Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Hường
tại Cà Mau năm 2017 (22): khơng đạt u cầu về: nhà xưởng, nơi chiết rót, bao bì
bình PET lần lượt là 47%, 35%, 52%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạt tại
tỉnh Bình Dương năm 2013 như sau (21): tỷ lệ cơ sở sản xuất sử dụng nước ngầm
để sản xuất chiếm 50,6%, tỷ lệ cơ sở sản xuất đạt về: điều kiện vị trí nhà xưởng là
78,3%; 24,1% bố trí quy trình theo 1 chiều; yêu cầu nhà vệ sinh 59,8%, điều kiện
chai/bình PET là 60,9%
 Về điều kiện trang thiết bị dụng cụ sản xuất: Theo kết quả của tác giả Hạc
Văn Vinh, Bùi Văn Huấn tại Hịa Bình năm 2015 (23): 38,1% cơ sở sản xuất có bố
trí đèn diệt khuẩn tại phịng chiết rót, 61,9% cơ sở sản xuất bố trí phịng thay bảo hộ
lao động đảm bảo đủ diện tích và đảm bảo vệ sinh; 95,2% cơ sở trang bị hệ thống
chiếu sáng không đảm bảo. Kết quả nghiên cứu của Lâm Tấn Toàn năm 2016 tại
Đồng Tháp, tỷ lệ không đạt điều kiện trang thiết bị dụng cụ sản xuất là 0,9% (20), tỷ
lệ không đạt điều kiện trang thiết bị dụng cụ sản xuất theo kết quả của tác giả Hứa
Thủy Ngân năm 2014 tại Sóc Trăng là 20% (26). Kết quả nghiên cứu của Lê Thị
Kim Huê năm 2016 tại Phú Yên, tỷ lệ không đạt về: điều kiện trang thiết bị dụng cụ
sản xuất là 34%, kế hoạch, bảo dưỡng, kiểm định, thay thế trang thiết bị dụng cụ

sản xuất là 74% (22).
 Điều kiện nơi vệ sinh vỏ bình tái sử dụng: Tỷ lệ cơ sở sản xuất không đạt
theo kết quả nghiên cứu của Cao Thị Thanh Thúy năm 2015 tại Bến Tre là 9,1%
(27) và kết quả nghiên cứu của Lâm Tấn Toàn năm 2016 tại Đồng Tháp là 24,1%
(20).
 Thực hành vệ sinh tại cơ sở sản xuất: Tỷ lệ không đạt về thực hành vệ sinh
tại cơ sở sản xuất theo kết quả nghiên cứu của Kiều Lộc Thịnh năm 2012 tại Kiên
Giang (9%) (25), kết quả nghiên cứu của Dương Thị Hằng Nga năm 2014 tại tỉnh
Hải Dương là 68% (28) và Vũ Thị Hường năm 2017 tại Cà Mau là 56% (21)
 Về điều kiện người trực tiếp sản xuất: Tỷ lệ đạt về điều kiện người trực tiếp
sản xuất theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạt tại Bình Dương năm 2013 là


12

62,1% (21) và kết quả nghiên cứu của Lâm Tấn Toàn tại Đồng Tháp năm 2016 là
6% (20) và Vũ Thị Hường năm 2017 tại Cà Mau (62,1%) (21).
1.5. Thực trạng nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng chai tại các cơ sở sản
xuất
Việc kiểm nghiệm chất lượng NUĐC là để phục vụ hoạt động quản lý nhà
nước về an tồn thực phẩm và chất lượng nước uống đóng chai bị ô nhiễm VSV là
kết quả của việc các cơ sở sản xuất có chấp hành đầy đủ các u cầu về điều kiện an
tồn thực phẩm hay khơng. Thực hiện dự án chương trình ATTP, năm 2013 của
Khoa Dinh dưỡng – Vệ sinh ATTP, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh
về việc “Kiểm tra, kiểm nghiệm VSATTP theo nhiệm vụ đặc thù thường xuyên của
Bộ Y tế”, nhằm kiểm tra, giám sát các mối nguy nhằm đánh giá chất lượng ATTP
của NUĐC - đóng bình, nước khoáng, nước tinh khiết, tổng hợp kết quả các năm
gần đây thì gần hết các sản phẩm NUĐC thường xuyên bị nhiễm 05 chỉ tiêu theo
QCVN 6-1:2010/BYT (2) gồm Escherichia. coli, Coliform tổng số, Streptococci
feacal, Pseudomonas aeruginosa, Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit, cụ thể như sau:

năm 2013 thì tỉ lệ nhiễm từng loại VSV như sau: Coliform tổng số (3/40 mẫu),
Steptococci faecal (3/40 mẫu), Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit (1/40 mẫu),
Pseudomonas aeruginosa (5/40 mẫu). So với năm 2012 Coliform tổng số (1/40
mẫu), Pseudomonas aeruginosa (3/40 mẫu) thì năm 2013 tăng lên các chỉ tiêu vượt
ngưỡng không cao, chỉ riêng chỉ tiêu vi sinh Pseudomonas aeruginosa vượt khá cao
từ 4 - 12000 cfu/ml quá ngưỡng cho phép là 2 cfu/ml theo quy chuẩn trên (29).
Thực hiện công tác giám sát, lấy mẫu hàng năm là nhiệm vụ phải thực hiện trong
chương trình ATTP, năm 2015 cục ATTP kiểm tra các cơ sở NUĐC tại 12 tỉnh,
thành phố trọng điểm, với tổng số 31 cơ sở, lấy kết quả kiểm nghiệm có 13/38 mẫu
bị nhiễm VSV, chiếm tỷ lệ 34% [11]. Năm 2011, Chi cục ATVSTP tỉnh Quảng Trị,
tổ chức lấy mẫu NUĐC gửi kiểm nghiệm, có 13/56 mẫu (chiếm 23,2%) bị nhiễm
Pseudomonas Aeruginosa; năm 2012 có đến 15/57 mẫu (chiếm tỷ lệ 26,3%) mẫu
nước nhiễm Pseudomonas Aeruginosa, năm 2013 tỉ lệ nhiễm chỉ có 13,3% (8/60
mẫu bị nhiễm) và năm 2014 tỷ lệ nhiễm Pseudomonas Aeruginosa vẫn còn rất cao
22,2% (14/63 mẫu bị nhiễm) (30, 31). Theo báo cáo của Chi cục ATVSTP tỉnh


13

Khánh Hòa, trong 06 tháng đầu năm 2014, tại hội trại được tổ chức tại nhà thiếu nhi
của tỉnh đã xảy ra 01 vụ NĐTP, với 34 người mắc, nguyên nhân của vụ ngộ độc là
do sử dụng NUĐC bị nhiễm VSV (32).
Qua kết quả nghiên cứu của một số tỉnh thành của Việt Nam thì chất lượng
NUĐC khơng đạt chủ yếu do nhiễm VSV chiếm tỷ lệ cao từ 12% đến 42,6%.
Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả về mẫu NUĐC về chỉ tiêu VSV
tại các tỉnh miền Bắc có tỷ lệ ơ nhiễm VSV từ 12% đến 36%. Theo kết quả nghiên
cứu của tác giả Dương Thị Hằng Nga năm 2014 tại tỉnh Hải Dương, tỷ lệ ô nhiễm
VSV của mẫu NUĐC là 12%, VSV hiện diện trong sản phẩm NUĐC chủ yếu
Pseudomonas aeruginosa, Bào tử kỵ khí khử sulfit (28); nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Phương Mai tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn

quận Hồng Mai, Hà Nội cho thấy tỷ lệ ô nhiễm VSV của mẫu NUĐC là 23,7%, tập
trung chủ yếu các loại Coliform tổng số, Streptococcus feacal, Pseudomonas
aeruginosa (16); nghiên cứu của tác giả Trần Thị Diệu Huế tại tỉnh Ninh Bình có tỷ
lệ ô nhiễm VSV là 31,4%, trong đó 28,6% số mẫu có Pseudomonas aerugiginosa,
5,7% số mẫu có Streptococci feacal (19) và theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị
Ánh Hồng năm 2011 tại tỉnh Bình Định tỷ lệ ơ nhiễm VSV của mẫu NUĐC là 36%
(33)
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả tại một số tỉnh miền Nam có tỷ lệ ô
nhiễm VSV từ 25,3% đến 78%. Theo kết quả nghiên cứu Vũ Thị Hường năm 2017
tại Cà Mau tỷ lệ ơ nhiễm VSV là 25,3%, trong đó có 10,1% mẫu NUĐC không đạt
quy định về chỉ tiêu Coliform tổng số, 3,8% mẫu NUĐC không đạt về chỉ tiêu
Pseudomonas aerugiginosa, 5, 1% mẫu không đạt về Bào tử vi khuẩn kị khí khử
sunfit, 6,3% mẫu nhiễm hai loại vi khuẩn Coliform tổng số và E.coli (22); kết quả
của tác giả Quách Vĩnh Thuận năm 2014 tại Sóc Trăng là 28,1% (17), Kết quả của
tác giả Kiều Lộc Thịnh năm 2012 tại Kiên Giang là 40% (25). Kết quả của tác giả
Nguyễn Văn Đạt tại Bình Dương năm 2013 là 42,6%, trong đó chỉ tiêu Coliform
tổng số có tỷ lệ nhiễm là 16,0% (21), kết quả của tác giả Trần Minh Phượng năm
2018 tại Hưng Yên (53,8%) (34), kết quả của tác giả Lê Thị Kim Huê năm 2016 tại
Phú Yên, tỷ lệ nhiễm VSV là 78%, trong đó tỷ lệ nhiễm Pseudomonas aeruginosa


×